You are on page 1of 10

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA: QUẢN LÝ VĂN HÓA

BÀI TIỂU LUẬN GIỮA KỲ


HỌC PHẦN: KINH TẾ HỌC VĂN HÓA

…………………………………
Đề : Vận dụng phương pháp kinh tế học thực chứng để giải thích hiện tượng sau “ Các
quy luật của nền kinh tế thị trường ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển nền điện ảnh
Việt Nam”.

HỌ VÀ TÊN: LỤC NHẤT TRÍ MÃ


SỐ SINH VIÊN: D22QL009.
LỚP: 17.3.
NIÊN KHÓA: 2022-2026.
GVGD: PHẠM PHƯƠNG THÙY

Hồ Chí Minh, Ngày 28/03/2024


MỤC LỤC.
GIỚI THIỆU ...................................................................................................... 2
khái quát về :“Kinh tế”
“ Điện ảnh Việt Nam”.

1
THÂN BÀI .......................................................................................................... 3
I. Lý thuyết ......................................................................................................... 3
- Kinh tế học thực chứng ..................................................................................... 3
-Các đặc điểm của kinh tế học ............................................................................. 3

II. Những quy luật kinh tế cơ bản trong văn hóa


- Định nghĩa về quy luật nói chung ..................................................................... 4
-Định nghĩa về quy luật kinh tế ........................................................................... 4
-Đặc điểm của các quy luật kinh tế ...................................................................... 4
-Quy luật cung cầu ............................................................................................... 4

III. Một số thách thức của kinh tế số đối với nền điện ảnh Việt Nam: ......... 6

IV. Tiềm năng của kinh tế học thực chứng đối với nền điện ảnh Việt Nam:
.............................................................................................................................. 7
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 8
TÀI LIỆU KHAM KHẢO ................................................................................ 8

GIỚI THIỆU
+ Kinh tế có thể hiểu là một khái niệm được nghiên cứu nhiều với những định
nghĩa khác nhau. Định nghĩa kinh tế là các hoạt động của con người liên quan đến sản
xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ. Khái niệm kinh tế còn đuợc
hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau như:
+ Kinh tế là một lĩnh vực, một ngành - Ngành kinh tế, lĩnh vực kinh tế…
+ Kinh tế là làm ăn một cách kinh tế - Tính hiệu quả hoặc tiết kiệm..

2
+ Kinh tế là có tiền bạc, tiện nghi, giá trị vật chất và tinh thần…
+ Nền điện ảnh đóng vai trò quan trọng đối với văn hóa và kinh tế của một quốc gia, và Việt
Nam không phải là ngoại lệ. Đây là một số điểm mạnh và ảnh hưởng của ngành điện ảnh đối
với văn hóa và kinh tế của Việt Nam:
+ Văn hóa:
- Giao lưu văn hóa: Phim ảnh là một cách hiệu quả để truyền tải nền văn hóa, truyền thống
và giá trị của một quốc gia. Các bộ phim Việt Nam thường chứa đựng những thông điệp
văn hóa sâu sắc, thể hiện cách sống và tư duy của người Việt.
- Tạo hình nhân vật: Những nhân vật trong phim thường được xây dựng phong phú, phản
ánh những nét đặc trưng của xã hội và con người Việt Nam. Điều này giúp người xem có cơ
hội hiểu rõ hơn về các tầng lớp xã hội, văn hóa và tâm lý của người dân Việt Nam.
+ Kinh tế:
- Ngành công nghiệp sáng tạo: Ngành công nghiệp điện ảnh là một phần của ngành công
nghiệp sáng tạo, đóng góp vào GDP của Việt Nam thông qua doanh thu từ vé xem phim,
bản quyền phát sóng, quảng cáo và bán đĩa.
- Thu hút đầu tư nước ngoài: Sự phát triển của ngành điện ảnh cũng tạo điều kiện thuận lợi
cho việc đầu tư từ các công ty sản xuất phim và hãng phát sóng quốc tế. Các dự án phim có
ngân sách lớn thường được thực hiện với sự hỗ trợ từ các nhà đầu tư nước ngoài, từ đó tạo
ra cơ hội việc làm và thu nhập cho người lao động trong ngành này.
- Quảng bá du lịch: Phim ảnh cũng đóng vai trò quan trọng trong việc quảng bá du lịch, khi
các bộ phim thường thể hiện cảnh đẹp và văn hóa của Việt Nam, thu hút sự chú ý của du
khách quốc tế.

