You are on page 1of 39

TECHCOMBANK TRONG THỜI ĐẠI SỐ [Publish Date]

TECHCOMBANK TRONG THỜI ĐẠI SỐ [Publish Date]


TECHCOMBANK TRONG THỜI ĐẠI SỐ [Publish Date]

Danh mục viết tắt

Từ viết tắt Giải thích


ACH Hệ thống thanh toán bù trừ điện tử
AI Trí tuệ nhân tạo
ALCO Hội đồng Quản lý tài sản nợ có
ARCO Ủy ban Kiểm toán và rủi ro
CAR Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu
CASA Tiền gửi không kỳ hạn
CIC Trung tâm tín dụng ngân hàng nhà nước
CIR Tỉ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động
CNTT Công nghệ thông tin
ICAAP Quy trình đánh giá nội bộ về mức đủ vốn
IRB Đánh giá nội bộ
LDR Tỷ lệ dư nợ tín dụng trên vốn huy động
LIBOR Lãi suất cho vay liên ngân hàng
LLPII Tỉ lệ dự phòng khoản cho vay trên thu nhập lãi thuần
LLPTL Tỉ lệ dự phòng khoản cho vay trên tổng khoản cho vay
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NIM Tỷ lệ thu nhập lãi thuần
ROAA Lợi nhuận trên tài sản trung bình
ROAE Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu trung bình
SME Doanh nghiệp vừa và nhỏ
TCB Techcombank
TETA Tỷ lệ tổng vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản
TETD Tỷ lệ tổng vốn chủ sở hữu trên tổng nợ
TMCP Thương mại cổ phần
VNISA Hiệp hội an toàn thông tin Việt Nam
TECHCOMBANK TRONG THỜI ĐẠI SỐ [Publish Date]

Danh mục Hình ảnh – Biểu đồ


Biểu đồ 1: Xếp hạng nhóm chỉ tiêu Quản lý vốn ................................................................................... 12
Biểu đồ 2: So sánh tỷ lệ dư nợ/tổng tài sản của Techcombank với các ngân hàng. ............................. 14
Biểu đồ 3: Khoản cho vay khách hàng và tỷ lệ nợ xấu của Techcombank từ năm 2015 – 2019. ......... 15
Biểu đồ 4: Thể hiện trung bình chỉ tiêu năng lực quản lý giữa 10 ngân hàng. ..................................... 16
Biểu đồ 5: Tăng trưởng tỉ lệ NIM của Techcombank ............................................................................ 18
Biểu đồ 6: Thể hiện tỉ lệ tổng tiền gửi khách hàng trên tổng dư nợ của ngân hàng ............................. 21

Hình 1: Biểu đồ thể hiện dư nợ trên tổng tài sản của Techcombank từ 2017 – 2020. .......................... 13

Bảng 1: Tổng quan mô hình SWOT ngân hàng....................................................................................... 5


TECHCOMBANK TRONG THỜI ĐẠI SỐ [Publish Date]

Mục lục

Danh mục viết tắt ......................................................................................................................................


Danh mục Hình ảnh – Biểu đồ ..................................................................................................................
Mục lục......................................................................................................................................................
Lời mở đầu .............................................................................................................................................. 1
I. Tổng quan về ngân hàng số (Digital Bank) trên Thế giới và ở Việt Nam. ..................................... 2
1. Ngân hàng số trên thế giới: ......................................................................................................... 2
2. Ngân hàng số tại Việt Nam: ........................................................................................................ 3
3. Quá trình số hoá của Techcombank: ........................................................................................... 3
II. Mô hình SWOT – Điểm mạnh – Điểm yếu của Techcombank trong thời đại số: .......................... 4
Hệ thống quản trị tiên tiến, hiệu quả, quản trị rủi ro hiệu quả......................................................... 5
Sự cạnh tranh từ nhiều ngân hàng trong ngành ............................................................................... 5
1.1. Ngân hàng có hiệu quả hoạt động cao nhất trong ngành. .................................................... 5
1.2. Phát triển hệ sinh thái ngân hàng số và nâng cao trải nghiệm của khách hàng. .................. 5
1.3. Hệ thống quản trị tiên tiến, hiệu quả, quản trị rủi ro hiệu quả............................................. 6
2. Điểm yếu. .................................................................................................................................... 7
2.1. Ngân hàng chưa giải quyết hiệu quả vấn nợ xấu. ................................................................ 7
2.2. Mạng lưới giao dịch còn hạn chế. ....................................................................................... 7
3. Cơ hội: ......................................................................................................................................... 7
3.1. Lưu lượng thanh toán không dùng tiền mặt tăng. ............................................................... 7
3.2. Xu hướng người dùng sử dụng điện thoại di động ngày càng tăng. .................................... 8
3.3. Hành lang pháp lý có sự thay đổi. ....................................................................................... 8
3.4. Sự ảnh hưởng của Covid – 19. ............................................................................................ 8
4. Thách thức:.................................................................................................................................. 9
4.1. Sự đa dạng độ tuổi của khách hàng. .................................................................................... 9
4.2. Vấn đề bảo mật. ................................................................................................................... 9
4.3. Hành lang pháp lý còn rất thiếu tại Việt Nam. .................................................................. 10
4.4. Sự cạnh tranh từ nhiều ngân hàng trong ngành. ................................................................ 10
4.5. Thiếu hụt đội ngũ nhân viên có chuyên môn. ................................................................... 10
III. Mô hình CAMEL – Techcombank liệu có vươn mình trong thời đại số?................................. 11
1. Chỉ tiêu An toàn vốn (Capital): ................................................................................................. 11
2. Chỉ tiêu quản lý tài sản (Asset Quality): ................................................................................... 13
TECHCOMBANK TRONG THỜI ĐẠI SỐ [Publish Date]

3. Chỉ tiêu năng lực quản lý (Management Ability):..................................................................... 15


4. Chỉ tiêu Lợi nhuận (Earning): ................................................................................................... 17
4.1. Thu nhập lãi thuần: ............................................................................................................ 17
4.2. ROAA (the ratio of profit before tax to total average assets): .............................................. 18
4.3. ROAE (the ratio of profit before tax to total average equity) ........................................... 19
4.4. Tỷ lệ CASA: ...................................................................................................................... 19
5. Chỉ tiêu Thanh khoản (Liquity):................................................................................................ 20
IV. Định hướng phát triển Techcombank theo hướng ngân hàng số và chuyển đổi số:.................. 22
4.1. Về phía nhà nước và các cơ quan chức năng: ....................................................................... 23
4.2. Về phía ngân hàng Techcombank: ........................................................................................ 24
V. KẾT LUẬN ................................................................................................................................... 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................................... 29
PHỤ LỤC .............................................................................................................................................. 30
TECHCOMBANK TRONG THỜI ĐẠI SỐ [Publish Date]
TECHCOMBANK TRONG THỜI ĐẠI SỐ [Publish Date]

Lời mở đầu
Trên thế giới và cả Việt Nam nói riêng đang trong giai đoạn cuộc các mạng công
nghiệp lần thứ 4, hay được gọi là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, với đặc trưng dựa
trên nền tảng công nghệ số để tối ưu hoá quá tình hoạt động. Cách mạng công nghiệp
4.0 đã và đang ngày càng tác động mạnh mẽ lên nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội, trong
đó có lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam. Thể hiện sự hội nhập của mình, các ngân hàng
ở nước ta chuyển dần sang xu hướng ngân hàng hiện đại kết hợp với các công ty công
nghệ lớn, tiến hành số hoá trong giai đoạn trước mắt và trong dài hạn với mục tiêu ra
mắt một ngân hàng số thực thụ. Nằm trong top tiên phong cho công cuộc số hoá, Ngân
hàng thương mại cổ phần (TMCP) Kỹ Thương Việt Nam - Techcombank đang từng
bước triển khai và phát triển hành trình số hoá của mình. Để tìm hiểu rõ hơn về quá
trình chuyển đổi số của Techcombank chúng tôi tiến hành thực hiện bài báo cáo để nêu
lên những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của ngân hàng trong thời đại ngân
hàng số. Cũng như phân tích tình hình sức khoẻ của ngân hàng thông qua một số chỉ
tiêu theo hai mô hình truyền thống SWOT và CAMEL. Từ đây sẽ tổng kết được và
nêu ra những đánh giá, hướng giải quyết, khuyến nghị phù hợp cho Ngân hàng TMCP
Kỹ Thương Việt Nam.

1
TECHCOMBANK TRONG THỜI ĐẠI SỐ [Publish Date]

I. Tổng quan về ngân hàng số (Digital Bank) trên Thế giới và ở Việt Nam.
Khái niệm ngân hàng số dùng để chỉ một hình thức ngân hàng mà mọi hoạt động, dịch
vụ của nó điều được giao dịch trực tuyến thay vì phải thực hiện trực tiếp tại chi nhánh.
Công nghệ sẽ được áp dụng vào mọi quy trình của ngân hàng với mục tiêu hoạt động
với duy nhất một trụ sở chính và đảm bao mang lại trải nghiệm thuận tiện nhất, giảm
tối thiểu thời gian giao dịch cho khách hàng.
1. Ngân hàng số trên thế giới:
Vào năm 2013, một cuộc khảo sát về thực trạng số hoá của một số ngân hàng lớn được
tiến hành bởi Công ty tư vấn AT.Kearney, công ty này cũng đưa ra kết luận rằng
Mobile banking đã làm cho số lượng người sử dụng ngày càng tăng và các ngân hàng
ngày càng quan tâm đến kênh giao dịch này. Các ngân hàng lớn trên thế giới cùng dần
chuyển qua xu hướng ngân hàng số để bắt kịp với tốc độ phát triển của khoa học công
nghệ, internet và các thiết bị thông minh.
Có thể được xem là ngân hàng số đầu tiên trên thế giới, Ngân hàng DBS của
Singapore được thành lập năm 1968. Điểm nổi bật của DBS là không bắt buộc khách
hàng phải tải ứng dụng ngân hàng DBS về điện thoại của mình. Khách hàng có thể
thực hiện giao dịch thông qua app Whatsapp hoặc Wechat có liên kết với ngân hàng
trên mobile.
Ngân hàng United Overseas Bank (UOB) là tổ chức ngân hàng đa quốc gia, có trụ sở
chính tai Singapore và chi nhánh trên hầu hết các nước Đông Nam Á. Không thuận
tiện như DBS, khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng cần phải tải ứng dụng UOB
về trên điện thoại. Tuy nhiên, UOB chú trọng về mặt xây dựng các chi nhánh kết hợp
với môi trường công nghệ, tạo không gian kết hợp giữa giao dịch tự động và giao dịch
truyền thống cho khách hàng.
Ở Thái Lan, có thể kể đến hai ngân hàng ứng dụng ngân hàng số có hiệu quả như Siam
Bank và Krung Thai Bank. Khách hàng đến giao dịch tại Siam Bank chỉ cần quét mã
QR để nhân viên lấy thông tin và tiến hành làm việc, hạn chế tối đa giao dịch bằng
giấy với khách hàng. Còn về Krung Thai Bank, ngân hàng này tập trung vào hệ thống
tích hợp đa kênh Omni-Channel, bao gồm hệ thống quản lý thẻ, kênh internet banking,
mobile banking và tích hợp thông tin hệ thống giao dịch tại chi nhánh .

