You are on page 1of 58

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LUẬT

BÁO CÁO QUẢN TRỊ

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN


TRONG THỜI KỲ SỐ HÓA

Giáo viên hướng dẫn: TS Lê Đức Quang Tú

Lớp: K17404

Nhóm:
Hồ Hải số 2
Long K174040353
Nguyễn Lê Thanh Thư K174040408
Nguyễn Đắc Toại K174040415
Đinh Thị Huyền Trang K174040416
Nguyễn Võ Thu Dung K174040320
Phan Thị Bích Ngọc K174040370
Lê Nhật Trường Tú K174040428
Mai Hoàng Diệu Hiền K174040330
Nguyễn Ngọc Oanh Kiều K174040345
Trần Phương Thảo K174040398

TP HCM, ngày 30 tháng 11 năm 2020

Nguyễn Ngọc Oanh Kiều


K174040345
Mục lục
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 4
PHẦN 1: BỨC TRANH TỔNG QUAN ................................................................................. 5
1.1 Khái quát về ngân hàng số ................................................................................................... 5
1.1.1 Định nghĩa..................................................................................................................... 5
1.1.2 Các giai đoạn phát triển ngân hàng số .......................................................................... 5
1.1.3 Các đặc điểm chính của ngân hàng số .......................................................................... 8
1.2 Thực trạng ngân hàng số trên thế giới và tại Việt Nam ..................................................... 10
1.2.1 Xu hướng ngân hàng số trên thế giới .......................................................................... 10
1.2.1.1 Thị trường Ngân hàng Kỹ thuật số theo Loại ...................................................... 12
1.2.1.2 Thị trường Ngân hàng Kỹ thuật số, theo Dịch vụ ................................................ 13
1.2.1.3 Thị trường ngân hàng kỹ thuật số theo khu vực .................................................. 14
1.2.2 Tại Việt Nam............................................................................................................... 15
PHẦN 2: NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN BIDV ............................... 21
2.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng Đầu tư và phát triển BIDV .............................................. 21
2.2 Phân tích SWOT về môi trường kinh doanh của ngân hàng ............................................. 22
2.2.1 Điểm mạnh .................................................................................................................. 22
2.2.2 Điểm yếu ..................................................................................................................... 24
2.2.3 Cơ hội.......................................................................................................................... 28
2.2.4 Thách Thức ................................................................................................................. 29
PHẦN 3: PHÂN TÍCH CAMEL CỦA NGÂN HÀNG BIDV GIAI ĐOẠN 2016 - 2019 . 33
3.1 Mức độ an toàn vốn ........................................................................................................... 33
3.1.1 Hệ số an toàn vốn tối thiểu CAR ................................................................................ 33
3.1.2 Hệ số đòn bẩy tài chính............................................................................................... 34
3.1.3 Tỷ lệ vốn chủ sở hữu................................................................................................... 34
3.1.4 So sánh chung ............................................................................................................. 35
3.2 Chất lượng tài sản .............................................................................................................. 36
3.2.1 Tăng trưởng tổng tài sản ............................................................................................. 36
3.2.3 Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ (LLPTL) ........................................... 37
3.3.3 Tỷ lệ nợ/tổng tài sản.................................................................................................... 38
3.3.4 Nhận xét chung ........................................................................................................... 38
3.3 Chất lượng quản lý ............................................................................................................. 39
3.3.1 Phân tích các chỉ số ..................................................................................................... 39
3.3.1.1 Tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng tài sản .............................................................. 39
3.3.1.2 Chi phí lãi vay của các khoản tiền gửi ................................................................. 40
3.3.1.3 Tỷ lệ chi phí trên thu nhập ................................................................................... 41
3.3.2 Phân tích về nguồn nhân lực ....................................................................................... 41
3.3.3 Nhận xét chung ........................................................................................................... 43
3.4 Khả năng sinh lời ............................................................................................................... 43
3.4.1 Tỷ lệ lợi nhuận trên trung bình tài sản (ROAA) ......................................................... 43
3.4.2 Tỷ lệ lợi nhuận trên trung bình vốn chủ sở hữu (ROEA) ........................................... 44
3.4.3 Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) .............................................................................. 45
3.4.4 Nhận xét chung ........................................................................................................... 46
3.5 Khả năng thanh khoản ....................................................................................................... 46
3.5.1 Tỷ lệ tài sản lưu động trên tổng tiền gửi khách hàng .................................................. 46
3.5.2 Tỷ lệ dư nợ trên tổng tiền gửi khách hàng .................................................................. 47
3.5.2 Tỷ lệ tài sản lưu động trên tổng tài sản ....................................................................... 47
3.5.4 Nhận xét chung ........................................................................................................... 48
PHẦN 4: CHIẾN LƯỢC NÂNG TẦM VỊ THẾ ................................................................. 49
4.1 Vị trí hiện tại của BIDV ..................................................................................................... 49
4.2 Chiến lược phát triển hoàn thành giai đoạn 2.0 ................................................................. 50
4.2.1 Phát triển hệ thống Ngân hàng lõi (Corebanking) ...................................................... 50
4.2.2 Phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng thông minh bằng cách xây dựng hệ sinh thái
tương ứng ............................................................................................................................. 51
4.2.3 Tạo ra môi trường làm việc số (Digital workplace) .................................................... 52
4.2.4 Thực hiện phân bổ nguồn lực để phát triển công nghệ mới ....................................... 52
4.4.5 Nghiên cứu thuê/mua giải pháp ứng dụng Big Data trong chấm điểm tín dụng (Credit
Scoring) ............................................................................................................................... 53
KẾT LUẬN ............................................................................................................................. 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................... 55

2
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Hình 1: Các giai đoạn chuyển đổi lên ngân hàng số ................................................................ 6
Hình 2: Những người tham gia chính .................................................................................... 11
Hình 3: Dự đoán doanh thu các nhóm ngân hàng .................................................................. 12
Hình 4: Dự đoán sự tăng trưởng của thanh toán kỹ thuật số ................................................. 13
Hình 5: Dự đoán tăng trưởng trong các khu vực ................................................................... 14
Hình 6: Thị phần các ngân hàng giai đoạn hiện tại................................................................ 15
Hình 7: Tăng trưởng tiền gửi các NHTM 2013 – T6/2019.................................................... 26
Hình 8: Xu hướng ứng dụng CNTT trong ngành ngân hàng TG........................................... 28
Biểu đồ 1: Hệ số an toàn vốn tối thiểu CAR.......................................................................... 32
Biểu đồ 2: Hệ số đòn bẩy tài chính ........................................................................................ 33
Biểu đồ 3: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu ............................................................................................ 33
Biểu đồ 4: Đánh giá chất lượng nguồn vốn và ngân hàng ..................................................... 34
Biểu đồ 5,6: Đánh giá chất lượng tổng tài sản ....................................................................... 35
Biểu đồ 7: Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ .................................................... 36
Biểu đồ 8: Dự nợ trên tổng tài sản ......................................................................................... 37
Biểu đồ 9: Chi phí hoạt động trên tổng tài sản ...................................................................... 38
Biểu độ 10,11: Chi phí lãi vay trên tổng tiền gửi khách hàng ............................................... 39
Biểu đồ 12: Tỷ lệ chi phí trên thu nhập ................................................................................. 40
Biểu đồ 13,14: Tỷ lệ lợi nhuận trên trung bình tài sản ......................................................... 42
Biểu độ 15,16: Tỷ lệ lợi nhuận trên trung bình vốn chủ sở hữu ............................................ 43
Biểu đồ 17,18: Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên ............................................................................ 44
Biểu đồ 19: Tỷ lệ tài sản lưu động trên tổng tiền gửi khách hàng ......................................... 46
Biểu đồ 20: Tỷ lệ dư nợ trên tổng tiền gửi khách hàng ......................................................... 46
Biểu đồ 21,22: Tỷ lệ tài sản lưu động trên tổng tài sản ......................................................... 47

