You are on page 1of 36

Chương 5: Các nghiệp vụ cấp tín dụng khác

I.Nghiệp vụ chiết khấu GTCG

II.Nghiệp vụ cho thuê tài chính

III.Nghiệp vụ bao thanh toán

IV.Nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng


1
I. Nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giá
1. Khái niệm chiết khấu:
Chiết khấu là một hình thức cấp tín dụng theo đó các tổ
chức tín dụng nhận các chứng từ có giá và trao cho khách
hàng một số tiền bằng mệnh giá trừ đi phần lãi và chi phí mà
ngân hàng được hưởng
2. Ý nghĩa của nghiệp vụ chiết khấu:
- Đối với ngân hàng: thực hiện cấp tín dụng tạo ra thu nhập,
đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, tái chiết khấu và vay cầm
cố GTCG tại NH trung ương và các NHTM khác
- Đối với khách hàng: có ngay vốn tiền mặt cho người đi
chiết khấu để phục vụ nhu cầu vốn cho sản xâut1 hoặc tiêu
dùng

2
3. Đối tượng chiết khấu:
Đối tượng chiết khấu là các giấy tờ có giá bao gồm
GTCG không sinh lời ( thương phiếu, hối phiếu) và GTCG
sinh lời (trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu kho bạc, kỳ phiếu ngân
hàng, chứng chỉ tiền gửi...)
4. Phân loại chiết khấu
a. Căn cứ theo tính chất rủi ro:
• Chiết khấu có truy đòi và
• Chiết khấu miễn truy đòi
b. Căn cứ theo thời gian:
• Chiết khấu không hoàn lại (người chiết khấu không có
mua lại GTCG)
• Chiết khấu có hoàn lại (người chiết khấu có mua lại
GTCG)

3
5. Điều kiện chiết khấu
– Đối với khách hàng đề nghị chiết khấu: pháp lý, năng lực
tài chính, phương án kinh doanh, tài sản đảm bảo là phải
đạt yêu cầu quy định của NH
– Đối với GTCG được chiết khấu: thuộc sở hữu của người đi
chiết khấu, chưa đến hạn thanh toán, được phép giao dịch,
được thanh toán của tổ chức phát hành
5. Quy trình chiết khấu
– Tiếp nhận hồ sơ chiết khấu
– Thẩm định hồ sơ
– Ký hợp đồng chiết khấu
– Chuyển nhượng GTCG và thanh toán tiền chiết khấu
– Theo dõi thu nợ
– Thanh lý hợp đồng

4
6. Phương pháp tính tiền chiết khấu

a. Chiết khấu thương phiếu

b. Chiết khấu giấy tờ có giá

5
a. Chiết khấu thương phiếu
Thời gian chiết khấu dưới một năm
 Chiết khấu tính theo lãi đơn
E
H
F
V M

0 n
Ngày chiết khấu Ngày đáo hạn

M : Là mệnh giá thương phiếu


E : Lãi chiết khấu thương phiếu
H: Hiện giá của thương phiếu
F : Hoa hồng phí chiết khấu
V : Gía trị thương phiếu sau chiết khấu
6
E=M*i*n
– E : lãi chiết khấu và ngân hàng được hưởng
 M: mệnh giá là số tiền ghi trên thương phiếu và sẽ được
thanh toán ngày đáo hạn
– i: lãi suất chiết khấu một ngày có thể từ lãi suất tháng
chia cho 30 ngày hoặc từ lãi suất năm chia cho 360 ngày
 n: số ngày chiết khấu được tính từ ngày chiết khấu cho
đến ngày đáo hạn
H=M-E
F = M* p%
V=M–E–F=H-F

7
Giá trị của thương phiếu sau chiết khấu sẽ bằng mệnh giá thương
phiếu trừ cho tiền lãi chiết khấu và hoa hồng phí chiết khấu
V: Người đem thương phiếu đi chiết khấu được hưởng
 Lưu ý chiết khấu thương phiếu theo lãi đơn có thể được tính
theo cách khác là:

M
H=
(1+n×i)
E = M-H
F
V = H-F

8
Chiết khấu tính theo lãi kép
E
F
H
V M
0 n
Ngày chiết khấu Ngày đáo hạn

M : Là mệnh giá thương phiếu


H : Hiện giá của thương phiếu
E : Lãi chiết khấu thương phiếu
F : Hoa hồng phí chiết khấu
V : Giá trị thương phiếu sau chiết khấu

