You are on page 1of 15

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM


MÔN:
TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG
ĐỀ BÀI: 06
“Tâm lí học hành vi: lịch sử phát triển, những luận
điểm chính, những đóng góp và hạn chế. Ý kiến đánh
giá của nhóm ”

LỚP : N06TL2
NHÓM : 04

Hà Nội, 2021
MỤC LỤC

A. ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1


B. NỘI DUNG.......................................................................................................1
I. Lịch sử phát triển của tâm lý học hành vi...................................................1
II. Những luận điểm chính..............................................................................2
1. Những nền tảng cơ bản trong tâm lý học hành vi:...............................3
2. Tâm lý học hành vi cổ điển:.................................................................3
3. Tâm lý học hành vi mới.......................................................................5
III. Đóng góp và hạn chế của tâm lý học hành vi...........................................7
1. Đóng góp..............................................................................................8
2. Hạn chế................................................................................................8
IV. Đánh giá...................................................................................................9
C. KẾT LUẬN.....................................................................................................10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:...........................................................11
A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Xã hội ngày càng phát triển về nhiều mặt, nhu cầu vật chất của con người
dần được đảm bảo. Khi ấy, chúng ta lại hướng sự quan tâm của mình vào bên
trong – thế giới nội tâm của chính mỗi con người. Trong quá trình sống, giao
lưu, làm việc, những tâm trạng, cảm xúc, những diễn biến, trạng thái tâm lý biến
đối không ngừng, tích cực có mà tiêu cực cũng không hề ít như stress, rối loạn
hành vi, rối loạn cảm xúc,... Bởi vậy, nhu cầu khám phá tâm lý học hành vi dần
trở nên bức thiết hơn.
Tâm lý học hành vi đưa cho ta đến những khám phá sâu sắc về hành vi con
người. Thế giới bên ngoài tác động lên chúng ta và chúng ta phản ứng lại thế
giới đó thông qua công cụ chính là hành vi. Bằng việc nghiên cứu một cách
khách quan hoàn toàn tập trung vào các hành vi có thể quan sát được hơn là
nhấn mạnh trạng thái nội tâm, tâm lý học hành vi sẽ giúp mọi người dễ dàng tiếp
cận được nó bởi tính gần gũi xoay quanh các hành vi. Không thể phủ nhận rằng
tâm lý học hành vi đang ngày càng phát triển qua từng thời kỳ, trở thành điểm
nhấn quan trọng trong quá trình đi tìm bản thân và để hiểu được con người cùng
với xã hội. Nhìn nhận được và khát vọng khám phá về bản thân lịch sử của
ngành tâm lý học hành vi cũng như những ý nghĩa của ngành khoa học này để
đáp ứng nhu cầu khắc phục những trở lại tâm lý con người, chúng em lựa chọn
đề tài về tâm lý học hành vi để đi sâu làm rõ các vấn đề đó. Với những hiểu biết
cùng quá trình thu thập kiến thức, chúng em xin trình bày những nghiên cứu của
mình trong bài tiểu luận này.
B. NỘI DUNG
I. Lịch sử phát triển của tâm lý học hành vi
Tâm lí học hành vi, với những đại biểu xuất sắc là các nhà tâm lí: E.Tolman
(1886 – 1959), E.Toocdai (1874 – 1949), B.Skinnơ (1904 – 1990)… Và xuất sắc
nhất là J Watson (1878 – 1958) đã góp phần quan trọng tạo cơ sở lý thuyết cho
tâm lý học hành vi.
Chủ nghĩa hành vi được chính thức thành lập với việc xuất bản năm 1913
của bài báo kinh điển của J.Watson “Psychology as the Behaviorist Views It”

