You are on page 1of 43

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BÁO CÁO TỔNG KẾT


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ NHU CẦU TIÊU DÙNG


HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ TRÊN THỊ TRƯỜNG
MÃ SỐ ĐỀ TÀI

THUỘC NHÓM NGÀNH KHOA HỌC: NGUYÊN LÝ THỐNG KÊ


– NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

HÀ NỘI, NGÀY … THÁNG 02 NĂM 2022

1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BÁO CÁO TỔNG KẾT


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ NHU CẦU TIÊU DÙNG


HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ TRÊN THỊ TRƯỜNG
MÃ SỐ ĐỀ TÀI

Thuộc nhóm ngành khoa học: Nguyên lý thống kê – Nghiên cứu khoa học
Sinh viên thực hiện: Đào Phương Thúy và Nguyễn Bùi Xuân Mỹ
Giới tính: Nữ Dân tộc: Kinh
Lớp, khoa: 55DD1, Kế toán kiểm toán Năm thứ: 3/Số năm đào tạo: 4
Ngành học: Kế toán chất lượng cao
Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hương

HÀ NỘI, NGÀY … THÁNG 02 NĂM 2022

2
MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

DANH MỤC BẢNG BIỂU

3
LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, cho phép chúng tôi xin gửi lời cảm ơn đến:

Ban giám hiệu trường Đại học Thương Mại vì đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất với hệ
thống thư viện điện tử hiện đại, đa dạng tài liệu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên
cứu. Xin cảm ơn giảng viên bộ môn – cô Nguyễn Thị Thu Hương đã chỉ dạy tận tình,
giúp đỡ chúng tôi rất nhiều trong việc cải thiện bài nghiên cứu, hoàn thành trong thời gian
cho phép.

Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm nghiên cứu khoa học cũng như hạn chế về kiến thức,
trong bài chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự nhận xét,
đóng góp của mọi người để bài nghiên cứu được hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

LỜI CAM ĐOAN

Chúng tôi xin cam đoan nghiên cứu khoa học là thành quả nghiên cứu của riêng chúng
tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hương. Số liệu,
thông tin và kết luận trong bài nghiên cứu là kết quả trung thực và chưa từng được công
bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Nếu phát hiện có bất kỳ gian lận nào, chúng tôi
xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Hà Nội, ngày… tháng 02 năm 2022


Nhóm trưởng Thành viên
Thúy Mỹ
Đào Phương Thúy Nguyễn Bùi Xuân Mỹ

4
TÓM LƯỢC

Hành vi tiêu dùng từ lâu đã được coi là một nhu cầu thiết yếu của con người trong cuộc
sống hàng ngày, từ đó trở thành đề tài nghiên cứu được giới khoa học vô cùng chú trọng.
Bài nghiên cứu này sẽ tập trung tìm hiểu nhiều khía cạnh, phương diện khác nhau của
“nhu cầu tiêu dùng” trong thực tế, đặc biệt chú trọng phân tích bảng thống kê nhu cầu tiêu
thụ hàng hóa và dịch vụ của người tiêu dùng trong vòng 3 năm trở lại đây. Phương pháp
được sử dụng chính trong bài nghiên cứu là phương pháp nghiên cứu định tính và phương
pháp thực nghiệm, kết hợp phân tích, dự đoán hướng đi mới cho đề tài.

PHẦN MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Trong khoảng 3 năm đổ lại đây, thế giới đã phải trải qua đại dịch Coronavirus - một căn
bệnh được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận về mức độ lây lan và gây nguy hiểm
đến tính mạng con người. Virus SARS-CoV-2 tạo ra biến chủng là một căn bệnh hô hấp
mới với tên gọi quen thuộc Covid-19, đã và đang lan rộng qua hầu hết các quốc gia trên
thế giới vào tháng 2 năm 2020. Và tính đến tháng 12 năm 2021, đã có 241 triệu trường
hợp lây nhiễm với hơn 4.91 triệu người chết trên toàn cầu.

Để làm chậm sự lây lan của virus, nhiều quốc gia đã áp dụng biện pháp hạn chế, giãn cách
và đóng cửa hầu hết các hoạt động kinh tế xã hội, bao gồm lệnh giới nghiêm ban ngày và
lệnh cấm tụ tập đông người nơi công cộng. Việc giãn cách xã hội không chỉ khiến nền
kinh tế của một đất nước thay đổi hoàn toàn, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống
người dân qua từng giai đoạn, thời kỳ khác nhau.

Trước hết, đó là việc các doanh nghiệp, nhà máy, công ty phải hạn chế hoặc bị ngừng
hoạt động sản xuất kinh doanh thường nhật - nguồn thu nhập chính của người lao động và
nhân viên theo đó cũng phải cắt giảm theo. Hoạt động sản xuất bị trì trệ nhưng nhu cầu
tiêu dùng hàng hóa, nhu yếu phẩm vẫn là hoạt động thiết yếu của đại đa số người tiêu
dùng. Tình trạng cung không đủ cầu hay cung thừa cầu đã dẫn đến sự xê dịch hoạt động
tiêu dùng của người dân.

Đặt trong hoàn cảnh Việt Nam khi vừa trải qua đợt dịch lần thứ tư, nhiệm vụ cấp bách
được đặt lên hàng đầu là tiếp tục phát triển kinh tế, đạt mức tăng trưởng ổn định, tạo tiền
đề cho sự vươn lên mạnh mẽ trong năm 2022, thì việc nghiên cứu thống kê nhu cầu tiêu
dùng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc nắm bắt xu hướng, dần thích ứng và thay
đổi hợp lý, sáng suốt để đạt được mục tiêu Nhà nước đề ra trong năm tới.

5
2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

2.1 Nghiên cứu ngoài nước

Nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ từ lâu đã là một đề tài được giới
nghiên cứu khoa học đặc biệt quan tâm trên toàn thế giới. Có thể kể đến như cuốn sách
của Jeffrey R.Taylor and Karen A.Hardee, 1986, “Consumer demand in China - A
statistical factbook” hay tạp chí được đăng bởi Joachim Merz, Dominik Hanglberger and
Rafael Rucha, 2010, “The timing of daily demand for goods and services”; Harold
W.Guthrie, 1961, “Demand for tourists’ goods and services in a world market”. Những
tác phẩm trên được coi là sản phẩm nghiên cứu khoa học điển hình cho đề tài “nhu cầu
tiêu dùng”, tập trung chủ yếu vào những nhân tố tác động trực tiếp đến nhu cầu tiêu dùng
(độ tuổi, gia đình, thu nhập, giá cả, thời gian, không gian…). Từ đó đưa ra phân tích, đánh
giá khách quan nhất về khả năng mua sắm hàng hóa và sử dụng dịch vụ của nhóm người
được phỏng vấn, khảo sát.

Ngoài ra, có thể kể đến một số đề tài nghiên cứu chuyên sâu về: đồ dùng cao cấp được
đăng bởi William E. Hauck and Nancy Stanforth, 2006, “Cohort perception of luxury
goods and services”; hay hàng giả/hàng nhái được đăng bởi Gail Tom, Barbara Garibaldi,
Yvette Zeng, and Julie Pilcher, 1998, “Consumer Demand for Counterfeit Goods”.
Nghiên cứu đã tập trung vào hai phân khúc đặc thù trong thị trường hàng hóa và dịch vụ,
đặc biệt chú trọng vào hành vi tiêu dùng của người mua, từ đó khái quát được một kết
luận tổng quan đầy đủ nhất về hai mặt hàng đặc biệt này.

2.2. Nghiên cứu trong nước

Không nằm ngoài quy luật phát triển chung của thế giới, Việt Nam nói chung và những
nhà nghiên cứu khoa học nói riêng cũng đặc biệt quan tâm đến khía cạnh này. Hai bài
nghiên cứu được công bố và sử dụng rộng rãi như: Phạm Bảo Dương và Nguyễn Thị
Thủy Ly, 2012, “Nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng sản phẩm gốm sứ Bát Tràng” được đăng
trên tạp chí Khoa học và Phát triển; Cao Thị Cẩm Hương và Phạm Thị Mỹ Linh, 2021,
“Nghiên cứu sự ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến hành vi tiêu dùng du lịch của người
dân tại thành phố Đà Nẵng” được đăng trên tạp chí Khoa học & Công nghệ Đại học Duy
Tân. Ngoài ra còn có thể kể đến bài khảo sát vô cùng chi tiết và đầy đủ của công ty
TNHH Deloitte Việt Nam, 2021, “Khảo sát người tiêu dùng Việt Nam kiên cường trước
khó khăn”. Điểm chung của tất cả những tài liệu nghiên cứu được thực hiện đều tập trung
nghiên cứu vào hành vi tiêu dùng của con người (sở thích, thói quen, tần suất, khả năng
chi trả…), từ đó đưa ra nhận xét, phân tích và đánh giá hoàn chỉnh nhất về hoạt động tiêu
thụ hàng hóa và dịch vụ của người tiêu dùng trong một khoảng thời gian nhất định.

6
Về cơ bản thì đề tài nghiên cứu ở Việt Nam đều có điểm tương đồng với những nghiên
cứu đã được công bố trước đó ở nước ngoài khi phần lớn đều dựa vào những yếu tố tác
động và hành vi cá nhân của từng người. Riêng chỉ có luận án của tác giả Trần Thị Đạt,
1991, “Phương pháp thống kê nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng của dân cư (vận dụng đối với
hàng lương thực, thực phẩm)” là có sự khác biệt. Nghiên cứu xác định rõ cơ sở, phương
pháp xây dựng các chỉ tiêu thống kê để phân tích nhu cầu hàng tiêu dùng Việt Nam tại
thời điểm thực hiện. Tuy nhiên, thời gian luận án được đăng tải đã cách đây gần 30 năm,
thị trường hàng hóa và dịch vụ ít nhiều đã có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn,
một số khái niệm đã không còn chính xác khi áp dụng ở thời điểm hiện nay. 

Cũng bởi vì trong suốt khoảng thời gian qua, dường như không có một nghiên cứu thống
kê nhu cầu tiêu dùng cụ thể nào được công bố rộng rãi. Nếu như những nghiên cứu được
nhắc đến ở trên hầu như chỉ tập trung vào việc phân tích hành vi của một nhóm người, từ
đó đưa ra kết luận gần sát nhất với thị hiếu đại đa số người tiêu dùng hiện nay; thì nghiên
cứu thống kê lại dựa trên những số liệu, thông tin và phương pháp cụ thể, chính xác nhất
để đưa ra nhận xét, phán đoán về xu hướng tiêu dùng trong tương lai. Do đó, chúng tôi
lựa chọn đề tài “Nghiên cứu thống kê nhu cầu hàng hóa và dịch vụ trên thị trường” nhằm
góp phần hoàn thiện hơn đề tài nghiên cứu khoa học trong nước.

3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

3.1. Mục tiêu chung

Dựa trên tư liệu, thông tin thu thập được để đưa ra kết quả thống kê chính xác nhất; đồng
thời xác định, nhận xét và phân tích biến động nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ trên
thị trường, đặc biệt trong thời điểm dịch Covid-19.

3.2. Mục tiêu cụ thể

Nghiên cứu cũng phải chỉ rõ ảnh hưởng của dịch Covid-19 tới nhu cầu tiêu dùng hàng hóa
và dịch vụ, từ đó chỉ ra sự khác biệt trong việc mua sắm và sử dụng của người dân trước
và trong khi đại dịch diễn ra; làm cơ sở đề xuất giải pháp thúc đẩy sản xuất lưu thông
hàng tiêu dùng, mở cửa dịch vụ, lựa chọn những phương án phát triển phù hợp với cuộc
cách mạng công nghệ 4.0 hiện nay.

4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Trả lời cho 3 câu hỏi:

Nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ là gì? Những khái niệm liên quan?

Nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ đã thay đổi như thế nào trong 3 năm qua?

7
Xu hướng tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ trong tương lai gần?

5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu: Toàn bộ người tiêu dùng Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu:

- Về không gian: Nghiên cứu được tiến hành khảo sát trên 63 tỉnh thành ở Việt Nam,
không có giới hạn về địa lý.

- Về thời gian: Tài liệu và thông tin trong bài nghiên cứu được tổng hợp trong khoảng
thời gian 3 năm, từ năm 2019 đến năm 2021.

