You are on page 1of 126

KINH TẾ HỌC PHÁP LUẬT

– NHỮNG KHÁI NIỆM MỞ


ĐẦU
TS. Nguyễn Văn Cương
Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý,
Bộ Tư pháp
I. Nguồn lực (resources) và khan hiếm nguồn lực (scarcity
of resources)
Thế giới chúng ta đang sống là thế giới của sự khan hiếm
nguồn lực.
Nguồn lực mà mỗi cá nhân con người có bao gồm: thời gian,
tiền bạc, sức lao động, trí thông minh (trí tuệ)/trí lực, kỹ năng
nghề nghiệp, thể lực, mỹ lực (sắc đẹp), thông tin, các mối
quan hệ xã hội, v.v.
Nguồn lực mà mỗi tổ chức có bao gồm: nhân lực, vật lực, tài
lực, dữ liệu (thông tin), quan hệ (kết nối), cơ hội phát triển v.v.
Sự khan hiếm nguồn lực của xã hội ở đây được hiểu là “xã hội
có nguồn lực có giới hạn nên không thể sản xuất ra mọi hàng
hóa, dịch vụ mà người dân muốn có” (tương tự như mỗi
thành viên trong gia đình không thể có mọi thứ mà mình
muốn, mỗi thành viên trong xã hội cũng không thể đạt tới
mức sống mà mình mong muốn đạt tới).
(Ví dụ: cá nhân con người
thường mong ước có nhiều
hơn lượng thời gian mình
có trong 1 ngày để xử lý
công việc; các doanh nghiệp
Chính vì vậy, các tổ chức, cá
thường mong muốn có
nhân trong xã hội thường
Nhu cầu sử dụng nguồn lực lượng vốn nhiều hơn để
có mong muốn làm sao sử
luôn lớn hơn lượng nguồn đầu tư và đa dạng hóa đầu
dụng nguồn lực một cách
lực sẵn có! tư kinh doanh v.v.; doanh
tối ưu nhất (không để lãng
nghiệp cũng mong muốn có
phí nguồn lực).
nhiều người tài hơn để gia
tăng sức cạnh tranh; mỗi
quốc gia thường mong
muốn có nhiều nguồn lực
hơn để phát triển…)
II. Kinh tế học và 10 nguyên lý của kinh tế học
• Kinh tế học là bộ môn nghiên cứu xem xã hội quản lý những nguồn lực khan hiếm
của mình như thế nào (hay cách thức mà xã hội phân bổ những nguồn lực khan
hiếm cho những nhu cầu khác nhau trong xã hội như thế nào). Trong hầu hết các xã
hội, nguồn lực của xã hội được phân bổ thông qua sự chọn lựa của hàng triệu cá
nhân, hộ gia đình và các doanh nghiệp (chứ không phải thông qua duy nhất quyết
định của một trung tâm quyền lực trong xã hội). Các nhà kinh tế vì thế nghiên cứu
xem các cá nhân, hộ gia đình hoặc doanh nghiệp ra các quyết định như: mỗi người lao
đồng tính toán xem mình nên làm việc bao nhiêu thời gian, mỗi cá nhân nên mua sắm
cái gì, nên tiết kiệm ra sao và đầu tư tiền tiết kiệm vào những hạng mục nào?
• Các nhà kinh tế cũng nghiên cứu xem các cá
nhân con người trong xã hội tương tác với
nhau như thế nào. Chẳng hạn, các nhà kinh
tế nghiên cứu xem cách mà những người
mua và người bán một loại hàng hóa/dịch vụ
nào đó quyết định giá cả hàng hóa/dịch vụ
được bán và lượng hàng hóa/dịch vụ được
bán là bao nhiêu. Nói cách khác, kinh tế học
(nhất là kinh tế học vi mô) nghiên cứu cách
thức cá nhân, doanh nghiệp ra quyết định
trong phân bổ nguồn lực cho chi tiêu, đầu
tư, sản xuất, hợp tác, cạnh tranh v.v.
Các nhà kinh tế cũng phân tích những lực
lượng và xu hướng ảnh hưởng một cách tổng
thể tới nền kinh tế, bao gồm tăng trưởng
trong thu nhập trung bình, tỷ lệ dân cư không
thể tìm được việc làm (tỷ lệ thất nghiệp), và
tốc độ tăng giá cả (tỷ lệ lạm phát).

Nghiên cứu kinh tế có nhiều chiều cạnh


nhưng chúng thống nhất ở một số ý tưởng
trung tâm, trong đó phải kể tới 10 nguyên lý
kinh tế học cơ bản dưới đây.
Nguyên lý
1: Con • Ngạn ngữ phương Tây thường nói, “trên đời không
có cái gọi là bữa ăn miễn phí” hoặc “miếng phomat
miễn phí chỉ có ở trong bẫy chuột”. Ngạn ngữ này
người phải phản ánh một sự thực của cuộc sống, theo đó, kể
có được thứ mà chúng ta mong muốn, thông
đối mặt với thường, chúng ta phải hi sinh (hoặc đánh đổi) một
thứ nào đó mà mình cũng thích. Nói cách khác,

sự “đánh việc ra quyết định tối ưu đòi hỏi chúng ta phải


đánh đổi giữa các mục tiêu khác nhau.

