You are on page 1of 2

Tóm tắt ngắn gọn nội dung chính của Nguyên lí 1:

1. “Sự đánh đổi” là gì?


o Sự đánh đổi (Trade-off) là một khái niệm dùng để nói lên sự lựa chọn cho
một quyết định nào đó, đó là việc các doanh nghiệp, hộ gia đình, chính phủ,
tổ chức xã hội hoặc bất cứ một cá nhân nào trong xã hội cân nhắc việc bỏ ra
một nguồn lực nào đó (tiền, chi phí, tài sản, thời gian hay bất cứ thứ gì mà
mình có) để thu được một nguồn lực khác mà mình mong muốn.
Nói cách khác, quá trình ra quyết định đòi hỏi phải đánh đổi một mục tiêu nào đó
để đạt được mục tiêu khác. Sự lựa chọn quyết định đó được đưa ra dựa trên sự
nhận thức rõ ích lợi và cái mà phải mất giữa các phương án lựa chọn.

2. Tại sao “Con người đối mặt với sự đánh đổi”?


Sự đánh đổi được hiểu đơn giản là bỏ cái này để đổi lấy cái kia hay muốn được cái
này phải từ bỏ cái khác.Trong cuộc sống “sự đánh đổi” rất hay được sử dụng như
một cách để tồn tại do cái ta có thì ít mà cái ta cần thì nhiều . Để nâng cao chất
lượng cuộc sống, chúng ta luôn phải cân nhắc đánh đổi giữa cái ta đang có với cái
muốn có và cần phải có.Do mọi thứ khan hiếm (nguồn lực, thời gian, cơ hội) vậy
nên luôn tồn tại sự đánh đổi khi thực hiện các lựa chọn.
“Mọi thứ đều có giá của nó” , để có được một thứ ưa thích, thì người ta phải bỏ ra
một thứ gì đó mà mình có. Nói cách khác, quá trình ra quyết định đòi hỏi phải
“đánh đổi” một mục tiêu nào đó để đạt được mục tiêu khác.

3. Nguyên nhân “Con người đối mặt với sự đánh đổi”


 Nguyên nhân thứ nhất:
"Mọi thứ đều có giá" - Để có được một thứ ưa thích, người ta phải bỏ ra một
thứ khác mà mình thích. Nói cách khác, quá trình ra quyết định đòi hỏi phải
đánh đổi một mục tiêu nào đó để đạt được mục tiêu khác.
 Nguyên nhân thứ hai:
Cái ta có thì ít, cái ta cần thì nhiều. Để nâng cao chất lượng cuộc sống, luôn
phải cân nhắc đánh đổi giữa cái ta đang có và cái ta muốn có, cần phải có.
 Nguyên nhân thứ ba:
Do quy luật của sự khan hiến nên luôn tồn tại những sự thay đổi khi thực
hiện các sự lựa chọn.
4. Đối tượng của “Sự đánh đổi”
Đối với doanh nghiệp: mục đích của họ là tối đa hoá lợi nhuận, vì vậy họ luôn luôn
đối mặt với sự đánh đổi, phải lựa chọn quyết định sản xuất cái gì? Cho ai? Để làm
gì? Để có được chất lượng hàng hoá giá cao thì doanh nghiệp phải trả giá cho chi
phí nhân công máy móc, khi quyết định chi tiêu thêm cho một trong những hàng
hoá trên, nên cuối cùng các doanh nghiệp này kiếm được ít lợi nhuận hơn. Để đưa
ra quyết định tốt nhất, doanh nghiệp phải đối mặt với sự đánh đổi để đạt được
những lợi nhuận cao.
Đối với người tiêu dùng và hộ gia đình, mục đích của họ là tối đa hóa lợi ích. Hãy
xem xét quyết định chi tiêu của gia đình các bậc cha mẹ, họ có thể mua thực phẩm,
quần áo hay quyết định đưa cả nhà đi nghỉ. Họ cũng có thể tiết kiệm một phần thu
nhập cho lúc về già hay cho con đi học đại học. khi quyết định chi tiêu thêm chi
một trong những loại hàng hóa trên, họ có ít đi để chi tiêu cho những việc khác.
Với một nền kinh tế: sự đánh đổi quan trọng mà các chính phủ phải đối mặtl à sự
đánh đổi giữa công bằng và hiệu quả. Hiệu quả có nghĩa là xã hội nhận được hiệu
quả cao nhất từ các nguồn lực khan hiếm. Công bằng hàm ý nói là lợi ích nhận
được từ các nguồn lực đó được phân phối công bằng giữa các thành viên trong xã
hội. Nhưng trong thực tế thì hai mục tiêu này thường xung đột với nhau.

Website https://vi.wikipedia.Đánh đổi


https://text.123docz.net/document/11393708-con-nguoi-luon-doi-mat-voi-su-danh-
doi.htm
https://text.123docz.net/document/11393708-con-nguoi-luon-doi-mat-voi-su-danh-
doi.htm

You might also like