You are on page 1of 35

CHƯƠNG 10

CẤP ĐỘ 1

1. Thuật ngữ thất bại thị trường chỉ đến


a. tình huống trong đó thị trường tự nó không đạt được việc phân bổ nguồn lực một
cách hiệu quả.
b. một chiến dịch quảng cáo không thành công làm giảm cầu về sản phẩm.
c. tình huống trong đó cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trở nên tàn khốc.
d. một doanh nghiệp bị buộc phải rời bỏ kinh doanh vì thua lỗ.
Đáp án:

Nhóm 2-4

2. Nguyên nhân nào dưới đây gây ra thất bại thị trường?
a. Cạnh tranh từ các doanh nghiệp nước ngoài.
b. Ngoại ứng.
c. Nhu cầu tiêu dùng thấp.
d. Sự can thiệp của chính phủ.
Đáp án:

3. Nguyên nhân nào dưới đây gây ra thất bại thị trường?
a. Đặc tính của hàng hóa công cộng.
b. Ngoại ứng.
c. Thông tin bất cân xứng.
d. Cả (a), (b) và (c).
Đáp án:

4. Nguyên nhân nào dưới đây KHÔNG nhất thiết gây ra thất bại thị trường?
a. Ngoại ứng.
b. Hàng hóa công cộng.
c. Thông tin không hoàn hảo.
d. Hiệu suất theo qui mô.
Đáp án:

5. Công cụ sửa chữa thất bại thị trường của chính phủ bao gồm
a. hệ thống luật và qui chế điều tiết của chính phủ.
b. chính sách thuế và trợ cấp.
c. chính sách dựa trên các qui tắc thị trường.
d. Cả (a), (b) và (c).
Đáp án:

Nhóm 6-7
6. Khi tham gia giao dịch thị trường, hành vi của một người được xem là ngoại ứng khi
nó có có tác động đến lợi ích của _______.
a. đối tác tham gia thị trường
b. chính người đó
c. người không tham gia thị trường
d. Cả (a), (b) và (c) đều sai.
Đáp án:

7. Trên thị trường, hành vi của một người có tác động đến lợi ích của người không tham
gia thị trường được gọi là _______.
a. vấn đề nan giải về kinh tế
b. mất trắng
c. hàng hóa công cộng
d. ngoại ứng
Đáp án:

8. Ngoại ứng tồn tại khi


a. chính phủ can thiệp vào hoạt động của thị trường tư nhân bằng cách buộc thị
trường phải điều chỉnh để cân bằng cung cầu.
b. thị trường không thể đạt được trạng thái cân bằng.
c. một công ty bán sản phẩm của mình ở thị trường nước ngoài.
d. hoạt động của thị trường có ảnh hưởng đến lợi ích của bên thứ ba mà không được
xem xét đến.
Đáp án:

9. Điều nào dưới đây là đúng với ngoại ứng?


a. Chỉ có ngoại ứng tiêu cực mới gây ra sự mất trắng.
b. Chỉ có ngoại ứng tích cực mới gây ra sự mất trắng.
c. Cả ngoại ứng tiêu cực và ngoại ứng tích cực đều gây ra sự mất trắng.
d. Không có ngoại ứng nào gây ra sự mất trắng.
Đáp án:

10. Thị trường tự do thất bại trong việc tính đến ngoại ứng bởi vì
a. người bán không biết được khả năng mua hàng hóa của người mua.
b. người bán đã tính đến các chi phí liên quan tới ngoại ứng trong giá của sản phẩm.
c. những người ra quyết định trên thị trường không tính đến các tác động ngoại ứng
của hành vi của họ.
d. chính phủ có thể dễ dàng chỉnh sửa bất kỳ tác động bất lợi nào trên thị trường mà
các ngoại ứng có thể gây ra.
Đáp án:

11. Hút thuốc lá thụ động là ví dụ về


a. hàng hóa miễn phí.
b. hàng hóa công cộng.
c. hàng hóa tư nhân.
d. ngoại ứng tiêu cực.
Đáp án:

12. Ngoại ứng tiêu cực xảy ra khi hành động của một người
a. khiến người khác mất tiền trong giao dịch thị trường chứng khoán.
b. khiến người chủ thuê mình thất bại trong kinh doanh.
c. tiết lộ sở thích của người đó về hàng hóa nhập khẩu.
d. có ảnh hưởng xấu đến lợi ích của người ngoài cuộc không phải là bên tham gia
hành động.
Đáp án:

13. Khi ngoại ứng sản xuất tiêu cực tồn tại trong một thị trường thì chi phí của nhà sản
xuất sẽ
a. lớn hơn chi phí của xã hội.
b. bằng với chi phí của xã hội.
c. thấp hơn chi phí của xã hội.
d. không xác định được.
Đáp án:

14. Khi ngoại ứng tiêu cực tồn tại trên thị trường thì
a. chi phí tư nhân sẽ lớn hơn chi phí xã hội.
b. chi phí xã hội sẽ lớn hơn chi phí tư nhân.
c. chi phí xã hội sẽ bằng chi phí tư nhân.
d. thị trường sẽ không thể đạt được bất kỳ trạng thái cân bằng nào.
Đáp án:

15. Sự chênh lệch giữa chi phí xã hội và chi phí tư nhân là thước đo của
a. chi phí ngoại ứng.
b. sự mất mát trong lợi nhuận cho người bán do kết quả của ngoại ứng tiêu cực.
c. sự mất mát trong lợi ích của người mua do kết quả của ngoại ứng tiêu cực.
d. chi phí phát sinh từ chính phủ khi can thiệp thị trường.
Đáp án:

16. Để giảm bớt tác động của ngoại ứng tiêu cực từ ô nhiễm sản xuất, chính phủ có thể
a. đánh thuế vào các doanh nghiệp sản xuất gây ô nhiễm môi trường.
b. tạo khung pháp lý yêu cầu các doanh nghiệp phải xử lý chất thải.
c. tạo ra thị trường về giấy phép xả thải.
d. Cả (a), (b) và (c).
Đáp án:
17. Ngoại ứng tích cực là
a. tác động có lợi đến người không tham gia thị trường.
b. tác động có lợi đến những người tham gia thị trường.
c. tác động bất lợi đến người không tham gia thị trường.
d. tác động bất lợi đến những người tham gia thị trường.
Đáp án:

18. Ngoại ứng tích cực xảy ra khi


a. một người nhận được lợi ích từ việc tiêu thụ hàng hóa nào đó của một người khác.
b. một người nhận được lợi ích từ việc bản thân mình tiêu thụ một hàng hóa nào đó.
c. việc tiêu thụ hàng hóa nào đó của một người có tác động xấu đến lợi ích của người
khác.
d. việc tiêu thụ hàng hóa nào đó của một người có tác động xấu đến lợi ích của chính
người đó.
Đáp án:

19. Khi ngoại ứng tích cực tồn tại trên thị trường thì
a. lợi ích tư nhân sẽ lớn hơn lợi ích xã hội.
b. lợi ích xã hội sẽ lớn hơn lợi ích tư nhân.
c. lợi ích xã hội sẽ bằng lợi ích tư nhân.
d. thị trường sẽ không thể đạt được bất kỳ trạng thái cân bằng nào.
Đáp án:

20. Khi một hàng hóa có tính loại trừ, điều đó có nghĩa là
a. việc sử dụng hàng hóa của một người làm giảm khả năng sử dụng hàng hóa đó của
người khác.
b. người sở hữu hàng hóa có thể ngăn chặn người khác sử dụng hàng hóa đó.
c. chỉ có một người có thể sử dụng hàng hóa đó trong cùng một thời điểm.
d. mọi người đều có thể sử dụng hàng hóa đó trong cùng một thời điểm.
Đáp án:

Nhóm 21-23

21. Trong quá trình sản xuất giấy doanh nghiệp gây ra ô nhiễm môi trường. Chi phí ô
nhiễm được gọi là _______.
a. chi phí biên ngoại ứng
b. chi phí biên tư nhân
c. chi phí biên xã hội
d. chi phí biên
Đáp án:
22. Trong quá trình sản xuất giấy doanh nghiệp gây ra ô nhiễm môi trường. Chi phí của
việc sản xuất mà toàn bộ xã hội phải gánh chịu được gọi là _______.
a. chi phí biên ngoại ứng
b. chi phí biên tư nhân
c. chi phí biên xã hội
d. chi phí biên
Đáp án:

23. Sự khác biệt giữa chi phí biên xã hội và chi phí biên tư nhân là
a. chi phí biên cố định.
b. chi phí biên biến đổi.
c. chi phí sản xuất thêm một đơn vị hàng hóa.
d. chi phí biên ngoại ứng.
Đáp án:

24. Khi các doanh nghiệp đưa ra quyết định sản xuất bao nhiêu vắc xin họ sẽ chọn tại
điểm khi
a. chi phí biên tư nhân bằng lợi ích biên xã hội.
b. chi phí biên tư nhân bằng lợi ích biên tư nhân.
c. chi phí biên xã hội bằng lợi ích biên tư nhân.
d. chi phí biên xã hội bằng lợi ích biên xã hội.
Đáp án:

Nhóm 25-27

25. Khi một hàng hóa có tính cạnh tranh trong tiêu dùng, điều đó có nghĩa là
a. việc sử dụng hàng hóa của một người làm giảm khả năng sử dụng hàng hóa đó của
người khác.
b. mọi người đều có thể sử dụng hàng hóa đó trong cùng một thời điểm.
c. người sở hữu hàng hóa có thể ngăn chặn người khác sử dụng hàng hóa đó.
d. người sở hữu hàng hóa không thể ngăn chặn người khác sử dụng hàng hóa đó.
Đáp án:

26. Nếu việc sử dụng hàng hóa của một người làm giảm mức sử dụng hàng hóa đó của
người khác thì hàng hóa đó _______.
a. có tính cạnh tranh
b. có tính loại trừ
c. là hàng hóa thông thường
d. bị cạn kiệt
Đáp án:

27. Nếu việc tiêu dùng hàng hóa của một người KHÔNG làm ảnh hưởng đến khả năng
tiêu dùng hàng hóa đó của những người khác thì hàng hóa đó _______.
a. có tính cạnh tranh
b. có tính loại trừ
c. có tính không cạnh tranh
d. có tính không loại trừ
Đáp án:

Nhóm 28-29

28. Hàng hóa tư nhân là hàng hóa


a. có tính loại trừ và tính không cạnh tranh.
b. có tính không loại trừ và tính cạnh tranh.
c. có tính loại trừ và tính cạnh tranh.
d. có tính không loại trừ và tính không cạnh tranh.
Đáp án:

29. Khi một hàng hóa có tính cạnh tranh và tính loại trừ thì hàng hóa đó là _______.
a. hàng hóa tư nhân
b. hàng hóa hỗn hợp
c. hàng hóa công cộng thuần túy
d. nguồn lực chung
Đáp án:

Nhóm 30-33

30. Tính không cạnh tranh trong tiêu dùng là một đặc tính của
a. hàng hóa công cộng thuần túy.
b. hàng hóa tư nhân.
c. hàng hóa chứ không phải dịch vụ.
d. dịch vụ chứ không phải hàng hóa.
Đáp án:

31. Hàng hóa công cộng thuần túy là hàng hóa


a. có tính loại trừ và tính không cạnh tranh.
b. có tính không loại trừ và tính cạnh tranh.
c. có tính loại trừ và tính cạnh tranh.
d. có tính không loại trừ và tính không cạnh tranh.
Đáp án:

32. Tính không loại trừ là một đặc tính của


a. hàng hóa chứ không phải dịch vụ.
b. dịch vụ chứ không phải hàng hóa.
c. hàng hóa với lợi ích ngoại ứng.
d. hàng hóa công cộng thuần túy.
Đáp án:

33. Phát biểu nào dưới đây là đúng về hàng hóa công cộng thuần túy?
a. Hàng hóa công cộng thuần túy là hàng hóa mà tất cả mọi người có thể được hưởng
thụ một khi chúng đã được cung ứng.
b. Hàng hóa công cộng thuần túy là hàng hóa mà khó có thể loại trừ một người nào
đó khỏi việc tiêu dùng chúng.
c. Hàng hóa công cộng thuần túy là hàng hóa không có giá trị.
d. Cả (a) và (b).
Đáp án:

34. Hàng hóa có tính cạnh tranh và tính không loại trừ được gọi là _______.
a. hàng hóa công cộng thuần túy
b. hàng hóa tư nhân
c. nguồn lực chung
d. độc quyền tự nhiên
Đáp án:

35. Cả hàng hóa công cộng thuần túy và nguồn lực chung đều có _______.
a. tính cạnh tranh
b. tính không cạnh tranh
c. tính loại trừ
d. tính không loại trừ
Đáp án:

36. Cả hàng hóa tư nhân và nguồn lực chung đều có _______.


a. tính cạnh tranh
b. tính không cạnh tranh
c. tính loại trừ
d. tính không loại trừ
Đáp án:

37. Hàng hóa có tính cạnh tranh trong tiêu dùng bao gồm
a. hàng hóa tư nhân và hàng hóa công cộng thuần túy.
b. hàng hóa tư nhân và nguồn lực chung.
c. hàng hóa công cộng thuần túy và nguồn lực chung.
d. hàng hóa tư nhân, hàng hóa công cộng thuần túy và nguồn lực chung.
Đáp án:

Nhóm 38-39

38. Khái niệm “Kẻ ăn không” dùng để chỉ người


a. sẽ chỉ mua sản phẩm khi có hạ giá.
b. muốn sử dụng hàng hóa nhưng không muốn trả tiền.
c. có thể sản xuất hàng hóa miễn phí.
d. tận dụng khả năng lách luật để giảm thuế của mình.
Đáp án:

39. Khái niệm “Kẻ ăn không” dùng để chỉ người


a. sản xuất hàng hóa nhưng không bao giờ được trả tiền cho nó.
b. thích nghỉ ngơi hơn là làm việc.
c. tạo ra ngoại ứng trong sản xuất.
d. tiêu thụ hàng hóa nhưng không trả tiền cho nó.
Đáp án:

40. Kem ốc quế là hàng hóa


a. có tính loại trừ và tính cạnh tranh.
b. có tính loại trừ và tính không cạnh tranh.
c. có tính không loại trừ và tính cạnh tranh.
d. có tính không loại trừ và tính không cạnh tranh.
Đáp án:

CẤP ĐỘ 2

41. Điều nào dưới đây là ví dụ về ngoại ứng tiêu cực?


a. Một giáo sư đại học chơi quần vợt với cây vợt được tặng.
b. Một trận lụt quét sạch toàn bộ cánh đồng ngô của nông dân.
c. Một sinh viên chơi nhạc với hệ thống âm thanh nổi trong ký túc xá vào lúc 2 giờ
sáng.
d. Một người tiêu dùng mua phải hàng hóa kém chất lượng vì sự thiếu hụt thông tin.
Đáp án:

