You are on page 1of 16

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐHĐN


KHOA KINH TẾ


TÀI CHÍNH CÔNG


HIỆU QUẢ VÀ CÔNG BẰNG TRONG PHÂN PHỐI

Thuộc môn học: Tài chính công

Giảng viên hướng dẫn: Dương Nguyễn Minh Huy

Sinh viên thực hiện: Đỗ Thị Thanh Thảo – Trưởng nhóm

Đoàn Thị Sơn Ka – Thư ký

Nguyễn Khánh Hương

Tạ Thị Nguyệt Nga

Phan Nguyễn Ái Tiên

Nguyễn Đạt Thanh Vi

Nhóm: 03 – Lớp: 45K20

Đà Nẵng, ngày 18 tháng 09 năm 2021.


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................... 3
NỘI DUNG ĐỀ TÀI.........................................................................................................4
I. Kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc.............................................4
1. Khái niệm..........................................................................................................4
2. Ưu, nhược điểm của phân tích thực chứng:.......................................................5
3. Ưu, nhược điểm của phân tích chuẩn tắc:..........................................................5
4. Các công cụ phân tích thực chứng và phân tích chuẩn tắc:................................5
II. Tối đa hóa thỏa dụng trong điều kiện giới hạn nguồn lực...............................6
1. Khái niệm..........................................................................................................6
2. Sở thích và đường bàng quan............................................................................6
III. Tối đa hóa thỏa dụng: Thỏa dụng biên.............................................................7
1. Thỏa dụng biên (Marginal utility).....................................................................7
2. Tỷ lệ thay thế biên (Marginal Rate of Substitution = MRS)..............................8
IV. Tối đa hoá thoả dụng: Giới hạn ngân sách.......................................................9
VI. TÁC ĐỘNG CỦA THAY ĐỔI GIÁ CẢ............................................................11
1. Tác động thay thế xảy ra khi hữu dụng cố định...............................................11
2. Tác động thu nhập xảy ra khi giá tương đối cố định............................................12
3. Định nghĩa...........................................................................................................13
KẾT LUẬN ĐỀ TÀI......................................................................................................14
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................15

2
LỜI MỞ ĐẦU

Tài chính luôn tồn tại, vận động và phát triển gắn liền với sự phát triển của xã hội.
Trong nền kinh tế xuất hiện các quỹ tiền tệ để đáp ứng nhu cầu hoạt động của các chủ
thể. Và Nhà nước cũng vậy, để thực hiện nhiệm vụ ngày một quan trọng và đa dạng, nhà
nước cũng có quỹ tiền tệ riêng. Và khái niệm tài chính công ra đời cùng với sự ra đời của
quỹ tiền tệ của Nhà nước.

Tài chính công là công cụ đảm bảo nguồn lực tài chính cho việc tồn tại và hoạt
động có hiệu quả của nhà nước. Huy động các nguồn lực từ mọi lĩnh vực, mọi thành phần
kinh tế, địa vị xã hội để hình thành nên nguồn tài chính cho toàn quốc gia. Và tài chính
công thực hiện việc kiểm tra giám sát, đảm bảo cho các nguồn tài chính đã phân phối
được sử dụng một cách hiệu quả, hợp lý, đúng mục đích...v.v.

Vậy làm thế nào để Nhà nước sử dụng công cụ Tài chính công để đảm bảo được
hiệu quả và tính công bằng của nó trong nền kinh tế? Và để làm rõ được vấn đề nêu trên,
nhóm chúng em quyết định nghiên cứu đề tài: “Hiệu quả và công bằng trong phân
phối”.

3
NỘI DUNG ĐỀ TÀI

I. Kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc.

Trên thực tế, hầu hết các thị trường không hoạt động hoàn toàn tự do. Hệ thống
kinh tế ở hầu hết các nước không hoàn toàn là hệ thống kinh tế thị trường tự do thuần túy,
mà là hệ thống kinh tế hỗn hợp. Chính phủ thường can thiệp trực tiếp hay gián tiếp vào
thị trường bằng một số biện pháp.

