You are on page 1of 25

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN

KHOA TÀI CHÍNH-KẾ TOÁN

TIỂU LUẬN MÔN: TÀI CHÍNH CÔNG

ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỀ NGOẠI TÁC TÍCH


CỰC-LIÊN HỆ THỰC TIỄN

Giảng viên: NGUYỄN THỊ NGỌC DIỄM


Nhóm thực hiện: NHÓM 12
Mã học phần: 832113

TP. HỒ CHÍ MINH, ngày 16 tháng 3 năm 2023


DANH SÁCH NHÓM

Họ và tên MSSV

Phạm Thị Diễm My 3121420227

Nguyễn Ngọc Tâm Thi 3121320376

Nguyễn Kim Ngân 3121420246

Nguyễn Vũ Khánh Thi 3121320378

Châu Thị Kiều My 3121320207


BẢNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÓNG GÓP THỰC HIỆN BÀI TIỂU LUẬN

Phần trăm
Họ và tên Những nội dung đóng góp Ký tên
đóng góp (%)

Phạm Thị Diễm My Chương 1, Lời mở đầu 100%

Chương 2. Ngoại tác tích cực


Nguyễn Vũ Khánh Thi 100%
trong Giáo dục

Chương 2. Ngoại tác tích cực


Nguyễn Kim Ngân 100%
trong Y tế

Chương 2. Ngoại tác tích cực


Nguyễn Ngọc Tâm Thi 100%
trong Kinh tế-Xã hội

Châu Thị Kiều My Chương 3, Kết luận 100%


LỜI MỞ ĐẦU
Trong giai đoạn hiện nay, một quốc gia muốn phát triển thì phải có các nguồn
lực để phát triển kinh tế, đó là tài nguyên thiên nhiên, vốn, khoa học công nghê, nhân
tài.. Trong các nguồn lực con người là yếu tố quang trọng nhất, quyết định nhất. Sự
tăng trưởng và phát triển của mỗi quốc gia. Chỉ những người có trình độ và nằn lực
mới có thể tận dụng tối các nguồn lực khác. Vì vậy, phát triển nguồn nhân lực đang là
vấn đề được quan tâm nhất hiện nay.

Ở mọi quốc gia, dù phát triển hay kém phát triển, chính sách giáo dục và y tế
luôn là chủ đề gây tranh cãi chưa bao giờ hạ nhiệt. Giáo dục và y tế là một trong
những yếu tố của vốn con người thường được các nhà kinh tế nói đến. Vì vậy, để có
nguồn lực lượng lao động lành nghề với kỹ năng và kiến thức cao, đồng thời phải đảm
bảo rằng học được sống trong một cộng đồng an toàn, thể chất, tinh thần và phẩm chất
đều được phát triển tốt. Vì nó có ảnh hưởng đến đời sống kinh tế-xã hội và văn hóa
nên gia đình và xã hội phải đầu tư, điều này sẽ giúp con người kiếm sống và góp phần
làm cho xã hội giàu mạnh. Vậy kiến thức và sức khỏe có tác động tích cực đến xã hội
như thế nào?
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. LÝ THUYẾT VỀ NGOẠI TÁC, TRỢ CẤP.......................................................1
1.1. Ngoại tác:.....................................................................................................................1
1.1.1. Khái niệm:............................................................................................................1
1.1.2. Phân loại:..............................................................................................................1
1.1.3. Đặc điểm:.............................................................................................................1
1.2. Trợ cấp.........................................................................................................................2
1.2.1. Khái niệm:............................................................................................................2
1.2.2. Phân loại:..............................................................................................................2
1.2.3. Đặc điểm:.............................................................................................................3
1.3. Ảnh hưởng của yếu tố ngoại tác tích cực và điều chỉnh của chính phủ:.....................3
1.3.1. Hiệu quả thị trường:.............................................................................................3
1.3.2. Ảnh hưởng của yếu tố ngoại tác tích cực.............................................................4
CHƯƠNG 2. NGOẠI TÁC TÍCH CỰC-LIÊN HỆ THỰC TIỄN.............................................4
2.1. Ngoại tác tích cực trong lĩnh vực giáo dục..................................................................4
2.1.1. Ví dụ về ngoại ứng tích cực trong giáo dục:........................................................4
2.1.2. Đặc điểm về hàng hóa giáo dục...........................................................................4
2.1.3. Ngoại tác tích cực của giáo dục đối với nền kinh tế............................................5
2.1.4. Ngoại tác tích cực của giáo dục đối với doanh nghiệp:.......................................5
2.1.5. Ngoại tác tích cực của giáo dục đối với xã hội:...................................................6
2.2. Ngoại tác tích cực trong lĩnh vực y tế.........................................................................7
2.2.1. Thực trạng............................................................................................................7
2.2.2. Ngoại tác tích cực đối với y tế.............................................................................8
2.3. Ngoại tác tích cực trong lĩnh vực Kinh tế -Xã hội....................................................10
2.3.1. Các ví dụ minh họa về ngoại tác tích cực..........................................................10
2.3.2. Tìm hiểu về Ngoại tác tích cực “Rừng ngập mặn Cần Giờ”..............................11
 Rừng suy thoái dần....................................................................................................12
2.3.3. Tìm hiểu về Ngoại tác tích cực trong sản xuất “Ngành chế tạo robot (người
máy) công nghiệp”............................................................................................................13
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................14
3.1. Đối với giáo dục........................................................................................................14
3.2. Đối với y tế................................................................................................................16
3.3. Đối với kinh tế - xã hội..............................................................................................17
CHƯƠNG 1. LÝ THUYẾT VỀ NGOẠI TÁC, TRỢ CẤP
1.1. Ngoại tác:
1.1.1. Khái niệm:
Ngoại tác là sự tác động ra bên ngoài của đối tượng đến lợi ích hay chi phí của đói
tượng khác mà không thông qua giao dịch và không được phản ánh qua giá cả.
Đó là phần lợi ích hoặc là chi phí, gắn với dạng hoạt động cụ thể là yếu tố sản xuất
mà những người ngoài nhận được.
Ngoại tác xuất hiện khi hành động của người làm cho tình trạng của người khác trở
nên tốt đẹp hơn hay tồi tệ hơn mà người làm hành động đó không phải bồi thường
hoặc thu lợi nhuận. Ngoại tác có thể xảy ra trong nhiều tương tác hằng ngày với mức
độ và phạm vi khác nhau như ngoại tác xảy ra ở mức độ nhỏ khi bạn mở ti vi quá lớn
khiến người khác không làm việc được hay ngoại tác xảy ra mở mức đôh lớn như các
nhà máy thải rác thải, nước thải chưa qua xử lý ra môi trường mà không phải gánh
chịu bất kỳ khoản chi phí nào từ hoạt động sản xuất của nó gây nên ô nhiễm nếu
không có sự can thiệp của Chính phủ.

