You are on page 1of 24

CHUYÊN ĐỀ 5

TỔNG CẦU
Kết luận chủ yếu rút ra từ Chương 5 là những biến động kinh tế vĩ mô trong ngắn hạn
bắt nguồn từ sự dịch chuyển của các đường tổng cầu và tổng cung. Chương này tập trung
nghiên cứu tổng cầu của nền kinh tế: các thành tố của tổng cầu, các nhân tố quyết định sự
biến động của tổng cầu và vai trò của tổng cầu trong việc quyết định mức sản lượng về
nền kinh tế.
Phân tích ở chương này nhấn mạnh đến tình huống trong đó nền kinh tế không có
những hạn chế về tổng cung, tức là nền kinh tế còn nhiều nguồn lực chưa sử dụng, ví dụ
như có rất nhiều công nhân sẵn sàng làm việc nhưng chưa có việc làm và nhiều máy móc,
thiết bị còn bỏ không hay đang được sử dụng dưới công suất thiết kế. Trong bối cảnh đó,
sản lượng chỉ do tổng cầu quyết định.
Giả thiết này tương ứng với cách lập luận của Keynes về mức giá “cứng nhắc” trong
thời kỳ suy thoái. Vì vậy thực chất chương này giới thiệu lý thuyết xác định sản lượng
của Keynes.
I. Cách tiếp cận thu nhập - chi tiêu
Chúng ta trở lại với mô hình tổng cầu và tổng cung đã được giới thiệu trong Chương 6
với sự nhấn mạnh vào tình huống trong đó nền kinh tế có nhiều nguồn lực chưa được sử
dụng. Hình 6-1 biểu diễn các đường tổng cầu và tổng cung trong đó đường tổng cung
nằm ngang hàm ý nền kinh tế còn rất nhiều nguồn lực chưa được sử dụng. Trong tình
huống này, một sự dịch chuyển của đường tổng cầu, ví dụ từ AD0 đến AD1 chỉ làm thay
đổi sản lượng tăng từ Y0 đến Y1 mà không ảnh hưởng đến mức giá ( vẫn cố định ở mức
P0).

Hình 6-1 Sự chuyển dịch của đường tổng cầu khi nền kinh tế còn nhiều nguồn lực
chưa được sử dụng
Tuy nhiên điều gì quyết định lượng tổng cầu tại mỗi mức giá? và điều gì làm cho
lượng tổng cầu này thay đổi? Phân tích ở Chương 5 cho thấy tổng cầu trong một nền kinh
tế mở bao gồm bốn nguồn: Tiêu dung, đầu tư, chi tiêu chính phủ và xuất khẩu ròng.
Lượng tổng cầu tại một mức giá nhất định chính là tổng của tiêu dùng, đầu tư, chi tiêu
chính phủ và xuất khẩu ròng tại mức giá đó. Chúng ta có thể cho rằng tổng cầu như là
tổng chi tiêu của bốn khu vực của nền kinh tế: Các hộ gia đình mua hàng tiêu dùng, các
doanh nghiệp và hộ gia đình mua hàng đầu tư, chính phủ mua hàng hóa và dịch vụ công,
và thế giới bên ngoài mua xuất khẩu ròng.
Công cụ để xác định mức sản lượng và tổng cầu tại trạng thái cân bằng khi nền kinh tế
còn nhiều nguồn lực chưa được sử dụng là đường tổng chi tiêu (Aggregate Expenditure-
AE). Thuật ngữ tổng chi tiêu đề cập đến tổng chi tiêu dự kiến cho tiêu dùng , đầu tư, hàng
hóa và dịch vụ công, và xuất khẩu ròng. Đường tổng chi tiêu tiêu biểu diễn mối quan hệ
giữa tổng chi tiêu và thu nhập quốc dân – tổng thu nhập của mọi người trong nền kinh tế.
Nó được vẽ trong Hình 6-2 trong đó trục tung biểu thị tổng chi tiêu và trục hoành biểu thị
thu nhập quốc dân.
Đường tổng chi tiêu có ba đặc điểm quan trọng. Thứ nhất, nó là đường dốc lên phản
ánh khi thu nhập quốc dân tăng lên thì tổng chi tiêu cũng tăng. Sự thay đổi của các biến
khác (như lãi suất, thuế suất và tỷ giá hối đoái) làm cho đường tổng chi tiêu dịch chuyển
lên trên hoặc xuống dưới, hoặc làm thay đổi độ dốc của đường tổng chi tiêu.
Thứ hai, khi thu nhập tăng một đơn vị, tổng chi tiêu cũng tăng nhưng tăng ít hơn một
đơn vị. Nguyên nhân là do người tiêu dùng tiết kiệm một phần thu nhập tăng thêm. Điều
này sẽ được giải thích chi tiết trong các mục sau. Chúng ta vẽ một đường 450 đi qua gốc
tọa độ. Đường này có độ dốc bằng 1. Mọi điểm dọc theo đường này đều có đặc điểm là
sự thay đổi 1 đơn vị trên trục tung (tổng chi tiêu ) tương ứng với 1 đơn vị trên trục hoành
(thu nhập) . Đường tổng chi tiêu thoải hơn 45 0 vì khi thu nhập tăng 1 đơn vị, thì tổng chi
tiêu chỉ tăng ít hơn 1 đơn vị.