Có 2 lý do để Chính phủ can thiệp vào thị trường, đó là do thất bại thị trường và tái
phân phối. Thông thường, thị trường tư nhân cạnh tranh cung cấp các đầu ra rất “hiệu
quả” cho nên kinh tế. Vậy có cần đến sự can thiệp của Chính phủ?

1. Khái niệm.

Kinh tế học thực chứng (Positive Economics) là phương pháp tiếp cận khoa học
nghiên cứu thế giới hiện thực hoạt động như thế nào. Kinh tế học thực chứng là kinh tế
học giải thích sự hoạt động của nền kinh tế một cách khách quan, một cách khoa học dựa
vào sự thiết lập mối quan hệ nguyên nhân và kết quả trong các biến số kinh tế để lý giải,
dự báo các vấn đề đã, đang và sẽ xảy ra trên thực tế.

Kinh tế học chuẩn tắc (Normative Economics) là phương pháp tiếp cận khoa học
đánh giá giá trị thế giới hiện thực nên như thế nào. Kinh tế học chuẩn tắc là kinh tế học
nhằm đưa ra các chỉ dẫn hoặc các khuyến nghị dựa trên những đánh giá mang tính chủ
quan của cá nhân, thường gây nhiều tranh luận. Các tuyên bố thuộc kinh tế học chuẩn tắc
thường chứa các từ khóa “nên” hay “không nên”.

VD:

- Tỷ lệ sinh viên DUE ra trường có việc làm trong năm đầu tiên là 70% -> phát
biểu thực chứng vì tỷ lệ 70% là số liệu ta tìm hiểu dựa trên số liệu, dữ liệu thực tế (mang
tính khách quan).

- Các trường đại học nên tăng cường đào tạo kĩ năng mềm cho sinh viên -> phát
biểu chuẩn tắc vì có chữ nên (mang tính chủ quan).

 Giá trị cơ bản:

- Hiệu quả và công bằng thuộc đối tượng nghiên cứu của kinh tế học phúc lợi và
thuộc tiêu chí chuẩn tắc.

4
- Giá trị cơ bản là khác nhau ở các quốc gia thể chế.

 Nghiên cứu khu vực công, nhất thiết phải xem xét cả những yếu tố chuẩn tắc và
thực chứng.

2. Ưu, nhược điểm của phân tích thực chứng:


Việc xây dựng các lý thuyết kinh tế thực chứng khác nhau chính nhằm đưa ra
những công cụ tư duy để có thể thực hiện dễ dàng hơn những phân tích này. Một kết luận
của phép phân tích thực chứng chỉ được thừa nhận là đúng đắn nếu nó được kiểm nghiệm
và xác nhận bởi chính các sự kiện thực tế. Mặc dù muốn lý giải khách quan về các hiện
tượng kinh tế, do hạn chế chủ quan hoặc vì các lý do khác, nhà kinh tế học thực chứng
vẫn có thể đưa ra những nhận định sai lầm. Người ta vẫn có thể đưa ra những kết luận
khác nhau về cùng một vấn đề và trong lúc chúng chưa được thực tế xác nhận hay bác bỏ,
các nhà kinh tế có thể bất đồng với nhau.

3. Ưu, nhược điểm của phân tích chuẩn tắc:


Trong khi kinh tế học thực chứng mô tả các tình huống và điều kiện kinh tế để
chúng xảy ra, mục đích của kinh tế học chuẩn tắc là nhằm đưa ra các giải pháp. Các tuyên
bố trong kinh tế học chuẩn tắc được sử dụng để xác định và đề xuất các phương án thay
đổi chính sách kinh tế hoặc gây ảnh hưởng đến các quyết định kinh tế. Những tuyên bố
có bản chất thuộc kinh tế học chuẩn tắc không thể được kiểm tra hoặc dùng để chứng
minh cho các giá trị thực tế hoặc mối quan hệ nguyên nhân và kết quả hợp lí. 

