You are on page 1of 9

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

BỘ MÔN TÂM LÝ QUẢN LÝ

Chủ đề: Thảo luận về sự ảnh hưởng của tâm trạng tập thể và tâm lý
đám đông đến hiệu quả thực hiện công việc?

GV: Nguyễn Thị Thanh Bình

SVTH: Nhóm 4 – MR03.D23

1. Phạm Lan Hương (Trưởng nhóm)


2. Lê Linh Nhi
3. Vũ Ngọc Anh
4. Hoàng Thị Thu Hà
5. Nguyễn Minh Đức
6. Vũ Đình Hùng
7. Đinh Mạnh Linh
8. Trịnh Quốc Huy
9. Phan Duy Hoàng
10. Đặng Vũ Minh Thảo
11. Nguyễn Thị Khánh Linh

Hà Nội, tháng 12 năm 2023

1
Tâm lý đám đông hay tâm trạng tập thể (Informational Social Influence) là một khái
niệm vô cùng phổ biến trong xã hội loài người nhằm ám chỉ việc suy nghĩ và hành
động của một cá nhân chịu sự ảnh hưởng bởi những người khác. Sức mạnh liên kết
mạnh mẽ của hiệu ứng tâm lý này có thể khích lệ con người cùng thực hiện những
hành vi cụ thể. Nếu hiệu ứng này rơi vào tiêu cực, nó sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu
đến cuộc sống và trong công việc của bạn.
“Tâm lý đám đông và tâm trạng tập thể”?
Đám đông là một thực thể tạm thời bao gồm những yếu tố không thuần nhất
nhưng lại gắn bó với nhau trong một khoảng thời gian. Mỗi đám đông có một trạng
thái tinh thần chung mà người ta gọi là "hồn", nhờ tinh thần chung này mà đám đông
có những suy nghĩ, hành động khác với tinh thần của cá nhân trong cùng một hoàn
cảnh.
Tâm lý đám đông là một trạng thái tâm lý khi các nhóm người cùng nhau thực
hiện một việc nào đó mà phần lớn xuất phát từ sự hiếu kỳ và tò mò, xem việc gì đang
xảy ra. Phần lớn những người có hiện tượng tâm lý đám đông không hiểu rõ việc
mình đang làm mà làm theo đám đông như một bản năng. Hành vi cũng như suy
nghĩ của từng cá nhân trong đám đông sẽ bị đám đông chi phối. Với áp lực đặc biệt
của đám đông, con người trong đám đông có thể thay đổi nhân cách, lẫn lộn mơ hồ
giữa tình cảm và lý trí. Từ đó họ sẽ hành động theo đa số những hành động của moi
người xung quanh và ảnh hưởng đến bản thân và xã hội. Sức ảnh hưởng của một đám
đông rất lớn có thể gây áp lực cho bất kì cá nhân hoặc tổ chức nào
Còn tâm trạng tập thể là những diễn biến tình cảm và xúc cảm của các thành
viên trong tập thể đối với các sự vật và hiện tượng. Khi tâm trạng tốt thì các thành
viên sẽ bị lôi cuốn vào một niềm hăng say bởi những năng lượng xúc cảm tích cực,
khối cá nhân riêng lẻ được cô đặc lại để biến đổi về chất và có khả năng sáng tạo ra
những điều kỳ diệu. Ngược lại, nếu có tâm trạng xấu như: bực tức, khó chịu, buồn
chán, sợ hãi, lo âu... không những ảnh hưởng đến chất lượng công việc mà còn ảnh
hưởng đến sức khoẻ do một chấn thương tâm lý.
Nguồn gốc của tâm lý đám đông và tâm trạng tập thể
Tâm trạng được hình thành từ thái độ của mỗi người đối với lao động, với
đồng nghiệp và với người lãnh đạo họ. Tuy nhiên tâm trạng còn được hình thành
hoặc bị ảnh hưởng do những biến cố chính trị, tác động của những thay đổi xã hội,