THÂN BÀI
I.LÝ THUYẾT
1.1. Kinh tế học thực chứng:

+ kinh tế học thực chứng có thể hiểu là một lĩnh vực của kinh tế học tập trung vào việc
áp dụng phương pháp thực nghiệm và dữ liệu thực tế để nghiên cứu và đánh giá các vấn
đề kinh tế. Điểm đặc biệt của kinh tế học thực chứng là sự kết hợp giữa lý thuyết kinh
tế và phân tích dữ liệu thực tế, nhằm mục đích cung cấp các thông tin có giá trị cho việc
ra quyết định chính sách và kinh doanh.
1.2. Các đặc điểm của kinh tế học:

3
Kinh tế học thực chứng dựa vào việc thu thập và phân tích dữ liệu thực tế từ các nguồn
như điều tra, bảng thống kê chính thống, hoặc dữ liệu từ các thí nghiệm điều tra.

Áp dụng phương pháp thực nghiệm: Lĩnh vực này sử dụng các phương pháp thống
kê và kinh tế lượng để phân tích dữ liệu, nhằm kiểm tra các giả thuyết và mô hình lý
thuyết.
Quan tâm đến nhân quả: Một trong những mục tiêu chính của kinh tế học thực chứng
là xác định mối quan hệ nhân quả giữa các biến kinh tế, tức là xác định được liệu biến
A có gây ra biến B hay không, và đối chiếu với các giả thuyết lý thuyết.
Kiểm soát các biến nhiễu: Kinh tế học thực chứng cố gắng kiểm soát và loại bỏ các
yếu tố gây nhiễu để đảm bảo rằng các ước lượng về mối quan hệ giữa các biến là chính
xác và đáng tin cậy.
Áp dụng trong nhiều lĩnh vực: Kinh tế học thực chứng không chỉ được áp dụng trong
nghiên cứu về kinh tế mà còn trong các lĩnh vực như y học, giáo dục, tâm lý học, xã
hội học, v.v.
Đánh giá tác động của chính sách: Kinh tế học thực chứng thường được sử dụng để
đánh giá hiệu quả của các chính sách kinh tế và xã hội, từ chính sách thuế, chính sách
tiền tệ, đến chính sách về giáo dục, y tế, và phúc lợi xã hội.

II/ NHỮNG QUY LUẬT KINH TẾ CƠ BẢN TRONG VĂN HÓA:


1. 1.Định nghĩa về quy luật nói chung:
Định nghĩa về quy luật nói chung: Quy luật là mối liên hệ nhân quả, bản chất, tất
nhiên, phổ biến, bền vững, lặp đi lặp lại trong các sự vật và hiện tượng trong những
điều kiện nhất định.
1.2. Định nghĩa về quy luật kinh tế:
Quy luật kinh tế là mối liên hệ nhân quả, bản chất, tất nhiên, phổ biến, bền vững, lặp
đi lặp lại trong các hiện tượng kinh tế ở những thời điểm nhất định, trong một lĩnh vực
nhất định khi điều kiện tồn tại của nó vẫn còn. Quy luật tồn tại mang tính khách quan
và nó có những đặc điểm riêng của mình. 49 49 Phân biệt quy luật kinh tế với chính
sách kinh tế: Quy luật kinh tế phản ánh mối liên hệ tất yếu, biện chứng, thường xuyên
lặp đi lặp lại của các hiện tượng và quá trình kinh tế. Còn chính sách kinh tế là tổng thể
các biện pháp kinh tế của nhà nước nhằm tác động vào ngành kinh tế theo những mục
tiêu nhất định trong một thời gian nhất định. Nó là một khái niệm thuộc hoạt động chủ
quan của nhà nước.