1.1.2. Phân loại:


Ngoại tác tiêu tực: là khoảng chi phí áp đặt lên đối tượng thứ ba nhưng chi phí đó
phản ánh lên giá cả thị trường. VD: khí thải xe máy gây ra ngoại tác tiêu cực vì nó tạo
ra khói bụi mà những người khác phải hít thở.
Ngoại tác tích cực: là những lợi ích mang lại cho đối tượng thứ ba nhưng lợi ích đó
không phản ánh lên giá cả thị trường. VD: những khu di tích lịch sử được trùng tu
mang đến những ngoại tác tích cực, bởi những người đi ngang qua đó có thể chiêm
ngưỡng vẻ đẹp và ý nghĩa lịch sử của chúng.

1.1.3. Đặc điểm:


Dù là ngoại tác tiêu cực hay tích cực chúng đều có đặc điểm:
Chúng có thể do sản xuất hoặc tiêu dùng gây ra.
Ngoại tác tiêu cực: Một nhà máy gây ô nhiễm, một cá nhân hút thuốc lá ảnh hưởng
tới người xung quanh.
Ngoại tác tích cực: Doanh nghiệp cạnh tranh nhau để sản xuất thiết kế và cải tiến
công nghệ xe hơi, điều này không chỉ có lợi cho doanh nghiệp mà còn cho toàn xã hội
bởi vì nó nằm trong khối kiến thức công nghệ toàn xã hội
Trong ngoại tác, việc ai gây tác hại (lợi ích) cho ai nhiều khi chỉ mang tính tương
đối. VD: một trường hợp nhà máy xả chất thải xuống dòng sông, ngoại tác không chỉ
có thể nhìn dưới góc độ nhà máy gây thiệt hại cho ngư dân mà trái lại có thể phân
tích dưới góc độ ngư trường của ngư dân đã thu hẹp hoạt động của nhà máy.
Sự phân biệt tính chất tích cực và tiêu cực của ngoại tác chỉ là tương đối: cùng một
hoạt động ngoại tác nhưng nó được đánh giá là tốt hay xấu tùy thuộc vào quan điểm
của người chịu ảnh hưởng. VD: chính sách giá của Chính phủ mang lại lợi ích cho
doanh nghiệp nhưng lại tác động tiêu cực đến tiêu dùng của người dân.
Tất cả ngoại tác đều phi hiệu quả nếu xét dưới quan điểm xã hội.

1.2. Trợ cấp


1.2.1. Khái niệm:
Trợ cấp là sự hỗ trợ về tài chính của Chính phủ hoặc cơ quan Chính phủ dành cho
tổ chức cá nhân khi sản xuất, xuất khẩu hàng hóa và đem lại lợi ích cho tổ chức, cá
nhân đó.
Việc áp dụng chính sách trợ cấp nhằm tạo điều kiện cho các yếu tố như đào tạo,
nâng cấp cơ sở hạ tầng, đổi mới công nghệ, giúp duy trì một sự phát triển bền vững.

1.2.2. Phân loại:


Phân loại theo hình thức tài sản nhận: trợ cấp bằng tiền, trợ cấp bằng hiện vật
Trong hiệp định WTO, trợ caaso được chia thành 3 nhóm:
Nhóm đèn đỏ (amber box) là trợ cấp bị chống sử dụng, bao gồm trợ cấp xuất khẩu
và trợ cấp thay thế nhập khẩu để khuyến khích sử dụng đầu vào trong nước, khuyến
khích nội địa hóa.
Nhóm đèn vàng (yellow box) là trợ cấp riêng biệt cho một khoản hoặc một vùng,
gây lệch lạc thương mại, tuy không bị cấm sử dụng nhưng có thể bị “trả đũa” như bị
đánh thuế chống trợ cấp hoặc bị kiện ra WTO.
Nhóm đèn xanh (green box) là trợ cấp được coi là ít gây lệch lạc cho thương mại
như trợ cấp chương trình phát triển (R&D), trợ cấp phát triể vùng khó khăn…được
phép áp dụng mà không bị trả đũa.

1.2.3. Đặc điểm:


Trợ cấp có tính riêng biệt, chỉ áp dụng cho tổ chức, cá nhân hoặc ngành sản xuất
nhất định, trong khu vực địa lý nhất định của một nước hay một vùng lãnh thổ nhất
định
Trên thực tế, ta có thể coi khoản trợ cấp là một khoản thuế âm. Với một khoản trợ
cấp, giá của những người bán vượt giá của những người mua và hiệu giữa hai giá đó
là lượng trợ cấp. Nhưng chúng ta có thể đoán, ảnh hưởng của trợ cấp đối với lượng
sản xuất và tiêu dụng là ngược lại với ảnh hưởng của thuế-sản lượng sẽ tăng lên.

1.3. Ảnh hưởng của yếu tố ngoại tác tích cực và điều chỉnh của chính
phủ:
1.3.1. Hiệu quả thị trường:

Khi không có ngoại tác và sự can thiệp của chính phủ giá cả điều chỉnh để cân bằng
cung và cầu. Lượng sản xuất và tiêu dùng ở trạng thái cân bằng thị trường Q E là hiệu
quả MC=MB (lợi ích biên bằng chi phí biên)
1.3.2. Ảnh hưởng của yếu tố ngoại tác tích cực

CHƯƠNG 2. NGOẠI TÁC TÍCH CỰC-LIÊN HỆ THỰC


TIỄN
2.1. Ngoại tác tích cực trong lĩnh vực giáo dục
2.1.1. Ví dụ về ngoại ứng tích cực trong giáo dục:
1.Duy trì trường học, xây dựng trường học cho các học sinh, sinh viên để có thể
được học tập.
2. Giáo viên có trình độ chuyên môn cao để có thể dễ dàng truyền đạt kiến thức cho
người học
3. Giáo trình đầy đủ để sinh viên có thể dễ dàng tìm tòi, tự khám phá
2.1.2. Đặc điểm về hàng hóa giáo dục
Giáo dục là cũng được cho là một loại hàng hóa, nhưng không giống như những
hàng hóa thông thường khác mà ta vẫn thường thấy. đối với giáo dục, sự hưởng thụ
của những người dùng trước không bị tác động bởi những những người dùng sau, việc
có thêm nhiều người trong xã hội cùng hưởng thụ hàng hóa không làm cho lợi ích của
các cá nhân đang tiêu dùng bị ảnh hưởng, mà trái lại, còn làm cho tổng lợi ích của xã
hội tăng lên. Thêm vào đó, trong giáo dục ở đại học, lợi ích của nó không hề chia nhỏ
cho mỗi người sử dụng, mà mọi người đều dùng chung một chương trình giáo dục. đó
là tri thức của nhân loại và cùng nhau khám phá ra những tri thức mới. điểm khác biệt
độc đáo này được các nhà kinh tế học cho rằng, “giáo dục” là một loại hàng hóa công.
Về tính loại trừ: giáo dục cũng có tính loại trừ trong sử dụng. ví dụ: sinh viên muốn
học ở trường đại học thì phải trải qua các kì thi đầu vào để có thể học, họ phải đóng
học phí, đáp ứng các điều kiện để học tại trường,…nếu sinh viên không thỏa mãn
những điều kiện đó thì họ không được hưởng thụ dịch vụ giáo dục
Dịch vụ giáo dục có tính cạnh tranh trong sử dụng vì việc học của sinh viên này sẽ
ảnh hưởng đến việc học của sinh viên khác vì số lượng sinh viên trong lớp học có giới
hạn và số lượng lớp học trong trường cũng có hạn chế, nên nếu sinh viên này được
học thì sẽ có một người khác không được học và nếu nhét sinh viên vào lớp học quá
đông thì sẽ ảnh hưởng đến việc học của các sinh viên khác.