6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

6.1. Cách tiếp cận vấn đề

Đề tài sử dụng hai phương pháp chính, đó là: phương pháp nghiên cứu định tính và
phương pháp thực nghiệm

Phương pháp nghiên cứu định tính thường được dùng trong phân tích văn hóa, hành vi
của con người hoặc một nhóm người. Phương pháp này sử dụng các chiến thuật như
tường thuật học, dân tộc học, nghiên cứu tình huống. Những phân tích này thường mang
quan điểm cá nhân của nhà nghiên cứu dựa trên kinh nghiệm, kiến thức để phân loại và
đánh giá. Một số kỹ thuật phân tích định tính thông dụng như: phỏng vấn, quan sát, phân
tích tài liệu, lịch sử truyền miệng hoặc những câu chuyện cuộc sống…

Phương pháp thực nghiệm: là phương pháp thu thập thông tin dưới dạng quan sát, ghi
nhận số liệu do thay đổi điều kiện xung quanh hay biến đổi đối tượng khảo sát. Phương
pháp nghiên cứu thực nghiệm phổ biến không chỉ trong nghiên cứu tự nhiên, môi trường,
y học mà còn trong xã hội và cả những lĩnh vực khác. 

6.2. Phương pháp nghiên cứu

6.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

Phương pháp thu thập số liệu từ tham khảo tài liệu: phương pháp này dựa trên nguồn
thông tin sơ cấp và thứ cấp thu thập được từ những tài liệu nghiên cứu trước đây để xây
dựng cơ sở luận cứ để chứng minh giả thuyết. Số liệu được sử dụng trong nghiên cứu
khoa học này chủ yếu được lấy từ Tổng cục thống kê và Bộ Công thương Việt Nam trong
vòng 3 năm (2019-2021).

8
6.2.2. Phương pháp xử lý dữ liệu

Phương pháp xử lý dữ liệu sơ cấp: Phân loại các thông tin thu được theo từng mục nội
dung; Kiểm chứng độ tin cậy của thông tin; Xem xét độ hợp lệ của thông tin đối với
nghiên cứu.

Phương pháp xử lý dữ liệu thứ cấp: Sau khi thu thập các tài liệu thứ cấp, cần tiến hành
phân loại tài liệu một cách khoa học sẽ giúp đưa ra những nội dung cơ bản nhất của từng
loại tài liệu để làm căn cứ phân tích. Tiến hành tổng hợp và so sánh, đưa ra các đánh giá
tổng quát với các thống kê, mô tả dựa trên số liệu thu thập được. Từ đó so sánh mối liên
hệ giữa các đại lượng để đưa ra đánh giá chuyên sâu hơn và rút ra kết luận.

7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

Thống kê nhu cầu tiêu dùng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình nghiên cứu, cung
cấp những con số có ý nghĩa phân tích, giúp các nhà phân tích thống kê có được kết quả
chính xác nhất để cải thiện vấn đề hay các chủ đề xoay quanh thị trường hàng hóa và dịch
vụ hiện nay.

Từ các hiện tượng thực tế đến thống kê nhu cầu của người tiêu dùng, các bảng biểu bao
gồm các con số, số liệu và biểu đồ trình bày các thông tin quan trọng cho người xem một
cách ngắn gọn và dễ hiểu.

Kết quả thống kê nhu cầu của người tiêu dùng là cơ sở để lãnh đạo doanh nghiệp và lãnh
đạo quốc gia đưa ra các quyết định có ảnh hưởng đến thị trường hàng hóa và dịch vụ
trong tương lai.

8. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

Đề tài nghiên cứu được chia ra làm 4 phần.

Phần mở đầu giới thiệu khái quát về tính cấp thiết của đề tài, tổng quan nghiên cứu của đề
tài này trước đây, xác định mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, từ đó đưa đến cái
nhìn khái quát đầu tiên của người đọc đến bài nghiên cứu khoa học của chúng tôi.

Chương 1: Tổng quan thống kê nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ trên thị trường.
Chương này sẽ liệt kê những khái niệm, lý thuyết quan trọng liên quan đến nhu cầu tiêu
dùng hàng hóa và dịch vụ; đồng thời xác định rõ nội dung phân tích và phương pháp
thống kê cần thiết cho đề tài nghiên cứu.

Chương 2: Thống kê thực trạng nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ trên thị trường.
Dựa trên số liệu thu thập được, tiến hành thực nghiệm phương pháp thống kê được đề cập

9
đến ở chương 1, sau đó đưa ra nhận định, đánh giá khách quan nhất về nhu cầu tiêu dùng
trên thị trường hiện nay.

Chương 3: Các kết luận và giải pháp nhằm tăng nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ
trên thị trường.

NỘI DUNG CHÍNH

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN THỐNG KÊ NHU CẦU TIÊU DÙNG HÀNG


HÓA VÀ DỊCH VỤ TRÊN THỊ TRƯỜNG

1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1.1.1. Khái niệm về nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ:

Từ thuở sơ khai nguyên thủy đầu tiên, người tiền sử đã hình thành nên một dạng nhu cầu
căn bản nhất – đó là nhu cầu ăn uống, nhu cầu săn bắt hái lượm hay nhu cầu sinh trưởng.
Qua hàng chục thế kỷ, văn minh nhân loại ngày càng phát triển thì định nghĩa về nhu cầu
cũng được định nghĩa đầy đủ và rõ ràng hơn. Sau đây là bảng tổng hợp những khái niệm
tiêu biểu nhất mà chúng tôi đã tổng hợp được:

Tên tác giả Định nghĩa

Nobert Wiener Nhu cầu “là tính chất của cơ thể sống, biểu hiện trạng thái thiếu
and Ashby W.R hụt của chính cá thể đó, từ đó phân biệt nó với môi trường sống.
Nhu cầu tối thiểu đã được lập trình qua quá trình rất lâu dài tồn tại,
phát triển và tiến hóa”.

Philip Kotler, “Khái niệm cơ bản nhất về tiếp thị là nhu cầu của con người. Nhu
Gary Armstrong cầu là trạng thái cảm thấy thiếu thốn của một cá nhân cụ thể. Bản
chất con người vốn đã phức tạp, luôn phải có nhu cầu vật chất cơ
bản như thức ăn, quần áo, sự ấm áp và an toàn; con người cũng cần
nhu cầu xã hội như tình cảm hay chiếm hữu; nhu cầu cá nhân về
kiến thức và khẳng định bản thân”.

Nguyễn Khắc “Nhu cầu là điều kiện cần thiết để đảm bảo cho sự tồn tại và phát
Viện triển của con người. Được thỏa mãn thì dễ chịu, thiếu hụt thì căng
thẳng, ấm ức. Có nhu cầu của con người, có nhu cầu chung của tập
thể, có nhu cầu thứ yếu, có nhu cầu giả tạo. Nhu cầu do trình độ
phát triển của xã hội mà biến đổi”.

Từ điển tâm lý “Nhu cầu là trạng thái của cá nhân, xuất hát từ chỗ nhận thấy

10
học – Vũ Đức những đối tượng cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của mình và
Dũng đó là nguồn gốc tích cực của cá nhân”.

Các nhà tâm lý “Nhu cầu là những đòi hỏi khách quan của mỗi con người trong
học Xô Viết những điều kiện nhất định, đảm bảo cho sự sống và phát triển của
mình”.

Bảng 1.1: Tổng hợp một số định nghĩa về nhu cầu.

Như vậy, về cơ bản thì “nhu cầu” được coi là hành động thiết yếu của con người trong
cuộc sống, biểu hiện ở những hành vi, hoạt động cơ bản thường ngày, ví dụ như: nhu cầu
cho nơi nghỉ ngơi, nhu cầu ăn uống, nhu cầu trang phục, nhu cầu việc làm… hay thậm chí
xuất hiện cả nhu cầu về giáo dục, giải trí trong cuộc sống hàng ngày. Mục đích cuối cùng
chính là thỏa mãn sự mong muốn, kỳ vọng và cố gắng của một cá nhân, hợp thức hóa sự
tồn tại và chỗ đứng của họ trong xã hội.

Tuy nhiên, “nhu cầu” lại hoàn toàn khác biệt với “nhu cầu tiêu dùng” (hay còn được gọi
là nhu cầu có khả năng chi trả), chúng tôi đưa ra định nghĩa khái quát nhất về “nhu cầu
tiêu dùng” như sau – đó là nhu cầu cơ bản kết hợp với khả năng chi trả của người tiêu
dùng dành cho một sản phẩm, hàng hóa hay dịch vụ trong một khoảng thời gian cụ thể.
Mọi người đều có “nhu cầu” cơ bản nhất cho việc được sống, được ăn uống, được sinh
hoạt thường ngày, nhưng không phải tất cả đều có “nhu cầu tiêu dùng” trong đời sống
thực tế - tôi muốn có một chiếc xe Ferrari thì sẽ có khả năng chi trả cho món hàng này
ngay lập tức được.

Về cơ bản thì “nhu cầu tiêu dùng” bị trói buộc giữa người tiêu dùng và bên cung cấp hàng
hóa và dịch vụ dựa trên 4 yếu tố cơ bản trong biểu đồ sau đây:

11
Sơ đồ 1.1. Yếu tố cơ bản tác động đến nhu cầu tiêu dùng (Kotler, 14th edition)

12
Biểu đồ trên miêu tả mối quan hệ giữa nhà cung cấp và người tiêu dùng, biểu hiện qua
nhu cầu tiêu dùng thường thấy trong cuộc sống hàng ngày. Nhà cung cấp và người tiêu
dùng tác động và ảnh hưởng lẫn nhau qua 4 yếu tố cơ bản: thông tin, giao tiếp, cung ứng
và khả năng thanh toán. Nhà cung cấp chịu trách nhiệm sản xuất hàng hóa/dịch vụ và phải
đưa ra phương án hợp lý để tác động đến nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, ví dụ như
quảng cáo, poster, tiếp thị… Đổi lại, nhà cung cấp sẽ nhận lại tiền hàng và những thông
tin quan trọng như nhu cầu thiết yếu và phản hồi của người tiêu dùng.

Bốn yếu tố cơ bản trên đóng vai trò quan trọng đến “nhu cầu tiêu dùng” của một cá nhân,
nếu thiếu một trong những yếu tố trên thì “nhu cầu tiêu dùng” sẽ không thể xuất hiện
trong đời sống thường ngày mà chỉ dừng lại ở mức “nhu cầu mong muốn” của họ mà thôi.
Hiểu được mối liên hệ giữa 4 yếu tố trên sẽ giúp chúng ta hiểu được những quyết định và
hành vi của người tiêu dùng được trình bày ở phần tiếp theo.

Cũng giống như nhu cầu, hàng hóa từ lâu đã xuất hiện trong đời sống con người và tồn tại
suốt bao nhiêu thế kỷ qua. Từ những kiến thức cơ bản nhất, chúng tôi đã tổng hợp được
một số khái niệm tiêu biểu khi nói về “hàng hóa” như sau:

Tên tác giả Định nghĩa

Giáo trình kinh “Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào
tế chính trị Mác đó của con người thông qua trao đổi, mua bán. Sản phẩm của lao
Lênin động là hàng hóa khi nhằm đưa ra trao đổi, mua bán trên thị trường.”

Karl Marx, “Hàng hóa, ngay từ đầu, đã là vật ngoài thân của con người, một thứ
1992 mà các đặc tính của nó có thể thỏa mãn mong muốn của chúng ta
theo cách này hoặc cách khác. Bản chất của sự ham muốn, có thể lấy
ví dụ như khi chúng ta đói, mong muốn được lấp đầy cái dạ dày rỗng
hay ăn uống chỉ vì niềm vui thú, tất cả đều giống như nhau. Ở đây,
chúng ta không quan tâm đến việc làm thế nào hàng hóa thỏa mãn
những mong muốn này, cho dù hàng hóa là nhu yếu phẩm thường
ngày hay chỉ là tư liệu sản xuất.”

Luật thương “Hàng hóa bao gồm:


mại 2005
a) Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương
lai;

b) Những vật gắn liền với đất đai.”

Luật giao thông “Hàng hóa là máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, nhiên liệu, hàng
đường bộ tiêu dùng, động vật sống và các động sản khác được vận chuyển

13
bằng phương tiện giao thông đường bộ.”

