You are on page 1of 37

KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

BÁO CÁO QUẢN TRỊ :

ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC


PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG SỐ
NGÂN HÀNG TMCP
QUỐC TẾ VIỆT NAM (VIB)

Giảng viên hướng dẫn: TS. Lê Đức Quang Tú


Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 5

TP. Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 11 năm 2020


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 5

Họ và tên Mã số sinh viên


Lý Chí Hào K174040327
Nguyễn Xuân Huy K174040338
Trần Đức Lương K174040356
Trần Diễm Mi K174040360
Võ Thị Kim Oanh K174040383
Võ Công Sáng K174040390
Võ Kim Thủy Tiên K174040413
Phạm Minh Tuấn K174040425
Bùi Trọng Tuệ K174040426

Trang 1
MỤC LỤC
Danh mục các từ viết tắt ................................................................................................. 3
Danh mục các bảng biểu và phụ lục ............................................................................... 4
1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG SỐ ................................................................. 5
1.1. Xu hướng phát triển trên thế giới .................................................................... 5
1.2. Xu hướng phát triển tại Việt Nam ................................................................... 9
2. HƯỚNG TIẾP CẬN CAMEL ........................................................................... 11
2.1. Phương pháp CAMEL ................................................................................... 11
2.2. Tiêu chí lựa chọn các ngân hàng so sánh ...................................................... 13
3. PHÂN TÍCH CAMEL VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA VIB ................................................................................................................. 14
3.1. Mức độ an toàn vốn ....................................................................................... 14
3.2. Chất lượng tài sản .......................................................................................... 15
3.3. Chất lượng quản lý ........................................................................................ 16
3.4. Khả năng sinh lời ........................................................................................... 16
3.5. Thanh khoản .................................................................................................. 17
3.6. Xếp hạng CAMEL ......................................................................................... 17
4. PHÂN TÍCH SWOT NGÂN HÀNG VIB ......................................................... 18
4.1. Điểm mạnh .................................................................................................... 19
4.2. Điểm yếu........................................................................................................ 20
4.3. Cơ hội ............................................................................................................ 21
4.4. Thách thức ..................................................................................................... 21
5. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG VIB THEO
HƯỚNG NGÂN HÀNG SỐ VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ........................................... 22
5.1. Về phía Nhà nước .......................................................................................... 22
5.2. Về phía Ngân hàng Quốc tế VIB ................................................................... 23
Phụ lục .......................................................................................................................... 29
Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 36

Trang 2
Danh mục các từ viết tắt
BIDV : Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam
CTG : Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam
HDB : Ngân hàng thương mại cổ phần phát triển TP.HCM
LVP : Ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện Liên Việt
KLB : Ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long
SEA : Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á
TPB : Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong
VBB : Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thương Tín
VCB : Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam
VIB : Ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam
NHNN : Ngân hàng Nhà nước
NHS : Ngân hàng số
VTM : Virtual Teller Machin
eKYC : Định danh khách hàng điện tử

Trang 3
Danh mục các bảng biểu và phụ lục
Bảng
Bảng 1: Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ Ngân hàng số
Bảng 2: Phân loại thị trường
Bảng 3: Mô tả các thành phần của mô hình CAMEL
Bảng 4: Tổng tài sản của một số ngân hàng cuối năm 2019
Bảng 5: Tóm tắt phân tích ma trận SWOT VIB
Hình ảnh
Hình A: Tình hình đầu tư vào công nghệ tài chính
Hình B: Mức độ quan tâm đến từ khóa "ngân hàng số" tại Việt Nam trong 5 năm qua
Phụ lục
Phụ lục 1: Số liệu các năm và xếp hạng an toàn vốn cho các ngân hàng được chọn so
sánh trong giai đoạn 2017-2019

Phụ lục 2: Số liệu các năm và xếp hạng chất lượng tài sản cho các ngân hàng được chọn
so sánh trong giai đoạn 2017-2019

Phụ lục 3: Số liệu các năm và xếp hạng chất lượng quản lý cho các ngân hàng được
chọn so sánh trong giai đoạn 2017-2019

Phụ lục 4: Số liệu các năm và xếp hạng khả năng sinh lời cho các ngân hàng được chọn
so sánh trong giai đoạn 2017-2019

Phụ lục 5: Số liệu các năm và xếp hạng độ thanh khoản cho các ngân hàng được chọn
so sánh trong giai đoạn 2017-2019

Phụ lục 6: Xếp hạng CAMEL cho các ngân hàng được chọn so sánh trong giai đoạn
2017-2019

Phụ lục 7: Các chỉ tiêu thành phần CAMEL của VIB trong sáu tháng đầu năm 2019 và
sáu tháng đầu năm 2020

Trang 4
1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG SỐ

1.1. Xu hướng phát triển trên thế giới

Các quốc gia trên thế giới đã hướng đến tầm nhìn và mục tiêu chuyển đổi số trong
lĩnh vực ngân hàng từ rất sớm. Hoạt động của ngân hàng số rất sôi nổi tại thị trường
khu vực Châu Âu. Điển hình, tổ chức N26 có trụ sở tại Berlin, Đức được cấp phép hoạt
động như một ngân hàng và chính thức cung cấp dịch vụ ngân hàng số trên toàn khu
vực Châu Âu vào năm 2016, thu hút 2 triệu khách hàng tính đến năm 2018 và tiếp tục
có mặt tại thị trường Mỹ trong năm kế tiếp, lượng người dùng tăng thêm khoảng 75%.
Bên cạnh đó, tại nước Anh cũng có các công ty fintech được cho phép hoạt động dưới
dạng ngân hàng gồm Revolut, Starling, Monzo,… Việc ngày càng có nhiều ngân hàng
số được chấp nhận đã tác động đến số lượng chi nhánh của các ngân hàng khác tại Anh,
cụ thể là hơn 600 chi nhánh đã đóng cửa (Rebecca Wearn, 2016). N26 hợp tác với tổ
chức phát hành thẻ VISA và ngân hàng Axos, trong khi Monzo và Revolut hợp tác với
Mastercard. Revolut đã tiếp cận được 500,000 khách hàng tại Mỹ và 13 triệu khách
hàng trên toàn cầu (Anna Irrera, 2020). Hiện các ngân hàng số này nói chung đã và đang
lên kế hoạch mở rộng hơn tại thị trường Mỹ và toàn thế giới.

SỐ LƯỢNG KHÁCH HÀNG


NEO BANKS % -/+
2018 2019
Revolut 3,000,000 8,000,000 166.67%
N26 2,000,000 3,500,000 75.00%
Monzo 2,000,000 3,000,000 50.00%
Monese 700,000 1,400,000 100.00%
Yolt 500,000 900,000 80.00%
Tandem 500,000 500,000 0.00%
Pockit 400,000 500,000 25.00%
Starling 400,000 800,000 100.00%
Tide 56,000 85,000 51.79%

Bảng 1: Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ NHS (nguồn: smallbusinessprice)

Trong tháng 10 năm 2020, Revolut công bố thông tin về khoản lãi suất thưởng
4.5% cho những khách hàng gửi tiền tiết kiệm ở Mỹ. Họ sẽ được hưởng tiền thưởng
trên mức lãi suất hàng năm hiện có là 0.25% hoặc 0.5% (Revolut, 2020). Lãnh đạo của
ngân hàng số này cũng cho biết mục đích là để hỗ trợ người dùng dưới sự ảnh hưởng
Trang 5
không nhỏ của đại dịch COVID-19 lên nền kinh tế và trên hết là để tìm kiếm các khách
hàng tiềm năng, nên đây sẽ không phải là một chiến lược ngắn hạn. Trong khi đó, N26
và Monzo cũng đưa ra mức lãi suất tiết kiệm lần lượt là 1.57% và 1.35%.

Tại Trung Quốc, xu hướng dịch vụ công nghệ tài chính và những phát triển gần
đây trong các khía cạnh như thanh toán qua internet và cho vay ngang hàng bắt đầu xuất
hiện vào thời gian cách đây khoảng 2 thập kỷ về trước (Zhou và cộng sự, 2015). Theo
nhiều cách, quốc gia này đang có rất nhiều lợi thế trong việc phát triển ngân hàng số,
dường như đã và đang nhanh chóng hoàn thiện các khung pháp lý có liên quan.

Bảng 2: Phân loại thị trường (nguồn: MSCI)

Việc triển khai công nghệ tiên tiến trong tài chính có thể giúp cho việc gia tăng thị
phần, nhất là mảng cho vay ngang hàng, trở nên nhanh hơn tại các thị trường mới nổi
(emerging market) mà Trung Quốc là một ví dụ điển hình (Stern và cộng sự, 2017).
KPMG thống kê được rằng các khoản đầu tư vào công nghệ tài chính bắt đầu nổi lên từ
năm 2013, chủ yếu tập trung ở khu vực châu Mỹ. Nhưng trong năm 2014, các khoản

Trang 6
đầu tư này tăng đáng kể tại châu Á và hơn một nửa khoản đầu tư bắt nguồn từ Trung
Quốc, cụ thể là Ant Financial. Trong năm 2015, Webank (liên doanh với Tencent) và
Mybank (do Alibaba thành lập) là 2 ngân hàng điện tử được phép đi vào hoạt động. Với
sự xuất hiện của các ngân hàng này, cơ hội tiếp cận vốn vay của người tiêu dùng có khả
năng được rộng mở hơn trước, đồng thời cũng là thách thức lớn cho các ngân hàng
truyền thống cả trong lẫn ngoài lãnh thổ Trung Quốc, buộc họ phải không ngừng đổi
mới để duy trì sự sống còn trong ngành có tính cạnh tranh cao như ngân hàng.

Hình A: Tình hình đầu tư vào công nghệ tài chính (nguồn: KPMG, CBInsights)

Trong giai đoạn từ năm 1970 đến nay, ngành ngân hàng Mỹ đã trải qua một cuộc
cách mạng. Công nghệ đã thay đổi cách người Mỹ tiếp cận các dịch vụ tài chính. Dịch
vụ ngân hàng qua điện thoại (telephone banking), thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, máy rút tiền
tự động trở nên phổ biến, ngân hàng và tiền tệ điện tử đang phát triển. Các kỹ thuật
kiểm tra ngân hàng cũng đã thay đổi. Ngày nay, các giám sát OCC (Văn phòng Giám
sát Tiền tệ Hoa Kỳ) sử dụng máy tính và công nghệ để đảm bảo các ngân hàng hiểu,
kiểm soát những rủi ro trong một thế giới các dịch vụ tài chính mới và đầy phức tạp.