2.1.3. Ngoại tác tích cực của giáo dục đối với nền kinh tế
“Giáo dục” là loại hàng hóa công đặc biệt vì là hoàng hóa sức lao động có chất
lượng cao hay nói cách khác là tạo ra nguồn lao động có năng lực chuyên môn cao,chỉ
có hàng hóa sức lao động mới tạo ra giá trị thặng dư và sức lao động càng chất lượng
thì giá trị thắng dư tạo ra sẽ càng ngày càng lớn. vì vậy, giáo dục không chỉ là phúc lợi
xã hội mà còn là đòn bẫy quan trọng để phát triển kinh tế xã hội. các nước muôn tăng
trưởng kinh tế thì phải hết sức quan tâm và đầu tư cho giáo dục.
Ngoại tác tích cực của giáo dục đối với người học: Trong nền kinh tế, người lao
động được đào tạo, có kiến thức và trình độ chuyên môn vững vàng vẫn luôn tạo ra
năng suất lao động nhiều hơn nên dễ dàng cạnh tranh trong thị trường hiện nay. Do
đó, họ có thu nhập cao hơn và có môi trường làm việc tốt hơn so với những lao động
không qua đào tạo. ngoài ra để cạnh tranh trong môi trường lao động thì người lao
động phải có ý thức nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng làm việc. do đó những
người lao động giỏi đã vô tình tạo áp lực cho những người lao động khác trong môi
trường làm việc chung.

2.1.4. Ngoại tác tích cực của giáo dục đối với doanh nghiệp:
Thứ nhất: khi sử dụng lao động có trình độ cao thì sẽ có năng suất lao động cao,
sản phẩm được làm ra có nhiều chất xám hơn, có giá trị cao, có chất lượng, sức cạnh
tranh cao trên thị trường, tức là giá trị thặng dư của doanh nghiệp sẽ tăng lên, cùng với
lợi nhuận gia tăng.
Thứ hai: những lao động được học tập tốt thì sẽ có được thông tin đầy đủ hơn, có
thu nhập cao hơn, có khả năng đóng góp nhiều hơn cho xã hội.
Thứ ba: một doanh nghiệp càng co nhiều lao động giỏi, càng có nhiều phát minh
sáng chế thì sẽ tạo ra nhiều sản phẩm mới với những tính năng tac dụng mới, tạo điều
kiện cho doanh nghiệp phát triển ổn định, qua đó là nền kinh tế cho xã hội, một quốc
gia tăng trưởng bền vững. đó là lý do tại sao các công ty lớn thường tạo ra các cuộc thi
tuyển chọn người tài với chế độ làm việc ưu đãi. Ngày nay, các công ty thường co liên
kết với các trường đại học lớn để tìm kiếm được các nhân tài.
Như vậy, ngoại tác tich cực của giáo dục (đặc biệt là giáo dục đại học) tạo ra cho
nền kinh tế chính là tổng hợp các ngoại tac tích cực mà chinh người học và doanh
nghiệp nhận được, đối với người lao động có thu nhập cao thì sẽ góp phần nâng cao
chất lượng cuộc sống; đối với doanh nghiệp thì sẽ thu về nhiều lợi nhuận, thông qua
đó sẽ góp phần tăng GDP của quốc gia, thúc đẩy nền kinh tế của một quốc gia

2.1.5. Ngoại tác tích cực của giáo dục đối với xã hội:
Giáo dục không chỉ có lợi ich và chi phi dành cho mỗi cá nhân, mà còn có tac động
lan tỏa tới các thành viên khác trong xã hội. khi sống ở một vùng có nhiều người có
trình độ cao, được gọi là “dân trí cao”, mà ở đó mức độ ý thức cao trong việc xây
dựng và phát triển cộng đồng, bảo vệ sức khỏe cộng đồng thì sẽ giảm bớt tệ nạn xã
hội, dễ dàng hơn trong việc phổ biến và thực hiện các chính sách kinh tế xã hội. khi
nhận được sự giáo dục tốt, con người sẽ có ý thức tốt hơn về các vấn đề như chủ
quyền quốc gia, bảo tồn văn hóa truyền thống dân tộc, từ đó có những hành động tích
cực để bảo tồn, phát huy những giá trị để góp phần tạo nên bản sắc riêng của mỗi
nước và niềm tự hào dân tộc cho thế hệ sau. Giáo dục tạo ra những công dân văn hóa
cho xã hội: góp phần tạo ra những công dân có trách nhiệm cao trong lao động, có
lương tâm nghề nghiệp, có đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống, nhân cách tốt đẹp,
hướng tới giá trị nhân bản mà bản chất là sự nâng cao dâng trí, định hướng cho người
học tự hình thành nhân cách cá nhân, xây dựng riêng cho mình những hoài bão sống,
để mỗi người học đều trở thành người có văn hóa, có ý thức trách nhiệm đối với
những hành vi của bản thân, ý thức với xã hội. hiện nay các trường học từ trung học
dạy nghề tới đại học thông qua việc khuyến khích và tạo điều kiện cho sinh viên thành
lập các nhóm tình nguyện, đội công tác xã hội,… thúc đẩy sự tham gia, sự quan tâm
của sinh viên vào các vấn đề nhân đạo, công bằng xã hội, qua đó hình thành lên đạo
đức và lối sống lành mạnh cho các bạn sinh viên. VD: ở Đại học Bách Khoa có
chương trình “15 ngày lao động công tác xã hội” vào chương trình giáo dục Đại học,
xem đây là yếu tố để sinh viên đủ điều kiện tốt nghiệp ra trường.
Tuy nhiên cần chú ý, không phải đồng hóa việc chỉ có những người nhận được sự
giáo dục mới là người có văn hóa. Bởi, nhân cách của con người suy cho cùng được
quyết định bởi môi trường sống của họ, giáo dục là yếu tố quan trọng nhưng không
mang tinh quyết định. Hiện nay có những người nhận được sự giáo dục nhưng lại
hành xử không có văn hóa và ngược lại, có những người không được học nhiều nhưng
vẫn sống rất tốt, được mọi người tôn trọng và cũng có những đóng góp lớn cho xã hội,
tuy không được học tập trên ghế nhà trường nhưng họ đã tự học tập trong đời sống.
điều này có nghĩa rằng, việc học không chỉ diễn ra trên ghế nhà trường trong khoản
thời gian nhất định, mà nó kéo dài trong suốt cuộc đời mỗi người.