Bảng 1.2: Tổng hợp một số định nghĩa về hàng hóa

Như vậy, hàng hóa là một khái niệm vô cùng rộng, trải dài trên nhiều lĩnh vực kinh tế
khác nhau trong xã hội và đều đóng vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của
con người. Tuy nhiên, ở trong bài nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ này,
hàng tiêu dùng (ví dụ như quần áo, thực phẩm, trang sức…) là mục tiêu nghiên cứu cuối
cùng của chúng tôi.

Dịch vụ cũng giống như hàng hóa, là một định nghĩa đã xuất hiện từ rất lâu trước đây.
Trải qua hàng thế kỷ dài, định nghĩa hoàn thiện nhất của “hàng hóa” đã được chúng tôi
đúc kết và sưu tầm trong bảng biểu sau đây:

Tên tác giả Định nghĩa

Giáo trình kinh “Dịch vụ là một loại hàng hóa, nhưng đó là loại hàng hóa vô hình.
tế chính trị Mác Để có được các loại dịch vụ, người ta cũng phải hao phí sức lao động
Lê nin và mục đích của việc cung ứng dịch vụ cũng là nhằm thỏa mãn nhu
cầu của người có nhu cầu về loại hình dịch vụ đó. Giá trị của dịch vụ
cũng là lao động xã hội tạo ra dịch vụ. Giá trị sử dụng của dịch vụ
không phải là phục vụ trực tiếp người cung ứng dịch vụ.”

Kotler, P., “Dịch vụ là bất kỳ hoạt động hoặc lợi ích nào mà bên có thể cung
Armstrong, G., cấp cho bên còn lại, về cơ bản thì dịch vụ là vô hình và không dẫn
Saunders, J. and đến quyền sở hữu của bất kỳ thứ gì. Sản xuất của nó có thể gắn hoặc
Wong, V. không gắn với một sản phẩm cụ thể nào đó.”
(2002)

Lovelock, “Dịch vụ là các hoạt động kinh tế nhằm tạo ra giá trị và cung cấp lợi
Christopher & ích cho khách hàng tại những thời gian và địa điểm cụ thể nhằm
Wirtz, Jochen. mang lại sự thay đổi phù hợp với mong muốn của người nhận dịch
(2011) vụ.”

Luật giá năm “Dịch vụ là hàng hóa có tính vô hình, quá trình sản xuất và tiêu dùng
2012 không tách rời nhau, bao gồm các loại dịch vụ trong hệ thống ngành
sản phẩm Việt Nam theo quy định của pháp luật.”

Bảng 1.3. Tổng hợp một số định nghĩa về dịch vụ

Trong kinh tế thị trường, dịch vụ hiện nay rất đa dạng, phong phú. Đó có thể là dịch vụ
liên quan đến ăn uống, du lịch, đồ dùng gia dụng, sửa chữa, ngân hàng, vận tải, bảo hiểm

14
hay các dịch vụ mang tính chuyên môn cao như tư vấn kiến trúc, bác sĩ, tư vấn tâm lý,
luật sư, kiểm toán… Và trong bài nghiên cứu này, dịch vụ được áp dụng ở đây là du lịch
và một số dịch vụ khác.

1.1.2. Một số khái niệm liên quan:

Chủ thể quan trọng nhất và cũng là nhân vật không thể thiếu trên thị trường – người tiêu
dùng hay người tiêu thụ hàng hóa. Cũng giống như ba định nghĩa kể trên, khái niệm
“người tiêu dùng” cũng được tổng hợp trong bảng sau:

Tên tác giả Định nghĩa

Luật bảo vệ người “Người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho
tiêu dùng (2010) mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức”.

Giáo trình kinh tế “Người tiêu dùng là những người mua hàng hóa, dịch vụ trên thị
chính trị Mác Lênin trường để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng. Sức mua của người tiêu
dùng là yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của người sản
xuất. Sự phát triển đa dạng về nhu cầu của người tiêu dùng là
động lực quan trọng của sự phát triển sản xuất, ảnh hưởng trực
tiếp tới sản xuất.”

David Cadden, “Người tiêu dùng là một cá nhân hoặc một công ty sử dụng hay
Sandra L.Lueder tiêu thụ sản phẩm. Ví dụ như dịch vụ ăn uống phục vụ các sự
(2012) kiện lớn của công ty, người thay mặt công ty đặt bàn là khách
hàng, còn nhân viên là người tiêu dùng. Thông thường, khách
hàng và người tiêu dùng là cùng một người, nhưng không phải
trường hợp nào cũng đúng như vậy.”

Bảng 1.4. Tổng hợp một số định nghĩa về người tiêu dùng.

Như vậy, tùy vào từng hoàn cảnh mà người tiêu dùng sẽ có cách định nghĩa khác nhau nhưng
về cơ bản thì đây là định nghĩa để chỉ một cá nhân, một nhóm người hay một tổ chức có nhu
cầu sử dụng và có khả năng chi trả cho sản phẩm hoặc dịch vụ họ mong muốn có được trên
thị trường.

Người tiêu dùng cũng có cho riêng mình một hành vi tiêu dùng riêng biệt, có thể bị ảnh
hưởng bởi nhiều nhân tố tác động bên ngoài khác nhau. Vấn đề “hành vi người tiêu dùng”
(consumer behavior) được giới nghiên cứu ngoài nước đặc biệt quan tâm, cụ thể có thể
khái quát ở một số khái niệm tiêu biểu sau:

Tác giả Định nghĩa

15
Engel, et al. (2006) “Hành vi tiêu dùng của các cá nhân liên quan trực tiếp đến việc
thu nhận, sử dụng và định đoạt các hàng hóa và dịch vụ kinh
doanh, bao gồm cả các quá trình quyết định trước đó và xác định
hành vi phát sinh này.”

Kotler (2011) “Hành vi người tiêu dùng là nghiên cứu về cách mọi người mua,
họ mua những gì, họ mua khi nào và lý do tại sao họ lại mua
hàng.”

Solomon et al. “Hành vi người tiêu dùng là việc nghiên cứu các quá trình liên
(1995) quan đến các cá nhân hoặc một nhóm người về việc mua, sử
dụng hoặc loại bỏ các sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng hoặc trải
nghiệm để thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của đối tượng được
lựa chọn.”

Schiffman (2007) “Hành vi mà người tiêu dùng thể hiện khi tìm kiếm, mua, sử
dụng, đánh giá và loại bỏ các sản phẩm, dịch vụ mà họ mong đợi
sẽ thỏa mãn nhu cầu của họ.”

Stallworth (2008) “Hành vi người tiêu dùng là một tập hợp các hoạt động liên quan
đến việc mua và sử dụng hàng hóa, dịch vụ; hành vi này xuất
phát từ các nhu cầu, đáp ứng cảm xúc và tinh thần của khách
hàng.”

Bảng 1.5. Tổng hợp một số định nghĩa về hành vi người tiêu dùng

Tổng kết lại, có thể thấy “nhu cầu tiêu dùng” là một vấn đề rất được quan tâm trong giới
khoa học, được phần lớn các nhà nghiên cứu đồng ý rằng đây là một trạng thái cơ bản
nhất của con người và đây là hành động có khả năng chi trả. Mặc dù đã có rất nhiều
nghiên cứu bàn luận về vấn đề “nhu cầu tiêu dùng” kể trên, nhưng xét cho cùng, tâm lý và
sở thích của con người dễ dàng thay đổi qua từng thời kỳ khác nhau, nền kinh tế thị
trường theo đó cũng phải luôn thay đổi để phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng hơn. Bởi
vì lý do đó mà đề tài nghiên cứu thống kê nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ trên thị
trường lúc nào cũng đóng một vai trò quan trọng, phục vụ cho các nhà nghiên cứu trong
việc định hướng những bước phát triển tiếp theo.

1.2. CÁC VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN


1.2.1. Phân loại nhu cầu:

Đến thời điểm hiện tại, chúng ta có đầy đủ cơ sở để khẳng định rằng việc nghiên cứu mô
hình nhu cầu là vô cùng cần thiết. Nền kinh tế phụ thuộc vào sự sẵn lòng mua hàng của

16
người tiêu dùng và khả năng cung ứng của các công ty, do đó nếu nhu cầu của người tiêu
dùng tăng cao sẽ thúc đẩy sản xuất và hỗ trợ kinh tế phát triển mạnh mẽ hơn. Những nhu
cầu được khảo sát này sẽ giúp các nhà tiếp thị dự báo xu hướng sản phẩm hoặc dịch vụ có
tiềm năng phát triển trong tương lai. Về cơ bản có 7 loại nhu cầu khác nhau trong kinh tế
học:

 Cầu tương quan: là nhu cầu về các sản phẩm và dịch vụ có thể bổ sung cho nhau.
Đây có thể là các sản phẩm có phụ kiện kèm theo hay việc chúng ta vô thức mua
hai món đồ đó chung với nhau vậy. Có thể kể đến như thực phẩm, khi mua bánh
mì, thường ta sẽ mua sữa hoặc thịt xông khói, trứng hoặc đồ ăn kèm. Hai yếu tố
này được liên kết với nhau nhưng không nhất thiết phải phụ thuộc vào nhau quá
nhiều.
 Cầu tổng hợp: là nhu cầu sẽ xảy ra khi có nhiều mục đích sử dụng cho một sản
phẩm cố định. Ví dụ như bông lúa, nó có thể trở thành gạo, phở, bánh nếp,… tùy
theo nhu cầu của người tiêu dùng. Sự gia tăng nhu cầu đối với bất kỳ sản phẩm nào
trong số này cũng dẫn đến sự thiếu hụt nguồn cung cho các sản phẩm khác, từ đó
có thể dẫn đến hiện tượng tăng giá.
 Cầu ngắn hạn/Cầu dài hạn: Cầu ngắn hạn đề cập đến cách mọi người sẽ phản ứng
ngay lập tức với những thay đổi về giá trong khi các yếu tố khác giữ nguyên. Nếu
nhu cầu sản phẩm A giảm mạnh, chi phí sản xuất chung thì cao, doanh nghiệp
trong khoảng thời gian ngắn phải thích ứng với việc lợi nhuận bị mất. Về sau,
doanh nghiệp sẽ phải điều chỉnh dựa theo tình hình mới bằng cách giảm công nhân
lao động hoặc tăng giá lên.
 Cầu theo giá hay độ co giãn của cầu dựa theo giá cả: có liên quan mật thiết đến số
tiền mà người tiêu dùng sẵn sàng chi trả cho một sản phẩm ở mức giá nhất định.
Các doanh nghiệp, công ty sẽ sử dụng thông tin khảo sát được để xác định mức giá
phù hợp cho mặt hàng mới gia nhập thị trường. Người tiêu dùng sẽ mua hàng dựa
trên cảm nhận của họ về giá trị của sản phẩm đó và việc giá cả thay đổi cũng tác
động không nhỏ đến nhu cầu thị trường về sau.
 Cầu theo thu nhập hay độ co giãn của cầu dựa theo thu nhập cá nhân: có nghĩa là
nếu thu nhập tăng lên thì mọi người sẽ có nhu cầu mua nhiều hàng hóa, dịch vụ
hơn. Thị hiếu và kỳ vọng cũng thay đổi khi thu nhập tăng lên, quy mô thị trường
theo đó cũng thay đổi ít nhiều. Nhu cầu đối với sản phẩm chất lượng thấp hơn sẽ
giảm đi khi thu nhập tăng lên; thay vào đó, sản phẩm chất lượng trung và cao sẽ có
xu hướng tăng lên.
 Cầu cạnh tranh: là nhu cầu xảy ra khi có các dịch vụ hoặc sản phẩm thay thế mà
khách hàng có thể lựa chọn. Đơn vị kinh doanh phải tận dụng sự biến động về giá
của đối thủ cạnh tranh để xác định xem đối thủ sẽ bán như thế nào, từ đó sẽ đưa ra
những phương án hợp lý nhất để tăng lợi nhuận.