2
những thông tin mang tính thời sự có liên quan đến quan điểm chính trị của cá nhân
và tập thể; liên quan đến nhu cầu về công ăn việc làm, sự thỏa mãn về vai trò vị trí
công tác, về tính chất lao động, về cơ hội thăng tiến; liên quan đến những vấn đề của
đời sống như mức lương, giá cả, quan hệ trong gia đình có hạnh phúc hay không,...
Ngoài ra môi trường nơi làm việc như: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, tiếng ồn, màu
sắc...đều có ảnh hưởng đến tâm trạng của con người.
Tâm lý đám đông bắt nguồn từ sự tò mò, hiếu kỳ của con người, mong muốn
biết được điều gì đang diễn ra nhưng lại thiếu thông tin xác thực về sự việc đó. Hiệu
ứng đám đông có tốc độ lây lan với tốc độ chóng mặt vì vậy mà thông tin được
truyền đi nhanh mà không biết đúng hay sai. Lấy ví dụ đơn giản như bạn thấy mọi
người chụm lại chỉ trích một ai đó và bạn cũng hùa theo mà không cần biết cụ thể sự
việc như thế nào. Ngoài ra tâm lý đám đông xuất hiện có thể là do chúng ta sợ đi
ngược lại với mọi người, sợ sai, sợ bị chê cười vì vậy mà họ lựa chọn làm theo số
đông mặc dù đôi khi trong lòng không muốn như vậy. Lựa chọn theo đám đông cũng
là một cách an toàn bởi đơn giản là “đa số luôn thắng thiểu số” khiến cho chúng ta
hùa theo hào nhoáng của đám đông mà không cần biết đúng sai.
Sự ảnh hưởng của tâm lý đám đông và tâm trạng tập thể đến hiệu quả công việc
1. Tác động tích cực
1. Những người buôn bán nhỏ lẻ sẽ áp dụng hiệu ứng này như một “chiêu trò". Họ sẽ
lợi dụng các “chim mồi" nói cười huyên náo bằng cách mặc cả để có thể thu hút
được sự chú ý của các đối tượng khách hàng xung quanh.
2. Các thương hiệu có thể dễ dàng thu hút cho mình một lượng khách hàng lớn bằng
cách tận dụng những comment, lượt like, share và tâm lý tin tưởng của họ vào
lượng người tham gia bài viết.
3. Dựa vào đánh giá tích cực của đám đông cũng là một chiến dịch Marketing hiệu
quả và thông minh mà các nhãn hàng, doanh nghiệp lớn có thể thu hút được lượng
lớn người dùng tiềm năng.
4. Hiệu ứng đám đông dẫn đến sự phát triển của sản phẩm, dịch vụ một cách nhanh
chóng khi khách hàng cảm thấy có nhiều người mua hay ưa chuộng. Điều này sẽ
dẫn đến sự gia tăng doanh số bán hàng cho doanh nghiệp
5. Khách hàng thường nảy sinh tâm lý tin tưởng khi đi qua hoặc nhìn thấy những
quán ăn, quán cafe có đông người. Điều này thúc đẩy mong muốn được trải
nghiệm món ăn của quán.

3
2. Tác động tiêu cực
 Không ít các ngành sản xuất và tiêu thụ đã phải điêu đứng vì tính tiêu cực của
hiệu ứng này. Chỉ cần một video có đăng tải nội dung xấu thôi cũng đủ để các cửa
hàng rơi vào tình trạng “ế ẩm".
 Nhiều doanh nghiệp phải đứng trên bờ vực phá sản, bị người dân tẩy chay đồng
loạt do những kết luận thiếu căn cứ tạo ra tâm lý nặng nề cho người tiêu dùng trên
thị trường.
 Gây ra rủi ro tài chính, sự tăng trưởng bất ngờ trong thị trường khi các nhà đầu tư
chạy theo lợi ích số đông và đầu tư vào một sản phẩm, dịch vụ không mang lại giá
trị thực sự.
 Nhiều người khi làm việc không có sự chính kiến, tin tưởng vào quyết định của
mình mà luôn nghe theo đám đông, từ đó có thể gây ra nhiều sai lầm hoặc tiếc
nuối lớn.
Làm cách nào để thoát khỏi sự ảnh hưởng của “tâm trạng tập thể” hay “tâm lý
đám đông”?
Cụm từ “tâm lý đám đông” nói lên nhiều rất nhiều vấn đề, trong đó nổi bật là
làm biến mất hay thay đổi suy nghĩ cũng như diễn biến tâm trạng của bất cứ ai. Nếu
chạy theo đám đông, bạn sẽ trở nên lười biếng trong suy nghĩ dẫn đến khả năng phán
đoán, suy xét bị ảnh hưởng. Chưa kể nếu đó là “đám đông lạc lối”, bạn sẽ trở nên mờ
nhạt và đánh mất phương hướng của chính mình.
Vậy làm thế nào để giữ bản thân tỉnh táo và thoát khỏi “tâm lý đám đông”? Hãy
tham khảo một số phương pháp sau đây.
1. Kiềm chế cảm xúc
Tâm lý đám đông là xu hướng hành vi hoặc niềm tin của một người dễ bị tác
động bởi đội nhóm mà họ thuộc về. Sự tác động đó lớn tới mức cá nhân đó có thể
“đánh mất bản thân” dẫn đến không làm chủ được cảm xúc, hành vi của mình. Để
không bị ảnh hưởng bởi sức mạnh của tâm lý đám đông, điều đầu tiên bạn cần làm là
học cách kiềm chế, biết cách điều khiển cảm xúc của mình. Hãy rèn luyện từng chút
một, dù bạn đứng trước một vấn đề nhỏ hay lớn, bạn hãy bình tĩnh trong giây lát,
ngừng những việc đang làm, hít thở thật sâu và tập trung vào các giác quan, thư
giãn... kiềm chế cảm xúc của mình để tỉnh táo tránh bị “cuốn trôi” đi theo đám đông.
2. Chủ động tách khỏi đám đông