1
tức là "Tâm lý học với tư cách là quan điểm của người theo chủ nghĩa hành vi."
Ông được coi là "cha đẻ" của thuyết hành vi. Về sau các quan điểm trình bày
trong bài báo còn được ông đưa ra trong một loạt các công trình từ năm 1913
đến 1930.
Từ khoảng năm 1920 đến giữa những năm 1950, chủ nghĩa hành vi đã phát
triển trở thành trường phái tư tưởng thống trị trong tâm lý học. Sự phát triển tiếp
theo của hướng tiếp cận hành vi sau J. Watson đã dẫn đến phân hoá trường phái
tâm lí học này thành 3 nhánh:
- Thuyết hành vi cổ điển có thể được gọi là giai đoạn của chủ nghĩa hành vi cổ
điển theo mô hình S-R. Đại biểu là Skinner, chủ nghĩa hành vi cổ điển được
dành để chứng minh rằng các hiện tượng trước đây được cho là đòi hỏi nghiên
cứu nội tâm (như suy nghĩ, hình ảnh, cảm xúc, cảm giác) có thể được hiểu theo
cách kích thích và phản ứng. Chủ nghĩa hành vi cổ điển còn được đặc trưng bởi
một thuyết xác định chặt chẽ dựa trên niềm tin rằng mọi phản ứng đều được gợi
ra bởi một kích thích cụ thể.
- Thuyết Tân hành vi - một dạng phát sinh của chủ nghĩa hành vi cổ điển phát
triển từ năm 1930 đến cuối những năm 1940. Trong cách tiếp cận này, các nhà
tâm lý học đã cố gắng chuyển phương pháp luận chung do Watson quy định và
dựa trên thực nghiệm về hành vi thích ứng. Tolman và những người khác đã
mang lại sự tự do hóa học thuyết hành vi nghiêm ngặt. Có ý đồ nghiên cứu cả
các yếu tố trung gian của chủ thể trong sơ đồ S – R, yếu đố đó chính là quá trình
nhận thức (thuyết S – S), đại biểu là E.Tolman. Tư thế đối với chủ nghĩa khách
quan về cơ bản vẫn như cũ, ngay cả khi thừa nhận sự tồn tại của các biến số can
thiệp (tức là tinh thần), chấp nhận các báo cáo bằng lời nói và phân nhánh sang
các lĩnh vực như nhận thức.
- Tâm lí học hành vi chủ quan (hay còn gọi là thuyết TOTE – “Thuyết thử- thao
tác-thử- thoát ra”) có các đại diện nổi bật là O. Mille, Galanter, Pribram.
II. Những luận điểm chính
1. Những nền tảng cơ bản trong tâm lý học hành vi:

2
Thứ nhất, hành vi có thể quan sát được, còn lý trí thì không, hay nói hành vi
là cách thức thể hiện ý chí của con người ra thế giới khách quan. Theo đó, các
nhà tâm lý hành vi chấp nhận việc cảm xúc và nhận thức có tồn tại và nó ảnh
hưởng đến hành vi. Nhưng cảm xúc và nhận thức không nhìn thấy được, còn
hành vi thì có thể quan sát.
Thứ hai, hành vi của chúng ta là kết quả của môi trường sống. Đây là yếu tố
quan trọng trong tâm lý học hành vi, tâm lý học hành vi nhấn mạnh yếu tố môi
trường có ảnh hưởng lớn đến hành vi khi chúng ta bỏ qua yếu tố di truyền.
Thứ ba, việc học tập ở người và động vật có ít sự khác biệt. Các nghiên cứu
của nhà tâm lý học nhận thấy việc học tập thói quen giữa người và động vật
không có nhiều khác biệt. Đó là lý do người ta thường thí nghiệm trên chuột và
bồ câu.
Thứ tư, hành vi là kết quả của kích thích gây phản ứng. Một kích thích tạo
thành cơ sở cho hành vi, hành vi phức tạp hay đơn giản đều là chuỗi phản ứng
với kích thích. Vì vậy, các nhà tâm lý học thường đưa ra kích thích để xem
những phản ứng nào sẽ diễn ra.
2. Tâm lý học hành vi cổ điển:
2.1. Những cương lĩnh đầu tiên của chủ nghĩa hành vi
Những cương lĩnh đầu tiên của chủ nghĩa hành vi do Watson xây dựng lên,
sau đây là những nội dung cụ thể của cương lĩnh đó:
Một là, tâm lý học hành vi tuyên bố không quan tâm đến việc mô tả, giảng
giải các trạng thái tâm lý của ý thức mà chỉ quan tâm đến hành vi của người, đối
tượng của tâm lý học hành vi là hành vi con người. Hành vi được xem là tổ hợp
các phản ứng của cơ thể trước các kích thích của môi trường bên ngoài.
Hai là, theo Watson có 4 loại hành vi: hành vi bên ngoài, hành vi bên trong,
hành vi tự động minh nhiên và hành vi tự động mặc nhiên. Theo ông, mọi việc
con người làm kể cả suy nghĩ đều thuộc một trong bốn loại hành vi này.
Ba là, hành vi của động vật và người bị giản đơn hóa thành những cử động
cơ thể. Nhờ những cử động đó với tính cách là “một cơ quan biết phản ứng” hay
“một hệ thống vật lý” thích nghi với môi trường để đảm bảo sự sống còn. Quan

