You are on page 1of 15

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI


KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
------------

Lớp HP: K55DD1


Học phần: Kế toán tài chính Việt Nam 1
Đề tài: TSCĐ thuê tài chính và thuê hoạt động
Nhóm 5 bao gồm các thành viên:
- Đào Phương Thúy (NT) - Nguyễn Mạnh Tùng
- Lê Ngọc Linh Thảo - Nguyễn Thị Tố Uyên
- Phạm Thị Thu Thảo - Nguyễn Hải Yến
- Nguyễn Thu Thủy - Tô Quang Hiệp
- Phạm Thu Trang - Quách Nguyễn Nhật
- Nguyễn Đình Trường Tường

Ngµy 08 th¸ng 11 n¨m 2020


I. Khái niệm liên quan đến TSCĐ thuê tài chính và thuê hợp đồng:
1. Tài sản cố định thuê tài chính – TK 212:
a) Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của toàn
bộ TSCĐ thuê tài chính của doanh nghiệp. Tài khoản này dùng cho doanh nghiệp là bên đi
thuê hạch toán nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính (là những TSCĐ chưa thuộc quyền sở
hữu của doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp có nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý quản lý và sử
dụng như tài sản của doanh nghiệp).

b) Thuê tài chính: Là thuê tài sản mà bên cho thuê có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi
ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên thuê. Quyền sở hữu tài sản có thể chuyển giao
vào cuối thời hạn thuê.

c) Điều kiện phân loại thuê tài sản là thuê tài chính: Một hợp đồng thuê tài chính phải thoả
mãn 1 trong năm (5) điều kiện sau:
- Bên cho thuê chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho bên thuê khi hết thời hạn thuê;
- Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, bên thuê có quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê với
mức giá ước tính thấp hơn giá trị hợp lý vào cuối thời hạn thuê;
- Thời hạn thuê tài sản tối thiểu phải chiếm phần lớn thời gian sử dụng kinh tế của tài sản
cho dù không có sự chuyển giao quyền sở hữu;
- Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu
chiếm phần lớn (tương đương) giá trị hợp lý của tài sản thuê;
- Tài sản thuê thuộc loại chuyên dùng mà chỉ có bên thuê có khả năng sử dụng không cần có
sự thay đổi, sửa chữa lớn nào.

d) Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 212 - TSCĐ thuê tài chính
Bên Nợ: Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính tăng.
Bên Có: Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính giảm do chuyển trả lại cho bên cho thuê khi
hết hạn hợp đồng hoặc mua lại thành TSCĐ của doanh nghiệp.
Số dư bên Nợ: Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính hiện có.

Tài khoản 212 - TSCĐ thuê tài chính có 2 tài khoản cấp 2
- TK 2121 - TSCĐ hữu hình thuê tài chính: Dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình
biến động tăng, giảm của toàn bộ TSCĐ hữu hình thuê tài chính của doanh nghiệp;
- TK 2122 - TSCĐ vô hình thuê tài chính: Dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến
động tăng, giảm của toàn bộ TSCĐ vô hình thuê tài chính của doanh nghiệp.
2. Tài sản cố định thuê hoạt động:
a. Khái niệm:
- Theo Chuẩn mực kế toán số 06 – thuê tài sản có định nghĩa: Là sự thoả thuận giữa bên cho
thuê và bên thuê về việc bên cho thuê chuyển quyền sử dụng tài sản cho bên thuê trong một
khoảng thời gian nhất định để được nhận tiền cho thuê một lần hoặc nhiều lần.
Như vậy có thể định nghĩa cụ thể như sau: Thuê hoạt động là thuê tài sản mà bên cho thuê
không có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên
đi thuê.

b. Điều kiện phân loại thuê tài sản là thuê hoạt động:
Khi thuê tài sản không đủ điều kiện ghi nhận là thuê tài chính. Cụ thể hơn, là trong hợp đồng
thuê tài sản không thỏa mãn 1 trong 5 điều kiện sau của thuê tài chính thì đó được xem là
thuê hoạt động.