4
Các nhà tâm lý học chỉ ra rằng, nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến đám
đông là có bao nhiêu người giữ ý kiến đó chứ không phải bản chất ý kiến đó như thế
nào. Chính vì vậy, một trong những cách tốt nhất để luôn tỉnh táo trước đám đông
chính là tách khỏi đám đông. Đứng ngoài đám đông để suy nghĩ một cách độc lập,
bạn sẽ không bị đám đông tác động. Và khi đó, bạn sẽ có thêm thời gian lấy lại sự
tỉnh táo để nhìn nhận vấn đề một cách thấu triệt hơn.
Xây dựng “bộ lọc” thông tin và chủ động lựa chọn tách khỏi đám đông là cách
giúp bạn nhìn nhận vấn đề rõ ràng hơn. Điều đó không có nghĩa bạn tách biệt khỏi
đám đông mà có nghĩa là trước bất kỳ một “tâm lý đám đông nào” bạn cần có chính
kiến của mình. Đứng trước bất kỳ sự lựa chọn nào bạn hãy suy nghĩ, phân tích cụ thể
để đưa ra ý kiến nhất định, để thấy bạn có lý do của riêng mình chứ không phải bị
dẫn dắt theo sự lựa chọn của tập thể.
3. Rèn luyện tư duy phản biện
Nếu đi theo đám đông, càng đòi hỏi bạn phải sáng suốt, tỉnh táo. Trưởng phòng
Tư vấn Tuyển dụng trang việc làm Careerlink.vn chia sẻ, nếu đó là đám đông “lạc
lối”, họ sẽ khiến bạn thất bại cùng. Vì vậy, rèn luyện tư duy phản biện chính là cách
để bạn luôn tự chủ trong suy nghĩ và hành động. Cùng với tư duy phản biện, bạn
cũng sẽ dễ tìm ra những “lỗ hổng”, từ đó tỉnh táo để nhìn nhận và đánh giá vấn đề.
Hãy luôn tự đặt câu hỏi về những vấn đề xung quanh bạn, chú tâm đến chính
bạn hơn là quan tâm quá nhiều đến suy nghĩ của người khác sẽ giúp bạn xác định
được phương hướng và có sự lựa chọn phù hợp mà không phụ thuộc vào người xung
quanh. Đó là cách giúp bạn tự chủ, thoát khỏi tâm lý đám đông.
4. Yêu cầu phản hồi/ Đặt câu hỏi
Những người đi theo đám đông thường lạc lối trong chính đám đông đó. Lý do
đôi khi bởi họ không biết “yêu cầu phản hồi”. Họ bị nuốt chửng và dễ dàng bị dẫn dắt
do không tự chủ được ý kiến, không tự phán đoán và suy luận được vấn đề và im lặng
với chính những “thắc mắc” của chính họ. Vì vậy, khi có bất cứ nghi ngờ, băn khoăn
hãy luôn đặt câu hỏi và tìm kiếm sự phản hồi. Đừng vì sợ bị chỉ trích, bị dò xét, nghi
ngờ khiến bạn không tìm kiếm phản hồi cho thắc mắc của mình. Những phản hồi lại
chính là cách để bạn nhận ra liệu bạn đang đi đúng hướng hay không. Việc yêu cầu
phản hồi sẽ giúp bạn có cái nhìn đa chiều mà không phụ thuộc vào bất kì đám đông

