You are on page 1of 3

Học phần: Nghiên cứu Marketing Nhóm thực hiện: Nhóm 5, bao gồm:

Giảng viên: PGS Vũ Minh Đức 1. Tạ Hải Anh (Nhóm trưởng) – 11210740
Lớp học phần: Nghiên cứu Marketing_01 2. Hoàng Thị Liễu – 11217262
3. Hoàng Thị Linh Chi – 11217216
4. Bùi Phương Linh – 11217374

BÀI TẬP NHÓM TUẦN 4


Đề tài: Nghiên cứu hành vi sử dụng “thực phẩm đường phố” của người tiêu dùng Hà Nội
1. Xác định vấn đề nghiên cứu của dự án
Vấn đề nghiên cứu: Xác định những phản ứng của người tiêu dùng Hà Nội khi quan sát, tiếp xúc, sử dụng
“thực phẩm đường phố” và những phản ứng của họ đối với các phương thức tiếp thị sản phẩm này.

2. Xác định câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu của cuộc nghiên cứu nhằm tìm ra phản ứng trước, trong và sau khi sử dụng “thực phẩm
đường phố” của người tiêu dùng Hà Nội. Từ đó:
 Xác định được quy mô, đặc điểm sử dụng của người tiêu dùng Hà Nội đối với mặt hàng này
 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thay đổi hành vi sử dụng thực phẩm đường phố của
người tiêu dùng Hà Nội
 Phân tích cảm nhận của người tiêu dùng khi sử dụng thực phẩm đường phố
 Dự đoán những kỳ vọng của người tiêu dùng trong tương lai

Câu hỏi nghiên cứu:


a. Nhóm câu hỏi xác định đối tượng sử dụng thực phẩm đường phố và đặc điểm nhân khẩu học của họ.
 Các câu hỏi về: giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, khu vực sinh sống, tình trạng hôn nhân, thu nhập
bình quân
b. Nhóm câu hỏi xác định đặc điểm sử dụng thực phẩm đường phố của người tiêu dùng Hà Nội.
 Họ biết đến các địa điểm thực phẩm đường phố từ đâu?
 Họ sử dụng loại thực phẩm gì?
 Họ thường sử dụng thực phẩm đường phố vào lúc nào?
 Tần suất họ sử dụng thực phẩm đường phố như thế nào?
 Khoản tiền họ chi trả là bao nhiêu?
 Mục đích họ sử dụng thực phẩm đường phố là gì?
c. Nhóm câu hỏi xác định yếu tố tác động đến hành vi sử dụng thực phẩm đường phố của người tiêu dùng
Hà Nội
 Yếu tố văn hóa (giai tầng xã hội, văn hóa)
 Yếu tố xã hội (gia đình, bạn bè, mạng xã hội, nhóm tham khảo,...)
 Yếu tố cá nhân (tình huống mua,...)
 Yếu tố tâm lý (thái độ, tính cách, nhận thức, động cơ)
d. Nhóm câu hỏi xác định thái độ người tiêu dùng đối với thực phẩm đường phố
 Mức độ hài lòng của họ khi sử dụng thực phẩm đường phố là bao nhiêu?
 Các yếu tố được khách hàng ưu tiên khi sử dụng thực phẩm đường phố là gì?
e. Nhóm câu hỏi xác định kỳ vọng của người tiêu dùng trong tương lai.
 Họ mong muốn thay đổi điều gì về các thực phẩm đường phố trong tương lai?
 Mức giá mà người tiêu dùng sẵn sàng chi trả cho thực phẩm đường phố?
 Trong tương lai, họ có tiếp tục sử dụng thực phẩm đường phố không?

3. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu: Hành vi sử dụng “thực phẩm đường phố” của người tiêu dùng Hà Nội
Phạm vi nghiên cứu:

- Không gian: tiến hành trên địa bàn thành phố Hà Nội, trong đó tập trung vào các khu vực
có nhiều điểm bán đồ ăn đường phố, ví dụ như khu Bách Kinh Xây, quanh khu vực Hồ
Tây, phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm.
- Thời gian: từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2023, bao gồm 3 giai đoạn
+ Giai đoạn 1: Xác định vấn đề nghiên cứu và đưa ra bản đề xuất nghiên cứu.
+ Giai đoạn 2: Tiến hành nghiên cứu, thu thập dữ liệu cần thiết
+ Giai đoạn 3: Tổng hợp dữ liệu, viết báo cáo tổng hợp và thuyết trình kết quả trước lớp.

4. Xác định khách thể nghiên cứu và nội dung nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu:
- Chủ quán và nhân viên các quán ăn đường phố
- Người ăn thực phẩm đường phố (học sinh sinh viên, những người có niềm yêu thích với thực
phẩm đường phố, khách du lịch thập phương,…)
Nội dung nghiên cứu:
- Tổng quan thị trường “thực phẩm đường phố”
- Nhu cầu về thực phẩm đường phố của các đối tượng khách hàng
- Sự áp dụng kết quả nghiên cứu vào truyền thông thực phẩm đường phố
- Dự đoán nhu cầu thực phẩm đường phố trong tương lai

5. Xác định các loại thông tin cụ thể cần thu thập
Các loại thông tin cụ thể cần thu thập bao gồm:
 Những thông tin về đặc điểm, hành vi mua sắm, tiêu dùng thực phẩm đường phố của người tiêu
dùng Hà Nội thu thập được thông qua nguồn dữ liệu thứ cấp.
 Những thông tin về đặc điểm, hành vi sử dụng thực phẩm đường phố của người tiêu dùng Hà Nội
thông qua điều tra, khảo sát:
 Khu vực địa lý mà khách hàng đang sinh sống.
 Độ tuổi.
 Giới tính.
 Nghề nghiệp.
 Tình trạng hôn nhân.
 Thu nhập.
 Cách thức tiếp cận với thực phẩm đường phố.
 Những loại thực phẩm đường phố mà đối tượng khách hàng đó sử dụng.
 Thời gian và tần suất sử dụng.
 Mục đích, lý do sử dụng thực phẩm đường phố.
 Phần tài chính dành cho thực phẩm đường phố.
 Những yếu tố tác động đến hành vi sử dụng thực phẩm đường phố:
o Yếu tố văn hóa, giai tầng xã hội.
o Yếu tố xã hội (gia đình, nhóm tham khảo,…)
o Yếu tố cá nhân (tính cách, phong cách sống,…)
o Yếu tố tâm lý (nhận thức, động cơ,…)
 Mức độ hài lòng đối với thực phẩm đường phố.
 Mức giá sẵn sàng trả cho thực phẩm đường phố trong tương lai.
 Những điều khách hàng muốn thay đổi về thực phẩm đường phố.

You might also like