 Bên cho thuê chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho bên thuê khi hết thời hạn thuê
 Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, bên thuê có quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê
với mức giá ước tính thấp hơn giá trị hợp lý vào cuối thời hạn thuê
 Thời hạn thuê tài sản chiếm phần lớn thời gian sử dụng kinh tế của tài sản cho dù
không có sự chuyển giao quyền sở hữu
 Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối
thiểu chiếm phần lớn giá trị hợp lý của tài sản thuê
 Tài sản thuê thuộc loại chuyên dùng mà chỉ có bên thuê có khả năng sử dụng không
cần có sự thay đổi, sửa chữa lớn nào.

II. Những chuẩn mực kế toán liên quan đến tài sản cố định thuê tài
chính và thuê hoạt động:
- Thuê tài chính và thuê hoạt động đều là thuê tài sản cố định. Là chi phí mà doanh
nghiệp bỏ ra để thuê tài sản nhằm phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh.

- Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế
toán đối với bên thuê và bên cho thuê tài sản, bao gồm thuê tài chính và thuê hoạt động, làm
cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính.
- Chuẩn mực kế toán VAS 06 áp dụng cho kế toán thuê tài sản, ngoại trừ:
 Hợp đồng thuê để khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên như dầu, khí, gỗ, kim loại
và các khoáng sản khác
 Hợp đồng sử dụng bản quyền như phim, băng video, nhạc kịch, bản quyền tác giả, bằng
sáng chế.
 Ngoài ra, chuẩn mực này áp dụng cho cả trường hợp chuyển quyền sử dụng tài sản ngay
cả khi bên cho thuê được yêu cầu thực hiện các dịch vụ chủ yếu liên quan đến điều hành,
sửa chữa, bảo dưỡng tài sản cho thuê và không áp dụng cho các hợp đồng dịch vụ không
chuyển quyền sử dụng tài sản.
- Căn cứ theo Chuẩn mực kế toán VAS 06 về thuê tài sản, chúng ta có thể phân biệt được thế
nào là thuê tài chính và thế nào là thuê hoạt động.
ST Nội dung Thuê tài chính Thuê hoạt động
T

1 Khái niệm Là thuê tài sản mà bên cho thuê Là thuê tài sản không
có sự chuyển giao phần lớn rủi phải là thuê tài chính
ro và lợi ích gắn liền với quyền
sở hữu tài sản cho bên thuê.
Quyền sở hữu tài sản có thể
chuyển giao vào cuối thời hạn
thuê.

2 Thời gian thuê Dài hạn Ngắn hạn

3 Mức độ chuyển Nội dung hợp đồng thue tài sản Nội dung của hợp đồng
giao các rủi ro
và lợi ích gắn thể hiện việc chuyển giao phần thuê tài sản không có sự
liền với quyền lớn rủi ro và lợi ích gắn liền chuyển giao phần lớn
sở hữu tài sản với quyền sở hữu tài sản rủi ro và lời ích gắn liền
thuế
với quyền sở hữu tài
sản.
Trường hợp thường dẫn đến Hợp đồng thuê tài sản
hợp đồng thuê tài chính là:
không thỏa mãn 5 điều
- Bên cho thuê chuyển giao
quyền sở hữu tài sản cho bên kiện của hợp đồng thuê
thuê khi hết thời hạn thuê tài chính
- Tại thời điểm khởi đầu thuê
tài sản; bên thuê có quyền lựa
chọn mua lại tài sản thuê với
mức giá ước tính thấp hơn giá
trị hợp lý vào cuối thời hạn
thuê.
- Thời hạn thuê tài sản chiếm
phần lớn thời gian sử dụng
kinh tế của tài sản; cho dù
không có sự chuyển giao quyền
sở hữu
- Tại thời điểm khởi đầu thuê
tài sản; giá trị hiện tại của
khoản thanh toán tiền thuê tối
thiểu chiếm phần lớn giá trị
hợp lý của tài sản thuê
- Tài sản thuê thuộc loại
chuyên dùng; mà chỉ có bên
thuê có khả năng sử dụng
không cần có sự thay đổi, sữa
chữa lớn nào.
III. Phương pháp hạch toán tài sản cố định thuê tài chính và thuê hoạt
động:
1. Hạch toán kế toán thuê hoạt động đối với bên đi thuê và bên cho thuê.
1.1 Đối với bên đi thuê:
Theo Chuẩn mực kế toán số 06“Thuê tài sản”: Hướng dẫn ghi nhận thuê hoạt động đối với
báo cáo tài chính của bên đi thuê như sau:“Các khoản thanh toán tiền thuê hoạt động (Không
bao gồm chi phí dịch vụ, bảo hiểm và bảo dưỡng) phải được ghi nhận là chi phí sản xuất,
kinh doanh theo phương pháp đường thẳng cho suốt thời hạn thuê tài sản, không phụ thuộc
vào phương thức thanh toán, trừ khi áp dụng phương pháp tính khác hợp lý hơn.”