2
TECHCOMBANK TRONG THỜI ĐẠI SỐ [Publish Date]

2. Ngân hàng số tại Việt Nam:


Với xu hướng phát triển của nền kinh tế trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0
đang diễn ra trên thế giới, ngày càng nhiều ngân hàng thương mại Việt Nam đã xác
định được tầm quan trọng, tiến hành xây dựng chiến lược phát triển mô hình “ ngân
hàng số ” và đạt được một số thành công nhất định.
Một số ngân hàng đã hợp tác thành công với các công ty Fintech để đưa các công nghệ
mới vào hoạt động thanh toán trên thiết bị di động như sử dụng QR code, sinh trắc
học, ví điện tử, công nghệ mPOS,…Và cũng bước đầu nghiên cứu và áp dụng trí tuệ
nhân tạo (AI), tự động bằng robot (RPA), chuỗi khối (Blockchain) trong ngân hàng.
TPBank với ứng dụng trợ lý ảo T’Aio, VietABank với Chatbox, MBBank (thí điểm từ
tháng 5/2017) với tự động hóa các quy trình đăng ký, thay đổi dịch vụ thông qua triển
khai SMART FORM, BIDV sử dụng phần mềm tích hợp Watson do Five 9 thiết kế để
phân tích thông tin hàng triệu khách hàng.
Nhiều ngân hàng tích cực trong việc cung cấp dịch vụ ứng dụng công nghệ hiện đại,
tăng trải nghiệm khách hàng. VPBank với dịch vụ ngân hàng số Timo Bank và ứng
dụng ngân hàng số YOLO, dịch vụ ngân hàng tự động LiveBank của Ngân hàng
thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank), Vietcombank cho phép khách hàng chuyển
tiền qua facebook, BIDV có ứng dụng ngân hàng di động BIDV SmartBanking kết
hợp tiện ích QR Pay, Sacombank thì có Sacompay, Techcombank cho ra mắt sản
phẩm thẻ công nghệ không tiếp xúc, LienVietPostBank với Ví Việt.
3. Quá trình số hoá của Techcombank:
Trước cuộc chạy đua số hóa của các ngân hàng, Techcombank cũng là ngân hàng đầu
tư đổi mới trong lĩnh vực công nghệ từng bước chuyển dịch các sản phẩm từ dịch vụ
sang kênh số hoá. Và thành ngân hàng dẫn đầu, tiên phong trên thị trường với việc ứng
dụng công nghệ, điển hình với các ứng dụng rất tiện lợi trên internet banking và
mobile banking.
Với tiêu chí lấy khách hàng làm trung tâm, am hiểu nhu cầu khách hàng,
Techcombank hướng tới mục tiêu số hóa các quy trình nhằm cải thiện chất lượng dịch
vụ, gia tăng lợi ích khách hàng và đồng thời rút ngắn thời gian đã cải thiện đáng kể sự
trải nghiệm và hài lòng của khách hàng.

3
TECHCOMBANK TRONG THỜI ĐẠI SỐ [Publish Date]

Ngoài ra, Techcombank nhận thấy phí chuyển khoản ngân hàng cho các thanh toán nội
địa khá cao cũng là một khó khăn đối với khách hàng. Do đó, Techcombank là ngân
hàng đầu tiên cung cấp dịch vụ E-Banking 0 đồng cho cá nhân từ cuối 2016 và năm
2019 áp dụng cho doanh nghiệp điều đó đã đem lại nhiều thành quả. Techcombank
liên tục đầu tư cho nền tảng công nghệ hạ tầng kỹ thuật cũng như nhân sự vận hành.
Và đồng thời cũng có nhiều giải pháp sáng tạo như JCB Card & Mobile POS.
Nền tảng ứng dụng di động của Techcombank được đánh giá cao.Techcombank đã có
thêm hơn 330.000 khách hàng chỉ trong 6 tháng đầu năm 2020, nâng tổng số khách lên
gần 8 triệu. Khối lượng giao dịch qua kênh điện tử của khách hàng cá nhân đạt 153
triệu giao dịch (tăng 130% so với cùng kỳ) và giá trị giao dịch gần 2 triệu tỉ đồng (tăng
91%).
II. Mô hình SWOT – Điểm mạnh – Điểm yếu của Techcombank trong thời đại
số:
Là một trong những ngân hàng đầu ngành, Techcombank thực sự là một ngân hàng
đang vươn mình mạnh mẽ và khẳng định vj thế của mình. Với chiến lược “Vượt trội
hơn mỗi ngày” và sự lực chọn tin dùng nhiều hơn của khách hàng đã khiến
Techcombank ngày càng phổ biến rộng rãi và tiếp cận đa dạng đối tượng khách hàng.
Vì vậy, chúng tôi tiến hành phân tích SWOT về Techcombank để có cái nhìn tổng
quan về các khả năng trong tương lai và hiểu rõ hơn các quyết định kinh doanh hiện tại
của ngân hàng này. Bảng dưới đây sẽ mô tả một cách tổng quan nhất về mô hình
SWOT của ngân hàng Techcombank:

SWOT

Điểm mạnh Điểm yếu Cơ hội Thách thức


Hiệu quả hoạt động Ngân hàng chưa Lưu lượng thanh Sự đa dạng độ tuổi
cao nhất trong giải quyết hiệu quả toán không dùng của khách hàng.
nghành. vấn nợ xấu. tiền mặt tăng.

Phát triển hệ sinh Mạng lưới giao Xu hướng người Vấn đề bảo mật.
thái ngân hàng số dịch còn hạn chế. dùng sử dụng điện
và nâng cao trải thoại di động ngày
nghiệm của khách càng tăng.

4
TECHCOMBANK TRONG THỜI ĐẠI SỐ [Publish Date]

hàng.

Hệ thống quản trị Hành lang pháp lý Hành lang pháp lý


tiên tiến, hiệu quả, có sự thay đổi. còn rất thiếu tại Việt
quản trị rủi ro hiệu Nam.
quả.
Sự ảnh hưởng của Sự cạnh tranh từ
Covid – 19. nhiều ngân hàng trong
ngành.

Thiếu hụt đội ngũ


nhân viên có chuyên
môn.

Thiếu hụt đội ngũ


nhân viên có chuyên
môn.

Bảng 1: Tổng quan mô hình SWOT ngân hàng


1. Điểm mạnh.
1.1. Ngân hàng có hiệu quả hoạt động cao nhất trong ngành.
Lợi nhuận trước thuế năm 2019 của Techcombank đạt 12,838 tỷ đồng, tăng 31,5% so
với năm 2018. Kết quả này có được là nhờ vào việc kiên định theo đuổi chiến lược rủi
ro thấp lợi nhuận cao, nhờ đó Ngân hàng đã thành công trong việc cân đối cơ cấu
doanh thu, giảm phụ thuộc vào hoạt động cho vay, giảm chi phí dự phòng.
Thu nhập hoạt động tăng trưởng bền vững, năm 2019 đạt 21,068 tỷ đồng, tăng 24,7%
so với năm 2018. Techcombank là một trong những ngân hàng dẫn đầu về tỷ lệ tiền
gửi không kỳ hạn trên tổng huy động đạt mức tăng trưởng 37,9% so với năm trước.
Techcombank là Ngân hàng duy nhất có mặt trong TOP 3 của bảng xếp hạng 500
doanh nghiệp tư nhân có lợi nhuận cao nhất năm 2019 (Vietnam Profit500), do
VNReport công bố.
1.2. Phát triển hệ sinh thái ngân hàng số và nâng cao trải nghiệm của khách
hàng.
Trong những năm qua, Techcombank đã không ngừng phát triển nền tảng số hóa cho
các dịch vụ, đã mạnh tay chi 300 triệu USD để đầu tư xây dựng công nghệ và cơ sở dữ

5
TECHCOMBANK TRONG THỜI ĐẠI SỐ [Publish Date]

liệu hiện đại. Điển hình là chương trình “Zero fee” làm cho khối lượng giao dịch qua
E-banking của Techcombank tăng 2,5 lần.
Techcombank đã cùng với Công ty Fintech Fastacash giới thiệu tính năng F@st
Mobile, phương thức chuyển tiền nhanh chóng qua Facebook và Google+.
Techcombank cũng là ngân hàng được biết đến với nhiều giải pháp sáng tạo như
Mobile Banking, JCB Card & Mobile POS. Bên cạnh đó là sự tích hợp tính năng thanh
toán vào nền tảng giao dịch trực tuyến, nổi bật như dịch vụ Internet Banking cho phép
khách hàng có thể thanh toán tự động, thực hiện từ việc nạp tiền điện thoại cho đến
thanh toán hóa đơn dịch vụ một cách đều đặn và đúng hạn.
1.3. Hệ thống quản trị tiên tiến, hiệu quả, quản trị rủi ro hiệu quả.
Techcombank luôn hướng tới việc xây dựng nguồn nhân lực xuất sắc, xây dựng lối
sống lành mạnh và tinh thần “Vượt trội hơn mỗi ngày”. Và thành quả đạt được đó
chính là tập thể đội ngũ hơn 11.000 cán bộ nhân viên cùng chung một mục tiêu, một
định hướng như nhau, giúp mọi người hiểu và tăng được năng lực của bản thân.
Năm 2019, Techcombank chính thức được NHNN trao Quyết định áp dụng chuẩn mực
Basel II. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) hợp nhất của Techcombank theo Thông tư
41 tại 31/12/2019 đạt 15,5%, cao hơn 7,5% so với hạn mức 8% theo quy định của
NHNN là nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ về vốn sau IPO năm 2018, sự tăng trưởng vượt
bậc về lợi.
Trong năm 2019 - 2020, Techcombank hoàn thành các dự án bao gồm Quy trình đánh
giá nội bộ về mức đủ vốn (ICAAP), Kiểm tra sức chịu đựng, Lập kế hoạch vốn nhằm
tiếp tục hoàn thiện và tiệm cận các chuẩn mực Basel II. Bên cạnh đó Ngân hàng sẽ tiếp
tục hoàn thiện các mô hình đo lường rủi ro theo các phương pháp nâng cao (IRB).
Việc đáp ứng các chuẩn mực quốc tế sẽ giúp Ngân hàng hoạt động an toàn hơn, tối ưu
hóa vốn dự phòng để chống chịu các loại rủi ro trọng yếu, đem lại sự tin tưởng và yên
tâm với khách hàng và các nhà đầu tư.
Đối với quản lý rủi ro thanh khoản nội bộ, Techcombank được hỗ trợ bởi Ủy ban
Kiểm toán và rủi ro (ARCO) là cơ quan ban hành khung khẩu vị rủi ro cho toàn Ngân
hàng và Hội đồng Quản lý tài sản nợ có (ALCO) là cơ quan thi hành và giám sát việc

