You are on page 1of 1

1.3.

Xu hướng trong chuyển đổi số


Không dễ để dự đoán những thay đổi nào sẽ xuất hiện hay những thay đổi nào sẽ giảm. Thế nhưng, một
số xu hướng được thiết lập để định hình tương lai của chuyển đổi số như trí tuệ nhân tạo (AI) hay
Machine Learning v.v. Những xu hướng này đã và đang ảnh hưởng đến cách mà doanh nghiệp sẽ
tương tác khách hàng.
*Ví dụ điển hình về những xu hướng phát triển tiêu biểu để thúc đầy chuyển đổi số:
Điện toán đám mây: là mô hình dịch vụ cho phép người dùng truy cập tài nguyên điện toán dùng chung
(mạng, sever, lưu trữ, ứng dụng, dịch vụ) thông qua kết nối mạng một cách dễ dàng, mọi lúc mọi nơi,
theo yêu cầu.
Trí tuệ nhân tạo : Các tổ chức, doanh nghiệp có thể sử dụng trí tuệ nhân tạo và học máy để thiết kế và
thực hiện quá trình chuyển đổi số, tập trung vào việc đạt được lợi thế cạnh tranh với khách hàng hiện
nay và trong tương lai. Những công nghệ này hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển các chiến lược chuyển
đổi dữ liệu hoàn chỉnh dựa trên thông tin thị trường theo thời gian thực thay vì các phương pháp tiếp cận
từng phần của các hệ thống rời rạc.
*Ngoài ra còn có:
Áp dụng rộng rãi hơn các nền tảng mã thấp
Tự động hóa quy trình
Tăng cường đầu tư vào công nghệ chuỗi khối
………..
1.4.Thực trạng chuyển đổi số
*Theo báo cáo của Cisco & IDC về mức độ tăng trưởng số của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại châu Á –
Thái Bình Dương, chỉ có khoảng 3% doanh nghiệp cho rằng chuyển đổi số chưa thực sự quan trọng
trong hoạt động kinh doanh. 62% doanh nghiệp kỳ vọng chuyển đổi số sẽ giúp họ tạo ra sản phẩm, dịch
vụ mới. Đáng mừng hơn là 56% doanh nghiệp nhận thấy sự cạnh tranh đang thay đổi và chuyển đổi số
đã giúp họ làm được điều này.
Những con số trên đã chứng tỏ mức độ quan tâm cũng như nhận thức rõ ràng của doanh nghiệp về tầm
quan trọng của chuyển đổi số.
* Tuy nhiên, các doanh nghiệp tại Việt Nam, đặc biệt là 98% doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn chưa nhận
thức được trọn vẹn và đúng đắn về vai trò của chuyển đổi số trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.
Bởi lẽ chỉ mới 31% doanh nghiệp đang ở bước đầu của chuyển đổi số, 53% đang ở giai đoạn quan sát
và chỉ 3% đã hoàn thiện cơ bản quá trình này.
* Tại Việt Nam, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang đối mặt với những rào cản trong quá trình chuyển đổi
kỹ thuật số như thiếu kỹ năng số và nhân lực (17%), thiếu nền tảng công nghệ thông tin đủ mạnh để cho
phép chuyển đổi kỹ thuật số (16,7%), thiếu tư duy kỹ thuật số hoặc các thách thức về văn hóa kỹ thuật số
trong doanh nghiệp (15,7%) …

You might also like