Trang 7
OCC giám sát các ngân hàng quốc gia Mỹ và thực thi những luật ngân hàng liên
bang. Nhiều công cụ đã đổi khác, nhưng với OCC, nhiệm vụ cơ bản vẫn giữ nguyên
như những ngày đầu dưới thời Tổng thống Lincoln: nhằm đảm bảo một hệ thống ngân
hàng quốc gia cạnh tranh, an toàn hỗ trợ cho công dân, cộng đồng và nền kinh tế Mỹ.

Mỹ là nước sử dụng thanh toán điện tử trong hoạt động ngân hàng khá sớm, thẻ
thanh toán cũng ra đời đầu tiên ở Mỹ. Đây là quốc gia đi đầu trong xu hướng thanh toán
không dùng tiền mặt. Họ sử dụng thẻ thông minh trong các ngành dịch vụ khách nhau.
Có thể kể đến như thẻ sim tích hợp thanh toán trong viễn thông, các ứng dụng trong
việc tự động hóa thanh toán vé xe bus, tàu điện trong giao thông, chứng minh thư điện
tử trong lĩnh vực quản lý nhà nước, hay các loại thẻ thanh toán của ngành ngân hàng…

Đến năm 1995, e-banking chính thức lần đầu được triển khai thông qua phần mềm
Quicken của công ty Intuit Inc, với sự tham gia ủng hộ của 16 ngân hàng lớn nhất nước
Mỹ. Khi đó, khách hàng chỉ cần một máy vi tính, một modem và phần mềm Quicken là
có thể sử dụng dịch vụ này. Ngày nay, dịch vụ e-banking đã và đang được nhân rộng ra
ngoài nước Mỹ đến tất cả các châu lục khác, ở các nước đang phát triển dịch vụ này trở
nên khá quen thuộc với khách hàng vì tính tiện ích và hiệu quả của nó.

Năm 2001, online banking toàn cầu đạt 20 triệu người dùng trong đó 8 ngân hàng
khác nhau tại Mỹ đạt được ít nhất 1 triệu người dùng cho mỗi ngân hàng. Năm 2007,
iPhone bắt đầu chuyển đổi ngân hàng số từ máy tính sang điện thoại di động. Kony, Inc.
được thành lập để giúp các ngân hàng chuyển đổi các hoạt động với công nghệ di động
dựa trên đám mây, omnichannel, hệ thống internet - of - things và nền tảng phần mềm
dịch vụ. Năm 2009, online banking chạm mốc 54 triệu người dùng tại Mỹ. Năm 2016,
thế hệ Millennials (hay còn được biết đến là Gen Y là khái niệm dùng chỉ những người
sinh ra từ khoảng năm 1980 đến những năm đầu thập niên 2000) thành công trong việc
thay đổi thói quen và sở thích, họ bắt đầu sử dụng ngân hàng số nhiều hơn, phát ra tín
hiệu đã đến lúc cần chuyển đổi mọi dịch vụ trực tiếp sang online cho các ngân
hàng. Theo World Bank, năm 2016 tỷ lệ tiền mặt trong tổng lượng tiền của nền kinh tế
Mỹ chỉ khoảng 7.7%. Có thể thấy, quá trình triển khai các dịch vụ ngân hàng số tại Mỹ
đã hình thành và phát triển từ rất sớm, giúp cho người Mỹ không cần phải thực hiện các
giao dịch bằng tiền mặt trong thập kỷ qua, đồng thời các ngân hàng có thể cắt giảm
Trang 8
được các chi phí và thời gian thực hiện các lệnh một cách đáng kể, nâng cao hiệu quả
hoạt động kinh doanh.

Cũng như các quốc gia khác, đầu năm 2020, nước Mỹ cũng không nằm ngoài vùng
ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Đại dịch này không những đã cướp đi hàng triệu tính
mạng người Mỹ mà còn giáng một đòn nặng nề vào nền kinh tế số một thế giới. Trong
cơn khủng hoảng do dịch Covid-19, chính phủ Mỹ dưới sự cố vấn từ Trung tâm kiểm
soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cùng Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) đã
ban hành lệnh giãn cách xã hội trên toàn nước Mỹ. Theo thông tin từ WHO, sử dụng
tiền mặt để mua sắm, trao đổi đã được khuyến cáo là một trong những mầm mống có
thể lây lan virus Covid-19. Do đó, trong thời điểm bùng phát này, WHO khuyến khích
mọi người chủ động không dùng tiền mặt tối đa khi mua sắm. Trong khi các quốc gia
có phần lớn người dân giao dịch bằng tiền mặt đang lo lắng và gấp rút triển khai các
hình thức thanh toán mới thì vấn đề này dường như không phải là mối quan tâm của
nước Mỹ - nơi mà người dân đã quá quen thuộc với các hình thức thanh toán bằng các
dịch vụ của ngân hàng số. Đây là một điểm thành công của hệ thống ngân hàng Hoa Kỳ
mà Việt Nam đã và đang học hỏi, áp dụng nhằm hướng đến một tương lai mọi thanh
toán, giao dịch đều được thực hiện dưới sự kiểm soát của các ngân hàng số.

1.2. Xu hướng phát triển tại Việt Nam

Việt Nam đã và đang đặt ra nhiều kế hoạch để hướng đến mục tiêu số hóa ngành
ngân hàng. Thuật ngữ “ngân hàng số” được xem là khía cạnh mới và đang được sự chú
ý của cả các chuyên gia lẫn người tiêu dùng (Nguyen & Dang, 2018). Ngân hàng Nhà
nước thống kê được rằng có khoảng 94% ngân hàng thương mại, tiêu biểu gồm
LienVietPostBank, Vietcombank, Techcombank, NamAbank, ACB, BIDV,
VPBank,…, đã bắt đầu nghiên cứu và hoàn thiện các hướng đi trong thời kỳ chuyển đổi
số và hầu hết các ngân hàng đang tập trung ở khâu giao tiếp và quy trình, ứng dụng trực
tiếp và trải nghiệm của khách hàng. Cuesta và cộng sự (2015) chỉ ra rằng quá trình
chuyển đổi số trải qua 3 giai đoạn: (i) phát triển sản phẩm, kênh phân phối; (ii) tương
tích nền tảng công nghệ; (iii) thay đổi trong cơ cấu tổ chức. Thực tế, các ngân hàng Việt
Nam đang ở giai đoạn 2.

Trang 9
Hình B: Mức độ quan tâm đến từ khóa "ngân hàng số" tại Việt Nam trong 5 năm qua
(nguồn: Google Trend)

Hình thái số hóa ngân hàng tại Việt Nam là internet banking và mobile banking
xuất hiện từ rất sớm, một dạng kênh phân phối của ngân hàng cho phép người dùng
thực hiện giao dịch thông qua internet ở mọi lúc mọi nơi. Internet banking chính thức
xuất hiện tại Việt Nam vào năm 2004 trong khi mobile banking được Ngân hàng Á
Châu (ACB) tiên phong triển khai vào năm 2003 trên cơ sở hợp tác với Công ty VASC
và hai nhà cung cấp dịch vụ di động MobiFone và VinaPhone. Ngân hàng thương mại
cổ phần Quốc tế Việt Nam (VIB) cũng đã cho ra mắt internet banking thế hệ mới vào
năm 2012, sử dụng công nghệ mã hóa SSL 256 bit được chuyển giao lại từ
Commonwealth (cổ đông chiến lược của VIB), đảm bảo an toàn và cảnh báo các sự
kiện bất thường cho người dùng.

Đến thời điểm hiện tại, hầu hết các ngân hàng đều hỗ trợ kênh phân phối thông
qua thiết bị điện thoại thông minh. Vietcombank vừa cho ra mắt kênh phân phối VCB
Digibank vào ngày 16/07/2020, nền tảng này là sự kết hợp giữa internet banking và
mobile banking nên khách hàng có thể thực hiện giao dịch cả trên website hoặc thông
qua ứng dụng được cài đặt trên điện thoại. Bên cạnh đó, LienVietPostbank, VPBank và
NamABank cũng cho ra các kênh tương tự gồm Lienviet24h, Timo và OpenBanking.
Đồng thời, họ cũng triển khai eKYC tích hợp bên trong các ứng dụng đó nhận diện
khách hàng thông qua vân tay, khuôn mặt và các thông tin khác. VIB cũng vừa mang
đến cho khách hàng phiên bản mới của ứng dụng MyVIB vào ngày 22/06/2020. Ngoài
những tính năng truyền thống, khách hàng có thể dùng phiên bản này để nạp tiền vào
các ví điện tử thông dụng như Momo, VTCPay, Airpay,… Vào thời điểm đầu năm 2020,

Trang 10
VIB được Tạp chí tài chính quốc tế The Asset vinh danh ở lĩnh vực số hóa ngân hàng
với giải thưởng “Trải nghiệm khách hàng”. Đồng thời, VIB cũng ghi nhận được rằng
80% giao dịch được thực hiện qua các kênh số hóa, tăng 107% với các giao dịch qua
ứng dụng so với năm 2018. Sau thành công của hàng loạt ứng dụng, các ngân hàng cũng
hướng đến việc làm thế nào để mang đến cho khách hàng các trải nghiệm mới. Ngân
hàng Tiên Phong cho ra mắt hệ thống LiveBank vào tháng 7 năm 2017 với thiết bị tự
động VTM (Virtual Teller Machine). Ngân hàng Nam Á là tổ chức đầu tiên đưa robot
vào sử dụng với chức năng điều phối, hướng dẫn và giải đáp thắc mắc cho khách hàng
và ra mắt không gian giao dịch số vào tháng 10 năm 2019.