4
1.3. Đặc điểm của quy luật kinh tế:
Quy luật tồn tại mang tính khách quan và nó có những đặc điểm riêng của mình:
- Con người không thể tạo ra, bỏ đi hay thay thế các quy luật khách quan.
- Kết quả hoạt động của các quy luật không tùy thuộc vào ý muốn của con người.
- Thừa nhận tính khách quan của các quy luật không có nghĩa là phủ nhận vai trò tích cực
của con người. Con người không thể tạo ra quy luật, nhưng con người hoàn toàn có thể
nhận biết quy luật và vận dụng nó trong hoạt động thực tiễn.
1.4. Quy luật cung cầu:
Quy luật cung cầu là một nhân tố trong cơ chế thị trường. Chính giá cả tăng lên làm
cho nhu cầu về sản phẩm hàng hoá giảm đi nhưng cung về hàng hoá đó lại tăng lên.
Ngược lại, giá cả giảm xuống sẽ làm cho cầu tăng lên và cung giảm xuống. Cứ như
vậy, sự vận dụng của cung cầu sẽ điều tiết giá cả trên thị trường. Trên thị trường có
biết bao nhiêu loại hàng hoá. Mỗi một chủng loại, mỗi một mặt hàng đều có những giá
trị bên trong là giá trị thực, và giá trị sử dụng của chúng. Và lẽ tất nhiên mỗi loại hàng
thì đều có giá trị riêng của chúng. Tuy mỗi hàng hoá đều có giá trị nhất định nhưng giá
cả hàng hoá luôn luôn dao động xung quanh trục giá trị, tất cả đều tùy thuộc vào
những diễn biến trên thị trường. Nhưng giữa giá trị thực chất và giá cả bán lại hoàn
toàn không trùng khít nhau, cũng có khi giá trị của hàng hoá là lớn nhưng giá cả chưa
chắc đã cao và điều ngược lại giá cả cao nhưng chưa chắc giá trị đã là lớn. Tất cả giá
trị còn phụ thuộc vào mục đích sử dụng cũng như mục đích khi sản xuất ra chúng. Khi
cung lớn hơn cầu thì giá cả thấp hơn giá trị, ngược lại khi cầu lớn hơn cung thì giá cả
bán ra cao hơn giá trị đây là điều luôn xảy ra trong thị trường kinh tế hàng hoá. Những
khi cung lớn hơn cầu thì là lúc người bán hàng hoá phải chịu lỗ, thậm chí không ít
những doanh nghiệp sản xuất hàng hoá khi gặp tình trạng này đã đứng bên bờ vực phá
sản. Nắm được quy luật này nhà doanh nghiệp luôn phải thực hiện khâu điều tra thị
trường thật kỹ trước khi quyết định đầu tư sản xuất một mặt hàng nào đó. Những khi
cầu lớn hơn cung thì người kinh doanh thường thu được lợi nhuận siêu ngạch. Điều
này có được là nhờ giá cả đã bị tăng. Như vậy lợi nhuận thu được là cao, nhưng điều
này không phải là thường xuyên nên người sản xuất không nên quá trông chờ vào điều
này bởi nếu như vậy thì sẽ luôn bị động trong hạch toán kinh doanh cũng như hoạch
định chính sách hoạt động cho công ty. Hai trường hợp này tuy thường xảy ra nhưng
không phải là điều thực sự mong đợi của những nhà sản xuất kinh doanh. Chính quy
luật cung cầu này đã điều tiết các quá trình kinh tế và nó được gọi với cái tên là “bàn
tay vô hình”. Nó là vô hình vì rằng khả năng xuất hiện của nó đôi khi nằm ngoài
những mong đợi, tính toán của người sản xuất cũng như người kinh doanh, nó luôn