Hình 6-2 đường tổng chi tiêu và xác định sản lượng cân bằng
Thứ ba, ngay cả nếu thu nhập quốc dân bằng không, thì tổng chi tiêu vẫn mang giá trị
dương. Điều này hàm ý đường tổng chi tiêu cắt trục tung tại một giá trị dương. Giá trị
này thường được gọi là chi tiêu dự định, tức là phần của tổng chi tiêu độc lập với mức
thu nhập hiện tại. (Lý do sẽ được đề cập sau. )
Vậy thì đường tổng chi tiêu và đường tổng cầu giới thiệu trong Chương 6 có mối quan
hệ với nhau như thế nào? Đường tổng chi tiêu biểu diễn mức chi tiêu dự kiến tại mỗi mức
thu nhập với giả thiết mức giá cho trước; còn đường tổng cầu biểu diễn lượng tổng cầu
hay tổng chi tiêu tại mỗi mức giá. Điều này đưa chúng ta đến một câu hỏi trung tâm: điều
gì quyết định mức thu nhập cân bằng trong ngắn hạn khi nền kinh tế có nhiều nguồn lực
chưa được sử dụng? Bên cạnh đường tổng chi tiêu, chúng ta cần biết thêm hai khái niệm
quan trọng khác.
1. Đồng nhất thức thu nhập – sản lượng
Như chúng ta đã biết đối với toàn bộ nền kinh tế tổng thu nhập bằng tổng sản lượng.
Điều này có thể phản ánh thực tế là khi một hàng hóa được bán, doanh thu nhận được
cuối cùng sẽ trở thành thu nhập của một ai đó – như tiền lương thuộc vào công nhân làm
việc cho các doanh nghiệp sản xuất ra hàng hóa; tiền lãi thuộc về những người có tiền
cho các doanh nghiệp vay; và lợi nhuận thuộc về người sở hữu doanh nghiệp. Nếu Y dùng
được để biểu thị thu nhập quốc dân thì đồng nhất thức này có thể được viết như sau.
GDP  thu nhập quốc dân  Y
Đồng nhất thức này là khái niệm quan trọng thứ hai của chúng ta. Nó cho phép chúng
ta giải thích đường tổng chi tiêu trong hình 6-2 theo hai cách. Thứ nhất, chúng ta có thể
nói rằng đường tổng chi tiêu phản ánh tổng chi tiêu tại mức thu nhập quốc dân. Thứ hai,
chúng ta cũng có thể nói đường tổng chi tiêu phản ánh mức chi tiêu tại mỗi mức sản
lượng quốc dân. Hai phạm trù sản lượng quốc dân và thu nhập quốc dân được sử dụng
thay thế nhau trong các phân tích vĩ mô.
1. Sản lượng cân bằng
Thông thường một doanh nghiệp chi sản xuất một hàng hóa nào đó khi họ tin rằng nó
sẽ được thị trường chấp nhận. Điều này có nghĩa tổng sản lượng được sản xuất bởi mọi
doanh nghiệp phải phù hợp với tổng cầu sản lượng. Đó chính là khái niệm cần thiết thứ
ba, và nó có thể diễn đạt theo cách khác. Tại trạng thái cân bằng, tổng chi tiêu, được ký
hiệu là AE, cần phải bằng tổng sản lượng (GDP). Vì tổng sản lượng bằng thu nhập quốc
dân (Y), chúng ta có phương trình đơn giản như sau:
AE = GDP = Y
Trạng thái cân bằng đạt được tại điểm trên đường tổng chi tiêu thỏa mãn điều kiện
tổng chi tiêu bằng sản lượng. Đó chính là giao điểm của đường tổng chi tiêu và đường
450. Giá trị tương ứng của tổng sản lượng tại trạng thái cân bằng được ký hiệu là Y0.
Việc xác định thu nhập cân bằng trên cơ sở liên kết thu nhập (sản lượng) với tổng chi
tiêu được gọi là cách tiếp cận thu nhập - chi tiêu. Chúng ta có thể thấy Y0 là mước thu
nhập cân bằng theo hai cách. Cách thứ nhất chúng ta phải chỉ ra chỉ có một điểm thỏa
mãn hai điều kiện của trạng thái cân bằng. Tại trạng thái cân bằng, mọi cái sản xuất ra
đều được mua. Như vậy, tổng chi tiêu phải bằng sản lượng (thu nhập quốc dân), như
được biểu diễn bằng đường 450. Mặt khác, tại trạng thái cân bằng, tổng mức chi tiêu cũng
cần phải là cái mà các hộ gia đình, doanh nghiệp, chính phủ và người nước ngoài muốn
mua tại mức thu nhập quốc dân đó, điều này được biểu diễn bằng đường tổng chi tiêu.
Cách thứ hai là xem xét điều gì xảy ra tại mức thu nhập khác Y0 Chẳng hạn hiện tại
mức sản xuất của nền kinh tế là Y1 lớn hơn Y0. Khi đó, đường tổng chi tiêu nằm dưới
đường 450. Cái mà các hộ gia đình, doanh nghiệp, chính phủ và người nước ngoài muốn
mua tại mức thu nhập quốc dân đó, được biểu thị bằng đường tổng chi tiêu, nhỏ hơn thu
nhập (sản lượng) quốc dân được biểu thị bằng đường 45 0. Có quá nhiều hàng hóa được
sản xuất ra so với sức mua mà mọi người muốn mua. Đối với những hàng hóa không thể
dự trữ được như rau xanh và các thực phẩm tươi sống khác, chúng ta sẽ bị hư hỏng nếu
không bán được. Đối với những hàng hóa có thể dự trữ được, chúng sẽ được giữ lại trong
kho, nhưng doanh nghiệp sẽ bị tổn thất do vốn bị ứ đọng và chi phí bảo quản tăng lên.
Các nhà kinh tế phân biệt hàng tồn kho theo kế hoạch và hàng tồn kho ngoài kế hoạch.
Các doanh nghiệp chủ động giữ một số hàng trong kho bởi vì điều này đảm bảo cho việc
kinh doanh có hiệu quả hơn. Chẳng hạn các cửa hàng bán lẻ luôn phải có sẵn hàng hóa để
chào hàng. Các doanh nghiệp chế tạo giữ hàng tồn kho dưới dạng phụ tùng thay thế để
giảm bớt thời gian ngừng dây chuyền sản xuất do máy hỏng. Hàng trong kho theo kế
hoạch được coi là một khoản mục đầu tư theo kế hoạch, và việc bổ sung thêm được tính
là một phần của chi tiêu đầu tư theo kế hoạch thuộc tổng chi tiêu. Hàng tồn kho ngoài kế
hoạch (UI:Unplanned Inventory) đơn giản là số hàng hóa mà các doanh nghiệp sản xuất
ra nhưng không bán được. Trong Hình 6-2, tại Y1 hàng tồn kho ngoài kế hoạch ngày càng
tích tụ do các doanh ngiệp đang sản xuất nhiều hơn so với lượng hàng có thể bán được.
Các doanh nghiệp phản ứng bằng cách cắt giảm mức sản xuất cho đến khi đạt được Y0.
Ngược lại, tại những mức thu nhập nhỏ hơn Y0 như Y2, thì các hộ gia đình doanh nghiệp
chính phủ và người nước ngoài chi tiêu nhiều hơn thu nhập (sản lượng) quốc dân. Nói
cách khác, họ mua nhiều mức hơn mà nhà kinh tế đang sản xuất. Các doanh nghiệp phải
đưa cả hàng đang giữ trong kho theo kế hoạch ra để bán. Khi hàng trong kho ngày càng
cạn kiệt các doanh nghiệp cần tăng mức sản xuất cho cho đến khi trạng thái cân bằng
được khôi phục với sản lượng bằng Y0.
Như vậy, rõ ràng Y0 là mức sản lượng cân bằng duy nhất tại đó mọi nhu cầu đều được
thoả mãn và toàn bộ hàng hóa sản xuất ra đều được bán hết.
2. Sự dịch chuyển của đường tổng chi tiêu
Đường tổng chi tiêu có thể dịch chuyển khi có những thay đổi trong nền kinh tế làm
cho các hộ gia đình, doanh nghiệp và chính phủ quyết định chi tiêu nhiều hơn hay ít hơn
tại mỗi mức thu nhập. Hình 6-3 biểu thị điều gì xảy ra khi tổng chi tiêu tăng thêm một
lượng là Z tại mỗi mức thu nhập quốc dân. Đường tổng chi tiêu mới ký hiệu là AE1. Sản
lượng cân bằng tăng từ Y0 lên Y1. Như chúng ta dễ dàng nhận thấy sự gia tăng của sản
lượng cân bằng lớn hơn so với sự thay đổi ban đầu của tổng chi tiêu Z. Keynes dùng
thuật ngữ số nhân chi tiêu để mô tả hiện tượng này. Số nhân chi tiêu (m) cho biết sự thay
đổi của sản lượng cân bằng gây ra bởi sự thay đổi một đơn vị trong tổng chi tiêu.
Y Y1-Y0
m = =
Z Z

Hình 6-3 Các nhân tố quyết định sự thay đổi của sản lượng cân bằng
Hình 6-3 cho thấy số nhân chi tiêu hay mức độ thay đổi sản lượng cân bằng so với Z
hoàn toàn phụ thuộc vào độ dốc của đường tổng chi tiêu. Trong phần B của Hình 6-3,
đường tổng chi tiêu dịch chuyển lên trên cùng một lượng giống như trong phần A của
Hình 6-3, tuy nhiên do đường tổng chi tiêu thoải hơn nên sản lượng cân bằng tăng ít hơn.
3. Công thức tính sản lượng cân bằng
Chúng ta có thể mô tả trạng thía cân bằng thông qua phân tích đại số đơn giản. Phương
trình biểu diễn đường tổng chi tiêu có thể viết như sau :
AE=b+cY (1)
Trong đó, b là hệ số chặn của đường tổng chi tiêu phản ánh phần của tổng chi tiêu
không phụ thuộc vào mức thu nhập quốc dân và được gọi là chi tiêu tự định (giá trị của
tổng chi tiêu khi Y = 0) và c là tốc độ của đường tổng chi tiêu (AE tăng một lượng là c
khi Y tăng một đơn vị). Phân tích ở trên cho thấy đường tổng chi tiêu hơn đường 45 0.
Điều này hàm ý c nằm trong khoảng 0 và 1.Trạng thái cân bằng đòi hỏi tổng chi tiêu bằng
tổng thu nhập, tức là :
AE = Y (2)
Thế phương trình (2) vào phương trình (1) chúng ta thu được
Y = b+cY
Giá trị của Y tại trạng thái cân bằng được tính như sau:
b
Y=
1-c

