You are on page 1of 22

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO THIẾT KẾ DỰ ÁN (PDEC)

------------o0o------------

BÁO CÁO CUỐI KỲ


(Final Design Report)

HỌC PHẦN: THIẾT KẾ DỰ ÁN I

Tên đề tài Dự án nhóm: Người tiêu dùng mua phải hàng giả,
hàng kém chất lượng trong việc mua
hàng online trong mùa dịch.
Tên giảng viên: Đỗ Quang Đông
Năm học: 2020-2021 Học kỳ: I
Mã số lớp: 211.SKI1107.A25
Tên nhóm: Chicken Industry

Tp. HCM, tháng 11/2021


BÁO CÁO CUỐI KỲ
(Final Design Report)

HỌC PHẦN: THIẾT KẾ DỰ ÁN I

Chủ đề lớp: Bảo vệ sức khỏe trong mùa dịch COVID-19.


Tên đề tài Dự án nhóm: Người tiêu dùng mua phải hàng giả, hàng kém chất
lượng trong việc mua hàng online trong mùa dịch.
Mã số lớp: 211.SKI1107.A25
Tên nhóm: Nhóm 3 - Chicken Industry
Ngày nộp báo cáo: 22/11/2021

Tên thành viên nhóm:


- Trần Gia Huy
- Nguyễn Quốc Huy
- Phùng Trang Hưng Tuấn
- Hoàng Khải Duy
- Nguyễn Thị Ngọc Ngân

Học kỳ: I
Năm học: 2021 - 2022
1
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, BẢNG, HÌNH ẢNH

Hình 1:

Hình 2:

2
Biểu đồ 1:

Biểu đồ 2:

3
Biểu đồ 3:

4
MỤC LỤC
[Báo cáo Cuối kỳ PDI]
TÓM TẮT BÁO CÁO.....................................................................................................6
(Tóm tắt Báo cáo trong khoảng 1/2 trang A4)

CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU CHUNG..............................................................................7


(Giới thiệu về chủ đề lớp, bối cảnh các đề xuất về đề tài nhóm. Nêu lý do, phương pháp đánh giá, chọn đề tài nhóm,
làm rõ vấn đề và đối tượng của đề tài nhóm, mục tiêu giải quyết vấn đề và phương pháp tiếp cận để giải quyết vấn
đề: 1-2 trang).

CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH SỰ TỒN TẠI & NHU CẦU GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ....8
(Đưa ra các minh chứng để phân tích sự tồn tại của vấn đề, nhu cầu giải quyết vấn đề và kết luận: 1-2 trang).

CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH CÁC GIẢI PHÁP HIỆN CÓ........................................11


(Liệt kê và phân tích các giải pháp hiện có trên thị trường liên quan đến vấn đề của đề tài nhóm, đánh giá các điểm
mạnh, điểm yếu của các giải này và đề xuất hướng phát triển ý tưởng giải quyết vấn đề: 1-2 trang).

CHƯƠNG IV. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN CỦA VẤN ĐỀ..................................13


(Phân tích các nguyên nhân của vấn đề, thiết lập tiêu chí đánh giá, lựa chọn nguyên nhân cụ thể của vấn đề: 1/2-1
trang).

CHƯƠNG V. TẠO Ý TƯỞNG GIẢI PHÁP................................................................14


(Nêu lại nguyên nhân cụ thể đã lựa chọn, xác định các điều kiện tiên quyết (ràng buộc, rào cản và thúc đẩy) cơ bản
cho giải pháp, đề xuất, đánh giá và lựa chọn giải pháp; mô tả giải pháp cuối cùng: Điểm mạnh, điểm yếu …: 1-2
trang).

CHƯƠNG VI. KẾT LUẬN...........................................................................................17


(Kết luận lại quá trình phát hiện và giải quyết vấn đề. Nêu rõ đối tượng và vấn đề nghiên cứu. Nêu rõ mức độ giải
quyết vấn đề cụ thể của giải pháp cuối. Hướng tìm hiểu/ nghiên cứu tiếp sau này cho đề tài): 1 trang

TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................18


(Kèm theo tất cả các phiếu T và tất cả các phiếu P vào sau phụ lục)