đổi”
• Ví dụ: học viên cao học luật ở đây phải thực
hiện sự đánh đổi khi phân bổ nguồn lực quý
vào bậc nhất của mình là thời gian, theo đó,
nếu, dành hết thời gian cho việc học môn
kinh tế học pháp luật, thì có thể học viên này
không còn nhiều thời gian để học các môn
học khác (chẳng hạn, môn chuyên ngành
khác). Học viên có thể chọn lựa dành tất cả
thời gian để học môn kinh tế học pháp luật
hoặc dành tất cả thời gian để học môn
chuyên ngành hoặc tìm phương án phân bổ
cho 2 lĩnh vực này mỗi lĩnh vực một phần
thời gian.
• Ví dụ 1: mỗi một giờ các bạn học
viên đến lớp nghe giảng về môn
học “Kinh tế học pháp luật”, là một
giờ bạn bị mất đi và đáng lẽ ra có
thể học môn học khác hoặc làm
việc khác (thậm chí là để nghỉ ngơi,
đi dạo bộ, chơi game, kiếm thêm
thu nhập, tụ tập bạn bè, xem một
bộ phim hay, nghe những bản nhạc
hay, hoạt động từ thiện v.v.).
• Ví dụ 2: Chúng ta xem mỗi bạn ở đây nếu đã có gia đình rồi thì phải
tính toán để chi tiêu phần thu nhập kiếm được mỗi ngày, mỗi
tháng/mỗi năm của gia đình mình như thế nào: Chúng ta có thể phải
sử dụng thu nhập này để chi cho các phần chi tiêu như thực phẩm,
quần áo, đi du lịch, tiết kiệm để phòng khi rủi ro hoặc cho quỹ lương
hưu, chi cho việc học tập của các con v.v. Mỗi khi ta tăng chi cho một
hàng hóa nào đó, thì ta sẽ mất đi đúng phần này khi muốn chi tiêu
cho loại hàng hóa/dịch vụ khác.
• Nhìn ở bình diện rộng hơn, mỗi quốc gia cũng phải đối mặt với các
loại đánh đổi tương tự: Quốc gia phải đánh đổi giữa việc bố trí nguồn
lực cho sản xuất hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng với sản xuất hàng hóa,
dịch vụ phục vụ quốc phòng, an ninh (nói hình ảnh là chọn “gạo” hay
“súng”). Quốc gia dành càng nhiều nguồn lực để chi cho quốc phòng,
an ninh để bảo vệ mình tốt hơn thì có thể sẽ chỉ còn ít nguồn lực để
nâng cao phúc lợi trực tiếp của mỗi người dân. Một đánh đổi khác
cũng hay được nhắc tới là giữa “môi trường trong lành” và “tăng
trưởng kinh tế/mức thu nhập cao của người dân”.
• Doanh nghiệp càng phải tuân thủ pháp luật
bảo vệ môi trường nghiêm ngặt thì chi phí để
sản xuất ra sàng hóa, dịch vụ sẽ càng cao. Khi
đó, doanh nghiệp thu được ít lợi nhuận hơn
nên trả lương cho người lao động thấp hơn
trong khi định giá sản phẩm hàng hóa/dịch vụ
cao hơn. Điều này sẽ làm giảm thu nhập của
mỗi người lao động. Nói cách khác, pháp luật
bảo vệ môi trường có thể mang lại môi
trường trong lành hơn, cải thiện sức khỏe tốt
hơn, nhưng cũng có thể làm giảm thu nhập
của chủ đầu tư vào doanh nghiệp và người
làm việc trong các doanh nghiệp cùng kể cả
khách hàng của doanh nghiệp.
• Hiệu quả = Trạng thái phân bổ nguồn lực của xã hội
theo đó, xã hội có thể có được lợi ích cao nhất từ phần
nguồn lực giới hạn của mình;
• Bình đẳng = Trạng thái phân bổ thịnh vượng kinh tế
một cách giống nhau giữa các thành viên trong xã hội
Một đánh đổi nữa mà các quốc gia phải đối mặt là đánh
đổi giới hiệu quả và sự bình đẳng. Hiệu quả nghĩa là xã
hội có thể thu được lợi ích tối đa từ những nguồn lực
khan hiếm của mình. Trong khi đó, bình đẳng có nghĩa là
các thành viên trong xã hội được phân bổ các lợi ích này
một cách bằng nhau. “Hiệu quả” gắn liền với “quy mô của
chiếc bánh phúc lợi kinh tế”, trong khi, “bình đẳng” ngụ ý
xem chiếc bánh phúc lợi kinh tế này được chia như thế
nào trong xã hội.
• Trong thiết kế chính sách công, hai mục tiêu này thường xung
đột với nhau. Ví dụ: có chính sách hướng tới việc “bình đẳng
hóa” sự phân bổ phúc lợi kinh tế trong xã hội, theo đó, hệ
thống phúc lợi hoặc bảo hiểm thất nghiệp cố nỗ lực giúp đỡ
các thành viên trong xã hội đang ở trong trạng thái có nhu
cầu cần sự giúp đỡ nhất. Chính sách khác về thuế thu nhập
cá nhân, theo đó, người có thu nhập càng cao thì càng phải
đóng góp nhiều tiền thuế thu nhập cá nhân vào ngân sách để
nhà nước chi tiêu (nhất là với hệ thống thuế thu nhập cá
nhân lũy tiến).
• Các chính sách nào góp phần làm xã hội công bằng hơn
nhưng cũng có thể làm giảm động lực làm việc của một số
công dân có thu nhập cao trong xã hội, do đó, sẽ làm giảm
tính hiệu quả trong phân bổ nguồn lực. Khi Nhà nước tái
phân phối thu nhập từ người giàu cho người nghèo, chính
sách này có thể làm giảm động lực để làm việc chăm chỉ hơn;
từ đó, những người thu nhập cao có thể làm ít đi, do vậy,
lượng hàng hóa, dịch vụ những người này tạo ra cho xã hội
cũng giảm đi. Nói cách khác, khi Nhà nước cố gắng cắt
“miếng bánh kinh tế” thành những phần bằng nhau hơn,
miếng bánh này có thể bị “co lại”.
• Việc thừa nhận thực tế là mỗi cá nhân, mỗi tổ chức luôn phải đối mặt
với sự “đánh đổi” khi thực hiện việc ra quyết định không đồng nghĩa
với việc gợi ý cho các cá nhân, tổ chức này loại quyết định mà chủ thể
này cần chọn lựa. Học viên không nên từ bỏ học các môn chuyên
ngành khác chỉ để nhằm có thêm thời gian dành cho môn “kinh tế học
pháp luật”. Mỗi quốc gia cũng không nên dừng lại sự nghiệp bảo vệ
môi trường chỉ vì các quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường có tác
dụng làm giảm mức sống vật chất của mỗi người dân. Nhà nước cũng
không nên bỏ mặt người nghèo chỉ vì lý do việc nhà nước thực hiện
sự giúp đỡ (“cho cá”) sẽ làm giảm động lực làm việc của chính người
nghèo. Tuy nhiên, con người có thể ra quyết định có chất lượng chỉ
khi họ hiểu được những phương án mình có thể chọn lựa.
• Nghiên cứu kinh tế học bắt đầu với việc thừa
nhận “sự đối mặt với những đánh đổi trong
các quyết định của cá nhân, tổ chức trong
làm việc, đầu tư, kinh doanh hay trong đời
thường”.
• Vì con người phải đối mặt với sự “đánh đổi”
nên khi ra quyết định, con người phải thực hiện
Nguyên lý 2: việc so sánh chi phí và lợi ích của mỗi phương
Chi phí của án ứng xử. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp,
chi phí của một phương án ứng xử có thể không
một thứ là rõ ràng như sự bộc lộ ban đầu. Ví dụ: việc đi học
cao học luật, có lợi ích chính là làm giàu vốn tri
toàn bộ thức của mỗi bản thân, gia tăng cơ hội nghề
những gì bạn nghiệp trong cuộc sống, nhưng chi phí của chọn
lựa này được tính như thế nào? Chúng ta có thể
đã từ bỏ để tính được các khoản chi phí như: tiền học phí,
có được thứ tiền chi cho mua sách giáo trình và sách tham
khảo, tiền thuê phòng trọ học, v.v. Tuy nhiên,
ấy đây chưa phải là tất cả chi phí cho một khóa học
cao học luật.
• Cách tính này cũng cần lưu ý tới thực tế, có thể có một số
hạng mục dù học viên không đi học thì cũng vẫn phải chi phí
(ví dụ: chi phí cho chỗ ở và chi phí cho thực phẩm). Tuy
nhiên, cách tính này bỏ sót phần chi phí chìm quan trọng
nhất là sự mất mát về thời gian mà đáng lẽ ra, trong 2 năm
học, thay vì phải bỏ chi phí ra để được nghe giảng, đọc giáo
trình, viết bài luận, bạn có thể đã đi làm công việc nào đó và
kiếm được thu nhập. Đối với hầu hết các học viên, phần thu
nhập mà mình phải bỏ đi để đến trường là phần chi phí lớn
nhất đối với việc theo đuổi sự nghiệp học hành của mình.
• Chi phí cơ hội của một thứ = Chính là tất cả những gì một
người phải bỏ đi để có được thứ này.
Chi phí cơ hội của một thứ là tất cả những gì một người phải bỏ
đi để có được thứ này. Khi ra quyết định, những người ra quyết
định, nên tính toán tới các chi phí cơ hội của các hành vi thay
thế có thể. Thực tế thì thường người ra quyết định hay làm vậy.
Một cầu thủ bóng đá nổi tiếng có thể kiếm được hàng tỷ đồng
mỗi năm khi tham gia đội bóng quốc gia mà không chọn con
đường đến trường học đại học khi còn trẻ. Với những người này,
chi phí cơ hội cho việc học đại học sẽ là rất cao. Điều không ngạc
nhiên là, hầu hết những tài năng trẻ trong lĩnh vực thể thao đã
không chọn con đường đi học đại học rồi mới theo đuổi năng
khiếu và sở thích thể thao của mình.
Nguyên lý 3: Các nhà kinh tế thường giả định rằng mỗi cá nhân con
người là một chủ thể duy lý, theo đó, cá nhân con người
Chủ thể/người sẽ nỗ lực tốt nhất, một cách có chủ đích và hệ thống để
đạt được mục tiêu của mình, trong điều kiện các nguồn
duy lý khi ra lực và cơ hội có sẵn. Đối với mỗi doanh nghiệp, hành vi
quyết định của doanh nghiệp cũng được coi là duy lý theo nghĩa,
doanh nghiệp sẽ quyết định mình tuyển bao nhiêu nhân
thường so viên, chế tạo/phân phối sản phẩm (hàng hóa/dịch vụ) như
thế nào với sản lượng cung ứng và giá bao nhiêu để tối đa
sánh lợi ích hóa lợi nhuận. Cá nhân duy lý sẽ quyết định lượng thời
biên và chi phí gian cần thiết dành cho công việc, loại hàng hóa/dịch vụ
mình mua sắm trong phạm vi thu nhập có được để đạt
biên được mức hài lòng cao nhất trong cuộc sống.
• Người duy lý (rational individual) = người nỗ
lực tốt nhất, một cách có chủ đích và hệ
thống, để đạt được mục tiêu của mình.
• Chủ thể duy lý biết rằng, các quyết định trong
cuộc đời của mình hiếm khi là trắng/đen mà
thường thuộc vào vùng xám. Thường thì, khi bắt
đầu một bữa ăn, ít ai đặt câu hỏi liệu mình có ăn
một cách ngấu nghiến hay không. Thay vào đó,
câu hỏi mà mỗi người thường đối mặt là “liệu
có nên ăn thêm một chút thức ăn trong khi
bụng đã no rồi hay không?” Các nhà kinh tế sử
dụng thuật ngữ “thay đổi biên” (marginal
change) để mô tả một sự điều chỉnh nhỏ tăng
thêm đối với một kế hoạch hành động hiện tại.
Từ trạng thái hiện tại, khi ra quyết định, con
người duy lý sẽ so sánh giữa chi phí biên và lợi
ích biên.
• Ví dụ: giả sử, bạn đang cân nhắc việc xem một bộ phim trên Internet
hôm nay. Bạn trả 400 ngàn đồng 1 tháng (phí thành viên) để được
quyền truy cập vào kho phi không giới hạn và giả sử mỗi tháng, bạn
thường xem 8 phim. Chi phí khi quyết định tải thêm một bộ phim nữa
là gì (liệu có phải là 50 ngàn đồng = 400 ngàn đồng/8 phim, với tư
cách là chi phí trung bình của việc tải và xem một bộ phim không?)
Câu trả lời là không. Chi phí mà bạn phải bỏ ra khi tải thêm bộ phim
thứ 9 chỉ là 0 đồng bởi lẽ số tiền 400 ngàn đồng đã được trả cho toàn
bộ gói dịch vụ mà người đăng ký có thể tải và xem bao nhiêu phim
cũng được. Nói cách khác, chi phí biên của việc tải thêm một bộ phim
là bằng không. Chi phí xem phim khi này chỉ là giá trị thời gian mà
người đăng ký đã mất khi đi mà nếu không xem phim, người này có
thể thực hiện các công việc khác như làm một việc nào đó hoặc đọc
sách v.v.
• Cách ra quyết định trong kinh doanh cũng là cách nghĩ theo cận biên.
Chẳng hạn, Vietnamairline đang cân nhắc sẽ tính vé máy bay bao
nhiêu đối với hành khách bay từ HN vào TP HCM. Giả sử, mỗi chuyến
bay chứa 200 chỗ mất một chi phí là 500 triệu đồng (chi phí là 2.500
ngàn đồng/vé tính theo trung bình). Con số 2,5 triệu đồng/1 vé này có
thể làm chúng ta nghĩ rằng, hãng hàng không này sẽ không bao giờ
bán vé dưới 2,5 triệu đồng/1 vé nếu có ghế trống. Nếu giả sử đến lúc
chuẩn bị cất cánh, máy bay vẫn có 10 ghế trống trong khi có hàng
khách muốn đi nhưng chỉ sẵn sàng trả 1,5 triệu đồng/1 vé. Liệu hãng
hàng không có nên thực hiện giao dịch này không? Rõ ràng, câu trả lời
là có. Trong trường hợp này, chi phí biên để phục vụ thêm một hành
khách là rất nhỏ, trong khi khoản doanh thu tăng thêm lớn hơn hẳn
phần chi phí biên này. Hãng hàng không muốn tối đa hóa lợi nhuận thì
việc thực hiện giao dịch vừa nêu là có lý.
• Việc ra quyết định theo cận biên có thể giúp chúng ta giải thích được:
vì sao nước có giá rẻ, trong khi kim cương lại quá đắt, mặc dù, nước là
yếu tố không thể thiếu đối với sự sinh tồn của mỗi con người, trong
khi kim cương thì không phải lúc nào cũng cần. Lý do là, cả nước và
kim cương đều quý và có giá trị nhưng sự khan hiếm của nước với
cuộc sống của mỗi con người thường ít hơn so với sự khan hiếm của
kim cương đối với mỗi con người (do vậy, người ta thường sẵn sàng
trả một khoản tiền lớn để có được 1 viên kim cương).
• Người duy lý chỉ thực hiện hành động từ trạng thái hiện tại nếu lợi
ích biên của việc hành động ấy lớn hơn chi phí biên mà người ấy
phải bỏ ra. Điều này lý do được lý do vì sao người đăng ký kho phim
trên mạng sẽ tải về và xem tối đa có thể số phim mình có nhu cầu
xem, và vì sao hang hàng không săn sàng bán vé dưới giá thành trung
bình trong một số trường hợp nhất định.
Nguyên lý
4: Con • Kích thích lợi ích (incentive) là thứ dẫn dụ
người phản hoặc thúc đẩy con người hành động, chẳng
ứng với hạn như triển vọng bị trừng phạt hoặc triển
vọng được khen thưởng. Với chủ thể duy lý,
những “kích khi ra quyết định dựa trên sự so sánh lợi/hại,
các chủ thể này sẽ phản ứng lại với những
thích lợi kích thích lợi ích.
ích”
Nếu cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức khác trong xã hội phản ứng trở lại với
những kích thích lợi ích, thì về bản chất “điều chỉnh pháp luật” là gì?