3
MỞ ĐẦU
Chúng ta không thể phủ nhận rằng, cuộc CMCN 4.0 đã và đang diễn ra với tốc độ nhanh
chóng, tác động lên mọi lĩnh vực của nền kinh tế, làm thay đổi hoàn toàn cách thức sống
và làm việc của con người. Trước bối cảnh đó, ngành Ngân hàng cũng đứng trước những
cơ hội và thách thức, đòi hỏi phải có sự chuyển đổi sang mô hình kinh doanh mới, tích
hợp công nghệ trong các hoạt động và số hóa các quy trình nghiệp vụ để tối ưu hóa hiệu
quả kinh doanh, cung ứng nhiều sản phẩm, dịch vụ đa dạng và dễ dàng qua nền tảng số,
tăng cường khai thác dữ liệu, gia tăng trải nghiệm và gắn kết khách hàng.

Nhận thức rõ trước những thay đổi thời cuộc hiện đại, không ngừng học hỏi và tiếp thu,
các ngân hàng Việt Nam đã nhanh chóng nắm bắt xu thế toàn cầu với mong muốn thay
đổi và cải tiến chính mình. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)
hiện đang là ngân hàng tiên phong trên thị trường ứng dụng các thành tựu của cách
mạng công nghiệp (CMCN) 4.0. BIDV đã thành lập Trung tâm Ngân hàng số - Digital
Banking Center nhằm hướng tới mục tiêu đi trước đón đầu, khai phá những tiềm năng
ứng dụng số hóa trong hoạt động ngân hàng một cách quy mô, tổng thể.

Trong bài tiểu luận này, nhóm chúng tôi đã phân tích xu hướng phát triển của ngân hàng
số và chuyển đổi số ở Việt Nam, cụ thể là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam (BIDV) thông qua phương pháp phân tích mô hình SWOT, PEST và phương pháp
CAMEL. Từ đó, nhóm chúng tôi sẽ đưa ra những chính sách và chiến lược cụ thể để
góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi số diễn ra nhanh chóng và hiệu quả nhất.

4
PHẦN 1: BỨC TRANH TỔNG QUAN

1.1 Khái quát về ngân hàng số

Thế giới đang dần bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với kỷ nguyên của
các công nghệ kỹ thuật số hiện đại như công nghệ thực tế ảo, kết nối Internet, in 3D, dữ
liệu lớn và trí tuệ nhân tạo. Chính vì vậy, ngành ngân hàng cũng cần có những bước
chuyển mình kịp thời trong việc sử dụng các tài nguyên và công nghệ để theo kịp đà
phát triển hiện tại, và Ngân hàng số chính là nhân tố chủ chốt cho quá trình phát triển
này. Ngân hàng số đang được đánh giá là tương lai của ngành ngân hàng với các lợi ích
vượt bậc mà nó đem lại như giảm thiểu thời gian giao dịch, cắt giảm chi phí và tăng lợi
thế cạnh tranh cho các ngân hàng. Do đó, đối với một quốc gia đang phát triển như Việt
Nam, sự phát triển của Ngân hàng số không chỉ là cơ hội mà còn đem lại nhiều thách
thức đáng kể.

1.1.1 Định nghĩa


Ngân hàng số là một thuật ngữ mới đối với ngành ngân hàng tại Việt Nam và đã bắt đầu
nhận được nhiều sự chú ý của cả các chuyên gia lẫn khách hàng.

Đã có nhiều định nghĩa khác nhau về NHS, tuy nhiên tất cả đều có chung những nội
dung cơ bản sau:

Ngân hàng số là một hình thức của ngân hàng mà tại đó tất cả các dịch vụ và hoạt động
truyền thống được số hóa (Skinner, 2014)

Ngân hàng số là hình thức tiến hóa của ngân hàng điện tử. Trong khi ngân hàng điện tử
cung cấp các dịch vụ truyền thống như Internet Banking, SMS Banking và Mobile
Banking thì ngân hàng số là một nền tảng hoàn chỉnh có thể ảnh hưởng đến toàn bộ hệ
thống của ngân hàng, từ cơ cấu tổ chức, quy trình làm việc, sản phẩm và dịch vụ cho
đến các vấn đề về pháp lý và phương thức làm việc với khách hàng.

1.1.2 Các giai đoạn phát triển ngân hàng số


Ngành ngân hàng toàn cầu đang trải qua biến đổi chưa từng thấy và đang phải thay đổi
để đáp ứng với những biến đổi này. Theo Lê Nhân Tâm (2018), sự phát triển các ngân
hàng trên thế giới hiện nay đang trải qua ba giai đoạn chính
5
Hình 1: Các giai đoạn lên ngân hàng số (Nguồn: BBVA Research)

Giai đoạn 1: Tiếp cận công nghệ (Responding to the new competition)

Ở giai đoạn đầu, các ngân hàng phản ứng với những thay đổi trong cung và cầu đối
với các dịch vụ tài chính bằng cách phát triển các kênh và sản phẩm kỹ thuật số mới
để định vị mình trong môi trường, lĩnh vực cạnh tranh mới.

Kênh tiếp cận mới (New channels): tập trung vào thiết bị di động

Các ứng dụng mới đã xuất hiện cho điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng với
giao diện hấp dẫn và văn bản đơn giản, được lấy cảm hứng từ trải nghiệm người dùng
trên các mạng xã hội - nơi mà bất kỳ chức năng nào cũng chỉ cần một cú nhấp chuột
và lập tức được thực hiện.

Sản phẩm kỹ thuật số: tập trung vào thanh toán bán lẻ

Các ngân hàng cũng đang phát triển các sản phẩm kỹ thuật số mới, chủ yếu trong lĩnh
vực thanh toán bán lẻ, chẳng hạn như ví kỹ thuật số, giải pháp thanh toán công nghệ
trường gần (NFC) hoặc các ứng dụng để chuyển tiền giữa các cá nhân (P2P) tương tự
như các cá nhân được cung cấp các công ty FinTech mới.

6
Việc tạo các kênh và sản phẩm kỹ thuật số mới trong mọi trường hợp thực ra là câu
chuyện tích hợp các hệ thống mới phức tạp vào cơ sở hạ tầng công nghệ sẵn có.

Giai đoạn 2: Thích ứng công nghệ (Technological adpation)

Giai đoạn thứ hai trong quá trình số hóa ngân hàng bao gồm việc thực hiện thay đổi
nền tảng công nghệ, để chuyển đổi nó thành một cơ sở hạ tầng mô-đun (more
modular) và linh hoạt hơn, cho phép công nghệ được tích hợp, cũng như phát triển sản
phẩm mới nhanh hơn.

Tích hợp công nghệ mới và thiết kế lại cấu trúc

Các dự án kỹ thuật số mới kêu gọi tạo ra nhanh chóng và xử lý khối lượng lớn thông
tin từ các kênh khác nhau, điều quan trọng là có khả năng cung cấp đa kênh, siêu trải
nghiệm tiện lợi và thân thiện với người dùng, đồng thời đáp ứng nhu cầu về sự nhanh
chóng và đầy đủ 24/7/365, cuối cùng là tính khả dụng cho khách hàng kỹ thuật số.