Căn cứ vào nguyên tắc kế toán của các tài khoản; căn cứ vào kết cấu và nội dung phản ánh
của các tài khoản, KẾ TOÁN HÀ NỘI xin hướng dẫn kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ
yếu sau:

1.1.1. Trường hợp bên đi thuê trả trước tiền thuê cho nhiều kỳ.
- Khi xác định tiền thuê phải trả, ghi:
Nợ TK 242 – Chi phí trả trước (số trả trước cho nhiều kỳ)
Nợ TK 133 – Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ (nếu có)
Có các TK 111, 112, 331… (tổng thanh toán)

-Hàng kỳ phân bổ tiền thuê tài sản cố định vào chi phí sản xuất kinh doanh, ghi
Nợ TK 627, 641, 642 (áp dụng thông tư 200) (số tiền thuê của một kỳ)
Nợ TK 154, 642 (áp dụng thông tư 133) (số tiền thuê của một kỳ)
Có TK 242 – Chi phí trả nước (số tiền thuê của một kỳ).

1.1.2. Trường hợp bên đi thuê trả tiền thuê hàng kỳ.
Khi xác định tiền thuê phải trả, ghi:
Nợ TK 627, 641, 642 (áp dụng thông tư 200) (số tiền thuê của một kỳ)
Nợ TK 154, 642 (áp dụng thông tư 133) (số tiền thuê của một kỳ)

Nợ TK 133 – Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ (nếu có)
Có các TK 111, 112, 331, … (tổng thanh toán)

1.1.3. Trong trường hợp sửa chữa TSCĐ đi thuê.


-Nếu hợp đồng quy định chi phí sửa chữa tài sản do bên đi thuê chịu thì hạch toán tương tự
như sửa chữa TSCĐ của Doanh nghiệp (mời các bạn xem tại đây)
-Nếu hợp đồng quy định chi phí sửa chữa tài sản là do bên cho thuê chịu thì coi như bên đi t
thuê cung cấp dịch vụ sửa chữa cho bên cho thuê.
1.2. Đối với bên cho thuê:
Theo chuẩn mực kế toán 06 “Thuê tài sản”: Hướng dẫn ghi nhận thuê hoạt động đối với báo
cáo tài chính của bên cho thuê như sau:
- Bên cho thuê phải ghi nhận tài sản cho thuê hoạt động trên Bảng cân đối kế toán theo cách
phân loại tài sản của doanh nghiệp
-Doanh thu cho thuê hoạt động phải được ghi theo Chuẩn mực nhận theo phương pháp
đường thẳng trong suốt thời hạn cho thuê, không phụ thuộc vào phương thức thanh toán, trừ
khi áp dụng phương pháp tính khác hợp lý hơn.
-Chi phí cho thuê hoạt động được ghi nhận là chi phí trong kỳ khi phát sinh bao gồm:
+Khấu hao TSCĐ cho thuê hoạt động (phải phù hợp với chính sách khấu hao của doanh
nghiệp và được tính theo quy định của chuẩn mực kế toán)
+Chi phí trực tiếp ban đầu để tạo ra doanh thu từ nghiệp vụ cho thuê hoạt động được ghi
nhận ngay vào chi phí trong kỳ khi phát sinh hoặc phân bổ dần vào chi phí trong suốt thời
hạn cho thuê phù hợp với việc ghi nhận doanh thu cho thuê hoạt động.

