You are on page 1of 6

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TP.Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 20

THUYẾT MINH
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM 3

A. THÔNG TIN CHUNG

1. Tên đề tài : ( tiếng Việt / tiếng Anh)


- Tên tiếng Việt: "Định Lượng Carbon trong canh tác Cà phê và Đề xuất Hướng tới Net
Zero: Nghiên cứu tại Việt Nam"
- Tên tiếng Anh: "Quantifying Carbon in Coffee Cultivation and Proposal for Moving
towards Net Zero: A Study in Vietnam"

2. Loại hình nghiên cứu:


☐ Nghiên cứu cơ bản
☐ Nghiên cứu ứng dụng
☐ Nghiên cứu triển khai

3. Lĩnh vực nghiên cứu:

T TÊN LĨNH CHUYÊN NGÀNH Chọn


T VỰC


1 Lĩnh vực Giáo - Giáo dục học


dục - Quản lý giáo dục


- Tâm lý giáo dục
- Giáo dục thể chất
2 Lĩnh vực Kinh tế - Tài chính- ngân hàng- chứng khoán- kế toán- kiểm ⬜

toán, bảo hiểm - tín dụng


- Thương mại- quản trị kinh doanh và du lịch-
marketing
- Kinh tế học- kinh tế phát triển – kinh tế chính trị


3 Lĩnh vực Pháp lý - Luật Dân sự


- Luật Hình sự


- Luật Kinh tế


- Luật Hành chính
- Luật Quốc tế


4 Lĩnh vực Công - Toán tin
nghệ thông tin - Công nghệ thông tin

4. Thời gian thực hiện __6_ tháng


5. Người hướng dẫn
Học hàm, học vị, họ và tên: Lê Hoành Sử
Khoa/Bộ môn/Trung tâm: Hệ thống thông tin
Điện thoại: Email:

6. Sinh viên thực hiện đề tài


S Họ và tên MSSV Lớp Khóa Khoa Email Nội dung nghiên
tt cứu được giao
1 Nguyễn Hữu Trung Kiên K214080603 408CA K21 KTĐN

2 Bùi Gia Khanh K214080596 408CA K21 KTĐN

3 Võ Ngọc Phương Quỳnh K214080603 408CA K21 KTĐN

4 Lương Phương Nhật Bình K214081850 408CA K21 KTĐN

5 Nguyễn Phú Quý K214080604 408CA K21 KTĐN

B. MÔ TẢ NGHIÊN CỨU

B1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong, ngoài nước
(Trên cơ sở đánh giá tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước, phân tích những công trình
nghiên cứu, những kết quả mới nhất có liên quan đến đề tài, đánh giá những khác biệt về
trình độ KH&CN trong nước và thế giới, những vấn đề đã được giải quyết, cần nêu rõ những
vấn đề còn tồn tại)
- Tình hình các nước trên thế giới:
Hiện nay, ngành nông nghiệp trồng cà phê đang có nhiều ảnh hưởng đến môi trường,
cụ thể là lượng khí thải carbon từ giai đoạn canh tác cà phê. Chính vì vậy việc đo
lường lượng khí nhà kính thải ra môi trường đã và đang được tập trung nghiên cứu
trên nhiều khu vực, lãnh thổ quốc gia có quy mô sản xuất và xuất khẩu cà phê toàn cầu
như Việt Nam, Brazil, Colombia, Ý,... Các bài nghiên cứu báo cáo nổi bật với công
thức tính định lượng khí thải nhà kính như: Bernard Killian, Lloyd Rivera, Melissa
Soto and David Navichoc, 2013, “Carbon Footprint across the Coffee Supply Chain:
The Case of Costa Rican Coffee”; Claudia Bulgheroni, 2022, “Calculating and
Reducing the Carbon Footprint of Coffee with the 4C Carbon Footprint Add-On”.

- Tình hình trong nước:

Cà phê được xem là một mặt hàng có tầm ảnh hướng quan trọng đối với nền kinh tế ở
Việt Nam. Tuy nhiên, đi cùng với sự phát triển về kinh tế là sự tác động tiêu cực đối
với môi trường do một lượng khí carbon khổng lồ được thải ra trong quá trình sản
xuất, nhưng hầu hết các bài nghiên cứu chỉ tập trung vào tăng năng suất cây trồng,
phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ô nhiễm môi trường, giải pháp giảm lượng khí
carbon. Các vấn đề liên quan đến môi trường, đặc biệt là việc xác định lượng carbon
thải ra trong quá trình canh tác còn hạn chế và chưa nhận được sự quan tâm trong vấn
đề này. Điều này tạo ra một khoảng trống trong nghiên cứu, cụ thể là trong bối cảnh
thế giới hiện nay hướng tới mục tiêu “Net zero" trong quá trình sản xuất cà phê. Nhóm
tác giả xin phép chỉ đề cập đến bốn nghiên cứu có liên quan đến khía cạnh xác định
định lượng khí thải nhà kính trong quá trình canh tác ở một số vùng ở Việt Nam đã
xây dựng được cơ sở lý thuyết và lập luận tương đối hoàn thiện.