Điều chỉnh pháp luật hay điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức bằng quy
định của pháp luật chính là việc nhà nước sử dụng các công cụ kích thích lợi ích
(thưởng/phạt) để tác động vào cấu trúc lợi ích thúc đẩy hành vi ứng xử của cá
nhân, tổ chức nhằm thay đổi hành vi ứng xử của các chủ thể này, hướng các chủ
thể này ứng xử theo hướng có lợi cho xã hội (hay theo mục tiêu điều chỉnh pháp
luật mà nhà nước mong muốn).

Điều chỉnh pháp luật chính là nghệ thuật sử dụng công cụ “cây gậy” và “củ cà rốt”!
• “Kích thích lợi ích” là yếu tố đóng vai trò nền tảng trong
nghiên cứu kinh tế học nói chung và kinh tế học pháp luật
nói riêng. Đã từng có nhà kinh tế nói quá lên rằng, kiến thức
kinh tế học có thể được tóm tắt bởi một câu ngắn gọn rằng
“con người phản ứng trước kích thích lợi ích, phần còn lại chỉ
là sự bổ sung”. Kích thích lợi ích là yếu tố then chốt trong
việc phân tích cách thức hoạt động của các quan hệ thị
trường cũng như của các loại thị trường trong nền kinh tế. Ví
dụ: Khi giá thịt lợn tăng lên, người tiêu dùng có thể mua ít đi
hoặc chuyển sáng mua sản phẩm khác (chẳng hạn, thịt bò).
• Tuy nhiên, khi giá thịt lợn tăng, các trang trại nuôi lợn nhận thấy
mình có cơ hội kiếm lợi nhuận tốt, vì thế, sẽ tìm cách mở rộng
quy mô chăn nuôi, thuê thêm người làm công, mua thêm con
giống và nguyên liệu v.v. Nói cách khác, một sự tăng giá hàng
hóa/dịch vụ trên một thị trường nhất định sẽ cung cấp một kích
thích lợi ích để người mua hàng hóa/dịch vụ tiêu thụ ít đi đồng
thời cung cấp kích thích lợi ích để người bán hàng sản xuất thêm.
Chính sự ảnh hưởng của giá cả đối với hành vi của người tiêu
dùng và nhà sản xuất có vai trò quyết định đối với việc nền kinh
tế thị trường phân bổ các nguồn lực khan hiếm như thế nào. Hệ
thống chế tài (phạt)/thưởng sẽ đóng vai trò mang tính quyết
định tới việc mỗi người dân, doanh nghiệp quan tâm và tuân thủ
các yêu cầu/đòi hỏi của pháp luật như thế nào.
• Các nhà hoạch địch chính sách, xây dựng pháp luật cần luôn
khắc ghi vai trò của các kích thích lợi ích: Sự thay đổi chính
sách/thay đổi quy định của pháp luật có thể làm thay đổi cấu
trúc kích thích lợi ích mà các tổ chức, cá nhân trong xã hội
phải đối mặt, vì thế, tác động trực tiếp tới nhận thức, chọn
lựa hành vi ứng xử của các chủ thể này. Ví dụ: việc tăng thuế
môi trường đánh trên xăng/dầu, có thể khuyến khích người
tiêu dùng mua ít xăng/dầu hơn, từ đó, ít đi lại bằng xe cá
nhân hơn, hoặc chọn lựa loại xe có tính tiết kiệm nhiên liệu
hơn.
• Chính vì thế, ở các quốc gia có giá xăng cao (chẳng
hạn như ở Châu Âu), người tiêu dùng có thể thích loại
xe nhỏ, tiết kiệm nhiên liệu. Trong khi đó, ở các quốc
gia có thu nhập cao và giá xăng thấp (chẳng hạn như
Hoa Kỳ), người tiêu dùng có thể thích loại xe to và
rộng rãi hơn. Giá xăng cao cũng có thể tác động tới
việc người dân chuyển sang sử dụng các phương tiện
công cộng (hoặc đi xe chung) hoặc chuyển nhà để
sống gần nơi làm việc hơn hoặc chuyển sang sử dụng
xe điện hoặc xe hỗn hợp.
• Khi các nhà hoạch địch chính
sách/xây dựng pháp luật không
chú ý đầy đủ tới vai trò của các
kích thích lợi ích, chính sách do
mình ban hành có thể sẽ có
những tác động ngoài dự tính. Ví
dụ: quy định bắt buộc đội mũ
bảo hiểm khi đi xe máy? Quy
định về trợ cấp cho người
nghèo?
1. Kinh tế học có lẽ được định nghĩa phù hợp nhất là sự nghiên
cứu:
a. Cách thức mà xã hội quản lý các nguồn lực khan hiếm của
mình như thế nào.
b. Cách thức quản lý một doanh nghiệp có lợi nhuận cao nhất.
c. Cách thức dự báo lạm phát, thất nghiệp, và giá cổ phiếu.
d. Cách thức nhà nước ngăn ngừa và chấm dứt những thiệt hại
từ lợi ích cá nhân vị kỷ không bị kiểm soát.