42. Điều nào dưới đây là ví dụ về ngoại ứng tích cực?


a. Hút thuốc lá ở nơi công cộng.
b. Tiêm chủng phòng ngừa cúm H1N1.
c. Thông tin đầy đủ giúp người tiêu dùng mua hàng hóa đạt tiêu chuẩn chất lượng.
d. Chính phủ đánh thuế vào tiêu thụ thuốc lá.
Đáp án:

43. Khi ngoại ứng tồn tại, người mua và người bán
a. không tính đến tác động ngoại ứng của hành động của họ và trạng thái cân bằng
thị trường là không có hiệu quả.
b. không tính đến tác động ngoại ứng của hành động của họ, song trạng thái cân bằng
thị trường vẫn có hiệu quả.
c. tính đến tác động ngoại ứng của hành động của họ và trạng thái cân bằng thị
trường là có hiệu quả.
d. tính đến tác động ngoại ứng của hành động của họ, song trạng thái cân bằng thị
trường là không có hiệu quả.
Đáp án:
44. Khí thải dioxin từ việc sản xuất giấy là một ví dụ điển hình về ngoại ứng tiêu cực vì
a. các nhà máy sản xuất giấy thường không biết về các qui định môi trường.
b. sẽ có tiền phạt cho việc thải quá nhiều dioxin.
c. các nhà sản xuất giấy không xem xét đến toàn bộ chi phí của ô nhiễm dioxin mà
họ tạo ra.
d. khí thải độc hại là dạng duy nhất của ngoại ứng.
Đáp án:

45. Nếu một nhà máy sản xuất giấy KHÔNG phải gánh chịu toàn bộ chi phí do khí dioxin
thải ra thì nhà máy này sẽ
a. thải ra lượng dioxin thấp hơn mức hiệu quả xã hội.
b. thải ra lượng dioxin cao hơn mức hiệu quả xã hội.
c. thải ra lượng dioxin ở mức độ có thể chấp nhận được.
d. không thải ra dioxin để tránh phải trả toàn bộ chi phí.
Đáp án:

46. Khi có ngoại ứng tiêu cực, thị trường thường không đạt hiệu quả vì
a. chi phí xã hội vượt quá chi phí tư nhân tại trạng thái cân bằng thị trường.
b. chi phí tư nhân vượt quá chi phí xã hội tại trạng thái cân bằng thị trường.
c. ngoại ứng không bao giờ có thể khắc phục được nếu không có qui định của chính
phủ.
d. ngoại ứng sản xuất dẫn đến ngoại ứng tiêu dùng.
Đáp án:

47. Khi đường chi phí xã hội nằm trên đường cung về sản phẩm thì có thể cho rằng
a. chính phủ đã can thiệp vào thị trường.
b. có một ngoại ứng tiêu cực tồn tại trên thị trường.
c. có một ngoại ứng tích cực tồn tại trên thị trường.
d. thị trường tự đạt được trạng thái cân bằng.
Đáp án:

48. Khi không tính đến các chi phí ngoại ứng trong sản xuất thì các doanh nghiệp sẽ sản
xuất ở mức sản lượng
a. bằng mức sản lượng tối ưu xã hội.
b. thấp hơn mức sản lượng tối ưu xã hội.
c. cao hơn mức sản lượng tối ưu xã hội.
d. bằng 0.
Đáp án:

49. Khi trên thị trường tồn tại ngoại ứng tiêu cực thì
a. nhà sản xuất sẽ bị ảnh hưởng, nhưng người tiêu dùng thì không.
b. sẽ xảy ra việc sản xuất quá mức so với hiệu quả xã hội.
c. cầu về hàng hóa sẽ giảm một cách đáng kể.
d. thị trường sẽ vẫn tối đa hóa tổng lợi ích xã hội.
Đáp án:

50. Khi có ngoại ứng tiêu cực, thị trường không đạt được mức tối ưu xã hội vì
a. chi phí xã hội bằng chi phí tư nhân tại trạng thái cân bằng thị trường.
b. chi phí tư nhân vượt quá chi phí xã hội tại trạng thái cân bằng thị trường.
c. chi phí xã hội vượt quá chi phí tư nhân tại trạng thái cân bằng thị trường.
d. thị trường đã nội hóa ngoại ứng.
Đáp án:

51. Giả sử một nhà máy sản xuất thép thải ra một lượng ô nhiễm không khí và gây ra
ngoại ứng tiêu cực. Chi phí xã hội của sản xuất thép bao gồm
a. chi phí tư nhân của nhà máy sản xuất thép và chi phí cho những người không tham
gia thị trường bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm.
b. chi phí tư nhân của nhà máy suất xuất thép và giá người tiêu dùng phải trả cho
thép.
c. chi phí cho những người không tham gia thị trường bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm.
d. giá người tiêu dùng trả cho thép.
Đáp án:

52. Phát biểu nào dưới đây là đúng nhất về một thị trường có tồn tại ngoại ứng sản xuất
tiêu cực?
a. Chi phí của nhà sản xuất vượt quá chi phí của xã hội.
b. Sự can thiệp của chính phủ là không cần thiết để đạt được mức sản lượng tối ưu
của xã hội.
c. Sản lượng cân bằng thị trường bằng với mức sản lượng tối ưu của xã hội.
d. Sản lượng cân bằng thị trường lớn hơn mức sản lượng tối ưu của xã hội.
Đáp án:

53. Cho bảng chi phí sản xuất thủy tinh dưới đây
Q (đơn vị) MPC (triệu đồng) MSC (triệu đồng)
1 20 40
2 30 50
3 40 60
4 50 70
5 60 80
Chi phí ngoại ứng biên MEC gây ra cho xã hội từ việc sản xuất 4 đơn vị thủy tinh là
a. 2,5 triệu đồng.
b. 10 triệu đồng.
c. 20 triệu đồng.
d. Không xác định được.
Đáp án:
54. Nhận định nào dưới đây là đúng?
a. Sự tồn tại của ngoại ứng tích cực gây ra việc sản xuất quá mức trên thị trường.
b. Ngoại ứng tích cực cung cấp thêm lợi ích cho người tham gia thị trường.
c. Ngoại ứng tích cực mang lại lợi ích cho người tiêu dùng vì nó làm cho giá cân
bằng thấp hơn.
d. Ngoại ứng tích cực tạo ra lợi ích cho bên thứ ba không phải thành viên tham gia
thị trường.
Đáp án:

55. Nhận định nào dưới đây là đúng?


a. Phát minh công nghệ mới làm xuất hiện ngoại ứng tích cực vì nó tạo ra tri thức mà
người khác có thể sử dụng.
b. Phát minh công nghệ mới gây ra ngoại ứng tiêu cực vì nguồn tài trợ của chính phủ
cho nghiên cứu khiến cho chi tiêu của chính phủ ít hơn ở các lĩnh vực khác.
c. Nghiên cứu phát minh công nghệ mới thường quá tốn kém so với lợi ích xã hội
nhận được.
d. Nghiên cứu phát minh công nghệ mới chỉ nên được tài trợ bởi các tập đoàn sẽ
nhận được lợi nhuận từ nghiên cứu.
Đáp án:

56. Nếu giáo dục được xem là hàng hóa tạo ra ngoại ứng _______ thì chính phủ cần
_______.
a. tiêu cực; trợ cấp cho giáo dục
b. tích cực; trợ cấp cho giáo dục
a. tích cực; đánh thuế vào giáo dục
b. tích cực; hạn chế ngân sách chi tiêu cho giáo dục
Đáp án:

57. Một người nuôi ong đặt những tổ ong của mình trong một vườn cây ăn quả để ong có
thể lấy phấn hoa làm mật. Hành động này sẽ
a. tạo ra một ngoại ứng tiêu cực bởi vì những con ong là một mối nguy hiểm cho chủ
sở hữu vườn cây ăn quả.
b. tạo ra một ngoại ứng tích cực vì ong thụ phấn trong vườn cây ăn quả giúp tăng
năng suất quả của vườn cây.
c. đem lại lợi ích cho cả người nuôi ong và chủ vườn cây ăn quả.
d. Cả (b) và (c).
Đáp án:

58. Thị trường không đạt được mức tối ưu xã hội khi có ngoại ứng tích cực vì
a. lợi ích tư nhân bằng lợi ích xã hội tại trạng thái cân bằng thị trường.
b. chi phí tư nhân cao hơn lợi ích tư nhân tại trạng thái cân bằng thị trường.
c. lợi ích xã hội cao hơn chi phí tư nhân tại trạng thái cân bằng thị trường.
d. chi phí tư nhân cao hơn lợi ích xã hội tại trạng thái cân bằng thị trường.
Đáp án:

59. Trong quá trình sản xuất một nhà máy phân bón gây ra ô nhiễm cho khu dân cư lân
cận. Nếu chính phủ áp dụng một chính sách buộc nhà máy phải tính đến ngoại ứng này
thì
a. đường cung về phân bón sẽ dịch chuyển sang phải.
b. đường cung về phân bón sẽ dịch chuyển sang trái.
c. đường cầu về phân bón sẽ dịch chuyển sang phải.
d. đường cầu về phân bón sẽ dịch chuyển sang trái.
Đáp án:

60. Khi các doanh nghiệp sản xuất trong một thị trường có ngoại ứng sản xuất tiêu cực thì
việc đánh thuế ô nhiễm của chính phủ sẽ
a. tạo cho doanh nghiệp động cơ tính đến tác động ngoại ứng của hành động của họ.
b. có tác dụng bù đắp làm giảm chi phí sản xuất tư nhân của nhà sản xuất.
c. tăng lượng hàng hóa được giao dịch trên thị trường.
d. hạn chế khả năng của doanh nghiệp trong việc tính đến chi phí ngoại ứng khi
quyết định cung ứng bao nhiêu.
Đáp án:

Nhóm 61-63

61. Chính phủ thường ________ đối với những hoạt động tạo ra ngoại ứng ________.
a. đánh thuế; tích cực
b. trợ cấp; tích cực
c. trợ cấp; tiêu cực
d. đánh thuế và trợ cấp; tiêu cực
Đáp án:

62. Chính phủ có thể khắc phục ngoại ứng tích cực bằng cách
a. đánh thuế vào sản xuất để làm giảm cung và đánh thuế vào tiêu dùng để làm tăng
cầu.
b. đánh thuế vào sản xuất để làm tăng cung và đánh thuế vào tiêu dùng để làm giảm
cầu.
c. trợ cấp cho sản xuất để làm giảm cung và trợ cấp cho tiêu dùng để làm giảm cầu.
d. trợ cấp cho sản xuất để làm tăng cung và trợ cấp cho tiêu dùng để làm tăng cầu.
Đáp án:

63. Khi tồn tại ngoại ứng tích cực, để đưa kết quả thị trường tiến gần hơn đến mức tối ưu
xã hội chính phủ có thể
a. đánh thuế vào nhà sản xuất và dùng doanh thu thuế đó để trợ cấp cho người tiêu
dùng.
b. đánh thuế vào người tiêu dùng và dùng doanh thu thuế đó để trợ cấp cho nhà sản
xuất.
c. trợ cấp cho nhà sản xuất hoặc người tiêu dùng.
d. chỉ trợ cấp cho người tiêu dùng chứ không phải nhà sản xuất.
Đáp án:

Nhóm 64-65

64. Ngoại ứng tiêu cực sẽ khiến thị trường sản xuất
a. ít hơn và giá thấp hơn so với mức tối ưu xã hội.
b. nhiều hơn và giá thấp hơn so với mức tối ưu xã hội.
c. ít hơn và giá cao hơn so với mức tối ưu xã hội.
d. nhiều hơn và giá cao hơn so với mức tối ưu xã hội.
Đáp án:

65. Ngoại ứng tích cực sẽ khiến thị trường sản xuất
a. ít hơn và giá thấp hơn so với mức tối ưu xã hội.
b. nhiều hơn và giá thấp hơn so với mức tối ưu xã hội.
c. ít hơn và giá cao hơn so với mức tối ưu xã hội.
d. nhiều hơn và giá cao hơn so với mức tối ưu xã hội.
Đáp án:

66. Chương trình truyền hình cáp thông thường là hàng hóa có
a. tính cạnh tranh và tính loại trừ.
b. tính không cạnh tranh và tính loại trừ.
c. tính không cạnh tranh và tính không loại trừ.
d. tính cạnh tranh và tính không loại trừ.
Đáp án:

Nhóm 67-68

67. Ví dụ nào dưới đây sẽ được coi là một nguồn lực chung?
a. Truyền hình cáp.
b. Nước khoáng thiên nhiên đóng chai.
c. Đường giao thông có thu phí ở giờ cao điểm.
d. Cá trong đại dương.
Đáp án:

68. Đối với người dân chài của một nước, nguồn thủy sản ở biển thuộc chủ quyền của
nước đó được coi là _______.
a. hàng hóa công cộng thuần túy
b. hàng hóa tư nhân
c. nguồn lực chung
d. độc quyền tự nhiên
Đáp án:

69. Vấn đề “kẻ ăn không” sẽ tồn tại cho bất kỳ hàng hóa nào
a. không có tính cạnh tranh.
b. không phải hàng hóa tư nhân.
c. không miễn phí.
d. không có tính loại trừ.
Đáp án:

70. Nghiên cứu cơ bản là hàng hóa công cộng thuần túy vì
a. khó có thể loại trừ những ai được hưởng lợi từ nó.
b. bất kể người nào sử dụng nó đều không ảnh hưởng đến việc sử dụng nó của những
người khác.
c. nó luôn mang lại lợi ích cho các nước đang phát triển nhưng không nhất thiết cho
các nước phát triển.
d. Cả (a) và (b).
Đáp án:

Nhóm 71-73

71. Ví dụ nào dưới đây được coi là hàng hóa công cộng thuần túy?
a. Tòa nhà quốc hội.
b. Thu gom rác.
c. Quốc phòng.
d. Cả (a) và (c).
Đáp án:

72. Hàng hóa nào dưới đây phù hợp nhất với định nghĩa về hàng hóa công cộng thuần
túy?
a. Xe buýt công cộng.
b. Buổi trình diễn bắn pháo hoa.
c. Giáo dục đại học.
d. Giày thể thao.
Đáp án:

73. Nếu chính quyền địa phương quyết định tổ chức buổi biểu diễn bắn pháo hoa thì buổi
biểu diễn này được xem là
a. có tính loại trừ.
b. có tính cạnh tranh.
c. hàng hóa công cộng.
d. nguồn lực chung.
Đáp án:

74. Hàng hóa có tính không loại trừ thường


a. có giá cao hơn hàng hóa có tính loại trừ.
b. có giá cao hơn hàng hóa có tính cạnh tranh.
c. được cung ứng nhiều hơn mức hiệu quả.
d. được cung cấp miễn phí.
Đáp án:

75. Quốc phòng không được cung cấp bởi thị trường tư nhân vì
a. rất khó để loại trừ người nào đó nhận được lợi ích từ quốc phòng một khi nó được
cung cấp.
b. chi phí cố định cho quốc phòng là quá cao.
c. các nguồn lực cần thiết cho quốc phòng không có sẵn trong khu vực tư nhân.
d. Cả (a), (b) và (c).
Đáp án:

76. Chính phủ nên cung cấp hàng hóa công cộng thuần túy vì
a. không thể xác định chính xác được cầu thị trường về hàng hóa công cộng.
b. vấn đề “kẻ ăn không” làm cho thị trường tư nhân gặp khó khăn trong việc sản xuất
và cung ứng hàng hóa công cộng.
c. thị trường sẽ luôn tốt hơn khi có một số giám sát của chính phủ.
d. Cả (a) và (b).
Đáp án:

77. Ngọn hải đăng thường được coi là một ví dụ tốt về hàng hóa công cộng thuần túy vì
a. chủ sở hữu ngọn hải đăng có thể loại trừ những người được hưởng lợi ích từ ngọn
hải đăng.
b. hiếm khi có một ngọn hải đăng khác gần đó để tạo ra sự cạnh tranh.
c. tất cả các tàu đi qua đều có thể tận hưởng những lợi ích của ngọn hải đăng mà
không phải trả tiền.
d. Cả (a) và (b).
Đáp án:

78. Khi hàng hóa có tính không loại trừ thì


a. hàng hóa đó sẽ là hóa tư nhân chứ không phải là hàng hóa công cộng.
b. hàng hóa đó sẽ không được sản xuất vì không ai coi trọng nó.
c. vấn đề “kẻ ăn không” sẽ làm cho thị trường tư nhân không thể cung cấp hàng hóa
đó.
d. mọi người có thể có tất cả những gì họ muốn và hàng hóa đó sẽ có giá bằng 0.
Đáp án:

Nhóm 79-80

79. Điều nào dưới đây là đúng khi ngoại ứng tích cực tồn tại?
a. Lợi ích xã hội cao hơn lợi ích tư nhân và sản lượng lượng thị trường cao hơn sản
lượng tối ưu xã hội.
b. Lợi ích xã hội thấp hơn lợi ích tư nhân và sản lượng thị trường cao hơn sản lượng
tối ưu xã hội.
c. Lợi ích xã hội cao hơn lợi ích tư nhân và sản lượng thị trường thấp hơn sản lượng
tối ưu xã hội.
d. Lợi ích xã hội hiếm khi vượt quá lợi ích tư nhân và do đó sản lượng xã hội thấp
hơn sản lượng tư nhân.
Đáp án:
80. Điều nào dưới đây là đúng khi ngoại ứng tiêu cực tồn tại?
a. Chi phí xã hội cao hơn chi phí tư nhân và sản lượng thị trường cao hơn sản lượng
tối ưu xã hội.
b. Chi phí xã hội thấp hơn chi phí tư nhân và sản lượng thị trường cao hơn sản lượng
tối ưu xã hội.
c. Chi phí xã hội cao hơn chi phí tư nhân và sản lượng thị trường thấp hơn sản lượng
tối ưu xã hội.
d. Chi phí xã hội hiếm khi vượt quá chi phí tư nhân và do đó sản lượng thị trường
thấp hơn sản lượng tối ưu xã hội.
Đáp án:

81. Nếu có chi phí ngoại ứng trong sản xuất và các doanh nghiệp không tính đến chi phí
này thì tại mức sản lượng cân bằng thị trường
a. P = MPC = MSC
b. P = MPC và P < MSC
c. P = MPC và P > MSC
d. P > MPC và P = MSC
Đáp án:

82. Nếu có lợi ích ngoại ứng trong tiêu dùng và người tiêu dùng không tính đến lợi ích
này thì tại mức sản lượng cân bằng thị trường
a. P = MPB = MSB
b. P = MPB và P < MSB
c. P = MPB và P > MSB
d. P > MPB và P = MSB
Đáp án:

CẤP ĐỘ 3

83. Khi có ngoại ứng tiêu cực, tại trạng thái cân bằng thị trường lợi ích biên tư nhân MPB
thấp hơn chi phí biên xã hội MSC thì
a. đường cung thị trường nằm bên dưới đường chi phí biên xã hội.
b. việc cắt giảm sản lượng thị trường có thể làm tăng lợi ích ròng xã hội.
c. giá cân bằng cao hơn mức cần thiết để đảm bảo lợi ích ròng xã hội tối đa.
d. Cả (a) và (b).
Đáp án:

84. Phát biểu nào dưới đây là chính xác nhất?


a. Việc khắc phục ngoại ứng tiêu cực sẽ khiến thị trường giảm cung về hàng hóa và
giá của hàng hóa giảm xuống.
b. Việc khắc phục ngoại ứng tiêu cực sẽ khiến thị trường giảm cung về hàng hóa và
giá của hàng hóa tăng lên.
c. Việc khắc phục ngoại ứng tích cực sẽ khiến thị trường giảm cầu về hàng hóa và
giá của hàng hóa giảm xuống.
d. Việc khắc phục ngoại ứng tích cực sẽ khiến thị trường giảm cầu về hàng hóa và
giá của hàng hóa tăng lên.
Đáp án:

Nhóm 85-86

85. Điều nào dưới đây là đúng khi ngoại ứng tích cực tồn tại trên thị trường?
a. Sản lượng thị trường nhỏ hơn và giá thị trường cao hơn so với mức tối ưu xã hội
nhưng không có tổn thất hiệu quả.
b. Sản lượng thị trường lớn hơn và giá thị trường thấp hơn so với mức tối ưu xã hội
và có tổn thất hiệu quả.
c. Sản lượng thị trường lớn hơn và giá thị trường cao hơn so với mức tối ưu xã hội
nhưng không có tổn thất hiệu quả.
d. Sản lượng thị trường nhỏ hơn và giá thị trường thấp hơn so với mức tối ưu xã hội
và có tổn thất hiệu quả.
Đáp án:

86. Điều nào dưới đây là đúng khi ngoại ứng tiêu cực tồn tại trên thị trường?
a. Sản lượng thị trường nhỏ hơn và giá thị trường cao hơn so với mức tối ưu xã hội
nhưng không có tổn thất hiệu quả.
b. Sản lượng thị trường lớn hơn và giá thị trường thấp hơn so với mức tối ưu xã hội
và có tổn thất hiệu quả.
c. Sản lượng thị trường lớn hơn và giá thị trường cao hơn so với mức tối ưu xã hội
nhưng không có tổn thất hiệu quả.
d. Sản lượng thị trường nhỏ hơn và giá thị trường thấp hơn so với mức tối ưu xã hội
và có tổn thất hiệu quả.
Đáp án:

87. Để khuyến khích thị trường dịch vụ tiêm vắc xin đạt mức hiệu quả tối ưu xã hội,
chính phủ nên
a. trả trợ cấp trên 1 đơn vị vắc xin cho người bán bằng với lợi ích ngoại ứng biên và
làm cho đường cung về vắc xin dịch sang phải.
b. trả trợ cấp trên 1 đơn vị cho người bán thấp hơn lợi ích ngoại ứng biên và làm cho
đường cung về vắc xin dịch sang phải.
c. trả trợ cấp trên 1 đơn vị cho người mua bằng với lợi ích ngoại ứng biên và làm cho
đường cầu về vắc xin dịch sang trái.
d. trả trợ cấp trên 1 đơn vị cho người mua thấp hơn lợi ích ngoại ứng biên và làm cho
đường cầu về vắc xin dịch sang trái.
Đáp án:

Nhóm 88-89
88. Tạo ra thị trường về giấy phép xả thải được coi là một biện pháp kiểm soát ngoại ứng
tiêu cực từ ô nhiễm mà các doanh nghiệp sản xuất gây ra. Trong thị trường này
a. lượng xả thải được ấn định bởi chính phủ thông qua cung ứng giấy phép xả thải
trong khi nhu cầu xả thải của các doanh nghiệp quyết định phí xả thải.
b. phí xả thải được ấn định bởi chính phủ trong khi nhu cầu xả thải của các doanh
nghiệp quyết định lượng xả thải.
c. lượng xả thải tăng lên khi nhu cầu xả thải của các doanh nghiệp tăng.
d. phí xả thải tăng lên khi nhu cầu xả thải của các doanh nghiệp giảm.
Đáp án:

89. Tạo ra thị trường giấy phép xả thải được coi là một biện pháp kiểm soát ngoại ứng
tiêu cực từ ô nhiễm mà các doanh nghiệp sản xuất gây ra. Trong thị trường này
a. cả phí xả thải và lượng xả thải đều tăng khi nhu cầu xả thải của các doanh nghiệp
tăng.
b. chỉ có phí xả thải tăng khi nhu cầu xả thải của các doanh nghiệp tăng.
c. chỉ có chính phủ mới thay đổi được lượng xả thải thông qua việc thay đổi số lượng
giấy phép xả thải được cấp.
d. Cả (b) và (c).
Đáp án:

Nhóm 90-92

90. Thị trường vắc xin có hàm cầu thị trường cho sản phẩm là P = 600 – 3Q và hàm chi
phí sản xuất biên tư nhân là MPC = 100 + 2Q. Tiêu dùng vắc xin tạo ngoại ứng tích cực
và do vậy lợi ích biên xã hội của vắc xin là MSB = 700 – 3Q. Khi đó thị trường sẽ sản
xuất mức sản lượng bằng ________ trong khi mức sản lượng tối ưu xã hội bằng
________ và giá thị trường sẽ ________ mức giá tối ưu xã hội.
a. 120; 100; thấp hơn
b. 100; 120; thấp hơn
c. 120; 100; cao hơn
d. 100; 120; cao hơn
Đáp án:

91. Thị trường vắc xin có hàm cầu thị trường cho sản phẩm là P = 1500 – 5Q và hàm chi
phí sản xuất biên tư nhân là MPC = 300 + 3Q. Tiêu dùng vắc xin tạo ngoại ứng tích cực
và do vậy lợi ích biên xã hội của vắc xin là MSB = 1900 – 5Q. Khi đó thị trường sẽ sản
xuất mức sản lượng bằng ________ trong khi mức sản lượng tối ưu xã hội bằng
________ và giá thị trường sẽ ________ mức giá tối ưu xã hội.
a. 150; 200; cao hơn
b. 200; 150; cao hơn
c. 150; 200; thấp hơn
d. 200; 150; thấp hơn
Đáp án:

92. Thị trường vắc xin có hàm cầu thị trường cho sản phẩm là P = 1300 – 2Q và hàm chi
phí sản xuất biên tư nhân là MPC = 500 + 2Q. Tiêu dùng vắc xin tạo ngoại ứng tích cực
và do vậy lợi ích biên xã hội của vắc xin là MSB =1500 – 2Q. Khi đó thị trường sẽ sản
xuất mức sản lượng bằng ________ trong khi mức sản lượng tối ưu xã hội bằng
________ và giá thị trường sẽ ________ mức giá tối ưu xã hội.
a. 200; 250; cao hơn
b. 250; 200; cao hơn
c. 250; 200; thấp hơn
d. 200; 250; thấp hơn
Đáp án:

Nhóm 93-95

93. Thị trường vắc xin có hàm cầu thị trường cho sản phẩm là P = 500 – 2Q và hàm chi
phí sản xuất biên tư nhân là MPC = 200 + Q. Tiêu dùng vắc xin tạo ngoại ứng tích cực và
do vậy lợi ích biên xã hội của vắc xin là MSB = 650 – 2Q. Nếu thị trường không tính đến
ngoại ứng tích cực thì khi đó kết quả thị trường sẽ tạo ra khoản tổn thất hiệu quả DWL
bằng
a. 3700.
b. 3750.
c. 3800.
d. 4000.

P = MPC => Q1
MSB = MPC => Q*
P = MPC => P1
Q1 vào MSB => P2
DWL = (Q*-Q1)*(P2-P1)/2
Đáp án:

94. Thị trường vắc xin có hàm cầu thị trường cho sản phẩm là P = 600 – Q và hàm chi phí
sản xuất biên tư nhân là MPC = 300 + 2Q. Tiêu dùng vắc xin tạo ngoại ứng tích cực và
do vậy lợi ích biên xã hội của vắc xin là MSB = 750 – Q. Nếu thị trường không tính
đến ngoại ứng tích cực thì khi đó kết quả thị trường sẽ tạo ra khoản tổn thất hiệu quả
DWL bằng
a. 3200.
b. 3500.
c. 3750.
d. 3850.
Đáp án:

95. Thị trường vắc xin có hàm cầu thị trường cho sản phẩm là P = 1000 – 3Q và hàm chi
phí sản xuất biên tư nhân là MPC = 200 + 2Q. Tiêu dùng vắc xin tạo ngoại ứng tích cực
và do vậy lợi ích biên xã hội của vắc xin là MSB = 1200 – 3Q. Nếu thị trường không tính
đến ngoại ứng tích cực thì khi đó kết quả thị trường sẽ tạo ra khoản tổn thất hiệu quả
DWL bằng
a. 3000.
b. 3500.
c. 3800.
d. 4000.
Đáp án:
Nhóm 96-98

96. Thị trường vắc xin có hàm cầu và cung thị trường cho sản phẩm là
P = 700 – 4Q
P = 100 + 2Q
Tiêu dùng vắc xin tạo ngoại ứng tích cực và do vậy lợi ích biên ngoại ứng của vắc xin là
MEB = 100 + Q. Khi đó thị trường sẽ sản xuất mức sản lượng bằng ________ trong khi
mức sản lượng tối ưu xã hội bằng ________ và giá thị trường sẽ ________ mức giá tối
ưu xã hội.
a. 100; 140; thấp hơn
b. 140; 100; thấp hơn
c. 100; 140; cao hơn
d. 140; 100; cao hơn
Đáp án:
MSB = Pd + MEB = Ps => Hiệu quả XH
Pd = Ps => Cân bằng thị trường

97. Thị trường vắc xin có hàm cầu và cung thị trường cho sản phẩm là
P = 1200 – 4Q
P = 300 + 2Q
Tiêu dùng vắc xin tạo ngoại ứng tích cực và do vậy lợi ích biên ngoại ứng của vắc xin là
MEB = 100 + Q. Khi đó thị trường sẽ sản xuất mức sản lượng bằng ________ trong khi
mức sản lượng tối ưu xã hội bằng ________ và giá thị trường sẽ ________ mức giá tối
ưu xã hội.
a. 200; 150; thấp hơn
b. 150; 200; thấp hơn
c. 200; 150; cao hơn
d. 150; 200; cao hơn
Đáp án:

98. Thị trường vắc xin có hàm cầu và cung thị trường cho sản phẩm là
P = 600 – 3Q
P = 100 + Q
Tiêu dùng vắc xin tạo ngoại ứng tích cực và do vậy lợi ích biên ngoại ứng của vắc xin là
MEB = 70 + Q. Khi đó thị trường sẽ sản xuất mức sản lượng bằng ________ trong khi
mức sản lượng tối ưu xã hội bằng ________ và giá thị trường sẽ ________ mức giá tối
ưu xã hội.
a. 125; 190; cao hơn
b. 190; 125; cao hơn
c. 190; 125; thấp hơn
d. 125; 190; thấp hơn
Đáp án:

Nhóm 99-101

99. Thị trường vắc xin có hàm cầu và cung thị trường cho sản phẩm là
P = 2000 – 3Q
P = 500 + 2Q
Tiêu dùng vắc xin tạo ngoại ứng tích cực và do vậy lợi ích biên ngoại ứng của vắc xin là
MEB = 200 + Q. Nếu thị trường không tính đến ngoại ứng tích cực thì khi đó kết quả thị
trường sẽ tạo ra khoản tổn thất hiệu quả DWL bằng
a. 30000
b. 31250
c. 32000
d. 32500
Đáp án:

100. Thị trường vắc xin có hàm cầu và cung thị trường cho sản phẩm là
P = 600 – 2Q
P = 100 + 3Q
Tiêu dùng vắc xin tạo ngoại ứng tích cực và do vậy lợi ích biên ngoại ứng của vắc xin là
MEB = 100 + Q. Nếu thị trường không tính đến ngoại ứng tích cực thì khi đó kết quả thị
trường sẽ tạo ra khoản tổn thất hiệu quả DWL bằng
a. 5000
b. 5250
c. 5350
d. 3500
Đáp án:

101. Thị trường vắc xin có hàm cầu và cung thị trường cho sản phẩm là
P = 1000 – 3Q
P = 200 + 2Q
Tiêu dùng vắc xin tạo ngoại ứng tích cực và do vậy lợi ích biên ngoại ứng của vắc xin là
MEB = 200 + Q. Nếu thị trường không tính đến ngoại ứng tích cực thì khi đó kết quả thị
trường sẽ tạo ra khoản tổn thất hiệu quả DWL bằng
a. 15800
b. 16000
c. 16200
d. 16500
Đáp án:

Nhóm 102-104

102. Thị trường sơn có hàm cầu thị trường cho sản phẩm là P = 1000 – 3Q và hàm chi
phí sản xuất biên tư nhân là MPC = 200 + Q. Tuy nhiên trong quá trình sản xuất các
doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường và do vậy chi phí biên xã hội của sản xuất sơn là
MSC = 200 + 2Q. Khi đó thị trường sẽ sản xuất mức sản lượng bằng ________ trong khi
mức sản lượng tối ưu xã hội bằng ________ và giá thị trường sẽ ________ mức giá tối
ưu xã hội.
a. 200; 160; thấp hơn
b. 160; 200; thấp hơn
c. 200; 160; cao hơn
d. 160; 200; cao hơn

P = MPC => Q1
P = MSC = > Q*
P = MPS => P1
Q1 vào MSC = > P2
DWL = (Q1-Q*)*(P2-P1)/2
Đáp án:

103. Thị trường sơn có hàm cầu thị trường cho sản phẩm là P = 1200 – 4Q và hàm chi
phí sản xuất biên tư nhân là MPC = 300 + Q. Tuy nhiên trong quá trình sản xuất các
doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường và do vậy chi phí biên xã hội của sản xuất sơn là
MSC = 300 + 2Q. Khi đó thị trường sẽ sản xuất mức sản lượng bằng ________ trong khi
mức sản lượng tối ưu xã hội bằng ________ và giá thị trường sẽ ________ mức giá tối
ưu xã hội.
a. 150; 180; thấp hơn
b. 180; 150; thấp hơn
c. 150; 180; cao hơn
d. 180; 150; cao hơn
Đáp án:

104. Thị trường sơn có hàm cầu thị trường cho sản phẩm là P = 1500 – 3Q và hàm chi
phí sản xuất biên tư nhân là MPC = 500 + Q. Tuy nhiên trong quá trình sản xuất các
doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường và do vậy chi phí biên xã hội của sản xuất sơn là
MSC = 500 + 2Q. Khi đó thị trường sẽ sản xuất mức sản lượng bằng ________ trong khi
mức sản lượng tối ưu xã hội bằng ________ và giá thị trường sẽ ________ mức giá tối
ưu xã hội.
a. 250; 200; cao hơn
b. 200; 250; cao hơn
c. 250; 200; thấp hơn
d. 200; 250; thấp hơn
Đáp án:

Nhóm 105-107

105. Thị trường sơn có hàm cầu thị trường cho sản phẩm là P = 500 – 2Q và hàm chi phí
sản xuất biên tư nhân là MPC = 200 + Q. Tuy nhiên trong quá trình sản xuất các doanh
nghiệp gây ô nhiễm môi trường và do vậy chi phí biên xã hội của sản xuất sơn là MSC =
200 + 2Q. Nếu thị trường không tính đến ngoại ứng tiêu cực thì khi đó kết quả thị trường
sẽ tạo ra khoản tổn thất hiệu quả DWL bằng
a. 1000.
b. 1000.
c. 1250.
d. 1300.
Đáp án:

106. Thị trường sơn có hàm cầu thị trường cho sản phẩm là P = 600 – Q và hàm chi phí
sản xuất biên tư nhân là MPC = 300 + Q. Tuy nhiên trong quá trình sản xuất các doanh
nghiệp gây ô nhiễm môi trường và do vậy chi phí biên xã hội của sản xuất sơn là MSC =
300 + 2Q. Nếu thị trường không tính đến ngoại ứng tiêu cực thì khi đó kết quả thị trường
sẽ tạo ra khoản tổn thất hiệu quả DWL bằng
a. 1250.
b. 2000.
c. 2500.
d. 3750.
Đáp án:

107. Thị trường sơn có hàm cầu thị trường cho sản phẩm là P = 1000 – 2Q và hàm chi
phí sản xuất biên tư nhân là MPC = 100 + 2Q. Tuy nhiên trong quá trình sản xuất các
doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường và do vậy chi phí biên xã hội của sản xuất sơn là
MSC = 200 + 2Q. Nếu thị trường không tính đến ngoại ứng tiêu cực thì khi đó kết quả thị
trường sẽ tạo ra khoản tổn thất hiệu quả DWL bằng
a. 1250.
b. 1500.
c. 2150.
d. 2500.
Đáp án:
Nhóm 108-110

108. Thị trường phân bón có hàm cầu và cung thị trường cho sản phẩm là
P = 1000 – 2Q
P = 100 + Q.
Tuy nhiên trong quá trình sản xuất các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường và do vậy
chi phí biên ngoại ứng của sản xuất phân bón là MEC = 100 + Q. Khi đó thị trường sẽ
sản xuất mức sản lượng bằng ________ trong khi mức sản lượng tối ưu xã hội bằng
________ và giá thị trường sẽ ________ mức giá tối ưu xã hội.
a. 300; 200; thấp hơn
b. 200; 300; thấp hơn
c. 300; 200; cao hơn
d. 200; 300; cao hơn
Đáp án:
MSC = Ps +MEC