Trinh, L.T.K., Hu, A.H., Lan, Y.C. et al., 2020, “Comparative life cycle assessment
for conventional and organic coffee cultivation in Vietnam” - nghiên cứu này đã minh
chứng thâm canh thông thường có tác động cao nhất đến môi trường, tiếp theo là thâm
canh thông thường và hữu cơ căng, kết luận này dựa trên quá trình áp dụng công thức
tính toán định lượng khí thải carbon. Vì vậy, điều quan trọng là phải tối ưu hóa các
phương pháp canh tác cà phê của Việt Nam nhằm giảm tác động đến môi trường và
sức khỏe con người, đồng thời sản xuất cà phê bền vững cho thị trường quốc tế và
trong nước.

Ngô Kim Chi, Phạm Thế Trịnh, Đặng Ngọc Phượng, Phí Hoàng Thuý Quỳnh, Nguyễn
Thị Hằng, Ngô Trọng Cương, Chu Quang Truyền

B2. Ý tưởng khoa học, tính cấp thiết và tính mới


Cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam, chiếm vị trí thứ
ba trên thế giới về sản lượng cà phê xuất khẩu. Tuy nhiên, ngành cà phê Việt Nam đang đối
mặt với nhiều thách thức đáng kể, cả về khía cạnh khách quan và chủ quan. Những thách thức
này xoay quanh vấn đề về biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường đất do việc sử dụng quá
nhiều phân bón và nước tưới.
Thách thức đầu tiên mà Việt Nam đang phải đối mặt lớn nhất là biến đổi khí hậu. Việt Nam là
một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu như lượng mưa
không đều, nhiệt độ tăng cao và các hiện tượng thời tiết cực đoan khác như lũ lụt, sạt lở đất,
hạn hán…Những thay đổi này đã góp phần tác động đến canh tác cà phê làm giảm năng suất
cây trồng và ảnh hưởng đến chất lượng của hạt cà phê. Những điều này đã khiến người nông
dân điêu đứng trước những thảm họa nói trên trong ngành trồng trọt.
Ngoài biến đổi khí hậu, Việt Nam còn bị ảnh hưởng bởi các phương thức canh tác truyền
thống mang tính không bền vững. Điều này bao gồm việc sử dụng quá mức và không đúng
cách các loại phân bón và phương pháp tưới tiêu dẫn đến việc gây ô nhiễm đất. Việc phụ
thuộc quá nhiều vào phân bón hoá học đã gây ra ô nhiễm môi trường, thoái hóa đất gây mất
cân đối dinh dưỡng, khả năng cung cấp dinh dưỡng của đất giảm, tác động tiêu cực đến các
đồn điền cà phê.
Một trong những giải pháp quan trọng nhất để ngành cà phê Việt Nam đạt được mục tiêu “
Net zero" là thực hiện các biện pháp canh tác bền vững. Công nghệ có thể được xem như một
vai trò quan trọng ở đây, như việc sử dụng hệ thống tưới tiết kiệm nước, dự báo thời tiết chính
xác để lên kế hoạch canh tác hiệu quả. Vì vậy, ngành công nghiệp cà phê cần phải nâng cao
nhận thức và đào tạo cho người nông dân về các phương pháp canh tác bền vững và hiệu quả,
cũng như tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường.
Ý tưởng khoa học của đề tài này dựa trên việc kết hợp giữa các lĩnh vực nông nghiệp, môi
trường và công nghệ thông tin để tìm ra giải pháp cho một vấn đề cấp thiết: làm thế nào để
giảm lượng carbon thải ra từ ngành cà phê - một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của
Việt Nam, đồng thời đảm bảo sự bền vững và phát triển của ngành này.
Đề tài này mang tính mới mẻ khi tìm cách áp dụng khái niệm "Net Zero" - một mục tiêu mà
nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế đang hướng tới, vào ngành cà phê. Việc nghiên cứu và đề
xuất các phương pháp định lượng carbon trong canh tác cà phê, cũng như các giải pháp để
giảm lượng carbon thải ra, sẽ mở ra hướng đi mới cho ngành cà phê Việt Nam trước những
thách thức về môi trường.

