You are on page 1of 2

1.

3 BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN ĐỂ TRỞ THÀNH NHÀ TÂM LÝ HỌC ĐỦ TÂM
ĐỦ TÀI

Bất cứ định hướng ứng dụng nào của tâm lý học nói chung cũng vậy, từ nghiên cứu lý
thuyết cho đến tham vấn, lâm sàng hay trị liệu tâm lý. Thật khó để chúng được công
nhận hình hài, được bảo vệ hay cất lên tiếng nói nếu như móng nền nhân thân của
chúng chưa được phác thảo một cách rõ ràng. Hơn nữa, những công việc gắn liền với
mối quan hệ người- người lại càng xứng đáng để được bảo vệ hơn, chính bởi tính khó
khăn và khó lường của nó, bên cạnh ý nghĩa nhân văn. (ThS. Lê Hoàng Thế Huy-
Trưởng Bộ môn Tham vấn-trị liệu, Khoa Tâm lý học, Trường ĐH KHXH&NV,
ĐHQG Tp.HCM, Đề từ cho bản dịch APA ETHIC CODE 2003)

Bởi thế việc rèn luyện bản thân để có thể trở thành nhà tâm lý học đủ tâm đủ tài
không phải dễ dàng. Nhưng khi chúng ta đã xác định mục tiêu, mong muốn trở thành
Nhà tâm lý học thì luôn phải rèn luyện không ngừng nghĩ. Và những biện pháp rèn
luyện sau đây sẽ góp phần lớn giúp chúng ta đến gần với tiêu chuẩn ĐỦ TÂM- ĐỦ
TÀI.

1.3.1 Giữ gìn phẩm chất và đạo đức


“Có tài không có đức, tham ô hủ hóa có hại cho nước. Có đức không có tài như
ông bụt ngồi trong chùa, không giúp ích gì được ai” (Chủ tịch Hồ Chí Minh được
trích trong Bài nói chuyện tại lớp đào tạo hướng dẫn viên các trại hè cấp 1, ngày
12 tháng 6 năm 1956).
Điều đầu tiên mà Nhà tâm lý học cần rèn luyện chính là học, hiểu rõ những phẩm
chất cần có và nắm vữnng bộ tiêu chuẩn đạo đức phải có trong suốt quá trình học
tập, nghiên cứu và hành nghề. Luôn giữ gìn, phát triển, vững vàng không để mình
bị lung lay trước những thay đổi, cám dỗ (nếu có).

1.3.2 Tăng cường học tập, nghiên cứu từ mọi nguồn


Một phần quan trọng trong việc phát triển làm Nhà tâm lý học là không ngừng
nâng cao kiến thức và kỹ năng. Điều này đòi hỏi sự tận tâm trong việc tiếp thu và
áp dụng kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau: sách vở, giáo trình, đọc tài liệu vầ
báo cáo nghiên cứu khoa học. Theo dõi những chương trình chuyên môn trên báo
đài trong nước và ngoài nước để cập nhật kiến thức mới thường xuyên.

1.3.3 Tham dự các buổi hội thảo, toạ đàm chuyên môn ngành
Tích cực tham gia các buổi hội thảo, toạ đàm chuyên ngành là cơ hội tốt để lắng
nghe, tiếp thu học hỏi những chia sẻ chuyên môn từ những chuyên gia hàng đầu
trong ngành. Học tập kỹ năng phát biểu, cập nhật thêm kiến thức, mở rộng tư duy
trong các vấn đề được bàn luận trong hội thảo. Tham dự các buổi hội thảo cũng
giúp mở rộng các mối quan hệ, khơi gợi cảm hứng tiếp tục nghiên cứu và học tập
hăng say hơn.
Chủ động tìm kiếm các Hội thảo, toạ đàm trong các nhóm hoạt động chuyên
ngành để có cơ hội tham dự kịp thời.

1.3.4 Thực hành quản lý cảm xúc


Trong nghề tâm lý học, việc thực hành quản lý cảm xúc là vô cùng quan trọng để
giữ gìn sự chuyên nghiệp và hiệu quả trong giao tiếp và làm việc với các cá nhân
khác. Nhà tâm lý học cần thực hành các kỹ năng quản lý cảm xúc như tự nhận
biết, hiểu và điều chỉnh cảm xúc của bản thân là chìa khóa để tạo ra một môi
trường làm việc tích cực. (Goleman, D. (1995). Emotional intelligence: Why it can
matter more than IQ. Bantam Books.)
Nhà tâm lý học phải quản lý được cảm xúc của chính mình, không để cảm xúc có
thể bộc phát mất kiểm soát thì mới có thể lắng nghe, tham vấn tốt cho khách hàng,
thân chủ của mình.
Lắng nghe bản thân mình, chấp nhận những cảm xúc xảy ra, tự ghi nhận và sắp
xếp lại, tập hít sâu thở chậm, giữ tâm trí bình ổn để cảm xúc lắng đọng.

1.3.5 Nâng cao sức khoẻ toàn diện


Vì tính chất công việc khá áp lực, Nhà tâm lý học cần biết cách tự nâng cao sức
khoẻ toàn diện cho bản thân mình.
Sức khỏe toàn diện gồm cả sức khỏe tinh thần và thể chất. Để duy trì sức khỏe tốt,
bạn cần chú trọng đến việc tạo điều kiện cho bản thân có giấc ngủ đủ và đều đặn,
ăn uống cân đối, và thực hiện các hoạt động vận động thường xuyên.

1.3.6 Tham gia các hoạt động xã hội


Tham gia vào các hoạt động xã hội là cách tốt nhất để xây dựng mối quan hệ xã
hội, mở rộng mạng lưới kết nối và tạo ra cơ hội hợp tác trong tương lai. Bạn có thể
tham gia vào các hoạt động từ thiện, câu lạc bộ xã hội, hoặc các nhóm hoạt động
xã hội khác. Điều này giúp cho Nhà tâm lý học dễ dàng nắm bắt, tìm hiểu được xu
hướng xã hội, những vấn đề thực tiễn trong đời sống, đồng thời có thêm nhiều trải
nghiệm thực tế.

1.3.7 Tham gia nhóm nghiên cứu, báo cáo khoa học
Tham gia vào nhóm nghiên cứu hoặc thực hiện các báo cáo khoa học là cách tốt
nhất để áp dụng kiến thức và kỹ năng của bạn vào thực tiễn. Quá trình nghiên cứu,
đóng góp vào sự phát triển của ngành và xây dựng uy tín cho bản thân trong cộng
đồng chuyên gia, đồng thời tích luỹ thêm kinh nghiệm làm việc chuyên nghiệp.

You might also like