5
TÓM TẮT BÁO CÁO
(Tóm tắt Báo cáo trong khoảng 1/2 trang A4)

Trong bài báo cáo này, từ giới thiệu chủ đề lớp là Bảo vệ sức khỏe trong mùa dịch
COVID-19 đến sự lựa chọn và đưa ra vấn đề mà nhóm đã chọn là Người tiêu dùng mua
phải hàng giả, hàng kém chất lượng trong việc mua hàng online trong mùa dịch. Qua đó,
phân tích sự tồn tại và nhu cầu giải quyết vấn đề của các bên liên quan và phân tích các
giải pháp hiện có trên thị trường liên quan đến vấn đề của đề tài nhóm cũng như đánh giá
các điểm mạnh, điểm yếu. Sau đó, phân tích và tìm ra các nguyên nhân của vấn đề thiết
lập tiêu chí đánh giá lựa chọn nguyên nhân cụ thể. Tiếp theo, xác định các điều kiện tiên
quyết rồi từ đó đề xuất các giải pháp cho vấn đề. Cuối cùng, thông qua các tiêu chí lựa
chọn và chốt lại giải pháp phù hợp nhất để giải quyết vấn đề mà nhóm đã lựa chọn.

6
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU CHUNG
COVID 19 là một loại virut có sức lây lan mạnh, gây nguy hiểm tới tính mạng con
người, ảnh hưởng tới nền kinh tế và các hoạt động khác trên thế giới. Chính vì thế nó gây
ra không ít vấn đề nhức nhối tác động vô cùng lớn tới con người. “Bảo vệ sức khỏe trong
mùa dịch covid 19” hiện đang là một chủ đề quan trọng được rất nhiều người trên thế giới
quan tâm. Từ chủ đề trên có thể phát tán ra được nhiều vấn đề liên quan và cấp thiết cần
được giải quyết để cải thiện đời sống người dân trong mùa dịch. Vì thế “Bảo vệ sức khỏe
trong mùa dịch covid 19” đã được lựa chọn để làm chủ đề chính cho môn học.

Từ chủ đề lớp mỗi thành viên trong nhóm đã phát tán ra các vấn đền liên quan
theo mẫu (Đối tượng_Nơi xảy ra_Vấn đề là gì) qua đó nhóm đã phát tán ra được 15 đề
tài:

- Người dân thành phố không được ra ngoài trời tập thể dục trong mùa dịch
Covid-19.
- Người dân không ý thức xếp hàng giãn cách theo quy tắc 5K.
- Sau giãn cách 1/10/2021, người dân TP.HCM vẫn còn chủ quan và tụ tập lề
đường.
- Ý thức phòng chống dịch của người dân Bình Dương chưa tốt.
- Người dân thành phố có những thói quen xấu vì phải ở nhà quá lâu trong
mùa dịch.
- Học sinh khó khăn ở vùng dịch không đủ điều kiện trang bị thiết bị học tập
trực tuyến mùa dịch.
- Vật dụng y tế bị tăng giá lạm phát trong tình hình dịch Covid-19 phức tạp.
- Nhiều người trong thành phố không ý thức được tình hình dịch bệnh nên
dẫn đến khó kiểm soát
- Người dân ở thành phố trốn về nông thôn không chịu cách ly làm cho tình
hình dịch bệnh ngày càng tăng. ・ Người dân thành phố không đeo khẩu
trang khi ra đường làm ảnh hưởng đến sức khỏe mọi người.
- Màn hình điện tử gây ảnh hưởng đến sức khỏe mắt của mọi người.
- Người tiêu dùng mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng khi mua hàng
online trong mùa dịch.
- Người dân ở vùng dịch không thể ra đường để mua thuốc men.
- Người dân ở Thủ Dầu Một không thể đi khám sức khỏe định kì trong mùa
dịch Covid-19 đang nghiêm trọng.

7
- Các cấp chính quyền của TP.HCM chưa quản lý được việc người dân tự ý
về quê tránh dịch.

Từ 15 vấn đề trên mỗi thành viên trong nhóm lại tiếp tục chọn ra một vấn đề để
làm đề tài dự án cá nhân sau đó đề xuất ra 5 đề tài nhóm:

- Người dân trong vùng dịch không thể ra đường mua thuốc men cơ bản,
thông dụng.
- Người tiêu dùng mua phải hàng giả, hàng nhái khi mua sắm online trong
mùa dịch.
- Người dân không đeo khẩu trang khi ra đường làm ảnh hưởng sức khỏe mọi
người.
- Người dân TP.HCM vẫn chủ quan và tập trung vỉa hè ở Phố đi bộ Nguyễn
Huệ.
- Nhiều người dân trong thành phố không ý thức được tình hình dịch bệnh.