2.2. Ngoại tác tích cực trong lĩnh vực y tế


2.2.1. Thực trạng
Dịch vụ y tế là loại hàng hoá mà người sử dụng (người bệnh) thường không tự
mình lựa chọn được mà chủ yếu do bên cung ứng (cơ sở y tế) quyết định. Nói một
cách khác, ngược lại với thông lệ “Cầu quyết định cung” trong dịch vụ y tế “Cung
quyết định cầu”. Cụ thể, người bệnh có nhu cầu khám chữa bệnh nhưng điều trị bằng
phương pháp nào, thời gian bao lâu lại do bác sĩ quyết định. Như vậy, người bệnh, chỉ
có thể lựa chọn nơi điều trị, ở một chừng mực nào đó, bác sĩ điều trị chứ không được
chủ động lựa phương pháp điều trị. Đồng thời dịch vụ y tế là dịch vụ có điều kiện, hạn
chế nhất định đối với sự gia nhập thị trường của các nhà cung ứng dịch vụ y tế. Cụ
thể, muốn cung ứng dịch vụ y tế cần được cấp giấy phép hành nghề và cần đảm bảo
những điều kiện nhất định về cơ sở vật chất.
Hàng hóa y tế là hàng hóa công cộng. Vì mọi người đều có quyền được hưởng các
dịch vụ y tế để được chăm sóc sức khỏe. Nếu có thêm một người sử dụng sản phẩm y
tế điều đó sẽ không ảnh hưởng đến lợi ích của người sử dụng sản phẩm đó và có thể
tận dụng tối đa các dịch vụ y tế của mình. Người mua dịch vụ y tế công cộng khác với
người mua hàng hoá thông thường ở chỗ họ cũng được lợi và người khác trong cộng
đồng cũng được lợi.
VD: Khi được điều trị bệnh lao, người bệnh có thể phải trả tiền, lợi ích mang lại là
họ khỏi, song cho những người khác trong cộng đồng là bớt đi một nguồn lây.
- Tính loại trừ: Các hạng mục y tế bị loại trừ tương ứng với chi phí của dịch vụ.
Người được hưởng dịch vụ y tế phải trả tiền khám bệnh, chữa bệnh. Người nghèo ít có
khả năng được chăm sóc sức khỏe nếu họ không đủ khả năng chi trả. Do đó, họ gặp
nhiều rủi ro hơn trong việc khám chữa bệnh.
- Tính cạnh tranh: Hàng hóa y tế không có tính cạnh tranh hoàn hảo.
VD: Đối với các mặt hàng thông thường khác, người bán có thể hạ giá để thu hút
khách hàng của người khác, nhưng đối với mặt hàng y tế, khi bệnh nhân đến khám
chữa bệnh, họ sẽ hạ giá so với các bác sĩ cạnh tranh khác vì họ đang thu hút nhiều
bệnh nhân hơn bằng cách cung cấp một số loại thuốc với giá thấp hơn. Tuy nhiên,
bệnh nhân có thể trở nên nghi ngờ khi dùng các loại thuốc này, vì sợ rằng chúng có
thể không mang lại hiệu quả như mong đợi.
Thông tin bất cân xứng giữa nhà cung cấp dịch vụ và người sử dụng dịch vụ. Người
bệnh thực sự biết rất ít về bệnh tật và chỉ định điều trị của mình nên hầu như người
bệnh phải hoàn toàn dựa vào quyết định của bác sĩ khi lựa chọn dịch vụ (cầu do cung
quyết định). Nếu vấn đề này không được quản lý đúng cách, nó sẽ dẫn đến việc các
nhà cung cấp dịch vụ lạm dụng dịch vụ và làm tăng chi phí chăm sóc sức khỏe.

2.2.2. Ngoại tác tích cực đối với y tế


Trong cung ứng hàng hóa y tế, ngoại tác tích cực thể hiện ở các vấn đề sau:

- Khi có sự công bằng trong cung ứng hàng hóa y tế sẽ giúp mọi hộ gia đình dễ
dàng tiếp cận các dịch vụ y tế, nâng cao sức khỏe người dân và tăng nguồn
nhân lực cho nền kinh tế.

+ Xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư, cải tạo, nâng cấp, đầu tư mua sắm trang thiết bị cho
hệ thống y tế cơ sở. Đồng thời nâng cao hiệu quả chuyên môn của đội ngũ y bác sĩ tại
các bệnh viện tuyến huyện và bệnh viện đa khoa khu vực. Thông qua các hoạt động
này đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân nông thôn, nhất là miền núi, vùng sâu,
vùng xa được tiếp cận với các dịch vụ y tế chất lượng cao.
+ Đặc biệt, một số hoạt động tuyên truyền, giáo dục sức khỏe được triển khai trên toàn
huyện nhằm tạo điều kiện cho người dân nông thôn được hưởng các dịch vụ y tế. Tự
quyết định và có trách nhiệm về những hoạt động, biện pháp bảo vệ sức khỏe của
mình. Chấp hành và duy trì các lối sống lành mạnh, từ bỏ các thói quen, tập tính có
hại cho sức khỏe. Biết sử dụng các dịch vụ y tế có thể có được để giải quyết các nhu
cầu về sức khỏe và các vấn đề về sức khỏe của mình.

- Công bằng trong đầu tư y tế, khả năng tài chính để đầu tư vào lĩnh vực dịch
vụ y tế đóng vai trò quyết định để bảo đảm mức chất lượng trong chăm sóc y
tế.

+ Mức đầu tư dựa vào khả năng chi trả của người dân hơn là dựa vào tình trạng sức
khoẻ. Sự bao cấp phải dành ưu tiên cho người nghèo, không bao cấp cho người giàu.
Công bằng trong đầu tư y tế gắn liền với công bằng trong sử dụng (cung cấp dịch vụ y
tế).

+ Trong công tác phòng chống dịch, Chính phủ đã điều chỉnh chế độ, phụ cấp để động
viên cán bộ y tế, nhất là nhân viên y tế tuyến đầu chống dịch. Chính phủ ban hành
mức phụ cấp ưu đãi nghề, từ 40-70% lên 100%nhằm động viên nhân y tế hăng say
hơn với công việc , tích cực và có trách nhiệm hơn trong công tác phòng chống dịch.

+ Khi một quốc gia trở nên mạnh hơn và có chỗ đứng trên thị trường quốc tế, thì quốc
gia đó phải phát triển về mặt kinh tế. Tuy nhiên, để sự phát triển này đạt đến trình độ
cao, cần phải có nguồn nhân lực có trình độ, đủ năng lực về thể chất và trí tuệ. Vì vậy,
đầu tư cho y tế tức là đầu tư phát triển nguồn nhân lực để giúp đất nước phát triển
mạnh mẽ.

- Công bằng y tế có thể giúp giải quyết vấn đề dịch bệnh hoành hành và giảm chi
ngân sách quốc gia. Ngoài ra, nó đã tạo ra một lực lượng lao động lành mạnh,
thu hút vốn nước ngoài, mở rộng quy mô nền kinh tế.