3
sát cũng như giảng giải hành vi đều phải tuân theo công thức S – R. Kích thích
có thể là một tình huống tổng quát của môi trường hay một điều kiện bên trong
nào đó của sinh vật, phản ứng là bất cứ cái gì mà sinh vật làm và nó bao gồm rất
nhiều thứ.
Bốn là, với công thức S – R Watson đã đặt cho thuyết hành vi mục đích cao
cả là điều khiển hành vi động vật và con người. Lấy nguyên tắc “thử - sai” làm
nguyên tắc khởi thuỷ điều khiển hành vi. Hành vi chỉ là mối liên hệ trực tiếp “cơ
thể - môi trường”, theo đó, tâm lý và ý thức chẳng qua chỉ là những hiện tượng
thừa. Tâm lý học với tư cách là khoa học về khoa học về hành vi có trách nhiệm
vứt bỏ toàn bộ các thuật ngữ của tâm lý học cấu trúc và tâm lý học chức năng
như ý thức, trạng thái và quá trình ý thức, lý trí và hình ảnh…
2.2. Quan niệm hành vi và con người
Nghiên cứu hành vi của con người có nghĩa là đưa cuộc sống của con người
trở thành đối tượng của tâm lý học. Hành vi luôn tồn tại trong hiện thực một
cách khách quan. Nếu như trong tâm lý học truyền thống chỉ tìm hiểu nội quan
bên trong tâm trí, tâm hồn, cảm xúc của con người thì tâm lý học hành vi lại
nghiên cứu nguồn gốc sinh ra “tâm hồn”, “hồn”, “tâm lý” với cội nguồn là hành
vi của con người.
Theo các nhà tâm lí học hành vi, hành vi trí tuệ (của cả người và động vật)
là các phản ứng có hiệu quả mà cá thể học được, nhằm đáp lại các kích thích của
môi trường sống. Trong các công trình của J. Watson, hành vi trí tuệ được đồng
nhất với ngôn ngữ bên trong. Với Watson, chỉ có hành vi tồn tại của con người
mới là đối tượng của thuyết hành vi. Đối với nhà hành vi, ý thức là cái gì đó vô
ích và họ không được công nhận ý thức, đây chính là hạn chế lịch sử lớn nhất
của thuyết hành vi. Bởi thực chất hành vi là biểu hiện của hoạt động, do đó nó
không tách rời ý thức.
Theo tâm lý học hành vi, tâm lý học lấy hành vi, tức là mọi ứng xử và từ
ngữ của con người, cả những cái di truyền lẫn những cái tự tạo làm đối tượng
nghiên cứu. Hành vi được coi là mối liên hệ trực tiếp giữa kích thích và phản
ứng đáp lại kích thích ấy. Kích thích thuộc về thế giới tác động, còn hành vi là