Qua 5 đề tài trên nhóm đã dùng các phương pháp đánh giá như: Dễ sử dụng kiến
thức và kinh nghiệm hiện có của bạn; Nhiều người muốn tham gia giải quyết vấn đề này;
Dễ dàng tiếp cận được với các bên liên quan đến vấn đề; Mang lại sự hữu ích cho xã hội;
Có thể hoàn thành trong thời gian của khóa học; Dễ thu thập thông tin cho vấn đề này;
Không đòi hỏi chi phí cao để thực hiện. Kết hợp trao đổi và tranh luận nhóm 3 đã quyết
định chọn đề tài: “người tiêu dùng mua phải hàng giả, hàng nhái khi mua sắm online
trong mùa dịch”.

Hiện nay, ngành thương mại điện tử tăng trưởng rất nhanh, do tình hình dịch bệnh
diễn ra phức tạp, mọi người dân phải ở nhà để phòng chống dịch tuy nhiêu ai nấy cũng có
nhu cầu mua sắm vận dụng, thức ăn cho gia đình vì thế họ phải sử dụng phương thức
mua sắm online. Qua đó, nếu không có kinh nghiệm mua hàng và không chịu tìm hiểu
trước mua thì người tiêu dùng không thể tránh khỏi bị kẻ gian lợi dụng và mua phải hàng
giả hàng nhái. Đối tượng nhóm nhắm tới là “người tiêu dùng” và mục tiêu là giúp người
tiêu dùng: Có thêm thông tin trước khi mua hàng; Tránh mua phải hàng giả, hàng nhái,
hàng kém chất lượng; Cãi thiện cuộc sống người dân trong mùa dịch.

Cuối cùng nhóm tụi đã dùng các phương thức như: Khảo sát các đối tượng liên
quan; Tìm hiểu trên các trang phương tiện truyền thông (báo trí, mạng xã hội,...). Qua đó,
nhóm đã tiếp cận được một số các phương pháp giải quyết vấn đề.