B3. Kết quả nghiên cứu sơ khởi (nếu có)


(Trước khi đệ trình đề cương này, nhóm nghiên cứu có thể đã thực hiện những nghiên cứu sơ
khởi, nếu có thì trình bày kết quả và phương pháp sử dụng)

B4. Tài liệu tham khảo


(Tên công trình, tác giả, nơi và năm công bố, chỉ nêu những danh mục đã được trích dẫn
trong thuyết minh này)

B5. Kế hoạch và phương pháp nghiên cứu


B5.1 Mục tiêu
Nghiên cứu phân tích và đánh giá lượng khí carbon thải ra trong quá trình sản xuất cà
phê ở Việt Nam, đặc biệt là trong quá trình canh tác. Nghiên cứu sẽ đưa ra công thức tính
lượng khí carbon hợp lý đối với điều kiện hiện tại ở Việt Nam. Từ đó, mục tiêu là đề xuất ra
các giải pháp nhằm giảm lượng khí carbon thải ra trong quá trình canh tác, đồng thời thúc đẩy
quá trình đạt mục tiêu “ Net zero” trong ngành cà phê ở Việt Nam.

B5.2 Nội dung

Mục tiêu nội dung


- Phân tích và đánh giá lượng khí carbon thải ra trong quá trình canh tác cà phê ở Việt
Nam. Nghiên cứu sẽ xác định và đo lường lượng carbon từ các hoạt động trong quá
trình canh tác như là bón phân, tưới tiêu,..
- Xây dựng công thức tính lượng khí carbon thải ra môi trường. Dựa trên các dữ liệu có
sẵn và được thu thập ở những người đi trước, nghiên cứu sẽ đề xuất ra một công thức
tính toán lượng khí carbon thải ra với độ chính xác nhất định và phù hợp với điều kiện
canh tác cà phê tại Việt Nam.
- Đề ra các giải pháp nhằm giảm lượng khí carbon thải ra trong quá trình canh tác cà
phê.
- Hướng tới “Net zero" trong ngành cà phê tại Việt Nam. Điều này bao gồm việc quản
lý lượng carbon thải ra trong quá trình canh tác, ứng dụng công nghệ tiên tiến.
Phương pháp
Đề tài này sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu như là
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Xác định cũng như nắm bắt được những lý
thuyết liên quan đến ngành cà phê cũng như về nền kinh tế tuần hoàn hướng tới net
zero.
- Phương pháp định tính: sử dụng phương pháp khảo sát và thống kê như sau:
+ Nông dân: Những người trực tiếp tham gia vào hoạt động trồng cà phê
+ Các tổ chức và doanh nghiệp liên quan đến ngành sản xuất cà phê
+ Chuyên gia và nhà nghiên cứu: Những người có kiến thức và hiểu rõ về quá
trình sản xuất cà phê, quản lý môi trường và giảm thiểu khí carbon.

B6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn


- Khoa học:
+ Định lượng carbon trong canh tác cà phê giúp xác định lượng khí thải carbon dioxide (CO2)
được sinh ra từ quá trình sản xuất cà phê. Điều này có liên quan trực tiếp đến vấn đề biến đổi
khí hậu và hiệu ứng nhà kính.
+ Nghiên cứu về carbon trong canh tác cà phê giúp hiểu rõ hơn về sự ảnh hưởng của các hoạt
động như chăn nuôi, sử dụng phân bón, quản lý rừng và xử lý chất thải trong việc sản xuất cà
phê.
- Thực tiễn:
+ Định lượng carbon giúp người nông dân và các tổ chức liên quan nhận biết được mức độ
ảnh hưởng của hoạt động canh tác cà phê vào biến thiên khí hậu.
+ Việc theo dõi carbon có thể giúp xây dựng các chiến lược bền vững để giảm lượng khí thải
carbon trong quá trình sản xuất cà phê, bằng cách áp dụng các biện pháp như sử dụng năng
lượng tái tạo, quản lý chất thải và tăng cường sinh khối.
+ Định lượng carbon cũng có thể hỗ trợ việc xác định các chứng chỉ và chuẩn mực bền vững
cho ngành công nghiệp cà phê.

B7. Đăng ký Sản phẩm công bố khoa học của đề tài


Ví dụ: 01 bài báo tại Hội nghị sinh viên cấp trường trở lên.

Ngày ...... tháng ...... năm .... Ngày ...... tháng ...... năm ....
Nhóm trưởng nhóm nghiên cứu Lãnh đạo Đơn vị
(Họ tên, chữ ký) (Họ tên, chữ ký)

Ngày ...... tháng ...... năm ....


Người hướng dẫn
(Họ tên, chữ ký)

You might also like