5
chơi trò đuổi bắt với những người làm kinh tế. Khi gặp những trường hợp như vậy thì
người sản xuất cũng như người kinh doanh phải có những biện pháp hữu hiệu để tránh
tình trạng phá sản hay do vì lợi nhuận bất ngờ mà lại có những biện pháp không cân
nhắc, điều tra kỹ lưỡng dẫn đến sản xuất ra quá nhiều sản phẩm cùng loại thì lại dẫn
đến trường hợp ngược lại. Khi cung lớn hơn cầu thì người ta buộc lòng phải bán hàng
ra với giá thấp để thu hồi vốn, tiêu thụ được hàng. Cũng có những trường hợp thì chấp
nhận lãi suất thấp nhưng cũng không ít những trường hợp bắt buộc phải bán lỗ để thu
hồi vốn tránh trường hợp phải phá sản. Và một biện pháp phải thực hiện với trường
hợp này bắt buộc các doanh nghiệp sản xuất đều tuân theo đó là việc giảm, hạn chế
cung ứng mặt hàng đang bán, như vậy sẽ tránh được việc vốn bị ứ đọng, giảm vòng
quay của vốn. Còn với trường hợp ngược lại, khi cầu lớn hơn cung thì người ta sẽ có
thể bán được giá cả cao hơn và thu lợi nhuận cao, và điều chắc chắn là phải tăng cường
cung ứng lượng hàng hoá này. Những thời gian trước, với trường hợp thị trường xảy ra
điều này thì biện pháp tích cực đó là tăng cung ứng lượng hàng hoá bằng nhiều biện
pháp chứ không nên thực hiện theo kiểu tích trữ hàng hoá để tăng giá vì rằng đây
không phải công việc thực hiện của thị trường kinh tế hàng hoá lành mạnh. Hơn nữa
khi mặt hàng nào đó mà cầu lớn hơn cung thì lẽ đương nhiên sẽ có rất nhiều người sản
xuất lao vào sản xuất 63 63 theo và khi đó thì thị trường có thể sẽ xuất hiện trường hợp
cung sẽ lớn hơn cầu rất nhiều và như vậy thì như đã nói trên sẽ dẫn đến trường hợp lãi
suất thấp thậm chí phải chấp nhận lỗ vốn để thu hồi vốn. Nếu như sự điều tiết như thế
này thực hiện tốt thì sẽ giữ cho thị trường một tỷ lệ tương quan thích hợp giữa cung và
cầu. Đây chính là giữ cho giá cả đừng biến động thất thường, tránh cho doanh nghiệp
không vấp phải những rủi ro đáng tiếc xảy ra cho doanh nghiệp. Nhờ như vậy mà
doanh nghiệp sẽ có điều kiện tốt để tồn tại lâu dài và phát triển được.

III/ MỘT SỐ THÁCH THỨC KINH TẾ ĐỐI VỚI NỀN ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM:
Kinh tế học thực chứng là một phương pháp nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế học,
tập trung vào việc sử dụng dữ liệu thực tế và thử nghiệm để đánh giá tác động của các
chính sách kinh tế, sự kiện và hiện tượng kinh tế. Áp dụng phương pháp này vào
ngành điện ảnh Việt Nam cũng có những ưu và nhược điểm riêng:
-Thứ nhất, môi trường thể chế và pháp lý cho phát triển kinh tế số ở nước ta còn yếu,
chưa chặt chẽ, đồng bộ, minh bạch và mang tính kiến tạo. Sự chuyển đổi nhanh của các mô
hình kinh doanh trong nền kinh tế số đã dẫn tới một số quy định pháp luật không theo kịp. Do
sự phát triển nhanh chóng của khoa học - công nghệ, kinh tế số cùng các phương thức kinh
doanh và các ý tưởng sáng tạo mới làm cho các cơ quan quản lý nhà nước tỏ ra khá lúng túng