4
do cơ thể làm ra. Waston định nghĩa con người là “tồn tại xã hội” từ đó tạo ra
một tổ hợp phản ứng phức tạp, tổ hợp lại thành các tập hợp phản ứng, và với các
nhà hành vi cổ điển thì các tập hợp ấy được thực hiện chung bởi hệ thống chung
của các kỹ xảo.
Các nhà hành vi chủ nghĩa coi nhẹ tính tích cực của chủ thể, đề cao vai trò
của kích thích bên ngoài trong việc tạo ra các phản ứng. Vì vậy, nghiên cứu điều
kiện việc hình thành hành vi trí tuệ được quy về việc nghiên cứu tạo ra các môi
trường kích thích, được sắp xếp theo logic cho phép hình thành các phản ứng
mong muốn, tức là quá trình “điều kiện hóa hành vi”. Với Watson, “con người
được xây dựng nên, chứ không phải tự sinh ra”, “nhân cách là sự sáng tạo của
con người, chứ không phải do trời phú cho”. Ngôn ngữ và tư duy chỉ là các dạng
kỹ năng, cơ sở của kỹ năng là bẩm sinh và kỹ xảo được giữ gìn trong trí nhớ.
3. Tâm lý học hành vi mới
Vào ngay những năm đầu của thập kỷ thứ ba thế kỷ XX đã bắt đầu xuất hiện
khủng hoảng tâm lý học kiểu Watson. Các đại biểu xây dựng lên thuyết hành vi
mới là E.Tolman (1886-1959), K.Hull (1884-1952). Theo chủ nghĩa hành vi
mới, năm 1922, trong “Công thức mới của thuyết hành vi” đã cho rằng “tâm lý
học hành vi S-R” thuần túy của Watson chỉ là sinh lý học về hành vi, vì thế đã
đề ra “thuyết hành vi không sinh lý học” và gọi nó là “thuyết hành vi mới”.
Theo chủ nghĩa hành vi mới, các biến số trung gian hiểu theo tinh thần
thuyết tạo tác, cụ thể là các kiến tạo lý luận có khả năng xác lập các quy luật chủ
yếu của hành vi. Chính nhờ các “kiến tạo lý luận”, “các yếu tố trung gian”, “các
biến số can thiệp” và dùng các thuật ngữ của tâm lý học chủ quan mà có thể
phân tích một cách khoa học các sự kiện thu thập được và giải thích chúng một
các chính xác, nhờ vậy, theo các nhà hành vi mới đã định, có thể đưa thuyết
hành vi ra khỏi tình trạng khủng hoảng.
a, Lý thuyết của Tolman
Lý thuyết của Tolman là sự hỗn hợp của thuyết hành vi, thuyết Ghestan,
thuyết tạo tác, thuyết ý định. Theo ông, hành vi của cơ thể là tổng hòa chứ
không phải là từng trả lời của cơ thể. Các cử động hành vi có cả các sự kiện vật

5
lý và sinh học, cũng như những thuộc tính cá nhân của bản thân. Hành vi là một
động tác trọn vẹn có một loạt các thuộc tính: tính định hướng tới mục đích, tính
dễ hiểu, tính linh hoạt, tính so sánh. Tolman hình thành học thuyết về “các biến
số trung gian” với tư cách là khâu trung gian can thiệp vào sơ đồ S-R, học thuyết
này bao gồm toàn bộ thực chất của tâm lý học khách quan và hành vi chủ nghĩa.
Hành vi theo Tolman là các cử động hành vi chứ không phải là những trả lời
trực tiếp đối với các kích thích. Hành vi đáp lại bao giờ cũng nhằm tới các khách
thể chuyên biệt có lợi cho cơ thể, các khách thể này là mục đích của cơ thể.
Tolman gọi khả năng tiếp thu là khả năng định tính chủ ý, ông cho rằng có thể
có tính chủ ý mà không có khả năng tiếp thu đi theo. Tính chủ ý là một hiện
tượng trong hành vi và là hiện tượng cơ bản hơn khả năng tiếp thu, tính chủ ý
dường như là vốn tự có trong bản thân cơ thể. Tolman phủ nhận tiêu chuẩn chủ
quan ý định, tính chất chủ quan thể hiện ở chỗ thấy trước cử động cuối cùng.
Trong hệ thống của ông, cái gọi là tính tích cực chỉ là tính kiên trì đạt tới mục
đích, và tính tích cực này được xem xét trong mối quan hệ nhân quả với khách
thể - mục đích. Hệ thống của Tomal hạn chế ở chỗ, nó hoàn toàn tập trung chú
ý vào ý định và nhận thức, và quên mất các quá trình thần kinh diễn ra trong não
và không do quan sát mà thấy được.
b, Hệ thống Hull
Hull đưa các phương pháp diễn dịch – toán học vào tâm lý học hành vi, hệ
thống của Hull bao gồm một loạt định đề và hệ quả. Cũng như Tolman, Hull
cũng đưa vào các yếu tố trung gian trong sơ đồ S-R truyền thống, ông dùng thao
tác để giải thích hành vi; mặt khác, dùng nguyên lý cung phản xạ với tư cách là
nguyên lý làm việc của não bộ làm nguyên lý giải thích kinh nghiệm tự tạo trong
học tập và kinh nghiệm này nằm trong cơ thể nằm trong hành vi.
Hệ thống của Hull bao gồm những luận điểm cơ bản sau:
1. Hệ thống vẫn giữ nguyên truyền thống của thuyết hành vi cổ điển, nó gạt bỏ
thuyết sức sống, thuyết mục đích luận và tất cả các loại lý giải tự biên.
2. Đối tượng vẫn là hành vi, các hiện tượng lớn của hành vi được hiểu là hành vi
của một nhóm tế bào thần kinh cơ hay mấu thần kinh,