Nhìn chung, Việt Nam chỉ đang trong quá trình đổi mới chứ chưa tiến đến mức độ
của 1 ngân hàng số thực thụ. Vì khái niệm “ngân hàng số” là một khái niệm rộng, bao
hàm hết các khía cạnh của một ngân hàng từ cơ cấu tổ chức cho đến quản trị nhân lực
(Nguyen & Dang, 2018). Trong khi đó, những sản phẩm mà các tổ chức ở Việt Nam,
kể cả VIB, có dạng như những kênh phân phối, dịch vụ bổ sung đã được số hóa. Vì vậy,
tương lai của ngân hàng số tại Việt Nam vẫn còn ở phía trước và cần rất nhiều thời gian,
công sức để nghiên cứu, tiến hành hoàn thiện vấn đề này vì quá trình chuyển đổi số
không chỉ đơn thuần là một dự án, mà là cả một sứ mệnh hướng đến sự phát triển và
sống còn của hệ thống ngân hàng.

2. HƯỚNG TIẾP CẬN CAMEL

2.1. Phương pháp CAMEL

Nghiên cứu này sử dụng khung CAMEL với năm nhóm chỉ tiêu bao gồm: (C) –
Chỉ số an toàn vốn; (A) – Chỉ số về chất lượng tài sản; (M) – Chỉ số về chất lượng quản
lý; (E) – Chỉ số về thu nhập và (L) – Chỉ số tính thanh khoản để đánh giá mức độ lành
mạnh tài chính của ngân hàng VIB.

Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu được cung cấp bởi Vietdata và Website của
Viện Nghiên cứu Phát triển Công nghệ Ngân hàng ĐHQG-HCM (VNUHCM IBT). Sau
đó tự tính toán các giá trị trung bình và xếp hạng các chỉ tiêu.

Trang 11
Bảng 3: Mô tả các thành phần của mô hình CAMEL

Các chỉ số chính Chỉ tiêu thành phần


Tỷ lệ tổng vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (TETA)
An toàn vốn
Tỷ lệ tổng vốn chủ sở hữu trên tổng dư nợ (TETD)
Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ (LLPTL)

Chất lượng tài sản Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên thu nhập lãi ròng (LLPII)
Tỷ lệ tổng dư nợ trên tổng tài sản (TLTA)
Tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng tài sản (OETA)

Chất lượng quản lý Tỷ lệ chi phí lãi vay trên tổng tiền gửi (IETD)
Tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR)
Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROAA)

Khả năng sinh lời Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROAE)
Chỉ số biên lợi nhuận (NIM)
Chỉ số thanh khoản trên tổng tài sản (LATA)

Thanh khoản Chỉ số tiền gửi khách hàng trên tổng cho vay ngoài liên ngân
hàng (CENIL)

Theo Le (2019), mức an toàn vốn (C) phản ánh năng lực hấp thụ những khoản
lỗ bất ngờ của ngân hàng. Trong đó TETA thể hiện tỷ lệ tổng tài sản được tài trợ bởi cổ
đông, TETD phản ánh các nguồn vốn nội bộ cần thiết có thể được sử dụng để giải quyết
rủi ro vỡ nợ. Vì thế các chỉ số này càng cao thì ngân hàng càng an toàn về mặt nguồn
vốn.

Chất lượng tài sản (A) đề cập đến hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng.
LLPTL cung cấp thông tin về tỉ lệ của các khoản vay rủi ro trên tổng số tiền cho vay.
LLPII cho thấy khả năng ngân hàng phải sử dụng đến các thu nhập lãi ròng để bù đắp
cho các khoản lỗ từ việc cho vay. TLTA thể hiện các khoản cho vay hiện tại đang chiếm
bao nhiêu phần trăm trong tổng tài sản. Các chỉ số này càng thấp thì chất lượng các
khoản cho vay của ngân hàng càng cao.

Chất lượng quản lý (M) chỉ ra hiệu quả quản lý ảnh hưởng như thế nào đến hoạt
động tài chính của các ngân hàng. IETD đo lường mức lãi suất trung bình mà ngân hàng
đang phải trả cho các khoản tiền gửi. OETA và CIR cho thấy tỉ lệ chi phí hoạt động của
Trang 12
ngân hàng khi so với tổng tài sản và thu nhập. Theo đó, các chỉ số này càng thấp càng
thể hiện ban lãnh đạo ngân hàng có khả năng kiểm soát chi phí tốt hơn.

Chỉ số về thu nhập, khả năng sinh lời (E) được dùng để đánh giá khả năng tìm
kiếm lợi nhuận của ngân hàng. Trong đó ROAA là một chỉ số quan trọng trong việc so
sánh hiệu quả và hiệu suất hoạt động của ngân hàng khi xem xét tỉ lệ lợi nhuận được
tạo ra từ tài sản của ngân hàng. ROAE là thước đo tỉ suất lợi nhuận trên vốn của cổ
đông và NIM là tỉ lệ của thu nhập lãi ròng trên tổng tài sản sinh lãi. Các chỉ số này càng
cao càng cho thấy ngân hàng đang hoạt động một cách hiệu quả.

Cuối cùng là chỉ số về thanh khoản (L), thể hiện khả năng ngân hàng đáp ứng
các nghĩa vụ của họ khi đến hạn. LATA được tính toán bằng tổng tài sản lưu động chia
cho tổng tài sản. Tổng tài sản lưu động ở đây bao gồm tiền mặt và các khoản dự trữ, trái
phiếu chính phủ, tiền gửi liên ngân hàng và các khoản đầu tư chứng khoán sẵn sàng
bán. CENIL chỉ tỷ lệ tiền gửi của khách hàng, bao gồm cả khu vực cư trú và không cư
trú, trên tổng các khoản cho vay ngoài ngân hàng. Các chỉ số này càng cao thì ngân
hàng càng an toàn trước những cú sốc dòng tiền và các trường hợp yêu cầu rút tiền bất
ngờ từ phía khách hàng.

Với mỗi chỉ tiêu thành phần của các chỉ số trên, đối với VIB, chúng tôi sẽ đánh
giá mức độ biến động và so sánh tổng quan so với các ngân hàng khác qua các năm.
Sau đó, chúng tôi sẽ tiến hành tính toán giá trị trung bình các chỉ tiêu và xếp hạng trong
toàn bộ giai đoạn được xem xét. Ngân hàng có thứ hạng cao hơn là ngân hàng hoạt động
tốt hơn. Chúng tôi sẽ sử dụng thứ hạng trung bình trong trường hợp có hai hoặc nhiều
ngân hàng có cùng giá trị xếp hạng.

2.2. Tiêu chí lựa chọn các ngân hàng so sánh

Chúng tôi đã chọn ra một số ngân hàng để so sánh với VIB dựa trên tiêu chí độ
lớn của tổng tài sản vào cuối năm 2019 (Bảng 4). Trong đó, nhóm 1 chúng tôi chọn ba
trong số mười ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất tại Việt Nam – BIDV, CTG và VCB.
Nhóm 2 là các ngân hàng có độ lớn tài sản vừa, quy mô tài sản gần tương đồng với VIB.
Hai ngân hàng có tài sản lớn hơn là HDB, LVP và hai ngân hàng có tài sản nhỏ hơn là

Trang 13
TPB và SEA. Nhóm cuối cùng - nhóm 3 là nhóm của các ngân hàng với số vốn nhỏ,
chúng tôi chọn NAB, VAB và KLB.

Bảng 4: Tổng tài sản của một số ngân hàng cuối năm 2019
Đơn vị: Triệu đồng

Nhóm STT Ngân hàng Tên viết tắt Tổng tài sản (31/12/2019)
1 BIDV BIDV 1.489.957.293
1 2 VietinBank CTG 1.240.711.475
3 Vietcombank VCB 1.222.718.858
4 HDBank HDB 229.447.262
5 LienVietPostBank LVP 202.058.040
2 6 VIB VIB 184.531.485
7 TPBank TPB 164.438.534
8 SeABank SEA 157.398.288
9 VietBank VBB 94.687.435
3 10 Viet A Bank VAB 76.446.763
11 Kienlongbank KLB 51.102.121

(Nguồn: tác giả tự tổng hợp)

Mục đích của việc lựa chọn một số ngân hàng so sánh với VIB nhằm mang lại
một cái nhìn tổng quan hơn về vị thế, điểm mạnh và yếu hơn của VIB so với các ngân
hàng khác. Từ đó giúp VIB xem xét duy trì, thay đổi và khắc phục những khía cạnh
chưa vững mạnh thông qua việc đưa ra phương hướng phát triển phù hợp trong thời kỳ
chuyển đổi số.

3. PHÂN TÍCH CAMEL VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH


CỦA VIB

3.1. Mức độ an toàn vốn

Dữ liệu về các chỉ số đánh giá mức độ an toàn vốn trong gian đoạn 2017-2019
của 11 ngân hàng và kết quả xếp hạng được chỉ ra trong Phụ lục 1. Như có thể thấy, chỉ
số cả hai chỉ số TETA và TETD của VIB đều tăng lên vào cuối năm 2018 nhưng lại sụt
giảm vào năm 2019, trong khi các ngân hàng khác trong nhóm 2 giữ được mức tăng
trong cả hai năm.
Trang 14
Trong xếp hạng trung bình TETA, VIB đứng thứ 4. Còn ở xếp hạng trung bình
TETD, VIB xếp thứ 3. Xếp hạng tổng của mức độ an toàn vốn VIB đứng thứ 3. Cho
thấy mức an toàn vốn của VIB trong giai đoạn 2017-2019 là khá tốt.

Các ngân hàng khác trong cùng nhóm 2 cũng đạt được các thứ hạng khá cao như
HDB hạng 2 và TPB hạng 4. Một điều thú vị là, khi nhìn vào nhóm 1, chúng ta thấy
được TETA và TETD là một số nhỏ vào 2017 và tăng dần sau hai năm. Trong khi đó
các ngân hàng ở nhóm 3 thì ngược lại, cả hai chỉ số đều là một số lớn vào năm 2017
(trừ VBB) và giảm dần sau hai năm. Điều này chỉ ra rằng phương hướng phát triển của
hai nhóm ngân hàng có vốn lớn và nhỏ là khác nhau.