Trong giai đoạn này, một số tổ chức cũng xem xét việc áp dụng công nghệ điện toán
đám mây cho phép sử dụng tài nguyên nội bộ. Mục đích là tối đa hóa hiệu quả của
nhóm công nghệ và đạt được tính linh hoạt cao hơn trong toàn bộ quy trình sản
xuất. Dịch vụ thuê ngoài trên đám mây cung cấp lợi ích lớn hơn, mặc dù việc phân
cấp dữ liệu được lưu trữ trong vô số máy chủ làm cho việc sử dụng nó không thể thực
hiện được đối với các tổ chức tài chính do các vấn đề tuân thủ.

Tự động hóa các quy trình

Cũng trong giai đoạn này dọc theo con đường số hóa, các tổ chức nghĩ đến việc tự
động hóa các quy trình để loại bỏ các công việc thủ công và lặp đi lặp lại, do đó nâng
cao hiệu quả và tăng tốc toàn hệ thống.

Ví dụ: Ngân hàng đang bắt đầu sử dụng các kỹ thuật phân tích và các thuật toán phức
tạp dựa trên AI để cải thiện điểm số, đưa ra các đề xuất sản phẩm tự động và tùy chỉnh
hoặc cung cấp dịch vụ tư vấn.

Nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ

7
Đầu tư bổ sung vào tổng chi tiêu cho CNTT, vốn đã là một mục chính trên bảng cân
đối kế toán ngân hàng. Cần lưu ý rằng một tỷ lệ rất cao CNTT chi tiêu là chi phí định
kỳ cần thiết để duy trì các trung tâm dữ liệu và viễn thông lớn cơ sở hạ tầng

Giai đoạn 3: Xác định chiến lược (Strategic positioning)

Các tổ chức tài chính tiên tiến nhất trong quá trình chuyển đổi kỹ thuật số cố gắng tạo
ra nguồn lợi nhuận khổng lồ từ việc đầu tư công nghệ bằng cách theo đuổi các chiến
lược thay đổi kỹ thuật số có chiều sâu về tổ chức.

Trong giai đoạn này, các chỉ số đo lường thích hợp phải được thiết lập để định lượng
hiệu quả của các khoản đầu tư kỹ thuật số về việc thu hút được khách hàng, xây dựng
lòng trung thành và tiếp thị sản phẩm. Bằng cách này, các tổ chức có thể thiết lập chi
tiêu, ưu tiên đầu tư và loại bỏ các dự án không tạo ra giá trị phù hợp.

Trong giai đoạn này, giai đoạn cuối của quá trình chuyển đổi kỹ thuật số, họ phải đối
mặt với những thay đổi về tổ chức nhằm mục đích đơn giản hóa cấu trúc và mô hình
hoạt động của họ, để tạo ra lợi ích trong việc đẩy nhanh quá trình ra quyết định và
nhằm mục đích đưa ra chiến lược thực sự là định hướng khách hàng và đa
kênh. Những thay đổi này ảnh hưởng đến toàn bộ tổ chức, trong nhiều trường hợp,
chúng gây rối loạn trong nội bộ và thay đổi trong văn hóa tổ chức.

Một cách để đẩy nhanh sự thay đổi văn hóa này là thiết lập mối liên hệ với các công ty
khởi nghiệp công nghệ thông qua doanh nghiệp và các chương trình hợp tác lẫn nhau
có thể được hỗ trợ bởi các khoản đầu tư hoặc thậm chí là mua lại thông qua các hoạt
động M&A. Bên cạnh việc làm quen với những ý tưởng sáng tạo nhất ngay từ đầu,
những doanh nghiệp nhỏ này còn một nguồn kỹ năng mới và tài năng cần thiết để
chuyển đổi kỹ thuật số.

1.1.3 Các đặc điểm chính của ngân hàng số

Tự động hóa

Theo mô hình chi nhánh truyền thống, ngân hàng chỉ làm việc 8 giờ, trong khi đa số
khách hàng, đặc biệt là cá nhân cũng làm việc cùng giờ nên không có thời gian đến ngân
hàng. Do đó, yêu cầu tự động hóa quy trình cung cấp sản phẩm dịch vụ, thủ tục ngân
8
hàng thông qua các kênh phi con người là yêu cầu bắt buộc của ngân hàng số. Nó cung
cấp các giải pháp hỗ trợ tự động hóa quá trình tạo và phân phối sản phẩm để tích hợp
kênh phân phối kỹ thuật số, cung cấp nội dung công nghệ cao cho khách hàng.

Hỗ trợ ra quyết định

Để đơn giản hóa quy trình và cung cấp các sản phẩm phù hợp và nhanh chóng cho đúng
khách hàng trên các kênh khác nhau, hệ thống của ngân hàng cũng phải xử lý một lượng
lớn dữ liệu nội bộ cũng như dữ liệu bên ngoài được sử dụng cho quá trình ra quyết định.
Do đó, hệ thống ứng dụng ngân hàng số cần có khả năng phân tích dữ liệu để đưa ra
quyết định chính xác hơn, nhanh hơn và tốt hơn dựa trên sự lựa chọn của khách hàng
và quản lý rủi ro của ngân hàng.

Đổi mới

Trong quá trình xây dựng ngân hàng số, ngân hàng cần thực hiện nghiên cứu phát triển
để đổi mới, đột phá, tận dụng sự phát triển của công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng.
Nhờ một số cải tiến như sinh trắc học, blockchain,… các giao dịch thanh toán ngày càng
phổ biến hơn với khách hàng. Trí tuệ nhân tạo, các kênh hỗ trợ dựa trên mạng xã hội và
các cuộc trò chuyện trực tiếp là những làn sóng đáng chú ý trong ngành ngân hàng, cho
phép cải thiện trải nghiệm của khách hàng. Phòng thí nghiệm đổi mới được thành lập ở
nhiều ngân hàng với sự hợp tác của các công ty Fintech để khám phá các ứng dụng ngân
hàng mới.

Bán hàng đa kênh (Omni-channel)

Đây là mô hình tiếp cận khách hàng thông qua nhiều kênh cùng một lúc nhưng vẫn đảm
bảo tính thống nhất, liên tục và đồng bộ của hệ thống bán hàng

Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, ngân hàng phải hiện đại hóa để có nhiều kênh kết
nối với khách hàng như chi nhánh, phòng giao dịch; Ngân hàng trực tuyến, Ngân hàng
di động; Trung tâm liên hệ khách hàng, kênh mạng xã hội. Nền tảng công nghệ để đảm
bảo cung cấp dịch vụ ngân hàng dễ dàng trên nhiều kênh khác nhau, với chất lượng
tương đương. Một yêu cầu rất quan trọng của ngân hàng số là khi ngân hàng triển khai
nhiều kênh kết nối với khách hàng thì các kênh đó phải có tính liên thông và đảm bảo
9
tính đồng bộ của dịch vụ giữa các kênh mà khách hàng đã giao dịch. Từ quan điểm của
khách hàng, Omni-channel banking cung cấp quyền truy cập vào các dịch vụ trên nhiều
kênh khác nhau. Trong khi đó, ngân hàng sẽ có thể phân tích thông tin được cung cáp
từ các kênh khác nhau để có thể xây dựng bức tranh chi tiết và chính xác về sở thích và
hành vi của khách hàng.

1.2 Thực trạng ngân hàng số trên thế giới và tại Việt Nam

1.2.1 Xu hướng ngân hàng số trên thế giới

Xu hướng phát triển của ngân hàng số thời gian gần đây vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt
và rất nhiều sự quan tâm, chính sách phát triển đang được đưa ra nhằm đẩy nhanh tốc
độ phát triển của loại hình này.