Kiểm tra nhanh: 2. Chi phí cơ hội của việc bạn đi tới rạp chiếu phim là:
a. Giá của vé vào rạp.
b. Giá của vé vào rạp cộng với tiền mua đồ uống, bỏng ngô
khi bạn mua ở rạp.
c. Tổng số tiền mặt bạn đã chi cộng với giá trị của thời gian
mà bạn đã phải tiêu phí khi đi xem phim ở rạp.
d. Bằng không, miễn là bạn tận hưởng bộ phim và xem việc
đến rạp là đáng giá với thời gian và số tiền đã bỏ ra.
• Đúng hay sai: Chi phí phải bỏ ra
để có 1 tuần cả gia đình đi du lịch
chỉ bao gồm chi phí bằng tiền cho
vé máy bay khứ hồi (cộng chi phí
giao thông), chi phí tiền phòng
thuê trọ, chi phí ăn uống trong
thời gian đi du lịch, chi phí cho
các khoản vé tham quan thắng
cảnh, chi phí bảo hiểm du lịch.
3. Một sự thay đổi biên là sự thay đổi mà
a. Không quan trọng đối với chính sách công.
b. Sự thay đổi một cách từng bước kế hoạch hiện tại.
c. Tạo ra một kết quả không hiệu quả.
d. Không ảnh hưởng tới các kích thích hành vi.
4. Bởi vì con người phản ứng trở lại với các kích thích hành vi,
e. Người lập chính sách có thể thay đổi kết quả bằng việc thay đổi biện pháp trừng phạt hoặc các
biện pháp khen thưởng.
f. Chính sách có thể có các hệ quả ngoài dự kiến.
g. Xã hội đối mặt sự đánh đổi giữa “hiệu quả” và “bình đẳng”.
h. Tất cả các khả năng trên.
• Có quan điểm cho rằng, khi các đối thủ
cạnh tranh với nhau, thì không có cơ hội
cho hợp tác. Điều này không đúng.
Nguyên lý 5: Thương
mại (tự nguyện)/hợp • Thương mại giúp cho mỗi cá nhân con
tác có thể khiến mọi người chuyên môn hóa vào những việc
người đều tốt lên (phúc mình có khả năng tốt nhất, từ đó, giảm
bớt sự nghiệp dư trong hoạt động của xã
lợi của mỗi người đều hội, điều này làm gia tăng năng suất lao
được cải thiện) động trong xã hội. Ví dụ: Việc người dân ở
(Thương mại/hợp tác đô thị trồng rau trong các thùng xốp để tự
là quan hệ hai bên cấp, tự túc rau xanh!
cùng có lợi – quan hệ • Ở tầm quốc gia: Thương mại góp phần
hai bên cùng thắng) giúp cho các quốc gia chuyên sâu vào lĩnh
vực mình có lợi thế tốt nhất (nhất là lợi
thế so sánh).
• Góc nhìn trước đây ở Việt Nam và nhiều quốc
gia về kinh tế thị trường: thị trường, kinh tế
Nguyên lý 6: thị trường là vấn đề!
• Góc nhìn hiện nay: Thị trường, kinh tế thị
Thị trường trường thường là “giải pháp” cho phát triển
quốc gia!
thường là • Nền kinh tế thị trường = là nền kinh tế trong
cách thức tốt đó các nguồn lực khan hiếm được phân bổ
thông qua các quyết định của các chủ thể
để tổ chức tham gia thị trường (tức là quyết định riêng lẻ
của rất nhiều người lao động, người tiêu dùng,
các hoạt doanh nghiệp v.v.) về các loại hàng hóa/dịch
vụ.
động kinh tế • Cơ chế vận hành: “bàn tay vô hình” + “bàn tay
hữu hình”!
• Trước khi có Uber/grab/be: Thị
trường dịch vụ taxi là thị trường
chịu sự điều tiết rất cao của nhà
nước.
Uber/Grab/Be: • Sau khi có Uber/grab/be: thị
tốt cho xã hội phần của các hãng taxi truyền
thống bị suy giảm (do xuất hiện 1
hay không? loại dịch vụ vận tải cạnh tranh
trực tiếp với taxi truyền thống, và
khá tiện lợi cho khách hàng, mặc
dù không phải lúc nào giá cũng rẻ
hơn).
• Thị trường chỉ vận hành tốt khi: Nhà nước
Nguyên lý 7: phải ban hành và bảo đảm thực thi các quy
Nhà nước định bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ một cách
hữu hiệu để các chủ sở hữu các nguồn lực
(“bàn tay trong xã hội có thể tham gia các giao dịch thị
hữu hình”) trường một cách thuận lợi. (Ví dụ: khi nạn
trộm cắp mùa màng diễn ra phổ biến, người
đôi khi có thể nông dân sẽ không có động lực để gieo
cải thiện kết trồng; công ty sản xuất phim sẽ không sản
quả thị xuất phim nếu có phim nào sản xuất ra thì
đều bị đưa lên mạng Internet một cách trái
trường phép).
• Thị trường thường tạo ra vấn đề “bất bình đẳng xã hội”
(nhất là sự bình đẳng trong thu nhập, phân hóa giàu-nghèo:
ví dụ: giải thưởng cho thi hoa hậu thường cao hơn giải
thưởng cho thi học sinh giỏi; vấn đề dùng thuế lũy tiến để
bảo đảm công bằng xã hội/chương trình an sinh xã hội) và có
trường hợp không bảo đảm “tính hiệu quả trong phân bổ
nguồn lực”. Nói cách khác, cơ chế thị trường có “trục trặc”
hay “khiếm khuyết” riêng của nó.
THẾ GIỚI HÔM NAY BẤT BÌNH ĐẲNG NHƯ THẾ NÀO?
- Năm 2013 (Viện Nghiên cứu của Credit Suisse) ước tính rằng: 10%
người trưởng thành giàu có nhất hành tinh (tức khoảng 400 triệu
người) sở hữu 86% của cải toàn cầu, trong đó riêng 1% người giàu nhất
sở hữu 46% của cải toàn cầu. Trong khi đó, 3,2 tỷ người nghèo nhất chỉ
sở hữu có 3% của cải toàn cầu. [Xem: Tim Di Muzio, The 1% and the
Rest of Us: A Political Economy of Dominant Ownership, London: Zed
Books, 2015, at 3]
• Thất bại/trục trặc của thị trường
(market failure) = một tình
huống trong đó nếu cứ để mặc
thị trường tự vận hành thì thị
trường ấy không thể phân bổ
nguồn lực một cách hiệu quả.
• Ví dụ về những dạng trục trặc của thị trường:
- Tác động ngoại ứng (externality) = tác động của
hành động của một chủ thể lên phúc lợi của
những người xung quanh.
+ Tình trạng “ngoại ứng tiêu cực” (quýt làm/cam
chịu: sản xuất gây ô nhiễm môi trường);
+ “Ngoại ứng tích cực” (phát minh ra ý tưởng hay
và mới nhưng bị lan truyền rất nhanh): hàng hóa
công cộng;
- Tình trạng “cấu trúc thị trường có độc
quyền/thiếu sự cạnh tranh” => phải có Luật
Cạnh tranh).
Ô nhiễm môi trường qua ví dụ thực tế: Nhiễm độc chì ở
làng tái chế ác quy tại Hưng Yên (năm 2015)
“Chính nghề thu gom ắc quy, tái chế chì vào loại lớn bậc
nhất cả nước đã giúp cho cuộc sống của người dân xã
Chỉ Đạo (H.Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên) trở nên sung túc
hơn. Nhưng hậu quả là chỉ tính riêng thôn Đông Mai của
xã này đã có tới hơn 200 trẻ em nhiễm độc chì.
• Vài chục năm nay, làng Đông Mai có nghề
phụ là tái chế chì từ ắc quy hỏng. Nghề này
đã giúp cuộc sống của người dân ở đây
khấm khá hơn nhiều những làng quê khác
nhưng những hệ lụy của nó như sau: Năm
2007-2008, Viện Sức khỏe nghề nghiệp và
môi trường (Bộ Y tế) đã tiến hành nghiên
cứu về mức độ ô nhiễm môi trường tại xã
Chỉ Đạo. Kết quả cho thấy mức độ ô nhiễm
chì trong không khí vượt tiêu chuẩn gần 3,5
lần, có nơi tới 10 lần. Nhiều loại cá, rau...
nuôi trồng cũng nhiễm chì vượt mức cho
phép 4,6 lần.
Đáng lo ngại nhất là rất nhiều cháu bé ở
Đông Mai đang bị nhiễm độc chì với các mức
độ nặng nhẹ khác nhau. Trong số các em nhỏ
bị nhiễm độc chì ở làng nghề tái chế thôn Chỉ
Đạo, có 33 em có hàm lượng chì vượt ngưỡng
cho phép đến hơn 4 lần và cần được điều trị
gấp. Nếu không thì một thời gian nữa, những
đứa trẻ này sẽ phát bệnh.
• Sở Y tế tỉnh Hưng Yên đã phối hợp với các cơ quan chức năng và Trung tâm
Chống độc (BV Bạch Mai) để tiến hành giải độc cho 33 trẻ bị nhiễm độc chì
cao. Khó khăn lớn nhất là vấn đề kinh phí. "Việc tiến hành xét nghiệm kiểm
tra có nhiễm độc chì hay không tốn khoảng 10 triệu đồng/người. Y tế địa
phương đã phải đến từng nhà vận động, thậm chí không chỉ giúp kinh phí
mà còn cả thủ tục, chỉ mong người dân thực hiện xét nghiệm. Ngay chuyện
xét nghiệm còn khó thực hiện chứ chưa nói gì đến việc vận động các gia
đình đưa trẻ đi tẩy độc chì. Bởi vì mỗi một trường hợp điều trị thải độc chì
phải mất khoảng 2 năm với 16 lần thực hiện và kinh phí hơn 240 triệu
đồng. Ngoài ra, do nhận thức kém nên người dân vẫn cho rằng, con em họ
mới chỉ bị phơi nhiễm chì, chưa phát bệnh nên nhiều gia đình trì hoãn
chữa trị"
• Vòng luẩn quẩn điều trị - tái phơi nhiễm