3.2. Chất lượng tài sản

Dữ liệu về các chỉ số đánh giá chất lượng tài sản trong gian đoạn 2017-2019 của 11
ngân hàng và kết quả xếp hạng được chỉ ra trong Phụ lục 2. Theo đó, chỉ số LLPTL của
VIB giảm vào năm 2018 và tăng trở lại vào năm 2019. Xếp hạng trung bình LLPTL
trong 3 năm đứng ở vị trí thứ 4. Cùng chia sẻ vị trí này với VIB là SEA và VAB, ở mức
trung bình 3 năm là 1,03%. Chỉ số LLPII tăng mạnh sau 2 năm, từ 10,13% lên 20,69%.
Nhưng vẫn có được vị trí thứ 2 trong phần xếp hạng trung bình, một phần vì các ngân
hàng khác đã có tỉ lệ LLPII rất cao từ 2017. Thông qua hai chỉ số LLPTL và LLPII có
thể thấy được mức dự phòng rủi ro tín dụng của VIB đang ở mức khá tốt so với các
ngân hàng được so sánh.

Riêng chỉ số TLTA của VIB cần phải đặc biệt chú ý, tổng dư nợ trên tổng tài sản
của VIB đã đạt đến 70,02% vào năm 2019, một tỉ lệ rất cao. Thứ hạng TLTA trung bình
của VIB là 9, chỉ trên hai ngân hàng là BIDV và CTG. Chính việc có xếp hạng thấp ở
chỉ số này đã khiến xếp hạng tổng chất lượng tài sản của VIB chỉ đứng thứ 5 dù thứ
hạng của hai chỉ số đầu khá cao.

Trong nhóm 2, VIB đang đứng sau TPB xếp hạng 4 và HDB xếp hạng 3. Cũng
giống như bảng xếp hạng mức độ an toàn vốn, hai trên ba ngân hàng có mức vốn nhỏ
là KLB và VBB chia nhau hai vị trí đầu bảng; ba ngân hàng với số vốn lớn nhất lại chia
nhau ba vị trí cuối bảng.

Trang 15
3.3. Chất lượng quản lý

Dữ liệu về các chỉ số đánh giá chất lượng quản lý trong gian đoạn 2017-2019 của 11
ngân hàng và kết quả xếp hạng được chỉ ra trong Phụ lục 3. Theo như Phụ lục 3, thứ
hạng của trung bình hai chỉ số OETA và CIR lần lượt đứng hạng 8 và 7, còn cao so với
các ngân hàng được so sánh. Tuy nhiên có một tín hiệu đáng mừng là hai chỉ số này đã
giảm dần sau hai năm. Nếu vẫn tiếp tục phát huy và giữ được đà giảm như thế này trong
các năm tiếp theo, VIB sẽ có cơ hội cải thiện vị trí của mình trên bảng xếp hạng ở hai
chỉ số này.

Ngược lại hoàn toàn so với OETA và CIR, chỉ số IETD hiện tại đang đứng hạng
2 nhưng lại có xu hướng tăng dần sau từng năm. VIB cần chú ý nhiều hơn đến sự gia
tăng của các khoản chi phí lãi vay này.

Với việc tồn tại song song hai tín hiệu đáng mừng và đáng chú ý như trên, thì
xếp hạng chất lượng quản lý của VIB đứng thứ 5,5 là một điều hợp lý. VIB hoàn toàn
có thể cải thiện thứ hạng này trong tương lai nếu có một chiến lược quản lý chi phí tốt
hơn và phù hợp với tình hình của ngân hàng.

Trái ngược với chỉ tiêu An toàn vốn và Chất lượng tài sản, các ngân hàng thuộc
nhóm 1 đã thể hiện được khả năng quản lý chi phí một cách tuyệt vời của mình, từ đó
lần lượt chia nhau các vị trí đầu bảng xếp hạng.

3.4. Khả năng sinh lời

Dữ liệu về các chỉ số đánh giá khả năng sinh lời trong gian đoạn 2017-2019 của
11 ngân hàng và kết quả xếp hạng được chỉ ra trong Phụ lục 4. Như có thể thấy từ phụ
lục 4, hai chỉ tiêu thành phần là ROAA và ROAE của VIB giữ được đà tăng sau hai
năm và có hiệu suất khá ấn tượng. ROAA trung bình đạt 1,42%, chỉ thua VBB - hạng
1 với 3,06% và ROAE trung bình đạt 19,23%, xếp sau ngân hàng giữ hạng 1 là VCB
với tỉ lệ 21,25%. Ở chỉ số NIM, VIB không giữ được đà tăng của mình và đã giảm nhẹ
vào năm 2019. Xếp hạng trung bình NIM của VIB đứng thứ 3 và đứng sau hai ngân
hàng cùng nhóm.

Trang 16
Mặc dù không đứng đầu ở chỉ tiêu nào, nhưng bằng việc thể hiện tốt ở cả ba chỉ
tiêu, VIB vẫn đứng hạng 1 trong xếp hạng khả năng sinh lời. Điều này cho thấy khả
năng tìm kiếm lợi nhuận của VIB là rất ấn tượng. Đồng thời, bên cạnh VIB, các ngân
hàng ở nhóm 2 gây bất ngờ bằng việc sở hữu các thứ hạng khá cao như TPB hạng 2,
HDB hạng 3 và LVP hạng 5.

3.5. Thanh khoản

Dữ liệu về các chỉ số đánh giá khả năng sinh lời trong gian đoạn 2017-2019 của
11 ngân hàng và kết quả xếp hạng được chỉ ra trong Phụ lục 5. Ta có thể thấy, VIB đang
thực sự gặp vấn đề về tính thanh khoản của mình. Trung bình CENIL của VIB dưới
mức 1, và đang đứng cuối bảng xếp hạng ở chỉ số này. Điều này thể hiện các khoản cho
vay ngoài liên ngân hàng của VIB đang cao hơn lượng tiền gửi của khách hàng. Bên
cạnh đó, chỉ số thanh khoản trên tổng tài sản LATA của VIB chỉ đang đứng hạng 6,5,
một mức trung bình. VIB thật sự nên chú trọng nhiều hơn đến tính thanh khoản của
mình, nếu không sẽ rất khó khăn nếu phải chịu đựng một cú sốc mạnh về dòng tiền.
VIB đứng thứ 9 trong xếp hạng tổng về Thanh khoản.

3.6. Xếp hạng CAMEL

Sau khi phân tích từng hạng mục của mô hình CAMEL, xếp hạng tổng thể của
các ngân hàng được chỉ ra trong Phụ lục 6.

Đứng đầu bảng xếp hạng là TPB với thứ hạng trung bình là 4,7. Mặc dù TPB chỉ
nổi trội trong chỉ tiêu khả năng sinh lời nhưng vẫn đứng vị trí thứ nhất vì các chỉ tiêu
khác dù không quá mạnh nhưng rất đồng đều. Xếp sau TPB là VIB và HDB cùng chia
nhau hạng 2,5. Hai ngân hàng đều rất mạnh trong khả năng sinh lời và có mức độ an
toàn vốn cao. VCB xếp ở vị trí thứ 4 bằng thế mạnh vượt trội trong quản lý và thanh
khoản. Ba ngân hàng thuộc nhóm 3 là VAB, VBB và KLB lần lượt chia nhau các thứ
hạng 5,6,7. Tiếp theo sau là hai ngân hàng trong nhóm 2, LVP và SEA lần lượt xếp
hạng 8 và 9. Cuối bảng xếp hạng là sự hiện diện của hai ngân hàng có số vốn cao nhất
BID và CTG, cùng thứ hạng 10,5.

Trang 17
Riêng về VIB, ngân hàng nên tiếp tục giữ vững và phát huy các điểm mạnh của
mình, đồng thời cần phải chú trọng hơn về khả năng quản lý và chất lượng của tài sản
cũng như khắc phục điểm yếu trong tính thanh khoản của mình.

4. PHÂN TÍCH SWOT NGÂN HÀNG VIB

Bảng 5: Tóm tắt phân tích ma trận SWOT VIB


ĐIỂM MẠNH (STRENGTHS) ĐIỂM YẾU (WEAKNESSES)
• Tạo dựng được niềm tin khách • Tiềm lực tài chính còn kém so
hàng qua nhiều năm hoạt động. với các ngân hàng lớn
• Lĩnh vực kinh doanh đa dạng. (Vietcombank, BIDV,
• Vốn điều lệ ngày càng tăng giúp Agribank…).
gia tăng lòng tin của khách hàng. • Khó quản lý được chất lượng
• Đội ngũ nhân viên trẻ, năng động. dịch vụ ở tất cả chi nhánh.
• Các sản phẩm dịch vụ thường • Thiếu nhân lực chất lượng cao,
xuyên được cập nhật, bắt kịp xu chỉ tập trung phát triển mạnh ở
hướng. TPHCM và Hà Nội.
• Ngày càng nâng cao chất lượng • Thiếu nguồn ngân sách lớn phát
dịch vụ được tốt hơn. triển quảng bá hình ảnh để cạnh
• VIB trở thành ngân hàng Việt tranh với những ngân hàng khác.
Nam đầu tiên hoàn thành cả ba trụ • Còn yếu trong năng lực quản lý
cột của Basel II. và có vấn đề trong chỉ số thanh
khoản của ngân hàng.

CƠ HỘI (OPPORTUNITIES) THÁCH THỨC (THREATS)


• Việt Nam là nước đang phát triển, • Lạm phát của đồng tiền.
nên nhu cầu vốn của các công ty • Những rủi ro pháp lý khi tiếp cận
rất cao. ngân hàng số.
• Nguồn nhân lực dồi dào, chi phí • Dịch Covid-19 ảnh hưởng mọi
thấp mặt đến đời sống, xã hội.

Trang 18
• Xã hội càng hiện đại, nhu cầu • Sự cạnh tranh gay gắt với các đối
thanh toán tăng cao. thủ cùng ngành.
• Khai thác những vùng phát triển • Sự phát triển ngành ngân hàng
mạnh mà VIB chưa tiếp cận. Việt Nam còn yếu so với thế giới.
• Các công ty luôn hướng đến • Tầm nhìn phát triển ngành ngân
những ngân hàng có bề dày hoạt hàng tại Việt Nam còn hạn chế.
động uy tín.
• Chính sách hỗ trợ các ngân hàng
của nhà nước.