Theo researchdive.com, quy mô thị trường ngân hàng kỹ thuật số toàn cầu dự kiến sẽ
đạt 1610 tỷ đô là vào năm 2027, tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là
8,9% trong giai đoạn 2019-2027. Thị trường ngân hàng số Bắc Mỹ đạt gần 376,2 tỷ đô
la vào năm 2019 và sẽ đạt 721,3 tỷ đô la vào năm 2027, với tốc độ tăng trưởng kép hàng
năm (CAGR) là 8,3% trong giai đoạn 2019-2027.

Lợi thế về hiệu quả chi phí và tính dễ sử dụng trong giao dịch tài chính được dự đoán
sẽ thúc đẩy sự phát triển của thị trường ngân hàng kỹ thuật số, trong khi đó các công
tác bảo mật dữ liệu sẽ là một thách thức lớn cho sự phát triển của thị trường này

Ngoài việc hướng tới các kênh kỹ thuật số để cung cấp dịch vụ, ngân hàng còn đang
hợp tác với các tập đoàn Fintech và các giao diện bên thứ ba khác để tạo ra các sản
phẩm và dịch vụ bổ sung với tiêu chí là lấy khách hàng làm trung tâm và do đó nâng
cao trải nghiệm khách hàng. Các chính phủ cũng đang khởi xướng và thúc đẩy việc sử
dụng các dịch vụ ngân hàng kỹ thuật số bằng nhiều sáng kiến khác nhau trên toàn cầu.

Việc chính phủ của các quốc gia tập trung vào việc không dùng tiền mặt đã dẫn đến
việc khởi xướng nhiều chính sách như phi tiền tệ hóa nhằm thúc đẩy và khuyến khích
thanh toán kỹ thuật số. Ví dụ, vào tháng 11 năm 2019, chính phủ Ấn Độ đã đề xuất luật
về các công ty có doanh thu hàng năm trên 7 triệu đô la triệu cung cấp phương tiện

10
thanh toán kỹ thuật số chi phí thấp, bao gồm Aadhaar Pay, BHIM UPI, thẻ ghi nợ,
RTGS, UPI-QR Code và NEFT, cho người tiêu dùng. Ngoài ra, người bán hoặc khách
hàng sẽ không bị tính phí chiết khấu (MDR) hoặc các khoản phí tài chính. Do đó, các
quy định và hỗ trợ như vậy của các chính phủ được kỳ vọng sẽ mở rộng hơn nữa thị
trường ngân hàng kỹ thuật số trên toàn cầu.

Những người tham gia chính trong Thị trường Ngân hàng Kỹ thuật số

Hình 2: Những người tham gia chính (Nguồn: researchdive.com)

Các nhân tố chính được nêu trong báo cáo thị trường ngân hàng kỹ thuật số bao gồm
Ngân hàng Công thương Trung Quốc, Ngân hàng TNHH Trung Quốc, Ngân hàng Xây
dựng Trung Quốc, Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc, Wells Fargo, Ngân hàng Mỹ
và Citigroup, JPMorgan Chase, Tập đoàn HSBC, Trung Quốc Ngân hàng Thương gia
và trong số những người khác.

Hạn chế thị trường

Rủi ro bảo mật liên quan đến dữ liệu cá nhân của người tiêu dùng và niềm tin của khách
hàng vào các mô hình truyền thống được coi là những mối đe dọa lớn đối với sự phát
triển của thị trường ngân hàng số.

11
Người tiêu dùng vẫn tin tưởng vào mô hình truyền thống và cũng như tin tưởng vào
việc đến ngân hàng để thực hiện các giao dịch tài chính của họ. Vì vậy, niềm tin của
khách hàng đối với độ tin cậy được coi là hạn chế lớn nhất đối với thị trường ngân hàng
số. Hầu hết các ngân hàng và tổ chức tài chính đang chi tiêu rất nhiều cho an ninh mạng
nhưng điều này cần phải thực hiện một cách nhanh chóng, chống lại những kẻ lừa đảo
để giảm thiểu rủi ro.

Người tiêu dùng vẫn chưa sẵn sàng để có cơ hội thực hiện các giao dịch thông qua trực
tuyến được coi là hạn chế lớn nhất đối với sự phát triển của thị trường ngân hàng số.

1.2.1.1 Thị trường Ngân hàng Kỹ thuật số theo Loại

• Ngân hàng tiêu dùng (The Consumer bank) được dự đoán sẽ có lợi
nhuận cao nhất đến cuối năm 2027

Hình 3: Dự đoán doanh thu các nhóm ngân hàng (Nguồn: researchdive.com)

Phân khúc ngân hàng tiêu dùng chiếm thị phần lớn nhất trong thị trường ngân hàng kỹ
thuật số. Sự tăng trưởng đáng kể trong phân khúc ngân hàng tiêu dùng chủ yếu là do
tăng doanh thu hàng đầu (top-line revenue), giảm chi phí và kiểm soát rủi ro. Quy mô
thị trường ngân hàng kỹ thuật số cho ngân hàng tiêu dùng được định giá 574,4 tỷ đô la
vào năm 2019 và dự kiến đạt 1.661,1 tỷ đô la vào năm 2027. Liên minh tín dụng (Credit
union) được định giá 73,8 tỷ đô la vào năm 2019 và dự kiến đạt 146,1 tỷ đô la vào năm

12
2027, Liên minh tín dụng được định giá 73,8 tỷ đô la vào năm 2019 và dự kiến đạt 146,1
tỷ đô la vào năm 2027, vì hầu hết các Liên đoàn tín dụng là một loại hợp tác tài chính
hoạt động kinh doanh của họ như các tổ chức “phi lợi nhuận”. Họ được điều hành bởi
nhân dân và vì nhân dân. Họ tin tưởng vào việc phục vụ các thành viên là giá trị cốt lõi
của họ, do đó, ban đầu họ phục vụ các thành viên trong các chi nhánh vật lý của họ và
bây giờ chuyển hoàn toàn sang số hóa.

1.2.1.2 Thị trường Ngân hàng Kỹ thuật số, theo Dịch vụ

• Thanh toán kỹ thuật số sẽ có cơ hội đầu tư cao trong tương lai sắp tới

Hình 4: Dự đoán sự tăng trưởng của thanh toán kỹ thuật số (Nguồn: researchdive.com)

Dựa trên dịch vụ, phân khúc thanh toán kỹ thuật số dự kiến sẽ phát triển nhanh chóng
trong giai đoạn dự báo. Phân khúc thanh toán kỹ thuật số được định giá 194,5 tỷ đô la
vào năm 2019 và dự kiến đạt 402,5 tỷ đô la vào năm 2027. Phân khúc thanh toán kỹ
thuật số là phân khúc dịch vụ lớn nhất trong thị trường ngân hàng kỹ thuật số và dự kiến
sẽ dẫn đầu thị trường trong giai đoạn dự báo. Việc tăng cường bán các sản phẩm và dịch
vụ ngân hàng thông qua các nền tảng trực tuyến đang thúc đẩy doanh số bán hàng kỹ
thuật số của các ngân hàng trên toàn cầu. Mảng bán hàng kỹ thuật số được định giá
609,4 tỷ đô la vào năm 2019 và dự kiến đạt 1.207,5 tỷ đô la vào năm 2027.

13
1.2.1.3 Thị trường ngân hàng kỹ thuật số theo khu vực
• Khu vực Bắc Mỹ sẽ có cơ hội to lớn cho các nhà đầu tư thị trường
phát triển trong những năm tới

Hình 5: Dự đoán tăng trưởng trong các khu vực (Nguồn: researchdive.com)

Thị trường ngân hàng kỹ thuật số toàn cầu được kiểm tra trên khắp Bắc Mỹ, Châu Âu,
Châu Á - Thái Bình Dương và LAMEA.