4. Các công cụ phân tích thực chứng và phân tích chuẩn tắc:

Công cụ phân tích thực chứng Công cụ phân tích chuẩn tắc
Phỏng vấn Thuyết vị lợi Bentham
Thực nghiệm xã hội Các định lí phúc lợi xã hội
Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm Phân tích chi phí – lợi ích
Nghiên cứu kinh tế lượng

Tiêu chí Bentham: tạo ra lợi ích lớn nhất cho nhiều người nhất mà chỉ áp đặt chi
phí nhỏ nhất lên một số ít người.

5
6
II. Tối đa hóa thỏa dụng trong điều kiện giới hạn nguồn lực.
1. Khái niệm.

- Thỏa dụng: Thuật ngữ trong kinh tế học vi mô, để chỉ sự thỏa mãn hay hài lòng
của người tiêu dùng khi tiêu dùng hàng hóa
Bỏ qua giới hạn ngân sách, kinh tế học vi mô giả định rằng, người tiêu dùng điển
hình sẽ luôn muốn có mức độ thỏa dụng càng lớn càng tốt. tuy nhiên, khi gặp phải giới
hạn ngân sách cho chi tiêu, mua hàng.  Vì thế, họ sẽ có khuynh hướng tối đa hóa thỏa
dụng với giới hạn ngân sách của mình
- Tối đa hóa thỏa dụng có giới hạn: nghĩa là tất cả các quyết định được đưa ra để
làm tối đa sự thỏa mãn tình trạng đời sống của cá nhân, tùy thuộc vào nguồn lực sẵn có
Các cá nhân có thể quyết định chọn lựa chuyển đổi trạng thái của họ từ tiêu dùng
nhóm hàng này sang nhóm hàng khác có thể so sánh để tối đa hóa thỏa dụng.
- Hàm thỏa dụng là một hàm số toán học phản ánh tập hợp sở thích các cá nhân:
U = F (X1, X2, X3, …, Xn)
X1, X2, X3, …: Hàng hóa mà cá nhân tiêu dùng
F: Hàm số chuyển đổi hàng hóa thành mức thỏa dụng
VD: Giả sử hàm số thỏa dụng của ông A là lương thực và quần áo là
U= √ Qlt∗Qqa
Việc ông A lựa chọn mua 1Qlt và 4Qqa/ 2Qlt và 2Qqa/ 4Qlt và 1Qqa nếu thay vào
hàm thỏa dụng trên đều sẽ mang lại cho ông mức thỏa dụng là 2.
2. Sở thích và đường bàng quan.
a. Sở thích
Kinh tế học vi mô định nghĩa : “Sở thích người tiêu dùng là mức độ ưu tiên lựa
chọn giỏ hàng hóa này so với giỏ hàng hóa khác của người tiêu dùng khi mua hàng hóa”.

Sở thích của người tiêu dùng xuất phát từ giả thiết đơn giản là sự không thỏa mãn,
hoặc càng nhiều càng tốt.

Liên quan đến sở thích, các nhà kinh tế sử dụng đường bàng quan (IC:
Indefference curve), để minh họa.

b. Đường bàng quan.

7
Khái niệm đường bàng quan (đường đồng mức thỏa dụng): một tập hợp các lựa
chọn về lượng giữa hai hàng hóa khác nhau nhưng cùng cho một mức hiệu dụng bằng
nhau.

Hình 1: tập hợp các nhóm hàng hóa khác nhau Hình 2: Thỏa dụng từ những nhóm hàng hóa
khác nhau
- Hai đặc điểm đường bàng quan:

 Người tiêu dùng thích đường bàng quan cao hơn (VD trên: Nghĩ là các cá nhân
thích điểm C hơn A và B phản ánh người tiêu dùng có thể xem nhiều lương thực
và quần áo hơn.)
 Đường bàng quan luôn dốc xuống, tức là các cá nhân thích càng nhiều hàng hóa
càng tốt.

 Điểm cốt lõi của phân tích lí thuyết tài chính công là giả định hàm thỏa dụng của các
cá nhân được xác định hoàn toàn.