+ Hiện tại, một trong sáu kế hoạch y tế quốc gia quan trọng là mở rộng kế hoạch tiêm
chủng, nằm trong kế hoạch mục tiêu của quốc gia nhằm ngăn ngừa và kiểm soát một
số bệnh xã hội và dịch bệnh nguy hiểm, và từng bước giúp kiểm soát phần lớn dân số
và các bệnh truyền nhiễm ở trẻ em ở Việt Nam.
+ Phòng bệnh là vấn đề lớn của sức khỏe cộng đồng, vắc xin là biện pháp phòng bệnh
hữu hiệu nhất để bảo vệ người tiêm tránh được dịch bệnh, tránh xảy ra dịch bệnh lớn
ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng và chi phí của người bệnh.

+ Việc tiêm phòng cho từng cá nhân cũng góp phần bảo vệ sức khoẻ cho cộng đồng,
đặc biệt là những người không được miễn dịch, bao gồm trẻ chưa đến tuổi tiêm
vaccin, những người không được tiêm chủng do nguyên nhân y tế và những người
không có đáp ứng đầy đủ với tiêm chủng. Nhờ đó những người tiêm vaccin mà không
có đáp ứng cũng được bảo vệ. Mặt khác, những người ốm yếu cũng ít có nguy cơ phơi
nhiễm với tác nhân gây bệnh. Tiêm chủng cũng làm chậm hoặc chặn đứng những vụ
dịch.

+ Bằng cách này, cả người giàu và người nghèo trong xã hội đều có thể được tiêm vắc
xin, giúp bảo vệ người dân khỏi nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm, đảm bảo sức
khỏe cho cá nhân và toàn xã hội, thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân; mở rộng khả năng
tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế có chất lượng; người dân Được sống trong cộng đồng
an toàn, phát triển tốt về thể chất và tinh thần, giảm tỷ lệ mắc bệnh tật, tăng cường thể
lực, tăng tuổi thọ, nâng cao chất lượng dân số, tạo môi trường lao động lành mạnh.
Đây là yếu tố quan trọng trong việc thu hút đầu tư nước ngoài và thúc đẩy phát triển
kinh tế trong nước.

2.3. Ngoại tác tích cực trong lĩnh vực Kinh tế -Xã hội
2.3.1. Các ví dụ minh họa về ngoại tác tích cực
 Việc xây dựng và vận hành một sân bay sẽ mang lại lợi ích cho các doanh
nghiệp địa phương, vì khả năng giao thương và di chuyển sẽ tăng lên
 Khôi phục những tòa nhà lịch sử là ngoại tác tích cực vì mọi người đi ngang
qua có thể thưởng thức vẻ đẹp cũng như ý thức được lịch sử về các toà nhà. Người
quản lý không nhận thức được giá trị toàn bộ lợi ích của việc bảo tồn và khôi phục,
vì thế tòa nhà có xu hướng xuống cấp hoặc phá huỷ để xây dựng mới. Chính quyền
địa phương thường chịu trách nhiệm về vấn đề này bằng cách qui định việc bảo
tồn toà nhà và trợ cấp cho cơ quan quản lý để khôi phục nó.
 Một công ty công nghiệp cung cấp các lớp sơ cứu cho nhân viên để tăng cường
sự an toàn tại nơi làm việc. Điều này cũng có thể cứu mạng nhiều người trong
những trường hợp tai nạn bên ngoài nhà máy.
 Sự tiến bộ nhanh chóng của công nghệ thông tin không chỉ mang lại lợi nhuận
khổng lồ cho các công ty máy tính và sự tiện lợi cho người sử dụng, mà nó còn
góp phần cải tiến năng suất lao động, trong mọi mặt đời sống của dân.
 Chiến dịch tình nguyện mùa hè xanh tạo tác động tích cực đến xã hội.

2.3.2. Tìm hiểu về Ngoại tác tích cực “Rừng ngập mặn Cần Giờ”
 Vị trí địa lý:
- Cách trung tâm TPHCM khoảng 70km, giáp tỉnh Đồng Nai ở Phía Bắc, giáp biển
Đông ở phía Nam, giáp tỉnh Tiền Giang và Long An ở phía Tây, và giáp tỉnh Bà
Rịa-Vũng Tàu ở phía Đông.
- Rừng ngập mặn Cần Giờ tạo tác động tích cực đến môi trường xung quanh “lá
phổi xanh “quý giá của TPHCM, khu lọc nước thải quan trọng
- Tổng diện tích Rừng ngập mặn Cần Giờ là 70.445,34 ha. Là khu rừng ngập mặn
với một quần thể động thực vật đa dạng trong số đó nổi bật là đàn khỉ đuôi dài
cùng nhiều loài chim, cò.
- Ngày 21/01/2000, khu rừng này được chương trình con người và sinh quyển-
MAB của UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển đầu tiên của Việt Nam
nằm trong mạng lưới các khu dự trữ sinh quyển của thế giới.

 Giá trị sử dụng của Rừng ngập mặn Cần Giờ


 Giá trị kinh tế
- Giá trị về tiềm năng trữ lượng rừng, các loại thủy sản, động vật rừng, giá trị về du
lịch chiếm vị trí quan trọng nhất
+ Đối với ngành thủy sản: sản lượng đánh bắt, nuôi trồng đạt 35.000-40.000
tấn/năm, giá trị 400-500 tỷ đồng
+ Đối với du lịch: hiện đã có 300.000 lượt người đến nghỉ dưỡng, tham quan, học
tập tại Rừng ngập mặn Cần Giờ với số tiền thu được qua dịch vụ du lịch lên đến
15-20 tỷ đồng/năm
=> Tạo điều kiện phát triển ngành thủy sản và môi trường sống cho các loài động vật
khác:
-Cung cấp mùn bã do lá và các bộ phận khác của cây rụng xuống được vi sinh
vật phân hủy là nguồn thức ăn quan trọng cho nhiều động vật ở dưới nước.
-Là nguồn cung cấp chất hữu cơ, là nơi sinh đẻ, nuôi dưỡng và nơi sống lâu dài
cho nhiều loại thủy hải sản có giá trị như cá, tôm, cua…và là nơi cung cấp
nguồn giống chủ yếu cho nghề nuôi thủy sản.
=> Rừng ngập mặn Cần Giờ còn là một địa điểm du lịch sinh thái rất tốt: nơi du
khách trong và ngoài nước đến tham quan. Nếu các ngành du lịch chú trọng đầu tư và
phát triển có thể là nguồn thu nhập đáng kể cho người dân địa phương, giúp du lịch
sinh thái rừng ngập mặn ngày càng phát triển.

 Nâng cao mức sống dân cư


- Tác dụng to lớn của Rừng ngập mặn Cần Giờ ảnh hưởng trực tiếp tới người
dân Cần Giờ:
+ Thông qua trồng rừng, tỉa thưa, nông nghiệp chăm sóc rừng, nuôi trồng thủy
sản là đã tạo việc làm cho hàng chục ngàn lao động, sản phẩm tỉa thưa, dừa lá
đã cung cấp chất đốt, cây cừ cột, chất lợp cho dân địa phương và các vùng lân
cận.
+ Gía trị gia tăng rất lớn về thủy sản, nông nghiệp, du lịch đều phục vụ trực
tiếp cho người dân Cần Giờ và các vùng lân cận. Các hộ có đời sống ổn định
hơn nhờ trồng rừng, tỉa thưa, chăm sóc rừng.