6
3. Trong hệ thống của ông, kỹ xảo là yếu tố trung gian giữ kích thích và phản
ứng. Kỹ xảo là những tồn tại như là những điều kiện không nhìn thấy trong hệ
thống thần kinh như các điện tử, proton…trong vật lý; kỹ xảo làm nhẹ gánh cho
tư duy, tức là đưa việc giải thích hành vi ra khỏi các kích thích bên ngoài.
Trong học thuyết của Hull, con người hoàn toàn không có chỗ đứng, hành vi
con người chỉ là hành vi xã hội, tức là chức năng của một cơ chế tự vệ hay “một
máy liên hợp vật lý”. Con người trong thuyết của Hull đã bị sinh vật hóa hoàn
toàn. Tác động bên ngoài chỉ được thực hiện thông qua các điều kiện bên trong.
c, Thuyết TOTE
Thuyết hành vi chủ quan - “TOTE” là tổng hợp của thuyết hành vi với tâm
lý học nội quan, giữ hành vi lại làm đối tượng của tâm lý học. Theo thuyết này,
bên trong cơ thể là các cơ chế, các quá trình gián tiếp giữa phản ứng với kích
thích. Cho rằng, hình ảnh và kế hoạch là hai yếu tố liên kết kích thích với phản
ứng. Hình ảnh là tri giác được tích lũy, được tổ chức trong cơ thể về bản thân về
thế giới mà cơ thể đang tồn tại trong đó. Còn kế hoạch là quá trình được xây
dựng kiểu thứ bậc của cơ thể, có khả năng kiểm tra các trật tự của thao tác. Hình
ảnh mang tính chất thông tin, còn kế hoạch đề cập đến các thuật toán của hành
vi. Như vậy, hệ thống TOTE bao hàm cả tư tưởng liên hệ ngược, vì vậy mỗi một
thao tác của cơ thể diễn ra thường xuyên được điều chỉnh bởi kết của của các
thử nghiệm khác nhau.
Hành vi chủ quan coi hành vi của con người một cách phi xã hội, quan niệm
về con người phi lịch sử - đặc trưng đã làm cho hành vi chủ quan không phát
hiện ra thực chất về tâm lý con người và chức năng thực sự của tâm lý trong
cuộc sống, trong hoạt động của con người.
III. Đóng góp và hạn chế của tâm lý học hành vi.
1. Đóng góp.
Trong giai đoạn đầu hình thành, tâm lý học hành vi đã mở ra một thời kỳ
mới, cứu tâm lý học những năm cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX thoát ra khỏi
khủng hoảng, đưa ra cho tâm lý học đương đại một con đường mới để nghiên
cứu tâm lý học như một khoa học về tâm lý và đưa tâm lý học đi theo con đường