8
CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH SỰ TỒN TẠI & NHU CẦU GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Nguyên nhân do người dân chưa tìm hiểu được đầy đủ, rõ ràng các thông tin của
sản phẩm, bao gồm như nhãn mác, xuất xứ, hóa đơn… trong khi đây chính là mấu chốt.
Mặc dù có chính sách hoàn tiền và đổi trả trong thời gian ngắn nhưng chính sách
vẫn chưa hoàn toàn quản lí được. Người tiêu dùng nhiều lúc đăng kí hoàn tiền và yêu cầu
trả hàng nhưng không được đảm bảo quyền lợi của mình khi người bán hàng không chấp
nhận đổi trả:
- Theo như khảo sát từ các trang báo trên mạng xã hội, ta có thể thấy các
doanh nghiệp chân chính đang bị ảnh hưởng rất nhiều bởi hàng giả tràn lan
ngoài thị trường.
- Doanh thu của các doanh nghiệp trên bị giảm hụt rất nhiều bởi vì các mặt
hàng kém chất lượng.
- Các nhà sản xuất doanh nghiệp chân chính mong muốn vấn nạn hàng giả
trên thị trường được giải quyết một cách triệt để.
- Mức độ mong muốn giải quyết của vấn đề này là cấp bách.
Theo luật sư Võ Đan Mạch (Đoàn luật sư TP.HCM), các hình thức lừa đảo tuyển
CTV rồi "bom hàng", hay dụ CTV đặt lượng hàng giá lớn sau đó "xù" luôn... đang được
tổ chức rất bài bản với một lực lượng chân rết đông đảo trên mạng xã hội, Zalo, Viber...
Muốn trở thành CTV, nạn nhân phải đăng ký Facebook, điện thoại, do đó "lực lượng"
này dễ dàng kiểm soát, chúng thường họp nhau ở những quán cà phê rồi cùng tạo những
đơn hàng, bình luận ảo trên Facebook nạn nhân, sau đó lừa tiền hàng.
Một thống kê khác tại Hoa Kỳ cho thấy 70% người được khảo sát mua sắm qua
mạng nhiều hơn trước đại dịch, trong đó có 36% mua sắm qua mạng nhiều hơn rất nhiều.
Các cơ quan chức năng muốn giải quyết vấn đề này triệt để , đây và vấn đề gây hại
lớn đến cho các nhà sản xuất bị giả và người tiêu dùng bị mua dính hàng giả: Ngày nay
với sự bùng nổ của ngành thương mại điện tự, ta chỉ cần vài cái click chuột thôi là có thể
mua mọi mặt hàng, nó tạo sự thuận tiện và bảo vệ an toàn cho người dân trong mùa dịch.
Cũng chính vì thế kẻ gian đã lợi dụng để trục lợi. - Mua sắm trên mạng nếu thiếu thông
tin và kinh nghiệm mua hàng thì tỉ mua trúng hàng giả, hàng nhái là cực kì cao, vì vậy
đối tượng được ưu tiên giải quyết vấn đề là người tiêu dùng. => Tự việc khảo sát và
nghiên cứu sâu vào vấn đề thì việc mùa hàng online và bị lừa đang ở mức độ cực kì
nghiêm trọng, các bên liên quan đặc biệt là người tiêu dùng gần 70% mong muốn giải
quyết vấn đề.
9
Tuy nhiên, bên cạnh mặt lợi, sự gia tăng mua hàng qua mạng trong thời kỳ dịch
bệnh cũng có nguy cơ mang lại những tác động tiêu cực cho người tiêu dùng, cụ thể như
sau: Mua sắm qua mạng quá dễ và nhanh làm người tiêu dùng dễ dàng chi tiêu quá mức
thu nhập của bản thân, gia đình: Với sự phát triển của thương mại điện tử và sự cạnh
tranh giữa các doanh nghiệp, người tiêu dùng được trải nghiệm những dịch vụ tốt nhất, dễ
dàng và nhanh chóng nhất khi mua sắm qua mạng. Chỉ với một vài click chuột, người
tiêu dùng đã có thể mua rất nhiều mặt hàng. Điều này cũng làm xuất hiện và gia tăng tình
trạng chi tiêu quá nhiều, thậm chí quá mức thu nhập của bản thân và gia đình;
Bất chấp một số tác động tiêu cực, có một thực tế mà nhiều người tiêu dùng thừa
nhận là mua sắm qua mạng vẫn là một lựa chọn tối ưu trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn
biến phức tạp. Chính vì vậy, việc trang bị những kiến thức, kỹ năng để có thể thực hiện
các giao dịch thương mại điện tử một cách tốt nhất là rất cần thiết đối với mỗi người tiêu
dùng.
Kết luận:
- Thứ nhất, ưu tiên mua hàng từ những trang TMĐT uy tín, có đăng ký/thông
báo tới Bộ Công Thương. Trong trường hợp mua hàng trên mạng xã hội,
lựa chọn những tài khoản uy tín, có lịch sử bán hàng lâu dài;
- Thứ hai, chỉ thực hiện các giao dịch khi bản thân/gia đình thực sự có nhu
cầu sử dụng sản phẩm: Xác định các nhu cầu cơ bản và quan trọng trong lúc
áp dụng giãn cách/phong tỏa và đặt ra mục tiêu chỉ mua sắm để đáp ứng
những nhu cầu đó;
- Thứ ba, cân nhắc kỹ trước khi lựa chọn hàng hóa cần mua cũng như số
lượng hàng hóa, tránh tình trạng mua hàng không thực sự cần thiết và mua
với số lượng quá nhiều;
- Thứ tư, ưu tiên mua những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu cơ bản trong đại
dịch như: nhu yếu phẩm, thực phẩm, đồ dùng gia đình, quần áo phục vụ nhu
cầu hàng ngày… Tránh mua những sản phẩm chưa sử dụng được trong thời
điểm này như: trang phục dự tiệc/trang phục dành cho đi du lịch, đồ dã
ngoại, thiết bị điện tử dùng cho những dịp đặc biệt,…
- Thứ năm, khi nhận hàng: Đối chiếu thông tin trên biên lai giao hàng với
đơn hàng trên mạng nhằm hạn chế tình trạng thanh toán cho đơn hàng mà
mình không đặt cũng như nhận hàng không đúng với sản phẩm đã đặt mua;

10
- Thứ sáu, dành thời gian sắp xếp, dọn dẹp lại đồ đạc trong nhà để biết rõ nhà
mình đã có những đồ đạc nào, thực sự cần và không cần đồ gì nhằm tránh
tình trạng mua sắm theo cảm hứng, gây lãng phí tiền bạc và làm giảm lợi
ích của thương mại điện tử.

CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH CÁC GIẢI PHÁP HIỆN CÓ


Giải pháp 1:Nhà nước cho Quản Lí Thị Trường khảo sát các trang bán hàng.
- Điểm mạnh:
+ Tạo uy tín cho các trang bán hàng real.
+ Kiểm soát và ngăn chặn kịp thời các trang bán hàng giả.
+ Tăng độ tin cậy cho người mua hàng online.
- Điểm yếu:
+ Không thể kiểm soát hoàn toàn hết các trang web.
+ Phải huy dộng nhiều nhân lực.
+ Tốn nhiều thời gian nhưng không thể kiểm soát hết.
- Phân tích chi tiết: Giải pháp này ko thể kiếm soát hết được những trang web
bán hàng online, chỉ kiểm soát được những trang web lớn và những tên lừa
đảo quá tinh vi dễ dàng qua mặt cá lực lượng chức năng.
Giải pháp 2: Sàn thương mại điện tử.
- Điểm mạnh:
+ Ngăn chặn kịp thời các trang bán hàng giả được lập ran gay khi vừa có
thông tin.
+ Hạn chế tối thiểu thiệt hại cho người tiêu dùng khi mua phải hàng giả,
hàng nhái.
+ Có cơ chế trao đổi thông tin nhanh với các cơ quan chức năng và các
nhãn hàng.
- Điểm yếu:
+ Ngăn chặn nhanh nhưng không thể hoàn toàn ngăn chặn hết vì ngày
càng nhiểu trang bán hàng giả, hàng nhái mọc ra với số lượng lớn, đặc biệt
trong tình hình dịch bệnh phức tạp.
+ Chưa minh bạch được đầy đủ, rõ ràng các thông tin của sản phẩm.
+ Mặc dù có chính sách hoàn tiền và đổi trả trong thời gian quy định
nhưng nhiều lúc vẫn không có phản hồi.
11
- Phân tích chi tiết: Mặc dù các STMĐT đã áp dụng nhiều giải pháp để tránh
hàng giả, bán tràn lan trên mạng, nhưng tình hình dịch Covid vẫn còn phức
tạp, người dân vẫn hạn chế ra đường dẫn đến mua sắm qua mạng tăng cao
và ngày càng nhiều các trang bán hàng mọc ra. Số lượng quá nhiều dẫn đến
không thể dễ dàng kiểm soát chặt chẽ được tình hình các sản phẩm.
Giải pháp 3: Kiểm tra hàng trước khi nhận.
- Điểm mạnh:
+ Tránh bị tráo hàng khi mua.
+ Không làm mất uy tín của người bán.
+ Tạo sự tin tưởng cho người mua.
- Điểm yếu:
+ Người mua nhận sai hàng.
+ Người gửi đưa sai hàng.
+ Người gửi không cho xem hàng.
- Phân tích chi tiết: Giúp người mua có thể kiểm tra sản phẩm và đổi trả kịp
thời nhưng hiện nay nhiều trang bán hàng không cho kiểm tra hàng trước
khi thanh toán.
Giải pháp 4:Nhà nước ban hành luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Điểm mạnh:
+ Giá thành làm tem rẻ.
+ Sử dụng trên mọi mặt hàng.
+ Yêu cầu sản xuất không phức tạp.
- Điểm yếu:
+ Có thể bị làm giả tem.
+ Những loại tem dùng mã xác thực kỹ thuật số thì phải cần truy vấn
bằng điện thoại thông minh.
+ Tem dùng mã xác thực kỹ thuật số đòi hỏi sự đầu tư về cơ sở hạ tầng
như máy chủ, trung tâm quản lý và tin nhắn hiện đại.
- Phân tích chi tiết: Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã có những
tác động tích cực đến đời sống kinh tế - xã hội của nước ta, từng bước đưa
hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vào nền nếp, ngăn chặn các
hành vi bất hợp pháp gây ảnh hưởng xấu đến việc bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng. Tuy nhiên, cho đến nay, Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu
12
dùng đã bộc lộ những hạn chế như tính khả thi của Pháp lệnh và Nghị định
hướng dẫn chưa cao, nhiều quy định khá chung chung khó thực thi.
Giải pháp 5: Sử dụng tem chống hàng giả.
- Điểm mạnh:
+Áp dụng được với tất cả mọi người dân, mọi cơ quan, tổ chức buộc mọi
người dân phải tuân theo.
+ Có quy định sử phạt rõ ràng.
+ Góp phần cải thiện đời sống nhân dân, bảo vệ quyền lợi người dân.
- Điểm yếu:
+ Vẫn còn tồn đọng một số lỗ hỏng để lách luật.
+ Luật ban hành vẫn chưa đủ tính răn đe.
+Vẫn chưa truyền tải được phổ biến được tới người tiêu dùng, để ngưởi
tiêu dùng hiểu biết hơn về quyền lợi của mình.
- Phân tích chi tiết:
+Phương pháp dùng tem chống hàng giả đang là một trong những giải
pháp tối ưu của doanh nghiệp.
+ Tem chống hàng giả có nhiều mẫu mã và nhiều loại khác nhau ứng với
từng giá thành và mức độ bảo vệ.
+Đối với vấn đề mà nhóm đưa ra, đây cũng là một trong những giải pháp
hiệu quả.

