You are on page 1of 21

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI




BÁO CÁO THẢO LUẬN


KINH TẾ CÔNG CỘNG
ĐỀ TÀI: PHÂN BIỆT HÀNG HÓA CÔNG CỘNG VÀ HÀNG HÓA CÁ
NHÂN? TRÊN CƠ SỞ ĐÓ, XÁC ĐỊNH VẮC- XIN NGỪA COVID- 19 LÀ
HÀNG HÓA GÌ?
Giáo viên giảng dạy : Ngô Hải Thanh
Lớp học phần : 2306FECO0921
Nhóm : 04

Hà Nội, 2023
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI


BÁO CÁO THẢO LUẬN


KINH TẾ CÔNG CỘNG
ĐỀ TÀI: PHÂN BIỆT HÀNG HÓA CÔNG CỘNG VÀ HÀNG HÓA CÁ
NHÂN? TRÊN CƠ SỞ ĐÓ, XÁC ĐỊNH VẮC- XIN NGỪA COVID- 19 LÀ
HÀNG HÓA GÌ?
Giáo viên giảng dạy : Ngô Hải Thanh
Lớp học phần : 2306FECO0921
Nhóm : 04

Hà Nội, 2023
MỤC LỤC

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÀNG HÓA CÔNG CỘNG VÀ HÀNG
HÓA CÁ NHÂN .................................................................................................... 2
1.1. Hàng hóa công cộng .............................................................................................. 2
1.1.1. Khái niệm hàng hóa công cộng........................................................................ 2
1.1.2. Thuộc tính ....................................................................................................... 2
1.1.3. Phân loại ......................................................................................................... 2
1.2. Hàng hoá cá nhân ................................................................................................. 3
1.2.1. Khái niệm........................................................................................................ 3
1.2.2. Thuộc tính ....................................................................................................... 3
1.3. Phân biệt hàng hóa công cộng và hàng hóa cá nhân ............................................... 4
CHƯƠNG II: CƠ SỞ THỰC TIỄN: VACCINE NGỪA COVID - 19 LÀ
HÀNG HÓA CÔNG CỘNG ................................................................................. 6
2.1. Tổng quan về vắc-xin phòng COVID-19 ............................................................... 6
2.1.1. Quá trình nghiên cứu và phát triển vắc-xin COVID-19 .................................... 6
2.1.2. Nguyên lý hoạt động ....................................................................................... 6
2.1.3. Các loại vắc-xin COVID-19 ............................................................................ 7
2.1.4. An toàn vắc-xin ............................................................................................. 10
2.2. Vaccine ngừa Covid 19 là hàng hóa công cộng .................................................... 12
2.2.1. Tính không loại trừ ........................................................................................ 12
2.2.2. Tính cạnh tranh ............................................................................................. 13
KẾT LUẬN.......................................................................................................... 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 17
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Loại vắc-xin đã được WHO phê duyệt dùng khẩn cấp........................9
MỞ ĐẦU
Việt Nam đã đối mặt với những làn sóng bùng phát của dịch bệnh COVID-19,
song được đánh giá là một trong những nước có số ca tử vong thấp nhất ở châu Á
trong thời điểm hiện nay và cũng là nước duy nhất đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế
dương ở Đông Nam Á trong năm vừa qua. Trước diễn biến phức tạp của COVID-19,
đặc biệt là sự xuất hiện của những biến thể mới với tốc độ lây nhiễm nhanh hơn, mạnh
hơn, gia tăng độ phức tạp, khó lường, khó dự báo thì vắc-xin được coi là biện pháp
hữu hiệu nhất để phòng, chống đại dịch. Từ đó, đã thúc đẩy nhiều nỗ lực trên toàn
cầu trong việc tìm hiểu, phát triển và cung cấp các loại vắc-xin phòng COVID-19 để
kiểm soát đại dịch đang hoành hành. Song để đạt mục tiêu kép vừa đẩy lùi dịch bệnh
vừa đảm bảo ổn định sản xuất và đời sống người dân trước tình hình dịch bệnh, Chính
phủ đã ứng phó bằng nhiều biện pháp hành chính và kinh tế. Một số thành công nhất
định của Chính phủ đã dành được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế và sự ủng hộ
của toàn dân, mặc dù vậy cũng có một số ý kiến hay đề xuất điều chỉnh xoay quanh
các biện pháp. Vậy để đạt được những thành công đó Nhà nước đã giải quyết vấn đề
vắc-xin như thế nào, liệu vắc-xin COVID-19 là hàng hóa công cộng hay hàng hóa cá
nhân? Để trả lời những câu hỏi trên, bài thảo luận của nhóm 4 đã tiến hành nghiên
cứu đề tài: “Phân biệt hàng hóa công cộng và hàng hóa cá nhân, trên cơ sở đó xác
định vắc-xin ngừa COVID-19 là hàng hóa gì?”

