You are on page 1of 2

Ta có thể thấy được Chính phủ điện tử là ước mơ vi diệu nhất của nền dân chủ,

một nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân ở thời đại công nghệ
thông tin hiện nay. Vì vậy, cho dù ở bất cứ đất nước nào, như cường quốc như Mỹ
hay Trung Quốc đến các đất nước nhỏ đang trong giai đoạn phát triển đều sẽ không
từ chối việc áp dụng chính phủ điện tử vào đất nước mình, vì chính phủ điện tử sẽ
chỉ giúp họ nâng cao vị thế và trình độ của mình mà không ảnh hưởng đến bản chất
mà đất ước đó theo đuổi.
“Trên thế giới này, mỗi một đất nước đều có những đặc điểm và hướng phát triển
của riêng mình, và vì vậy nên việc phát triển chính phủ điện tử cũng sẽ có những
cách khác nhau và chiến lược khác nhau phụ thuộc vào điều kiện của đất nước đó.
Do đó, một đất nước đang phát triển như Việt Nam không thể áp dụng những chính
sách của các nước đã phát triển như Mỹ, Singapore hay Australia, cũng không thể
áp dụng chiến lược phát triển của các nước thấp hơn vì điều này sẽ ảnh hưởng đến
quá trình phát triển của nước ta. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể tham khảo học hỏi
từ những đất nước đi trước đó để rút ra và tích lũy kinh nghiệm cho việc nghiên
cứu phát triển chính phủ điện tử của Việt Nam.
Và để làm được điều này, Việt Nam chúng ta sẽ phải tìm ra những lối đi thích
hợp cho việc nâng cao hiệu quả và hiệu lực của chính quyền các cấp. Đi cùng với
đó là phổ cập các dịch vụ công cho người dân thông qua Internet giúp tạo việc
thuận lợi hơn cho các hoạt động kinh doanh và sản xuất và cũng là để tiết kiệm
thời gian và sức lực của nhân dân trong mối quan hệ với Chính phủ. “
Để có thể xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số sẽ là một mục
tiêu lớn cần được đẩy mạnh triển khai trong tương lai. Và để hoàn thành được
những mục tiêu này, chúng ta cần có sự tham gia của cả hệ thống chính trị để có
thể tạo ra được những phương thức điều hành mới cho việc thúc đẩy phát triển,
ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin cùng với đó là tận dụng tối da lợi ích mà
công nghệ số mang lại cho việc phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ bền vững đất
nước.”

Đẩy mạnh việc xây dựng CPĐT để có một nền hành chính hiện đại, đáp ứng nhu
cầu của nhân dân và yêu cầu phát triển nhanh, bền vững của đất nước đang là một
nhiệm vụ cấp bách của Chính phủ Việt Nam. Do cách mạng khoa học công nghệ
luôn phát triển với tốc độ rất lớn nên cả hạ tầng CNTT lẫn tri thức về CNTT của
con người luôn đứng trước nguy cơ tụt hậu. Vì thế, việc xây dựng, vận hành, hoàn
thiện CPĐT sẽ là một quá trình liên tục, không có điểm dừng. Lúc này, Chính phủ
cần có quyết tâm chính trị rất lớn, các chuyên gia phải có sự sáng tạo không ngừng,
nhân dân phải tích cực ủng hộ, hợp tác bởi xây dựng CPĐT hiện là bước đi tất yếu
của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam.”

Nguồn: http://luanvan.net.vn/luan-van/de-tai-thuc-trang-va-giai-phap-xay-dung-
chinh-phu-dien-tu-o-viet-nam-34477/
https://123docz.net/document/866933-tai-lieu-de-tai-xay-dung-chinh-phu-dien-tu-
o-viet-nam-pdf.htm
https://tcnn.vn/news/detail/40699/
Xay_dung_chinh_phu_dien_tu_Buoc_phat_trien_tat_yeu_trong_qua_trinh_cai_ca
ch_hanh_chinhall.html
https://dangcongsan.vn/khoa-hoc-va-cong-nghe-voi-su-nghiep-cong-nghiep-hoa-
hien-dai-hoa-dat-nuoc/diem-nhan-khoa-hoc-va-cong-nghe/phat-trien-chinh-phu-
dien-tu-huong-toi-kinh-te-so-xa-hoi-so-590558.html

You might also like