Một sự dịch chuyển lên trên của đường tổng chi tiêu tương ứng với sự gia tăng của b, ví
dụ tới b+1. Khi đó Ytăng một lượng là 1/(1-c) được gọi là số nhân chi tiêu. Như vậy,
công thức tổng quát xác định giá trị của số nhân chi tiêu là:

1
m=
1-c

Bởi vì c nhỏ hơn 1, nên 1/(1-c ) lớn hơn 1. Ví dụ nếu C = 0,9 thì 1 - c = 0,1 và m = 1/1-c
= 10, do đó một sự dịch chuyển lên trên của đường tổng chi tiêu một đơn vị sẽ làm tăng
Y thêm 10 đơn vị. Tóm lại, chúng ta có thể viết lại mô hình xác định sản lượng cân bằng
theo cách tiếp cận thu nhập – chi tiêu như sau :
Y=mxb
Phương trình này cho thấy giá trị của sản lượng cân bằng phụ thuộc vào hai tham số: tổng
chi tiêu tự định b và số nhân chi tiêu m mà giá trị của m lại phụ thuộc vào độ dốc của
đường tổng chi tiêu c.
II. Mô hình xác định sản lượng trong nền kinh tế giản đơn
Chúng ta giới thiệu hai nguyên lý trung tâm của cách tiếp cận thu nhập chi tiêu: (1) sự
dịch chuyển của đường tổng chi tiêu quyết định sự thay đổi mức sản lượng cân bằng của
nền kinh tế, và (2) sự thay đổi chi tiêu dự định có ảnh hưởng khuyếch đại theo số nhân
đến sản lượng cân bằng và giá trị của số nhân tăng lên khi đường chi tiêu trở nên dốc
hơn. Phần còn lại của chương sẽ xem xét hai nguyên lý này một cách chi tiết.
Có hai câu hỏi được đặt ra. Câu hỏi thứ nhất là: Điều gì quyết định độ dốc của đường
tổng chi tiêu, tức là mức độ tăng của tổng chi tiêu, khi thu nhập tăng một đơn vị? Như
chúng ta đã thấy, độ dốc của đường tổng chi tiêu càng lớn thì sự gia tăng của sản lượng
gây ra do một sự chuyển dịch nhất định lên phía trên của đường tổng chi tiêu sẽ càng lớn.
Câu hỏi thứ hai là điều gì làm cho đường tổng chi tiêu dịch chuyển? Và nếu như có thể
thì chính phủ cần làm gì để dịch chuyển đường này? Khả năng can thiệp của chính phủ là
một vấn đề quan trọng. Như chúng ta đã biết thất nghiệp chu kỳ xuất hiện là do sản lượng
giảm xuống dưới mức tự nhiên. Nếu chính phủ có thể làm tăng mức sản lượng cân bằng
thông qua sự dịch chuyển lên trên của đường tổng chi tiêu, thì chính phủ cũng có thể làm
tăng việc làm và giảm thất nghiệp trong nền kinh tế.
Để giải đáp các câu hỏi này, chúng ta cần phải xem xét các thành tố của tổng chi tiêu
một cách chi tiết bao gồm: C - chi tiêu cho tiêu dùng, I- chi tiêu đầu tư, G là chi tiêu
chính phủ, NX là xuất khẩu ròng, chúng ta có thể tổng hợp các thành tố của tổng chi tiêu
trong phương trình sau:
AE = C+I+G+NX
Trong phần này, chúng ta bắt đầu với một nền kinh tế giản đơn chỉ bao gồm hai khu
vực là hộ gia đình và doanh nghiệp. Sự tham gia của chính phủ và những tương tác của
thế giới bên ngoài sẽ được giới thiệu ở phần sau.

1. Tiêu dùng
Nhân tố quan trọng nhất quyết định tiêu dùng là thu nhập.Tính trung bình, các gia đình
có thu nhập cao hơn tiêu dùng nhiều hơn. Bảng 6-1 biểu diễn mối quan hệ giữa tiêu dùng
và thu nhập của một hộ gia đình giả định.
Bảng 6-1 Mối quan hệ giữa thu nhập và tiêu dùng (đơn vị đồng)
Thu nhập Tiêu dùng
500.000 600.000
1.000.000 1.050.000
2.000.000 1.950.000
3.000.000 2.850.000

Hình 6-4 biểu diễn thông tin trong Bảng 6-1 trên hệ trục tọa độ, với lượng tiêu dùng
trên trục tung và thu nhập trên trục hoành. Đường này dốc lên chỉ ra rằng tiêu dùng của
hộ gia đình này tăng khi thu nhập tăng. Mối quan hệ giữa tiêu dùng và thu nhập khả dụng
được gọi là hàm tiêu dùng. Mỗi hộ gia đình có dạng hàm tiêu dùng khác nhau bởi vì họ
có sở thích và hoàn cảnh gia đình khác nhau, nhưng dạng biểu diễn trong Bảng 6-1 và
Hình 6-4 là điển hình.
Hình 6-4 Hàm tiêu dùng của một hộ gia đình
Trong kinh tế vĩ mô, chúng ta quan tâm đến hàm tổng tiêu dùng tức mối quan hệ giữa
tổng tiêu dùng và tổng thu nhập. Tổng tiêu dùng ở đây được biểu hiện là tổng tiêu dùng
của tất cả các hộ gia đình trong nền kinh tế. Thước đo thu nhập ở đây chính là thu nhập
khả dụng, tức là phần thu nhập còn lại sau khi các hộ gia đình nộp thuế. Tuy nhiên, tạm
thời chúng ta giả thiết là không có chính phủ, khi đó thu nhập khả dụng bằng thu nhập
quốc dân (Yd  Y). Nếu như tiêu dùng của mỗi hộ gia đình điển hình tăng thì tổng tiêu
dùng cũng tăng khi tổng thu nhập của nền kinh tế tăng. Mối quan hệ giữa tổng tiêu dùng
và thu nhập quốc dân được vẽ trên hệ trục tọa độ trong Hình 6-5.
Xu hướng tiêu dùng cận biên
Lượng tiêu dùng tăng lên khi thu nhập khả dụng tăng 1 đơn vị được gọi là xu
hướng tiêu dùng cận biên (Marginal Propensity to Consume -MPC). Trong hàm tiêu
dùng giả định được minh họa trong Hình 6-5, xu hướng tiêu dùng cận biên là 0,9: khi thu
nhập khả dụng tăng 1 tỷ đồng, thì tổng tiêu dùng tăng thêm 900 triệu đồng.
Độ dốc của đường tổng tiêu dùng cung cấp cho chúng ta một thông tin quan trọng. Nó
chỉ ra tổng tiêu dùng (dọc theo trục tung) tăng bao nhiêu với mỗi đơn vị tổng thu nhập
khả dụng (dọc theo trục hoành) tăng lên. Nói một cách khác, độ dốc của đường tổng tiêu
dùng chính là xu hướng tiêu dùng cận biên. Trong hình 6-4 và hình 6-5 thực tế là tiêu
dùng tăng khi thu nhập tăng được phản ánh bằng một đường tiêu dùng dốc lên, và xu
hướng tiêu dùng cận biên chính là độ dốc của đường này. Xu hướng tiêu dùng cận biên
càng lớn thì đường tiêu dùng càng dốc.
Hình 6-5 Hàm tiêu dùng của nền kinh tế
Hình 6-5 biểu diễn cả sự dịch chuyển lên trên của đường tiêu dùng. Đó là do hệ số
chặn - mức tiêu dùng ngay cả khi thu nhập khả dụng bằng không - tăng lên. Phần tiêu
dùng không phụ thuộc vào thu nhập được gọi là tiêu dùng tự định (autonomous
consumption). Với sự dịch chuyển như được vẽ trong Hình 6-5, xu hướng tiêu dùng cận
biên không thay đổi, tức là độ dốc của đường tiêu dùng như cũ. Đôi khi cả tiêu dùng tự
định và xu hướng tiêu dùng cận biên có thể cùng thay đổi.
Như thông lệ, chúng ta cần thận trọng phân biệt giữa sự trượt dọc trên một đường tiêu
dùng – sự thay đổi tiêu dùng do thu nhập khả dụng thay đổi; và dịch chuyển của đường
tiêu dùng – sự thay đổi tiêu dùng tại mỗi mức thu nhập cho trước.
Hàm tiêu dùng có thể được viết dưới dạng toán học như sau:
C = a + MPC x Yd
trong đó C là tiêu dùng, a là tiêu dùng tự định, MPC là xu hướng tiêu dùng cận biên, và
Yd là thu nhập khả dụng.
Xu hướng tiết kiệm cận biên
Các cá nhân không chỉ tiêu dùng mà còn tiết kiệm từ mỗi đơn vị thu nhập khả năng bổ
sung, do đó tiết kiệm và tiêu dùng là hình ảnh phản chiếu của nhau. Đường tiết kiệm có
thể được xây dựng từ đường tiêu dùng như được minh họa trong hình 6-6. Tại mức thu
nhập dụng bằng không, tiêu dùng có giá trị là a và tiết kiệm sẽ có giá trị là – a. Tại mức
thu nhập khả dụng YA, thu nhập vừa đủ trang trải chi tiêu cho tiêu dùng (Yd = C) và do đó
tiết kiệm bằng 0. Hộ gia đình không có tích lũy cho tương lai nhưng cũng không phải đi
vay hay dùng của cải đã tích lũy được để trang trải cho mức tiêu dùng hiện tại. Các nhà
kinh tế thường gọi đó là điểm vừa đủ.
Theo định nghĩa thu nhập khả dụng bằng tiêu dùng cộng tiết kiệm nên khi thu nhập
khả dụng tăng 1 đơn vị, nếu tổng tiêu dùng tăng 0,9, thì tổng tiết kiệm sẽ tăng 0,1. Mức
tiết kiệm bổ sung từ một đơn vị thu nhập khả dụng tăng thêm được gọi là xu hướng tiết
kiệm cận biên (MSP). Tổng của xu hướng tiêu dùng cận biên và xu hướng tiết kiệm cận
biên luôn bằng 1:
MPC + MPS = 1
Xu hướng tiêu dùng cận biên càng lớn thì xu hướng tiết kiệm cận biên càng nhỏ và
ngược lại.