 Giá trị khoa học và công nghệ


- Gía trị rõ rệt nhất là cải thiện môi trường sinh thái cảnh quan cho TPHCM
- Gía trị đa dạng sinh học bền vững của Rừng ngập mặn Cần Giờ được thể hiện
rất rõ: các loài động thực vật rừng ngày càng gia tăng về số lượng và đa dạng
về chủng loại. Được các nhà khoa học về sinh thái môi trường, lâm nghiệp
đánh giá cao.
- Rừng ngập mặn Cần Giờ còn là phòng thí nghiệm phục vụ cho công tác
nghiên cứu khoa học về hệ sinh thái đặc biệt này. Hàng năm, có hang trăm sinh
viên các trường Đại học trong nước đến tham quan học tập, nghiên cứu làm đề
tài tốt nghiệp, nơi đây cũng có nhiều đề tài Thạc sĩ, Tiến sĩ nghiên cứu về hệ
sinh thái rừng ngập mặn...
 Rừng suy thoái dần
Bên cạnh những tác động tích cực mà rừng mang lại là sự suy thoái dần do
tự nhiên và con người gây ra

 Do tự nhiên
- Mật độ quá dày, tình hình sinh trưởng của cây rừng bị chậm lại. Chiều cao
của cây quá cao trong khi đường kính than lại nhỏ, dễ gây gãy đổ. Các cành lá
dưới tán rừng không cạnh tranh được ánh sáng nên dễ bị chết khô
- Các loại sâu bệnh phá hại cây có chiều hướng phát triển. Trên cây đước có
sâu đục thân làm cây sinh trưởng chậm và chết.
- Rừng đã đến tuổi thành thục. Cây rừng cũng phải trải qua thời kì sinh trưởng,
phát triển và chết. Một phần diện tích rừng trồng trên vùng đất cao, không phù
hợp.

 Do con người
- Tình trạng đào đắp để nuôi trồng thủy sản trong rừng, mặc dù với quy mô
nhỏ, đã gây ứ nước làm chết cây đước.
- Việc nuôi trồng thủy sản phát triển nhanh làm ô nhiễm nguồn nước
- Tàu bè đi lại trên song làm gia tăng tốc độ xói lở ven song…

2.3.3. Tìm hiểu về Ngoại tác tích cực trong sản xuất “Ngành chế tạo
robot (người máy) công nghiệp”
 Giá trị sử dụng của ngành chế tạo Robot
- Là lĩnh vực có công nghệ thay đổi nhanh chóng. Mỗi khi một công ty chế tạo ra
robot, ở đó có cơ hội để khám phá ra mẫu thiết kế mới tốt hơn. Mẫu thiết kế mới này
không chỉ có lợi cho công ty mà còn cho xã hội nói chung, bởi thiết kế này sẽ cung
cấp kho tàng kiến thức của nhân loại. Loại ngoại tác tích cực này được gọi là sự lan
tỏa về mặt công nghệ.
 Biểu đồ mô tả thị trường robot công nghiệp.

Trong trường hợp này, chi phí sản xuất của xã hội là thấp hơn so với chi phí sản
xuất của cá nhân, có sự dịch chuyển xuống dưới của đường cung. Trong trường hợp
đặc biệt, chi phí sản xuất của xã hội của robot thấp hơn chi phí của cá nhân là do sự
lan toả về mặt công nghệ. Vậy thì, người hoạch định chính sách xã hội có thể chọn
việc sản xuất với sản lượng lớn hơn của thị trường tư nhân yêu cầu.

 Sự can thiệp của chính phủ


- Một số nhà kinh tế cho rằng sự lan tỏa công nghệ đã lan tràn và chính phủ cần
khuyến khích các ngành với quy mô lớn. Hiện nay, các nhà kinh tế đang tranh luận về
việc sản xuất chip (mạch) máy tính. Trong trường hợp đó, chính phủ sử dụng luật thuế
để kích thích sản xuất chip máy tính, cũng như đối với các sản phẩm khác.
=>Chính phủ can thiệp vào nền kinh tế với mục đích đẩy mạnh cải tiến công nghệ sản
xuất được gọi là chính sách công nghệ. Mặc dù, sự lan tỏa công nghệ là phổ biến, thì
kết quả đạt được của chính sách công nghệ phụ thuộc vào cách thức chính phủ đo
lường mức độ lan tỏa từ các thị trường khác nhau. Vấn đề đo lường này là khó khăn
nhất. Hơn thế nữa, mỗi khu vực không có những thước đo riêng, hệ thống chính sách
này tác động thông qua chính sách trợ cấp cho các ngành công nghiệp, nó sẽ tạo ra
những ngoại tác tích cực nhất.
- Một trong những chính sách công nghệ được các nhà kinh tế học thừa nhận hơn cả là
bảo hộ bằng phát minh. Luật bảo hộ bản quyền bằng phát minh đã mang đến cho
những người sáng chế được độc quyền sử dụng nó trong một thời kỳ nhất định. Khi
một công ty đột phá về công nghệ, nó có thể thu được nhiều lợi nhuận. Các phát minh
đã mang lại cho các công ty quyền sở hữu về sáng kiến. Nếu công ty khác muốn sử
dụng công nghệ mới, họ có thể mua giấy phép chuyển nhượng từ công ty có quyền sở
hữu về phát minh.=> Như vậy, các phát minh động viên các công ty trong việc nghiên
cứu và những hoạt động khác nhằm thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật.

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ


3.1. Đối với giáo dục.
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý
Quản lý là một khâu cực kỳ quan trọng nếu như không nói là yếu tố then chốt đảm bảo
sự thành công cho cả tiến trình đổi mới, nâng cao chất lượng GD&ĐT. Thực hiện cải
cách hành chính, thể chế hóa vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm
quản lý GD&ĐT ở các cấp, các ban ngành. Để có thể quản lý một cách toàn diện
nhưng vẫn tránh áp lực quá tải vì ôm đồm những nhiệm vụ quá cụ thể, cần xây dựng
một hệ thống kiểm định chất lượng GD&ĐT có hiệu lực, hiệu quả.

- Đa dạng hóa nguồn lực tài chính


Với đặc điểm về điều kiện tự nhiên, về kinh tế - xã hội như Việt Nam, cần xây dựng
một chính sách học phí hợp lý không cào bằng, có phân biệt vùng miền, theo từng
nhóm đối tượng, đa dạng hóa các loại hình trường lớp, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm
vụ phổ cập giáo dục, đáp ứng yêu cầu giáo dục tiến tới toàn dân nhưng đồng thời tạo
điều kiện để người học có nhiều cơ hội lựa chọn. Tại các cơ sở GD&ĐT, các viện
nghiên cứu có thể chủ động khai thác tiềm lực tài chính thông qua các dự án nghiên
cứu khoa học, hợp đồng chuyển giao công nghệ, hợp tác với doanh nghiệp… Ngoài
ra, có thể khai thác nguồn lực xã hội thông qua việc thực hiện tốt công tác xã hội hóa.