1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÀNG HÓA CÔNG CỘNG VÀ
HÀNG HÓA CÁ NHÂN
1.1. Hàng hóa công cộng
1.1.1. Khái niệm hàng hóa công cộng
Hàng hóa công cộng là những loại hàng hóa mà việc một cá nhân này đang
hưởng thụ lợi ích do hàng hóa đó tạo ra không ngăn cản những người khác cùng đồng
thời hưởng thụ lợi ích đó.
1.1.2. Thuộc tính
Hàng hóa công cộng có hai thuộc tính cơ bản là tính không loại trừ và tính
không cạnh tranh trong tiêu dùng.
Tính không loại trừ trong tiêu dùng của hàng hóa công cộng có nghĩa là khi
hàng hóa đã được cung cấp, không thể loại trừ hoặc có thể loại trừ nhưng rất tốn kém
để loại trừ những cá nhân từ chối không chịu trả tiền cho việc tiêu dùng của mình.
Do thuộc tính không loại trừ của hàng hóa công cộng nên các cá nhân đều nhận
thấy rằng dù mình có trả tiền để được tiêu dùng hàng hóa công cộng hay không thì
cũng không ảnh hưởng gì đến việc hưởng thụ những lợi ích do hàng hóa đó mang lại.
Vì vậy, họ sẽ có xu hướng tiêu dùng hàng hóa đó mà không muốn bỏ ra một khoản
tiền nào cả. Lúc này, họ đã trở thành những kẻ ăn không – những người tìm cách
hưởng thụ lợi ích của hàng hóa công cộng mà không đóng góp một đồng nào cho chi
phí sản xuất và cung cấp hàng hóa đó.
Tính không cạnh tranh trong tiêu dùng của hàng hóa công cộng có nghĩa là khi
hàng hóa đó đã được cung cấp, việc có thêm một hay nhiều người cùng đồng thời sử
dụng hàng hóa này cũng không làm ảnh hưởng tới lợi ích của những người tiêu dùng
hiện có.
Vì hàng hóa công cộng có tính không cạnh tranh trong tiêu dùng nên chỉ với
một lượng hàng hóa công cộng nhất định đã được cung cấp trên thị trường, chi phí
tăng thêm để phục vụ thêm một người sử dụng bằng 0. Tuy nhiên, chi phí tăng thêm
để sản xuất thêm một đơn vị hàng hóa công cộng khác 0.

1.1.3. Phân loại


Một hàng hóa được gọi là hàng hóa công cộng khi nó có 2 thuộc tính cơ bản
là tính không loại trừ và tính không cạnh tranh trong tiêu dùng. Tuy nhiên, không

2
phải mọi loại hàng hóa công cộng đều mang đầy đủ hai thuộc tính trên. Đa số các
hàng hóa công cộng chỉ có một trong hai thuộc tính và có ở những mức độ khác nhau.
1.1.3.1. Hàng hóa công cộng thuần túy (Pure Public Good): Không có tính loại trừ
và không có tính cạnh tranh
Ví dụ: Chương trình VTV3, Hệ thống đèn đường chiếu sáng, …
1.1.3.2. Hàng hóa công cộng không thuần túy (Impure Public Good): Có tính loại trừ
nhưng không có tính cạnh tranh hoặc có tính cạnh tranh nhưng không có tính loại trừ
Hàng hóa công cộng có thể loại trừ bằng giá hay còn được gọi là hàng hóa
công cộng có thể loại trừ là những hàng hóa mà lợi ích do chúng tạo ra có thể định
giá. Hàng hóa công cộng có thể loại trừ bằng giá có hai thuộc tính là: có loại trừ và
không cạnh tranh trong tiêu dùng.
Ví dụ: Chương trình truyền hình cáp, đường quốc lộ 5,…
Hàng hóa công cộng có thể tắc nghẽn là những hàng hóa mà khi có thêm nhiều
người cùng sử dụng thì có thể gây ra sự ùn tắc hay tắc nghẽn khiến lợi ích của những
người tiêu dùng trước đó bị giảm sút. Hàng hóa công cộng có thể tắc nghẽn có hai
thuộc tính là: không loại trừ và có cạnh tranh trong tiêu dùng. Khi đó, chi phí biên
của việc tiêu dùng hàng hóa công cộng không còn bằng 0 nữa mà bắt đầu tăng lên kể
từ điểm tắc nghẽn
Ví dụ: Con đường Hồ Tùng Mậu trong giờ cao điểm bị tắc nghẽn,….
1.2. Hàng hoá cá nhân
1.2.1. Khái niệm
Hàng hóa cá nhân là hàng hóa loại trừ, có nghĩa là người tiêu dùng không thể
sử dụng chúng nếu không trả tiền cho chúng. Chúng cũng là hàng hóa của đối thủ,
làm giảm khả năng cung cấp cho những người tiêu dùng khác.

1.2.2. Thuộc tính


Tính có loại trừ: Khi hàng hoá đã được cung cấp, có thể loại trừ các cá nhân
ra khỏi việc tiêu dùng hàng hoá đó.
Tính có cạnh tranh: Khi hàng hoá được cung cấp, việc có thêm một hay nhiều
người cùng sử dụng hàng hoá đó sẽ làm ảnh hưởng đến lợi ích của những người tiêu
dùng trước đó.