 Với nguồn lực quốc gia hữu hạn, CP cần đánh giá các chính sách trong sự đánh đổi
giữa lợi ích và chi phí để mang lại lợi ích lớn nhất cho nhiều người nhất mà chỉ áp đặt
chi phí nhỏ nhất lên 1 số ít người.  quan điểm hiệu quả xã hội.

III. Tối đa hóa thỏa dụng: Thỏa dụng biên.


1. Thỏa dụng biên (Marginal utility)
- Thỏa dụng biên cũng còn gọi là lợi ích biên là mức thỏa dụng mà người tiêu
dùng có thêm khi tiêu dùng thêm một đơn vị hàng hóa, dịch vụ.
- Quy luật thỏa dụng biên giảm dần: Các nhà kinh tế cho rằng thỏa dụng biên tuân
theo quy luật giảm dần, nghĩa là người ta càng tiêu dùng thêm nhiều hàng hóa nào, thì
mức thỏa dụng có thêm được từ việc tiêu dùng đó ngày càng nhỏ đi.

8
2. Tỷ lệ thay thế biên (Marginal Rate of Substitution = MRS)
2.1 Khái niệm tỷ lệ thay thế biên

- Tỷ lệ thay thế biên ( MRS ) là tỷ lệ mà tại đó người tiêu dùng có thể từ bỏ một số


lượng của một hàng hóa để đổi lấy một hàng hóa khác trong khi vẫn duy trì cùng một
mức độ thỏa dụng. Ở mức tiêu dùng cân bằng (giả sử không có ngoại ứng), tỷ lệ thay thế
biên là giống nhau.

Hình 3: Tỷ lệ thay thế biên

2.2 Đặc điểm của tỷ lệ thay thế biên

- Tại bất kì điểm nào dọc theo đường bàng quang, MRS là độ cong của đường
bàng quang tại điểm đó.
- Lưu ý rằng hầu hết các đường bàng quang là các đường cong, vì vậy độ cong
thay đổi khi bạn di chuyển dọc theo đường bàng quang.

+ Đường bàng quang có thể là đường thẳng nếu độ cong không đổi, dẫn đến
đường bàng quang biểu thị bằng đường thẳng dốc xuống.

+ Nếu tỉ lệ thay thế biên tăng lên, đường bàng quang sẽ lồi. Điều này thường
không phổ biến vì nó có nghĩa là người tiêu dùng sẽ tiêu thụ nhiều hàng hóa X hơn để
tăng mức tiêu thụ hàng hóa Y và ngược lại.

2.3 Cách tính MRS

Khi giảm tiêu dùng hàng hóa Y một lượng là ΔY mức độ thỏa mãn của cá nhân sẽ
giảm đi một lượng ΔY*MUY.. Lượng giảm sút được thay thế bằng việc tăng tiêu dùng
hàng hóa X một lượng là ΔX. Và hữu dụng tăng thêm từ việc tăng ΔX*MUX. phải bù đắp
vừa đủ lượng hữu dụng mất đi từ việc giảm ΔY*MUY.
9
ΔY*MUY + ΔX*MUX = 0

ΔX/ΔY = - MUX /MUY = MRS

Trong đó: MU là thỏa dụng biên

IV. Tối đa hoá thoả dụng: Giới hạn ngân sách

Khái niệm: Giới hạn ngân sách (Budget constraint) là phản ảnh tất cả tập hợp
hàng hóa mà một cá nhân có đủ nguồn lực để mua sắm nếu như tiêu dùng hết thu nhập.

Ví dụ: Giả sử không có tiết kiệm và vay nợ, An tiêu dùng hết thu nhập của mình
cho hai loại hàng hoá là mặt hàng X và mặt hàng Y.
 Gọi : • Y = Mức thu nhập
• Px = Giá cả hàng X
• Py= Giá cả hàng Y
• Chi tiêu cho hàng X là: PxQy
• Chi tiêu cho hàng Y là: PyQy
 Vì không có tiết kiệm và vay nợ, đường giới hạn ngân sách của An là:
Y= PxQy + PyQy
 Số lượng hàng hoá mà An có thể mua bị giới hạn bởi số tiền mà An có. Giả sử An có
96$, trong đó giá 1 hàng X là 16$, còn giá 1 hàng Y là 8$. Số lượng hàng X và hàng Y
mà An có thể mua được thể hiện bằng đường ngân sách dưới đây:

Hình 4:

 Độ dốc của đường giới hạn ngân sách là tỷ lệ mà ở đó thị trường cho phép An đánh đổi
hàng X lấy hàng Y.