2. Đầu tư
Bây giờ chúng ta chuyển sang thành tố quan trọng thứ hai của tổng chi tiêu - đầu tư.
So với tiêu dùng, đầu tư chiếm tỷ lệ trọng khiêm tốn hơn. Trong những năm gần đây đầu
tư của Việt Nam thường chiếm khoản 35% GDP. Tuy nhiên, đầu tư biến động rất mạnh
trong chu kỳ kinh doanh. Nhìn chung, đầu tư giảm ngay trước khi và trong thời kỳ suy
thoái và có xu hướng tăng lên vào đầu kỳ tăng trưởng. Lịch sử của mọi nền kinh tế thị
trường đều cho thấy đầu tư là một biến kinh tế rất nhạy cảm. Đầu tư thay đổi mạnh từ
năm này qua năm khác và thường được coi là phụ thuộc âm vào lãi suất thực tế vì lãi suất
thực tế đóng vai trò là chi phí đầu tư. Tuy nhiên, bây giờ chúng ta tập trung vào mối quan
hệ giữa tổng chi tiêu và thu nhập quốc dân như được mô tả bởi đường tổng chi tiêu còn
lãi suất được coi là cho trước chúng ta giả thiết mức đầu tư không liên quan đến mức thu
nhập hiện tại của nền kinh tế giả thiết này được đưa ra chủ yếu nhằm vào cho việc phân
tích trở nên đơn giản hơn tuy nhiên nó cũng phản ánh quan điểm cho rằng đầu tư trước
hết được quyết định bởi dự tính của doanh nghiệp về triển vọng kinh tế của tương lai. Vì
thế, mức đầu tư ít chịu ảnh hưởng bởi những điều đang diễn ra và cụ thể bởi mức thu
nhập quốc dân hiện tại (xem bảng 6-2).
3. Sản lượng cân bằng
Bây giờ chúng ta có thể phân tích sản lượng cân bằng trong một nền kinh tế giản đơn
không có chính phủ và thương mại quốc tế. Khi đó, tổng chi tiêu chỉ bao gồm tiêu dùng
và đầu tư.
Bảng 6-2 sử dụng hàm tiêu dùng có dạng C = 25 + 0,9Yd và mức đầu tư cố định là 25
tỷ. Bởi vì chúng ta đã giả thiết là không có chính phủ nên thu nhập khả dụng bằng thu
nhập quốc dân. Bảng 6-2 biểu thị mức tổng chi tiêu tương ứng với các mức thu nhập
quốc dân khác nhau. Tổng chi tiêu là tổng của tiêu dùng và đầu tư được ghi ở cột thứ tư
của bảng.
Bảng 6-2 Các thành tố của tổng chi tiêu ĐVT: Tỷ đồng
Yd C I Tổng chi tiêu
50 70 25 95
100 115 25 140
150 160 25 180
200 205 25 230
250 250 25 275
350 340 25 365
500 475 25 500
750 700 25 725
1000 925 25 950

Hình 6-7 được vẽ trên cơ sở số liệu ở bảng 6-2. Bởi vì chúng ta giả thiết đầu tư không
phụ thuộc vào thu nhập hiện tại, độ dốc của đường tổng chi tiêu cũng bằng độ dốc của
đường tiêu dùng: khi thu nhập tăng, tổng chi tiêu tăng một lượng đúng bằng sự gia tăng
tiêu dùng, tức là, theo xu hướng tiêu dùng cận biên. Độ dốc của đường tổng chi tiêu chính
là xu hướng tiêu dùng cận biên. Trạng thái cân bằng đạt được tại giao điểm giữa đường
tổng chi tiêu và đường 450. Tại đó xác định mức thu nhập cân bằng là Y1 (500 tỷ).

Hình 6-7. Xác định thu nhập cân bằng


Thực ra chúng ta có thể xác định mức thu nhập cân bằng theo một cách khác. Phân
tích ở trên cho thấy trạng thái cân bằng trên thị trường hàng hóa đạt được khi sản lượng
thực tế tạo ra vừa đùng bằng tổng chi tiêu, tức là :
Y=C+I
Chuyển C sang vế trái chúng ta thu được:
Y–C=I
Vế bên trái chính là tiết kiệm theo kế hoạch; còn vế phải là đầu tư theo kế hoạch :
S=I
Như vậy chúng ta rút ra hệ quả là thị trường hàng hóa trong nền kinh tế giản đơn cân
bằng khi tiết kiệm theo kế hoạch đúng bằng đầu tư theo kế hoạch.
Trên đồ thị với tiết kiệm và đầu tư biểu diễn trên trục tung và thu nhập biểu diễn trên
trục hoành; đường tiết kiệm là đường đi lên có hệ số góc là xu hướng tiết kiệm cận biên;
còn đường đầu tư là đường nằm ngang bởi vì đầu tư được giả thiết không phụ thuộc vào
mức thu nhập hiện tại của nền kinh tế. Trạng thái cân bằng của nền kinh tế được xác định
tại đường tiết kiệm và đường đầu tư như được minh họa trong hình 6-8.