3
1.3. Phân biệt hàng hóa công cộng và hàng hóa cá nhân
Tiêu chí phân Hàng hóa công cộng Hàng hóa cá nhân
biệt

Hàng hóa công cộng là Hàng hóa cá nhân là hàng hóa loại
những loại hàng hóa mà việc trừ, có nghĩa là người tiêu dùng
một cá nhân này đang hưởng không thể sử dụng chúng nếu
Khái niệm thụ lợi ích do hàng hóa đó tạo không trả tiền cho chúng. Chúng
ra không ngăn cản những cũng là hàng hóa của đối thủ, làm
người khác cùng đồng thời giảm khả năng cung cấp cho
hưởng thụ lợi ích đó những người tiêu dùng khác

Tất cả mọi cá nhân trong xã Chỉ với những người mua, sở hữu
Đối tượng
hội hàng hóa
Không Có
(khi có thêm người sử dụng (khi có thêm người cùng sử dụng
hàng hóa thì không ảnh hàng hóa thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp
Tính cạnh tranh hưởng đến lợi ích, khả năng đến lợi ích của người khác)
sử dụng của những người
khác cùng sử dụng hàng hóa)

Không Có
(các cá nhân trong xã hội đều (hàng hóa cá nhân phần lớn đều
có thể sử dụng hàng hóa công phải trả tiền để mua do đó nó có
Tính loại trừ cộng và nhiều hàng hóa công thể loại trừ các cá nhân không đủ
cộng còn có thể được miễn điều kiện mua bằng giá bán, điều
phí) kiện của sản phẩm)

4
Hệ thống đèn chiếu sáng đô Mặt hàng quần áo
thị - Tính loại trừ của hàng hóa quần
- Việc mọi người không cần áo thể hiện ở việc người dùng
phải trả tiền để có thể sử muốn sở hữu hay sử dụng quần áo
dụng hệ thống đèn chính là thì cần phải mua, trả giá bằng tiền.
tính không loại trừ - Tính cạnh tranh thể hiện ở việc
Ví dụ - Tính không cạnh tranh thể khi có người mua và sử dụng bộ
hiện ở việc khí có thêm quần áo thì những người khác sẽ bị
người đi vào khu vực có hệ ảnh hưởng về lợi ích là không thể
thống đèn chiếu sáng thì sẽ sử dụng bộ quần áo đó nữa
không ảnh hưởng đến lợi ích
(nhận được ánh sáng từ đèn)
của người khác

5
CHƯƠNG II: CƠ SỞ THỰC TIỄN: VACCINE NGỪA COVID - 19
LÀ HÀNG HÓA CÔNG CỘNG
2.1. Tổng quan về vắc-xin phòng COVID-19
2.1.1. Quá trình nghiên cứu và phát triển vắc-xin COVID-19
Từ trước đến nay, việc phát triển và đưa vào ứng dụng một loại vắc-xin mới
là một quá trình dài, thường khoảng 10 đến 15 năm. Trong quá khứ, thời gian nhanh
nhất mà một loại vắc-xin đã được phát triển và chấp thuận sử dụng là vắc-xin phòng
bệnh quai bị với thời gian khoảng 5 năm. Do đó, trong bối cảnh dịch COVID-19 lan
rộng và gây ảnh hưởng nghiêm trọng trên toàn thế giới, viêc phát triển một loại vắc-
xin phòng chống COVID-19 hiệu quả và trong thời gian ngắn vừa là việc bức thiết,
vừa là thách thức lớn với các nhà nghiên cứu nói riêng và toàn thế giới nói chung.
Với sự biến động do đại dịch COVID-19 gây ra và nhu cầu cấp thiết về một
loại vắc xin hiệu quả trên toàn cầu, việc phát triển vắc-xin cần được đẩy nhanh một
cách nhanh nhất có thể nhưng vẫn phải đảm bảo đúng trình tự và an toàn. Một số cánh
đã được ứng dụng để đẩy nhanh quá trình này là: tận dụng các nghiên cứu trước đây
về SAR-CoV-1 và MERS-CoV trong nghiên cứu SAR-CoV-2 và nghiên cứu Tiền
lâm sàng hoặc kết hợp các giai đoạn. Vắc-xin cũng không trải qua quá trình phê duyệt
đầy đủ và thay vào đó có thể được chấp thuận sử dụng khẩn cấp để phát hành nhanh
hơn cho các nhóm dễ bị tổn thương nhất.
Điều đó đã mang lại những kết quả khả quan trong tình hình đại dịch. Chỉ 63
ngày sau khi trình tự SARS-CoV-2 được công bố, vào ngày 13 tháng 3 năm 2020,
những liều đầu tiên của vắc-xin đầu tiên trên người đã được thử nghiệm. Kể từ khi
COVID-19 xuất hiện, đã có một sự bùng nổ phát triển vắc-xin chưa từng có trong lịch
sử. Đến tháng 7 năm 2021, đã có 184 ứng viên vắc xin COVID-19 trong giai đoạn
phát triển tiền lâm sàng, 105 vắc xin trong giai đoạn phát triển lâm sàng và 18 vắc
xin được chấp thuận sử dụng khẩn cấp bởi ít nhất một cơ quan quản lý.

2.1.2. Nguyên lý hoạt động


Lần đầu tiên một người bị nhiễm virus SARS-CoV-2 có thể mất vài ngày hoặc
vài tuần để cơ thể họ tạo ra tất cả các công cụ cần thiết để vượt qua nhiễm trùng. Sau
khi bị nhiễm trùng, hệ thống miễn dịch của người đó ghi nhớ những gì đã học được
về cách bảo vệ cơ thể chống lại căn bệnh đó.