6
TECHCOMBANK TRONG THỜI ĐẠI SỐ [Publish Date]

thực hiện quản lý rủi ro thanh khoản, đảm bảo tuân thủ khẩu vị rủi ro và các ngưỡng
giới hạn/ ngưỡng cảnh báo do ARCO quy định.
Techcombank cũng là ngân hàng đầu tiên triển khai kết nối dữ liệu toàn diện với
Trung tâm tín dụng ngân hàng nhà nước (CIC) bằng phương thức Host-to-host. Từ đó,
Techcombank chủ động hoàn toàn trong việc tra cứu thông tin khách hàng, nâng cao
tính bảo mật, giàm thiểu rủi ro hoạt động, tối ưu hóa việc sử dụng và chia sẽ dữ liệu
nội bộ.
2. Điểm yếu.
2.1. Ngân hàng chưa giải quyết hiệu quả vấn nợ xấu.
Do chưa có biện pháp giải quyết nợ xấu nên tỷ lệ nợ xấu của Techcombank tăng dần
qua các năm. Tính đến ngày 30/6 ghi nhận 3.300 tỷ đồng, chiếm 1,22% trên dư nợ cho
vay khách hàng, trong khi cuối năm 2018 chỉ có hơn 2.800 tỷ đồng nợ xấu ứng với tỷ
lệ 1,06% dư nợ khách hàng.
Trong đó nợ dưới chuẩn (nợ nhóm 3) tăng gần gấp 3 lần với 673 tỷ đồng còn nợ có
khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) tăng 33,5% lên 2.274 tỷ đồng, nợ nghi ngờ (nhóm 4)
giảm 55%.
2.2. Mạng lưới giao dịch còn hạn chế.
Techcombank còn khá hạn chế về điểm giao dịch so với các ngân hàng khác. Tính đến
nay, Techcombank có một trụ sở chính, hai văn phòng đại diện và 311 chi nhánh và
phòng giao dịch trải dài trên 45 tỉnh thành.
3. Cơ hội:
3.1. Lưu lượng thanh toán không dùng tiền mặt tăng.
Theo số liệu của vụ Thanh toán ngân hàng Nhà nước, trong sáu tháng đầu năm 2020,
lưu lượng thanh toán không dùng tiền mặt tăng 180%, nhiều ngân hàng báo cáo tỉ lệ
giao dịch tại kênh chi nhánh còn dưới 10% (Forbesvietnam.com.vn). Các con số thống
kê trên đã minh chứng cho việc xu hướng không dùng tiền mặt đang phát triển mạnh
mẽ, cũng như việc số hóa trong ngành ngân hàng đang diễn ra ngày càng phổ biến.
Điều này chứng tỏ ngân hàng số sẽ dần thay thế các ngân hàng truyền thống. Hơn nữa,
Techcombank chúng ta cũng đã có các dịch vụ tự động 24/7 thông qua ứng dụng trí

7
TECHCOMBANK TRONG THỜI ĐẠI SỐ [Publish Date]

tuệ nhân tạo AI với hộp Chatbox tự động trên website cũng được coi là bước đệm để
chúng ta có thể phát triển nhanh hơn trong thời kỳ chuyển đổi số này.
3.2. Xu hướng người dùng sử dụng điện thoại di động ngày càng tăng.
Theo như báo cáo thị trường điện thoại di động tại Việt Nam năm 2017 của Appota
(nhà cung cấp các nền tảng trên điện thoại thông minh), tỷ lệ dân số dùng điện thoại
thông minh đã tăng từ 20% trong năm 2013 lên 72% vào năm 2016. Tính đến hết
tháng 6/2017, Việt Nam có khoảng 48 triệu thuê bao di động băng rộng gồm cả 3G và
4G. Về tốc độ tiêu dùng, Việt Nam nằm trong nhóm 3 điểm đến của các nhà đầu tư tại
thị trường bán lẻ châu Á (Theo Tapchinganhang.gov.vn). Đây chính là cơ hội mà
Techcombank cần nắm bắt để có thể tận dụng điều này phát triển hệ thống ngân hàng
trực tuyến hơn nữa.
3.3. Hành lang pháp lý có sự thay đổi.
Năm 2020 đánh dấu những thay đổi quan trọng trong hành lang pháp lý nhằm tháo gỡ
những vướng mắc trước đây thúc đẩy giao dịch và thanh toán không dùng tiền mặt như
sửa đổi yêu cầu về định danh khách hàng, đề xuất sửa đổi trong quy chế về ngân hàng
đại lý, cấp phép cho các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tham gia cung cấp các dịch
vụ tài chính, mở rộng thêm các giấy phép trung gian thanh toán…
(Forbesvietnam.com.vn).
3.4. Sự ảnh hưởng của Covid – 19.
Một yếu tố mà không thể không nhắc đến trong năm 2020 đang đẩy nhanh hơn nữa
quá trình chuyển đối số đó là đại dịch Covid-19. Rõ ràng là dịch bệnh đã làm thay đổi
các hoạt động thường ngày của con người, phát sinh những nhu cầu chưa từng có,
chẳng hạn như thay đổi trong cách giao tiếp với mọi người xung quanh, thay đổi cách
tiêu dùng hay mua sắm. Từ đó, con người sẽ sử dụng dịch vụ thanh toán trực tuyến,
hạn chế sử dụng tiền mặt giao dịch trực tiếp hơn. Đó cũng là một trong những cơ hội
mà Techcombank cần phải kể đến để có thể vạch ra cho mình những bước đi phù hợp
để nhanh chóng thích nghi với thời đại công nghệ ngày nay, đặc biệt là trong quá trình
chuyển đổi số để tránh tình trạng lạc hậu.

8
TECHCOMBANK TRONG THỜI ĐẠI SỐ [Publish Date]

4. Thách thức:
4.1. Sự đa dạng độ tuổi của khách hàng.
Ngày nay, các khách hàng ở các nhóm tuổi khác nhau không hoàn toàn có thể tiếp cận
được hết các dịch vụ trực tuyến online trong thời kỳ công nghệ số này. Những phân
khúc khách hàng trẻ tuổi đa phần họ có thể tiếp cận được với công nghệ này , tuy
nhiên những người lớn tuổi họ không rành về điện thoại hay công nghệ thì không dễ
dàng gì khi sử dụng những dịch vụ online. Ngoài ra, các đối tượng khác nhau thì sử
dụng các mục đích khác nhau. Ví dụ, một số khách hàng muốn thực hiện mọi giao
dịch của họ thông qua việc tới trực tiếp chi nhánh giao dịch bởi họ cảm thấy như vậy
sẽ an toàn hơn. Trong khi một số khác thì muốn đơn giản hóa quá trình giao dịch bằng
các thao tác trên điện thoại hay laptop với những giao dịch cơ bản. Tuy nhiên, với
những vấn đề như vay thế chấp hay đầu tư thì họ vẫn muốn trao đổi trực tiếp hơn.
Chính vì vậy, đây có thể là một thách thức lớn đối với ngân hàng nói chung cũng như
Techcombank chúng ta nói riêng trong việc phát triển, cải tiến dịch vụ để khách hàng
có thể dễ dàng nắm bắt được trong thời kỳ chuyển đổi số này.
4.2. Vấn đề bảo mật.
Về phía người dùng, ngoài khả năng tiếp cận công nghệ thì vấn đề mà khách hàng nào
cũng lo ngại là vấn đề bảo mật khi giao dịch tài chính trên không gian mạng và môi
trường số. Theo số liệu thống kê của Hiệp hội an toàn thông tin Việt Nam (VNISA),
năm 2017, các tổ chức tín dụng và ngân hàng đạt chỉ số an toàn thông tin là 59,9%,
trong đó nhóm 25 ngân hàng có chỉ số đạt 60,9%, các tổ chức tín dụng khác là 55,4%.
Con số này vẫn thấp so với yêu cầu về an toàn thông tin mạng đặt ra, đặc biệt khi trình
độ các hacker ngày càng cao. Xếp hạng an toàn bảo mật thông tin các quốc gia trên thế
giới, Việt Nam hiện xếp thứ 100, thuộc diện trung bình yếu. Mức đầu tư trung bình
cho an toàn, bảo mật thông tin trong các dự án CNTT của các tổ chức trên thế giới
chiếm khoảng 15 - 25% thì tại Việt Nam là 5% (Tapchinganhang.gov.vn). Vì thế, với
sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu, việc hack dữ liệu gian lận trong vấn đề tài chính
hay thông tin cá nhân của khách hàng có thể bị lộ ra ngoài và bị đánh cắp tiền bởi
hacker là những yếu tố không khó để xảy ra.