- Phân luồng hiệu quả trong GD&ĐT


Phân luồng trong GD&ĐT không có nghĩa là hạn chế cơ hội của người học mà là gắn
nhu cầu của người học với nhu cầu của xã hội. Muốn vậy, trước hết các chủ thể sử
dụng dịch vụ GD&ĐT phải được cung cấp đầy đủ thông tin, họ phải nhận được những
bản cam kết mang tính thực tiễn rằng chất lượng dịch vụ đảm bảo đúng với “nhãn
mác”. Nhằm giảm thiểu rủi ro, tối ưu hóa lợi ích của cả xã hội, cần phải thực hiện
nghiêm kiểm định chất lượng, tạo điều kiện kiểm soát và vận hành hệ thống các cơ sở
GD&ĐT hiệu quả. Chính sự minh bạch trong quản lý sẽ không những đảm bảo lợi ích
kinh tế, chất lượng cho chủ thể sử dụng dịch vụ GD&ĐT, mà còn tạo ra một cơ chế
cạnh tranh công bằng, buộc các cơ sở GD&ĐT không thể không tự mình hoàn thiện
nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội ngày một tốt hơn.

- Từng bước cải thiện chất lượng GD&ĐT miền núi


Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách quan tâm, ưu đãi đặc biệt, nhưng phải
khẳng định rằng, việc có thể san bằng khoảng cách về chất lượng GD&ĐT giữa miền
núi và miền xuôi là cực kỳ khó khăn, nếu như không nói là không thể. Trong 4 năm
(2003-2007), tỷ lệ học sinh đỗ vào đại học, cao đẳng là 41,3%, vào trung cấp chuyên
nghiệp và dạy nghề là 20%, trở về địa phương chưa được đào tạo nghề chiếm tới
38,7%. Đây là một trong những nguyên nhân căn bản làm cho động cơ học tập không
được định hình rõ và hệ quả là tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số ở các bậc học cao
hơn giảm đi một cách rõ rệt. Năm học 2006 - 2007, trong tổng số 2.522.568 học sinh
dân tộc, bậc tiểu học chiếm 50,83%, bậc trung học cơ sở chiếm 36,43%, bậc trung học
phổ thông chỉ còn 12,73%. Vì vậy, bên cạnh những giải pháp đồng bộ khác, bên cạnh
việc tạo nhiều cơ hội có việc làm hơn nữa, nên kết hợp xây dựng những chương trình
GD&ĐT thiết thực, phù hợp với từng vùng miền để nếu các em không thể tiếp tục học
tập thì vẫn có thể chủ động tham gia lao động sản xuất, góp phần phát triển kinh tế -
xã hội. Ngoài ra, việc dần thay đổi cách nhìn nhận về khả năng học tập của các em
học sinh là người thuộc các dân tộc ít người vốn vẫn được định vị trên một mặt bằng
dân trí thấp kém, là rất quan trọng.

- Xây dựng trường đại học đạt chuẩn khu vực


Định hướng từng bước xây dựng một số trường đại học đạt tiêu chuẩn khu vực, tiến
đến đạt tiêu chuẩn quốc tế nhằm dần khẳng định vị thế về GD&ĐT của Việt Nam trên
trường quốc tế là hết sức cần thiết. Đặc biệt, một trường đạt chuẩn khu vực và tiến tới
đạt chuẩn quốc tế không thể không đạt chuẩn về chất lượng nguồn nhân lực. Hiện nay
Việt Nam không thực sự thiếu các nhà khoa học, cán bộ quản lý, giảng viên có chuyên
môn sâu, có kinh nghiệm và tâm huyết nhưng thiếu cơ chế, chính sách phù hợp, tạo
điều kiện thuận lợi để họ an tâm cống hiến cho sự nghiệp phát triển GD&ĐT nước
nhà. Về lâu dài, đây mới là sự đầu tư đúng hướng, bởi việc nghiêm ngặt, chuẩn hóa
ngay từ khâu tuyển chọn không những tạo điều kiện thuận lợi cho cả quá trình
GD&ĐT, mà chính những sinh viên này khi ra trường sẽ là những căn cứ thực tiễn
minh chứng mô hình mới là hiệu quả, sớm khẳng định vị thế của Việt Nam về
GD&ĐT trên trường quốc tế.

3.2. Đối với y tế.


- Tiêm chủng phòng bệnh thường được coi là tạo ra ngoại ứng tích cực vì ngoài việc
những người được trực tiếp tiêm chủng sẽ giảm được nguy cơ bị nhiễm bệnh, cả
những người không được tiêm chủng cũng được lợi vì khả năng lây lan sang họ sẽ
giảm đi nếu số người nhiễm bệnh giảm. Tạo điều kiện để trẻ em lớn lên và phát triển
toàn diện: Tránh được các bệnh truyền nhiễm trẻ sẽ phát triển khỏe mạnh, không bị
các di chứng, dị tật gây ảnh hưởng đến thể chất và trí não. Chi phí dành cho việc tiêm
chủng thấp hơn rất nhiều lần so với chi phí điều trị khi mắc các bệnh
truyền nhiễm, giúp tiết kiệm ngân sách và bảo vệ sức khỏe cho mọi người. Do đó, lợi
ích của việc tiêm chủng đã vượt ra ngoài những đối tượng được trực tiếp tiêm chủng.
- Chính phủ đã đề ra và thực hiện những dự án về y tế nông thôn cho người dân. Với
việc đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp về cơ sở hạ tầng, đầu tư mua sắm trang thiết bị
cho hệ thống y tế tuyến cơ sở. Đồng thời nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ
cán bộ y tế của các bệnh viện tuyến huyện và bệnh viện đa khoa khu vực. Thông qua
các hoạt động đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân nông thôn nhất là ở vùng
núi, vùng sâu, vùng xa có điều kiện tiếp cận các dịch vụ y tế chất lượng cao, đồng thời
giảm tình trạng quá tải cho các bệnh viện tuyến trên.
- Trong công tác phòng chống dịch, Chính phủ đã điều chỉnh chế độ, phụ cấp để động
viên cán bộ y tế, nhất là nhân viên y tế tuyến đầu chống dịch. Chính phủ ban hành
mức phụ cấp ưu đãi nghề, từ 40-70% lên 100% nhằm động viên nhân y tế hăng say
hơn với công việc , tích cực và có trách nhiệm hơn trong công tác phòng chống dịch.