9
M
M
H=
(1+i)n
E = M-H
F
V = H-F

10
11
 Thời gian chiết khấu trên một năm
Với thời gian chiết khấu dài ngày thì chiết khấu
thương phiếu theo lãi đơn không nên áp dụng vì có thể
dẫn đến tiền chiết khấu lớn hơn hoặc bằng mệnh giá.
Thích hợp nhất là áp dụng chiết khấu thương phiếu
theo lãi kép vì chiết khấu theo lãi kép thì không xẩy ra
trường hợp tiền chiết khấu có thể lớn hơn hoăc bằng
mệnh giá
Công thức tính toán vẫn như trên mà chúng ta đã đề
cập

12
13
b. Chiết khấu trái phiếu và các chứng khoán
nợ dài hạn

• Trước hết chiết khấu trái phiếu và các chứng khoán nợ dài hạn
thì phải áp dụng tính theo lãi kép.
• Chiết khấu trái phiếu và các chứng khoán nợ dài hạn được căn
cứ vào: lãi suất chiết khấu, hoa hồng phí chiết khấu, dòng tiền
chiết khấu, thời gian chiết khấu

14
+ Giấy tờ có giá lĩnh lãi trước
M
• H=
(1+r)n
• F
• V = H-F
+ Giấy tờ có giá lĩnh lãi cuối kỳ
M+I
• H=
(1+r)n
• F
• V = H-F

15
+ Giấy tờ có giá lĩnh lãi định kỳ
n
Ii M
H=෍ +
(1 + r) (1 + r)n
i
i=1

F
V=H-F

16
17
II. Nghiệp vụ cho thuê tài chính
1. Khái niệm:
Cho thuê tài chính là hình thức cấp tín dụng trung dài hạn,
trong đó bên cho thuê chuyển giao cho bên thuê quyền sử
dụng tài sản cho thuê trong một khoảng thời gian xác định.
Trong thời gian sử dụng tài sản, bên thuê phải trả tiền cho bên
cho thuê, bên thuê được quyền mua lại tài sản thuê hoặc tiếp
tục thuê tài sản hoặc hoàn trả lại tài sản cho bên cho thuê.
2. Đặc điểm:
• Cho thuê tài chính là là nghiệp vụ cấp tín dụng trung dài hạn
• Cho thuê tài chính là nghiệp vụ cấp tín dụng bằng tài sản

18
Trong thời gian thuê quyền sở hữu tài sản cho thuê thuộc về
bên cho thuê
Bên thuê không cần bỏ vốn tham gia vào việc hình thành tài
sản. Bên cho thuê sẻ bỏ tiền để hình thành nên tài sản cho
thuê
Cho thuê tài chính là loại hình tín dụng sản xuất kinh doanh
Cho thuê tài chính có 3 chủ thể tham gia: bên cho thuê (
công ty cho thuê tài chính), bên thuê ( cá nhân, doanh
nghiệp,..), bên cung cấp các tài sản cho thuê ( sản xuất hoặc
bán )
Hợp đồng cho thuê tài chính là loại hợp đồng không thể hủy
ngang

19
3. Lợi ích của nghiệp vụ cho thuê tài chính
- Đối với bên cho thuê: tạo ra thu nhập cho bên cho thuê, đa
dạng háo sản phẩm và phân tán rủi ro
- Đối với bên thuê: giảm bớt thời gian và chi phí đầu tư vào
tài sản , đổi mới công nghệ nâng cao hiệu quả kinh doanh,
giảm bớt áp lực vay vốn và áp lực trả nợ cho doanh nghiệp
đi thuê
- Đối với nền kinh tế: góp phần cung ứng nguồn vốn trung
dài hạn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của nền kinh tế,
chuyển giao và tiếp cận những công nghệ hiện đại từ nước
ngoài

20
4. Điều kiện
• Có đủ năng lực pháp lý theo quy định của pháp luật
• Có khả năng tài chính
• Có phương án kinh doanh hiệu quả và khả thi
• Thực hiện đầy đủ các quy định của quy chế cho thuê hiện
hành
5. Tài sản cho thuê
• Tài sản phải phù hợp với nhu cầu của sản xuất kinh doanh
• Tài sản đang được mua bán trên thị trường
• Tài sản cho thuê là động sản: máy móc, dây chuyền sản xuất,
phương tiện vận tải...
• Tài sản phải đăng ký giao dịch đảm bảo tại trung tâm đăng
ký giao dịch đảm bảo