17
 Cầu trực tiếp/cầu phát sinh: Cầu trực tiếp là nhu cầu về thành phẩm cuối cùng hay
còn được gọi là nhu cầu tiêu dùng hàng hóa thường ngày, ví dụ như quần áo, thực
phẩm, điện thoại di động… Còn cầu phát sinh là nhu cầu về một sản phẩm có
nguồn gốc sử dụng từ nhiều món hàng khác, ví dụ như nhu cầu về bút chì sẽ phát
sinh nhu cầu về gỗ, than chì, sơn hoặc cục tẩy.

Qua việc phân loại nhu cầu, chúng ta có thể hình dung được “nhu cầu” là một phạm trù vô
cùng rộng, bất kỳ cá nhân, tổ chức hay quốc gia nào đều có cho riêng mình một nhu cầu
chính đáng. Nhu cầu này sẽ liên kết với nhu cầu kia, kết quả cuối cùng chính là thỏa mãn
nguyện vọng và mong muốn của con người, đáp ứng điều kiện sống cơ bản nhất.

1.2.2. Những nhân tố tác động đến nhu cầu tiêu dùng:

Như đã giải thích ở trên, hành vi người tiêu dùng được coi là một nghiên cứu hoàn chỉnh
về cách các cá nhân, nhóm hoặc tổ chức lựa chọn, mua, sử dụng và loại bỏ hàng hóa, dịch
vụ, ý tưởng, kinh nghiệm để thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của họ. Hiện nay, có nhiều
yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng, có thể chia ra
làm 3 nhóm sau đây:

VĂN HÓA
XÃ HỘI
- Quốc tịch
- Các nhóm liên CÁ NHÂN
- Tôn giáo - Tuổi tác
quan
- Thu nhập và
- Chủng tộc - Gia đình và các NGƯỜI
nghề nghiệp
MUA
mối quan hệ - Tính cách
- Khu vực địa lý

- Vị thế và vai trò - Lối sống và


- Sự phân tầng xã
giá trị cốt lõi
trong xã hội

hội

18
Sơ đồ 1.2. Mô hình nhân tố tác động đến nhu cầu tiêu dùng (Kotler, 2012)

1.2.2.1. Văn hóa:

Văn hóa là yếu tố cơ bản nhất để một cá nhân đưa ra quyết định đến hành vi tiêu dùng
mình. Mỗi quốc gia, đất nước, dân tộc có một nền văn hóa riêng biệt, có thể kể đến như
người châu Á sẽ có quan niệm về gia đình, ăn uống, du lịch hoàn toàn khác so với người
châu Âu nói chung, chẳng hạn người châu Á thường có xu hướng tiêu dùng sản phẩm làm
từ lúa gạo nhiều hơn so với người châu Âu và châu Mỹ. Cũng bởi lẽ đó, công dân của mỗi
quốc gia sẽ có cái nhìn, hành vi và cách ứng xử khác nhau trong đời sống thường nhật, từ
đó việc tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ của họ cũng có điểm khác biệt.

Văn hóa một quốc gia được hiểu là những bản sắc định danh riêng biệt dành đến cho công
dân nước họ, nó bao gồm quốc tịch, tôn giáo, chủng tộc và khu vực địa lý. Hành vi tiêu
dùng của con người sẽ phụ thuộc rất lớn vào những đặc điểm văn hóa kể trên. Ngoài ra,
trong nền văn hóa còn tồn tại sự phân tầng xã hội, hay còn gọi là các tầng lớp xã hội,
được coi là tổng hợp của những cá nhân có sự tương đồng nhất định về sở thích và hành
vi hàng ngày.

Lấy ví dụ thực tế ngay trên dải đất hình chữ S thân thương của chúng ta, người Kinh và
những dân tộc thiểu số trải dài trên khắp Việt Nam sẽ có những hành vi tiêu dùng khác
nhau – người dân tộc chỉ có nhu cầu đủ ăn, đủ mặc trong khi người Kinh lại có yêu cầu về
chất lượng cuộc sống cao hơn về giáo dục hay hoạt động giải trí trong ngày. Hay khi so
sánh trong một thành phố cụ thể, ta cũng có thể thấy sự khác biệt rõ ràng giữa các tầng
lớp xã hội khác nhau. Hộ nghèo và hộ trung bình, bình dân sẽ định ra mức chi tiêu và nhu
cầu tiêu dùng khác với hộ nhà giàu, biểu hiện cụ thể ở những món hàng cao cấp, dịch vụ
xa hoa hay những nhu cầu tiêu dùng đặc biệt mà chỉ hộ giàu mới đủ khả năng đáp ứng,
chi trả.

1.2.2.2. Xã hội:

Những nhân tố tồn tại trong xã hội cũng ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng của một cá
nhân cụ thể. Các nhóm liên quan có thể kể đến như tôn giáo, môi trường làm việc và các
nhóm thương mại trên thị trường, sẽ tác động ít nhiều đến hành vi mua hàng của họ. Ví dụ
như người theo đạo Phật thường có xu hướng mua đồ chay nhiều hơn, ít tiêu thụ thực
phẩm từ thịt, cá… hay chức vụ và mức lương hiện tại của mỗi cá nhân sẽ quyết định đến
khả năng chi trả và thanh toán mặt hàng, dịch vụ mà người đó mong muốn. Những nhóm
nhân tố xã hội kể trên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi và lối sống mới, vô hình chung

19
gây dựng nên thái độ và khái niệm mới của bản thân người tiêu dùng, từ đó đưa ra quyết
định lựa chọn mua hàng khác nhau. Ví như một số cửa hàng quần áo hướng đến giới trẻ
hiện nay thường chú trọng vào hình thức trang trí bên ngoài (tông màu hợp thời, gian
hàng hiện đại...) hay sử dụng những bản nhạc nổi tiếng được giới trẻ ưa chuộng.

Gia đình và các mối quan hệ xung quanh như họ hàng, người yêu, bạn bè, đồng nghiệp...
cũng là nhóm nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu tiêu dùng của một cá nhân. Với
những mối quan hệ gần gũi, phần lớn người tiêu dùng sử dụng hàng hóa hay dịch vụ đều
thừa nhận đã được một người bạn/đồng nghiệp/người yêu giới thiệu cho họ biết về sự tồn
tại của loại hàng này. Nhiều trường hợp người tiêu dùng sẽ có xu hướng chi tiêu vượt quá
dự định để đáp ứng nhu cầu của gia đình, ví dụ như gia đình có trẻ em thường tiêu thụ
nhiều hơn vào sữa, bỉm, đồ chơi... nhiều hơn so với gia đình chỉ có hai vợ chồng bình
thường.

Ngoài những nhóm quan hệ kể trên, mỗi cá nhân còn có thể tham gia vào nhiều câu lạc
bộ, tổ chức thiện nguyện khác nhau. Vị thế và vai trò của bạn trong câu lạc bộ hay tổ chức
nào đó càng cao thì bạn càng phải thể hiện sự nhiệt huyết và tận tâm, trách nhiệm của
mình. Trong văn hóa Việt Nam thì đây là một quy tắc được áp dụng khá chính xác, đặc
biệt trong những công ty lớn có tổ chức tiệc liên hoan cuối năm hoặc khen thưởng, người
đứng ra chi trả, thanh toán thường là giám đốc hoặc trưởng phòng quản lý chịu trách
nhiệm. Hay trong những hoạt động thiện nguyện – những mạnh thường quân có vị thế cao
hơn thường sẽ quyên góp hàng hóa nhiều hơn so với người khác.

1.2.2.3. Cá nhân: Nhân tố cá nhân ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu tiêu dùng được chia
làm 4 nhóm nhỏ sau đây:

 Tuổi tác: trong thực tế, cách chúng ta cảm nhận về đồ ăn, thức uống, quần áo, trang
sức, phụ kiện, nội thất… liên quan trực tiếp đến số tuổi hiện tại của bản thân. Đa số
giới trẻ hiện nay có xu hướng “sống vội” vì lo lắng cho sự nghiệp của mình, cũng
bởi lý do đó mà hình thành nên thói quen tiêu thụ “thức ăn nhanh”, mô hình mua
sắm online dần được gây dựng để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của họ.
 Nghề nghiệp và thu nhập: đây là hai yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thanh
toán của một cá nhân. Những nhà cung ứng phải xác định được nhóm khách hàng
tiềm năng có khả năng lớn sẽ mua hàng của họ, ví dụ như công ty sản xuất phần
mềm sẽ phải chú trọng nhiều hơn vào nhóm quản lý, kỹ sư, kế toán/kiểm toán của
một công ty cụ thể nào đó. Ngoài ra, nhu cầu tiêu dùng còn phụ thuộc vào khoản
thu nhập thực tế, tiền tiết kiệm và tài khoản hiện có, khả năng vay vốn và trả nợ
của một cá nhân/doanh nghiệp nhất định.
 Tính cách cá nhân: mỗi người đều có một tính cách, phản ứng khác nhau với hàng
hóa, dịch vụ trên thị trường. Người hướng nội không thích sự ồn ào thường sẽ

20
không đến những nơi đông người ồn ã như nhà hàng, quán ăn, sân vận động,
concert nào đó mà có xu hướng thích tận hưởng mọi thứ tại nhà, nghĩa là hàng hóa
sẽ được tiêu thụ nhiều hơn. Ngược lại, người hướng ngoại, năng động thường thích
tham gia mọi hoạt động, thích trải nghiệm những điều mới lạ nên có xu hướng sử
dụng dịch vụ nhiều hơn.
 Lối sống và giá trị cốt lõi: lối sống được hiểu là mô hình sống của một người biểu
hiện qua những hành động, sở thích và ý kiến cá nhân. Những người có lối sống
lành mạnh, eat clean thường tiêu thụ thực phẩm giàu dinh dưỡng, sinh hoạt đều
đặn thường ngày (tập gym, tham gia câu lạc bộ…). Giá trị của một mặt hàng hoặc
loại dịch vụ được cung cấp cũng ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng của một cá
nhân. Nếu đó là mặt hàng/dịch vụ có chất lượng tốt thì chắc chắn người tiêu dùng
sẽ quay lại và tiếp tục sử dụng sản phẩm; nhưng nếu mặt hàng hoặc dịch vụ cung
cấp không đảm bảo chất lượng, khách hàng sẽ không bao giờ sử dụng lại sản phẩm
đó nữa.

1.2.3. Đặc điểm của nhu cầu tiêu dùng:

Như đã tìm hiểu ở trên, nhu cầu tiêu dùng được chia ra làm nhiều loại khác nhau tùy vào
từng hoàn cảnh mà đưa ra quyết định nhu cầu thích hợp. Bởi lẽ đó, đặc điểm của nhu cầu
tiêu dùng cũng biến đổi đa dạng, phong phú, tuy mang trong mình một quy tắc nhất định
nhưng nhu cầu của người tiêu dùng không ngừng thay mới, phát triển từng ngày để thích
ứng với sự tiến bộ văn minh của nhân loại. Sau đây là 6 đặc điểm nổi bật của nhu cầu tiêu
dùng được chúng tôi tìm hiểu:

 Tính đa dạng: Như đã khẳng định ở trên, mỗi người đều có mức độ thu nhập, tính
cách, tuổi tác, lối sống, tôn giáo, dân tộc… khác nhau. Vì thế, người tiêu dùng sẽ
có nhu cầu khác nhau đối với từng sản phẩm hoặc dịch vụ. Tính đa dạng của nhu
cầu tiêu dùng còn thể hiện ở việc một cá nhân có thể có nhiều nhu cầu khác nhau
tại thời điểm cụ thể - người tiêu dùng vừa muốn mua sản phẩm với giá cả phải
chăng mà chất lượng vẫn được đảm bảo, mẫu đẹp, hợp thời trang, sử dụng lâu bền.
 Tính phát triển: Nền sản xuất và xã hội ngày càng tiến bộ văn minh, đời sống của
con người không ngừng được nâng cao nên nhu cầu tiêu dùng cũng được phát triển
theo. Ngày trước con người chỉ muốn “cơm no áo mặc” đầy đủ nhưng ở thời điểm
hiện tại, quan niệm ấy đã đổi thành “ăn ngon mặc đẹp” – một biểu hiện cho thấy sự
phát triển không ngừng của nhu cầu tiêu dùng. Nhu cầu tiêu dùng sẽ phát triển từ
thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, đáp ứng cả về số lượng lẫn chất lượng để
thỏa mãn sự mong đợi từ người tiêu dùng.
 Tính chất thang bậc: Nhu cầu tiêu dùng thường phát triển từ thấp đến cao, khởi đầu
là để thỏa mãn mức sống cơ bản như ăn uống, ngủ nghỉ, quần áo, phương tiện đi
lại,… Sau dần con người mới hướng tới những nhu cầu tinh thần hoặc nhu cầu xã