 Tỷ lệ này là nghịch đảo của tỷ lệ giá cả: - Py/Px. Nghĩa là nếu mua thêm đơn vị hàng Y
thì bắt buộc phải giảm bớt số lượng hàng X là Py/Px.
10
V. Tối đa hóa thỏa dụng: Lựa chọn có giới hạn.

Mục đích của người tiêu dùng là đạt được sự thỏa mãn tối đa bằng nguồn thu nhập
hạn chế của mình và như vậy sự lựa chọn của người tiêu dùng bị ràng buộc bởi nhân tố
chủ quan là sở thích của họ và nhân tố khách quan là sự giới hạn trong ngân sách tiêu
dùng. Vì thế, họ sẽ có khuynh hướng tối đa hóa thỏa dụng với chế ước ngân sách của
mình. Việc chi mua của người tiêu dùng phải chấp nhận một chi phí cơ hội vì việc mua
hàng hóa này đồng thời sẽ làm giảm cơ hội mua nhiều hàng hóa khác. Vì vậy, cần phải
quyết định như thế nào để được sự thỏa mãn tối đa?
Để trả lời câu hỏi này, chúng ta hãy xem xét mô hình về đường bàng quan và
đường giới hạn ngân sách trên cùng một đồ thị.
Ví dụ: Xét trong nền kinh tế chỉ có 2 loại mặt hàng là X và Y, anh Tùng là người
tiêu dùng và có 3 lựa chọn như nhau: phương án C,E và D như sơ đồ minh họa sau. Câu
hỏi đặt ra là anh Tùng sẽ chọn phương án nào để tối đa hóa thỏa dụng bản thân ?

Hình 5:

Xét phương án C và D nằm trên đường bàn quang U1 thì anh ấy không nên chọn
vì hoàn toàn có thể gia tăng độ thỏa dụng mà tại đó vẫn nằm trong phạm vi ngân sách.
Còn với phương án E nằm trên đường bàn quang cao hơn U2 cũng với một ngân sách tiêu
dùng như cũ nên anh ta đạt được sự thỏa mãn cao hơn. Vì vậy quyết định của anh ta sẽ là
tập hợp hàng hóa X và Y ở điểm E với tổng độ thỏa dụng cao nhất U2. Anh ta cũng
không thể chọn một tập hợp X và Y tại một điểm trên đường bàng quan U3 được vì ngân
sách không cho phép.

 Như vậy, điểm E là điểm phối hợp của hai hàng hóa X và Y mang lại cho người tiêu
dùng tổng độ thỏa dụng cao nhất hay nói cách khác, người tiêu dùng sẽ tối đa hóa độ
thỏa dụng của mình tại điểm mà đường bàng quan và đường ngân sách tiếp xúc nhau.

11
- Điều này hàm ý là tại điểm E:
Độ dốc của đường bàng quang = độ dốc của đường giới hạn ngân sách.

Suy ra: – PX/PY = ΔX/ΔY

Hay: PX/PY = – ΔX/ΔY = MRS = MUX/MUY

- Như vậy, điều kiện để tối đa hóa độ thỏa dụng (hay còn gọi là Cân bằng tiêu
dùng) là:
 Tỷ lệ thay thế biên bằng với tỷ lệ giá cả:

Điều kiện tỷ lệ tối ưu: tỷ lệ thay thế biên bằng với tỷ lệ giá cả không phải là điều
kiện duy nhất để tối đa hóa thỏa dụng.

 Tất cả số thu nhập của người tiêu dùng được chi tiêu hết:

 Hai điều kiện trên là hai điều kiện ràng buộc tối đa hóa thỏa dụng.