6
Cơ thể giữ một số tế bào lympho B và T, được gọi là "tế bào nhớ". Các tế bào
lympho này sẽ hoạt động nhanh chóng nếu cơ thể gặp lại cùng một loại virus. Khi các
kháng nguyên quen thuộc được phát hiện, các tế bào lympho B sản xuất kháng thể để
tấn công chúng. Các chuyên gia vẫn đang tìm hiểu thời gian các tế bào bộ nhớ này có
thể bảo vệ một người chống lại virus gây ra COVID-19.
Các loại vắc xin khác nhau hoạt động theo những cách khác nhau để bảo vệ
cơ thể. Nhưng với tất cả các loại vắc-xin, chúng đều giúp các tế bào miễn dịch của cơ
thể tiếp xúc với các kháng nguyên của SARS-CoV-2 để hình thành miễn dịch với
virus. Sau khi tiêm vắc xin, cơ thể giữ lại các tế bào lympho T và B “nhớ” để chống
lại loại virus đó trong tương lai.
Thông thường, phải mất vài tuần sau khi tiêm vắc-xin thì cơ thể mới sản sinh
ra tế bào lympho T và tế bào lympho B. Do đó, có thể một người bị nhiễm virus gây
ra COVID-19 ngay trước hoặc ngay sau khi tiêm chủng và sau đó bị bệnh vì vắc xin
không có đủ thời gian để bảo vệ.
Đôi khi, sau khi tiêm phòng, quá trình xây dựng khả năng miễn dịch có thể
gây ra các triệu chứng, chẳng hạn như sốt. Những triệu chứng này là bình thường và
là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang xây dựng khả năng miễn dịch.

2.1.3. Các loại vắc-xin COVID-19


Công Phê Hiệu Độ tuổi Điều Tác
nghệ duyệt quả có thể kiện dụng
sản bảo tiêm bảo phụ
xuất vệ quản sau
tiêm
AstraZeneca/ Vectơ Đã 70% Người đủ 2-8C, Đau
Oxford vi-rút được 18 tuổi không hoặc
WHO trở lên để đóng nhức ở
phê băng vị trí
duyệt tiêm,
dùng mệt
khẩn mỏi,
cấp sốt, ớn
lạnh
Vectơ Đã 66,1% Người đủ 2-8C, Sưng
Johnson&Johnson vi-rút được 18 tuổi không đau tại
FDA và trở lên để đóng chỗ
WHO băng tiêm,

7
phê sốt, mệt
duyệt mỏi,
dùng đau
khẩn đầu...
cấp
mRN A Đã 94,1% Trẻ từ 6 -25 Sưng
Moderna được tuổi trở đến - đau ở
FDA lên và 15C vị trí
phê người trong 6 tiêm,
duyệt trưởng tháng, sốt, mệt
sử dụng thành 2C đến mỏi,
hoàn 8C đau
toàn trong đầu,
30 ngày đau cơ,
ớn
lạnh,
buồn
nôn và
nôn...
mRN A Đã 95% Trẻ từ 5 -25 Đau
Pfizer/Bion Tech được tuổi trở đến - đầu,
FDA lên và 15C đau
phê người trong 6 khớp,
duyệt trưởng tháng, đau cơ,
sử dụng thành 2C đến đau tại
hoàn 8C vị trí
toàn trong tiêm,
30 ngày mệt
mỏi, ớn
lạnh,
sốt,
sưng tại
chỗ
tiêm.
Vi-rút Đã 78,2% Người đủ 2-8C, Đau ở
Sinopharm bất hoạt được 18 tuổi không vị trí
WHO trở lên để đóng tiêm,
phê băng đau
duyệt đầu...
dùng
khẩn
cấp

8
Vi-rút Đã 79% Người đủ 2-8C, Đau ở
Sinovac bất hoạt được 18 tuổi không vị trí
WHO trở lên để đóng tiêm,
phê băng đau
duyệt đầu...
dùng
khẩn
cấp
Vi-rút Đã 77,8% Người đủ 2-8C, Đau ở
COVAXIN bất hoạt được 18 tuổi không vị trí
WHO trở lên để đóng tiêm,
phê băng đau
duyệt đầu...
dùng
khẩn
cấp
Protein Đã 89,7% Người đủ 2-8C, Sưng
Nuvaxovid và tái tổ được 18 tuổi không đau tại
Covovax (phiên hợp WHO trở lên để đóng vị trí
bản sản xuất tại phê băng tiêm,
Ấn Độ của duyệt mệt
Nuvaxovid) dùng mỏi, ớn
khẩn lạnh,
cấp đau
cơ...
Bảng 2.1: Loại vắc-xin đã được WHO phê duyệt dùng khẩn cấp
Đến thời điểm hiện nay, tại Việt Nam đã có 8 loại vaccine phòng Covid-19
được Bộ Y tế cấp phép sử dụng. Các loại vaccine được phê duyệt sử dụng hiện nay
gồm: AstraZeneca, Gam-Covid-Vac (tên khác là Sputnik V), Vero Cell (do
Sinopharm phát triển), Comirnaty của Pfizer/BioNTech, Spikevax (tên khác là
Moderna), Hayat-Vax, Abdala và Janssen. Ngoài những loại vắc-xin được nói đến
trong Bảng 2.1, sau đây là thông tin về những loại vắc-xin khác mà Bộ Y tế cấp phép:
Vaccine Gam-Covid-Vac (tên khác là SPUTNIK V) do Viện Nghiên cứu
Gamaleya, Nga sản xuất đã được cấp phép sử dụng tại 70 quốc gia, vùng lãnh thổ.
Tại Việt Nam, vaccine Sputnik V đã được Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện vaccine
cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch Covid-19 vào ngày 23-3-2021. Đây là
vaccine sử dụng công nghệ tái tổ hợp hợp mang gen mã hóa protein S của SARS-
CoV-2. Vaccine được tiêm 2 liều cách nhau 3 tuần. Vaccine Gam-Covid-Vac được