CHƯƠNG IV. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN CỦA VẤN ĐỀ


Theo sự tìm hiểu vấn đề từ nhiều nguồn, từ các mạng xã hội đến các trang báo
thông tin và cả trong đời thực, nguyên nhân của vấn đề đến từ nhiều phía xuất phát từ các
đối tượng liên quan đến vấn đề:
- Cơ quan chức năng: các cơ quan quản lí thị trường chưa kiếm soát, rà soát
chặt chẽ. Một phần nguyên nhân đến từ việc không đủ nhân lực để kiểm
soát. Thứ hai, là luật pháp nhà nước ban hành chưa đủ tính răn đe đối với
vấn đề trên, và bên cạnh đó cũng có các lỗ hỏng trong luật pháp vì cơ chế
quản lí nhà nước chưa sắp xếp hợp lí.
- Người bán hàng: một phần nguyên nhân đến từ sự tham lam của người bán
hàng muốn thu lợi nhuận cao nên lợi dụng sơ hở, người bán không cung cấp
đủ thông tin về sản phẩm, không tìm hiểu kĩ nguồn nhập hàng. Thậm chí,
13
nhiều người bán hàng mưu mẹo, sử dụng nhiều chiêu trò lừa đảo để kiếm
lời mà không quan tâm sự ảnh hưởng tiêu cực đến người tiêu dùng.
- Các sàn thương mại điện tử: mặc dù đã đưa ra nhiêu chính sách để ngăn
chặn vấn đề hàng giả, hàng kém chất lượng, nhưng các chính sách bảo vệ
người mua chưa được áp dụng một cách có hiệu quả và tối ưu. Thứ nhất,
chưa cảnh báo cho người mua về các trang giả mạo bán hàng giả, hàng kém
chất lượng. Thứ hai, chưa quản lí chặt chẽ các gian hàng trên sàn và số
lượng gian hàng trên sàn ngày càng tăng nhiều dẫn đến không kiểm soát hết
được. Thứ ba, đó là chưa có trung tâm kiểm tra chất lượng sản phẩm trước
khi giao đến người mua.
- Người tiêu dùng: người tiêu dùng thường không tìm hiểu kĩ các lưu ý khi
mua hàng. Bên cạnh đó, hiện nay số lượng người tiêu dùng ham rẻ cũng rất
nhiều; mang nặng tâm lí tiểu nông, chỉ thấy lợi ích trước mắt không thấy lợi
ích lâu dài. Và cũng chính vì vậy, một số lượng lớn người tiêu dùng dễ bị
thu hút bởi những chiêu trò quảng cáo. Và khi mua phải hàng giả, hàng kém
chất lượng, một bộ phận người tiêu dùng ngại việc kiện cáo vì quy trình
phức tạp.
- Nhà sản xuất: nhà sản xuất chưa có các biện pháp bảo vệ thương hiệu, cũng
như chưa đưa ra các cách phân biệt giữa hàng thật và hàng giả, hàng nhái,
hàng kém chất lượng tràn lan trên thị trường. Song song đó, các “cơ sở” sản
xuất hàng giả, hàng nhái cũng ngày càng quá tinh vi. Cũng có một vài nhà
sản xuất muốn tiết kiệm chi phí sản xuất để tăng lợi nhuận đã sử dụng tem
chống hàng giả kém chất lượng vì chi phí thấp hơn.
Sau khi tổng hợp được nhiều nguyên nhân bao gồm cả khách quan và chủ quan
cho vấn đề đang tồn tại đến từ nhiều phía như trên, suy ra được nguyên nhân cụ thể của
vấn đề chính là đến từ người tiêu dùng. Nhiều người tiêu dùng mua phải hàng giả, hàng
kém chất lượng, nguyên nhân cụ thể là bởi vì người tiêu dùng không tìm hiểu kỹ các lưu ý
khi mua hàng.