Thị trường Ngân hàng Kỹ thuật số Bắc Mỹ

Bắc Mỹ dự kiến sẽ thống trị thị trường trong suốt thời gian dự báo. Duy trì khách hàng
suốt đời là một trong những mục tiêu chính của hầu hết các tổ chức tài chính. Do đó,
các ngân hàng lớn của Mỹ như Bank of America và các ngân hàng khác đang áp dụng
các chiến lược phát triển chính như ra mắt sản phẩm và các chiến lược khác để họ có
thể lưu giữ dữ liệu khách hàng và khách hàng để liên hệ với khách hàng hiện tại nhằm
cải thiện doanh số bán hàng của họ. Bắc Mỹ được định giá 376,2 tỷ USD vào năm 2019
và dự kiến đạt 721,3 tỷ USD vào năm 2027.

Thị trường Ngân hàng Kỹ thuật số Châu Á Thái Bình Dương

Thị trường ngân hàng kỹ thuật số toàn cầu chủ yếu được thúc đẩy bởi các quốc gia mới
nổi ở Châu Á - Thái Bình Dương như Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản. Triển vọng
ngân hàng kỹ thuật số ở một số quốc gia ở Châu Á - Thái Bình Dương này là do việc
14
sử dụng điện thoại thông minh ngày càng tăng và các sáng kiến bao gồm các chương
trình giáo dục khách hàng và quảng bá truyền thông cho ngân hàng di động đã dẫn đến
xu hướng tăng này ở Châu Á - Thái Bình Dương. Thị trường khu vực Châu Á - Thái
Bình Dương được định giá 69,9 tỷ USD vào năm 2019 và dự kiến đạt 153,0 tỷ USD
vào năm 2027.

1.2.2 Tại Việt Nam

Các ngân hàng tại Việt Nam đang nỗ lực không ngừng trong cuộc đua chuyển đổi kỹ
thuật số với hy vọng giành được lợi thế cạnh tranh và chiếm thị phần lớn hơn trên thị
trường. Vì vậy, phần lớn các ngân hàng Việt Nam đã thực hiện, đang thực hiện hoặc
đang trong quá trình xây dựng chiến lược chuyển đổi số của mình. Dự báo đến cuối
năm 2020, 40% các giao dịch ngân hàng sẽ được thực hiện thông qua mạng di động và
thiết bị di động, và 2/3 hoạt động của ngân hàng sẽ được thực hiện thông qua hệ thống
IT (Công nghệ thông tin). Trên thực tế vào cuối năm 2019, 60% các ngân hàng tại Việt
Nam đã có các chính sách chuyển đổi kỹ thuật số.

Vietcombank với hơn 13 triệu nhân viên phục vụ dẫn đầu Việt Nam về thị phần ngân
hàng nói chung. Techcombank và TIMO (chỉ có 100% ngân hàng kỹ thuật số) đứng ở
vị trí thứ ba. Hầu hết các ngân hàng đang bị tụt lại phía sau rất xa về mặt kỹ thuật số,
điều này sẽ làm xói mòn thị phần tổng thể của họ trong tương lai.

Hình 6: Thị phần các ngân hàng giai đoạn hiện tại (Nguồn: Vietnambusiness)

Có hai cách tiếp cận cơ bản đối với chuyển đổi kỹ thuật số ở Việt Nam. Đầu tiên là số
hóa một ngân hàng hiện có, đồng nghĩa với việc số hóa các phân khúc kinh doanh nhất

15
định, các quy trình nội bộ và các kênh đầu cuối (front-end channels). Ví dụ về các kênh
front-end có thể kể đến đó là định danh khách hàng (eKYC), thanh toán bằng mã QR,
trợ lý ảo/chatbots và tổng đài cuộc gọi (call centres) 24/7. Trong khi đó, những phát
triển trong quy trình nội bộ bao gồm hệ thống giao dịch trực tuyến thời gian thực (real-
time), tự động hóa quy trình bằng robot, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu của
bên thứ ba để quản trị rủi ro. Việc số hóa cơ sở dữ liệu thông tin và việc sử dụng các
công nghệ và công cụ như kho dữ liệu lớn, thu thập dữ liệu tự động, điện toán đám mây,
phân tích dữ liệu, API mở và Blockchain vẫn còn ở giai đoạn sơ khai. Tuy nhiên, chúng
ta đang có những tiềm năng tăng trưởng đáng kể, Vietcombank, TPBank và
Techcombank là một số ví dụ về cách tiếp cận đầu tiên này. Các ngân hàng này hoạt
động trên nền tảng đa kênh để đảm bảo trải nghiệm khách hàng được nhất quán. Họ
muốn trở nên chủ động trong việc phân tích hành vi của khách hàng và thu thập thông
tin chi tiết về khách hàng. Điều này sẽ cho phép họ cung cấp các sản phẩm và dịch vụ
được cá nhân hóa và từ đó đạt được lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Cách tiếp cận thứ hai là sự kết hợp của cách thứ nhất cùng với sự phát triển của các
ngân hàng kỹ thuật số, độc lập. Điều này thường sẽ tập trung vào một phân khúc khách
hàng mục tiêu cụ thể. VPBank, với sự ra mắt của ngân hàng kỹ thuật số Timo, cũng như
YOLO mới ra mắt gần đây, là hai ví dụ về điều này.

Trong vòng 5 năm tới, Việt Nam được dự đoán sẽ có tốc độ tăng trưởng về doanh thu
từ các dịch vụ tài chính kỹ thuật số nhanh nhất Đông Nam Á. Một số lợi thế cho sự phát
triển này đến từ:

Các yếu tố kinh tế vĩ mô và nhân khẩu học

Tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ cùng với dân số trẻ, am hiểu công nghệ sẽ thúc đẩy nhu
cầu về các giải pháp fintech. Việt Nam đã chứng kiến mức tăng trưởng GDP hàng năm
ấn tượng 6% trong 5 năm (2013-2018) và 7% chỉ trong năm 2019. Trong khi đó, GDP
bình quân đầu người được dự đoán sẽ tăng từ 2.516 USD vào năm 2018 lên 4.449 USD
vào năm 2025. (BMI,2020). Thu nhập dự kiến tăng nhanh sẽ thúc đẩy nhu cầu đối với
các sản phẩm và dịch vụ tiêu dùng. Đồng thời, Việt Nam đang có yếu tố nhân khẩu học
thuận lợi. Dân số lớn và đang tăng lên ở mức 96,5 triệu người vào năm 2019.

16
(BMI,2020) Việt Nam cũng là một quốc gia trẻ, với 70% dân số trong độ tuổi từ 15 đến
64 (BBVA Research,2016) và độ tuổi trung bình là 30,4 (BMI,2017)

Môi trường kinh doanh doanh nghiệp

Việt Nam nổi tiếng về môi trường khởi nghiệp. Điều này cùng với sự cởi mở ngày càng
tăng của cộng đồng và các doanh nghiệp đối với hoạt động khởi nghiệp là nguyên nhân
dẫn đến sự tăng trưởng gần đây của các doanh nghiệp khởi nghiệp trong 5 năm qua. Nói
một cách dễ hiểu, Việt Nam đã tăng từ vị trí thứ năm lên thứ ba trong hệ sinh thái khởi
nghiệp tích cực nhất trong số sáu quốc gia lớn nhất ASEAN chỉ trong vòng hai năm.
Chỉ có Singapore và Indonesia được xếp hạng cao hơn trong năm 2019 (Cento Ventures,
2019). Hầu hết các ngân hàng và tổ chức tín dụng tại Việt Nam đã chọn hợp tác với các
công ty fintech để cùng phát triển và phát triển. Ví dụ bao gồm Vietinbank và
Opportunity Network, cũng như Vietcombank và M_Service.