9
tiêm cho người trên 18 tuổi, thời gian được tiêm 2 liều cách nhau 3 tuần. Sau tiềm
liều đầu tiên 21 ngày, hiệu quả bảo vệ đạt 91,6% và tăng lên 97,6% sau 35 ngày tiêm
liều thứ nhất. Hiệu quả ước tính đối với người mắc Covid-19 nặng là 100% sau 21
ngày tiêm mũi thứ nhất. Ở người từ 60 tuổi trở lên nếu được tiêm đủ 2 mũi sẽ giúp
giảm 91,8% nguy cơ mắc Covid-19 có triệu chứng sau 21 ngày tiêm mũi đầu tiên.
Vaccine vaccine Hayat-Vax do Công ty TNHH Viện Sinh phẩm Bắc Kinh
thuộc Tập đoàn Biotec Quốc gia Trung Quốc (CNBG), Trung Quốc, sản xuất bán
thành phẩm. Vắc xin này được đóng gói sơ cấp, thứ cấp và xuất xưởng tại Julphar
(Gulf Pharmaceutical Industries) - Các tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất. Vaccine
Hayat-Vax mỗi liều 0,5ml chứa 6.5 đơn vị kháng nguyên SARS-CoV-2 (tế bào vero)
bất hoạt, bào chế ở dạng hỗn dịch tiêm. Vaccine được đóng gói hộp một lọ chứa một
liều 0,5 ml và hộp một lọ chứa 2 liều, mỗi liều 0,5ml. Bộ Y tế đã có quyết định phê
duyệt có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch Covid-19 đối với
vaccine này vào ngày 10-9-2021. Liều tiêm đang chờ Bộ Y tế cập nhật hướng dẫn.
Vaccine Abdala được sản xuất thành phẩm tại Công ty AICA Laboraries, Base
Business Unit (BBU) AICA - Cuba và được xuất bán thành phẩm, đóng gói cấp 2 tại
Trung tâm Kỹ thuật Di truyền và Công nghệ Sinh học (CIGB) - Cuba. Vaccine
Abdala mỗi liều 0,5ml chứa 50mcg vaccine protein tái tổ hợp chứa vùng liên kết với
thụ thể (RBG) của virus SARS-CoV-2, bào chế ở dạng hỗn dịch tiêm bắp. Vaccine
được đóng gói hộp 10 lọ, mỗi lọ chứa 10 liều, mỗi liều 0,5ml. Bộ Y tế đã phê duyệt
có điều kiện vaccine cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19
đối với loại vaccine này vào ngày 17-9-2021. Liều tiêm đang chờ Bộ Y tế cập nhật
hướng dẫn.

2.1.4. An toàn vắc-xin


Việc nghiên cứu phát triển và đưa vào sử dụng rộng rãi các loại vắc-xin phòng
COVID-19 trong thời gian ngắn chưa từng có trong lịch sử cũng khiến một bộ phận
nhỏ người sử dụng tỏ ra quan ngại về độ an toàn cũng như hiệu quả của các loại vắc-
xin này. Mặt khác, một số bộ phận trước đây vốn không quá tin tưởng vào việc sử
dụng vắc-xin phòng bệnh, hưởng ứng trào lưu “anti vắc-xin” (trào lưu nói không với
tiêm chủng vắc-xin) không ngừng đặt câu hỏi về độ an toàn của vắc-xin và khiến quá
trình tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19 gặp một số khó khăn.