21
6. Các hình thức cho thuê tài chính
a. Cho thuê tài chính thông thường
1. Bên thuê thu thập thông tin về tài sản
2. Bên thuê và bên cho thuê ký kết hợp đồng cho thuê tài
chính
3. Bên cho thuê mua tải sản của nhà cung cấp
4. Nhà cung cấp chuyển giao tài sản cho bên thuê tài sản
5. Bên cung cấp yêu cầu thanh toán đối với bên cho thuê
6. Bên cho thuê thanh toán tiền
7. Bên cho thuê nghiệm thu tài sản và bàn giao cho bên thuê
sử dụng
8. Bên thuê thanh toán tiền thuê cho bên cho thuê theo đúng
thỏa thận trong hợp đồng cho thuê tài chính
9. Bên thuê và bên cho thuê thực hiện thủ tục thanh lý hợp
đồng cho thuê tài chính và xử lý tài sản cho thuê 22
b. Mua và cho thuê lại:
Mua và cho thuê lại là phương thức cho thuê mà trong đó
bên mua ( bên cho thuê ) sẻ mua tài sản của bên bán ( bên thuê )
và sau đó sẽ cho bên bán thuê lại chính tài sản này để tiếp tục sử
dụng cho sản xuất kinh doanh
c. Cho thuê tài chính giáp lưng:
Cho thuê tài chính giáp lưng là phương thức cho thuê trong
đó bên thuê thứ nhất ( bên trực tiếp ký hợp đồng với bên cho
thuê) không phải là bên trực tiếp sử dụng tài sản thuê mà tài sản
thuê được chuyển giao cho bên thuê thứ hai sử dụng dưới sự
giám sát của bên thuê thứ nhất.

23
7. Thanh toán chủ yếu trong thuê tài chính
 Vo : giá trị tài sản cho thuê
 i: lãi suất thuê tài sản
 n: số năm thuê tài sản
 Vcl: giá trị còn lại của tài sản sau thời gian thuê
 a: tiền thuê phải trả hang năm

1 (1 i)  n n
V0  a  VCL(1  i)
i

24
III. Nghiệp vụ bao thanh toán
1.Khái niệm bao thanh toán:
 Theo công ước bao thanh toán quốc tế năm 1988 bao
thanh toán ( factoring) là một dạng tài trợ bằng việc mua
bán các khoản nợ ngắn hạn trong giao dịch thương mại
giữa tổ chức tài trợ và bên cung ứng , theo đó tổ chức tài
trợ thực hiện tối thiểu hai trong số các chức năng sau: Tài
trợ bên cung ứng gồm cho vay và ứng trước tiền, quản lý
sổ sách liên quan đến các khoản phải thu, thu nợ các
khoản phải thu, bảo đảm rủi ro không thanh toán của bên
mua hàng.

25
 Theo hiệp hội bao thanh toán thế giới (FCI), bao thanh
toán là một loại hình dịch vụ tài chính trọn gói bao gồm
sự kết hợp giữa tài trợ vốn hoạt động, bảo hiểm rủi ro tín
dụng, theo dõi các khoản phải thu và dịch vụ thu hộ
 Theo định nghĩa của NH Nhà nước V N thì : Bao thanh
toán là một hình thức cấp tin dụng của tổ chức tín dụng
cho bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản phải
thu phát sinh từ việc mua , bán hàng hóa đã được bên
bán hàng và bên mua hàng thỏa thuận trong hợp đồng
mua, bán hàng hóa.

26
2. Đặc điểm bao thanh toán:
• Có ba chủ thể tham gia vào nghiệp vụ bao thanh toán:
người bán nợ ( bán hàng), người mua nợ ( ngân hàng ),
người có nghĩa vụ trả nợ ( người mua hàng ).
• Bao thanh toán là hình thức cấp tín dụng ngắn hạn dưa
trên các khoản phải thu phát sinh từ việc mua bán hàng
hóa dịch vụ
• Bao thanh toán cung cấp các dịch vụ có liên quan như:
theo dõi , quản lý các khoản phải thu, đảm bảo rủi ro,
thu hồi nợ, tài trợ vốn cho bên bán và bên mua

27
3. Lợi ích của bao thánh toán
• Đối với bên bán hàng / bên xuất khẩu: được tài trợ vốn và
đầy nhanh tốc độ luân chuyển vốn; tiết kiệm chi phí giao
dịch, chi phí đòi nợ, chi phí quản lý khoản phải thu, tăng
doanh thu, giảm rủi ro thu hồi nợ, có thêm thông tin về bên
mua hàng
• Đối với bên mua hàng/ nhà nhập khẩu: được đơn vị bao
thanh toán tài trợ vốn tín dụng; có thể mua hàng hóa mà chưa
chựu sức ép về tài chính để thanh toán; thuận lợi hơn trong
đàm phán giao dịch thương mại với bên bán
• Đối với đơn vị bao thanh toán: đa dạng hóa sản phẩm tín
dụng; tăng nguồn thu, tăng lợi nuân; duy trì và phát triển mối
quan hệ với khách hàng.