5
nào. Và đi theo đám đông là do bạn chủ động, quyết định “đi theo” mà không phải
bạn đang bị “dắt mũi” kéo đi một cách bị động.
5. Chủ động trong các vấn đề
Chủ động, quyết đoán trong suy nghĩ và hành động, dám nói dám làm, dám
chịu trách nhiệm là một trong những kỹ năng quan trọng cần rèn luyện để luôn tỉnh
táo thoát khỏi tâm lý đám đông. Sự chủ động này chỉ đến với những người có niềm
tin vào chính mình mà không bị tác động bởi những yếu tố khác. Đây cũng là tố chất
lãnh đạo của bạn, bạn vững tin vào bản thân, ít bị đám đông tác động mà ngược lại
bạn còn tạo ra những tác động tích cực cho đám đông, khiến họ đi theo bạn.
(Hoàng Phương Lan. (2020). 5 cách để luôn tỉnh táo và thoát khỏi tâm lý đám đông. Văn hóa và đời
sống. Truy cập vào 12/10/2023, từ https://vanhoavadoisong.vn/5-cach-de-luon-tinh-tao-va-thoat-
khoi-tam-ly-dam-dong-a6967.html)

Một trong những cách giải quyết khi bị ảnh hưởng bởi “tâm trạng tập thể” hay
“tâm lý đám đông” hiệu quả nhất là không ngừng học tập, trau dồi kiến thức để tránh
phụ thuộc vào đám đông. Quan trọng nhất chính là đừng vì sợ “cô đơn”, sợ lạc lõng
mà chạy theo đám đông rồi đánh mất chính mình.
Tác động của tâm lý đám đông
1. Trong cuộc sống
Hiệu ứng đám đông xuất hiện ngay cả khi xã hội nguyên thủy mới ra đời, tạo ra
những gia đình, bộ tộc, tôn giáo hay rộng lớn hơn là một nền văn minh. Tâm lý đám
đông có thể tác động lên mọi mặt của đời sống, sau đây là một số ví dụ:
- Tác động trên quyết định: Tâm lý đám đông có thể ảnh hưởng đến quyết định của
một cá nhân. Khi tham gia vào một đám đông, cá nhân có thể bị áp lực và thay đổi
quan điểm của mình để tuân thủ theo ý kiến và hành vi chung của đám đông. Điều
này có thể ảnh hưởng đến quyết định cá nhân và dẫn đến sự mất đi tính độc lập trong
tư duy.
- Đánh giá và ý thức: Trong một đám đông, cá nhân có thể đánh giá và định hình ý
thức của mình dựa trên hành vi và giá trị chung của nhóm. Những giá trị và quan
điểm chung của đám đông có thể lan rộng và tác động đến cá nhân, thậm chí làm thay
đổi giá trị và quan điểm cá nhân.
- Tư duy bầy đàn: Tâm lý đám đông có thể gây ra hiện tượng tư duy bầy đàn, trong
đó cá nhân không đánh giá một vấn đề một cách độc lập mà dựa vào ý kiến và quyết
6
định của đám đông. Điều này có thể gây ra sự thiếu suy nghĩ sâu sắc và đánh giá
không chính xác về các tình huống.
- Hành vi đàn áp: Trong một đám đông, cá nhân có thể trở nên mạnh mẽ hơn và đồng
thuận với hành vi đàn áp. Tâm lý đám đông có thể làm tăng sự tự tin và giảm đối lập
cá nhân, dẫn đến hành vi đàn áp hoặc xâm phạm đối với những người khác.
- Sự lan truyền thông điệp: Trong một đám đông, thông điệp và ý kiến có thể lan
truyền nhanh chóng và rộng rãi. Hiệu ứng đám đông có thể tạo ra một tác động lớn và
nhanh chóng trong việc truyền tải thông điệp và lan rộng quan điểm.
2. Trong kinh doanh
Hiệu ứng đám đông cũng có tác động đáng kể trong lĩnh vực kinh doanh.
Doanh nghiệp biết vận dụng điều này sẽ tạo ra nhiều giá trị cho cộng đồng khách
hàng trung thành và thu được nhiều lợi nhuận hơn.
- Tác động trên quyết định mua hàng: Khi một sản phẩm hoặc dịch vụ nhận được sự
chú ý đông đảo từ đám đông, khách hàng có thể cảm thấy áp lực để mua theo xu
hướng chung.
- Tạo ra sự lan truyền thông điệp: Khi một sản phẩm hoặc dịch vụ nhận được sự ủng
hộ mạnh mẽ từ đám đông, thông điệp về nó có thể lan tỏa và tạo nên hiệu ứng viral,
giúp tăng đáng kể sự nhận biết thương hiệu và tiếp thị.
- Tạo độ tin cậy và sự thuyết phục: Khi một số lượng lớn người đã sử dụng và có ý
kiến tốt về một sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp thì tâm lý đám đông có thể
tạo ra một cảm giác tin cậy và sự thuyết phục đối với khách hàng mới.
- Tác động lên quyết định đầu tư: Trong lĩnh vực tài chính, tâm lý đám đông có thể
ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư. Khi một số lượng lớn nhà đầu
tư đồng loạt quan tâm và đầu tư vào một công ty hoặc một ngành công nghiệp cụ thể,
tâm lý đám đông có thể tạo ra sự gia tăng về giá trị cổ phiếu hoặc tài sản tài chính.
- Tạo ra sự ảnh hưởng và thay đổi ngành công nghiệp: Hiệu ứng đám đông có thể
thúc đẩy sự thay đổi và phát triển trong ngành công nghiệp khi một ý tưởng, mô hình
kinh doanh hoặc xu hướng mới nhận được sự quan tâm từ đám đông sẽ tạo ra một sự
ảnh hưởng lớn và thay đổi cách mọi người làm việc và tiêu dùng.
3. Trong Marketing