Hình 6-8 Tiết kiệm, đầu tư và sản lượng cân bằng


4. Số nhân
Một điểm cốt lõi của cách tiếp cận thu nhập chi tiêu là tư tưởng cho rằng những sự
kiện làm dịch chuyển đường tổng chi tiêu sẽ có ảnh hưởng kép đến sản lượng. Ví dụ, xét
một sự dịch chuyển lên trên của đường tổng chi tiêu do đầu tư tăng thêm 1 tỷ đồng.
Chúng ta tiếp tục giả thiết xu hướng tiêu dùng cận biên là 0,9. Ảnh hưởng trong vòng một
năm của đầu tư, như được biểu thị trong bảng 6-2 rất dễ nhận ra: sản lượng tăng 1 tỷ
đồng khi các doanh nghiệp mua thêm 1 tỷ đồng hàng tư bản. Tuy nhiên, đó mới chỉ là bắt
đầu. Phần thu nhập gia tăng này được phân phối cho các thành viên của nền kinh tế dưới
dạng tiền lương cao hơn, tiền lãi suất nhiều hơn, và lợi nhuận cao hơn của chủ sở hữu
doanh nghiệp. Với xu hướng tiêu dùng cận biên đã cho là 0,9, điều này sẽ làm cầu về
hàng tiêu dùng tăng thêm một lượng là 0,9 x 1 tỷ đồng = 900 triệu đồng. Hiệu ứng trong
vòng 2 làm sản lượng và thu nhập tăng thêm 9 triệu đồng, rồi đến lượt chúng lại làm tăng
tiêu dùng ở vòng 3 là 0,9 x 900 triệu đồng = 810 triệu đồng. Trong vòng tiếp theo, sản
lượng tăng 0,9 x 810, sau đó là 0,9 lần của số đó, và cứ thế tiếp tục. Trong ví dụ này, khi
mọi sự gia tăng được tổng hợp lại, sự gia tăng đầu tư 1 tỷ sẽ làm tăng sản lượng cân bằng
10 tỷ.
Chúng ta có thể tổng hợp hiệu ứng của việc thay đổi đầu tư 1 tỷ đồng tới thu nhập cân
bằng như sau:
Sự thay đổi ban đầu của đầu tư = 1

Sự thay đổi tiêu dùng trong vòng 2 = 0,9

Sự thay đổi tiêu dùng trong vòng 3 = 0,92


Sự thay đổi tiêu dùng trong vòng 4 = 0,93

......

Y = (1+0,9+0,92+0,93+....)
1
= 10
Hay Y = 1-
0,9
Quá trình khuyếch đại theo số nhân cũng hoạt động tương tự nhưng theo chiều ngược
lại khi đầu tư giảm. Giống như tăng đầu tư có ảnh hưởng theo số nhân đến sản lượng
quốc dân, việc giảm đầu tư cũng làm cho sản lượng quốc dân giảm theo số nhân. Trong
ví dụ của chúng ta với MPC là 0,9, nếu đầu tư giảm 1 tỷ đồng thì sản lượng quốc dân sẽ
giảm 10 tỷ. Mối quan hệ giữa sự thay đổi bất kỳ của tổng chi tiêu đầu tư và sự thay đổi
cuối cùng của thu nhập quốc dân tạo ra được gọi là số nhân chi tiêu. Mọi sự gia tăng
trong tiêu dùng tự định cũng ảnh hưởng hoàn toàn tương tự đến tổng cầu và sản lượng
cân bằng.
Trong mô hình đơn giản hiện tại của chúng ta, tuy không có chính phủ và thương mại
quốc tế, số nhân có dạng toán học đơn giản là 1/(1-MPC). Như chúng ta đã biết từ trước,
phần thu nhập khả dụng mà các cá nhân không tiêu dùng thì được tiết kiệm, và sự gia
tăng thu nhập một đơn vị sẽ được sử dụng cho tiêu dùng hoặc tiết kiệm. Do đó, 1-MPC =
MPS, được gọi là xu hướng tiết kiệm cận biên.
Kết quả này cho phép chúng ta viết lại công thức cơ bản về số nhân như sau:
m = 1/(1-MPC) = 1/MPS
Nói cách khác, số nhân chi tiêu trong một nền kinh tế giản đơn chính là số nghịch đảo
của xu hướng tiết kiệm cận biên. Nếu xu hướng tiêu dùng cận biên là 0,9, thì xu hướng
tiết kiệm cận biên là 0,1 và số nhân chi tiêu có giá trị là 1/0,1 = 10
Hình 6-9 Tác động của sự thay đổi đầu tư đến sản lượng cân bằng.

III. Mô hình xác định sản lượng trong một nền kinh tế đóng có sự tham gia của
chính phủ.
Cơ chế khuyếch đại theo số nhân nhìn chung không thay đổi khi chính phủ và thương
mại quốc tế được đưa vào phân tích. Sự thay đổi chi tiêu chính phủ và xuất khẩu ròng sẽ
gây ra sự thay đổi lớn hơn trong sản lượng cân bằng. Tuy nhiên, như chúng ta đã xét
thấy, ảnh hưởng của chính phủ và thương mại làm thay đổi giá trị của số nhân. Trong
phần này chúng ta sẽ đưa thêm khu vực chính phủ vào trong mô hình.

Không có gì ngạc nhiên khi mọi người thường cho rằng chính phủ nên làm gì đó để
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế như khuyến khích đầu tư, xây dựng những con đường mới,
tăng lương cho đội ngũ viên chức chính phủ, giảm thuế cho nông dân, hổ trợ cho những
ngành có định hướng cho xuất khẩu... Tuy nhiên, chính phủ có thể thực hiện những việc
này như thế nào? Để trả lời những câu hỏi thuộc loại này, chúng ta bắt đầu bằng cách xét
xem chính phủ có thể ảnh hưởng đến tổng chi tiêu và do đó là mức sản lượng cân bằng
của nền kinh tế như thế nào. Dưới đây là 2 cách mà chính phủ mà có thể sử dụng để ảnh
hưởng đến nền kinh tế:
- Chính phủ thu thuế (Tx) và thực hiện các khoản chuyển giao thu nhập hay trợ cấp
(Tr) nhằm thay đổi thu nhập của các hộ gia đình. Chênh lệch giữa thuế và chuyển giao
thu nhập được gọi là thuế ròng (T= Tx – Tr), hay viết tắt là Thuế, tức là phần chính phủ
thực thu được từ khu vực tư nhân.
- Chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ của chính phủ (G) trực tiếp là một thành tố của
tổng chi tiêu. Nó bao gồm các khoản chi tiêu cho đầu tư như chi tiêu cho các dự án xây
dựng đường sá, sân bay và các khoản chi cho tiêu dùng của chính phủ, ví dụ như trả
lương cho các viên chức chính phủ và các trang thiết bị cần thiết để duy trì hoạt động của
bộ máy chính phủ...
Trước hết, chúng ta xem xét ảnh hưởng của thuế. Bởi vì tiêu dùng phụ thuộc vào thu
nhập khả dụng của các cá nhân – lượng thu nhập còn lại sau khi nộp thuế - việc thu thuế
của chính phủ có ảnh hưởng đến tiêu dùng. Tổng thu nhập bằng tổng sản lượng, kí hiệu
Y. Thu nhập khả dụng đơn giản là tổng thu nhập trừ đi thuế ròng :
Yd = Y - T
Thuế có 2 ảnh hưởng trong mô hình của chúng ta. Thứ nhất, tại mỗi nước thu nhập
quốc dân thuế làm giảm thu nhập khả dụng và do đó làm giảm tiêu dùng. Thuế làm dịch
chuyển đường tổng chi tiêu xuống phía dưới. Thứ hai, khi mức thu thuế tỉ lệ thuận với
thu nhập, thì số nhân trở nên nhỏ hơn (độ dốc của đường tổng chi tiêu nhỏ hơn). Bởi vì
khi tổng thu nhập tăng 1 đơn vị, tiêu dùng tăng ít hơn trong trường hợp không có thuế do
một phần thu nhập tăng lên được chính phủ thu dưới dạng thuế.