21
hội cao hơn như giáo dục, y tế, bảo hiểm nhân thọ, dịch vụ làm đẹp – spa, du lịch
nghỉ dưỡng cao cấp…
 Tính co giãn: Bản thân nhu cầu đã chịu nhiều sự tác động, ảnh hưởng từ những
nhân tố khác nhau được đề cập tới ở trên, vậy nên nhu cầu tiêu dùng đã mang trong
mình tính co giãn đầy linh hoạt. Vào khoảng cuối năm 2019 – đầu năm 2020, khi
dịch Covid mới xuất hiện ở Việt Nam, đó cũng là khoảng thời gian mà giá thịt lợn
tăng vọt do chịu ảnh hưởng từ dịch tả lợn châu Phi. Khi đó, đã có rất nhiều gia
đình cắt giảm việc tiêu thụ thịt lợn mà chuyển sang tiêu dùng thịt bò, gà, trứng,
cá… Vậy nên nhu cầu tiêu dùng mang tính co giãn tùy thuộc vào tình hình thị
trường tại thời điểm được đề cập đến.
 Tính chu kỳ: Để có thể tồn tại, con người buộc phải tiêu thụ và sử dụng những sản
phẩm, dịch vụ cần thiết trong cuộc sống hàng ngày. Nhu cầu ăn uống là biểu hiện
rõ nhất của tính chu kỳ - một ngày ba bữa buộc chúng ta phải chi tiêu cho lượng
hàng hóa, thực phẩm, đồ ăn, thức uống đáp ứng điều kiện sống cơ bản nhất. Tính
chu kỳ của nhu cầu còn chịu sự ảnh hưởng, thay đổi của môi trường tự nhiên. Ví
dụ: đến mùa đông con người lại có nhu cầu mua áo ấm hoặc khi mái tóc dài ra,
người ta thường đến tiệm cắt tóc để tạo kiểu mới…
 Tính bổ sung và thay thế lẫn nhau: Một số sản phẩm hoặc dịch vụ trên thị trường
mang tính bổ sung, tương trợ và thay thế lẫn nhau. Điển hình nhất có thể kể đến
lĩnh vực thời trang, cụ thể hơn là ở những cửa hàng bán quần áo – rất nhiều cửa
hàng sẽ “mix and match” và trưng bày chúng thật bắt mắt ngay mặt tiền để thu hút
khách hàng. Tâm lý con người sẽ dễ bị “thứ đồ nịnh mắt” được trưng bày mà ra
quyết định mua nguyên set được bày bán. Hay khi người tiêu dùng muốn tìm mua
một chiếc váy đi dự tiệc, họ có rất nhiều lựa chọn giữa hàng trăm, hàng nghìn cửa
hàng quần áo trên thị trường – một biểu hiện của sự thay thế lẫn nhau.

Tóm lại, chúng ta có thể đưa ra kết luận rằng nhu cầu tiêu dùng có rất nhiều đặc điểm đa
dạng, phong phú khác nhau, mục đích cuối cùng chính là thỏa mãn mong muốn của con
người, không ngừng thay đổi và phát triển để thích ứng với sự tiến bộ của khoa học công
nghệ trên thế giới hiện nay.

1.3. NỘI DUNG PHÂN TÍCH THỐNG KÊ

1.3.1. Phân tích cơ cấu nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ trên thị trường:

Dựa trên số liệu và thông tin thu thập được trên Tổng cục thống kê và Bộ công thương
Việt Nam, cơ cấu nhu cầu tiêu dùng trên thị trường được chia làm 3 nhóm chính: nhóm
bán lẻ hàng hóa, nhóm lưu trú ăn uống và nhóm du lịch – dịch vụ. Để phân tích cơ cấu
nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ, chúng tôi quyết định sử dụng phương pháp tính
chỉ số đơn, kết hợp số tuyệt đối và số tương đối trong bài nghiên cứu này.

22
1.3.1.1. Số tuyệt đối:

Số tuyệt đối trong thống kê biểu hiện quy mô, khối lượng của hiện tượng trong điều kiện
thời gian và địa điểm cụ thể. Số tuyệt đối có thể biểu hiện số đơn vị của tổng thể hay bộ
phận hoặc các trị số của một tiêu thức nào đó. Số tuyệt đối được sử dụng trong bài nghiên
cứu là số tuyệt đối thời kỳ - phản ánh quy mô, khối lượng của hiện tượng trong một thời
kỳ nhất định. Thời kỳ nghiên cứu ở đây là 3 tháng trong năm (tương đương với 1 quý), so
sánh liên tục giữa ba năm liền kề trải dài từ năm 2019 đến năm 2021.

1.3.1.2. Số tương đối:

- Số tương đối kết cấu: biểu hiện tỷ trọng của mỗi bộ phận cấu thành trong một tổng thể.
Số tương đối kết cấu là kết quả so sánh trị số của từng bộ phận với trị số của cả tổng thể.

yb
Công thức tính: ⅆi=
yr

Trong đó: di là số tương đối kết cấu.

yb là trị số tuyệt đối từng bộ phận.

y r là trị số tuyệt đối của tổng thể.

1.3.1.3. Phương pháp tính chỉ số đơn:

Chỉ số đơn chỉ số phát triển thực chất là số tương đối động thái, do vậy chỉ số này được
tính bằng cách so sánh mức độ kỳ nghiên cứu với mức độ kỳ gốc.

q1
Công thức tính chỉ số đơn: i q=
q0

Trong đó: iq là chỉ số đơn; q là mức độ tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ.

1.3.2. Phân tích xu hướng biến động nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ trên thị
trường:

Nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ trên thị trường không ngừng biến đổi qua từng
thời kỳ và mốc thời gian khác nhau. Và để nghiên cứu sự biến động đó, chúng tôi quyết
định sẽ sử dụng phương pháp dãy số thời gian. Dãy số thời gian được hiểu là dãy các trị
số của chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thứ tự thời gian. Một dãy số thời gian gồm 2
thành phần: thời gian và chỉ tiêu về hiện tượng nghiên cứu. Căn cứ vào đặc điểm tồn tại
của hiện tượng theo thời gian, dãy số thời gian ở đề tài nghiên cứu này là dãy số thời kỳ.
Dãy số thời kỳ là dãy số biểu hiện quy mô (khối lượng) của hiện tượng trong một độ dài

23
thời gian nhất định. Các mức độ của dãy số thời kỳ là các số tuyệt đối thời kỳ nên phụ
thuộc vào khoảng cách thời gian. Độ dài thời gian ở bài nghiên cứu được xác định là một
quý trong năm (3 tháng), khoảng cách thời gian là một năm.

1.3.2.1. Mức độ trung bình theo thời gian:

Mức độ trung bình theo thời gian là số trung bình cộng giản đơn của các mức độ trong
dãy số.

y 1 + y 2 +…+ y n Σ y i
Công thức: y= =
n n

Trong đó: yi (i= 1,2,…, n): là các mức độ trong dãy số.

n: số các mức độ trong dãy số.

1.3.2.2. Lượng tăng giảm tuyệt đối:

Lượng tăng giảm tuyệt đối là chỉ tiêu phản ánh sự thay đổi về mức độ tuyệt đối của hiện
tượng giữa hai thời gian nghiên cứu. Nếu mức độ của hiện tượng tăng lên thì trị số của chỉ
tiêu mang dấu dương (+) và ngược lại mang dấu âm (-). Dựa trên số liệu trong bài nghiên
cứu, có lượng tăng giảm tuyệt đối sau:

Nội dung Công thức Chú thích

δ i là lượng tăng giảm tuyệt đối liên


hoàn ở thời gian thứ i.
Lượng tăng giảm δ i= y i− y i−1
tuyệt đối liên y i là mức độ kỳ nghiên cứu i.
hoàn (i= 2, 3,… n)
y i−1 là mức độ kỳ gốc liên hoàn (i-1)

Δ i là lượng tăng giảm tuyệt đối định


gốc ở thời gian i.
Lượng tăng giảm Δ i= y i− y 1
tuyệt đối định gốc y 1 là mức độ kỳ gốc cố định.
(i=2, 3,… n)

∑ δi Δ
δ= = n
n−1 n−1
Lượng tăng giảm
tuyệt đối trung y n− y 1
¿
bình n−1

24
Bảng 1.6. Bảng công thức tính lượng tăng giảm tuyệt đối.

1.3.2.3. Tốc độ phát triển:

Tốc độ phát triển là số tương đối động thái (biểu hiện bằng số lần hay %) phản ánh xu
hướng và trình độ phát triển của hiện tượng theo thời gian. Dựa trên số liệu nghiên cứu,
có các tốc độ phát triển sau:

Nội dung Công thức Chú thích

Tốc độ phát triển yi t i là tốc độ phát triển liên hoàn (biểu


t i= (i=2, 3… n)
liên hoàn y i−1 hiện bằng số lần hoặc %)

Tốc độ phát triển yi T i là tốc độ phát triển định gốc (biểu


T i= (i= 2, 3… n)
định gốc y1 hiện bằng số lần hoặc %)

t= √ t2 t3 … t n
n−1


Tốc độ phát triển yn
n−1
trung bình ¿ n−1√ T n=
yi

Bảng 1.7. Bảng công thức tính tốc độ phát triển.

1.3.2.4. Tốc độ tăng giảm:

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ của hiện tượng giữa hai thời gian đã tăng/giảm bao nhiêu
lần hoặc bao nhiêu %. Tương ứng với các tốc độ phát triển, có các tốc độ tăng giảm sau:

Nội dung Công thức Chú thích

Tốc độ tăng giảm δi ai là các tốc độ tăng giảm liên hoàn


a i=
liên hoàn y i−1 (biểu hiện bằng số lần hoặc %)

hoặc ai = ti – 1 (hay 100%)

Tốc độ tăng giảm Δ Ai là tốc độ tăng giảm định gốc (biểu


Ai= i =T i−1
định gốc y1 hiện bằng số lần hoặc %)

(hay 100%)

Tốc độ tăng giảm a=t−1 a là tốc độ tăng giảm trung bình.


trung bình

25
hoặc a=t ( % )−100

Bảng 1.8. Bảng công thức tính tốc độ tăng giảm

1.3.2.5. Giá trị tuyệt đối 1% tăng giảm.

Giá trị tuyệt đối 1% tăng giảm là lượng tăng hoặc giảm tuyệt đối tương ứng với 1% của
tốc độ tăng hoặc giảm liên hoàn.

δi δi y i−1
gi= = =
Công thức tính: ai(% ) δi 100
×100
y i−1

Trong đó: gi là giá trị tuyệt đối của 1% tăng giảm.

1.3.3. Dự báo nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ trên thị trường

Dự báo hiểu theo nghĩa chung nhất là xác định mức độ, trạng thái của hiện tượng nghiên
cứu trong tương lai. Ngày nay dự báo là nhu cầu không thể thiếu được trong mọi hoạt
động kinh tế - xã hội, khoa học – kỹ thuật, được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực với
nhiều loại và phương pháp dự báo khác nhau.

Dựa vào phần phân tích xu hướng biến động của thị trường ở trên, dự báo được đưa ra
thuộc nhóm dự báo dựa vào dãy số thời gian. Trên cơ sở dãy số thời gian, phản ánh xu
hướng biến động của hiện tượng trong thời gian đã qua để xác định mức độ của hiện
tượng trong tương lai. Sau đây là hai phương pháp dự báo thống kê được áp dụng trong
bài nghiên cứu này:

1.3.3.1. Dự báo dựa vào lượng tăng giảm tuyệt đối trung bình

Mô hình dự báo: ^y n+ L = y n +δ L

Trong đó: ^y n+ L là mức độ dự báo của thời gian n + L.

yn là mức độ cuối cùng của dãy số thời gian.

δ là lượng tăng giảm tuyệt đối trung bình.

L là tầm xa của dự báo (1, 2, 3…)

Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp dự báo đối với hiện tượng nghiên cứu
phát triển tương đối ổn định, dãy số thời gian cso các lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn
xấp xỉ nhau.