4.1. Điểm mạnh

Qua nhiều năm hoạt động, VIB đã xây dựng được tên tuổi, niềm tin cũng như
giá trị thương hiệu nhất định trong lòng khách hàng.

Lĩnh vực kinh doanh đa dạng: dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp, cá nhân; dịch vụ
ngân hàng định chế; dịch vụ Internet Banking, Mobile Banking. Tiêu biểu là ứng dụng
ngân hàng di động MyVIB: cho phép người sử dụng có thể thực hiện chuyển tiền và
mở sổ tiết kiệm. Khi mở sổ tiết kiện trực tuyến sẽ hưởng ưu đãi lãi suất hơn 0,1% so
với mở số tiết kiệm tại quầy giao dịch.

Gần đây, VIB được chấp thuận nâng vốn điều lệ lên 11.094 tỷ đồng, tổng tài sản
đạt trên 202.370 tỷ đồng. Sự gia tăng phát triển tổng tài sản và cơ sở vật chất hiện đại
đã giúp VIB tăng giá trị niềm tin và gia tăng trải nghiệm sử dụng dịch vụ.

Đội ngũ nhân viên trẻ, năng động. Sản phẩm dịch vụ khách hàng đều được các
nhân viên biên chế (trình độ đại học trở lên, được đào tạo nghiệp vụ nghiêm ngặt)
thường xuyên cập nhật kịp thời các thông tin sản phẩm dịch vụ mới, những thay đổi
trong chính sách tín dụng và chính sách khách hàng.

Là ngân hàng bán lẻ, cung cấp một loạt sản phẩm, dịch vụ tài chính trọn gói cho
khách hàng nòng cốt (doanh nghiệp vừa và nhỏ, cá nhân, hộ gia đình,…có thu nhập ổn
định). VIB trở thành ngân hàng Việt Nam đầu tiên hoàn thành cả ba trụ cột của Basel
II theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN và Thông tư 13/2018/TT-NHNN.

Trang 19
Khả năng thu hồi vốn chủ yếu từ hoạt động tín dụng được chuyên môn hóa thành
bộ phận kinh doanh và giao dịch tín dụng, giúp phục vụ khách hàng nhanh hơn, tốt hơn,
kiểm soát được tính tuân thủ thẩm định và khâu thu hồi vốn vay.

VIB đã cơ cấu lại hoạt động của mình, hoạt động theo mô hình ngân hàng hiện
đại, hiện đại hóa công nghệ cũng như không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn của
các cán bộ công nhân viên chức để đạt được mục tiêu trở thành Ngân hàng hàng đầu về
chất lượng dịch vụ.

4.2. Điểm yếu

Bên cạnh những thuận lợi thì VIB còn gặp những khó khăn nhất định: tiềm lực
tài chính còn thua kém các ngân hàng khác (Vietcombank với tổng tài sản gần 50 tỷ
USD và giá trị vốn hóa cao nhất trong các tổ chức tín dụng niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam và nhiều ngân khác như BIDV, Agribank, Vietinbank,…), đội
ngũ nhân lực chưa thật sự mạnh và nhân lực điều hành theo tiêu chuẩn quốc tế vẫn còn
thiếu.

Chất lượng dịch vụ khách hàng trực tiếp còn tùy thuộc vào từng cá nhân nhân
viên cũng như từng chi nhánh hay điểm giao dịch của Ngân hàng mà nhà quản lý khó
có thể kiểm soát và thống nhất hết được.

Vẫn còn những khe hở luôn tồn tại trong hệ thống quản lý của công ty. Chưa
thực sự phản ứng nhanh với những biến đổi của thị trường vốn, còn yếu kém trong khâu
quản lý, thể hiện qua chỉ số Chất lượng quản lý (M) chưa được cao.

Tuy ngân hàng đã đón đầu xu thế chuyển đổi số của thị trường và đã thực hiện
cho các nhân viên của mình được tiếp cận với ứng dụng dữ liệu lớn (Big Data) và trí
tuệ nhân tạo (AI) nhưng nguồn nhân lực tại bộ phận này vẫn luôn thiếu.

Chưa đủ nguồn lực về kiến thức, kinh tế và mối quan hệ với các cơ quan chức
năng nên ngân hàng chỉ mới phát triển chủ yếu ở thị trường trọng điểm như Hà Nội và
Thành phố Hồ Chí Minh, chưa đủ khả năng phát triển hầu hết trên các tỉnh trên cả nước.
Dẫn đến vị thế bị giảm do không đủ khả năng cung cấp dịch vụ so với sự phát triển
mạnh mẽ của các khu vực xung quanh các nền kinh tế trọng điểm.

Trang 20
Vì tiềm lực tài chính chưa thật sự mạnh nên ngân sách dành cho việc truyền
thông, quảng bá VIB đến khách hàng cũng chưa thật sự được quan tâm đầu tư như một
số ngân hàng lớn khác.

4.3. Cơ hội

Việt Nam là một nước đang phát triển, nên nhu cầu vốn của các cá nhân doanh
nghiệp luôn luôn tồn tại. Đây là một cơ hội phát triển lớn cho VIB nói riêng cũng như
ngành Ngân hàng.

Với một nền kinh tế mở cửa như Việt Nam và có một nguồn nhân lực dồi dào và
chi phí thấp hơn các nước lân cận, điều đó tạo nên sự thu hút với các doanh nghiệp sản
xuất. Do đó, nhu cầu vốn vay cũng tăng, vì thế mà ngân hàng có nhiều cơ hội hơn trong
việc cho vay. Vì cuộc sống ngày càng phát triển hiện đại nên nhu cầu sử dụng các dịch
vụ ngân hàng để giải quyết những vấn đề thanh toán hàng ngày cũng tăng lên.

Hiện nay, VIB đang mở rộng phạm vi hoạt động ra các vùng kinh tế mới, các
thành phố của các tỉnh có tốc độ phát triển mạnh mẽ.

Bề dày hoạt động tạo uy tín chung cho ngân hàng, đây là một tổ chức tài chính
mà các doanh nghiệp hướng đến muốn hợp tác để phát triển. Có sức hấp dẫn lớn trong
thị trường cùng ngành.

Nhà nước đang có những chính sách nhằm cải thiện cơ sở hạ tằng cũng như phát
triển kinh tế mà ở đó không thể thiếu Ngân hàng Quốc tế.

4.4. Thách thức

Sự mất giá của đồng tiền gây khó khăn trong việc huy động tiền gửi tiết kiệm.

Sự phát triển và mở rộng ngân hàng số còn chịu nhiều hạn chế về pháp luật trong
nước cũng như rủi ro pháp lý khi tiến hành số hóa ngân hàng.

Thời điểm dịch bệnh hiện nay là một trong những yếu tố làm giảm đà tăng trưởng
của ngành ngân hàng nói chung cũng như VIB nói riêng. Cần ủng hộ khắc phục các yếu
tố dịch bệnh trước khi tham gia vào phát triển kinh tế.

Trang 21
Luôn tồn tại các đổi thủ cạnh tranh trực tiếp trong tập khách hàng của công ty
hướng tới. Gần đây, nhiều ngân hàng đang có xu hướng chuyển dịch sang ngân hàng
bán lẻ. Điều đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thị phần của Ngân hàng VIB khi phải đối
đầu với các ngân hàng lớn, có nguồn lực tài chính mạnh hơn.

Hàng loạt các ngân hàng tìm cách mở rộng phạm vi hoạt động của mình gây sức
ép cho VIB.

Các khoản đầu tư đến từ một số nhà đầu tư nước ngoài có tiềm lực mạnh để mở
ngân hàng tầm cỡ tại Việt Nam

Xét về mặt vĩ mô, năng lực quản lý, điều hành của ngân hàng ở Việt Nam còn
hạn chế. Việc phát triển công nghệ tại Việt Nam cũng như ngành ngân hàng đang còn
yếu so với phần còn lại của thế giới. Điều này gây khó khăn cho các tổ chức tín dụng
tại Việt Nam.

5. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG VIB THEO
HƯỚNG NGÂN HÀNG SỐ VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ

5.1. Về phía Nhà nước (đặc biệt là Ngân hàng Nhà nước)

Khái niệm “Ngân hàng số” dường như đã và đang trở thành một khía cạnh tất yếu
trên thế giới, nhất là khi nhu cầu cần có được sự tiện lợi và quá trình trải nghiệm của
khách hàng được đề cao hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, quá trình hướng đến mục tiêu
chuyển mình thành một ngân hàng số thực thụ của các ngân hàng tại Việt Nam nói
chung và VIB nói riêng chỉ mới ở những bước đi đầu tiên và còn rất nhiều khó khăn cả
trong lẫn ngoài hệ thống ngân hàng. Sự phát triển của lĩnh vực ngân hàng số cần nhiều
nỗ lực cải tiến, chiến lược đổi mới của VIB và hơn nữa là hỗ trợ đến từ Ngân hàng Nhà
nước và chính phủ.

Trong bối cảnh ngày nay, điều kiện sống ngày càng phát triển theo hướng hiện đại
hóa về mặt khoa học – kỹ thuật, đáng nói hơn là rủi ro tái bùng phát của đại dịch
COVID-19 khiến cho nhiều khía cạnh trong cuộc sống trở nên khó khăn hơn. Chính
phủ đã thi hành một loạt các chính sách, quy định với mục đích kiểm soát dịch bệnh,
đảm bảo an toàn cho mọi người dân bằng những biện pháp hạn chế bớt đi việc tập trung,

Trang 22
tiếp xúc trực tiếp. Chính vì điều này mà nhu cầu giải quyết vấn đề, cụ thể là thực hiện
hay thanh toán các giao dịch, ngay tại nơi ở của mình mà không cần phải đến địa điểm
của các đơn vị chức năng đang tăng lên. Vì vậy, phía Ngân hàng Nhà nước (NHNN)
cần đẩy mạnh việc hoàn thiện khung pháp lý và tạo ra môi trường năng động, thực hiện
các chính sách hỗ trợ để đáp ứng được tốc độ phát triển của quá trình số hóa trong lĩnh
vực tài chính (Nguyen & Dang, 2018). Việc tăng cường đầu tư vào công nghệ kỹ thuật
số hiện đại, kiểm soát quản lý chặt chẽ tình hình kinh tế, mở rộng và tăng cường đào
tạo chuyên môn lĩnh vực số hóa cũng là một số chiến lược mà phía Ngân hàng Nhà
nước và chính phủ có thể duy trì và tiến hành để có những sự hỗ trợ nhất định cho hệ
thống ngân hàng nói chung và VIB nói riêng.