7
duy vật biện chứng, góp phần rất lớn trong việc xây dựng tâm lý học khách
quan. Lần đầu tiên trong lịch sử tâm lý, tâm lý học hành vi đưa hành vi con
người, đời sống xã hội của con người trở thành đối tượng của tâm lý học, kiên
quyết chống lại những trường phái tâm lý học duy tâm trước đó, xây dựng một
lý thuyết tâm lý học khách quan hoàn toàn mới.
Bên cạnh đó, chủ nghĩa hành vi đã đưa ra nhiều lập luận có giá trị cho việc
giáo dục, đào tạo con người: Đưa ra những luận điểm có ý nghĩa trong việc xây
dựng tâm lý học xã hội, nghiên cứu hành vi của con người. Đặc biệt, học thuyết
hành vi đã được nghiên cứu và áp dụng rất thành công trong tâm lý học hiện đại
khi được chinh sửa và kết hợp với những trường phái khác.
Đóng góp rất lớn trong tư vấn tâm lý: tiếp cận thân chủ, trị liệu hành vi, trị
liệu tâm lý, quản lý nhân sự, điều hành con người, phương pháp giáo dục…Trị
liệu hành vi được ứng dụng khá rộng rãi trong trị liệu, tham vấn, đặc biệt với với
những người mong muốn thay đổi hành vi không phù hợp. Những trường hợp
thường được sử dụng trị liệu hành vi có hiệu quả cao như: rối loạn lo âu; stress,
trẻ em với những rồi nhiễu tâm lý...
2. Hạn chế
Bên cạnh những điểm mạnh tâm lí học hành vi cũng có một số hạn chế.
Nhiều người phê bình thuyết hành vi, cho rằng đây chỉ là cách tiếp cận một
chiều khi tìm hiểu về hành vi con người. Theo họ, các học thuyết về hành vi
không bao hàm được tự do ý chí và sự tác động mang tính nội tại như tâm trạng,
suy nghĩ và cảm nghĩ. Mặt khác, nó cũng không nói lên được những dạng học
tập khác xuất hiện mà không cần đến các yếu tố củng cố và trừng phạt. Hơn nữa,
con người và động vật có thể thích nghi hành vi khi có thông tin mới xuất hiện
dù là hành vi đó được thiết lập thông qua các yếu tố củng cố đi chăng nữa.
Tâm lý học hành vi đã đồng hóa hành vi người và hành vi động vật. Phương
pháp tiếp cận chỉ là quan sát được từ bên ngoài làm dữ liệu duy nhất. Bên cạnh
đó lại vứt bỏ ý thức ra ngoài phạm vi tâm lý và tác biệt một cách máy móc ý
thức ra khỏi hành vi. Thuyết hành vi cho phép các nhà khoa học kiểm tra được
các hành vi quan sát được theo một cách thức khoa học và có hệ thống. Tuy