1.2.1. Khi phát sinh các chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến cho thuê hoạt động, ghi:
-Nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi:
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (ghi nhận ngay vào chi phí trong kỳ – giá chưa thuế
GTGT) (áp dụng thông tư 200)
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh, doanh dở dang (ghi nhận ngay vào chi phí trong kỳ –
giá chưa thuế GTGT) (áp dụng thông tư 133)
Nợ TK 242 – Chi phí trả trước (trả trước cho nhiều kỳ phải phân bổ – giá chưa thuế GTGT)
(cả 2 thông tư)

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ


Có các TK 111, 112, 331, …
-Nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, ghi:
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (ghi nhận ngay vào chi phí trong kỳ – giá đã có thuế)
(áp dụng thông tư 200)
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh, doanh dở dang (ghi nhận ngay vào chi phí trong kỳ –
giá đã có thuế) (áp dụng thông tư 133)
Nợ TK 242 – Chi phí trả trước (trả trước cho nhiều kỳ phải phân bổ – giá đã có thuế) (cả 2
thông tư)
Có các TK 111, 112, 331, …
– Số tiền phải trả lại cho khách hàng vì hợp đồng cho thuê tài sản không được thực hiện tiếp
hoặc thời gian thực hiện ngắn hơn thời gian đã thu
a) Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế.
a1) Trường hợp thu tiền cho thuê hoạt động theo định kỳ:
– Khi phát hành hóa đơn thanh toán tiền thuê tài sản, ghi:
Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng (tổng thanh toán)
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (tiền cho thuê chưa có thuế GTGT)
Có TK 33311 – Thuế GTGT đầu ra.
– Khi thu được tiền, ghi:
Nợ các TK 111, 112, …
Có TK 131 – Phải thu của khách hàng.
a2) Trường hợp thu trước tiền cho thuê hoạt động nhiều kỳ.
– Khi nhận tiền trước, ghi:
Nợ TK 111, 112,… (tổng số tiền nhận trước)
Có TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện (theo giá chưa có thuế GTGT)
Có TK 33311 – Thuế GTGT đầu ra.
– Định kỳ, tính và kết chuyển doanh thu của kỳ kế toán, ghi:
Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

1.2.2. Trường hợp thu tiền cho thuê hoạt động theo định kỳ, nhiều kỳ:tiền trước (nếu có),
ghi:
Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện (giá chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 33311 – Thuế GTGT đầu ra (số tiền trả lại cho người đi thuê về thuế GTGT của hoạt
động cho thuê tài sản không được thực hiện)
Có các TK 111, 112, 3388 (số tiền đã trả hoặc còn phải trả).
b) Đối với đơn vị tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp không tách ngay
được tiền thuế tại thời điểm ghi nhận doanh thu.
b1) Trường hợp thu tiền cho thuê hoạt động theo định kỳ:
– Khi phát hành hóa đơn thanh toán tiền thuê tài sản, ghi:
Nợ TK 131 – Phải thu của khách hàng (tổng thanh toán)
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (tiền cho thuê bao gồm thuế GTGT).
– Khi thu được tiền, ghi:
Nợ các TK 111, 112, …
Có TK 131 – Phải thu của khách hàng.
– Định kỳ kế toán, tính và phản ánh số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp, ghi:
Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 33311 – Thuế GTGT đầu ra.
b2) Trường hợp thu trước tiền cho thuê hoạt động nhiều kỳ:
– Khi nhận tiền trước, ghi:
Nợ TK 111, 112,… (tổng số tiền nhận trước)
Có TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện (theo giá đã có thuế GTGT)
– Định kỳ, tính và kết chuyển doanh thu của kỳ kế toán, ghi:
Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện (theo giá đã có thuế GTGT)
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (theo giá đã có thuế GTGT).
– Số tiền phải trả lại cho khách hàng vì hợp đồng cho thuê tài sản không được thực hiện tiếp
hoặc thời gian thực hiện ngắn hơn thời gian đã thu tiền trước (nếu có), ghi:
Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện (giá đã có thuế GTGT)
Có các TK 111, 112, 3388 (số tiền đã trả hoặc còn phải trả).
– Định kỳ kế toán, tính và phản ánh số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp, ghi:
Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 33311 – Thuế GTGT đầu ra.