Hạ tầng kỹ thuật số

Hạ tầng kỹ thuật số của Việt Nam đã phủ sóng gần như đầy đủ mạng 3G / 4G, do các
công ty viễn thông lớn như Viettel, VNPT, Mobifone cung cấp. Chúng ta đã chứng kiến
sự phát triển nhanh chóng trong công nghệ thông tin di động, với mạng 4G hiện phủ
sóng trên 95% hộ gia đình. Hơn nữa, sau khi tiến hành thử nghiệm trên thị trường, Việt
Nam đang tìm cách tung ra các dịch vụ di động 5G thương mại và quân sự vào năm
2020, mang lại tiềm năng chuyển đổi kỹ thuật số hơn nữa.

Sự sẵn sàng sử dụng các nền tảng kỹ thuật số của người dân

Việt Nam đã sẵn sàng cho việc áp dụng kỹ thuật số. Người tiêu dùng có mức độ hiểu
biết kỹ thuật số cao và có khả năng chấp nhận một loạt các dịch vụ trực tuyến. Điều này
mang lại cơ hội cho các giải pháp tài chính mới. Thứ nhất, truy cập internet phổ biến.
Tỷ lệ thâm nhập đã tăng từ 48% vào năm 2016 (BBVA Research,2016) lên 66% vào
năm 2019 (State Bank of Vietnam,2019). Đăng ký di động thậm chí còn cao hơn, với
tỷ lệ thâm nhập là 130 % (International Telecommunication Union,2016). Có 51 triệu
khách hàng sử dụng Internet / điện thoại di động trên mạng 3G / 4G của đất nước. Trong
khi đó, khoảng 72% dân số trưởng thành sở hữu điện thoại thông minh
(Hootsuite,2019). Việt Nam cũng chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ trong thương mại
17
điện tử. Tổng giá trị hàng hóa (GMV) của thương mại điện tử chỉ là 0,4 tỷ đô la Mỹ vào
năm 2015. Con số này đã tăng lên 4,6 tỷ đô la Mỹ vào năm 2019 và dự kiến sẽ tăng lên
23 tỷ đô la Mỹ vào năm 2025. Điều đó dẫn đến tốc độ tăng trưởng kép hàng năm
(CAGR) 49% trong giai đoạn 2015-2025 - cao nhất ở Đông Nam Á (SEA) (Google,
Temasek and Bain,2019)

Thâm nhập ngân hàng

Tỷ lệ thâm nhập ngân hàng vẫn còn thấp ở Việt Nam với chỉ 30% dân số trưởng thành
có tài khoản ngân hàng. Tỷ lệ thâm nhập thẻ tín dụng thậm chí còn thấp hơn, chỉ 2%
dân số (BBVA Research,2016). Ngoài ra, Việt Nam có một số chi nhánh ngân hàng ít
nhất (3,8 trên 100.000 dân) và ATM (24 trên 100.000 dân) trong ASEAN (The World
Bank,2016).

Hỗ trợ từ Chính phủ

Chính phủ Việt Nam và các cơ quan quản lý đang hỗ trợ và khuyến khích ngành Ngân
hàng áp dụng công nghệ tiên tiến. Đặc biệt, Chính phủ và NHNN đã đưa ra các quy
định để hướng dẫn ngành ngân hàng và dịch vụ tài chính theo hướng này. Việc này bắt
đầu từ tháng 3/2017, khi NHNN thành lập Ban chỉ đạo Fintech. Ủy ban được thành lập
để nghiên cứu và cải thiện hệ sinh thái fintech và tạo ra một khuôn khổ hỗ trợ phát triển
fintech tại Việt Nam.

Thanh toán không dùng tiền mặt

Thanh toán không dùng tiền mặt là một trong những ưu tiên hàng đầu của Chính phủ
và NHNN trong vài năm qua. Những phát triển gần đây trong lĩnh vực này bao gồm
Thông tư 39/2014 / TT-NHNN về dịch vụ trung gian thanh toán, Nghị định 80/2016 /
NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt và Quyết định 2545 / QĐ-TTg phê duyệt kế
hoạch phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam trong giai đoạn 2016–
2020.

Quyết định 241 / QĐ-TTg hỗ trợ thêm vào tháng 2 năm 2018. Quyết định này đã phê
duyệt kế hoạch tăng chi trả cho các dịch vụ công - bao gồm thuế, điện, nước, học phí,
viện phí và các chương trình an sinh xã hội - qua ngân hàng. Trong khi đó, Chiến lược

18
Ngân hàng có các điều khoản nhằm phát triển thanh toán không dùng tiền mặt và tối ưu
hóa mạng lưới ATM và POS. Nó cũng bao gồm mục tiêu giảm tỷ lệ tiền mặt trên tổng
phương tiện thanh toán xuống dưới 10% vào năm 2020 và 8% vào năm 2025.

Tín dụng xanh

Thúc đẩy tăng trưởng 'tín dụng xanh' và 'ngân hàng xanh'. Đặc biệt, Chính phủ Việt
Nam đặt mục tiêu tăng tỷ lệ cho vay ngân hàng đối với các dự án đầu tư vào năng lượng
tái tạo, năng lượng sạch và các ngành sản xuất và tiêu dùng các-bon thấp.

Chính phủ Việt Nam cũng đã đưa ra những cải cách sâu rộng hơn để hỗ trợ sự tăng
trưởng của dịch vụ tài chính và ngân hàng kỹ thuật số. Ví dụ, vào tháng 12/2018, NHNN
đã ban hành Quyết định 2617 / QĐ-NHNN về 'Kế hoạch hành động của ngành ngân
hàng thực hiện Chỉ thị 16 / CT-TTG của Chính phủ về nâng cao năng lực quốc gia tiếp
nhận công nghệ cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đến năm 2020 với tầm nhìn đến năm
2025.’

Kế hoạch hành động có bốn mục tiêu chính: Thứ nhất, nó nhằm tạo điều kiện cho những
phát triển đáng kể trong cơ sở hạ tầng CNTT và thanh toán. Thứ hai, nó tìm cách hiện
đại hóa các kênh ngân hàng như internet và ngân hàng di động. Thứ ba, nó hy vọng sẽ
tăng cường hiệu quả của ngân hàng và quản lý rủi ro, đồng thời tăng cường bảo vệ thông
tin và an ninh mạng. Cuối cùng, nó mong muốn thiết lập các khuôn khổ quy định để
thúc đẩy sự phát triển của ngân hàng kỹ thuật số và hệ sinh thái fintech liên quan đến
sự bao gồm tài chính toàn diện.

Kế hoạch hành động bao gồm ba mục tiêu cụ thể để đạt được điều này.

- Thứ nhất, các ngân hàng thương mại có quy mô tài sản trên 5 tỷ USD được khuyến
khích dành ít nhất 5% chi phí hoạt động cho cơ sở hạ tầng và thiết bị CNTT.

- Thứ hai, ít nhất 20% quy trình phải được tự động hóa vào năm 2020, tăng lên 35%
vào năm 2025.

- Cuối cùng, cùng năm đó, hầu hết các tổ chức tín dụng phải có công nghệ eKYC và tự
động hóa nhiều quy trình back-end và front-end.