Nếu không có thuế, khi đầu tư tăng 1 đơn vị, thu nhập cũng tăng 1 đơn vị, điều này
làm tăng tiêu dùng bằng xu hướng tiêu dùng cận biên. Sự gia tăng này của tiêu dùng sau
đó lại làm tăng thu nhập quốc dân trong các vòng tiếp theo. Bây giờ thuế suất biên bằng
25%, thì khi thu nhập tăng 1 đơn vị thì chính phủ thu thuế thêm 0,25 đơn vị và thu nhập
khả dụng chỉ tăng 0,75 đơn vị. Do đó, sự gia tăng tiêu dùng khi có thuế nhỏ hơn so với
khi không có thuế. Nói cách khác, cả đường tiêu dùng và đường tổng chi tiêu bây giờ trở
nên thoải hơn như được vẽ trong hình 6-10A. Kết quả là số nhân có giá trị nhỏ hơn.
Còn chi tiêu chính phủ có vai trò gì trong mô hình của chúng ta? Lời giải đáp cho câu
hỏi này sẽ đơn giản hơn nếu chi tiêu chính phủ luôn bằng thu nhập từ thuế. Tuy nhiên,
chính phủ có thể chi tiêu nhiều hơn so với số thuế thu được bằng cách đi vay. Khi chi tiêu
chính phủ hằng năm vượt quá nguồn thu về thuế, ngân sách chính phủ bị thâm hụt. Các
nhà kinh tế và hoạch định chính sách tranh luận rất nhiều về ảnh hưởng của thâm hụt
ngân sách. Hiện tại, chúng ta đưa ra giả thuyết đơn giản hóa là bản thân thâm hụt không
có ảnh hưởng trực tiếp đến tiêu dùng hay đầu tư của khu vực tư nhân.
Chúng ta cũng giả thuyết rằng chi tiêu của chính phủ không tăng lên một cách tự động
cùng với mức thu nhập; chúng được giả thuyết là cố định, ví dụ ở mức 135 tỷ. Như vậy,
trong khi thuế làm cho đường tổng chi tiêu trở nên thoải hơn và dịch chuyển xuống phía
dưới, chi tiêu chính phủ làm đường tổng chi tiêu dịch chuyển lên trên một lượng tương
ứng như hình vẽ trong hình 6-10B. Sự dịch chuyển lên trên của đường tổng chi tiêu do bổ
sung thêm chi tiêu chính phủ hoàn toàn đối lại với sự dịch chuyển xuống dưới của đường
tổng chi tiêu do thuế được vẽ trong phần A. Lưu ý rằng sự đóng góp của đầu tư I (giả
thuyết vẫn là 25 tỷ) và chi tiêu chính phủ đều làm dịch chuyển đường tổng chi tiêu lên
trên mà không làm thay đổi độ dốc của nó. Độ dốc của đường tổng chi tiêu như nhau
trong phần A và phần B. Trạng thái cân bằng một lần nữa xuất hiện tại giao điểm của
đường tổng chi tiêu và đường 45 o. Tăng chi tiêu chính phủ cũng có tác dụng kích thích
nền kinh tế. Nếu nền kinh tế đang trong giai đoạn suy thoái nghiêm trọng, chính phủ có
thể tăng chi tiêu để đưa sản lượng đến mức tự nhiên.

Hình 6-10 Chính phủ và xác định thu nhập cân bằng.

Công thức tính sản lượng cân bằng và số nhân chi tiêu trong một nền kinh tế
đóng có chính phủ.

Khi chúng ta bổ sung thêm chính phủ đường tổng chi tiêu có dạng:

AE = C + I + G = a + MPC x Yd + I + G

trong đó Yd là thu nhập khả dụng. Để đơn giản, chúng ta giả thiết thuế tỷ lệ thuận với thu
nhập quốc dân theo công thức sau:

T = tY

Nên

Yd = Y – T = (1-t)Y

Do đó, hàm tổng chi tiêu có thể viết lại như sau:
AE = a + MPC (1-t)Y + I + G
Tại trạng thái cân bằng, tổng chi tiêu bằng thu nhập:
Y = a + MPC(1-t)Y+I+G
Từ đó, chúng ta rút ra công thức tính sản lượng cân bằng như sau:

Và số nhân chi tiêu có giá trị là:

Nếu t = 0,25 và MPC = 0,8 thì số nhân là:

Như vậy số nhân có giá trị đúng bằng 1/2 so với trong điều kiện không có thuế.

Mô hình xác định sản lượng cân bằng và số nhân trong nền kinh tế đóng có sự tham
gia của chính phủ với thuế độc lập với thu nhập
Chúng ta đã xây dựng mô hình xác định sản lượng cân bằng và số nhân chi tiêu khi thuế
được giả thiết hoàn toàn tỷ lệ thuận với thu nhập quốc dân. Bây giờ chúng ta sẽ xét một
thái cực đối lập khi tổng thu nhập từ thuế của chính phủ chỉ phụ thuộc vào chính sách của
chính phủ mà không liên quan trực tiếp đến mức thu nhập của nền kinh tế. Chúng ta sẽ
xét những hàm ý của giả thiết này đối với mô hình của chúng ta áp dụng cho một nền
kinh tế đóng.
Bắt đầu với phương trình biểu diễn đường tổng chi tiêu:
AE = C + I + G = a + MPC x Yd + I + G

Trong đó Yd là thu nhập khả dụng:


Yd = Y - T
Do đó hàm tổng chi tiêu có thể viết lại như sau:
AE = a – MPC x T + I + G + MPC x Y
Như vậy, bây giờ khi thuế được quyết định ngoại sinh bởi chính sách của chính phủ, thuế
chỉ làm giảm thu nhập khả dụng và làm giảm tiêu dùng và do đó làm dịch chuyển đường
tổng chi tiêu xuống phía dưới mà không làm thay đổi độ dốc của đường tổng chi tiêu.
Điều này hàm ý giá trị của số nhân hoàn toàn không thay đổi so với trong mô hình kinh tế
đơn giản. Bởi vì khi tổng thu nhập tăng 1 đơn vị, thì thu nhập khả dụng cũng tăng 1 đơn
vị và do đó tiêu dùng vẫn tăng theo xu hướng tiêu dùng cận biên. Chúng ta có thể hình
dung điều này rõ hơn qua phân tích đại số.
Tại trạng thái cân bằng, tổng chi tiêu bằng thu nhập:
Y = a – MPC x T + I + G + MPC x Y
Từ đó, chúng ta rút ra công thức tính sản lượng cân bằng như sau:

Số nhân chi tiêu bây giờ có giá trị là :

Nếu MPC = 0,8 thì giá trị của số nhân chi tiêu là :

Như vậy số nhân có giá trị đúng bằng số nhân trong nền kinh tế giản đơn.
Tương tự, hiện tượng khuếch đại này cũng xảy ra khi thuế thay đổi bởi vì thuế giảm làm
tăng thu nhập khả dụng và do đó khuyến khích tiêu dùng. Sự khác biệt duy nhất bắt
nguồn từ thực tế là làm giảm thuế ban đầu làm tăng tiêu dùng MPC x T . Như vậy số
nhân thuế bằng số nhân chi tiêu bằng số nhân chi tiêu chính phủ nhân với –MPC:

III. Mô hình xác định sản lượng trong một nền kinh tế mở

Cho đến nay phân tích của chúng ta bỏ qua vai trò quan trọng của thương mại quốc tế.
Điều này có thể chấp nhận được đối với một nền kinh tế tương đối đóng cửa - một nền
kinh tế ít tham gia vào thương mại quốc tế, nhưng không thích hợp với một nền kinh tế
tương đối mở cửa. Độ mở cửa của một nền kinh tế thường được tính bằng tỷ trọng của
tổng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu so với GDP. Nền kinh tế Việt Nam tương đối mở
cửa với tổng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu chiếm khoảng 127% GDP năm 2004.
Thương mại quốc tế có ảnh hưởng quan trọng đến thu nhập quốc dân. Xuất khẩu mở
rộng thị trường cho các nhà sản xuất trong nước, trong khi nhập khẩu lại thu hẹp thị
trường cho hàng hóa của các nhà sản xuất trong nước. Do đó, xuất khẩu và nhập khẩu
ảnh hưởng đến đường tổng chi tiêu theo những cách khác nhau.
Nhập khẩu
Khi thu nhập của các hộ gia đình tăng, họ không chỉ mua nhiều hàng hóa sản xuất trong
nước hơn mà họ cũng mua nhiều hàng hóa nhập khẩu hơn. Chúng ta có thể hình dung
một hàm nhập khẩu theo cách giống như chúng ta đã làm với hàm tiêu dùng. (Còn đầu tư
và chi tiêu chính phủ được giả thiết được quyết định ngoại sinh, nên chúng ta không vẽ
các đường liên kết chúng với thu nhập ). Hàm nhập khẩu biểu diễn các mức thu nhập
tương ứng với các mức thu nhập khác nhau khi các biến khác ảnh hưởng đến nhập khẩu
được coi là cho trước. Hình 6-11 biểu diễn một hàm nhập khẩu điển hình.

Hình 6-11 Hàm nhập khẩu


Nhập khẩu tăng cùng với thu nhập. Xu hướng nhập khẩu cận biên cho chúng ta biết
lượng nhập khẩu tăng thêm khi thu nhập tăng thêm một đơn vị. Nếu xu hướng nhập khẩu
cận biên là 0,3, thì khi thu nhập quốc dân tăng lên 1 tỷ đồng, nhập khẩu sẽ tăng một
lượng là 0,3 x1tỷ đồng = 300 triệu đồng. Trong hình 6-11, xu hướng nhập khẩu cận biên
chính là độ dốc của đường nhập khẩu.
Xuất khẩu
Người nước ngoài mua gì và mua bao nhiêu hàng của Việt Nam phụ thuộc trước hết
vào thu nhập của họ chứ không phụ thuộc trực tiếp vào thu nhập của Việt Nam. Xuất
khẩu của Việt Nam cũng có thể phụ thuộc vào các nhân tố khác, chẳng hạn như hoạt
động tiếp thị của công ty Việt Nam và giá tương đối giữa hàng Việt Nam so với hàng
ngoại. Các nhân tố quyết định lượng xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia sẽ được
giới thiệu một cách chi tiết trong chương 10 khi đề cập đến kinh tế vĩ mô của một nền
kinh tế mở. Trong chương này chúng ta tập trung vào việc xây dựng mô hình xác định
mức sản lượng cho nền kinh tế. để đơn giản, chúng ta giả thiết rằng mức xuất khẩu là cho
trước với giá trị cố định là 150 tỷ.
Bảng 6-3 Xuất khẩu, nhập khẩu và xuất khẩu ròng
Thu nhập
xuất khẩu nhập khẩu Xuất khẩu ròng
quốc dân
100 150 30 120
200 150 60 90
300 150 90 60
400 150 120 30
500 150 150 0
600 150 180 -30
700 150 210 -60

Xuất khẩu ròng của một nước chính là chênh lệch giữa kim ngạch xuất khẩu và kim
ngạch nhập khẩu. Việc bán gạo cho philípin làm cho xuất khẩu ròng của Việt Nam tăng
lên, trong khi việc mua chiếc xe Spacy làm cho xuất khẩu ròng của Việt Nam giảm
xuống. Như vậy, xuất khẩu ròng cho biết về tổng thể hiện tại một nước là người mua
ròng hay bán ròng trên thị trường hàng hóa và dịch vụ thế giới.

Xuất khẩu, nhập khẩu và xuất khẩu ròng tại mỗi mức thu nhập được giới thiệu trong
bảng 6-3. Tại những mức thu nhập rất thấp, xuất khẩu ròng mang giá trị dương, tức là
xuất khẩu cao hơn nhập khẩu. Khi thu nhập tăng, nhập khẩu cũng tăng, trong khi xuất
khẩu giữ nguyên không thay đổi. Từ mức thu nhập 600 nhập khẩu cao hơn xuất khẩu và
xuất khẩu ròng mang giá trị âm.
Giống như thuế, thương mại làm cho đường tổng chi tiêu thoải hơn. Đó là do khi thu
nhập tăng, một số thu nhập được chuyển sang mua hàng ngoại chứ không phải mua hàng
nội. Do đó tổng chi tiêu - chi tiêu cho hàng sản xuất trong nước – tăng một lương nhỏ
hơn trong một nền kinh tế mở. Trong một nền kinh tế đóng, khi thu nhập tăng một đơn vị,
tổng chi tiêu tăng theo xu hướng tiêu dùng cận biên từ thu nhập quốc dân (MPC’=
C/Y = MPC (1-t)).
Trong một nền kinh tế mở, khi thu nhập tăng một đơn vị, tổng chi tiêu tăng một lượng
bằng xu hướng tiêu dùng cận biên từ thu nhập quốc dân (MPC’) trừ đi xu hướng nhập
khẩu cận biên (MPM). Sự chênh lệch giữa xu hướng tiêu dùng cận biên từ thu nhập quốc
dân và xu hướng nhập khẩu cận biên đôi khi được gọi là xu hướng chi tiêu cận biên hay
xu hướng mua hàng trong nước cận biên, phản ánh chi tiêu về các sản phẩm sản xuất
trong nước tăng bao nhiêu khi thu nhập quốc dân tăng thêm một đơn vị.

Chúng ta có thể hình dung điều này qua bảng 6-4, trong đó tiêu dung, đầu tư, chi tiêu
chính phủ và xuất khẩu ròng được tính cho các mức thu nhập quốc dân khác nhau. Mỗi
lần khi tổng thu nhập tăng 100 tỷ, thu nhập khả dụng chỉ tăng 70 tỷ, tiêu dùng tăng 63 tỷ,
và xuất khẩu ròng giảm 30 tỷ, do đó tổng chi tiêu chỉ tăng 33 tỷ. Trong một nền kinh tế
đóng không có chính phủ, tổng chi tiêu tăng 90 tỷ.
Bảng 6 -4 Tổng chi tiêu và các thành phần của nó
Đơn vị: Tỷ đồng

Y C I G X IM AE
0 25 25 135 335
100 88 25 135 150 30 368
200 151 25 135 150 60 401
300 214 25 135 150 90 434
400 277 25 135 150 120 467
500 340 25 135 150 150 500
600 403 25 135 150 180 533
700 466 25 135 150 210 566
800 529 25 135 150 240 599
900 592 25 135 150 270 632
1000 655 25 135 150 300 665

Lưu ý: Số liệu trong bảng này giả thiết rằng thuế chiếm 30% thu nhập quốc dân và
hàm tiêu dùng có dạng C=25+0,9Yd và xu hướng nhập khẩu cận biên là 0,3.

Tại mức thu nhập 500 tỷ, xuất khẩu ròng bằng không. Tại những mức thu nhập cao
hơn, xuất khẩu ròng mang giá trị âm. Tại những mức thu nhập thấp hơn, xuất khẩu ròng
mang giá trị dương. Như vậy thương mại làm tăng tổng chi tiêu tại những mức thu nhập
quốc dân thấp, và làm giảm tổng chi tiêu tại những mức thu nhập quốc dân cao. Tại
những mức thu nhập quốc dân thấp, sự kích thích bởi xuất khẩu lớn hơn tác động thu hẹp
do nhập khẩu; và điều ngược lại xảy ra tại những mức thu nhập cao.