9
TECHCOMBANK TRONG THỜI ĐẠI SỐ [Publish Date]

4.3. Hành lang pháp lý còn rất thiếu tại Việt Nam.
Một khó khăn nữa mà không chỉ Techcombank mà tất cả ngân hàng Việt Nam phải
đối mặt trong quá trình số hóa là hành lang pháp lý đang còn rất thiếu ở Việt Nam.
Theo như khảo sát năm 2016 của Viện Chiến lược Ngân hàng, NHNN thì có tới 84% ý
kiến từ các tổ chức tài chính cho rằng khó khăn thách thức lớn cho quá trình số hóa
ngân hàng là hành lang pháp lý thiếu và không đồng bộ (Forbesvietnam.com.vn). Điều
này đã gây nên trở ngại khó khăn cho các ngân hàng khi thực hiện việc số hóa tại
chính ngân hàng mình.
4.4. Sự cạnh tranh từ nhiều ngân hàng trong ngành.
Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày nay trong cuộc chạy đua về công nghệ như
Livebank của TPBank, Timo của VPBank hay OCB OMNI của OCB… đang ngày
càng khốc liệt hơn bao giờ hết. Họ đã cho ra mắt các mô hình giao dịch trực tuyến
24/7, phục vụ khách hàng tự động mà không giới hạn thời gian. Họ đã đi trước chúng
ta một bước, chính vì vậy mà chúng ta cần phải khẩn trương triển khai phương án
thích hợp để có thể tiếp cận bước vào công cuộc số hóa này càng sớm càng tốt.
4.5. Thiếu hụt đội ngũ nhân viên có chuyên môn.
Một thách thức nữa mà ngân hàng Techcombank đang gặp phải khó khăn đó là thiếu
hụt về đội ngũ nhân viên có chuyên môn để thực thi việc chuyển đổi với những kỹ
năng, quy trình và văn hóa hợp tác phù hợp, theo kịp được với các nhu cầu kinh
doanh. Nhân viên ngân hàng từ trước đến nay đều được đào tạo bài bản theo một mô
tuýp vận hành một ngân hàng truyền thống, chính vì vậy mà Tecombank cần phải thay
đổi nhận thức để thực hiện nghiên cứu chiến lược phù hợp, nâng cao năng lực để có
thể sẵn sàng tham gia vào cuộc cách mạng công nghiệp này.
Qua ma trận SWOT vừa phân tích, chúng tôi có nhận định rằng:
Techcombank đang thích nghi rất nhanh trong thời đại ngân hàng số và tạo ra hệ sinh
thái số của riêng mình cùng hệ thống quản trị rủi ro hiệu quả. Ngân hàng nên tiếp tục
đẩy mạnh các dịch vụ liên quan đến công nghệ, giữ vững vị thế ngân hàng hoạt động
hiệu quả cao nhất trong ngành và hướng đến mục tiêu là ngân hàng số trong tương lai.

10
TECHCOMBANK TRONG THỜI ĐẠI SỐ [Publish Date]

Techcombank vẫn còn tồn tại tình trạng nợ xấu đáng chú ý (3.300 tỷ đồng tại thời
điểm 30/6/2019). Vì vậy, ngân hàng này cần đưa ra các chiến lược hạn chế tối đa hoặc
giải quyết nợ xấu.
Mặc dù Techcombank đang nắm giữ vị thế khá tốt, sở hữu thương hiệu được nhiều
người biết đến, nhưng họ vẫn đang phải cạnh tranh trong môi trường ngân hàng cực kỳ
sôi động, tồn tại các vấn đề thiết sót về pháp lý. Ngân hàng nên chú trọng tuyển dụng
và đào tạo nguồn nhân sự có chất lượng cao, đáp ứng các nhu cầu đặc biệt trong quá
trình chuyển đổi công nghệ, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Từ đó tạo ra những
điểm nhấn khác biệt để thu hút khách hàng nhiều hơn.
Hiện tại, Techcombank nên chú ý các thách thức liên quan đến vấn đề bảo mật để bảo
về khách hàng – vốn là vấn đề cấp thiết trong ngành ngân hàng.
Ngoài ra, Techcombank có thể tận dụng các cơ hội phát triển kinh doanh sắp tới, đặc
biệt là việc khách hàng đang có xu hướng hạn chế sử dụng tiền mặt và gia tăng sử
dụng các thiết bị di động. Điều này có thể giúp Techcombank đề ra các chiến lược
hiệu quả trong tương lai.

III. Mô hình CAMEL – Techcombank liệu có vươn mình trong thời đại số?
1. Chỉ tiêu An toàn vốn (Capital):
Bài báo cáo sử dụng hai nhóm tỷ số quan trọng trong đánh giá chỉ tiêu an toàn vốn đó
là TETA (Tỷ lệ tổng vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản) và CAR (Hệ số an toàn vốn). (Số
liệu phân tích tại Phụ lục – Bảng 1).

11
TECHCOMBANK TRONG THỜI ĐẠI SỐ [Publish Date]

TETA TETD

25%

20%

15%

10%

5%

0%
VPB HDBank MBB TCB OCB TPB VIB ACB VCB MSB

Biểu đồ 1: Xếp hạng nhóm chỉ tiêu Quản lý vốn

Từ kết quả trên, có thể thấy Techcombank đang chứng minh mình là ngân hàng vượt
trội cả về sức mạnh nguồn vốn, lẫn tài sản và khả năng quản lý nợ (TETA và TETD có
cùng xếp hạng) bằng việc xuất hiện nổi bật ở vị trí dẫn đầu.
Tỷ lệ TETA đạt 17,03%, tăng 0,93% so với 12/2019 và tăng 1.45% so với cùng kỳ
2019. So với các ngân hàng có quy mô tổng tài sản tương đương là VPB, MBB, và
ACB thì TETA của Techcombank đang giữ một khoảng cách khá an toàn so với VPB
và MBB trong khi bỏ xa đối thủ còn lại là ACB. Tỷ lệ TETD tăng trưởng khá ổn định
ở mức 20,53%, có xu hướng tăng trưởng này diễn ra nhanh hơn so với TETA, cụ thể là
TETD 6/2020 tăng 1,23% so với số liệu cuối năm 2019 và tăng 2,01% so với cùng kỳ
2019 cho thấy khả năng kiểm soát vốn vững vàng của Techcombank ngay cả trong ảnh
hưởng những ảnh hưởng nặng nề của đại dịch covid-19 hai quý đầu năm 2020 này.
Song song với việc triển khai cách tiếp cận theo hệ sinh thái phục vụ trọn vẹn chuỗi
giá trị trong một số lĩnh vực, ngân hàng cũng tập trung vào các đối tác/phân khúc
khách hàng chọn lọc để mở rộng thu nhập mà vẫn kiểm soát được rủi ro. Nhờ đó, TCB
đã xây dựng thành công bảng cân đối vững chắc, tập trung vào các phân khúc có rủi ro
thấp hơn, như nhóm khách hàng cá nhân thu nhập cao, cho vay tài trợ vốn lưu động và
cho vay có tài sản đảm bảo.

12
TECHCOMBANK TRONG THỜI ĐẠI SỐ [Publish Date]

Bên cạnh đó, với hệ số CAR cao nhất trong ngành là 16,9%, tăng 1,4% so với thời
điểm cuối năm 2019, cùng với chiến lược rõ ràng và vị thế vốn hàng đầu
Techcombank có đủ năng lực để tiếp tục tập trung vào mảng cho vay cá nhân cụ thể là
tài trợ cho vay mua nhà do do tốc độ đô thị hóa và thu nhập người dân tăng nhanh dẫn
đến nhu cầu cao về nhà ở, cũng như dễ dàng nắm bắt thêm nhiều cơ hội tăng trưởng
tiềm năng khác trong tương lai.

2. Chỉ tiêu quản lý tài sản (Asset Quality):


Bài báo cáo sử dụng hai nhóm tỷ số quan trọng trong đánh giá chỉ tiêu quản lý tài sản
là LLPTL; LLPII; Tổng nợ/ tổng tài sản; Nợ không hiệu quả/ tổng nợ. (Số liệu phân
tích tại Phụ lục – Bảng 2).

Hình 1: Biểu đồ thể hiện dư nợ trên tổng tài sản của Techcombank từ 2017 –
2020.

Nhìn chung Tổng dư nợ của Techcombank tăng trưởng dần theo thời gian, tăng dư nợ
hằng năm mang lại hàng tỷ đồng thu nhập hoạt động cho Ngân hàng. Về cơ cấu dư nợ,
Ngân hàng tiếp tục dịch chuyển từ khách hàng doanh nghiệp lớn sang khách hàng cá
nhân và khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đối với phân khúc Khách hàng cá nhân
Techcombank đã đạt được thành tựu đáng kể khi tổng dư nợ năm 2019 tăng 45% so

13
TECHCOMBANK TRONG THỜI ĐẠI SỐ [Publish Date]

với năm 2018, góp phần tăng thu nhập hoạt động cho ngân hàng hơn 24,6% vào cuối
năm 2019. Giữ vững Top 2 lợi nhuận toàn ngành Ngân hàng. Tỷ lệ dư nợ/tổng tài sản
tăng ổn định từ năm 2018 đến nay góp phần củng cố chất lượng và giá trị tài sản mang
lại lợi nhuận đáng kể cho Ngân hàng.

Tổng nợ/ tổng tài sản

80,00%
71,52%
67,62% 66,15% 68,14%
70,00% 65,03%
61,99% 62,15%
58,52%
60,00% 55,38%

50,00%
42,54%
40,00%

30,00%

20,00%

10,00%

0,00%
VPB HDB MBB TCB OCB TPB VIB ACB VCB MSB

Biểu đồ 2: So sánh tỷ lệ dư nợ/tổng tài sản của Techcombank với các ngân hàng.

Tổng dư nợ của Techcombank nhìn chung vẫn còn thấp hơn các ngân hàng lớn khác.
Điều đó cho thấy Techcombank vẫn còn chưa tận dụng hết tiềm năng của mình trong
lĩnh vực cho vay khách hàng.. Tổng giá trị tài sản của Techcombank chỉ đứng sau
Vietcombank nhưng so về dư nợ lại luôn giữ vị trí gần cuối. Techcombank vẫn còn tập
trung đầu tư vào quá trình chuyển đổi số, điều mà bắt buộc các ngân hàng phải thay
đổi để phù hợp nhu cầu cho khách hàng. Do đó, Techcombank thu hút hàng triệu lượt
khách tham gia gửi tiền, đạt nhiều thành tích trong các loại hình tiền gửi của khách
hàng, nó chiếm hơn 60% tổng nợ phải trả.

14
TECHCOMBANK TRONG THỜI ĐẠI SỐ [Publish Date]

250 2,00%
1,80% 230,8
1,70% 1,80%
1,60%1,60%
200 1,60%
1,30% 1,40%
160,8 159,9
150 142,6 1,20%

112,2 1,00%

100 0,80%

0,60%

50 0,40%

0,20%

0 0,00%
2015 2016 2017 2018 2019

Cho vay khách hàng Tỉ lệ nợ xấu

Biểu đồ 3: Khoản cho vay khách hàng và tỷ lệ nợ xấu của Techcombank từ năm
2015 – 2019.

Tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng này đã tăng mạnh lên mức 3.396 tỷ đồng, tương đương tỷ
lệ 2,04% vào giữa năm 2018 khi cổ phiếu Techcombank (Mã CK:TCB) chính thức
được niêm yết trên sàn chứng khoán. Mặc dù lãi sau thuế tăng nhẹ và cao hơn 2017
nhưng Techcombank thu nhập chủ yếu từ các hoạt động bất thường như bán tài sản,
thu hồi nợ đã xử lý rủi ro tín dụng,... nguồn thu chủ yếu không phải từ hoạt động cho
vay.
3. Chỉ tiêu năng lực quản lý (Management Ability):
Bài báo cáo phân tích dựa trên hai tỷ số chính: CIR (Tỉ lệ chi phí hoạt động trên thu
nhập hoạt động) và tỷ lệ Chi phí hoạt động/Tổng tài sản. (Số liệu phân tích tại Phụ lục
– Bảng 3).
Theo trung bình xếp hạng, Techcombank xếp sau Vietcombank về năng lực quản lý và
đứng thứ 8 trong các doanh nghiệp được so sánh. Tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR)
đang thấp hơn ở mức 29.50%, so với mức 34,71% cùng kỳ năm ngoái, đứng thứ 2 chỉ
sau VPBank. Mặc dù vậy, giá trị chi phí hoạt động trên tổng tài sản ở mức 0.22% và

15
TECHCOMBANK TRONG THỜI ĐẠI SỐ [Publish Date]

đứng thứ ba chỉ sau MB Bank và VP Bank và tang so với cùng kỳ năm 2019 ở mức
1.91%.

Trung bình Chỉ tiêu năng lực quản lý

25,00%
21,61%
20,25% 19,80%
20,00% 18,74% 18,96%
17,72%
16,85%
14,86% 14,60% 14,47%
15,00%

10,00%

5,00%

0,00%
TCB HDB VCB VPB ACB MBB MSB TPB OCB VIB

Biểu đồ 4: Thể hiện trung bình chỉ tiêu năng lực quản lý giữa 10 ngân hàng.

Điều này có thể được giải thích bởi thu nhập hoạt động tiếp tục duy trì đà tăng trưởng
và tăng trưởng nhanh hơn đáng kể so với tốc độ tăng trưởng của chi phí họat động, qua
đó cũng khẳng định được vị trí về hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Techcombank,
cùng với HD Bank và Vietcombank, là ba ngân hàng sở hữu mức chi phí hoạt động
trên tổng tài sản lí tưởng hàng đầu trong ngành. Tuy nhiên, tỷ lệ này ở Techcombank
sẽ khó cải thiện hơn trong ngắn hạn do kế hoạch mở rộng đầu tư vào CNTT phục vụ
cho chuyển đổi số làm tăng chỉ số này trong thời gian tới.
Techcombank có xếp hạng về tỷ lệ CIR trong nhóm thấp so với các Ngân hàng so
sánh, đây là một trong những vấn đề đáng được quan tâm hơn trong thời gian tới. Cuộc
đua chuyển đổi số giữa các ngân hàng đang trong thời kỳ sôi động, trên bản đồ đó
Techcombank đứng ở vị thế chưa thể coi là chắc chắn. Cần có những chính sách hiệu
quả hơn để vừa không chỉ giữ vững được vị thế hiện tại, hơn nữa còn phát huy trong
tương lai mà không bị hụt hơi giữa chừng.

16
TECHCOMBANK TRONG THỜI ĐẠI SỐ [Publish Date]

4. Chỉ tiêu Lợi nhuận (Earning):


Bài báo cáo phân tích dựa trên hai tỷ số chính: NIM; ROAA; ROEA; Tỉ lệ CASA. (Số
liệu phân tích tại Phụ lục – Bảng 4).
4.1. Thu nhập lãi thuần:
Hiểu đơn giản, hệ số này là thước đo chênh lệch giữa thu nhập lãi do ngân hàng tạo ra
và số tiền lãi phải trả cho người cho vay của họ, so với số tiền họ kiếm được. Do đó,
NIM là một nhân tố quan trọng trong việc thúc đẩy thu nhập của ngân hàng khi chênh
lệch giữa thu nhập lãi của ngân hàng và chi phí lãi phải trả càng lớn thì lợi nhuận của
ngân hàng càng lớn.
Đối với TCB, NIM quý II/2020 tăng nhẹ so với năm ngoái giúp Techcombank trở
thành ngân hàng đứng thứ 4 trong xếp hạng NIM (chỉ sau VPB, HDB và MBB). Lý
giải cho điều này, lãi suất huy động của Techcombank được duy trì ở mức thấp, thậm
chí có xu hướng giảm trong nửa đầu năm 2020, từ mức 4,1%/năm tại thời điểm cuối
năm 2019 hiện xuống chỉ còn 3,8%/năm. Hệ số NIM phục hồi ấn tượng một phần nhờ
vào tiền gửi có chi phí huy động thấp, hay nói cách khác, “áp lực trên hệ số NIM được
bù lại nhờ việc Techcombank giảm chi phí huy động”. Mà đóng góp lớn nhất đến từ
việc Techcombank có lượng tiền gửi không kỳ hạn (CASA), với chi phí lãi suất huy
động thấp hơn nhiều so với tiền gửi có kỳ hạn, gia tăng nhanh trong thời gian qua.Ở
chiều hướng ngược lại, mặt bằng lãi suất cho vay của Techcombank lại tăng nhẹ lên
mức 9,3%/năm (theo Viettimes.vn, 2020).

17
TECHCOMBANK TRONG THỜI ĐẠI SỐ [Publish Date]

NIM
4,60%
4,41%
4,40% 4,20%
4,10%
4,20%

4,00%
3,70%
3,80%

3,60%

3,40%

3,20%
2018 2019 NIM Q2/2019 Q2/2020

Biểu đồ 5: Tăng trưởng tỉ lệ NIM của Techcombank

4.2. ROAA (the ratio of profit before tax to total average assets):
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên trung bình tài sản của Techcombank tính đến Qúy
II/2020 là 2,82% tăng mạnh so với cùng kì năm ngoái là 2.15% (ROAA quý II/2019 là
0,67%). Sự chênh lệch mạnh tỷ lệ ROAA so với cùng kì năm ngoài là điều dễ hiểu,
bởi vị năm nay có quá nhiều biến động trên thị trường tài chính bởi sự ảnh hưởng nặng
nề đến từ dịch bệnh và thiên tai. ROAA 2,82% là một con số cao trên thị trường,
khẳng định chiến lược phòng ngừa rủi ro của Techcombank.
Theo ông Hồ Hùng Anh - Chủ tịch HĐQT Techcombank nói: trước diễn biến phức tạp
của dịch Covid-19, năm nay ban lãnh đạo Ngân hàng chủ trương thận trọng để đảm
bảo mọi việc trong tầm kiểm soát. Thực hiện Thông tư 01 của Ngân hàng nhà nước,
Techcombank đã cơ cấu lại nợ cho khách hàng nhưng khả năng một số khách hàng
không trả được lãi và Techcombank cũng đang triển khai gói tín dụng hỗ trợ khách
hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 (Theo thoibaonganhang.vn, 2020). Do đó,
Techcombank đã phòng ngừa được rủi ro tín dụng trong tình hình thị trường đang biến
động hiện tại, làm giảm rủi ro và chi phí quản lý và thu hồi nợ khó đòi.

18
TECHCOMBANK TRONG THỜI ĐẠI SỐ [Publish Date]

4.3. ROAE (the ratio of profit before tax to total average equity)
Với kế hoạch 5 năm của Techcombank (từ 2016 - 2020) thì năm 2020 là một năm khá
quan trọng với Techcombank khi đây là năm cuối để Ngân hàng có thể đánh giá được
kế hoạch hoạt động của ngân hàng và vạch ra những chính sách hoạt động mới cho
Ngân hàng. Tuy nhiên, trong tình hình dịch bệnh Covid-19 cũng như những bất ổn cả
về kinh tế, chính trị trên thế giới khiến ban lãnh đạo ngân hàng quyết định lấy an toàn
làm trọng - theo Ông Hồ Hùng Anh.
Tỷ suất lợi nhuận trên Vốn chủ sở hữu của Techcombank luôn giữ vững ở mức
17,00% (năm 2019) và 17.27% (Qúy II/2020), một mức tỉ lệ cao so với trung bình
ngành trong giai đoạn này. Techcombank luôn giữ vững chiến lược rủi ro thấp - Lợi
nhuận cao với hàng loạt quyết định như: đảm bảo giữ tỷ lệ nợ xấu ở mức dưới 3%,
ngưỡng đảm bảo an toàn do Ngân hàng Nhà nước quy định. Techcombank cũng sẽ
thực hiện tăng vốn điều lệ năm 2020 lên 35.049 tỷ đồng với việc phát hành hơn 4,7
triệu cổ phiếu ESOP cho cán bộ nhân viên…

4.4. Tỷ lệ CASA:
CASA - hay còn được biết đến là tiền gửi không kì hạn, là nguồn vốn giá rẻ, có chi phí
rất thấp so với tiền gửi có kì hạn. Theo đó, tỉ lệ CASA (Current Account Savings
Account) hay tỉ lệ tiền gửi không kì hạn cao sẽ dẫn tới chi phí vốn thấp và tăng tỉ lệ
thu nhập lãi thuần (NIM).
Để có được lượng tiền gửi không kì hạn lớn, Techcombank đã thu hút khách hàng
bằng việc thực hiện các chương trình thu hút khách hàng như Zero fee miễn phí các
giao dịch chuyển khoản và hoàn tiền (Cashback) 1% không giới hạn từ quý III/2018,...
cho khách hàng cá nhân. Lãnh đạo ngân hàng cho biết Techcombank đã chi khoảng
260 tỉ đồng cho chương trình cashback nhưng đã mang về 1.200 tỉ đồng cho giảm chi
phí huy động, giúp bù đắp lại các chi phí đã bỏ ra (theo Vietnambiz.vn, 2020).
Tuy nhiên, vẫn có cản trở trong quá trình huy động vốn CASA trong giai đoạn gần đây
vì các ngân hàng dần tung ra các chiến lược, hậu mãi cho những khoản tiền gửi không
kì hạn này như áp dụng mức phí 0 đồng, miễn phí hoàn toàn các giao dịch chuyển
khoản, miễn phí sao kê tài khoản… Thị phần của Techcombank ngày càng bị đe dọa,

19
TECHCOMBANK TRONG THỜI ĐẠI SỐ [Publish Date]

do đó, tháng 8/2019, Techcombank đã ra chính sách huy động CASA từ Khách hàng
doanh nghiệp, đặc biệt là nhóm khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) thông
qua nền tảng F@st Ebank gồm nhiều ưu đãi cho Khách hàng doanh nghiệp trong quá
trình giao dịch thanh toán nhằm thu hút vốn từ đây.