10
Tuy quá trình nghiên cứu và phát triển vắc-xin phòng COVID-19 đã được đẩy
nhanh để nhanh chóng kiểm soát đại dịch nhưng tất cả các loại vắc-xin trước khi được
phê duyệt sử dụng rộng rãi đều đã trải qua đủ tất cả các giai đoạn (bao gồm nghiên
cứu, thử nghiệm tiền lâm sàng và lâm sàng), trong đó bao gồm cả các thử nghiệm lâm
sàng được tiến hành trên số lượng lớn người. Sau khi trải qua các thử nghiệm lâm
sàng, chỉ các vắc-xin đạt hiệu quả cao mới được xem xét phê duyệt khẩn cấp và sử
dụng rộng rãi (Bảng 2.1).
Các vắc-xin phòng COVID-19 được chứng minh có tác dụng chính là giảm
nhẹ triệu chứng thường gặp, giảm tình trạng tiến triển nặng và giảm số ca tử vong do
COVID-19. Do đó, trường hợp mắc COVID-19 sau khi tiêm vắc-xin COVID-19
không phải trường hợp hiếm gặp và cũng không thể trở thành tiêu chí đánh giá độ an
toàn vắc-xin. Các liệu pháp tiêm kết hợp vắc-xin sử dụng nền tảng phát triển vắc-xin
tương tự hoặc khác nhau đã được nghiên cứu và khẳng định an toàn nhằm đối phó
với tình trạng thiếu hụt vắc-xin, ví dụ nếu tiêm mũi 1 vắc-xin do AstraZeneca sản
xuất thì có thể tiêm mũi 2 bằng vắc-xin do Pfizer hoặc Moderna sản xuất; nếu tiêm
mũi 1 vắc-xin do Moderna sản xuất thì có thể tiêm mũi 2 bằng vắc-xin do Pfizer sản
xuất và ngược lại. Các liều vắc-xin bổ sung cũng được khẳng định là cần thiết nhằm
tăng cường ghi nhớ miễn dịch cho cơ thể trong thời gian lâu dài.
Ngoài ra, các loại vắc-xin khác nhau có các tác dụng phụ sau tiêm khác nhau.
Một số phản ứng thường gặp ở tất cả các loại vắc-xin phòng COVID-19: đau ở vị trí
tiêm, sốt nhẹ đến vừa, mệt mỏi, đau đầu... Đa số các phản ứng phụ này đều nhẹ, hết
hoàn toàn sau một thời gian ngắn và không để lại biến chứng ảnh hưởng đến sức
khỏe.
Như vậy, dù không có vắc-xin phòng COVID-19 nào đạt hiệu quả 100% nhưng
tất cả các loại vắc-xin đã được phê duyệt sử dụng khẩn cấp đều có hiệu qủa cao và
đảm bảo an toàn. Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn khi tiêm vắc-xin phòng COVID-
19, cần tuân thủ đúng các quy định trước, trong và sau quá trình tiêm vắc- xin, chỉ
tiêm khi đạt đủ các yêu cầu về độ tuổi và sức khỏe theo quy định của từng loại vắc-
xin.

11
2.2. Vaccine ngừa Covid 19 là hàng hóa công cộng
2.2.1. Tính không loại trừ
Đại dịch Covid-19 đã xuất hiện lan rộng trên hơn 210 quốc gia, vùng lãnh thổ
và trong đó có nước Việt Nam. Vaccine vẫn luôn là thứ vũ khí tối cao của toàn nhân
loại đang trông chờ để nhanh chóng đẩy lùi dịch bệnh nguy hiểm này càng nhanh
càng tốt. Cho đến nay thì nước ta cũng đã nhập nhiều loại vắc xin từ những nguồn uy
tín khác nhau để tiêm phòng cho người dân.Tuy nhiên Vaccine Covid 19 được chi trả
hoàn toàn bằng ngân sách nhà nước, người dân được tiêm miễn phí.Các đơn vị tổ
chức tiêm tuyệt đối không được thu hay tiếp nhận bất kỳ chi phí nào liên quan, kể cả
từ các nguồn tự nguyện ủng hộ.
Trong thời kỳ đại dịch diễn ra, nền kinh tế suy giảm mạnh chủ yếu do các biện
pháp ngăn chặn nghiêm ngặt được áp dụng trên phạm vi rộng, thời gian kéo dài theo
Chỉ thị 16 để kiểm soát dịch bệnh. Chính phủ có thể ngăn chặn người sử dụng tiêu
thụ vaccine bằng cách đặt ra rào cản như về giá để ngân sách không bị cạn kiệt. Tuy
nhiên chi phí của việc loại trừ này là rất lớn. Khi Chính Phủ tổ chức thu phí đối với
người tiêu thụ vaccine, có thể sẽ có rất nhiều người sẽ không đồng ý tiêm vaccine.Việc
không tiêm vaccine sẽ rất nguy hiểm cho chính bản thân người đó và nguy hiểm cho
cả xã hội. Vì sao? Bởi khó có thể chấm dứt dịch bệnh nếu có quá nhiều người không
tiêm vaccine. Nói cách khác, khi một người sử dụng vaccine thì nó lại mang lại lợi
ích cho người khác – dù người khác đó không phải trả tiền.
Tiêm phòng vaccine không chỉ tạo miễn dịch cho bản thân người được tiêm
mà còn làm giảm khả năng lây nhiễm, truyền bệnh cho những người xung quanh, tạo
ra ngoại ứng tích cực rất lớn cho cả cộng đồng. Nói cách khác, việc loại trừ ai đó ra
khỏi hệ thống tiêm chủng sẽ tạo ra nguy cơ lây nhiễm và khó có thể chấm dứt dịch
bệnh.phát biểu của TS. Tedros A.Ghebreyesus - Tổng giám đốc WHO về giải pháp
chống Covid-19:
“Chúng ta sẽ không kết thúc đại dịch ở bất cứ đâu cho đến khi chúng ta kết
thúc nó ở khắp mọi nơi...Công bằng vắc xin không chỉ là điều đúng đắn cần làm, mà
còn là cách tốt nhất để kiểm soát đại dịch, khôi phục niềm tin và khởi động lại nền
kinh tế toàn cầu. Vì vậy, tôi hoan nghênh tuyên bố của ủy ban đạo đức của UNESCO
về công bằng và đoàn kết vắc xin… Đoàn kết lại, chúng ta có thể kết thúc đại dịch!”.