1.2.3. Định kỳ tính, trích khấu hao TSCĐ cho thuê hoạt động vào chi phí SXKD, ghi:
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (6274) (thông tư 200)
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh, doanh dở dang (khấu hao TSCĐ) (thông tư 133)
Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ (hao mòn TSCĐ cho thuê hoạt động).

1.2.4. Định kỳ, phân bổ số chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến cho thuê hoạt động (nếu
phân bổ dần) phù hợp với việc ghi nhận doanh thu cho thuê hoạt động, ghi:
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (thông tư 200)
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh, doanh dở dang (thông tư 133)
Có TK 242 – Chi phí trả trước .

2. Hạch toán kế toán thuê tài chính:


2.1. Khi phát sinh chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến tài sản thuê tài chính trước khi
nhận tài sản thuê như: Chi phí đàm phán, ký kết hợp đồng..., ghi:

Nợ TK 242 - Chi phí trả trước

Có các TK 111, 112,...

2.2. Khi chi tiền ứng trước khoản tiền thuê tài chính hoặc ký quỹ đảm bảo việc thuê tài sản,
ghi:

Nợ TK 341 - Vay và nợ thuê tài chính (3412) (số tiền thuê trả trước)

Nợ TK 244 - Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược

Có các TK 111, 112,...


2.3. Khi nhận TSCĐ thuê tài chính, kế toán căn cứ vào hợp đồng thuê tài sản và các chứng
từ có liên quan phản ánh giá trị TSCĐ thuê tài chính theo giá chưa có thuế GTGT đầu vào,
ghi:

Nợ TK 212 - TSCĐ thuê tài chính (giá chưa có thuế GTGT)

Có TK 341 - Vay và nợ thuê tài chính(3412)(giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê
tối thiểu hoặc giá trị hợp lý của tài sản thuê không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại).

Chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến hoạt động thuê tài chính được ghi nhận vào nguyên
giá TSCĐ thuê tài chính, ghi:

Nợ TK 212 - TSCĐ thuê tài chính

Có TK 242 - Chi phí trả trước, hoặc

Có các TK 111, 112,... (số chi phí trực tiếp liên quan đến hoạt động thuê phát sinh khi nhận
tài sản thuê tài chính).

2.4. Định kỳ, nhận được hoá đơn thanh toán tiền thuê tài chính:

Khi trả nợ gốc, trả tiền lãi thuê cho bên cho thuê, ghi:

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (tiền lãi thuê trả kỳ này)

Nợ TK 341 - Vay và nợ thuê tài chính (3412) (nợ gốc trả kỳ này)

Có các TK 111, 112,...

2.5. Khi nhận được hóa đơn của bên cho thuê yêu cầu thanh toán khoản thuế GTGT đầu vào:

a) Nếu thuế GTGT được khấu trừ, ghi:

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332)

Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng (nếu trả tiền ngay)

Có TK 338 - Phải trả khác (thuế GTGT đầu vào phải trả bên cho thuê).
b) Nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, ghi:

Nợ TK 212 - TSCĐ thuê tài chính (nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ và việc
thanh toán thuế GTGT được thực hiện một lần ngay tại thời điểm ghi nhận TSCĐ thuê tài
chính)

Nợ các TK 627, 641, 642 (nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ thanh toán theo
định kỳ nhận hóa đơn)

Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng (nếu trả tiền ngay)

Có TK 338 - Phải trả khác (thuế GTGT đầu vào phải trả bên cho thuê).

2.6. Khi trả phí cam kết sử dụng vốn phải trả cho bên cho thuê tài sản, ghi:

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính.

Có các TK 111, 112,..

2.7. Khi trả lại TSCĐ thuê tài chính theo quy định của hợp đồng thuê cho bên cho thuê, kế
toán ghi giảm giá trị TSCĐ thuê tài chính, ghi:

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (2142)

Có TK 212 - TSCĐ thuê tài chính.