5. Chỉ tiêu Thanh khoản (Liquity):


Bài báo cáo phân tích dựa trên hai tỷ số chính Tỷ lệ Tổng tiền gửi khách hàng so với
tổng dư nợ; LATA. (Số liệu phân tích tại Phụ lục – Bảng 5).
Techcombank đã duy trì thanh khoản dồi dào với tỷ lệ cho vay trên tổng tiền gửi đạt
76,3% và tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung - dài hạn đạt 31,1%, tốt hơn đáng kể so với
mức 38,4% vào thời điểm cuối năm 2019. Ngoài ra, với tỉ lệ tài sản thanh khoản trên
tổng tài sản là 0.35% (xếp thứ 7) so với 30 ngân hàng Thương Mại cổ phần (số liệu
tính đến ngày 30/06/2020), điều này cho thấy Techcombank có khả năng đáp ứng nhu
cầu rút tiền mặt dự tính và bất thường của khách hàng gửi tại ngân hàng mà không bị
cạn kiệt nguồn vốn vay cho những nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp hoặc không
gặp cú sốc quá lớn với dòng chảy của tài sản thanh khoản. Kết hợp với tỉ lệ Tổng tiền
gửi khách hàng so với tổng dư nợ, Techcombank được xếp hạng tính Thanh khoản thứ
3 (chỉ sau MSB và VCB), điều này cho thấy Techcombank có đủ khả năng đáp ứng
được tính thanh khoản của thị trường trong tình hình đại dịch Covid-19 bùng phát đã
gây nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất - kinh doanh, từ đó ảnh hưởng tới khả
năng trả nợ của khách hàng.

20
TECHCOMBANK TRONG THỜI ĐẠI SỐ [Publish Date]

Tỷ lệ Tổng tiền gửi khách hàng so với tổng dư nợ

1,40%
1,27%
1,16% 1,19%
1,20% 1,08%
0,98% 0,97% 0,96%
1,00% 0,93% 0,93%
0,88%

0,80%

0,60%

0,40%

0,20%

0,00%
VPB HDB MBB TCB OCB TPB VIB ACB VCB MSB

Biểu đồ 6: Thể hiện tỉ lệ tổng tiền gửi khách hàng trên tổng dư nợ của ngân hàng

Trong Quý 2/2020, Techcombank đã huy động thành công 500 triệu USD từ khoản
vay hợp vốn nước ngoài. Đây là khoản vay tín chấp có thời hạn 3 năm với mức lãi suất
bằng lãi suất cho vay USD liên ngân hàng (LIBOR) cộng biên độ 1,5%/năm. Số tiền
vay được dùng để bổ sung cho nguồn vốn kinh doanh chung của Ngân hàng và đóng
vai trò tăng cường khả năng thanh khoản cho ngân hàng. “Thành công vượt trội của
giao dịch này đã chứng minh cho sự tin tưởng mạnh mẽ của các định chế tài chính
nước ngoài đối với vị thế tín dụng và chiến lược kinh doanh lấy khách hàng làm trọng
tâm”, ông Phùng Quang Hưng – Giám đốc Điều hành, Phó Tổng Giám đốc thường
trực của Techcombank cho biết.
Ngân hàng cũng duy trì vị thế vốn hàng đầu Việt Nam với tỷ lệ an toàn vốn (CAR)
cuối kỳ theo Basel II đạt 16,9%, cao hơn gấp đôi so với yêu cầu tối thiểu của Trụ cột I
Basel II (8%) và cao hơn mức 15,5% tại thời điểm cuối năm 2019. (theo
Techcombank).
Ngoài ra, dựa vào bảng xếp loại thanh khoản, Nhà đầu tư có thể thấy được
Techcombank là một ngân hàng khá an toàn với các chỉ số LDR thấp hơn các ngân
hàng khác. Trong tình hình đại dịch Covid-19 bùng phát đã gây nhiều khó khăn cho
hoạt động sản xuất - kinh doanh, từ đó ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của khách hàng.
Các ngân hàng phải cơ cấu nợ để gia hạn việc trả nợ của các doanh nghiệp,

21
TECHCOMBANK TRONG THỜI ĐẠI SỐ [Publish Date]

Techcombank đã phòng ngừa rủi ro này bằng cách giảm mức lãi suất cho vay, tung ra
nhiều chính sách mới cho các doanh nghiệp và người đi vay như : công bố gói hỗ trợ
30 nghìn tỷ đồng chia sẻ khó khăn, tạo điều kiện cho khách hàng ổn định đời sống và
hồi phục kinh doanh; gia hạn nợ với thời hạn phù hợp dành cho khách hàng cá nhân và
doanh nghiệp bị tác động bởi dịch Covid-19. Điều này giúp Techcombank giữ vững
tính thanh khoản của ngân hàng và duy trì được lượng khách hàng tiềm năng cho ngân
hàng.
Tóm lại, với những đánh giá trên, nhóm tác giá đánh giá Techcombank hiện tại là một
trong những ngân hàng đang phát triển mạnh dù tình hình kinh tế hiện tại đang đối mặt
với sự suy giảm bời tác động của COVID-19. Với những chính sách mới nhằm vào
nhóm khách hàng doanh nghiệp, Techcombank hiện tại đang duy trì tốc độ tăng trưởng
khá ổn định so với mức trung bình của ngành. Tuy nhiên, Techcombank cần quan tâm
đến những yếu điểm đang có như tỷ lệ CIR trong nhóm thấp so với các Ngân hàng so
sánh; điều này sẽ ảnh hưởng đến Techcombank trong quá trình chuyển đổi số của thị
trường và ngành, nếu Techcombank không có một sự chuyển mình theo thị trường thì
có thể Techcombank khó có thể giữ vững tốc độ tăng trưởng như hiện tại.

IV. Định hướng phát triển Techcombank theo hướng ngân hàng số và
chuyển đổi số:
Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư với sự giao thoa, hòa quyện của các công nghệ số,
vật lý, sinh học, có tác động lớn và phát triển theo cấp số nhân có thể làm thay đổi
hoàn toàn cách thức con người sống, làm việc và điều hành xã hội, đang tác động
mạnh mẽ tới chính sách phát triển của tất các lĩnh vực trong đó có ngân hàng. Tuy
nhiên, có thể thấy rằng, ở Việt Nam, quá trình này chỉ mới ở giai đoạn hình thành sơ
thành, bước đầu tiếp cận những thay đổi lớn về công nghệ. Với tiềm năng phát triển
mạnh mẽ, các ngân hàng ở nước ta luôn mong muốn đổi mới và phát triển để đáp ứng
nhu cầu cấp thiết của thị trường. Trước bối cảnh đó với những cơ hội và thách thức cụ
thể, Nhà nước cùng toàn thể các cơ quan chức năng, khách hàng, ngân hàng cần có sự
đóng góp và chung tay xây dựng để hoàn thành sứ mệnh của mình trong thời đại mới.
Đặc biệt, Ngân hàng Techcombank cần có định hướng phát triển rõ ràng và chiến lược

22
TECHCOMBANK TRONG THỜI ĐẠI SỐ [Publish Date]

hoạt động hiệu quả để dẫn đầu xu thế, chiếm lĩnh thị phần và nâng tầm thương hiệu
trong và ngoài nước.
4.1. Về phía nhà nước và các cơ quan chức năng:
Đảng và Nhà nước luôn quan tâm và mong muốn phát triển ứng dụng công nghệ thông
tin vào lĩnh vực ngân hàng để góp phần thúc đẩy công cuộc đổi mới ngân hàng số nói
riêng và kinh tế số nói chung. Để phát huy khả năng “đi tắt đón đầu”, công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động
ngân hàng thông qua một số định hướng chính sau:
Thứ nhất, hoàn thiện cơ chế chính sách, khung khổ pháp lý trong hoạt động ngân hàng
thích ứng với cuộc cách mạng 4.0, tạo thuận lợi và thúc đẩy các mô hình kinh doanh,
quản trị điều hành trong lĩnh vực ngân hàng theo hướng bứt phá, đổi mới, sáng tạo,
nhưng vẫn chú trọng tới công tác đảm bảo an ninh mạng và bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng nhằm hạn chế những rủi ro, thách thức trong bối cảnh bùng nổ công nghệ số.
Thứ hai, xây dựng và phát triển hạ tầng công nghệ theo hướng đồng bộ, tập trung,
thống nhất, có khả năng tích hợp, kết nối với các ngành, lĩnh vực khác để cung ứng các
sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trên nền tảng số, nâng cao chất lượng phục vụ và tăng
tính tiện ích, trải nghiệm cho khách hàng.
Thứ ba, ưu tiên đầu tư, ứng dụng mạnh mẽ các công nghệ của cuộc cách mạng 4.0 vào
hoạt động ngân hàng; ưu tiên phát triển ngân hàng theo mô hình ngân hàng số, trong
đó lấy thanh toán số là làm cửa ngõ để kết nối liền mạch với các dịch vụ ngân hàng
khác như huy động, cho vay, đầu tư, bảo hiểm... và giao tiếp thuận tiện với các hệ sinh
thái số bên ngoài nhằm cung ứng các sản phẩm, dịch vụ an toàn, tiện lợi, cá nhân hóa
với chi phí hợp lý và sự tường minh.
Thứ tư, coi nguồn nhân lực ngân hàng có chất lượng là nhân tố quyết định thành công
trong chuyển đổi số ngân hàng, phát triển ngân hàng số tại Việt Nam; chú trọng công
tác đào tạo, đào tạo lại, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành ngân hàng, giúp
người lao động ngành ngân hàng được trang bị những kỹ năng, phát triển năng lực
thích ứng với bối cảnh 4.0.