VI. Tác động của thay đổi giá cả


Khi kết hợp đường ngân sách và đường bàng quan ta sẽ thấy lựa chọn tối ưu của
người tiêu dùng dựa trên hữu dụng và ngân quỹ của mình chính là tiếp điểm của đường
bàng quan và đường ngân sách.

Tại điểm này thì tỉ lệ thay thế biên (độ dốc của đường bàng quan) sẽ bằng với tỷ lệ
giá (độ dốc đường ngân sách). Do đó, khi giá hàng hóa thay đổi thì điểm tối ưu của người
tiêu dùng cũng sẽ thay đổi theo. Bởi vì sự thay đổi về giá hàng hóa sẽ làm thay đổi đường
bàng quan và đường ngân sách từ đó làm thay đổi điểm tối ưu thông qua 2 tác động:

- Tác động thay thế (Subsition Effect)

- Tác động thu nhập (Income Effect)

1. Tác động thay thế xảy ra khi hữu dụng cố định.

12
Hình 6. Tác động thay thế xảy ra khi hữu dụng cố định

Trên biểu đồ, chúng ta thấy với mức giá ban đầu thì ta sẽ có đường bàng quan IC1
và đường ngân sách BC1 giao với nhau tại điểm H chính là điểm tối ưu của người tiêu
dùng. Tuy nhiên nếu giá lương thực tăng lên chúng ta sẽ có một đường ngân sách mới là
BCg tạo ra một điểm tối ưu mới tại I. Điều này khiến cho người tiêu dùng có mức cầu về
lương thực thấp hơn bởi vì giá của lương thực đang mắc hơn so với giá của quần áo. Tức
là điểm tối ưu sẽ dịch chuyền từ H sang I. Đây chính là tác động thay thế xảy ra khi hữu
dụng cố định.

2. Tác động thu nhập xảy ra khi giá tương đối cố định.

Hình 9. Tác động thu nhập xảy ra khi giá tương đối cố định

Trong trường hợp giá không đổi nhưng thu nhập của người tiêu dùng giảm xuống
thì chúng ta sẽ có đồng thời một đường bàng quan mới là IC2 và đường ngân sách mới
BC2. Điểm tối ưu di chuyển từ I đến J cho thấy người tiêu dùng sẽ tiếp tục giảm mức cầu

13
về lương thực vì thu nhập của họ thấp hơn. Đây là tác động thu nhập xảy ra khi giá tương
đối cố định.

3. Định nghĩa
Tác động thay thế: xảy ra khi hữu dụng cố định. Sự gia tăng trong giá tương đối
của một hàng hóa sẽ luôn khiến cho một cá nhân tiêu thụ ít hàng hóa hơn.

Tác động thu nhập: liên quan đến sự tăng giá của một hàng hóa sẽ khiến cho một
cá nhân sẽ tiêu thụ hàng hóa đó ít hơn vì thu nhập của người đó ít hơn trước đây.

Tuy nhiên, để xét riêng tác động của thu nhập thì không phải lúc nào thu nhập tăng
thì cá nhân cũng sẽ tiêu thụ nhiều hàng hóa hơn bởi vì tác động của thu nhập cũng liên
quan đến loại hàng hóa. Đối với những hàng hóa thông thường thì thu nhập tăng sẽ dẫn
đến mức cầu tăng. Còn đối với những hàng hóa cấp thấp thì thu nhập tăng sẽ dẫn đến
mức cầu giảm.

14
KẾT LUẬN ĐỀ TÀI

15
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Kinh tế học chuẩn tắc (Normative Economics) là gì? Ví dụ về kinh tế học chuẩn tắc.
(https://vietnambiz.vn/kinh-te-hoc-chuan-tac-normative-economics-la-gi-vi-du-ve-kinh-
te-hoc-chuan-tac-20190910093620675.htm).

[2]. Kinh tế học thực chứng (Positive Economics) và mối quan hệ với kinh tế học chuẩn
tắc. (https://vietnambiz.vn/kinh-te-hoc-thuc-chung-positive-economics-va-moi-quan-he-
voi-kinh-te-hoc-chuan-tac-20190910101936621.htm).

16

You might also like