8
nhiên, nhiều người nghĩ rằng nó không đầy đủ vì không chú ý đến một số thứ
ảnh hưởng quan trọng lên hành vi.
Thuyết hành vi đã hoàn toàn phủ nhận vai trò hành vi cấp cao, tính tích cực
của tâm lý, ý thức của con người như là hình thức đặc biệt của việc điều chỉnh
hành vi, và phủ nhận một vấn đề cơ bản, đó là con người là một thực thể xã hội.
IV. Đánh giá
Có thể thấy, việc nghiên cứu tâm lí học hành vi có ý nghĩa vô cùng quan
trọng trong việc phân tích hành vi con người trong đời sống, từ đó đưa ra những
luận giải và giải pháp điều chỉnh hành vi con người trong từng trường hợp cụ thể
để đạt được mục đích điều chỉnh. Những ưu điểm vượt trội của thuyết hành vi
đã giúp học thuyết này có “chỗ đứng” và tính ứng dụng cao trong các lĩnh vực.
Ví dụ trong lĩnh vực giáo dục, ứng dụng của thuyết hành vi cụ thể ở việc thay
đổi phương pháp giáo dục phổ thông: Học tập qua quan sát là một quá trình mà
học tập xuất hiện thông qua quan sát và bắt chước người khác. Có thể lấy việc
dạy trẻ phát âm làm ví dụ, cô giáo phát âm từ mà cô muốn trẻ học được (ví dụ:
con gà), từ này được cô giáo lặp đi lặp lại thường xuyên, đến khi trẻ có thể phát
âm được từ “con gà”. Để làm được việc này, trẻ phải thực hiện quan sát và bắt
chước khẩu hình của cô giáo (âm “c”, “o”, “n”, “g”, “a”, rồi đến cả từ dài “con
gà”), bắt chước những âm của cô giáo phát ra. Dần dần, trẻ sẽ tiếp thu và phát
âm được từ “con gà”. Ngoài ra, khi trẻ bắt chước hoặc phát âm được những âm
này, cô giáo luôn khen thưởng những cố gắng của trẻ, kể cả những cố gắng nhỏ
nhất, đến khi trẻ nói đúng từ “con gà”. Những phần thưởng có thể dùng với trẻ
như là: khen ngợi, vỗ tay hoan hô, bim bim...). Còn với trẻ chưa hợp tác, chưa
có cố gắng hoặc cố tình phát âm sai thì cô giáo có thể dùng củng cố tiêu cực với
trẻ, thể hiện qua việc tước đi quyền lợi của trẻ hoặc phải làm một việc mà trẻ
không thích (ví dụ: phải ngồi làm lâu hơn). Những việc này có tác dụng làm
giảm hành vi không tốt của trẻ. Mọi hành vi đều là sự phản ánh của tư duy cá
nhân chủ quan, nó là cách biểu hiện đơn giản nhất thể hiện qua hành động bên
ngoài. Mặt khác, cần nhận thức rõ những hạn chế của thuyết hành vi để có
hướng khắc phục, tránh rơi vào tư duy tuyệt đối hóa một học thuyết dẫn tới sai

9
lầm trong tư duy cũng như hành động. Mặc dù vẫn tồn tại những hạn chế như đã
nêu trên, cũng như hiện nay thuyết hành vi không còn giữ được vị thế thống trị
như trước đây nhưng nó vẫn có tác động lớn giúp ta hiểu rõ thêm về tâm lý học
con người. Không thể phủ nhận một trong số những thế mạnh lớn nhất của tâm
lý học hành vi là khả năng quan sát và đo lường hành vi một cách rõ ràng. Từ
nửa sau thế kỉ XX đến nay, có thêm nhiều thuyết khác mà ta cần chú ý, cần kết
hợp với thuyết hành vi để đạt được hiệu quả cao nhất trong tư duy và hành động
như thuyết nhân văn, thuyết sinh học và thuyết nhận thức.
Có lẽ đóng góp lớn nhất của tâm lý học hành vi nằm ở khả năng áp dụng
thực tiễn của nó, nó đóng một vai trò mạnh mẽ trong việc điều chỉnh các hành vi
tiêu cực và khuyến khích các hành vi tích cực. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa trên
thuyết tâm lý hành vi sẽ khiến con người mất đi sự chủ động, cần phải có
phương thức bổ sung, cải tiến phù hợp để có thể áp dụng vào đời sống tâm lý
hiện đại.
Tóm lại, sự ra đời của Tâm lí học hành vi mà người đi đầu là J. Watson đã
mở ra cho chúng ta một hướng tiếp cận trực quan hơn tâm lí con người và ở một
khía cạnh nào đó lại đặt ra cho chúng ta nhiệm vụ phải hoàn thiện, tiến bộ hóa
học thuyết này hơn nữa trong quá trình áp dụng vào thực tiễn mọi mặt đời sống.
C. KẾT LUẬN
Qua những gì đã nghiên cứu, có thể thấy với tâm lý học hành vi, việc thấu
hiểu tâm lý của một con người cũng trở nên dễ dàng hơn. Đồng thời, ta có thể
giải thích tất cả hiện tượng hành vi trên cơ thể con người bằng bốn chữ “Kích
thích - Phản ứng”. Có thể nói, hành vi chính là tấm gương phản chiếu tâm lý của
con người, qua đó, chúng ta tự soi chiếu bản thân, bên cạnh đó cũng có thể hiểu
rõ người khác và thiết lập mối quan hệ tốt đẹp trong xã hội. Không chỉ vậy, tâm
lý học hành vi còn cho thấy khả năng rất lớn của giáo dục lên hành vi của con
người, điều chỉnh hành vi của họ cho phù hợp với chuẩn mực xã hội. “Con
người được xây nên chứ không phải tự sinh ra” – J.Watson, bởi vậy con người
chúng ta nên thông qua hành vi để dần hoàn thiện bản thân, tạo tiền đề giải
quyết những vấn đề chủ quan trong sâu thẳm mỗi con người.