19
Một số hành động cụ thể trong kế hoạch bao gồm phát triển chiến lược quốc gia về bao
gồm tài chính, xây dựng ngân hàng đại lý và thiết lập khuôn khổ quy định về cho vay
P2P. Các bước khác bao gồm cải thiện các quy định về chống rửa tiền (AML) và ban
hành hướng dẫn về eKYC, nghiên cứu việc áp dụng blockchain và Open API, cũng như
đệ trình đề xuất quy định về hộp cát lên Thủ tướng Chính phủ. Việc quản lý bitcoin và
các loại tiền ảo khác cũng nằm trong chương trình nghị sự. Cuối cùng, kế hoạch bao
gồm việc hoàn thiện hệ thống quản lý an ninh thông tin và an ninh mạng và khuôn khổ
pháp lý của nó.

20
PHẦN 2: NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN BIDV

2.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng Đầu tư và phát triển BIDV

Thành lập ngày 26/4/1957, BIDV tự hào là định chế tài chính lâu đời nhất trong lĩnh
vực tài chính ngân hàng tại Việt Nam, có uy tín và giá trị hàng đầu Việt Nam; Top 2.000
doanh nghiệp lớn nhất thế giới trong 5 năm liên tiếp (2015-2019) (Tạp chí Forbes bình
chọn); Xếp hạng 307/500 thương hiệu ngân hàng giá trị nhất toàn cầu và Doanh nghiệp
có chỉ số sức mạnh thương hiệu đứng đầu Việt Nam (Brand Finance bình chọn). BIDV
là sự lựa chọn, tín nhiệm của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp và cá nhân trong
việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính ngân hàng.

Lịch sử của BIDV là hành trình liên tục của một tổ chức luôn đồng hành với những
nhiệm vụ trọng tâm của đất nước. Bản thân tên gọi của ngân hàng qua 4 lần thay đổi đã
nói lên mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược đồng hành xây dựng đất nước qua các thời kỳ:

● Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (1957-1981)

● Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam (1981-1989)

● Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV (1989-2012)

● Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV - Tên đầy đủ tiếng Anh
là: Bank for Investment and Development of Vietnam JSC (từ 01/05/2012)

Định hướng phát triển thương hiệu

Với tầm quan trọng và ảnh hướng lớn trong toàn ngành ngân hàng, thương hiệu BIDV
là một tài sản có giá trị, cần có chiến lược phát triển tổng thể và dài hạn. Trong phương
án tái cơ cấu BIDV đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, BIDV đã quyết tâm đầu tư
phát triển thương hiệu toàn diện, chuyên nghiệp hóa công tác quản trị phù hợp với quy
mô hoạt động kinh doanh và đưa thương hiệu vươn ra quốc tế.

Năm 2014, BIDV ký hợp tác với Ogilvy&Mather Việt Nam thực hiện dự án “Tư vấn
xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” với
mong muốn hiểu hơn nữa về cảm nhận và mong đợi của khách hàng từ BIDV. Từ nghiên
cứu của dự án, BIDV đặt ra mục tiêu xây dựng hình ảnh thương hiệu BIDV đến gần

21
khách hàng hơn - một ngân hàng tận tâm, lắng nghe và thấu hiểu kịp thời nhu cầu của
khách hàng. Hệ thống hóa các giá trị thương hiệu để định vị và truyền tải tới công chúng;
xác định những nguyên tắc mang tính định hướng để phát triển mô hình kiến trúc thương
hiệu BIDV phù hợp với mô hình hoạt động và chiến lược kinh doanh; xác định các
phương thức quản trị thương hiệu chuyên nghiệp, bài bản và hiệu quả; đồng thời xây
dựng chiến lược marketing và truyền thông thương hiệu, sản phẩm dịch vụ BIDV tối
ưu trong giai đoạn từ nay đến năm 2020.

BIDV tin tưởng rằng, bằng những nỗ lực không ngừng trong việc đầu tư xây dựng
thương hiệu, ngân hàng sẽ mang đến cho khách hàng nhiều trải nghiệm tuyệt vời hơn,
xứng đáng hơn nữa với niềm tin yêu của khách hàng cho BIDV trong suốt thời gian qua
và trong tương lai xa hơn nữa.

2.2 Phân tích SWOT về môi trường kinh doanh của ngân hàng

2.2.1 Điểm mạnh

• Thương hiệu

Theo Top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam do Brand Finance và Mibrand Vietnam
bình chọn 24/09/2019, BIDV xếp thứ nhất theo Chỉ số Sức mạnh Thương hiệu (BSI),
lọt vào danh sách Top 10 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam hai năm liên tiếp.

Trong giai đoạn 2016-2019, xếp hạng sức mạnh thương hiệu của BIDV đã tăng từ A
(năm 2016) lên AAA- (năm 2019), là thương hiệu Việt Nam duy nhất được xếp hạng
AAA-

Chỉ sau 3 năm từ 2016-2019, giá trị thương hiệu của BIDV tăng hơn gấp đôi (từ 218
triệu USD lên 450 triệu USD), giúp ngân hàng này lọt vào danh sách 10 thương hiệu
giá trị nhất Việt Nam hai năm liên tiếp, tăng 1 bậc trên danh sách. Trước đó, theo công
bố của Brand Finance Banking 500, xếp hạng của BIDV đã tăng 44 bậc so với năm
2018, đứng thứ 307 trong Top 500 thương hiệu ngân hàng ngân hàng được đánh giá cao
nhất toàn cầu.

Báo cáo đánh giá của Brand Finance đã khẳng định uy tín của thương hiệu và sự tín
nhiệm của công chúng và khách hàng. Không chỉ là một thương hiệu mạnh, BIDV đang
22
còn cho thấy được sự tăng trưởng ấn tượng trong năm vừa qua, qua đó cho thấy được
sự hiệu quả trong các chiến lược phát triển thương hiệu của ngân hàng này. Như vậy,
nếu duy trì được đà tăng trưởng hiện nay, thời gian sắp tới hứa hẹn sẽ chứng kiến BIDV
bước vào giai đoạn phát triển nhanh, mạnh, đột phá.

● Tài sản:

Tính đến 31/12/2019, tổng tài sản BIDV đạt 1.458.740 tỷ đồng, là ngân hàng thương
mại cổ phần có quy mô tài sản lớn nhất Việt Nam. Qua đó, nguồn vốn là một thế mạnh
chính của BIDV khi nguồn tiền gửi của ngân hàng được hỗ trợ bởi mạng lưới chi nhánh
rộng khắp và mối quan hệ bền chặt với các doanh nghiệp lớn của Việt Nam.

Nhà băng có hệ thống nhân lực trên 25.000 người, với mạng lưới hơn 1.000 chi nhánh,
phòng giao dịch phủ khắp 63 tỉnh, thành cả nước. Trong đó, có nhiều điểm giao dịch
bán lẻ theo chuẩn quốc tế cùng các khu trải nghiệm dịch vụ tài chính hiện đại. Ngoài ra,
ngân hàng còn có hơn 56.000 điểm kết nối ATM/POS và nền tảng hơn 11 triệu khách
hàng là các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.

● BIDV đã thúc đẩy các hoạt động để thực hiện chiến lược chuyển đổi số như ký
kết với đối tác chiến lược Keb Hana Bank, hoàn tất hợp đồng với công ty tư vấn
Ernst & Young, kết hợp với các công ty Fintech / Bigtech để đa dạng hóa và mở
rộng sự liên kết của khách hàng với BIDV.

● Kênh phân phối: BIDV là một trong những ngân hàng sở hữu mạng lưới phân phối
trong dịch vụ ngân hàng lớn nhất Việt Nam, tạo ra lợi thế trong việc phát triển và
giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng.