Báo cáo của Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường cho thấy,
có đến 97% trong tổng số 500 trẻ tại thôn Đông Mai được làm xét
nghiệm nhanh có kết quả phơi nhiễm chì, hầu hết với hàm lượng
máu vượt ngưỡng 3-7 lần. Viện đã phối hợp với Trung tâm Chống
độc (BV Bạch Mai) đưa các cháu vượt ngưỡng từ 4 lần trở lên điều
trị thải độc. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhi đã bỏ điều trị hoặc không
tuân thủ liệu trình của bác sĩ.
• Theo các bác sĩ ở Trung tâm Chống độc (BV Bạch Mai), nhiễm độc chì ngăn
cản quá trình phát triển bình thường của trẻ cả về mặt thể lực và trí tuệ.
Trẻ nhiễm độc chì dễ dẫn đến suy gan, suy thận, mất trí nhớ, sụt cân... Nếu
ngộ độc nặng, trẻ sẽ bị co giật, nguy hiểm đến tính mạng. Không chỉ trẻ em
mà hầu hết người lớn ở làng nghề Đông Mai khi làm xét nghiệm đều có
lượng chì trong máu cao hơn mức cho phép. Biểu hiện khi người lớn nhiễm
độc chì thì thường chán ăn, mất ngủ, đau đầu, thiếu máu và suy giảm sức
khỏe, trí nhớ, năng suất lao động. Trung tâm cũng đã tiếp nhận các trường
hợp nhiễm độc chì hàm lượng cao nhưng hầu hết chỉ điều trị 1-2 đợt rồi
không quay lại. Quá trình điều trị nhiễm độc chì thường kéo dài khoảng 2
năm. Nếu chỉ điều trị một vài tuần sẽ không thể thải loại được nồng độ chì
trong cơ thể.
• Theo ông Doãn Ngọc Hải, Viện trưởng Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường,
hiện một số thuốc thải độc chì vẫn có trong danh mục cho phép của BHYT. Tới đây,
Bộ Y tế cũng sẽ tiếp tục bổ sung thuốc vào danh mục do BHYT chi trả. Tuy nhiên,
vấn đề ở đây là nhiều gia đình từ Hưng Yên ra Hà Nội điều trị ngại phải đi lại xa,
chi phí tốn kém... Viện đang đề xuất với BV Bạch Mai và Bộ Y tế xuống tận địa
phương giúp thực hiện điều trị thải độc chì cho người dân. Cụ thể, ngành y tế sẽ cử
bác sĩ chuyên khoa xuống tập huấn, chuyển giao cách chữa trị cho BV địa phương
để người dân đỡ phải đi lại. Ông Doãn Ngọc Hải khẳng định, điều trị thải độc chì
hoàn toàn có thể thực hiện được nhưng không bền vững. Cốt lõi của vấn đề nằm ở
chỗ, sau khi điều trị thải độc xong, trẻ lại quay về sống ở môi trường ô nhiễm để rồi
lại tái nhiễm. Do đó, ngành y tế khuyến nghị người dân không nên vì lợi ích kinh tế
mà không quan tâm đến sức khỏe; đồng thời, phải có quy hoạch lại làng tái chế chì.
(Nguồn: Hà Nội Mới, ngày 7/5/2005).
Theo các chủ lò, mỗi ngày Chỉ Đạo
xuất đi ngót 100 tấn chì thành
phẩm. Và để cho ra lò từng đó số
chì thành phẩm, thì phải cần tới cả
trăm tấn ắc quy phế phẩm được
đưa về làng mỗi ngày.
• Quyền lực thị trường = Khả năng
của một chủ thể kinh tế (hoặc một
nhóm nhỏ các chủ thể kinh tế) có
ảnh hưởng chủ chốt lên giá thị
trường.
• Hàng hóa công cộng (“điều tốt đẹp chung - public goods”): “Thứ ai cũng được
hưởng lợi nhưng không phải ai cũng sẵn sàng trả tiền riêng để có được sự tốt đẹp
đó” (còn gọi là hàng hóa tiêu dùng tập thể): quốc phòng/an ninh/an toàn xã hội;
vỉa hè; công viên; hải đăng; bầu không khí sạch/đèn đường; buổi trình diễn pháo
hoa lúc giao thừa => Để có được hàng hóa công cộng: phải dùng tiền công cộng
(tiền thuế, vay nợ của Chính phủ).
=> Khái niệm mới: “public bads”: “Điều tệ hại chung”: “Thứ ai cũng bị thiệt hại
nhưng không phải ai cũng sẵn sàng trả tiền riêng để có loại trừ sự tệ hại đó”: ví dụ:
bầu không khí bị ô nhiễm.
• Hàng hóa cá nhân: “Loại hàng hóa mà người tiêu dùng hàng hóa này có thể loại
trừ người khác cùng tiêu thụ hàng hóa đó”.
Bàn tay hữu hình - Tuy nhiên 1?
Bàn tay hữu hình cũng không phải luôn hoàn hảo. Bàn tay hữu hình có “khuyết tật/trục trặc” của
bàn tay hữu hình.
Những dạng khuyết tật/trục trặc của “bàn tay hữu hình” (vai trò của Nhà nước):
+ Tham nhũng: lạm dụng quyền lực công để mưu lợi tư (xem: định nghĩa về tham nhũng của Luật
Phòng, chống tham nhũng).
+ Quan liêu: ra quyết định không sát thực tế (“bắt bệnh sai và kê đơn thuốc sai”/ngôn ngữ đời
thường “gãi không đúng chỗ ngứa”).
+ Lãng phí: “khi tiêu dùng tài sản không phải của mình, người tiêu dùng tài sản thường rộng
rãi/thoáng hơn so với trường hợp tiêu dùng tài sản của chính mình” (“tốt bụng một cách đột
xuất?”) => Người sử dụng tài sản công có thể không “chắt chiu” với tài sản được giao cho mình sử
dụng (nếu không có cơ chế hữu hiệu bắt buộc làm việc đó).
Bàn tay hữu hình – Tuy nhiên 2:
- Cần tránh biện pháp áp đặt giá trần (tức là bắt doanh nghiệp không được
đặt giá cao hơn một mức giá mà nhà nước cho là “hợp lý”): đối với loại
hàng hóa, dịch vụ mà Nhà nước muốn người dân tiếp cận nhiều hơn. Hệ
quả của việc áp đặt giá trần:
+ Thiếu hụt nguồn cung => Khan hiếm hàng hóa, giả tạo.
(Ví dụ: Nhà nước đặt ra quy định, người có căn hộ cho thuê không được đặt
giá tiền thuê căn hộ cao quá một mức mà Nhà nước cho là hợp lý).
=> Người tiêu dùng có thể phải xếp hàng dài hơn (mất thêm chi phí cơ hội)
để có thể tiếp cận được với hàng hóa, dịch vụ.
Nguyên lý 8: Thu nhập • Mức sống của các quốc gia trên thế
của mỗi cá nhân tùy giới rất khác nhau. Năm 2017, một
thuộc vào năng lực tạo người Đức sẽ có thu nhập trung
ra giá trị có lợi (năng bình khoảng 51.000 USD trong khi
lực lao động, sản một người Trung Quốc có thu nhập
xuất/kinh doanh, sáng là 17.000 USD (tính theo sức mua
tạo) của chính mình; tương đương). Những con số này
Mức sống của một phụ thuộc vào năng lực sản xuất
quốc gia tùy thuộc vào
năng lực sản xuất hàng hàng hóa/dịch vụ của mỗi quốc gia.
hóa/dịch vụ của mình
• Những yếu tố tác động tới cải thiện năng
lực sản xuất của mỗi quốc gia: số lượng
lao động được tăng thêm/số lượng công
nghệ được nâng cấp/số lượng tri thức
được áp dụng v.v. => Muốn cải thiện mức
sống: phải cải thiện năng suất lao động
(nhất là nâng cấp công nghệ/tăng năng
suất lao động của từng người lao động
v.v: cải thiện lực lượng sản xuất/quan hệ
sản xuất/thể chế có liên quan).
• Lưu ý: sản lượng tối ưu của mỗi nền kinh tế đều
nằm trong “đường giới hạn khả năng sản xuất”.
Sự dịch chuyển đường giới hạn này chỉ thực hiện
được khi có sự nâng cấp công nghệ, thêm nguồn
lực đầu vào (chẳng hạn: lực lượng lao động hiện
tại được bổ sung thêm bằng con đường trẻ hóa
hoặc bằng cách thay thế bằng lực lượng lao động
có năng suất lao động cao hơn nhờ học tập v.v.).
Với sự nâng cấp công nghệ, “cùng một nguồn lực
đầu vào hiện tại”, công nghệ mới có thể tạo ra
“lượng sản phẩm đầu ra nhiều hơn” hoặc “chất
lượng hơn” (an toàn hơn, nhiều tính năng hơn,
thân thiện với môi trường hơn v.v.).
Trong xã hội hiện nay: đổi mới sáng
tạo (innovation) được coi là yếu tố
then chốt đối với việc nâng cao phúc
lợi xã hội trong dài hạn. Chính vì thế,
thúc đẩy đổi mới sáng tạo luôn là
một trong những ưu tiên trong chính
sách của các quốc gia.
Nguyên lý
• Trong lịch sử, tháng 1/1921, một tờ báo ở
9: Giá cả Đức có giá 0,3 Mác. Vào tháng 11/1922, giá
tăng khi tờ báo ấy là 70,000,000 mác.
• Lạm phát được coi là kẻ thù của ổn định kinh
nhà nước in tế vĩ mô!
quá nhiều
tiền
Nguyên lý • Tăng cung tiền trong xã hội có thể kích thích
10: Xã hội chi tiêu, tăng tiêu thụ hàng hóa/dịch vụ (trong
đối mặt với ngắn hạn).
• Khi nhu cầu tăng, doanh nghiệp sẽ tăng giá
sự đánh đổi hàng hóa/dịch vụ, từ đó, lợi nhuận tăng, kích
trong ngắn thích nhu cầu thuê thêm nhân công và nguồn
lực để sản xuất thêm hàng hóa, dịch vụ.
hạn giữa lạm
• Khi thuê thêm nhân công, mức thất nghiệp
phát và thất sẽ giảm.
nghiệp
10 Nguyên lý của kinh tế học
I. Con người ra quyết định như thế nào
1. Con người đối mặt với việc đánh đổi.
2. Chi phí của một thứ gì đó là tất cả những gì bạn phải từ bỏ để có được thứ này.
3. Người duy lý ra quyết định bằng cách so sánh lợi ích biên và chi phí biên.
4. Con người phản ứng đối với các “kích thích lợi ích”.
II. Con người tương tác như thế nào
5. Thương mại có thể làm cho mọi người đều tốt lên.
6. Thị trường thường là cách tốt để tổ chức các hoạt động kinh tế.
7. Nhà nước đôi khi có thể cải thiện kết cục thị trường.
III. Nền kinh tế hoạt động với tư cách một chỉnh thể như thế nào
8. Mức sống của một quốc gia tùy thuộc vào khả năng sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ của quốc gia đó.
9. Giá tăng khi nhà nước in quá nhiều tiền.
10. Có sự đánh đổi giữa “lạm phát” và “thất nghiệp”.
1. Lấy ví dụ về việc bạn phải thực hiện sự đánh đổi trong cuộc
sống cá nhân của mình.
2. Phân tích sự đánh đổi trong các trường hợp sau: (1) gia
đình mua thêm 1 chiếc xe mới; (2) Thành phố Hà Nội dành
thêm nhiều ngân sách hơn cho việc xây công viên; (3)
Doanh nghiệp xây dựng thêm một nhà máy mới; (4) Học
viên quyết định theo học lớp cao học luật…
Câu hỏi ôn 3. Chi phí cơ hội để bạn đi nghỉ 5 ngày ở Phú Quốc là gì?
4. Vì sao kích thích lợi ích lại quan trọng với những người
bài hoạch định chính sách?
5. “Bàn tay vô hình” có vai trò gì?
6. Lấy ví dụ về sự trục trặc/khiếm khuyết của cơ chế thị
trường.
7. Chuyện gì sẽ diễn ra nếu Nhà nước thấy giá một mặt hàng
nào quá cao và ra quyết định áp giá trần đối với việc bán
mặt hàng đó!
III. Những khái niệm quan trọng khác
1. Hiệu quả Pareto (Pareto efficiency) = Hiệu quả trong phân bổ nguồn lực (hiệu quả kinh
tế)
Hiệu quả kinh tế là tiêu chí đánh giá mức độ tối ưu trong phân bổ nguồn lực trong nền kinh
tế. Việc phân bổ nguồn lực được coi là có hiệu quả (tối ưu), khi không thể có cách phân bổ
nguồn lực nào để đạt được những giá trị cho xã hội tốt hơn mà không phải hi sinh thêm
nguồn lực mới (nói cách khác: không thể có cách phân bổ khác mà người này được hưởng
lợi nhưng không có ai phải chịu thiệt hại).
2. Thông tin bất cân xứng
• Tình trạng hai chủ thể có mối quan hệ hợp tác với nhau nhưng các thông tin liên quan tới
lợi ích của các bên không được cung cấp một cách ngang bằng nhau.
• Ví dụ: Tình trạng giữa “người bán sản phẩm” và “người tiêu dùng”
Những nhà kinh tế học đạt giải Nobel nhờ nghiên cứu về hiện tượng bất
cân xứng thông tin (hoặc thông tin bất cân xứng):
- James A. Mirrlees (1936 - 2018) và William Vickrey (1914 - 1996) (giải
Nobel năm 1996);
- George Akerlof (1940 -) (tác phẩm kinh điển: “Thị trường những quả
chanh: Sự không chắc chắn về chất lượng và cơ chế thị trường” - “
The Market for Lemons: Quality Uncertainty and the Market Mechanism
”, năm 1970), Michael Spence (1943 - …) (tác phẩm kinh điển: “Tín
hiệu thị trường việc làm” - “Job Market Signaling” năm 1973) và Joseph
E. Stiglitz (1943-…) (giải Nobel năm 2001) (Tác phẩm kinh điển: “Sự
cân bằng trên thị trường bảo hiểm cạnh tranh: Một bài luận về kinh tế
học thông tin không hoàn hảo” - "Equilibrium in Competitive Insurance
Markets: An Essay on the Economics of Imperfect Information.", năm
1976).
3. Xung đột lợi ích
Tình trạng trong quan hệ cộng tác
giữa hai chủ thể với nhau, sự tối
đa hóa lợi ích của chủ thể này
không đồng nghĩa với việc chủ thể
còn lại cũng có sự tối đa hóa lợi
ích.
Ví dụ: “Mối quan hệ giữa người
được ủy quyền và người ủy
quyền”.
4. Chi phí giao dịch (transaction cost)
Chi phí giao dịch là toàn bộ các chi phí mà các bên tham gia giao dịch
phải bỏ ra để hiện thực hóa được giao dịch.
Chi phí giao dịch bao gồm: chi phí thu thập thông tin, tìm kiếm đối tác
giao dịch, chi phí thương lượng, chi phí soạn thảo hợp đồng/thỏa
thuận, chi phí để thực hiện các thủ tục hành chính nếu nhà nước có yêu
cầu, chi phí giám sát quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên
tham gia giao dịch, chi phí thực hiện giao dịch (chi phí vận chuyển hàng
hóa v.v.) v.v.
Chi phí giao dịch chính là yếu tố quan trọng để giải thích sự ra đời và
hình thành các thiết chế quan trọng trong nền kinh tế như: doanh
nghiệp; các khu chợ truyền thống; Sở Giao dịch chứng khoán; Sở
Giao dịch hàng hóa; sự hình thành nghề “trung gian môi giới” v.v.