CHƯƠNG V. TẠO Ý TƯỞNG GIẢI PHÁP


Nguyên nhân cốt lõi của vấn đề mà nhóm đã đưa ra là Bởi vì một số người tiêu
dùng không tìm hiểu kĩ các lưu ý khi mua hàng. Để tìm ra ý tưởng và hướng giải quyết

14
của vấn đề liên quan đến nguyên nhân cốt lõi thì nhóm đã dựa vào các cuộc khảo sát,
phân tích và hoạt động để đưa ra các điều kiện tiên quyết cho giải pháp sau:
- Yếu tố thúc đẩy (Enablers):
+ Nhu cầu sử dụng thiết bị thông minh để mua sắm online trong mùa
dịch rất cao.
+ Việc mua sắm online tiện lợi hơn việc mua sắm thông thường.
+ Thời đại công nghệ thông tin mọi người dễ dàng tiếp cận với mạng xã
hội và Internet.
- Yếu tố rào cản (Barriers):
+ Vẫn còn nhiều người tiêu dùng chưa thông thạo việc sử dụng công
nghệ thông tin.
+ Nhiều người tiêu dùng có thói quen hay bỏ qua các lưu ý khi mua
hàng.
+ Nhiều người chưa biết cách tiếp cận thông tin trong việc mua sắm
online.
- Điều kiện ràng buộc (Constraints):
+ Đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin về mặt kiến thức và kinh nghiệm
trong việc mua sắm online.
+ Nội dung truyền tải dễ hiểu, dễ tiếp cận người tiêu dùng.
+ Thông tin, hình ảnh, nội dung truyền tải thu hút, gây bắt mắt người tiêu
dùng.
Dựa vào các điều kiện tiên quyết trên, từng thành viên trong nhóm đã phân tích và
đề xuất ra 5 ý tưởng để giải quyết vấn đề:
- Tạo Banner “Reminder” là chiếc banner được thiết kế với nội dung nhắc
nhở, nhắn nhủ người tiêu dùng mua sắm qua mạng có thể cân nhắc, tìm
hiểu kỹ càng trước khi nhấn nút “mua” để đảm bảo an toàn mua sắm qua
mạng, tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng dẫn đến tổn thất về
tiền và thậm chí sức khỏe. Banner “Reminder” mang nội dung ngắn gọn,
xúc tích; hình ảnh nổi bật, gây chú ý đến người tiêu dùng và được đặt ở
những chỗ mà người tiêu dùng mỗi khi có ý định mua sắm qua ứng dụng sẽ
dễ dàng nhìn thấy.
- Cuộc thi Tôn Trọng Bản Quyền và Mua Sắm Online là tạo ra một cuộc thi
về việc tôn trọng bản quyền và mua sắm online trên các thiết bị công nghệ
15
dành cho học sinh ,sinh viên để lấy điểm rèn luyện để thúc đẩy học sinh
làm bài thi và trang bị đầy đủ kiến thức khi mua hàng online.
- Tạo ra những trang web và group ở trên các nền tảng mạng xã hội phòng
tránh bị lừa đảo qua mạng, để bảo vệ mọi người không bị lừa đảo qua
mạng, tránh những chiêu trò lừa đảo trên các trang mạng xã hội, cho mọi
người hiểu hơn khi mua hàng qua mạng tránh bị lừa đảo mất tiền bạc vô cớ.
- Tạo kênh youtube “Mua sắm online thông minh”: Cập nhật tình hình mua
sắm mùa dịch; Cảnh báo phương thức lừa đảo; Giới thiệu những trang web
bán hàng uy tín đến người tiêu dùng; Nói về những lưu ý khi mua hàng,
giao hàng và nhận hàng Quảng cáo kênh để tiếp cận được nhiều người tiêu
dùng. Hợp tác với các trang web bán hàng uy tính qua mạng để quảng cáo
giúp họ, qua đó có thêm chi phí để duy trì kênh.
- Ứng dụng đề xuất nơi mua hàng uy tín cho mọi sản phẩm (Safe Shopping):
Cách vận hành của ứng dụng là khi người dùng tìm kiếm sản phẩm nào đó
trên ứng dụng này thì ứng dụng sẽ đưa ra đầy đủ thông tin về mặt hàng đó
và đề xuất ra những trang bán hàng hoặc người bán hàng có uy tín. Vì vậy,
người dùng dễ dàng tìm kiếm đến những trang bán hàng hoặc người bán
hàng đó để đặt mua online mà không phải lo sợ hàng giả, hàng nhái.
Dựa vào các tiêu chí đánh giá sau: Giải pháp có thể được nhận diện và áp dụng với
mức khả thi cao, giải pháp có tính độc đáo và đặc biệt, khi giải pháp được áp dụng sẽ
mang lại nhiều đóng góp cho xã hội và không vi phạm các chuẩn mực đạo đức, giải pháp
có thể thoả mãn tất cả các điều kiện ràng buộc, giải pháp sẽ thu hút sự chú ý của nhiều
người... Nhóm đã chọn ra được giải pháp cuối cùng cho vấn đề đó là Ứng dụng đề xuất
nơi mua hàng uy tín cho mọi sản phẩm (Safe Shopping):
- Điểm mạnh (Strength):
+ Có thể giải quyết triệt để sự phân vân của người dùng không biết chọn
trang bán hàng hoặc người bán hàng có uy tín.
+ Có thể dễ dàng tiếp cận với người dùng vì thời đại công nghệ thông tin
bây giờ phát triển.
+ Cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm cũng như trang bán hàng hoặc
người bán hàng có uy tín giúp người tiêu dùng không mua phải hàng giả,
hàng nhái.
- Điểm yếu (Weakness):
16
+Việc tạo ứng dụng đòi hỏi chi phí cao vì cần thuê một người lập trình.
+Liên tục cập nhật những trang bán hàng và người bán hàng uy tín nên
mất khá nhiều thời gian.
+ Đòi hỏi chi phí quảng cáo cho ứng dụng.
- Cơ hội (Opportunity):
+ Thời đại công nghệ thông tin, mọi người dễ dàng tiếp cận với mạng xã
hội, Internet.
+ Việc tạo ứng dụng này là sự sáng tạo mới nhưng có thể thực hiện.
- Thách thức (Threat):
+ Buộc phải tìm người lập trình để tạo ra ứng dụng hoặc tự mình phải lập
trình.
+ Thói quen ám ảnh với quảng cáo có thể làm người tiêu dùng không để
ý đến sản phẩm.