12
Vấn đề công bằng xã hội đặt ra những yêu cầu trong việc đảm bảo cơ hội tiếp
cận các dịch vụ chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nói chung và cơ hội tiêm vaccine nói
riêng. Mọi người dân ở bất kể quốc gia nào, vùng miền nào, với trình độ học vấn hay
thu nhập ra sao, đều có quyền được tiếp cận vaccine để phòng chống dịch bệnh.
Vì vậy, từ bỏ bản quyền vaccine và đa dạng hoá hình thức cung cấp, trong đó
có cung cấp miễn phí vaccine cho tất cả mọi người dân có thể được coi là một hình
thức cung cấp mà Chính phủ cân nhắc vì nó vừa giúp đảm bảo công bằng trong tiếp
cận vaccine, vừa đẩy nhanh tốc độ bao phủ vaccine, tiến tới chấm dứt dịch bệnh.
2.2.2. Tính cạnh tranh
Đại dịch COVID-19 đã mang lại một cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu và
sự phát triển của một loại vắc-xin hiệu quả là điều cần thiết để chống lại nó. Vắc -xin
là một loại lợi ích công cộng, có nghĩa là chúng có lợi cho toàn bộ dân số và không
chỉ những người nhận vắc -xin. Như vậy, điều quan trọng là các chính phủ trên toàn
thế giới ưu tiên phát triển và phân phối vắc-xin CoVID-19 an toàn và hiệu quả càng
sớm càng tốt. Điều này sẽ đảm bảo rằng mọi người đều có quyền truy cập vào lợi ích
công cộng quan trọng này, điều này sẽ giúp bảo vệ các cá nhân khỏi bị bệnh hoặc
chết khỏi Covid-19.
Vắc-xin covid-19 là một lợi ích công cộng rất quan trọng trong việc đảm bảo
sự an toàn và hạnh phúc của các cộng đồng trên toàn thế giới. Khi virus tiếp tục lây
lan, việc phát triển và phân phối vắc -xin ngày càng trở nên quan trọng để làm chậm
và cuối cùng loại bỏ các bệnh nhiễm trùng mới. Vắc -xin chống lại Covid 19 là một
lợi ích công cộng vì nó giúp bảo vệ những người dễ bị tổn thương và không đủ khả
năng tiếp cận với tiêm chủng. Nó cũng ngăn ngừa khả năng miễn dịch của đàn, vì nó
có thể giúp giảm sự lây lan của bất kỳ chủng coronavirus nào khác. Bằng cách đảm
bảo rằng mọi người đều có quyền truy cập vào vắc -xin, ngay cả những người có thu
nhập thấp hơn, chúng tôi có thể đạt được sự bảo vệ cao hơn cho cộng đồng của chúng
tôi và đảm bảo rằng mọi người đều có cơ hội có sức khỏe.
Vắc-xin Covid-19 đã được phát triển như một lợi ích công cộng để đảm bảo
tính khả dụng của nó cho mọi người, bất kể quyền truy cập vào các nguồn tài chính.
Quá trình tiêm chủng là rất cần thiết để xây dựng khả năng miễn dịch của đàn và cuối
cùng, kiểm soát sự lây lan của virus. Để đạt được mục tiêu này, các chính phủ và các
nhà hoạch định chính sách không chỉ đầu tư vào việc tạo ra một loại vắc -xin an toàn

13
mà còn đảm bảo rằng nó có sẵn và giá cả phải chăng cho những người không có
quyền truy cập vào nguồn tài chính. Phát triển vắc -xin đã trở thành một ví dụ về lợi
ích công cộng vốn có do tiềm năng to lớn của nó để cứu sống và mang lại lợi ích cho
các cộng đồng trên toàn thế giới.
Vắc-xin Covid-19 là một lợi ích công cộng đã được tạo ra bởi các nhà nghiên
cứu và các nhà khoa học trên toàn thế giới để bảo vệ công dân ở khắp mọi nơi khỏi
những tác động tàn khốc của bệnh. Đó là một sáng kiến toàn cầu quan trọng, và sự
phát triển và sản xuất hàng loạt cuối cùng của nó có thể biến thủy triều lên đại dịch
coronavirus.
Tuy nhiên, nó vượt xa việc cung cấp các lợi ích ngay lập tức - nó cũng có ý
nghĩa lâu dài tiềm năng. Vắc -xin không chỉ quan trọng để bảo vệ nhân loại ngày nay
mà còn đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các thế hệ trong tương lai. Họ
tạo ra một hiệu ứng gợn của các lợi ích xã hội, chẳng hạn như chi phí chăm sóc sức
khỏe thấp hơn hoặc phân phối vắc -xin sẽ dễ dàng hơn với các chiến dịch công nghệ
tiên tiến và tiêm phòng toàn cầu. Do đó, việc tạo ra một loại vắc-xin covid-19 nên
được coi là một khoản đầu tư vào sức khỏe cộng đồng ở cả cấp độ cá nhân và toàn
cầu vì tiềm năng của nó để giảm chi phí cho công dân trên toàn thế giới và giảm gánh
nặng kinh tế liên quan đến dịch bệnh nghiêm trọng.
Đại dịch COVID-19 đã có tác dụng tàn phá trên toàn thế giới. Khi các quốc
gia tiếp tục chiến đấu với virus này, nhu cầu về một giải pháp khả thi đã đi đầu trong
các cuộc thảo luận về chính sách công. Vắc -xin là một trong những công cụ quan
trọng nhất mà chúng ta phải chống lại virus này và đảm bảo sức khỏe cộng đồng,
nhưng tại sao chúng ta lại thấy cạnh tranh cho chúng? Tất cả đều thuộc về cách các
hàng hóa công cộng như vắc -xin được quy định và cách các quốc gia đặt an toàn cho
dân số của riêng họ trước. Cạnh tranh về vắc -xin này có thể sẽ tiếp tục cho đến khi
các cơ chế và thỏa thuận có thể được đưa ra để nhận ra nhu cầu của mọi người để
giảm rủi ro và cung cấp dịch vụ chăm sóc phòng ngừa hiệu quả.
Đại dịch CoVID19 đã khiến mọi người hiểu tầm quan trọng của hàng hóa công
cộng. Vắc-xin được coi là một trong những hàng hóa công cộng quan trọng nhất, vì
sự sẵn có và phân phối của chúng là rất quan trọng đối với cộng đồng và cá nhân trên
khắp thế giới. Để đảm bảo rằng các loại vắc -xin này tiếp cận tất cả công dân, chính
phủ, tổ chức và công ty đã cạnh tranh để sản xuất các giải pháp cho đại dịch ở quy