NHNN cần sớm hoàn thiện khung pháp lý về: (i) Ngân hàng số; eKYC (có giới
hạn); (ii) Hệ thống đại lý ủy thác của ngân hàng về dịch vụ thanh toán không dùng tiền
mặt, dịch vụ ngân hàng số (nạp, rút tiền mặt từ Tài khoản số; phát triển người dùng. Hỗ
trợ thực hiện dịch vụ ngân hàng số có thu phí...); (iii) Chính sách về an toàn, bảo mật
thông tin trong giao dịch điện tử để bảo vệ lợi ích hợp pháp cho khách hàng; (iv) Quy
trình nghiệp vụ giao dịch điện tử qua ngân hàng, giám sát hoạt động ngân hàng số và
phòng chống rửa tiền.

Có chính sách hỗ trợ, đẩy mạnh truyền thông thúc đẩy dịch vụ thanh toán không
dùng tiền mặt của doanh nghiệp và người dân, phát triển thương mại điện tử và hệ sinh
thái số hỗ trợ cho thanh toán điện tử, nghiên cứu và phát triển các nền tảng thanh toán
điện tử không qua ngân hàng, dựa trên số điện thoại di động hay căn cước công dân.

Tổ chức các hội thảo, chuyên đề khoa học công nghệ ngân hàng để tư vấn, hỗ trợ
ngân hàng đẩy nhanh quá trình chuyển đổi core banking, chuẩn hóa, số hóa, xây dựng
ngân hàng số đáp ứng yêu cầu của cách mạng 4.0 của đất nước và hội nhập quốc tế.

5.2. Về phía Ngân hàng Quốc tế (VIB)

Khắc phục các vấn đề về sức khỏe tài chính:

Quá trình phân tích khung đánh giá CAMEL cho thấy VIB là ngân hàng có tình
hình tài chính tương đối tốt, chỉ xếp sau Ngân hàng Tiên Phong ở kết quả xếp hạng cuối
cùng cho giai đoạn 2017 – 2019. Tuy nhiên, chất lượng tài sản (A) của VIB là khía cạnh

Trang 23
cần quan tâm, cụ thể là việc lập dự phòng cho các khoản nợ xấu và dư nợ chiếm gần
70% tổng tài sản. Đáng nói hơn khi tại thời điểm cuối quý II năm 2020, tỷ lệ dự phòng
rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ (LLPTL) và tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên thu nhập
lãi ròng (LLPII) gia tăng so với cùng kỳ năm 2019 (Phụ lục 7). Điều đó cho thấy chất
lượng tài sản của VIB đã bị ảnh hưởng bởi các tác động kinh tế của đại dịch COVID-
19, rằng VIB đã chủ động gia tăng việc trích lập dự phòng vì tình hình trả nợ vay của
các cá nhân hay doanh nghiệp ít nhiều đều bị ảnh hưởng do kết quả kinh doanh của họ
có thể không mấy khả quan trong đợt đại dịch vừa qua. Bên cạnh đó, VIB cũng cần xem
xét đến chất lượng quản lý (M) cho chi phí lãi vay phát sinh từ tổng tiền gửi vì tỷ lệ
phần trăm của khoản này có xu hướng gia tăng trong 3 năm vừa qua và tương tự khi so
sánh quý II năm 2020 với cùng kỳ năm 2019. VIB cần nỗ lực củng cố hình ảnh của
mình trong mắt khách hàng để họ có niềm tin, an tâm khi gửi tiền tại VIB và tránh đi
rủi ro lượng khách rút tiền ồ ạt, giữ cho tính thanh khoản (L) của VIB ổn định và không
bị ảnh hưởng.

Đẩy mạnh truyền thông để khách hàng hiểu rõ hơn về ngân hàng số:

Tài trợ các cuộc thi học thuật, tuyển dụng trực tiếp tại các cơ sở giáo dục và đào
tạo khối ngành kinh tế và luật, hỗ trợ học bổng và hỗ trợ các suất thực tập tại hội sở, chi
nhánh là những hướng đi mà VIB có thể tận dụng tối đa để quản bá hình ảnh của mình
rộng hơn, nhất là đại bộ phận sinh viên trẻ, sinh viên sắp hoặc mới ra trường. Từ đó,
VIB có thể củng cố đội ngũ nhân lực trẻ, có năng lực tốt và thậm chí là có thể phát triển
hơn vì việc đào tạo thêm những kiến thức, kỹ năng cần thiết về ngân hàng số là tương
đối dễ.

Trong tương lai, VIB có thể làm nhiều hơn hiện tại bằng cách mở ra một hệ sinh
thái mà trong đó người dùng VIB có thể thực hiện mọi hoạt động dễ dàng bằng dịch vụ
của VIB. VIB có thể mở ra các không gian giao dịch bằng công nghệ số hóa tại các
thành phố trọng điểm nhằm quảng bá bộ mặt, cải thiện nhận thức của khách hàng về
tính tiện lợi của công nghệ số mà VIB mang lại. Trong không gian này, hoàn toàn không
có bất kỳ nhân viên “con người” nào của VIB, thay vào đó sẽ là những robot nhận diện
và thu thập thông tin khách hàng bằng cách quét khuôn mặt hoặc định dạng dấu vân
tay.

Trang 24
Ngoài ra, theo xu hướn, người trẻ cũng như người lớn tuổi ở Việt Nam đều thích
sử dụng mạng xã hội như một công cụ để giao tiếp với mọi người xung quanh VIB có
thể tạo ra một ứng dụng mạng xã hội của riêng mình đi kèm các tính năng mua sắm các
sản phẩm liên quan, chuyển tiền, tặng quà, lì xì, v.v. mà không tốn phí giao dịch cho
nhóm người dùng của mình. Trên nền tảng ứng dụng mạng xã hội này, VIB có thể
khuyến khích khách hàng tham gia bằng cách tạo ra nhiều khuyến mãi, tặng voucher
nếu khách hàng tạo ra hoạt động trên trang cá nhân của mình. Mục đích của ứng dụng
này sẽ giúp VIB nắm được sở thích cá nhân của khách hàng, chỉ ra được thói quen tiêu
dùng, những món hàng mà người dùng đang để ý, những địa điểm khách hàng thường
xuyên ghé thăm, v.v. Từ những thông tin trên, VIB có thể vạch ra được một kế hoạch
chi tiêu và mua sắm hợp lý trong tương lai cho khách hàng của mình. Tất nhiên, để làm
được điều này có nghĩa VIB đã liên kết với các dịch vụ khác từ trước, ký hợp đồng với
các công ty đến từ nhiều lĩnh vực. Ví dụ, một khách hàng thường xuyên đăng ảnh cùng
với túi xách trên nền tảng mạng xã hội VIB, từ đây công nghệ phân tích có thể đưa ra
kết luận khách hàng này có sở thích mua các loại túi ví. Nắm được điều này, VIB lập
tức đề xuất tặng các voucher, khuyến mãi giảm giá nếu mua sắm trực tiếp trên ứng dụng
của VIB. Đương nhiên với tính thuận lợi cùng nhu cầu sẵn có của vị khách hàng trên,
một chiếc túi sẽ được bán và VIB thành công trong việc mở rộng hoạt động của mình.
Dần dần khi tập khách hàng của VIB được mở rộng, ngân hàng không chỉ nâng quy mô
hoạt động của mình mà còn tự tạo ra một thị trường mới riêng cho bản thân.

Phát triển ngân hàng số song song với xây dựng hệ sinh thái của ngân hàng:

Thứ nhất, VIB hoàn toàn có thể tăng cường hợp tác với các công ty fintech để cải
tiến, cập nhật thêm những tính năng hữu ích cho ứng dụng MyVIB của mình. Doan và
cộng sự (2020) đã thực hiện nghiên cứu về vấn đề tích hợp công nghệ tài chính vào lĩnh
vực ngân hàng tại Việt Nam và kết quả cho thấy khách hàng bị tác động bởi mức độ
hữu dụng (tiện lợi) của sản phẩm do công nghệ tài chính mang lại, lan truyền xã hội,
niềm tin và việc sử dụng sản phẩm có khó hay không. Trong trường hợp này, VIB có
thể cập nhật thêm tính năng cho ứng dụng MyVIB như quản lý, dự đoán và đề xuất cho
việc chi tiêu hằng ngày, các khoản phí phát sinh và kế hoạch tài chính đối với khối
khách hàng cá nhân; quản lý sức khỏe tài chính, tư vấn nhu cầu vay vốn phù hợp với

Trang 25
tình hình hiện tại đối với khách hàng doanh nghiệp. Với các hướng đi trên, sản phẩm
của VIB được đa dạng hơn, nhu cầu của khách hàng được thỏa mãn và quản lý, giảm
thiểu được chi phí hoạt động hiệu quả đáng kể.

Thứ hai, Đối với sản phẩm ngân hàng số, VIB cần gia tăng số điểm chấp nhận
thanh toán, khắc phục các hạn chế về công nghệ đồng thời nâng cao giải pháp bảo mật,
phòng ngừa gian lận để người dùng yên tâm sử dụng. Hệ sinh thái toàn diện kết nối giữa
ngân hàng với các đối tác cần đáp ứng các yêu cầu về: Phương tiện thanh toán online,
dịch vụ ngân hàng số, công cụ quản lý tài sản, tài chính tiêu dùng, bảo hiểm, chấm điểm
tín dụng, tích lũy điểm thưởng dùng chung, hỗ trợ kinh doanh online,... Qua đó, VIB có
thể thu thập và khai thác được cơ sở dữ liệu người dùng rất lớn phục vụ cho kinh doanh
dịch vụ của ngân hàng như: cho vay tín chấp trên cơ sở dữ liệu khách hàng, chấm điểm
tín dụng, tư vấn dịch vụ tài chính cho khách hàng một cách tự động và tối ưu.