26
1.3.3.2. Dự báo dựa vào tốc độ phát triển trung bình:

Mô hình dự báo: ^y n+ L = y n ( t ) L

Trong đó: t là tốc độ phát triển trung bình.

Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp dự báo đối với hiện tượng nghiên cứu
có nhịp độ phát triển đều đặn, dãy số thời gian có các tốc độ phát triển liên hoàn xấp xỉ
nhau.

1.3.3.3. Tiêu chuẩn lựa chọn dự báo: Để lựa chọn mô hình dự báo nào cho kết quả dự báo
tốt hơn, có thể sử dụng một trong hai tiêu chuẩn sau:

- Tổng bình phương của sai số dự báo là nhỏ nhất:


2
Công thức tính: SSE=Σ ( y t −^y t )min

Trong đó: y t là mức độ thực tế ở thời gian t.

^y t là mức độ dự báo ở thời gian t.

- Sai số chuẩn của mô hình dự báo là nhỏ nhất.

Công thức: SE=


√ SSE
n− p
min

Trong đó: n là số lượng các mức độ của dãy số thời gian.

p là số lượng các tham số của mô hình dự báo.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Nội dung chương I đã hệ thống được các lý thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu, bao
gồm khái niệm về nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ, khái niệm hàng hóa, khái niệm
dịch vụ của các nhà nghiên cứu nổi tiếng, phân loại nhu cầu, phân tích mô hình hành vi
người tiêu dùng cũng như những nhân tố tác động đến nhu cầu tiêu dùng. Phần cuối của
chương đưa ra những nội dung phân tích thống kê cơ cấu nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và
dịch vụ trên thị trường. Dựa trên phương pháp tính chỉ số đơn, số tuyệt đối và số tương
đối để đưa ra phương án phân tích xu hướng biến động nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và
dịch vụ trên thị trường. Dùng phương pháp phân tích dãy số thời gian dựa trên các chỉ
tiêu: mức độ trung bình theo thời gian, lượng tăng giảm tuyệt đối, tốc độ phát triển, tốc độ

27
tăng giảm, giá trị tuyệt đối 1% tăng giảm để phân tích và chỉ ra phương pháp thống kê về
dự báo nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ trên thị trường theo lượng tăng giảm tuyệt
đối trung bình và tốc độ phát triển trung bình. Với hệ thống phương pháp thống kê được
chỉ ra, việc nghiên cứu, thống kê các yếu tố về nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ trên
thị trường Việt Nam sẽ được đầy đủ và chính xác.

CHƯƠNG 2: THỐNG KÊ THỰC TRẠNG NHU CẦU TIÊU DÙNG HÀNG


HOÁ VÀ DỊCH VỤ TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

Công cuộc Đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1986 đến nay kéo dài 35 năm
đã thành công trong việc chuyển đổi nền kinh tế - từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung
quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong điều
kiện đất nước bị bao vây cấm vận và đột ngột mất đi khoản viện trợ từ Liên Xô, ta đã
vượt qua những giờ phút thử thách nguy hiểm đó, tự túc lương thực, trở thành một trong
những nước xuất khẩu nông – thủy sản quan trọng, gia nhập nhiều tổ chức hợp tác kinh tế
toàn cầu, tương lai hứa hẹn nhiều bước đột phá.

Một ưu điểm nổi bật trong cải cách ở Việt Nam – đó là việc vượt qua được thế bị bao vây,
cấm vận kinh tế. Từ một nước chỉ có quan hệ kinh tế, thương mại chủ yếu với các nước
xã hội chủ nghĩa trước đây, Việt Nam đã tích cực và chủ động hội nhập kinh tế khu vực
và toàn cầu, quan hệ quốc tế và thương mại quốc tế đã mở rộng mạnh mẽ, tạo điều kiện
để thị trường Việt Nam phát huy lợi thế đặc biệt của mình.

Nhờ việc thực hiện các cam kết với Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), ký kết Hiệp định
Thương mại tự do (FTA), ký kết Hiệp định hợp tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)… Việt
Nam đã và đang dần khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế, nhờ đó tỷ trọng
thương mại quốc tế trên GDP của Việt Nam tăng cao, xuất – nhập khẩu tăng đáng kể góp
phần lớn vào tăng trưởng kinh tế thị trường. Cũng nhờ việc mở cửa hội nhập, các cụm
công nghiệp xuất khẩu với sự tham gia đầu tư nước ngoài và những doanh nghiệp tư nhân
trong nước dần được hình thành, đóng góp đáng kể vào sản xuất công nghiệp và xuất
khẩu.

Nền kinh tế thị trường dần dịch chuyển theo xu hướng chung của thế giới khi nông nghiệp
giảm – dịch vụ và công nghiệp đều tăng, thị trường lao động cũng thay đổi để đáp ứng
nhu cầu hiện nay. Các yếu tố thị trường và các loại thị trường được vận hành đầy đủ, đồng
bộ với nhau, có sự gắn kết mật thiết với thị trường quốc tế. Trong đó nổi bật hơn cả là thị
trường hàng hóa – dịch vụ khi hơn 15 năm qua, tốc độ tăng trưởng bình quân thương mại
bán lẻ luôn cao hơn 2, 3 lần so với tốc độ tăng trưởng bình quân GDP trong kỳ.

28
Tại Đại hội XIII, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa ra đánh giá: “hệ thống pháp luật, cơ
chế, chính sách tiếp tục được hoàn thiện phù hợp với yêu cầu xây dựng nền kinh tế thị
trường hiện đại và hội nhập quốc tế. Các yếu tố thị trường và các loại thị trường từng
bước phát triển đồng bộ, gắn với thị trường khu vực và thế giới. Nhiều rào cản tham gia
thị trường được dỡ bỏ; môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện rõ rệt, khởi nghiệp
sáng tạo và phát triển doanh nghiệp khá sôi động. Doanh nghiệp nhà nước từng bước
được sắp xếp, tổ chức lại có hiệu quả hơn; kinh tế tư nhân ngày càng khẳng định là một
động lực quan trọng của nền kinh tế; kinh tế tập thể từng bước đổi mới gắn với cơ chế thị
trường; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển nhanh, là bộ phận quan trọng của nền
kinh tế nước ta.”

Tuy nhiên, kinh tế thị trường Việt Nam còn nhiều bất cập, tham nhũng, lạm dụng quyền
lực – công quỹ, lãng phí, bội chi ngân sách và nợ công tăng cao. Nhà nước vẫn chiếm giữ
vị thế độc quyền, thống lĩnh thị trường trong khi không có giám sát hành vi độc quyền có
hiệu quả: nhà nước can thiệp quá nhiều vào thị trường các cấp khác nhau một cách thiếu
công khai, minh bạch, tạo điều kiện để các nhóm bất chính trục lợi; nhà nước duy trì độc
quyền ở nhiều sản phẩm, dịch vụ mà không có cơ chế kiểm soát hiệu quả, làm cho môi
trường kinh doanh bị bóp méo.

Đặt trong hoàn cảnh hiện tại, khi đại dịch Corona vẫn hoành hành trên toàn thế giới, kinh
tế thị trường được dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn. Việt Nam với tư cách là một trong số
những quốc gia chịu tác động lớn của đại dịch cũng không nằm ngoài quy luật này. Bằng
việc nhìn lại những biến động trong thị trường hàng hóa – dịch vụ của Việt Nam trong 3
năm vừa qua, chúng tôi sẽ đưa ra những kết quả phân tích cặn kẽ nhất để rút ra kết luận và
nhận xét thích hợp cho sự phát triển bền vững tiếp theo của Việt Nam.

2.2. KẾT QUẢ THỐNG KÊ THỰC TRẠNG NHU CẦU TIÊU DÙNG HÀNG HOÁ
VÀ DỊCH VỤ TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

Từ cuối năm 2019, dịch Corona dần xuất hiện trên toàn thế giới và đã có mặt ở Việt Nam
vào tháng cuối cùng trong năm. Liền ngay sau đó, đại dịch để lại những tổn thất nặng nề
với nền kinh tế nước nhà, gây nên những biến động dễ dàng nhìn nhận sau hơn ba năm
dài. Để đưa ra kết quả phân tích chính xác nhất, chúng tôi quyết định sử dụng dữ liệu bán
lẻ hàng hóa và sử dụng dịch vụ từ Tổng cục thống kê và Bộ Công thương Việt Nam trong
bài nghiên cứu, số liệu được tổng hợp trong vòng 3 năm: năm 2019, năm 2020 và năm
2021.

2.2.1. Kết quả phân tích cơ cấu nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ trên thị
trường:

29
Dựa trên số liệu tổng hợp ở Tổng cục thống kê và Bộ công thương Việt Nam trong
khoảng thời gian 3 năm, từ năm 2019 đến năm 2021, chúng tôi xin trình bày biểu đồ so
sánh tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ 4 quý trong một năm, lần lượt như sau:

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ năm 2019


1,200,000

1,000,000

800,000

600,000

400,000

200,000

0
Quý I Quý II Quý III Quý IV

Bán lẻ hàng hóa Lưu trú ăn uống Du lịch và dịch vụ

Biểu đồ 2.1. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ năm 2019 (đơn vị: tỷ đồng)

Xu hướng chung của 4 quý năm 2019 là tăng dần đều, mặc dù mức tăng trưởng qua từng
kỳ không có quá nhiều thay đổi so với kỳ trước, cụ thể trong đó:

 Bán lẻ hàng hóa tăng từ 915.596 tỷ đồng lên 965.252 tỷ đồng (tăng 49.656 tỷ
đồng) trong năm 2019. Tăng trưởng qua từng kỳ không có quá nhiều khác biệt: kỳ
gốc quý I – 915.596 tỷ đồng; quý II – 917.662 tỷ đồng, tăng 2.066 tỷ đồng, tức
tăng 0,23% so với quý trước; quý III – 944.490 tỷ đồng, tăng 28.895 tỷ đồng, tức
tăng 3,16% so với quý I; quý IV – 965.252 tỷ đồng, tăng 49.657 tỷ đồng, tức tăng
5,42% so với quý I.
 Lưu trú ăn uống tăng từ 139.641 tỷ đồng lên 151.842 tỷ đồng (tăng 12.201 tỷ
đồng) trong năm 2019. Mức tăng trưởng qua từng quý đã có sự khác biệt, cụ thể:
kỳ gốc quý I – 139.641 tỷ đồng; quý II – 146.873 tỷ đồng, tăng 7.233 tỷ đồng, tức
tăng 5,18% so với quý trước; quý III – 148.135 tỷ đồng, tăng 8.495 tỷ đồng, tức
tăng 6.08% so với quý I; quý IV – 151.842 tỷ đồng, tăng 12.201 tỷ đồng, tức tăng
8,74% so với kỳ gốc.
 Du lịch và dịch vụ trong năm 2019 tăng từ 135.287 tỷ đồng lên 162.917 tỷ đồng
(tăng 27.630 tỷ đồng). Nếu so với hai nhóm hàng hóa, dịch vụ kể trên, du lịch và
dịch vụ có mức tăng trưởng rõ ràng, dễ nhận thấy nhất: quý I – 135.287 tỷ đồng;

30
quý II – 145.956 tỷ đồng, tăng 10.670 tỷ đồng, tức tăng 7,89% so với quý trước;
quý III – 157.187 tỷ đồng, tăng 21.900 tỷ đồng, tức tăng 16,19% so với kỳ gốc;
quý IV – 162.917 tỷ đồng, tăng 27.631 tỷ đồng, tức tăng 20,42% so với quý I.

Mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ nói chung đều có chiều hướng tăng dần đều, trong đó du
lịch – dịch vụ chứng kiến sự tăng trưởng rõ rệt nhất sau khoảng thời gian dài phải đóng
cửa. Mặc dù du lịch – dịch vụ có sự tăng trưởng rõ ràng nhất nhưng không phải là phần
chiếm phần trăm cơ cấu lớn nhất, cụ thể:

 Quý I: Bán lẻ hàng hóa - 915.596 tỷ đồng, chiếm 76,91% so với tổng mức bán lẻ
hàng hóa và dịch vụ trong kỳ; kế tiếp là lưu trú ăn uống – 139.641 tỷ đồng, chiếm
11,73%; và cuối cùng là du lịch – dịch vụ, chiếm 11,36% trong tổng mức bán lẻ
hàng hóa và dịch vụ quý I năm 2019.
 Quý II: Bán lẻ hàng hóa – 917.662 tỷ đồng, chiếm 75.81%; tiếp theo là lưu trú ăn
uống – 146.873 tỷ đồng, chiếm 12,13% và du lịch – dịch vụ chiếm 12,06% trong
tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ quý II năm 2019.
 Quý III: Bán lẻ hàng hóa – 944.490 tỷ đồng, chiếm 75,57%; kế tiếp là du lịch –
dịch vụ chiếm 12,58% và cuối cùng, lưu trú ăn uống với 148.135 tỷ đồng, chiếm
11,85% ít nhất trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ quý III năm 2019.
 Quý IV: Bán lẻ hàng hóa – 965.252 tỷ đồng, chiếm 75,41%; kế tiếp là du lịch –
dịch vụ chiếm 12,73% và lưu trú ăn uống với 151.842 tỷ đồng, chiếm 11,86%
trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ quý IV năm 2019.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ năm 2020


1,200,000

1,000,000

800,000

600,000

400,000

200,000

0
Quý I Quý II Quý III Quý IV

Bán lẻ hàng hóa Lưu trú ăn uống Du lịch và dịch vụ

31
Biểu đồ 2.2. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ năm 2020 (đơn vị: tỷ đồng)

Nhìn chung, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ năm 2020 có sự biến động, thay đổi
khá lớn, đều giảm mạnh ở quý II rồi dần phục hồi ở quý III và quý IV cuối năm, cụ thể:

 Bán lẻ hàng hóa có sự biến động rõ ràng nhất, thay đổi liên tục trong 3 quý đầu
năm 2020: quý I kỳ gốc - 967.055 tỷ đồng; quý II – 911.929 tỷ đồng, giảm 55.127
tỷ đồng, tức giảm 5,7% so với kỳ trước; quý III – 1.022.621 tỷ đồng, tăng hơn
55.565 tỷ đồng, tức tăng 5,75% so với kỳ gốc; quý IV – 1.095.280, tăng trưởng
mạnh mẽ với hơn 128.225 tỷ đồng, tức tăng 13,26% so với quý I cùng năm.
 Lưu trú ăn uống cũng chứng kiến sự biến đổi rõ ràng trong 3 quý đầu năm: quý I –
126.229 tỷ đồng; quý II – 96.540 tỷ đồng, giảm 29.689 tỷ đồng, tức giảm 23,52%
so với kỳ gốc; quý III – 135.152 tỷ đồng, tăng nhẹ 8.922 tỷ đồng, tức tăng 7,07%
so với kỳ gốc; quý IV – 152.481 tỷ đồng, tăng mạnh 26.251 tỷ đồng, tức tăng
20,80% so với quý I cùng năm 2020.
 Du lịch và dịch vụ trải qua một năm 2020 đầy biến động trong quý II, chứng kiến
sự phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ trong 2 quý cuối năm: quý I – 132.728 tỷ
đồng; quý II – 112.629 tỷ đồng, giảm 20.099 tỷ đồng, tức giảm 15,14% so với quý
trước; quý III – 146.741 tỷ đồng, tăng 14.013 tỷ đồng, tức tăng 10,56% so với kỳ
gốc; quý IV – 160.461, tăng 27.733 tỷ đồng, tức tăng 20,89% so với quý I cùng
năm 2020.

Covid-19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế nước ta trong năm 2020, cũng bởi vì
đó mà trong quý II, bán lẻ hàng hóa và dịch vụ của nước ta phải chứng kiến một sự sụt
giảm nghiêm trọng như vậy. Mặc dù đã có biến động ít nhiều trong suốt một năm dài, cơ
cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trong nước lại không thay đổi quá nhiều so với
năm 2019:

 Quý I: bán lẻ hàng hóa với 967.055 tỷ đồng vẫn chiếm phần lớn cơ cấu chung với
78,88%; nối tiếp là du lịch và dịch vụ với 132.728 tỷ đồng, chiếm 10,82% và cuối
cùng là lưu trú ăn uống chiếm 10,30% trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ
quý I năm 2020.
 Quý II: bán lẻ hàng hóa với 911.929 tỷ đồng, chiếm 81,34%; kế tiếp là du lịch và
dịch vụ với 112.629 tỷ đồng chiếm 10,05% và cuối cùng là lưu trú ăn uống chiếm
8,61% trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ quý II năm 2020.
 Quý III: bán lẻ hàng hóa với 1.022.621 tỷ đồng, chiếm 78,39%; nối tiếp là du lịch
– dịch vụ với 146.741 tỷ đồng, chiếm 11,25% và cuối cùng, lưu trú ăn uống với
135.152 tỷ đồng, chiếm 10,36% trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ quý III
năm 2020.

32
 Quý IV: bán lẻ hàng hóa với 1.095.280 tỷ đồng, chiếm 77,78%; kế tiếp là du lịch –
dịch vụ với 160.461 tỷ đồng, chiếm 11,39% và cuối cùng, lưu trú ăn uống với
152.481 tỷ đồng, chiếm 10,83% trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ quý IV
năm 2020.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ năm 2021


1,400,000

1,200,000

1,000,000

800,000

600,000

400,000

200,000

0
Quý I Quý II Quý III Quý IV

Bán lẻ hàng hóa Lưu trú ăn uống Du lịch và dịch vụ

Biểu đồ 2.3. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ năm 2021 (đơn vị: tỷ đồng)

Năm 2021 cũng là một năm đầy biến động với nền kinh tế Việt Nam suốt 4 quý trong
năm khi tận 3 quý đầu năm phải chứng kiến sự sụt giảm rõ rệt và đến quý IV cuối cùng
mới tăng trưởng mạnh mẽ, cụ thể:

 Bán lẻ hàng hóa ít biến động nhất trong số ba nhóm ngành kinh tế kể trên, trong
đó: quý I kỳ gốc – 1.040.209 tỷ đồng; quý II – 949.379 tỷ đồng, giảm 90.830 tỷ
đồng, tức giảm 8.73% so với quý trước; quý III – 796.957 tỷ đồng, giảm mạnh
243.252 tỷ đồng, tức giảm 23.39% so với kỳ gốc; quý IV – 1.163.456 tỷ đồng, tăng
mạnh 123.247 tỷ đồng, tức tăng 11,85% so với quý I cùng năm.
 Lưu trú ăn uống chứng kiến một năm sụt giảm nghiêm trọng, trong đó: quý I kỳ
gốc – 127.588 tỷ đồng; quý II – 99.448 tỷ đồng, giảm 28.140 tỷ đồng, tức giảm
22,06% so với quý trước; quý III – 52.121 tỷ đồng, giảm mạnh 75.467 tỷ đồng, tức
giảm 59,15% so với kỳ gốc; quý IV – 118.844 tỷ đồng, giảm nhẹ 8.744 tỷ đồng,
tức giảm 6,85% so với quý I cùng năm 2021.
 Du lịch và dịch vụ cũng là một năm ảm đạm đối với Việt Nam khi không có sự
tăng trưởng qua từng quý, cụ thể: quý I kỳ gốc – 136.885 tỷ đồng; quý II – 116.919

33
tỷ đồng, giảm 19.966 tỷ đồng, tức giảm 14,59% so với quý trước; quý III – 56.578
tỷ đồng, giảm mạnh 80.307 tỷ đồng, tức giảm 58,67% so với kỳ gốc; quý IV –
129.619 tỷ đồng, giảm nhẹ 7.266 tỷ đồng, tức giảm 5,31% so với quý I cùng năm.

Quý III trong năm 2021 chứng kiến mức sụt giảm mạnh giữa 3 nhóm hàng hóa, dịch vụ
kể trên và cùng tăng trưởng mạnh mẽ vào quý IV cuối năm. Mặc dù tăng giảm bất thường
như thế, cơ cấu chung của nhóm ngành hàng hóa và dịch vụ lại không có thay đổi quá
nhiều so với 2 năm nghiên cứu trước đây, cụ thể:

 Quý I: bán lẻ hàng hóa với 1.040.209 tỷ đồng chiếm 79,73%; kế tiếp là du lịch –
dịch vụ với 136.885 tỷ đồng, chiếm 10,49% và cuối cùng là lưu trú ăn uống chiếm
9,78% trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ quý I năm 2021.
 Quý II: bán lẻ hàng hóa tiếp tục giữ phần lớn với 949.379 tỷ đồng, chiếm 81,44%;
kế tiếp là du lịch – dịch vụ chiếm 10,03% và cuối cùng là lưu trú ăn uống với
99.448 tỷ đồng, chiếm 8,53% trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ quý II
năm 2021.
 Quý III: bán lẻ hàng hóa với 796.957 tỷ đồng, xấp xỉ 88%; du lịch – dịch vụ với
56.578 tỷ đồng, chiếm 6,25% và lưu trú ăn uống với 52.121 tỷ đồng chiếm 5,75%
trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ quý III năm 2021.
 Quý IV: bán lẻ hàng hóa với 1.163.456 tỷ đồng chiếm phần lớn 82,40%; du lịch –
dịch vụ chiếm 9,18% và cuối cùng là lưu trú ăn uống với 118.844 tỷ đồng, chiếm
8,42% trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ quý IV năm 2021.

2.2.2. Kết quả phân tích xu hướng biến động nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ
trên thị trường:

Năm
2019 2020 2021
Quý
Quý I 1,190,523 1,226,012 1,304,682
Quý II 1,210,492 1,121,097 1,165,745
Quý III 1,249,813 1,304,513 905,656
Quý IV 1,280,011 1,408,223 1,121,388

Tổng 4,930,838 5,059,846 4,497,471

Bảng 2.1. Số liệu tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ 2019-2021 (đơn vị: tỷ đồng)

34
Năm 2019 2020 2021
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ
4,930,838 5,059,846 4,788,002
(tỷ đồng)
Mức độ TB theo t: 𝑌 ̅ 4,926,229
Lượng tăng (giảm) (tỷ đồng)
𝛿_𝑖
­Liên hoàn: ­ 129,008 (271,845)
­Định gốc: ∆_𝑖 ­ 129,008 (142,837)
𝛿 ̅
­Trung bình: (71,418)
Tốc độ phát triển (%)
­Liên hoàn: 𝑡_𝑖 ­ 102.62 94.63
­Định gốc:𝑇_𝑖 ­ 102.62 97.10
­Trung bình:𝑡 ̅ 98.54
Tốc độ tăng (giảm) %
­Liên hoàn: 𝑎_𝑖 ­ 2.62 (5.37)
­Định gốc:𝐴_𝑖 ­ 2.62 (2.90)
­Trung bình:𝑎 ̅ (1.46)
𝑔_𝑖
Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (giảm): ­ 49,308 50,598

Bảng 2.2. Xu hướng biến động nhu cầu tiêu dùng trong 3 năm (2019-2021)
Dựa trên bảng số liệu được công bố và phân tích ở trên, bước đầu ta có thể phân tích
những xu hướng biến động trong vòng 3 năm, cụ thể như sau:

- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trong một năm thay đổi liên tục.

- Mức độ trung bình theo thời gian được tính như sau:

4.930.838+5.059 .846+ 4.788 .002


y= =4.926 .229
3

 Như vậy, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trung bình một năm trong khoảng thời
gian từ 2019 đến 2021 là 4.926.229 tỷ đồng.

- Lượng tăng (giảm) tuyệt đối được tính lần lượt là:

 Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn:


Tổng mức bán lẻ năm 2020 so với năm 2019:
δ 2=5.059 .846−4.930 .838=129.008
Tổng mức bán lẻ năm 2021 so với năm 2020:
δ 3=4.788.002−5.059.846=−271.845

 Như vậy, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng giảm liên tục với khoản tiền lớn
cho thấy thực trạng thị trường vô cùng bất ổn trong vòng 3 năm trở lại đây.

 Lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc:

35
Tổng mức bán lẻ năm 2020 so với năm 2019:

Quý I
Năm 2019 2020 2021
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ
1,190,523 1,226,012 1,304,682
(tỷ đồng)
Mức độ TB theo t: 𝑌 ̅ 1,240,406
Lượng tăng (giảm) (tỷ đồng)
­Liên hoàn:𝛿_𝑖 ­ 35,490 78,669
­Định gốc: ∆_𝑖 ­ 35,490 114,159
­Trung bình:𝛿 ̅ 57,079
Tốc độ phát triển (%)
­Liên hoàn: 𝑡_𝑖 ­ 102.98 106.42
­Định gốc:𝑇_𝑖 ­ 102.98 109.59
­Trung bình:𝑡 ̅ 104.68
Tốc độ tăng (giảm) %
­Liên hoàn: 𝑎_𝑖 ­ 2.98 6.42
­Định gốc:𝐴_𝑖 ­ 2.98 9.59
­Trung bình:𝑎 ̅ 4.68
𝑔_𝑖
Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (giảm): ­ 11,905 12,260

Bảng 2.3. Xu hướng biến động nhu cầu tiêu dùng quý I từ 2019 đến 2021
So sánh quý I trong ba năm 2019, 2020 và 2021, ta có thể rút ra được kết luận như sau:

 Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng dần đều qua từng năm, cụ thể quý I năm
2019 – 1.190.523 tỷ đồng; quý I năm 2020 – 1.226.012 tỷ đồng, tăng 35.489 tỷ
đồng; quý I năm 2021 – 1.304.682 tỷ đồng, tăng 78.670 tỷ đồng so với cùng quý
năm trước.
 Mức độ trung bình theo thời gian được tính:
1.190 .523+1.226 .012+ 1.304 .682
y= =1.240.406
3
Như vậy, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trung bình một năm trong khoảng
thời gian từ năm 2019 đến năm 2021 là 1.240.406 tỷ đồng.

36
Quí II
Năm 2019 2020 2021
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ
1,210,492 1,121,097 1,165,745
(tỷ đồng) 𝑌 ̅
Mức độ TB theo t: 1,165,778
Lượng tăng (giảm) (tỷ đồng)
­Liên hoàn:𝛿_𝑖 ­ (89,394) 44,648
­Định gốc: ∆_𝑖 ­ (89,394) (44,746)
­Trung bình:𝛿 ̅ (22,373)
Tốc độ phát triển (%)
­Liên hoàn: 𝑡_𝑖 ­ 92.62 103.98
­Định gốc:𝑇_𝑖 ­ 92.62 96.30
­Trung bình:𝑡 ̅ 98.13
Tốc độ tăng (giảm) %
­Liên hoàn: 𝑎_𝑖 ­ (7.38) 3.98
­Định gốc:𝐴_𝑖 ­ (7.38) (3.70)
­Trung bình:𝑎 ̅ (1.87)
Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (giảm):
𝑔_𝑖 ­ 12,104.92 11,210.97

Bảng 2.4. Xu hướng biến động nhu cầu tiêu dùng quý II từ 2019 đến 2021

­Liên hoàn: 𝑡_𝑖 ­


­Định gốc:𝑇_𝑖 ­
­Trung bình:𝑡 ̅
Tốc độ tăng (giảm) %
­Liên hoàn: 𝑎_𝑖 ­
­Định gốc:𝐴_𝑖 ­
­Trung bình:𝑎 ̅
Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (giảm):
𝑔_𝑖 ­

Quí III
Năm 2019
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ
1,249,813
(tỷ đồng)
Mức độ TB theo t:𝑌 ̅
Lượng tăng (giảm) (tỷ đồng)
𝛿_𝑖
­Liên hoàn: ­
∆_𝑖
Bảng 2.5. Xu hướng biến động nhu cầu tiêu dùng quý III từ 2019 đến 2021

37
­Trung bình:𝑡 ̅ 85.13
Tốc độ tăng (giảm) %
­Liên hoàn: 𝑎_𝑖 ­ 4.38
­Định gốc:𝐴_𝑖 ­ 4.38
­Trung bình:𝑎 ̅ (14.87
Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (giảm):
𝑔_𝑖 ­ 12,498.13

Quí IV
Năm 2019 2020
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ
1,280,011 1,408,223
(tỷ đồng)
𝑌 ̅
Mức độ TB theo t: 1,269,873.93
Lượng tăng (giảm) (tỷ đồng)
𝛿_𝑖
­Liên hoàn: ­ 128,212
­Định gốc: ∆_𝑖 ­ 128,212
𝛿 ̅
­Trung bình: (79,311.82

Bảng 2.6. Xu hướng biến động nhu cầu tiêu dùng quý IV từ 2019 đến 2021

2.2.3. Kết quả dự báo nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ trên thị trường:

Dự báo dựa vào lượng tăng (giảm) tuyệt đối trung bình
Dự báo tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ cho năm 2022
𝑌 ̂_2020 4,280,786.71
Dự báo tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ cho năm 2023
𝑌 ̂_2021 4,064,102.84
Dự báo dựa vào tốc độ phát triển trung bình:
Dự báo tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ cho năm 2022
𝑌 ̂_2022

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

CHƯƠNG 3: CÁC KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG NHU CẦU TIÊU
DÙNG HÀNG HOÁ VÀ DỊCH VỤ TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

3.1. CÁC KẾT LUẬN VÀ PHÁT HIỆN QUA NGHIÊN CỨU

38
Dựa trên những gì chúng tôi đã tìm hiểu, thu thập và phân tích, chúng tôi có đủ cơ sở để
khẳng định rằng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đang bước vào giai đoạn phục hồi và
tăng trưởng mạnh mẽ thời kỳ hậu Covid-19. Mặc dù nền kinh tế non trẻ phải chứng kiến
sự tăng giảm thất thường qua từng quý, từng năm nhưng với chính sách, sự điều chỉnh
đúng đắn và hợp lý của chính phủ, chúng ta đang dần hồi phục mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Cũng dựa trên những kết quả nghiên cứu trong phần dự báo xu hướng phát triển, chúng
tôi xin đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2022 sẽ thấp hơn so với năm 2021, mặc dù
mức sụt giảm không phải quá nhiều so với năm 2021 hiện tại. Nếu đặt vào tình hình dịch
bệnh hiện nay, biến thể Covid mới liên tục xuất hiện, đe dọa thế giới vào đợt lây lan lần
tiếp theo, cùng với đó là lượng tiêm phủ vaccine vẫn chưa quá rộng rãi khắp mọi quốc
gia.

Trong bối cảnh đó, Việt Nam thích ứng vô cùng hợp lý, chưa vội mở cửa các chuyến bay
quốc tế phục vụ cho mục đích thương mại, ở đây có liên quan trực tiếp đến ngành du lịch
và dịch vụ - một trong những ngành kinh tế phát triển mạnh mẽ của Việt Nam trong
khoảng thời gian gần đây.

3.2 CÁC ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ RÚT RA TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.3 MỘT SỐ HẠN CHẾ VÀ GỢI Ý CHO CÁC NGHIÊN CỨU TIẾP THEO

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

KẾT LUẬN CHUNG

39
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu nước ngoài

1. Jeffrey R.Taylor and Karen A.Hardee (1986). “Consumer demand in China - A


statistical factbook”, 1st edition, Routledge, New York.

2. Joachim Merz, Dominik Hanglberger and Rafael Rucha (2010). “The timing of daily
demand for goods and services”, Research Institute on Professions (Forschungsinstitut
Freie Berufe (FFB)), LEUPHANA University Lüneburg.

3. Harold W.Guthrie (1961). “Demand for tourists’ goods and services in a world
market”, Yale University.

4. William E. Hauck and Nancy Stanforth (2006). “Cohort perception of luxury goods and
services”, Journal of fashion marketing and management: An International Journal, Vol.
11 lss 2pp, 175 -188.

5. Gail Tom, Barbara Garibaldi, Yvette Zeng, and Julie Pilcher (1998). “Consumer
Demand for Counterfeit Goods”.

6. Wiener N. A Machine Wiser Than Its Maker. // Electronics. - 1953. - Vol. 26. - № 6.;
Ashbу W.R. Design for a Braian. - New York: John Wiley & Sons, 1952; Ashbу W.R. An
Introduction to Cybernetics. - Luân Đôn: Chapman & Hall, 1956  Trích nguồn
wikipedia.

7. Michael Solomon, Rebekah Russell-Bennett, Previte Josephine (2013) “Consumer


Behaviour”, 3rd edition, Pearson Australia.

8. Marx, Karl. Capital: A Critique of Political Economy. Vol. 1. Ben Fowkes, trans.


London: Penguin Books, 1990. ———. Capital: A Critique of Political Economy. Vol. 2.
David Fernbach, trans. London: Penguin Books, 1992. ———. Capital: A Critique of
Political Economy. Vol. 3. David Fernbach, trans. London: Penguin Books, 1992.

9. Kotler, P., Armstrong, G., Saunders, J. and Wong, V. (2002) Principles of Marketing.
3rd European Edition, Prentice-Hall, London.

10. Lovelock, Christopher & Wirtz, Jochen. (2011). Services Marketing: People,
Technology, Strategy, 7th edition.

11. Solomon, M. (1995) “Consumer Behaviour” (3rd edition), New Jersey: Prentice Hall

40
12. Schiffman, L., Hansen H. and Kanuk L. (2007) “Consumer Behaviour: A European
Outlook”, London: Pearson Education

13. Stallworth, P. (2008) “Consumer behaviour and marketing strategic”, online, pp.9.

14. Kotler, P. and Keller, K. (2011) “Marketing Management”(14 th edition), London:


Pearson Education

15. Blackwell, R., Miniard, P. and Engel, J. (2006) “Consumer behavior”, Mason:
Thompson

16. Yadav, Renu. (2015). CONSUMER BEHAVIOUR&IT's MODEL. International


journal of scienc technology and management. 4. 671-677.

17. Kotler, P., Marketing Management, 11th edition, Prentice-Hall India.

18. The World Bank, IBRD.IDA


(https://www.worldbank.org/vi/country/vietnam/overview#1)

7. Kotler, P. and Armstrong, G. (2020) Principles of Marketing. 18th Edition, Pearson-


Prentice Hall, New Jersey. Kotler, P & Amstrong, G., (2004). Những nguyên lý tiếp thị
(tập 2). NXB Thốngkê. 6. Kotler, P., & Keller, K.L., (2006). Marketing Management.
Pearson Prentice 105 Hall,USA.

41
Tài liệu trong nước

Phạm Bảo Dương và Nguyễn Thị Thủy Ly (2012). “Nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng sản
phẩm gốm sứ Bát Tràng”. Tạp chí Khoa học và Phát triển.

Cao Thị Cẩm Hương và Phạm Thị Mỹ Linh, 2021, “Nghiên cứu sự ảnh hưởng của dịch
Covid-19 đến hành vi tiêu dùng du lịch của người dân tại thành phố Đà Nẵng” được đăng
trên tạp chí Khoa học & Công nghệ Đại học Duy Tân.

Trần Thị Đạt, 1991, “Phương pháp thống kê nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng của dân cư
(vận dụng đối với hàng lương thực, thực phẩm)”

công ty TNHH Deloitte Việt Nam, 2021, “Khảo sát người tiêu dùng Việt Nam kiên
cường trước khó khăn”

Nghiên cứu nhu cầu người cao tuổi tại xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa
(2016) Trường Đại học Hồng Đức.

Giáo trình nghiên cứu khoa học của trường đại học tài chính và giáo trình nguyên lý
thống kê của trường đại học thương mại.

Giáo trình Kế toán tài chính của trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh 2017 –
2018.

“Việt Nam sau 30 năm đổi mới – thành tựu và triển vọng” – Trường đại học quốc gia Hà
Nội và Viện Konrad Adenauer (CHLB Đức) – 3/11/2016.
(https://www.kas.de/c/document_library/get_file?uuid=a822eb58-6b84-437f-0450-
70daf3589379&groupId=252038)

Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập I,
NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, tr. 59-60.

Luật số: 11/2012/QH13 Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 2012

LUẬT GIÁ
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo
Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Quốc hội ban hành Luật giá.

42
Website:

https://lytuong.net/nhu-cau-va-dong-co-tieu-dung/

https://www.indeed.com/career-advice/finding-a-job/demand-definition-economics

https://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doi-binh-luan/kinh-te-viet-nam-30-
nam-doi-moi-nhan-dien-thach-thuc-tan-dung-co-hoi-104234.html

PHỤ LỤC

Bảng 1.1. Tổng hợp một

43

You might also like