14
mô toàn cầu. Cạnh tranh này chủ yếu được thúc đẩy bởi các nguyên tắc kinh tế cơ
bản như giá cả, phân tích lợi ích chi phí và lợi thế thị trường.
Đại dịch COVID -19 đã nhấn mạnh một vấn đề có tầm quan trọng cao - tại sao
việc cung cấp hàng hóa công cộng là cạnh tranh. Sự phát triển nhanh chóng của vắc-
xin CoVID-19 từ nhiều công ty y tế, kết hợp với nỗ lực cung cấp chúng cho công dân
ở các quốc gia khác nhau, đã minh họa những thách thức với việc cung cấp hàng hóa
công cộng lớn trong thời gian khủng hoảng. Cần phải hiểu lý do tại sao quá trình này
là cạnh tranh để xác định cách tiếp cận tốt nhất.
Về tính cạnh tranh nghĩa là khi một người đã sử dụng sản phẩm thì người khác
không thể dùng nữa. Về tính loại trừ thể hiện nhà cung cấp hàng hoá có thể ngăn cản
người sử dụng dùng sản phẩm thông qua việc định giá cả. Vaccine là hàng hoá có
tính cạnh tranh bởi khi đã tiêm 1 liều vaccine cho một người thì chúng ta không thể
tiêm cũng liều đó cho người thứ hai - đó chính là tính cạnh tranh của sản phẩm.

15
KẾT LUẬN
Vắc-xin là hàng hóa đặc biệt, thị trường vắc-xin hay dịch vụ tiêm phòng sẽ
không đảm bảo hiệu quả kinh tế vì có nhiều bất ổn; do đó, rất cần vai trò can thiệp
của Nhà nước để hạn chế hay giải quyết các bất ổn của thị trường. Nhà nước có thể
giải quyết vấn đề của thị trường bằng nhiều giải pháp khác nhau, trong đó chương
trình tiêm phòng quốc gia được xem là giải pháp hữu hiệu hướng đến thực hiện tiêm
phòng toàn dân đạt mục tiêu miễn dịch cộng đồng. Chính phủ có thể thực hiện chương
trình tiêm phòng bằng cách cung cấp dịch vụ miễn phí hay có thu tiền. Chương trình
tiêm phòng miễn phí toàn dân sẽ đảm bảo công bằng xã hội hơn và đạt mục tiêu miễn
dịch cộng đồng, ngược lại chương trình tiêm phòng miễn phí cho một lượng dân số
và có thu tiền trên một lượng dân số sẽ đạt hiệu quả kinh tế cao hơn. Thực tế khó có
thể có một chương trình hoàn hảo đáp ứng đồng thời tất cả các mục tiêu, vì vậy cần
xác định rõ đâu là mục tiêu ưu tiên. Với ba mục tiêu y tế - hiệu quả - công bằng, mục
tiêu y tế chắc chắn là mục tiêu được đặt lên hàng đầu trong tình hình dịch bệnh như
hiện nay, do đó, chương trình tiêm phòng miễn phí toàn dân sẽ là lựa chọn tốt nhất,
vì đảm bảo được mục tiêu y tế đạt miễn dịch cộng đồng và cả mục tiêu công bằng
tiếp cận dịch vụ tiêm phòng. Vì vậy, hàng hóa đặc biệt “vắc-xin COVID-19” đã được
chính phủ sử dụng là một hàng hóa công cộng nhằm tiếp cận với tất cả người dân và
giúp đạt được miễn dịch cộng đồng một cách sớm nhất.

16
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Kinh tế công cộng, Đại học Thương mại.
2. Tăng Thị Thuý Hường (2022), “Tổng quan về vaccine phòng covid-19”,
Khoá luận tốt nghiệp ngành dược học Trường Đại học Y dược
3. Bộ Y Tế( 2021), website: https://moh.gov.vn/tin-lien-quan/-
/asset_publisher/vjYyM7O9aWnX/content/6-loai-vaccine-phong-covid-
19-a-uoc-cap-phep-tai-viet-nam

17

You might also like