Chi phí giao dịch cũng được coi như những rào cản đối với sự dịch
chuyển các nguồn lực trong nền kinh tế từ chủ thể này sang chủ thể
khác.
THẢO LUẬN

Chi phí giao dịch cho một giao dịch hợp đồng cao
hay thấp phụ thuộc vào những yếu tố nào?
• Số lượng các bên tham gia giao dịch:
• Tính phức tạp/quy mô/giá trị của giao dịch:
• Sự rõ ràng về tình trạng sở hữu của tài sản tham gia giao dịch:
• ????
THẢO LUẬN
Yếu tố chi phí giao dịch lý giải những
hiện tượng nào dưới đây?
- Việc xuất hiện và sử dụng đồng tiền
chung thống nhất trong nền kinh tế?
Nền kinh tế sẽ như thế nào khi không
có tiền?
- Vì sao ra đời chợ truyền thống?
- Vì sao ra đời Sở Giao dịch chứng
khoán?
Thảo luận
Anh/chị hãy thảo luận vì sao các cụ khi
chọn nơi ở có đúc kết “Nhất cận thị/nhị
cận giang/tam cận lộ”
- Thị = Chợ/trung tâm thương mại/đô thị;
- Giang = Sông (có thể hiểu rộng là cả hồ);
- Lộ = Đường (nhất là đường lớn) (đường
bộ/đường sắt/đường tàu điện
ngầm/đường hàng không … gần ga…).
5. Định đề Coase (Coase Theorem)
Quan điểm cho rằng: trong điều kiện không có chi phí giao
dịch, các bên có quyền sở hữu nguồn lực sẽ tương tác,
thương lượng với nhau để thị trường phân bổ nguồn lực một
cách tối ưu, theo đó, nguồn lực sẽ được dịch chuyển từ nơi
không được sử dụng hiệu quả tới nơi được sử dụng hiệu quả
cao nhất (tương tự như quan điểm trong vật lý rằng: khi
không có ma sát, hòn bi bao giờ cũng chạy đến nơi trũng
nhất). Do đó, việc trao cho ai nắm giữ quyền sở hữu đối với
nguồn lực nhất định không quan trọng vì kết cục thì nguồn
lực ấy vẫn được dịch chuyển đến nơi cần đến.
(Alan Devlin, Fundamental Principles of Law and Economics,
Routledge, 2015, at 29).
Ronald Coase (1910-2013)
Giải Nobel năm 1991
Tác phẩm kinh điển: Bản chất của
hãng (The Nature of the Firm, 1937).
Vấn đề chi phí xã hội (The Problem
of Social Cost, 1960)
Vì sao đường
làng ở các xã ven
đô khá quanh co
Thảo luận
nhưng lại khó
mở rộng và nắn
thẳng đến vậy?
6. Bất cân xứng về quyền lực thị
trường
Tình trạng giữa các chủ thể bình đẳng
nhau về địa vị pháp lý nhưng trong
quan hệ hợp tác các bên có vị thế
khác nhau về khả năng chi phối nội
dung các điều khoản thỏa thuận về
hợp tác.
Ví dụ: quan hệ giữa doanh nghiệp và
người tiêu dùng trong điều kiện thị
trường không có cạnh tranh
Đây là tình trạng xuất hiện trong
nhiều doanh nghiệp khi chủ sở
7. Sự tách hữu của doanh nghiệp lại không
biệt giữa “sở trực tiếp thực hiện việc quản
hữu” và lý/điều hành đối với doanh nghiệp.
Khi xảy ra tình huống này, trong
“kiểm soát” doanh nghiệp xuất hiện mối quan
(Separation of hệ giữa 2 (nhóm) chủ thể: (các)
chủ sở hữu doanh nghiệp và
ownership and (những) người quản lý/điều hành.
control)
Trong DNTN nhìn chung không có tình
trạng này trong khi ở các công ty cổ
phần, đây là tình trạng mang tính phổ
biến (nhất là các công ty cổ phần niêm
yết trên sàn chứng khoán).

Sự tách biệt này làm phát sinh vấn đề


“thông tin bất cân xứng” và “xung đột
lợi ích” giữa “chủ sở hữu” và “người
quản lý/điều hành”.
8. Vấn đề “người ăn không” (free-
rider problem)

Người ăn không (free-rider) là


người được thụ hưởng lợi ích từ
hàng hóa/dịch vụ nhưng lại trốn
tránh việc chi trả chi phí cung ứng
hàng hóa/dịch vụ đó.
• Ví dụ: trong lễ hội đón năm mới, việc có màn bắn pháo hoa sẽ làm cho không khí đêm lễ
hội thêm hứng khởi. Điều này mang lại lợi ích cho người tham gia đêm lễ hội. Tuy nhiên,
để có được màn bắn pháo hoa, Ban Tổ chức đêm lễ hội phải bỏ tiền (bỏ chi phí) mua
pháo hoa và phải bỏ ra các chi phí liên quan tới việc lắp đặt dàn pháo hoa, chi phí bảo
đảm an ninh cho việc bắn pháo hoa. Khi pháo hoa được bắn lên bầu trời, rất nhiều người
có thể thụ hưởng màn bắn pháo hoa mà không cần chi trả chi phí gì cho việc có được
màn bắn pháo hoa đó. Ban Tổ chức lễ hội cũng rất khó tìm cách nào để thu phí của người
thụ hưởng màn bắn pháo hoa. Khi này, những người thụ hưởng màn bắn pháo hoa mà
không phải trả bất cứ chi phí nào được gọi là “người ăn không” (free-rider).
9. Lợi thế
kinh tế theo Lợi thế kinh tế theo quy mô: Hiện
tượng kinh tế theo đó, khi đầu tư ở

quy mô một quy mô nhất định thì mới có thể


đạt được hiệu quả kinh tế tối ưu.