7
Hiệu ứng đám đông cũng có những tác động sâu sắc trong lĩnh vực Marketing,
giúp người làm tiếp thị đánh đúng tâm lý, “gãi đúng chỗ ngứa” và thu hút được nhiều
khách hàng hơn so với việc tiếp cận từng cá nhân.
- Gây sự chú ý và tạo nhu cầu: Khi một sản phẩm hoặc dịch vụ nhận được sự quan
tâm đông đảo từ đám đông, nó có thể thu hút được nhiều sự chú ý và tạo ra nhu cầu
trong thị trường. Hiệu ứng đám đông có thể kích thích mong muốn và sự tò mò của
khách hàng, làm cho họ muốn khám phá và trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ.
- Tăng sự tin tưởng và chú ý: Tâm lý đám đông có thể tạo ra sự tin tưởng và uy tín
đối với thương hiệu hoặc sản phẩm. Khi một sản phẩm hoặc dịch vụ nhận được sự
ủng hộ rộng rãi từ đám đông sẽ tạo ra một cảm giác đáng tin cậy và khả năng đáp ứng
nhu cầu của khách hàng.
- Lan truyền thông điệp và Viral Marketing: Hiệu ứng đám đông có thể tạo ra một sự
lan truyền nhanh chóng và rộng rãi của thông điệp và nội dung marketing. Khi một
sản phẩm hoặc dịch vụ nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ đám đông, thông điệp và
nội dung có thể trở thành hiện tượng viral, lan tỏa một cách tự nhiên thông qua các
phương tiện truyền thông xã hội và các kênh chia sẻ khác.
- Tạo độc đáo và khác biệt: Hiệu ứng đám đông có thể tạo ra sự khác biệt của thương
hiệu so với thị trường, từ đó có thể đánh trúng tâm lý của từng nhóm khách hàng cụ
thể.
- Thúc đẩy mua hàng: Khi một sản phẩm hoặc dịch vụ nhận được sự chú ý và ủng hộ
rộng rãi từ đám đông sẽ tạo ra sự thúc đẩy nhu cầu của khách hàng và khuyến khích
họ tham gia mua hàng để không bị bỏ lại phía sau.
(Quỳnh Khoa. (2023). Hiệu ứng đám đông là gì? Áp dụng hiệu quả trong kinh doanh.
GOBRANDING. Truy cập vào 15/10/2023, từ https://gobranding.com.vn/hieu-ung-dam-dong-la-
gi/)

Ví dụ về tâm lý đám đông tác động đến hiệu quả thực hiện công việc
Sử dụng hình ảnh nổi tiếng của Sơn Tùng M-TP để quảng cáo cho Oppo:
Khi mới xuất hiện lần đầu tiên tại thị trường Việt Nam, Oppo là cái tên khá
mới mẻ còn Sơn Tùng MTP lại là cái tên cực kỳ đình đám và được đông đảo giới trẻ
Việt Nam thần tượng.
Với chiến dịch truyền thông của Oppo lúc bấy giờ đã khiến cho Samsung một
trong những dòng điện thoại rất được ưa chuộng tại thời điểm đó có nguy cơ bị soán
ngôi vị dẫn đầu.

8
Có thể nói rằng Oppo đã ứng dụng thành công hiệu ứng tâm lý đám đông vào
chiến lược kinh doanh của mình và đem lại hiệu quả rất tốt, giúp thương hiệu được
quảng bá đến khách hàng một cách rộng rãi hơn.

You might also like