6
trong quản lý các hoạt động kinh tế số. Thí dụ như: vấn đề quản lý và thu thuế đối với các
hoạt động thương mại trực tuyến, nhất là kinh doanh qua các mạng xã hội và cung cấp dịch
vụ xuyên biên giới; vấn đề bảo đảm quyền lợi cho người lao động và người tiêu dùng qua thế
giới mạng; việc xử lý, giải quyết những tranh chấp, xung đột về hoạt động cũng như lợi ích
của các chủ thể tham gia các hoạt động kinh doanh, thương mại và dân sự trên môi trường số.
Cũng như môi trường kinh doanh truyền thống, nếu chúng ta không có môi trường pháp lý tốt
để giải quyết tranh chấp thì các doanh nghiệp số sẽ chuyển sang nơi có điều kiện bảo đảm
hơn. Ngoài ra, nếu chính sách quản lý quá chặt thì với đặc thù có thể kinh doanh xuyên biên
giới, các doanh nghiệp nước ngoài, vốn không bị quản lý bởi chính sách của Việt Nam và với
tiềm năng tài chính của mình có thể tạo ra sự cạnh tranh không bình đẳng với các doanh
nghiệp trong nước.
-Thứ hai, nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu. Nguồn nhân lực, đặc biệt nhân lực công
nghệ thông tin - nhân tố quan trọng nhất trong cạnh tranh và phát triển kinh tế số - còn ít về
số lượng, chưa bảo đảm về chất lượng. Việt Nam đang có sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất
lượng cao, nhất là nhân lực công nghệ thông tin, truyền thông chất lượng cao, nhân lực cho
các lĩnh vực công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI). Giáo dục Việt Nam chưa theo kịp
xu thế phát triển vũ bão của kinh tế số, kinh tế sáng tạo của trong Cách mạng công nghiệp
4.0.
Vấn đề này nếu không được quan tâm đầu tư thích đáng trong thời gian tới thì sẽ là một
trở lực lớn cho phát triển kinh tế số ở nước ta. Ngoài ra, theo các tính toán, trong 15 năm tới
khoảng 50% công việc tại các nước phát triển sẽ được thay thế bởi các quy trình tự động hóa;
tỷ lệ này cao hơn ở các nước đang phát triển như Việt Nam, vì giá trị gia tăng của lực lượng
lao động thấp so với mức trung bình thế giới. Do đó, nhu cầu đào tạo và đào tạo lại nhân lực
nhằm đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế số trở nên cấp bách.
- Thứ ba, hạ tầng viễn thông chưa đáp ứng được yêu cầu. Trong nền kinh tế số, dữ liệu là
tài nguyên. Từ dữ liệu, các mô hình số hóa tạo ra những dịch vụ cá nhân hóa tối ưu và tận
dụng hiệu quả nguồn lực xã hội nhàn rỗi. Tuy nhiên, hệ thống dữ liệu ở Việt Nam còn phân
tán, chưa chia sẻ và kết nối liên thông. Do đó, Việt Nam đối mặt với thách thức lớn đến từ
việc xây dựng một hệ cơ sở dữ liệu chung của quốc gia. Hiện một số bộ, ban, ngành đã tự xây
dựng cơ sở dữ liệu cho mình nhưng khả năng liên thông chúng với nhau vẫn còn hạn chế.
Việt Nam hiện chỉ có 9 trung tâm dữ liệu chuyên dụng cho doanh nghiệp, ít hơn rất nhiều so
với các nước láng giềng, như: Thái Lan, Singapore, Indonesia... Đây là nút thắt quan trọng
cần giải quyết, bởi việc có được nguồn dữ liệu đầu vào tốt là nền tảng căn bản để tạo lợi thế
cho các doanh nghiệp công nghệ trong nước, giúp họ tìm ra lời giải cho bài toán làm thể nào
để Việt Nam cạnh tranh sòng phẳng với các dịch vụ công nghệ xuyên biên giới trên thế giới.