(economy of
scale)/phạm Lợi thế kinh tế theo phạm vi: Hiện
tượng kinh tế theo đó, khi đầu tư ở
một phạm vi nhất định (nhiều ngành,

vi (economy
nghề) thì mới đạt được hiệu quả kinh
tế tối ưu.

of scope)
10. Cấu trúc thị trường:
- Cạnh tranh hoàn hảo: quá nhiều người bán, quá nhiều người mua,
không chủ thể nào có thể ảnh hưởng tới giá cả hàng hóa/dịch vụ trên
thị trường, chi phí gia nhập thị trường không đáng kể.
- Cạnh tranh độc quyền: Có một số người bán, nhiều người mua, chi
phí gia nhập thị trường đáng kể (do rào cản kỹ thuật/công nghệ hoặc
giấy phép v.v.).
- Độc quyền nhóm: Có một vài người bán, nhiều người mua, chi phí gia
nhập thị trường lớn (do rào cản kỹ thuật/công nghệ hoặc giấy phép
v.v.).
- Độc quyền: duy nhất 1 người bán (hoặc duy nhất một người mua), chi
phí gia nhập thị trường lớn (do rào cản kỹ thuật/công nghệ hoặc giấy
phép v.v.).
11. Hiệu ứng thu nhập (income effect):
Khi giá cả một hàng hóa giảm xuống, người tiêu dùng
cảm thấy rằng thu nhập thực tế của mình được tăng
lên (khi đồng lương vẫn được giữ nguyên), điều này
cũng có nghĩa, người tiêu dùng cảm thấy có nhiều thu
nhập hơn để có thể chi tiêu, vì thế, người tiêu dùng có
xu hướng mua sắm nhiều hơn khi giá cả hàng hóa
giảm. Ngược lại, khi giá cả hàng hóa tăng lên, thu
nhập thực tế của người tiêu dùng sẽ bị giảm đi, người
tiêu dùng cảm thấy mình bị nghèo đi, vì thế, người
tiêu dùng có xu hướng mua sắm ít đi khi giá cả hàng
hóa tăng.
Hiệu ứng thu nhập giúp giải thích vì sao đường cầu
luôn có xu hướng trúc xuống.
12. Cầu không co giãn (inelastic demand):
Có một số loại hàng hóa mà người tiêu dùng coi là thiết yếu, lệ thuộc
vào loại hàng hóa này, thì mặc dù giá cả hàng hóa tăng, số lượng tiêu
thụ của người tiêu dùng cũng hầu như không đổi.
Ví dụ: thuốc lá đối với người nghiện thuốc lá; ma túy đối với người
người nghiện ma túy; xăng đối với người chạy xe ô tô; điện đối với các
hộ gia đình ở thành phố…
Khi này cầu đối với hàng hóa này được coi là cầu không co giãn
(inelastic demand).
13. Nghiên cứu thị trường (market research):
Ý tưởng cho rằng, trước khi cung ứng bất cứ
hàng hóa, dịch vụ nào cho xã hội, doanh
nghiệp phải tiến hành nghiên cứu nhu cầu của
người tiêu dùng trước hết.
Nói ngắn gọn: phải bán cái thị trường cần chứ
không phải bán cái mình có.
ÞTục ngữ Việt Nam: Phải gãi đúng chỗ ngứa.
Þ Ứng dụng: trong tham mưu, tư vấn…
• Lưu ý: ý tưởng này được nêu ra từ năm
1914 bởi Charles Coolidge Parlin (nhà
tiên phong trong nghiên cứu thị trường)
từ thực tiễn vận hành hệ thống phân
phối xe hơi của hãng Ford. Đến nay,
nghiên cứu thị trường (market research)
trở thành một trong môn khoa học quan
trọng trong lĩnh vực kinh tế (quan trọng
tương tự như môn “thăm dò địa chất”
của lĩnh vực khai khoáng).
14. Luật cầu (law of demand):
Trong điều kiện các yếu tố khác giữ
nguyên, có mối quan hệ nghịch
giữa sự tăng giá cả hàng hóa và số
lượng hàng hóa người tiêu dùng
muốn tiêu dùng và sẵn sàng chi trả
cho việc tiêu dùng ấy.
• Đường cong cầu dốc xuống.
Giá cả tăng, lượng cầu giảm.
Đây là sự dịch chuyển dọc theo
đường cầu.
• Đường cầu dốc xuống:
Khi giá cả tăng lên,
lượng cầu sẽ giảm đi
và ngược lại.
15. Luật cung (Law of supply)
Đường cung (tiếng Anh: Supply Curve) là đường biểu
diễn mối quan hệ giữa lượng cung và giá cả của hàng
hóa và dịch vụ.
Đường cung cho biết lượng cung về một hàng hóa
thay đổi như thế nào khi giá cả của nó thay đổi. Vì giá
của hàng hóa càng cao càng làm tăng lượng cung nên
đường cung dốc lên.
Sự vận động dọc theo đường cung
- Toàn bộ đường cung cho ta biết cung về một loại hàng hóa hoặc dịch vụ cụ
thể nào đó. Từ đó, chúng ta có thể hiểu sự thay đổi của cung chính là sự thay
đổi của lượng cung ở mọi mức giá, vì vậy nó làm cho đường cung di chuyển.
Lượng cung tại một mức giá đã cho được biểu diễn bằng một điểm trên
đường cung nên khi lượng cung thay đổi sẽ tạo nên sự vận động (di chuyển)
dọc theo đường cung.
- Nếu trong trường hợp các yếu tố khác không thay đổi mà giá cả tăng lên thì
lượng cung sẽ tăng lên nên có sự vận động lên phía trên của đường cung.
Ngược lại khi các yếu tố khác không đổi mà giá cả giảm xuống thì lượng
cung sẽ giảm và có sự vận động xuống phía dưới của đường cung.
• Đường cung đi lên: Khi giá
cả tăng lên, lượng hàng hóa
mà nhà sản xuất sẵn sàng
cung ứng sẽ tăng lên.
Sự dịch chuyển của cả đường cung
- Trong trường hợp có sự thay đổi của bất kì yếu tố quyết định cung nào ngoài giá
cả hàng hóa thay đổi nều làm dịch chuyển cả đường cung.
- Giả sử nếu có sự thay đổi về công nghệ sản xuất, làm cho năng suất lao động tăng
lên, chi phí sản xuất giảm xuống, người sản xuất có nhiều lãi hơn. Vì vậy ở bất kì
một mức giá nào, người sản xuất cũng sẵn sàng sản xuất một lượng hàng lớn hơn.
- Bởi vậy, đường cung sẽ dịch chuyển sang phải. Ngược lại, nếu giá các yếu tố sản
xuất đầu vào tăng lên làm cho chi phí tăng lên, người sản xuất sẽ sản xuất một
lượng hàng ít hơn, đường cung sẽ dịch chuyển sang trái.
- Đổi lại, khi một trong các biến số
- Khi giá cả hàng hóa thay đổi như giá cả nguyên vật liệu đầu
trong điều kiện tất cả các yếu tố vào, công nghệ, các kì vọng, chính
khác tác động đến cung không đổi sách thuế, giá cả hàng hóa liên
thì sẽ có sự vận động dọc theo quan thay đổi sẽ gây ra sự dịch
đường cung. chuyển (sang trái hoặc sang phải)
của cả đường cung.
15. Hàng hóa thay thế (substitute goods) và
hàng hóa bổ sung (complementary goods)
- Hàng hóa thay thế là hàng hóa có tính năng,
công dụng tương tự nhau và có thể sử dụng thay
thế cho nhau để cùng đáp ứng một nhu cầu.
Hàng hóa thay thế sẽ tồn tại cùng với hàng hóa
được thay thế để trở thành một cặp hàng hóa
được sử dụng thay thế cho nhau và cùng đáp ứng
một nhu cầu. Ví dụ: kem và sữa chua đông lạnh,
áo thun và áo sơ mi, vé xem phim và băng
video...
- Hàng hóa bổ sung và hàng hóa được bổ sung là
một cặp hàng hóa được sử dụng cùng nhau để
phát huy giá trị sử dụng của từng hàng hóa như
xăng và mô tô, máy tính và phần mềm...
Tác động của sự thay đổi giá cả hàng hóa liên
quan đến cầu về một loại hàng hóa
• Hàng hóa thay thế: B được coi là hàng hoá thay
thế của A nếu như người ta có thể sử dụng hàng hoá
B thay cho hàng hoá A trong việc thoả mãn nhu cầu
của mình. Công dụng của B càng gần với công
dụng của A, việc thay thế B cho A trong tiêu dùng
càng dễ thực hiện. Hay nói cách khác, B và A là
những hàng hoá thay thế tốt cho nhau.
Ví dụ: Thịt gà và thịt bò, nói chung, là những loại
hàng hoá thay thế khá tốt cho nhau đối với nhiều
người tiêu dùng. Tuy nhiên, trong một chừng mực
nào đó, rau quả cũng là một loại hàng hoá thay thế
của thịt bò.
Nếu B là hàng hoá thay thế của A thì khi giá hàng
hoá B thay đổi, điều đó ảnh hưởng như thế nào đến
cầu về hàng hoá A?
Khi giá của hàng hoá B tăng lên, sự kiện này sẽ làm
cho người tiêu dùng nhận thấy rằng, B đang trở nên
đắt đỏ lên một cách tương đối so với A. Ở một mức
giá nhất định của hàng hoá A, người tiêu dùng có xu
hướng chuyển sang việc sử dụng A nhiều hơn để
thay thế cho B.
Lượng cầu về hàng hoá A tăng lên ở mỗi mức giá của
A. Nói cách khác, khi giá của hàng hoá thay thế tăng
lên, cầu về hàng hoá mà ta đang xem xét cũng tăng
lên.
Cũng theo cách lập luận tương tự thì trái lại, khi giá
của hàng hoá thay thế hạ xuống, cầu về hàng hoá ta
đang phân tích sẽ giảm và đường cầu của nó sẽ dịch
chuyển sang trái.
Hàng hóa bổ sung
• B được gọi là hàng hoá bổ sung cho A nếu như việc tiêu dùng A luôn kéo theo việc tiêu
dùng B.
• Ví dụ: chè Lipton và đường; xe máy và xăng; ô tô và xăng hay phụ tùng ô tô…
• Khi giá của hàng hoá bổ sung B thay đổi thì cầu về hàng hoá A sẽ thay đổi như thế nào?
• Giá của xăng tăng lên khiến cho lượng cầu về xăng giảm xuống, nếu như các yếu tố khác