28
4. Điều kiện bao thanh toán
• Điều kiện đối với bên mua nợ: có nhu cầu hoạt động bao
thanh toán; tỷ lệ nợ quá hạn của 3 tháng gần nhất dưới 5%;
không vi phạm các quy định về an toàn hoạt động ngân hàng;
không thuộc đối tượng đang được xem xét xử lý vi phạm
hành chính trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng
• Đối với bên bán nợ: có tư cách pháp lý, hoạt động kinh
doanh phát sinh các khoản phải thu yêu cầu bao thanh toàn;
tình hình thẩm định hoạt động kinh doanh đạt yêu cầu
• Đối với bên có nghĩa vụ trả nợ: đạt các yêu cầu cần thiết về
thẩm định của ngân hàng đối với khách hàng có nghĩa vụ trả
nợ ( pháp lý, tài chính, phương án, tài sản đảm bảo..)

29
• Các khoản phải thu sau không được thực hiện BTT:
phát sinh từ hoạt động mua bán bị pháp luật nghiêm
cấm; từ thỏa thuận bất hợp pháp; từ thỏa thuận đang
có tranh chấp; dưới hình thức ký gửi; dưới hình thức
gán nợ hoặc cầm cố, thế chấp; đã quá hạn thanh
toán, có thời hạn thanh toán còn lại dài hơn thời hạn
bao thanh toán.

30
5. Phân loại nghiệp vụ bao thanh toán
• Căn cứ vào tính chất hoàn trả: BTT có quyền truy
đòi và BTT không có quyền truy đòi
• Căn cứ vào phạm vi thực hiện: BTTtrong nước và
BTT quốc tế
• Căn cứ vào phương thức thực hiện BTT: BTT từng
lần, BTT theo hạn mức, BTT đồng BTT

31
IV. Nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng
1.Khái niệm bảo lãnh:
Bảo lãnh NH là cam kết bằng văn bản của tổ chức
tín dụng ( bên bảo lãnh ) với bên có quyền ( bên nhận
bảo lãnh ) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho
khách hàng ( bên được bảo lãnh ) khi khách hàng không
thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam
kết với bên nhận bảo lãnh.

32
2. Các đối tượng có liên quan đến nghiệp vụ bảo
lãnh:
• Bên bảo lãnh: ngân hàng thương mại; các định chế
tài chính phi ngân hàng
• Bên được bảo lãnh: doanh nghiệp, tổ chức kinh tế ,
cá nhân ...trong và ngoài nước
• Bên nhận bảo lãnh: doanh nghiệp, tổ chức kinh tế ,
cá nhân ... trong và ngoài nước là bên được thụ
hưởng bảo lãnh

33
3. Đặc điểm của bảo lãnh
• Tính phù hợp: phù hợp với các hợp đồng kinh tế
phát sinh và phù hợp với quy định của ngân hàng
• Tính không hủy ngang
• Tính độc lập
• Tính không trì hoãn về thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
4. Chức năng của bảo lãnh
• Bảo lãnh là công cụ bảo đảm
• Bảo lãnh là công cụ tài trợ
• Bảo lãnh là công cụ hạn chế rủi ro
34
5. Vai trò của bảo lãnh
- Đối với bên bảo lãnh: đa dạng hóa sản phẩm tín
dụng, phát triển thêm các sna3 phẩm dịch vụ đối
với khách hàng, tăng thu nhập từ phí bảo lãnh
- Đối với bên được bảo lãnh: được tài trợ, tiếp cận
được với những hợp đông những đối tác mà bản
thân chưa đủ uy tín để ký kết.
- Đối với bên nhận bảo lãnh: giảm rủi ro thiệt hại,
được bồi thường nếu xẩy ra rủi ro

35
6. Các hình thức bảo lãnh
• Căn cứ vào phạm vi: bảo lãnh trong nước, bảo lãnh
ngoài nước
• Căn cứ vào đồng tiền bảo lãnh: bảo lãnh bằng nội tệ,
bảo lãnh bằng ngoại tệ
• Căn cứ vào phương thức phát hành: lãnh trực tiếp,
bảo lãnh gián tiếp
• Căn cứ vào mục đích bảo lãnh: bảo lãnh vay vốn,
bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo
lãnh chất lượng sản phẩm, bảo lãnh hoàn thanh toán,
bảo lãnh bảo hành, bảo lãnh thanh toán thuế, bảo
lãnh phát hành chứng khoán, bảo lãnh đối ứng, đồng
bảo lãnh...

36

You might also like