7
-Thứ tư, việc bảo đảm an ninh mạng, bảo mật, an toàn thông tin ở nước ta đang đối mặt
với nhiều nguy cơ. Nền kinh tế số dựa trên nền tảng công nghệ thông tin, internet chứa đựng
nguy cơ lớn về bảo mật, an toàn thông tin, tài chính và tính riêng tư của dữ liệu, của các chủ
thể tham gia kinh tế số. Việt Nam là một trong những quốc gia bị tấn công mạng nhiều nhất
và cũng dễ bị tổn thương khi bị tấn công mạng. Trung tâm ứng cứu sự cố máy tính Việt Nam
(VNCERT) cho biết, có tổng cộng 10 nghìn vụ tấn công mạng nhằm vào internet
Việt Nam năm 2017, gây thất thoát 12.300 tỷ đồng. Theo nghiên cứu, thống kê của hãng
bảo mật Kaspersky, Việt Nam nằm trong top 3 quốc gia bị tấn công mạng nhiều nhất thế giới
trong năm 2018. Điều này cho thấy, có một lỗ hổng rất lớn của Việt Nam trong lĩnh vực bảo
đảm an ninh mạng, an toàn thông tin. Điều này sẽ cản trở mục tiêu đưa kinh tế số trở thành
một trong những trụ cột chính của nền kinh tế nước ta. Đặc biệt, trong một thế giới ngày càng
kết nối, khi kỹ thuật số trở nên phổ biến, việc ngăn chặn và giải quyết vấn đề tấn công qua
mạng ngày càng trở nên cấp bách vì không chỉ là vấn đề an ninh, an toàn kinh tế, bảo mật
thông tin của cá nhân, doanh nghiệp... mà còn là vấn đề an ninh và lợi ích của quốc gia.
IV/ TIỀM NĂNG CỦA KINH TẾ HỌC THỰC CHỨNG ĐỐI VỚI NỀN ĐIỆN ẢNH
VIỆT NAM:
Tiềm năng của kinh tế học thực chứng đối với ngành điện ảnh Việt Nam trong tương
lai là rất lớn và có thể mang lại nhiều lợi ích đáng kể. Dưới đây là một số điểm mạnh
và tiềm năng của phương pháp này:

- Hiểu rõ hơn về thị trường: Kinh tế học thực chứng giúp hiểu rõ hơn về cấu trúc và hoạt
động của thị trường điện ảnh, từ đó giúp các nhà quản lý và doanh nghiệp trong ngành đưa
ra các quyết định chiến lược hợp lý.
- Đánh giá tác động của chính sách: Phương pháp này giúp đánh giá tác động của các chính
sách công cộng đối với ngành điện ảnh, từ đó đưa ra các đề xuất và điều chỉnh chính sách
phù hợp để thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành.
- Tối ưu hóa các chiến lược tiếp thị và phân phối: Bằng cách phân tích dữ liệu thực tế từ thị
trường, kinh tế học thực chứng có thể giúp các doanh nghiệp trong ngành điện ảnh tối ưu
hóa các chiến lược tiếp thị và phân phối để đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách hiệu
quả.
- Dự đoán và ứng phó với biến động thị trường: Phương pháp này cung cấp các công cụ và
phương tiện để dự đoán và ứng phó với các biến động của thị trường, giúp các doanh
nghiệp trong ngành điện ảnh thích ứng và phát triển trong mọi tình huống.
- Tăng cường sự minh bạch và tính khách quan: Kinh tế học thực chứng đặt trọng tâm vào
việc sử dụng dữ liệu thực tế và phân tích một cách khách quan, từ đó tăng cường sự minh
bạch và tính khách quan trong quá trình ra quyết định và thực hiện chính sách trong ngành
điện ảnh.

8
KẾT LUẬN
Tóm lại, nền điện của Việt Nam không chỉ là một ngành công nghiệp mà nó còn là một
phần quan trọng của nền văn hóa và kinh tế nước nhà, nó đóng vai trò quan trọng
trong việc thúc đẩy và phát triển nền kinh tế của đất nước ta.

TÀI LIỆU THAM KHẢO.

- PGS. TS. Tô Huy Rứa, GS. TS. Hoàng Chí Bảo, PGS. TS. Trần Khắc Việt, PGS. TS. Lê
Ngọc Tòng chủ biên (2006 - tái bản 2008), Quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng từ
1986 đến nay (sách chuyên khảo), Nxb Chính trị quốc gia:
- PGS. TS. Tô Huy Rứa, GS. TS. Hoàng Chí Bảo, PGS. TS. Trần Khắc Việt, PGS. TS. Lê
Ngọc Tòng chủ biên (2006 - tái bản 2008), Quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng từ
1986 đến nay (sách chuyên khảo), Nxb Chính trị quốc gia.
- http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/thuc-tien/item/3100-mot-so-khokhan-thach-thuc-
trong-phat-trien-nen-kinh-te-so-o-viet-nam.html

Mục hình ảnh

9
10

You might also like