2.8. Trường hợp trong hợp đồng thuê tài sản quy định bên đi thuê chỉ thuê hết một phần giá
trị tài sản, sau đó mua lại thì khi nhận chuyển giao quyền sở hữu tài sản, kế toán ghi giảm
TSCĐ thuê tài chính và ghi tăng TSCĐ hữu hình thuộc sở hữu của doanh nghiệp. Khi
chuyển từ tài sản thuê tài chính sang tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp, ghi:

Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình

Có TK 212 - TSCĐ thuê tài chính (GT còn lại TSCĐ thuê tài chính)

Có các TK 111, 112,... (số tiền phải trả thêm).

Đồng thời chuyển giá trị hao mòn, ghi:


Nợ TK 2142 - Hao mòn TSCĐ thuê tài chính

Có TK 2141 - Hao mòn TSCĐ hữu hình.

2.9. Kế toán giao dịch bán và thuê lại tài sản là thuê tài chính:

a) Trường hợp giao dịch bán và thuê lại với giá bán tài sản cao hơn giá trị còn lại của TSCĐ:

- Kế toán giao dịch bán (xem tài khoản 711)

- Các bút toán ghi nhận tài sản thuê và nợ phải trả về thuê tài chính, trả tiền thuê từng kỳ
thực hiện theo quy định từ điểm 3.1 đến 3.6 Điều này.

- Định kỳ, kế toán tính, trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính vào chi phí sản xuất, kinh doanh,
ghi:

Nợ các TK 623, 627, 641, 642,...

Có TK 2142 - Hao mòn TSCĐ thuê tài chính.

- Định kỳ, kết chuyển chênh lệch giữa giá bán lớn hơn giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê
lại ghi giảm chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phù hợp với thời gian thuê tài sản, ghi:

Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện

Có các TK 623, 627, 641, 642,...

b) Trường hợp giao dịch bán và thuê lại với giá thấp hơn giá trị còn lại của TSCĐ:

- Kế toán giao dịch bán (xem tài khoản 711)

- Các bút toán ghi nhận tài sản thuê và nợ phải trả về thuê tài chính, trả tiền thuê từng kỳ
thực hiện theo quy định từ điểm 3.1 đến 3.6 Điều này.

- Định kỳ, kết chuyển số chênh lệch nhỏ hơn (lỗ) giữa giá bán và giá trị còn lại của TSCĐ
bán và thuê lại ghi tăng chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ, ghi:

Nợ các TK 623, 627, 641, 642,..


Có TK 242 - Chi phí trả trước.
IV. So sánh hai tài sản cố định trong TT 200 và TT 133:
- Về đối tượng áp dụng
+ Thông tư 200 được áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp, từ nhỏ đến lớn trong mọi lĩnh
vực, mọi thành phần kinh tế.
+ Thông tư 133 chỉ áp dụng cho doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ.
Như vậy thì DN quy mô vừa và nhỏ có thể chọn sử dụng 1 trong 2 Thông tư trên và phải
nhất quán trong cùng 1 năm tài chính. Trường hợp cần thay đổi chế độ kế toán áp dụng, DN
phải thông báo với cơ quan quản lý thuế.