23
TECHCOMBANK TRONG THỜI ĐẠI SỐ [Publish Date]

Về quá trình thực hiện, trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước nên cần phải hoàn
thành những nhiệm vụ cấp bách để làm tiền đề và cơ sở cho công cuộc chuyển đổi số
của ngân hàng:
Một là, nghiên cứu xây dựng hành lang pháp lý tạo thuận lợi cho việc cung ứng các
sản phẩm, dịch vụ ngân hàng số thông qua việc xây dựng Nghị định thay thế Nghị
định số 101/2012/NÐ-CP của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt nhằm hỗ
trợ, tạo điều kiện cho việc phát triển thanh toán điện tử; trình Thủ tướng Chính phủ về
Ðề án cơ chế quản lý thử nghiệm hoạt động công nghệ tài chính trong lĩnh vực ngân
hàng (Regulatory Sandbox).
Hai là, xây dựng và phát triển hạ tầng công nghệ, mà trước hết là hạ tầng thanh toán
điện tử với việc nâng cấp Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng theo hướng tập
trung hóa và thúc đẩy việc vận hành chính thức Hệ thống thanh toán bù trừ tự động
phục vụ cho các giao dịch bán lẻ (ACH) hoạt động 24/7, xử lý thanh toán tức thời
(real-time).
Ba là, triển khai các tiêu chuẩn về thanh toán QR Code, tiêu chuẩn thẻ chíp nhằm tăng
cường tính kết nối, xử lý liên thông giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán,
trung gian thanh toán và phục vụ thanh toán an toàn, thuận tiện, tích hợp chặt chẽ với
các ngành, lĩnh vực khác.
Bốn là, tiếp tục nghiên cứu ứng dụng công nghệ hiện đại để tiếp tục thiết kế, triển khai
các sản phẩm dịch vụ ngân hàng với định hướng chủ yếu là cung ứng sản phẩm dịch
vụ trên ứng dụng điện thoại thông minh với các tính năng an toàn, tiện lợi và tăng tính
trải nghiệm cho khách hàng

4.2. Về phía ngân hàng Techcombank:


Với tầm nhìn xa và nhận thức được sự chuyển mình không ngừng trong thời kì chuyển
đổi số của lĩnh vực Ngân hàng hiện nay. Techcombank luôn xem trọng việc thay đổi,
hoàn thiện và phát triển để mang lại những thành tựu nhất định cũng như mang lại
những dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Vì vậy, việc hoạch định, xây dựng, và thực
hiện chiến lực nhằm phát triển toàn diện ở từng mảng hoạt động cụ thể là điều không
thể tránh khỏi.

24
TECHCOMBANK TRONG THỜI ĐẠI SỐ [Publish Date]

Về chiến lược đầu tư công nghệ, đây được xem là hoạt động tiên phong và quan trọng
nhất trong quá trình chinh phục thành công trên con đường chuyển đổi số của tất cả
các ngân hàng trong thời đại 4.0 hiện nay.
Trước điều kiện tiên quyết này, Techcombank luôn ưu tiên đầu tư vào việc xây dựng
các chiến lược về công nghệ tài chính để nhằm hệ thống hóa các hoạt động của ngân
hàng một cách chặt chẽ, dễ quản lí, khó sai sót.
Trong chính quá trình chuyển đổi số của mình, Techcombank cần đẩy mạnh đầu tư
vốn vào việc tiếp thu và chuyển đổi công nghệ. Điều đó có nghĩa là ngân hàng nên
triển khai nền tảng ngân hàng số - Digital Banking vào hoạt động kinh doanh. Ngân
hàng cần triển khai mô hình một ngân hàng số thực thụ dựa trên những đánh giá lựa
chọn các tính năng ưu việt và nổi bật của các dịch vụ ngân hàng số. Ngoài ra, việc hợp
tác với các đổi tác là đầu tàu trong ngành công nghệ chính là một chiến lược nên làm
của Techcombank bởi sự chuyển môn về công nghệ của các tổ chức trong và ngoài
nước sẽ mang lại cho phía ngân hàng một hướng đi cụ thể, chính xác và toàn diện hơn.
Cụ thể hơn, Techcombank cần chuyển đổi hình thức eBanking sang nền tảng công
nghệ mới. Trền nền tảng là những tính năng như Internet Banking hay Mobile
Banking, ngân hàng phải từng bước đổi mới và nâng cấp các nền tảng công nghệ để
mang đến những trải nghiệm mới lạ, tiện ích cho quý khách hàng của mình khi sử
dụng dịch vụ. Không chỉ dừng lại ở các giao dịch trên điện thoại thông minh với
những tính năng như hiện tại mà Techcombank còn phải từng bước chuyển đổi trên
nền tảng công nghệ số.
Bên cạnh đó, việc dùng công nghệ để quản lý và điều hành một hệ thống cơ sở dữ liệu
chặt chẽ, hiệu quả sẽ giúp chính ngân hàng giảm thiểu tối đa những quy trình nghiệp
vụ thông thường, giảm chi phí giấy tờ hồ sơ, hay các bước luân chuyển chứng từ
không thật sự cần thiết. Quá trình áp dụng công nghệ số đòi hỏi Techcombank phải
xây dựng thêm những vấn đề về tăng cường bảo mật, chống thất thoát dữ liệu hay các
lỗi giao dịch dễ phát sinh trong những ngày cao điểm.
Về chiến lược phát triển nhân sự, con người luôn là một trong những yếu tố không thể
thiếu của bất kì lĩnh vực nào trong nền kinh tế ngày nay. Dù công nghệ đang được đề
cao và phát triển, song con người cũng vì lẽ này mà được lựa chọn đào tạo khắt khe

25
TECHCOMBANK TRONG THỜI ĐẠI SỐ [Publish Date]

hơn. Với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật thì chính sách quản trị con người hay
mô hình đào tạo nguồn nhân lực trên nền tảng sử dụng công nghệ số đóng vai trò then
chốt đối với Techcombank.
Thứ nhất , ngân hàng cần đưa ra chiến lược hoạch định nhân sự. Bao gồm thiết lập
chiến lược nhân lực, xây dựng chính sách và đưa ra các kế hoạch sử dụng nguồn nhân
lực. Đây là giai đoạn bao quát môi trường quản trị con người trước sự phát triển của
công nghệ hay sự dự báo về cung cầu nguồn nhân lực mà phía ngân hàng cần phải
định rõ.
Thứ hai, giai đoạn tuyển chọn nguồn nhân lực cho từng nhu cầu sử dụng của ngân
hàng cần được thực hiện một cách rõ ràng, công khai. Cần đánh giá và chọn lựa đội
ngũ ứng viên phù hợp cho từng vị trí.
Thứ ba là bố trí và sử dụng nhân lực theo từng vị trí cụ thể trong xu hướng chuyển đổi
số hiện nay, khai thác và phát huy tối đa năng lực làm việc của con người nhằm đạt
hiệu quả cao trong công việc. Cụ thể cần xem xét các vị trí như giao dịch viên có cần
một số lượng lớn như trước kia hay không trước sự phát triển từ công nghệ tài chính.
Việc này nhằm giúp bố trí và sử dụng nhân lực bao gồm xác định mục tiêu bố trí và sử
dụng nhân lực, tiến hành các hoạt động kiểm soát nhân lực sau khi bố trí.
Cuối cùng, bước hoàn tất vấn đề về con người của Techcombank chính là việc đào tạo
nguồn nhân lực để có thể tương xứng với sự thay đổi không ngừng về công nghệ số.
Bước quan trọng để hoàn thiện và nâng cao các kiến thức, kỹ năng, phẩm chất và kinh
nghiệm của nhân viên ngân hàng là đào tạo cho một đội ngũ con người trở nên tiến bộ
trước công nghệ chứ không vì công nghệ mà tự đào thải con người. Đây được coi là
một trong các hoạt động không thể thiếu của ngân hàng để một bước tiến mới trong
công cuộc chuyển đổi số. Tập trung đào tạo các nhân lực mới nắm bắt được tiến bộ
khoa học công nghệ và sử dụng ứng dụng công nghệ số. Đối với đội ngũ nhân viên sẵn
có, ngân hàng thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về nghiệp vụ và
công nghệ bằng cách đào tạo các kỹ năng mềm, kỹ năng tư duy, suy nghĩ sáng tạo hay
cách giải quyết các vấn đề.
Về chiến lược quảng bá và truyền thông để thu hút một lượng khách hàng tiềm năng
cho giai đoạn chuyển đổi số của mình, Techcombank cần chú trọng và đẩy mạnh đầu

26
TECHCOMBANK TRONG THỜI ĐẠI SỐ [Publish Date]

tư vào hoạt động marketing, quảng bá hình ảnh ngân hàng đến với người tiêu dùng
thông qua các trang mạng xã hội, hay qua chính website của ngân hàng. Điều này sẽ
làm phía ngân hàng dễ dàng chinh phục thị hiếu khách hàng qua việc truyền thông thu
hút người xem. Ngoài ra, các trang mạng xã hội được cho là trang quảng cáo gần như
miễn phí nhưng lại hiệu quả nhất hiện nay, đặc biệt là Facebook. Việc hợp tác với một
đại sứ thương hiệu có sức ảnh hưởng là điều Techcombank cần phải làm trong tương
lai khi các dịch vụ ngân hàng số tràn lan và người dùng thì đang không biết chọn ngân
hàng nào để trải nghiệm. Chính vì vậy, Techcombank cần đẩy mạnh và xây dựng các
mối quan hệ với khách hàng mật thiết hơn nữa nhằm mang lại sự tin tưởng và giữ chân
khách hàng một cách hiệu quả nhất.
Về chiến lược dịch vụ khách hàng:
Thứ nhất, đối với Khách hàng cá nhân: Trong quá trình chuyển đổi số, khách hàng cá
nhân luôn chiếm một tỉ lệ lớn đối với phía ngân hàng, Techconbank đứng trước sự
cạnh tranh ngày càng cao của các ngân hàng số giữa các ngân hàng thương mại với
nhau. Nhằm hướng tới sự thành công nhất định trong giai đoạn số hóa, Techcombank
cần phải đẩy mạnh các dịch vụ khách hàng thông qua những sản phẩm, tính năng nổi
bật hay phí giao dịch mà hệ thống ngân hàng số đang dần hoàn thiện. Ngân hàng cần
khai thác triệt để nhu cầu của khách hàng để có thể tăng cường huy động vốn thông
qua lượng tiền từ các kênh giao dịch điện tử. Các sản phẩm số nên được thiết lập và
phát triển dựa trên 6 nhóm cụ thể sau: Tài khoản giao dịch, Tiền gửi, Tiền vay, Thẻ tín
dụng, Đầu tư và Bảo hiểm, để mang lại sự phong phú đa dạng cho phía khách hàng.
Bên cạnh sự đa dạng về tiện ích khi đến với ngân hàng, người dùng luôn mong muốn
một sự ưu ái về phí. Giao dịch không mất phí, Gửi tiết kiệm lãi cao, hay Vay tiêu dùng
lãi thấp chính là điều kiện giúp khối khách hàng cá nhân có thể chú ý hơn. Những tính
năng mới trong quá trình chuyển đổi số rất cần sự trải nghiệm của từng cá nhân, chính
vì thế ngân hàng có thể triển khai kế hoạch liên kết đối tác, khuyến mãi hay gói đi kèm
là bảo hiểm hoặc ưu đãi khi vay để đầu tư là điều Techcombank cần hướng đến.
Thứ hai, đối với Khách hàng doanh nghiệp: Techcombank sẽ đẩy mạnh hơn đối với
phân khúc này khi các doanh nghiệp có tình hình tài chính thuộc những lĩnh vực ưu
tiên. Chính sách chăm sóc khách hàng cũng như quản lý rủi ro từ khối khách hàng

27
TECHCOMBANK TRONG THỜI ĐẠI SỐ [Publish Date]

doanh nghiệp cần được xây dựng, triển khai mạnh mẽ nhằm mang đến sự nhìn nhận
chính xác đối với từng lĩnh vực, ngành nghề. Đẩy mạnh các gói sản phẩm về thẩm
định và cho vay thông các dự án đầu tư. Ngoài ra, bộ phận khách hàng doanh nghiệp
cần tập trung, tăng cường tìm kiếm các doanh nghiệp sử dụng sản phẩm tiền gửi không
kì hạn thông qua việc trả lương cho nhân viên hay các doanh nghiệp sử dụng tài khoản
Techcombank làm tài khoản thanh toán chính. Song, đối với các dịch vụ ngân hàng số,
Techcombank nên tạo ra từng mức lãi suất và chương trình chuyên biệt cho từng phân
khúc khách hàng từ cá nhân đến doanh nghiệp, từ quy mô nhỏ đến lớn. Với các chiến
lược phát triển này sẽ giúp ngân hàng mang lại được nhiều khách hàng trong từng điều
kiện kinh tế khác nhau cũng như góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của ngân
hàng.