3.3. Đối với kinh tế - xã hội


Chính phủ có thể dùng các giải pháp sau để giảm ngoại tác tiêu cực: đánh thuế hiệu
chỉnh, quy định mức xả thải hiệu quả, xác định chuẩn thải, phí xả thải, phát hành giấy
phép xả thải có thể chuyển nhượng
* Nhà nước can thiệp bằng quy định/điều tiết ngoại tác. (regulation)
- Những thị trường cạnh tranh sẽ tạo ra rất nhiều ngoại tác tiêu cực, vì vậy việc
chính phủ can thiệp sẽ đem đến lợi ích cho xã hội.
- Chính phủ có thể đặt ra giới hạn đối với mức ô nhiễm thải ra gọi là tiêu chuẩn
phát thải.
- Thuế đánh lên ô nhiễm không khí gọi là phí phát thải.
- Chính phủ cũng có thể kiểm soát ô nhiễm gián tiếp thông qua hạn chế sản
lượng hay đánh thuế lên sản lượng đầu ra hoặc nguyên liệu đầu vào.
*Phí phát thải.
Chính phủ tạo ra chi phí cho những nhà sản xuất gây ô nhiễm bằng cách đánh thuế sản
lượng hay lượng ô nhiễm họ tạo ra. – Loại thuế này khiến doanh nghiệp phải nội hóa
ngoại tác hay chịu chi phí do những tiêu cực họ tạo ra cho người khác
*Nhà nước can thiệp bằng chính sách
- Đánh thuế/phí đối với ngoại tác tiêu cực (Pigouvian taxes)
- Mức thuế và phí bằng với mức chi phí biên của ngoại tác tiêu cực.
- Trợ giá ngoại tác tiêu cực
- Mức trợ giá bằng với mức lợi ích biên của ngoại tác tích cực.
*Nhà nước can thiệp bằng trực tiếp cung cấp
Nhà nước trực tiếp thực hiện hoạt động có ngoại tác tích cực
Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) sản xuất các hàng hóa/dịch vụ trong một ngành kinh
tế mà nhờ đó các ngành kinh tế khác sẽ phát triển theo (tác động lan tỏa).
*Nhà nước tạo thị trường ngoại tác
- Thiết lập thị trường ở đó giấy phép (quyền) tạo ngoại tác được mua bán
- Cách làm: Nhà nước kết hợp thể chế, điều tiết và thị trường để tạo một hệ thống quy
định giới hạn và mua bán (cap and trade system):
+ Quy định mức ngoại tác tiêu cực có thể được tạo ra.
+ Mức ngoại tác này được phân bổ hay bán cho các doanh nghiệp tạo ngoại tác dưới
dạng giấy phép.
+ Các doanh nghiệp này được phép mua bán giấy phép theo cơ chế thị trường.
KẾT LUẬN

Có thể thấy, GD&ĐT nước nhà hiện còn đang phát triển trên nền một hiện trạng
kinh tế - xã hội còn nhiều yếu kém. Khắc phục những tồn tại về chất lượng GD&ĐT
không chỉ phụ thuộc vào ý chí, nỗ lực của ngành GD&ĐT mà cần sự vào cuộc của các
ngành, các cấp, của cả xã hội. Chúng ta phải có giải pháp mang tính toàn diện nhưng
không thể không có những quyết sách mang tính đột phá, có trọng điểm và kiên trì
thực hiện đến cùng mới có thể đem lại những chuyển biến thực sự tích cực cho sự
nghiệp GD&ĐT của nước nhà.

Khi một quốc gia trở nên mạnh hơn và có chỗ đứng trên thị trường quốc tế, thì quốc
gia đó phải phát triển về mặt kinh tế. Tuy nhiên, để sự phát triển này đạt đến trình độ
cao, cần phải có nguồn nhân lực có trình độ, đủ năng lực về thể chất và trí tuệ. Vì vậy,
đầu tư cho y tế tức là đầu tư phát triển nguồn nhân lực để giúp đất nước phát triển
mạnh mẽ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài Thuyết trình môn tài chính công Ngoại Tác Tích Cực và SỰ Cần Thiết
TRỢ Cấp Của Chính Phủ đối Với. BÀI THUYẾT TRÌNH MÔN TÀI CHÍNH
CÔNG NGOẠI TÁC TÍCH CỰC VÀ SỰ CẦN THIẾT TRỢ CẤP CỦA
CHÍNH PHỦ ĐỐI VỚI. (n.d.). Retrieved March 13, 2023, from
https://123docz.net/document/2873369-bai-thuyet-trinh-mon-tai-chinh-cong-
ngoai-tac-tich-cuc-va-su-can-thiet-tro-cap-cua-chinh-phu-doi-voi-y-te-giao-
duc.htm

2. Bài Thuyết trình môn tài chính công Ngoại Tác Tích Cực và SỰ Cần Thiết
TRỢ Cấp Của Chính Phủ đối Với. BÀI THUYẾT TRÌNH MÔN TÀI CHÍNH
CÔNG NGOẠI TÁC TÍCH CỰC VÀ SỰ CẦN THIẾT TRỢ CẤP CỦA
CHÍNH PHỦ ĐỐI VỚI. (n.d.). Retrieved March 13, 2023, from
https://123docz.net/document/2873369-bai-thuyet-trinh-mon-tai-chinh-cong-
ngoai-tac-tich-cuc-va-su-can-thiet-tro-cap-cua-chinh-phu-doi-voi-y-te-giao-
duc.htm

3. Thư viện y khoa. Health Việt Nam - Lá Chắn An Toàn Cho Sức Khỏe Người
Việt. (n.d.). Retrieved March 13, 2023, from
https://healthvietnam.vn/thu-vien/tai-lieu-tieng-viet

4. Viện chiến lược và Chính Sách y tế. (n.d.). Retrieved March 13, 2023, from
http://www.hspi.org.vn/vcl/CHaM-SoC-SuC-KHoE-Va-THi-TRuoNG-y-Te-
t67-1070.html

5. Ngoại Tác Tích Cực đối Với NỀN y tế - 10/4/ Trường ĐH Kinh TẾ - ĐH ĐÀ
Nẵng Khoa Ngân hàng ngoại tác. Studocu. (n.d.). Retrieved March 13, 2023,
from https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-kinh-te-dai-hoc-
da-nang/tieng-viet/ngoai-tac-tich-cuc-doi-voi-nen-y-te/18336447

6. KDT Sinh Quyển Rừng Ngập Mặn CẦN GIỜ. (n.d.). Khu Dữ Trữ Sinh Quyển
Rừng ngập Mặn Cần Giờ. CANGIO. Retrieved March 13, 2023, from
https://rungngapmancangio.org/# Ngoại tác tích cực và tiêu cực trong thị
trường (greelane.com) Phần I - Ngoại tác - tieu luan - B. PHẦN NỘI DUNG: I.
Ngoại tác và không hiệu quả của thị trường - Studocu

7. Kho Tri Thức Số - khotrithucso.com. (n.d.). Tìm hiểu về vấn đề Ngoại Tác tác
động Ngoại VI Của Giáo Dục đại học Việt Nam. khotrithucso.com. Retrieved
March 13, 2023, from https://khotrithucso.com/doc/p/tim-hieu-ve-van-de-
ngoai-tac-tac-dong-ngoai-vi-cua-giao-duc-1503645

You might also like