được giữ nguyên. Điều này cũng có nghĩa là xăng với tư cách là nhiên liệu cần thiết cho
việc sử dụng xe máy trở nên đắt hơn trước.
• Lượng xăng người ta dùng ít đi đồng thời cũng làm mức sử dụng xe máy (số giờ sử dụng
xe máy hay số người sử dụng xe máy) giảm đi so với trước. Nói cách khác, cầu về xe máy
sẽ giảm.
• Như vậy, nếu giá của hàng hoá bổ sung tăng lên, cầu về hàng hoá mà ta đang phân tích sẽ
giảm, đường cầu của nó sẽ dịch chuyển sang bên trái.
• Lập luận một cách tương tự, khi giá cả của hàng hoá bổ sung giảm xuống, cầu về hàng
hoá mà ta đang phân tích sẽ tăng lên và đường cầu của nó sẽ dịch chuyển sang bên phải.
Khi sự giảm giá của
Ngược lại, khi sự giảm một hàng hóa làm
giá của một hàng hóa giảm lượng cầu về
làng tăng lượng cầu về một hàng hóa khác,
hàng hóa khác thì hai chúng ta gọi chúng là
hàng hóa đó gọi những hàng hóa thay
là hàng hóa bổ sung. thế.
IV. Kinh tế học pháp luật về
phát triển quốc gia
• Thể chế nào thúc đẩy sự phát triển bền vững của
một quốc gia?
Vì sao những vấn đề xã hội/điều tệ hại (đói nghèo,
bất công, bất bình đẳng giới, phân biệt chủng
tộc/vùng miền, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội,
tội phạm, tắc nghẽn giao thông v.v.) diễn ra thường
xuyên và tồn tại dai dẳng đến vậy?
(1) Coi trọng tính hiệu quả: Thể chế (pháp luật)
coi trọng việc thúc đẩy sự phân bổ hiệu quả
nguồn lực trong nền kinh tế - (giúp tạo ra giá trị
kinh tế cao nhất/tạo ra tốc độ tăng trưởng kinh
tế cao nhất trong giới hạn nguồn lực sẵn có
trong nền kinh tế):
+ Thể chế công bằng trong hoạt động kinh tế:
“gieo” và “gặt”/”Thạch Sanh” và “Lý
Thông”/”trọng dụng nhân tài” (người tài và
người thạo việc được bảo vệ một cách an toàn
và được tưởng thưởng xứng đáng/cao hơn so
với người ít năng lực hơn nếu các yếu tố khác là
giống nhau) => Muốn xã hội giàu có, không được
đố kỵ và kèn cựa với người giàu có bằng con
đường chân chính.
+ Thể chế ngăn ngừa sự sử dụng
lãng phí nguồn lực trong nền kinh tế:
Ngăn chặn sự xuất hiện của hiện
tượng “tiền chùa”???
+ Thể chế rõ trách nhiệm (trách
nhiệm giải trình)… ngăn chặn tình
trạng “quýt làm cam chịu”! “quyền đi
liền trách nhiệm”, “quyền lực càng
cao/trách nhiệm càng lớn”… => Pháp
quyền, thượng tôn pháp luật, xử lý vi
phạm không có vùng cấm, không có
ngoại lệ/”dĩ công vi thượng”….
(2) Sự tái phân phối thu nhập không thay thế được
tầm quan trọng của việc thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế: tái phân phối thu nhập trong xã hội có thể gây hại
cho tăng trưởng kinh tế (khi sự tái phân phối ấy ảnh
hưởng tới động lực làm việc của các chủ thể, ảnh
hưởng tới hiệu quả phân bổ nguồn lực trong nền
kinh tế)…
(3) Coi trọng đúng mức vai trò của pháp luật tư (sở
hữu, sở hữu trí tuệ, hợp đồng, thừa kế, bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng, doanh nghiệp/công ty,
thương mại…) và cần cẩn trọng với việc thiết kế quy
định của luật công? Tạo không gian tự thỏa thuận/tự
chủ, tự quyết, tự chịu trách nhiệm của cá nhân,
doanh nghiệp trong việc đeo đuổi các nhu cầu của
mình…=> Tôn trọng quyền sở hữu/quyền tài sản,
quyền sở hữu trí tuệ của cá nhân, doanh nghiệp; tôn
trọng quyền tự do hợp đồng của cá nhân, doanh
nghiệp…
(4) Hiểu đầy đủ ích lợi của quan hệ thị trường (ích lợi
của hoạt động thương mại tự do) …(đặt niềm tin đúng
mức vào thị trường và cơ chế thị trường; tuy nhiên,
cũng lưu ý thỏa đáng tới vai trò của nhà nước trong
việc khắc phục những thất bại/trục trặc của cơ chế thị
trường: độc quyền hóa, thông tin bất cân xứng, ngoại
ứng tiêu cực v.v.)
Þ Tôn trọng quyền tự do cư trú của công dân; tự do
tìm kiếm việc làm; tự do thỏa thuận, hợp đồng lao
động v.v.
Þ Thiết lập hệ thống đăng ký tài sản (nhất là đăng ký
bất động sản): dễ tiếp cận, minh bạch…
Þ Thúc đẩy đô thị hóa: đô thị là một trong những
phát minh vĩ đại nhất của loài người (giúp giảm chi
phí giao dịch, tạo ra cực tăng trưởng, hệ thống kết
nối, khai thác lợi thế kinh tế theo quy mô và lợi thế
kinh tế theo phạm vi, thúc đẩy chuyên môn hóa
v.v.). Đô thị/Thành phố về bản chất cũng chính là
chuỗi các loại thị trường…
Þ Đặt niềm tin vào thương mại quốc tế tự do (tôn
trọng quyền tự do xuất nhập cảnh trừ những giới
hạn rõ ràng vì lợi ích công theo quy định của pháp
luật; tôn trọng dòng chảy tự do của hàng hóa/dịch
vụ/công nghệ trừ những giới hạn rõ ràng vì lợi ích
công theo quy định của pháp luật; tôn trọng dòng
chảy tự do của thông tin và sự hình thành các quan
hệ quốc tế trừ những giới hạn rõ ràng vì lợi ích
công theo quy định của pháp luật …)…
THẢO LUẬN
- Tác hại của tội phạm/vi phạm pháp luật đối
với sự phát triển kinh tế của một quốc gia và
sự phát triển kinh tế của quốc gia tác động
tới tình hình tội phạm/vi phạm pháp luật
như thế nào? (Vì sao, ở nhiều quốc gia
nghèo đói/kém phát triển đi liền với tình
hình tội phạm phức tạp cùng với thiết chế
thực thi pháp luật yếu và chính sự yếu kém
trong thực thi pháp luật lại níu kéo quốc gia
trong vòng đói nghèo và tội phạm/vi phạm
pháp luật)?
ĐÓI NGHÈO LÀ DO ĐÂU? BẪY ĐÓI
NGHÈO/VÒNG LUẨN QUẨN CỦA ĐÓI
NGHÈO LÀ DO ĐÂU?
Thiếu cơ hội tiếp cận với: (1) thực phẩm
(sản xuất thực phẩm); (2) nước sạch; (3) y
tế/chăm sóc sức khỏe; (4) giáo dục; (5) công
nghệ phù hợp; (6) các hạ tầng thiết yếu
khác
(điện/đường/trường/trạm/chợ/Internet/đ
iện thoại v.v.).
Thể chế dung hợp/bao trùm (inclusive
institutions) và thể chế bóc lột (extractive
institutions).
Thảo luận
Trường hợp Trung Quốc: những yếu tố nào giải thích sự phát triển thần kỳ của Trung
Quốc trong hơn 4 thập niên qua (kể từ khi cải cách và mở cửa năm 1978): triết lý tìm
kiếm chân lý từ thực tế, không giáo điều?
- Áp dụng kinh tế thị trường có điều tiết của nhà nước (nền kinh tế thị trường xã hội chủ
nghĩa), mở cửa (phát triển dựa trên xuất khẩu); nhà nước nắm giữ “đỉnh cao chiến lược”
(những ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế), “kiểm soát chặt chẽ lĩnh vực ngân
hàng, thị trường tài chính để tránh khủng hoảng”, còn lại thả nổi các loại thị trường khác;
cải thiện hiệu lực/hiệu quả quản trị quốc gia???; chủ động thí điểm chính sách, chấp
nhận cách tiếp cận “thử và sai” để tìm chính sách tối ưu.
- Duy trì được tỷ lệ đầu tư nâng cấp hạ tầng, nhà xưởng, công nghệ cao bậc
nhất thế giới (nhờ tỷ lệ tiết kiệm cao hàng đầu thế giới: khoảng 40% GDP,
chỉ thấp hơn tỷ lệ tiết kiệm của Singapore);
- Nguồn nhân lực chất lượng cao nhờ hệ thống giáo dục chất lượng tốt
trong một nền văn hóa coi trọng sự học (văn hóa Khổng giáo???) (sự tích tụ
vốn nhân lực): chất lượng giáo dục của TQ vượt xa so với các quốc gia đang
phát triển, tiệm cận với chất lượng giáo dục ở các quốc gia phát triển, nhờ
vậy, khả năng học hỏi/tiếp cận và làm chủ (kể cả đổi mới sáng tạo) các công
nghệ tiên tiến rất tốt;
- Tiến bộ công nghệ: nhận chuyển giao hoặc tự cải tiến, đổi mới sáng tạo.
Thảo luận: Trường hợp Việt Nam
3 nút thắt của phát triển?
Tình hình gỡ 3 nút thắt của phát triển:
- Thể chế và chất lượng thể chế;
- Hạ tầng và chất lượng hạ tầng;
- Nhân lực và chất lượng nhân lực.
Nút thắt khác? (Nâng cấp công nghệ/tiếp cận công nghệ/đổi mới sáng
tạo/năng lực làm chủ khoa học và công nghệ).
• Đề bài kiểm tra 45 phút môn kinh tế học pháp luật
1. Chi phí giao dịch là gì? Chi phí giao dịch của một giao dịch
hợp đồng cao hay thấp phụ thuộc vào những yếu tố nào? Bằng
hiểu biết của mình về chi phí giao dịch, theo anh/chị, việc sử
dụng tiền trong nền kinh tế có tác dụng gì?
2. Anh/chị hãy trình bày nội dung của định đề Coase. Bằng sự
hiểu biết của mình về định đề Coase, anh/chị hãy lý giải vì sao
những người được thừa kế nhà mặt phố mà không có khả năng
kinh doanh thường sẽ cho người khác thuê sử dụng?

You might also like