V. KẾT LUẬN
Những số liệu và phân tích ở trên từ Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam
(Techcombank) cho thấy sự phát triển không ngừng của phía ngân hàng.
Techcombank đang trên đà phát triển và hoàn thiện những bước đi cụ thể cho riêng
mình trước thời đại công nghệ 4.0 hiện nay. Công nghệ số càng phát triển, ngân hàng
càng phải nổ lực để ứng dụng nhiều hơn nhằm góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi
số, tiết kiệm chi phí, nâng cao con người. Với những thành tựu đã đạt được trong quá
khứ, Techcombank đã và đang thể hiện rõ nét trước những điểm mạnh của mình trong
tương lai thông qua những chiến lược cụ thể. Nhìn chung, Techcombank đã có thể
hoạt động khá tốt trên hệ thống số hóa, xử lý nhanh hơn, tiết kiệm hơn và đặc biệt
mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng hơn. Tuy nhiên Techcombank cũng như các
ngân hàng khác đang vẫn gặp phải những khó khăn, thách thức phía trước mà phía
ngân hàng cũng cần phải có những định hướng, chiến lược cụ thể để đối mặt. Tóm lại,
ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam vẫn đang được tin tưởng, kỳ vọng vào tiềm
năng, tầm nhìn chiến lược trên con đường chuyển đổi số nhằm mang đến một ngân
hàng số đẩy đủ và hoàn hảo nhất đến với mọi tầng lớp khách hàng.

28
TECHCOMBANK TRONG THỜI ĐẠI SỐ [Publish Date]

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Nguyen, A, Duong, H, Nguyen, H, Le, H, Le, D, Nguyen, H 2020, ‘Tài liệu dành cho
nhà đầu tư Qúy II 2020’, Tài liệu dành cho nhà đầu tư, p.30, viewed 7 November
2020, Vietcombank Portal.
Nguyen, L, Pham, V 2020, ‘TRIỂN VỌNG NGÀNH SÁU THÁNG CUỐI NĂM’,
Báo cáo chuyên đề, p.218-220, viewed 7 November 2020, finance.vietstock.vn.
An, H., 2020. Vì sao Techcombank đặt kế hoạch tăng 1% lợi nhuận?. p.
thoibaonganhang.vn.
Ánh, N., 2020. 3,6% dư nợ của Techcombank đã được tái cơ cấu theo Thông tư 01. p.
Viettimes.vn.
Techcombank, 2020. Techcombank công bố kết quả kinh doanh nửa đầu năm 2020 với
lợi nhuận trước thuế đạt 6,7 nghìn tỷ. p. techcombank.
Thu, H., 2020. Techcombank và bài toán CASA hậu COVID-19. p. Vietnambiz.vn.
Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ quốc gia (2016), Tổng luận “Cuộc Cách mạng
công nghiệp lần thứ 4”, trang 6;
Đào Văn Hùng, Phát triển khu vực tài chính – ngân hàng trong bối cảnh Cách mạng
công nghiệp lần thứ tư, Tạp chí Cộng sản số 6/2019;
Nguyễn Thị Hiền, Đỗ Thị Bích Hồng (2017), Tác động của Cách mạng công nghiệp
lần thứ 4 tới lĩnh vực tài chính - ngân hàng;
Accenture, 2017, Technology vision 2017.
Viện nghiên cứu phát triển công nghệ ngân hàng, data.ibt.org.vn/Home/Indicator/20

Nguyen, L, Pham, V 2020, ‘TRIỂN VỌNG NGÀNH SÁU THÁNG CUỐI NĂM’,
Báo cáo chuyên đề, p.218-220, viewed 7 November 2020, finance.vietstock.vn.

29
TECHCOMBANK TRONG THỜI ĐẠI SỐ [Publish Date]

PHỤ LỤC
Bảng 2: Xếp hạng nhóm chỉ tiêu Capital
Ngân Hàng TETA TETD TRUNG BÌNH
% Xếp hạng % Xếp hạng % Xếp hạng
VPB 11.88 3 13.49 3 12.7 3
HDBank 9.36 6 10.33 6 9.8 6
MBB 10.86 4 12.19 4 11.5 4
TCB 17.03 1 20.53 1 18.8 1
OCB 12.40 2 14.15 2 13.3 2
TPB 7.98 7 8.67 7 8.3 7
VIB 7.52 10 8.13 10 7.8 10
ACB 7.77 8 8.43 8 8.1 8
VCB 7.56 9 8.18 9 7.9 9
MSB 9.49 5 10.48 5 10.0 5

Bảng 3: Xếp hạng nhóm chỉ tiêu Management Ability


LLPTL LLPII Tổng nợ/ Nợ không Trung bình
tổng tài sản hiệu quả/
tổng nợ
% Xếp % Xếp % Xếp % Xếp % Xếp
hạng hạng hạng hạng hạng
VPB 1.57 4 26.91 10 67.62 3 3.19 1 24.8 8

HDB 1.12 8 31.74 8 66.15 4 1.55 5 25.14 7


MBB 1.66 2 46.46 4 61.99 7 1.37 7 27.87 4
TCB 0.98 9 27.99 9 58.52 8 0.91 8 22.1 10
OCB 1.23 6 41.31 7 62.15 6 1.93 4 26.65 5
TPB 1.66 2 47.68 3 55.38 9 1.47 6 26.5 6
VIB 1.18 7 43.94 5 68.14 2 2.37 2 28.9 2
ACB 0.97 10 42.33 6 71.52 1 0.68 10 28.9 3
VCB 2.12 1 95.68 1 65.03 5 0.83 9 40.9 1
MSB 1.52 5 53.78 2 42.54 10 2.23 3 25.01 9

30
TECHCOMBANK TRONG THỜI ĐẠI SỐ [Publish Date]

Bảng 4: Xếp hạng nhóm chỉ tiêu Asset Quality.


Ngân Hàng CIR Chi phí hoạt động/Tổng Trung bình
tài sản
% Xếp hạng % Xếp hạng % Xếp hạng
TCB 29.50 8 0.22 3 14.86 8
HDB 35.38 6 0.05 9 17.72 6
VCB 29.05 9 0.15 5 14.60 9
VPB 28.56 10 0.37 2 14.47 10
ACB 43.10 1 0.12 7 21.61 1
MBB 37.02 5 0.45 1 18.74 5
MSB 37.83 4 0.09 8 18.96 4
TPB 40.34 2 0.16 4 20.25 2
OCB 33.66 7 0.03 10 16.85 7
VIB 39.45 3 0.14 6 19.80 3

Bảng 5: Bảng phân tích trọng số của chỉ tiêu Lợi nhuận.
NIM ROAA ROAE Tỉ lệ CASA Trung bình
% Xếp % Xếp % Xếp % Xếp % Xếp
hạng hạng hạng hạng hạng
VPB 8.48 1 2.63 3 23.01 4 11.8 6 11.48 5
HDB 4.87 2 1.78 4 21.16 7 11.7 7 9.88 9
MBB 4.72 3 1.97 5 20.33 8 32.6 1 14.91 1
TCB 4.41 4 2.82 1 17.27 9 32.6 1 14.28 2
OCB 3.8 5 2.72 2 26.29 2 10.7 9 10.88 8
TPB 3.79 6 2.03 7 25.72 3 14.7 5 11.56 4
VIB 3.56 7 1.96 6 26.72 1 10.9 8 10.79 7
ACB 3.35 8 1.62 8 21.85 5 17.5 4 11.08 6
VCB 2.99 9 1.55 9 21.41 6 26.5 2 13.11 3
MSB 2.67 10 0.87 10 8.97 10 21 3 8.38 10

31
TECHCOMBANK TRONG THỜI ĐẠI SỐ [Publish Date]

Bảng 6: Bảng phân tích trọng số của chỉ tiêu Thanh khoản.
LATA Tỷ lệ Tổng tiền gửi khách Trung bình
hàng so với tổng dư nợ
% Xếp hạng % Xếp hạng % Xếp hạng
VPB 0.27 7 0.88 10 0.575 9
HDB 0.19 9 0.93 8 0.56 10
MBB 0.3 5 0.98 5 0.64 7

TCB 0.35 4 1.08 4 0.715 3


OCB 0.35 3 0.97 6 0.66 5
TPB 0.39 2 0.96 7 0.675 4
VIB 0.3 6 0.93 9 0.615 8
ACB 0.16 10 1.16 3 0.66 6
VCB 0.22 8 1.27 1 0.745 2
MSB 0.46 1 1.19 2 0.825 1

Bảng 7: Danh sách thành viên


Họ và tên Mã số sinh viên
Nguyễn Ngọc Anh K174040312
Vũ Thị Thương K174040411
Huỳnh Thị Kiều Dung K174040319
Phạm Ngọc Phương Giang K174040326
Lê Thị Tuyết Nhung K174040378
Nguyễn Quang Vinh K174040432
Phạm Thanh Tuyền K174040427
Phan Nguyễn Huyền Anh K174040314
Trương Tố Quyên K174040387
Trần Thị Kim Thủy K174040405

32

You might also like