CHƯƠNG VI. KẾT LUẬN


Từ chương I, có rất nhiều vấn đề liên quan đến “Bảo vệ sức khỏe trong mùa dịch
COVID-19” và nhóm đã đưa ra được 15 vấn đề. Sau đó, từng thành viên chọn ra 1 vấn đề
cá nhân rồi thông qua các tiêu chí đánh giá, nhóm đã chọn ra được vấn đề chính cho đề
tài nhóm là: “Người tiêu dùng mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng khi mua hàng
online trong mùa dịch”. Ta có thể thấy thực trạng của vấn đề vẫn tồn tại qua các thông số
mà chương II cung cấp. Các tìm hiểu trên mạng xã hội, báo điện tử (Hình 1;2) và biểu
mẫu khảo sát người tiêu dùng (Biểu đồ 1;2;3) đã chứng minh nhu cầu giải quyết vấn đề
của các bên liên quan là rất cần thiết, đặc biệt là người tiêu dùng. Ở chương III, ta đã biết
có rất nhiều giải pháp được đưa ra nhưng vẫn chưa giải quyết triệt để nên nhóm đã phân
tích lại các nguyên nhân cốt lõi của vấn đề rồi đưa ra các giải pháp cá nhân. Thông qua
các tiêu chí, đánh giá nhóm đã chọn được giải pháp cuối cùng là Ứng dụng đề xuất nơi
mua hàng uy tín cho mọi sản phẩm (Safe Shopping).
Đối tượng mà nhóm hướng đến trong cách giải quyết của ý tưởng giải pháp mà
nhóm chốt là những người mới tham gia vào thị trường mua sắm online giúp họ có thêm
kiến thức và kinh nghiệm để không mắc phải sai lầm.
Mức độ giải quyết vấn đề của giải pháp có hiệu quả nhưng vẫn còn tùy thuộc vào
nguồn thông tin mà Ứng dụng (Safe Shopping) cung cấp dẫn đến sự thách thức khá lớn
đó là tìm kiếm nguồn thông tin cho người tiêu dùng. Vì vậy, nhóm đưa ra hướng tìm hiểu
17
để phát triển cho giải pháp thêm tối ưu: Cũng giống các trang thông tin như Wikipedia,
mọi người đều có thể cung cấp thông tin về kiến thức hay các trang web bán hàng uy tín
và sẽ có người kiểm định thông tin này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Như Bình, Tuổi trẻ Online, 11/2021
https://tuoitre.vn/dich-lua-dao-ban-hang-online-bung-phat-trong-mua-dich-covid-
19-20200426093652232.htm.
[2] Thành Lê, VN Express, 11/2021
https://vnexpress.net/nguoi-thieu-kien-thuc-moi-bi-lua-khi-mua-hang-online-
4183836.html.

18
PHỤ LỤC

19
20
21

You might also like