109. Thị trường phân bón có hàm cầu và cung thị trường cho sản phẩm là
P = 2000 – 4Q
P = 400 + Q.
Tuy nhiên trong quá trình sản xuất các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường và do vậy
chi phí biên ngoại ứng của sản xuất phân bón là MEC = 100 + Q. Khi đó thị trường sẽ
sản xuất mức sản lượng bằng ________ trong khi mức sản lượng tối ưu xã hội bằng
________ và giá thị trường sẽ ________ mức giá tối ưu xã hội.
a. 320; 250; cao hơn
b. 250; 320; cao hơn
c. 320; 250; thấp hơn
d. 250; 320; thấp hơn
Đáp án:

110. Thị trường phân bón có hàm cầu và cung thị trường cho sản phẩm là
P = 700 – 2Q
P = 100 + Q.
Tuy nhiên trong quá trình sản xuất các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường và do vậy
chi phí biên ngoại ứng của sản xuất phân bón là MEC = 100 + Q. Khi đó thị trường sẽ
sản xuất mức sản lượng bằng ________ trong khi mức sản lượng tối ưu xã hội bằng
________ và giá thị trường sẽ ________ mức giá tối ưu xã hội.
a. 125; 200; cao hơn
b. 200; 125; cao hơn
c. 125; 200; thấp hơn
d. 200; 125; thấp hơn
Đáp án:

Nhóm 111-113

111. Thị trường phân bón có hàm cầu và cung thị trường cho sản phẩm là
P = 2000 – 3Q
P = 200 + Q
Tuy nhiên trong quá trình sản xuất các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường và do vậy
chi phí biên ngoại ứng của sản xuất phân bón là MEC = 100 + Q. Nếu thị trường không
tính đến ngoại ứng tiêu cực thì khi đó kết quả thị trường sẽ tạo ra khoản tổn thất hiệu quả
DWL bằng
a. 30000.
b. 30250.
c. 30500.
d. 30800.
Đáp án:

112. Thị trường phân bón có hàm cầu và cung thị trường cho sản phẩm là
P = 3000 – 4Q
P = 500 + Q
Tuy nhiên trong quá trình sản xuất các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường và do vậy
chi phí biên ngoại ứng của sản xuất phân bón là MEC = 100 + Q. Nếu thị trường không
tính đến ngoại ứng tiêu cực thì khi đó kết quả thị trường sẽ tạo ra khoản tổn thất hiệu quả
DWL bằng
a. 30000.
b. 30500.
c. 31000.
d. 31500.
Đáp án:

113. Thị trường phân bón có hàm cầu và cung thị trường cho sản phẩm là
P = 1000 – 2Q
P = 100 + Q
Tuy nhiên trong quá trình sản xuất các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường và do vậy
chi phí biên ngoại ứng của sản xuất phân bón là MEC = 20 + Q. Nếu thị trường không
tính đến ngoại ứng tiêu cực thì khi đó kết quả thị trường sẽ tạo ra khoản tổn thất hiệu quả
DWL bằng
a. 12000.
b. 12500.
c. 12800.
d. 13000.
Đáp án:

Nhóm 114-116

114. Một doanh nghiệp độc quyền tối đa hóa lợi nhuận có hàm cầu và hàm chi phí biên
được cho như sau:
P = 1000 – 5Q
MC = 100 + 20Q
Khi đó độc quyền sẽ tạo ra khoản tổn thất hiệu quả DWL bằng
a. 400.
b. 420.
c. 450.
d. 500.
Đáp án:

115. Một doanh nghiệp độc quyền tối đa hóa lợi nhuận có hàm cầu và hàm chi phí biên
được cho như sau:
P = 700 – 10
MC = 100 + 5Q
Khi đó độc quyền sẽ tạo ra khoản tổn thất hiệu quả DWL bằng
a. 1900.
b. 1920.
c. 1950.
d. 1960.
Đáp án:

116. Một doanh nghiệp độc quyền tối đa hóa lợi nhuận có hàm cầu và hàm chi phí biên
được cho như sau:
P = 2000 – 10Q
MC = 200 + 20Q
Khi đó độc quyền sẽ tạo ra khoản tổn thất hiệu quả DWL bằng
a. 3375.
b. 3735.
c. 3850.
d. 4100.
Đáp án:

Nhóm 117-119

117. Cho số liệu cầu thị trường về một sản phẩm, chi phí biên tư nhân và chi phí biên xã
hội của việc sản xuất sản phẩm đó
P 50 45 40 35 30 25 20
Q 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000
MPC 10 15 20 25 30 35 40
MSC 20 25 30 35 40 45 50
Nếu thị trường không tính đến ngoại ứng tiêu cực thì khi đó kết quả thị trường sẽ tạo ra
khoản tổn thất hiệu quả DWL bằng
a. 5000.
b. 5500.
c. 6000.
d. 6500
Đáp án: A

118. Cho số liệu cầu thị trường về một sản phẩm, chi phí biên tư nhân và chi phí biên xã
hội của việc sản xuất sản phẩm đó.

P 60 55 50 45 40 35 30
Q 100 200 300 400 500 600 700
MPC 20 25 30 35 40 45 50
MSC 30 35 40 45 50 55 60
Nếu thị trường không tính đến ngoại ứng tiêu cực thì khi đó kết quả thị trường sẽ tạo ra
khoản tổn thất hiệu quả DWL bằng
a. 450.
b. 500.
c. 550.
d. 600.
Đáp án: B

119. Cho số liệu cầu thị trường về một sản phẩm, chi phí biên tư nhân và chi phí biên xã
hội của việc sản xuất sản phẩm đó.

P 100 90 80 70 60 50 40
Q 100 200 300 400 500 600 700
MPC 20 30 40 50 60 70 80
MSC 40 50 60 70 80 90 100
Nếu thị trường không tính đến ngoại ứng tiêu cực thì khi đó kết quả thị trường sẽ tạo ra
khoản tổn thất hiệu quả DWL bằng
a. 600.
b. 800.
c. 1000.
d. 1200.
Đáp án: C

Nhóm 120-122

120. Cho số liệu cung thị trường về một sản phẩm, lợi ích biên tư nhân và lợi ích biên xã
hội của việc tiêu thụ sản phẩm đó.

P 10 15 20 25 30 35 40
Q 100 200 300 400 500 600 700
MPB 40 35 30 25 20 15 10
MSB 50 45 40 35 30 25 20
Nếu thị trường không tính đến ngoại ứng tích cực thì khi đó kết quả thị trường sẽ tạo ra
khoản tổn thất hiệu quả DWL bằng
a. 300.
b. 400.
c. 500.
d. 600.
Đáp án: C

121. Cho số liệu cung thị trường về một sản phẩm, lợi ích biên tư nhân và lợi ích biên xã
hội của việc tiêu thụ sản phẩm đó.

P 10 20 30 40 50 60 70
Q 100 300 500 700 900 110 130
MPB 70 60 50 40 30 20 10
MSB 90 80 70 60 50 40 30
Nếu thị trường không tính đến ngoại ứng tích cực thì khi đó kết quả thị trường sẽ tạo ra
khoản tổn thất hiệu quả DWL bằng
a. 1000.
b. 1200.
c. 1500.
d. 2000.
Đáp án: D

122. Cho số liệu cung thị trường về một sản phẩm, lợi ích biên tư nhân và lợi ích biên xã
hội của việc tiêu thụ sản phẩm đó.

P 10 20 30 40 50 60 70
Q 100 200 300 400 500 600 700
MPB 90 80 70 60 50 40 30
MSB 110 100 90 80 70 60 50

Nếu thị trường không tính đến ngoại ứng tích cực thì khi đó kết quả thị trường sẽ tạo ra
khoản tổn thất hiệu quả DWL bằng
a. 1000.
b. 1200.
c. 1300.
d. 1500.
Đáp án: A

You might also like