Trong hình 6-12, đồ thị thu nhập – chi tiêu một lần nữa được sử dụng để chỉ ra mức thu
nhập cân bằng được xác định như thế nào. Giống như trước, điều kiện cân bằng là sản
lượng bằng tổng chi tiêu, Y=AE, được biểu diễn bằng đường 450. Đường tổng chi tiêu bây
giờ bao gồm 4 thành tố: C+I+G+(X-IM). Đường này còn thoải hơn cả đường trong hình
6-10B. Đó là vì, khi thu nhập tăng, xuất khẩu ròng - một thành tố của tổng chi tiêu -
giảm. Cân bằng một lần nữa xuất hiện tại giao điểm của đường tổng chi tiêu và đường 45 0
với mức sản lượng là Y0 trong hình 6-12.

Hình 6-12 Xác định thu nhập cân bằng trong một nền kinh tế mở

Chúng ta biết rằng bất kỳ khi nào đường tổng chi tiêu thoải hơn, thì số nhân sẽ nhỏ hơn.
Để thấy điều này một cách chính xác trong điều kiện có thương mại, chúng ta một lần
nữa xem lại cách thức số nhân hoạt động qua các vòng trong nền kinh tế. Ảnh hưởng của
sự gia tăng đầu tư trong vòng thứ nhất được mở rộng bởi ảnh hưởng của sự gia tăng tiêu
dùng trong vòng thứ hai gây ra do thu nhập cao hơn từ việc sản xuất hàng đầu tư. Điều
này lại đựợc mở rộng tiếp bởi sự gia tăng tiêu dùng trong vòng thứ ba gây ra bởi thu nhập
cao hơn của những người liên quan đến việc sản xuất trong vòng thứ hai. Và quá trình cứ
thế tiếp diễn. Tuy nhiên, bây giờ, khi đầu tư tăng 1 tỷ đồng, hiệu ứng ở vòng thứ hai chỉ
là sự gia tăng chi tiêu cho hàng hóa sản xuất trong nước. Nếu xu hướng tiêu dùng cận
biên là 0,9 thuế suất là 0,3, và xu hướng nhập khẩu cận biên là 0,3, thì sự gia tăng chi tiêu
cho hàng trong nước chỉ là 33 tỷ (chứ không phải là 63 tỷ như trong điều kiện không có
thương mại hay 90 tỷ nếu không có thuế hay chính phủ). Không chỉ tác động ở vòng thứ
hai nhỏ hơn, mà tác động ở các vòng khác cũng nhỏ hơn.
Nếu nhiều thu nhập hơn được tạo ra trong mỗi vòng tiếp theo không được chi tiêu cho
hàng hóa sản xuất trong nước, số nhân sẽ nhỏ hơn. Khi thu nhập tạo ra trong một vòng
sản xuất không được sử dụng để mua hàng hóa trong nước, các nhà kinh tế gọi là có sự
rò rỉ. Trong một nền kinh tế đóng có hai khoản rò rỉ là tiết kiệm và thuế. Trong một nền
kinh tế mở có ba khoảng rò rỉ là tiết kiệm, thuế và nhập khẩu.
Công thức tính sản lượng cân bằng và số nhân trong một nền kinh tế mở.
Khi chúng ta bổ sung thêm thương mại, đường tổng chi tiêu có dạng:
AE = C + I + G + X - IM

Nhập khẩu được coi là tỷ lệ thuận với thu nhập quốc dân theo công thức sau:
IM = MPM x Y

Trong đó MPM là xu hướng nhập khẩu cận biên; xuất khẩu được giả thiết là cố định. Do
đó, hàm tổng chi tiêu được viết lại như sau:
AE = a + MPC(1-t)Y + I + G + X – MPM x Y
Tại trạng thái cân bằng, tổng chi tiêu bằng thu nhập:
Y = a + MPC(1-t)Y + I + G + X – MPM x Y
Trên cơ sở đó, chúng ta xác định được mức thu nhập cân bằng theo công thức:

Và số nhân có giá trị là:

Nếu t = 0,25, MPC = 0,8, và MPM = 0,3 thì số nhân là:

Như vậy, số nhân có giá trị nhỏ hơn nhiều trong nền kinh tế mở so với trong điều kiện
không có thương mại.
IV. Cách tiếp cận thu nhập – chi tiêu và phân tích tổng cầu - tổng cung
Như chúng ta đã biết từ chương 5 là các nhà kinh tế thường sử dụng mô hình tổng cầu
và tổng cung để giải thích những biến động kinh tế trong ngắn hạn. Mục tiêu của chương
này là xem xét điều gì quy định tổng cầu và mức sản lượng cân bằng tại một mức giá bất
kỳ. Chúng ta có thể sử dụng phân tích này để xây dựng đường tổng cầu trong mô hình
tổng cầu và tổng cung bằng cách đưa ra câu hỏi điều gì xảy ra với tổng cầu và sản lượng
cân bằng khi mức giá thay đổi?

Để trả lời câu hỏi trên, vấn đề mà chúng ta phải xác định là đường tổng chi tiêu dịch
chuyển ra sao khi mức giá tăng hay giảm? Theo cả ba hiệu ứng đã giới thiệu trong
Chương 5: hiệu ứng của cải, hiệu ứng lãi suất và hiệu ứng tỷ giá hối đoái, khi mức giá
tăng, tại mỗi mức thu nhập tổng chi tiêu về hàng trong nước sẽ giảm. Ngoài ra, nếu giá cả
hiện hành cao hơn một cách tương đối so với mức giá trong tương lai, thì họ có thể thay
thế tiêu dùng hiện tại bằng tiêu dùng tương lai (vì tiêu dùng hiện tại trở nên đắt hơn một
cách tương đối). Trong trường hợp, đường tổng chi tiêu dịch chuyển xuống phía dưới,
như được vẽ trong hình 6-13, và sản lượng cân bằng giảm. Như vậy khi Y0 là một điểm
trên đường tổng cầu tương ứng với mức giá P0 thì Y1 là một điểm khác trên đường tổng
cầu tương ứng với mức giá P 1. Tóm lại đường tổng cầu chẳng qua biểu diễn những mức
thu nhập cân bằng nhận được từ mô hình thu nhập - tổng chi tiêu, nên các cú sốc làm dịch
chuyển đường tổng chi tiêu và làm thay đổi mức thu nhập cân bằng tại một mức giá nhất
định cho trước đều làm cho đường tổng cầu dịch chuyển.

Hình 6-13 Xây dựng đường tổng cầu

Những hạn chế của cách tiếp cận thu nhập – tiêu dùng
Trong chương này chúng ta đã phân tích các nhân tố xác định sản lượng quốc dân
bằng cách chỉ tập trung vào tổng cầu. Tuy nhiên điều gì xảy ra với tổng cung? Phải chăng
điều này không quan trọng?
Như chúng ta đã biết tổng cầu chỉ có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc quyết định
sản lượng khi nền kinh tế còn nhiều nguồn lực chưa được sử dụng. Điều đó có nghĩa là sự
thay đổi của tổng cầu có thể quyết định thu nhập quốc dân khi nền kinh tế có nhiều máy
móc đang bị bỏ không và nhiều công nhân có thể làm việc nếu như có đủ cầu để mua
hàng hóa do họ tạo ra.

Trong trường hợp nền kinh tế còn nhiều nguồn lực chưa được sử dụng thì tiếp cận đưa
ra ở đây bỏ qua sự hạn chế về nguồn lực hoàn toàn có ý nghĩa. Tuy nhiên trong trường
hợp nền kinh tế đã sử dụng hầu hết nguồn lực hiện có, tổng cung cần được đưa vào trong
mô hình để phân tích.

You might also like