10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. https://angkoo.com/t/thuyet-hanh-vi-co-dien-j-watson/3143.
2. https://tophuongloan.com/tam-ly-hoc-hanh
vi/#Nhung_nen_tang_co_ban_trong_tam_ly_hoc_hanh_vi
3. Kendra Cherry (on February 20, 2021 ) “History and Key Concepts of
Behavioral Psychology”; theories  https://www.verywell.com/behavioral-
psychology-4013681
4. The Editors of Encyclopaedia Britannica (1998) “Behaviourism
Psychology”, Psychology & Mental Health.
5. Phan Trọng Ngọ (2001); “Tâm lý học Trí Tuệ” Trang 16, xb ĐH Sư Phạm
HN
6. https://www.academia.edu/7197901/Kh%C3%A1i_qu%C3%A1t_v%E1%BB
%81_t%C3%A2m_l%C3%BD_h%E1%BB%8Dc_h%C3%A0nh_vi?
fbclid=IwAR1Int-
gr8DFOErmQar0P6MjYsmMvmtL6o_l9YhxiufVN29lMyBNDtOzPZ0
7. https://trangtamly.blog/2017/02/02/gioi-thieu-ve-tam-ly-hoc-hanh-vi/
8. http://www.sachtuky.com/tin-tu-c-thong-tin/gioi-thieu-ve-tam-ly-hoc-hanh-
vi-b87.html
9. Áp dụng lý thuyết hành vi trong trị liệu tâm lý trẻ em
http://tamlygiaoducpprac.com/tam-ly-tre-em/ap-dung-ly-thuyet-hanh-vi-
trong-tri-lieu-tam-ly-tre-em.htm

11
Biên bản xác định mức độ tham gia 
và kết quả tham gia làm bài tập nhóm

Ngày: 8/7/2021        Địa điểm: trường đại học luật Hà Nội


Nhóm: 4                   Lớp: N06-TL2
Môn: tâm lí học đại cương
Tổng số sinh viên của nhóm: 10
Có mặt: 10
Vắng mặt: 0
Tên bài tập: Đề 6: Tâm lý học hành vi: lịch sử phát triển, những luận điểm
chính, những đóng góp và hạn chế. Ý kiến đánh giá của nhóm 

Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc
thực hiện bài tập nhóm số 6 .Kết quả như sau:

STT MSSV Họ tên Đánh giá sinh viên


Ký tên
A B C
1 450837 Vũ Thị Hà x
2 450838 Phùng Thu Quỳnh x
3 450849 Nông Nguyễn Nam Phương x
4 450850 Đặng Thị Bích Diệp x
5 451106 Đinh Thị Thanh Huyền x
6 451129 Nguyễn Linh trang x
7 451217 Phạm Huy Hùng x
8 451323 Khoàng Thị Lệ x
9 451408 Nguyễn Mai Thanh Hằng x
10 451429 Đinh Thị Huyền Trang x

- Kết quả điểm bài viết:                                    Hà Nội, ngày 7 tháng 8 năm 2021 
                                                                                           Trưởng nhóm
+ Giáo viên chấm thứ nhất:............................... 
+ Giáo viên chấm thứ hai:.................................                         Hà 
 - Kết quả điểm thuyết trình:..............................                     Vũ Thị Hà

12
- Giáo viên cho thuyết trình:............................. 
- Điểm kết luận cuối cùng 
Giáo viên đánh giá cuối cùng:.......................... 

13

You might also like