Hoàn thiện cơ sở dữ liệu tập trung, ứng dụng Big Data, phân tích dữ liệu lớn vào
chấm điểm tín dụng và quản trị khách hàng:

Những định hướng trên thực hiện được thì không thể không kể đến nền tảng Big
Data - nguồn dữ liệu lớn giúp VIB hiểu rõ về khách hàng cũng như tình hình thị trường.
Dữ liệu và tận dụng dữ liệu chính là điểm khác biệt cốt lõi, quyết định thành công của
quá trình chuyển đổi số. Việc nghiên cứu và đóng góp vào sự hình thành và hoàn thiện
của Big Data đòi hỏi VIB phải hợp tác với các ngân hàng khác trong và ngoài hệ thống,
đồng thời trang bị cho mình nguồn nhân lực có chuyên môn vững về công nghệ thông
tin để phục vụ cho việc khai thác, quản lý, lưu trữ các loại thông tin gồm thông tin công
khai và thông tin bí mật của khách hàng. VIB cũng có thể hỗ trợ cho việc này bằng cách
tập trung đến việc tương tác, giao tiếp với khách hàng qua các mạng lưới internet như
mạng xã hội, website chuyên dụng, từ đó có thể khai thác thông tin của khách hàng để
có cơ sở đáp ứng nhu cầu của họ. Bên cạnh đó, VIB cũng có thể xem xét thành lập
phòng ban chuyên khai thác và quản lý dữ liệu kinh doanh nhằm chuyên biệt hóa chức
năng phân tích kho dữ liệu, quản lý các dự án về dữ liệu và phối hợp cung cấp thông tin
nhanh cho Ban lãnh đạo ngân hàng, các bộ phận kinh doanh, nghiên cứu phát triển,
công nghệ thông tin, quản trị rủi ro,... Như vậy thì việc nhận dạng, phân tích, đo lường,

Trang 26
kiểm soát và phòng ngừa rủi ro về dữ liệu ngân hàng số sẽ trở nên chặt chẽ và hiệu quả
hơn.

Đẩy mạnh triển khai thanh toán xuyên biên giới qua các ứng dụng thanh toán, thẻ
phi vật lý:

Các NHTM Việt Nam nói chung và VIB nói riêng cần tập trung phát triển kết nối
với đối tác ngoại, đẩy mạnh hợp tác triển khai các hình thức thanh toán quốc tế qua ứng
dụng trên điện thoại di động cho phép người dùng Việt Nam thanh toán bằng mã
QRCode, NFC,… tại các điểm chấp nhận thanh toán nước ngoài và ngược lại. Về mô
hình hợp tác, VIB có thể đàm phán với đối tác ngoại tỷ lệ phí thu được theo phần trăm
tính trên tổng giá trị giao dịch của khách hàng được thực hiện đối soát hàng ngày giữa
VIB và ngân hàng của đối tác tại nước ngoài. Trong bối cảnh nhu cầu thanh toán xuyên
biên giới có xu hướng ngày càng tăng, đây sẽ là một trong những sản phẩm dịch vụ đem
lại nguồn thu phí lớn, giúp cải thiện biên lợi nhuận và củng cố kết quả kinh doanh cho
VIB trong thời gian tới. Đồng thời với thỏa thuận hợp tác, VIB cũng sẽ tích lũy được
kinh nghiệm cũng như học hỏi được công nghệ mới từ đối tác nước ngoài hỗ trợ cho
quá trình chuyển đổi số tại tổ chức.

An ninh bảo mật dữ liệu:

VIB cần rà soát, hoàn thiện và tổ chức triển khai chính sách về an ninh bảo mật
CNTT và chính sách về quản lý rủi ro CNTT. Đồng thời tuân thủ các văn bản pháp luật
của Nhà nước và các quy định của NHNN. Xây dựng lộ trình triển khai áp dụng các
tiêu chuẩn quốc tế về an ninh bảo mật cho hệ thống CNTT cũng như các dịch vụ thanh
toán trực tuyến, thanh toán thẻ (ISO 27001, PCI/DSS).

Trang bị các hệ thống hỗ trợ giám sát giao dịch điện tử, điều tra gian lận, từng
bước tổng hợp, phân tích dữ liệu của khách hàng và xây dựng bộ quy tắc để phát hiện
và ngăn chặn sớm các gian lận; xây dựng các tiêu chí và phần mềm để xác định các giao
dịch bất thường dựa vào thời gian, vị trí địa lý, tần suất giao dịch, số tiền giao dịch, số
lần đăng nhập sai quá quy định hoặc các dấu hiệu bất thường khác.

Kiện toàn bộ máy CNTT các cấp theo hướng chuyên môn hoá, làm chủ công nghệ,
hạn chế sự phụ thuộc vào các đối tác bên ngoài. Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách

Trang 27
về an toàn thông tin, có đạo đức, kỷ luật, nhằm ngăn ngừa sự cấu kết với tội phạm mạng.
Tăng cường công tác kiểm toán nội bộ đảm bảo an toàn các hoạt động nghiệp vụ và hạ
tầng CNTT. Tăng cường công tác truyền thông đến khách hàng về các thủ đoạn của tội
phạm mạng và các biện pháp bảo vệ thông tin cá nhân trong việc sử dụng các dịch vụ
ngân hàng điện tử và thanh toán thẻ. Đặc biệt, VIB có thể dành một nguồn tài chính
nhất định cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng-kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ hiện
đại, trong đó có công nghệ bảo mật.

Và một điều quan trọng VIB cần lưu ý, đó là việc chia sẻ thông tin giữa các ngân
hàng cũng cần được tăng cường bảo mật để hạn chế được rủi ro thông tin bị tấn công.
Bởi có những lỗ hổng rất đơn giản nhưng chỉ cần chủ quan thì vẫn có thể dẫn đến rò rỉ
thông tin, gây ra thiệt hại lớn cho tổ chức, điển hình là vụ lộ thông tin bảo mật thẻ tín
dụng của Ngân hàng “Korea Credit Bureau” vào năm 2014.

Trang 28
Phụ lục
Phụ lục 1: Số liệu các năm và xếp hạng an toàn vốn cho các ngân hàng được chọn so sánh trong giai đoạn 2017-2019

C
TETA (%) TETD (%) Xếp hạng nhóm

Trung bình Thứ Trung bình Thứ Thứ hạng


Nhóm STT Ngân Hàng 2017 2018 2019 2017 2018 2019 Xếp hạng
TETA (%) Hạng TETD (%) hạng trung bình

1 BID 3.82 3.92 5 4.23 4.33 5.5 4.25 11 4.69 11 11 11

1 2 CTG 5.8 5.77 6.19 6.18 6.15 6.65 5.92 9 6.33 6 7.5 8

3 VCB 5.07 5.78 6.61 5.35 6.15 7.08 5.82 10 6.19 9 9.5 10

4 HDB 7.43 7.24 8.31 8.45 8.45 9.75 7.66 3 8.88 2 2.5 2

5 LVP 5.74 5.83 6.23 6.09 6.19 6.64 5.93 7.5 6.31 7.5 7.5 8

2 6 VIB 7.14 7.67 7.28 7.68 8.3 7.85 7.36 4 7.94 3 3.5 3

7 TPB 5.38 7.8 7.95 5.69 8.46 8.64 7.04 5 7.60 4 4.5 4

8 SEA 4.94 5.91 6.94 5.2 6.28 7.46 5.93 7.5 6.31 7.5 7.5 8

9 VBB 8.71 8.72 7.25 -0.13 9.56 7.82 8.23 2 5.75 10 6 6

3 10 VAB 6.39 5.94 5.86 6.82 6.32 6.22 6.06 6 6.45 5 5.5 5

11 KLB 9.51 8.86 7.42 10.52 9.73 8.01 8.60 1 9.42 1 1 1

Trang 29
Phụ lục 2: Số liệu các năm và xếp hạng chất lượng tài sản cho các ngân hàng được chọn so sánh trong giai đoạn
2017-2019

A
LLPTL (%) LLPII (%) TLTA (%) Xếp hạng nhóm

Trung bình Thứ Trung bình Thứ Trung bình Thứ Thứ hạng Xếp
Nhóm STT Ngân Hàng 2017 2018 2019 2017 2018 2019 2017 2018 2019
LLPTL (%) hạng LLPII (%) hạng TLTA (%) hạng trung bình hạng

1 BID 1.31 1.25 1.31 49.96 54.05 40.67 75.55 77.01 74.97 1.29 9 48.23 11 75.84 11 10.33 11

1 2 CTG 1.05 1.5 1.38 30.82 34.42 38.99 72.71 74.64 75.38 1.31 10 34.74 8 74.24 10 9.33 10

3 VCB 1.49 1.63 1.42 28.25 26.04 30.13 59.63 64.78 60.09 1.51 11 28.14 6 61.50 6 7.67 9

4 HDB 1.11 1.09 1.11 16.02 13 16.67 56.36 57.79 63.76 1.10 6 15.23 3 59.30 4 4.33 3

5 LVP 1.22 1.24 1.22 9.83 12.33 28.39 62.44 68.59 69.55 1.23 8 16.85 5 66.86 7 6.67 8

2 6 VIB 1.18 0.91 1 10.13 13.54 20.69 65.57 69.58 70.02 1.03 4 14.79 2 68.39 9 5.00 5

7 TPB 1.06 1.15 1.26 14.58 11.93 21.45 51.42 57.16 58.16 1.16 7 15.99 4 55.58 3 4.67 4

8 SEA 0.86 1.07 1.15 27.68 23.81 39.02 58.07 61.69 62.65 1.03 4 30.17 7 60.80 5 5.33 6.5

9 VBB 0.85 0.87 0.84 70.06 7.59 28.32 1.35 71.85 59.34 0.85 1 35.32 9 44.18 1 3.67 1.5

3 10 VAB 0.96 1.04 1.08 26.93 41.86 45.22 54.67 53.18 55.74 1.03 4 38.00 10 54.53 2 5.33 6.5

11 KLB 0.89 0.87 0.88 6.6 3.86 29.37 66.13 71.85 65.52 0.88 2 13.28 1 67.83 8 3.67 1.5

Trang 30
Phụ lục 3: Số liệu các năm và xếp hạng chất lượng quản lý cho các ngân hàng được chọn so sánh trong giai đoạn
2017-2019
M
OETA (%) IETD (%) CIR (%) Xếp hạng nhóm