- Về hệ thống tài khoản kế toán

Nội dung Thông tư 200 Thông tư 133


 + Vàng – tiền tệ được phản ánh trong tài
khoản 1113, 1123 => Là vàng sử dụng
 + Không hướng dẫn kế toán về vàng tiền
Kế toán tiền cho chức năng cất giữ giá trị, không bao
tệ.
gồm vàng tồn kho sử dụng làm nguyên
liệu sản xuất sản phẩm để bán.
Kế toán phải
thu khác và TK
 + Hoạt động cầm cố, thế chấp, ký quỹ,  + Hoạt động cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký
cầm cố, thế
ký cược được phản ánh vào TK 244. cược được phản ánh vào TK 1386.
chấp, ký quỹ,
ký cược
 + Danh mục hàng tồn kho của DN bao
Kế toán hàng  + Không bao gồm hàng hóa được lưu giữ
gồm cả hàng hóa được lưu giữ tại kho
tồn kho tại kho bảo thuế của doanh nghiệp.
bảo thuế của doanh nghiệp.
 + Bảo hiểm thất nghiệp hạch toán vào
 + Bảo hiểm thất nghiệp hạch toán vào TK
Phải trả, phải TK 3386.
3385.
nộp khác và các  + Các khoản nhận ký quỹ, ký cược hạch
 + Các khoản nhận ký quỹ, ký cược hạch
khoản nhận ký toán vào TK 344.
toán vào TK 3386.
quỹ, ký cược  + Phải trả về cổ phần hóa, hạch toán vào
 + Không có tài khoản trả về cổ phần hóa.
TK 3385.
 Với DN do nhà nước nắm giữ 100% vốn
điều lệ:
Chênh lệch tỷ
 + Có số dư “Nợ” cuối kỳ kế toán khi  + Không có số dư cuối kỳ kế toán.
giá hối đoái
phát sinh lỗ tỷ giá.
 + Có số dư “Có” khi phát sinh lãi tỷ giá.
Các tài khoản
 + Các TK từ 414 đến 466 được dùng để
liên quan đến  + TK 418 được dùng để ghi nhận và phản
ghi nhận việc trích lập và sử dụng quỹ
việc trích lập và ánh tất cả các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu.
thuộc nguồn vốn chủ sở hữu.
sử dụng Quỹ
Các khoản
giảm trừ doanh  + Hạch toán vào TK 521.  + Hạch toán vào TK 511.
thu
- Về chế độ báo cáo tài chính

Nội dung Thông tư 200 Thông tư 133


 Báo cáo bắt buộc:
 + Báo cáo tình hình tài chính (mẫu B01a
– DNN hoặc B01b – DNN)
 + Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
(mẫu B02 – DNN)
 + Bản thuyết minh BCTC (mẫu B09 –
 + Bảng cân đối kế toán (mẫu B01 - DN) DNN)
 + Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh  + Bảng cân đối tải khoản (mẫu F01 –
Hệ thống (mẫu B02 - DN) DNN)
BCTC năm với  + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (mẫu B03 -  Báo cáo không bắt buộc:
DN hoạt động DN)  + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (mẫu B03 –
liên tục  + Bản thuyết minh báo cáo tài DNN)
chính (mẫu B09 - DN)  Riêng với doanh nghiệp siêu nhỏ, các báo
  cáo tài chính gồm:
 + Báo cáo tình hình tài chính (mẫu B01 –
DNSN)
 + Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
(mẫu B02 – DNSN)
 + Bản thuyết minh BCTC (mẫu B09 –
DNSN)
 Báo cáo bắt buộc:
 + Bảng cân đối kế toán (mẫu  + Báo cáo tình hình tài chính (mẫu B01 –
B01/CDHĐ - DNKLT) DNNKLT)
Hệ thống  + Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh  + Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
BCTC năm với (mẫu B02/CDHĐ - DNKLT) (mẫu B02 – DNN)
DN không hoạt  + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (mẫu  + Bản thuyết minh BCTC (mẫu B09 –
động liên tục B03/CDHĐ - DNKLT) DNNKLT)
 + Bản thuyết minh báo cáo tài chính  Báo cáo không bắt buộc:
(mẫu B09/CDHĐ - DNKLT)  + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (mẫu B03 –
DNN)
Hệ thống  + Quy định rõ ràng với các dạng mẫu
BCTC giữa tóm lược, đầy đủ để làm báo cáo tài chính  + Không quy định
niên độ quý (kể cả quý IV) và bán niên.
Nơi nộp báo  + Cơ quan quản lý thuế  + Cơ quan quản lý thuế
cáo tài chính  + Cơ quan tài chính  + Cơ quan thống kế
 + Cơ quan thống kế  + Cơ quan đăng ký kinh doanh
 + Cơ quan đăng ký kinh doanh  + Ban quản lý khu chế xuất, khu công
 + DN cấp trên nghiệp, khu công ngh
 + Ban quản lý khu chế xuất, khu công
nghiệp, khu công nghệ cao (nếu được yêu
cầu)

You might also like