Trung bình Thứ Trung bình Thứ Trung bình Thứ Thứ hạng Xếp
Nhóm STT Ngân Hàng 2017 2018 2019 2017 2018 2019 2017 2018 2019
OETA (%) hạng IETD (%) hạng CIR (%) hạng trung bình hạng

1 BID 1.29 1.23 1.16 5.37 5.45 5.81 50.09 46.11 35.86 1.23 3 5.54 5 44.02 1 3.00 2

1 2 CTG 1.38 1.22 1.27 4.65 5.74 5.55 55.66 63.31 38.83 1.29 5 5.31 3 52.60 5 4.33 3.5

3 VCB 1.15 1.27 1.29 3.17 3.13 3.57 54.09 47.91 34.59 1.24 4 3.29 1 45.53 2 2.33 1

4 HDB 2.15 2.06 2.21 6.49 6.06 7.83 64.16 58.09 44.61 2.14 9 6.79 9.5 55.62 8 8.83 10

5 LVP 1.72 1.74 2 4.5 6.45 7.45 53.82 60.77 61.97 1.82 6 6.13 6 58.85 10 7.33 8

2 6 VIB 1.9 1.93 1.86 4.43 5.15 6.25 67.55 55.74 42.16 1.90 8 5.28 2 55.15 7 5.67 5.5

7 TPB 1.56 2.09 2.01 4.23 5.27 6.73 61.2 65.03 39 1.89 7 5.41 4 55.08 6 5.67 5.5

8 SEA 1.01 1.16 1.26 5.47 6.04 7.64 64.31 69.87 38.16 1.14 2 6.38 7 57.45 9 6.00 7

9 VBB 5.26 1.69 1.52 101.77 5.41 6.84 0.63 83.57 60.25 2.82 11 38.01 11 48.15 3 8.33 9

3 10 VAB 0.87 0.79 0.79 6.21 5.45 8.22 48.83 50.83 48.4 0.82 1 6.63 8 49.35 4 4.33 3.5

11 KLB 2.16 2.19 2.21 5.66 5.93 8.78 77.4 95.24 86.6 2.19 10 6.79 9.5 86.41 11 10.17 11

Trang 31
Phụ lục 4: Số liệu các năm và xếp hạng khả năng sinh lời cho các ngân hàng được chọn so sánh trong giai đoạn
2017-2019

E
ROAA (%) ROAE (%) NIM (%) Xếp hạng nhóm

Trung bình Thứ Trung bình Thứ Trung bình Thứ Thứ hạng Xếp
Nhóm STT Ngân Hàng 2017 2018 2019 2017 2018 2019 2017 2018 2019
ROAA (%) hạng ROAE (%) hạng NIM (%) hạng trung bình hạng

1 BID 0.56 0.56 0.56 14.77 14.28 11.23 2.64 2.72 2.48 0.56 8 13.43 5 2.61 6 6.33 6.5

1 2 CTG 0.68 0.46 0.76 11.71 8.06 12.32 2.58 2 2.76 0.63 7 10.70 7 2.45 8 7.33 8

3 VCB 0.88 1.36 1.51 17.33 23.52 22.91 2.66 2.72 2.91 1.25 5 21.25 1 2.76 5 3.67 4

4 HDB 0.92 1.32 1.57 12.41 18.18 18.9 3.62 3.74 4.6 1.27 4 16.50 4 3.99 1 3.00 3

5 LVP 0.84 0.55 0.79 14.58 9.41 12.72 3.34 3 3.12 0.73 6 12.24 6 3.15 4 5.33 5

2 6 VIB 0.91 1.58 1.77 12.79 20.57 24.32 2.88 3.55 3.45 1.42 2 19.23 2 3.29 3 2.33 1

7 TPB 0.78 1.33 1.88 14.43 17 23.66 2.78 3.54 3.74 1.33 3 18.36 3 3.35 2 2.67 2

8 SEA 0.24 0.35 0.7 4.94 5.94 10.05 1.73 1.85 1.96 0.43 9 6.98 8 1.85 10 9.00 9.5

9 VBB 7.88 0.62 0.68 1.97 7.17 9.41 1.76 2.19 1.96 3.06 1 6.18 9 1.97 9 6.33 6.5

3 10 VAB 0.15 0.17 0.32 2.4 2.8 5.45 1.91 1.67 1.43 0.21 11 3.55 11 1.67 11 11.00 11

11 KLB 0.54 0.55 0.13 5.68 6.18 1.78 3.12 2.55 2.14 0.41 10 4.55 10 2.60 7 9.00 9.5

Trang 32
Phụ lục 5: Số liệu các năm và xếp hạng độ thanh khoản cho các ngân hàng được chọn so sánh trong giai đoạn
2017-2019
L
LATA CENIL Xếp hạng nhóm

Trung bình Thứ Trung bình Thứ Thứ hạng


Nhóm STT Ngân Hàng 2017 2018 2019 2017 2018 2019 Xếp hạng
LATA Hạng CENIL hạng trung bình

1 BID 0.26 0.23 0.23 0.99 1 1 0.24 10 1.00 9 9.5 10

1 2 CTG 0.24 0.23 0.22 0.95 0.95 0.95 0.23 11 0.95 10 10.5 11

3 VCB 0.46 0.29 0.38 1.3 1.27 1.26 0.38 1.5 1.28 1 1.25 1

4 HDB 0.4 0.4 0.31 1.15 1.04 0.86 0.37 3.5 1.02 6.5 5 6

5 LVP 0.34 0.28 0.27 1.27 1.05 0.97 0.30 6.5 1.10 3 4.75 3

2 6 VIB 0.33 0.29 0.28 0.86 0.88 0.95 0.30 6.5 0.90 11 8.75 9

7 TPB 0.42 0.35 0.34 1.11 0.99 0.97 0.37 3.5 1.02 6.5 5 6

8 SEA 0.38 0.35 0.33 1.13 1.01 0.97 0.35 5 1.04 5 5 6

9 VBB 0.27 0.25 0.32 1.09 1.12 1.21 0.28 8 1.14 2 5 6

3 10 VAB 0.39 0.39 0.37 1.01 1.09 1.11 0.38 1.5 1.07 4 2.75 2

11 KLB 0.24 0.22 0.28 1.06 0.99 0.98 0.25 9 1.01 8 8.5 8

Trang 33
Phụ lục 6: Xếp hạng CAMEL cho các ngân hàng được chọn so sánh trong giai đoạn 2017-2019
Trung
Nhóm STT Ngân Hàng C A M E L Xếp Hạng
bình
1 BID 11 11 2 6.5 10 8.1 10.5
1 2 CTG 8 10 3.5 8 11 8.1 10.5
3 VCB 10 9 1 4 1 5 4
4 HDB 2 3 10 3 5.5 4.7 2.5
5 LVP 8 8 8 5 3 6.4 8
2 6 VIB 3 5 5.5 1 9 4.7 2.5
7 TPB 4 4 5.5 2 5.5 4.2 1
8 SEA 8 6.5 7 9.5 5.5 7.3 9
9 VBB 6 1.5 9 6.5 5.5 5.7 6
3 10 VAB 5 6.5 3.5 11 2 5.6 5
11 KLB 1 1.5 11 9.5 8 6.2 7

Trang 34
Phụ lục 7: Các chỉ tiêu thành phần CAMEL của VIB trong sáu tháng đầu
năm 2019 và sáu tháng đầu năm 2020

30/06/2019 30/06/2020

TETA (%) 7.09 7.52


C
TETD (%) 7.63 8.13

LLPTL (%) 0.96 1.18

A LLPII (%) 10.67 43.94

TLTA (%) 70.07 68.14

OETA (%) 0.47 0.14

M IETD (%) 1.46 3.54

CIR (%) 50.56 39.45

ROAA (%) 0.49 1.96

E ROAE (%) 6.96 26.72

NIM (%) 3.44 3.56

LATA 0.28 0.3


L
CENIL 0.87 0.93

Trang 35
Tài liệu tham khảo
Anna Irrera, 2020. ‘Revolut launches 4.5% savings bonus rate for U.S.
customers’. Reuters, xem 22.11.2020, <https://www.reuters.com/article/us-
revolut-bonus-idUSKBN26T25Y>
Cuesta, C., Ruesta, M., Tuesta, D., & Urbiola, P., (2015). ‘The digital
transformation of the banking industry’.

Le, D. Q. T., (2019). ‘Financial soundness of Vietnamese commercial banks: A


CAMEL approach’. Working paper IBT2019-01.

‘MSCI announces the results of the 2020 annual market classification review’,
2020, MSCI. Xem 23.11.2020, <https://www.msci.com/market-classification>

Nguyen, T. K. L., Doan, T. T. T., & Bui, T. N., (2020). ‘Fintech and Banking:
Evidence from Vietnam’.

Nguyen, T.O., (2020). ‘Factors Affecting the Intention to Use Digital Banking in
Vietnam’. Journal of Asian Finance, Economics and Business, vol. 7, no. 3, pp. 303-
310.

Nguyen, T. P., & Dang, T. L. P., (2018). ‘Digital Banking in Vietnam Current
Situation and Recommendations’.

Rebecca Wearn, 2016. ‘Banks close more than 600 branches over the past year’.

BBC News, xem 17.11.2020, <https://www.bbc.com/news/business-36268324>

‘The Rise of Neobanks: Meet The New Digital Challenger Banks’, 2019,
SmallBusinessPrices. Xem 19.11.2020, <https://smallbusinessprices.co.uk/rise-of-
neobanks/>

Stern, C., Makinen, M., & Qian, Z., (2017). ‘FinTechs in China – with a special
focus on peer to peer lending’.

Zhou, W., Arner, D. W., & Buckley, R. P., (2015). ‘Regulation of Digital
Financial Services in China: Last Mover Advantage’.

Trang 36

You might also like