● Trong 6 tháng đầu năm 2020, hoạt động chuyển đổi số của BIDV đã được tạo ra
một số điểm nhấn:

Triển khai hệ thống đăng ký trực tuyến BIDV SmartBanking, Nghiên cứu áp dụng công
nghệ OCR, nhận dạng mặt, livecheck

Ra mắt nền tảng BIDV Home - mở hệ thống sinh thái kết nối khách hàng BIDV với thị
trường địa ốc

23
Là ngân hàng đầu tiên cung cấp dịch vụ định danh tài khoản và chi hộ trực tuyến 24/7,
hỗ trợ doanh nghiệp bán lẻ và Fintech quản lý dòng tiền hiệu quả

2.2.2 Điểm yếu

● Chưa tạo được sự khác biệt trong các sản phẩm, dịch vụ.

● Hệ thống ngân hàng tập trung không đồng đều, chủ yếu tập trung ở thành thị, hạn
chế ở các vùng nông thôn.

● Công tác phát triển thương hiệu mới chỉ được chú trọng ở một số thành phố lớn,
nhận diện thương hiệu chưa được triển khai thống nhất trên toàn hệ thống.

● Có bộ máy cồng kềnh với bộ phận hỗ trợ kinh doanh lên đến hàng ngàn hay hàng
chục ngàn người, các quy trình đòi hỏi rất nhiều giấy tờ dẫn đến chi phí cao, tốn
kém thời gian xử lý.

● Cơ sở vật chất, trang thiết bị chưa được trang bị hiện đại.

Để phân tích các yếu tố từ bên ngoài, nhóm chúng em sử dụng mô hình PEST

• Môi trường kinh tế

Trong giai đoạn từ năm 2016 tới nay, môi trường kinh tế vĩ mô ngân hàng hoạt động
tương đối ổn định và lành mạnh (GDP tăng trung bình 6.5%-7%/1 năm).NHNN đã điều
hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa
và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô,
góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế; thanh khoản của tổ chức tín dụng được đảm bảo
và có dư thừa, thị trường tiền tệ, ngoại hối ổn định, thông suốt .Nhớ đó, các Ngân hàng
có thể thực hiện tốt chức năng trung gian tài chính của mình.

Thị trường vốn Việt Nam có sự khởi sắc vào năm 2019 sau 1 năm 2018 đầy biến động
do căng thẳng thương mại Mỹ-Trung.Thị trường vốn năm 2020 được dự báo sẽ có
những thay đổi tích cực với dòng tiền đến từ khối ngoại và việc cổ phần hóa, thoái vốn
doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, chỉ chưa đầy 2 tháng bùng phát dịch COVID-19 đã
khiến nhiều lĩnh vực kinh tế trên toàn cầu đình trệ và thiệt hại nặng nề. Chỉ số chứng

24
khoán nhiều sàn giao dịch trên toàn cầu liên tục mất điểm, giá vàng tăng đột biến. Những
biến động này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường tài chính Việt Nam.

• Môi trường Chính trị - Pháp luật - Chính sách

Môi trường chính trị của nước ta được đánh giá rất cao về sự ổn định.Sau 14 năm là
Thành viên của Tổ chức Thương Mại Thế Giới WTO(7/10/2006)- Ngành ngân hàng
luôn cố gắng đáp ứng và thay đổi để hội nhập sâu với các nước trong cộng đồng thành
viên.Việt Nam đã nâng cao vị thế của mình khi trở thành 1 trong 5 Ủy viên không
thường trực Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc nhiệm kì 2020-2021 .Bộ máy Chính phủ
với những chính sách phát triển kinh tế- chính trị- xã hội những năm qua được đánh giá
cao- đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hiện nay.

Hệ thống pháp luật kinh tế Việt Nam không được đánh giá cao.Hệ thống pháp luật kinh
tế vẫn còn nhiều điểm hạn chế dù được Chính phủ cải tổ trong nhiều năm trở lại
đây.Nhiều đạo luật có nội dung còn chung chung, do đó cần phải ban hành nhiều văn
bản dưới luật để cụ thể hóa vì vậy đã làm chậm quá trình thực thi luật vào cuộc sống.
Pháp luật kinh tế chưa đảm bảo tính đồng bộ, do đó nhiều quy định mang tính nguyên
tắc được ghi nhận trong Hiến pháp và các đạo luật chưa được thực thi trong thực
tiễn.Riêng về Pháp luật Ngân hàng , hiện hoạt động của các NHTM chịu điều chỉnh trực
tiếp của Luật TCTD năm 2009, Luật này đã thể hiện 1 số bất cập như thiếu tính cụ thể
, một số điều khoản quy định trong Luật không phù hợp với hoạt động của các TCTD
hoặc chưa thống nhất với các Luật khác làm ảnh hưởng đến hoạt động của các TCTD,...

Chính sách kinh tế vĩ mô trong những năm trở lại đây đặc biệt là trong năm 2020 được
đánh giá rất về tính linh hoạt và kịp thời . Ngân hàng Nhà nước đã điều hành chính sách
tiền tệ chủ động, linh hoạt, thận trọng, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các
chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, ổn đinh kinh tế vĩ mô, thị
trường tiền tệ và ngoại hối, hỗ trợ phục hồi kinh tế trước diễn biến phức tạp của dịch
Covid-19.

• Môi trường xã hôi - dân số - văn hóa

25
Tính đến ngày 29/12/2019, dân số Việt Nam 96.88 triệu người .Tập trung chủ yếu ở các
thành phố lớn. Trong đó mât độ dân số TPHCM năm 2019 là 4.363 người/km2, còn Hà
Nội là 2.398 người/km2... nơi mà hầu hết các ngân hàng đăt trụ sở chính và các chi
nhánh quan trọng.

Sự biến đổi về cơ cấu dân cư, sự gia tăng dân số ở các khu vực đô thị , sự tăng lên của
các khu công nghiệp, các khu đô thị mới dẫn đến số doanh nghiệp và khách hàng cá
nhân của ngân hàng tăng lên rõ rệt. Số người Việt nam sống là lao động tại nước ngoài
tăng cao làm nhu cầu chuyển tiền cũng tăng theo giúp dịch vụ thanh toán qua ngân hàng
phát triển. Các hoạt động kinh doanh, hợp tác với nước ngoài ngày càng phát triển, thu
nhập của người dân được gia tăng sẽ tạo điều kiện để lĩnh vực ngân hàng không ngừng
phát triển .

Sự phát triển kinh tế, KHKT, mức sống của người dân cùng với tác động của quá trình
toàn cầu hóa sẽ thúc đẩy các dịch vụ ngân hàng phát triển để đáp ứng được nhu cầu giải
trí, làm việc của khách hàng.

Quy mô tiền gửi của khách hàng tăng 2,4 lần từ năm 2013- đến 2019. Điều này cho thấy
nhu cầu về dịch vụ tài chính của các doanh nghiệp, khách hàng cá nhân sẽ tăng cao
trong thời gian tới.

Hình 7: Tăng trưởng tiền gửi các NHTM 2013 – T6/2019 (Nguồn: BCTC các NHTM)

• Môi trường công nghệ thông tin


26
Cùng với sự phát triển vũ bão của khoa học công nghệ, công nghệ ngành ngân hàng
cũng đã có những phát triển vượt bật để bắt kịp với xu hướng thế giới. Chuyển đổi số
được xem là trọng tâm phát triển của ngành ngân hàng trong thời gian tới.

Xu hướng ứng dụng CNTT trong ngành ngân hàng :

❖ Đầu tiên, đó là sự gia nhập của các công ty fintech, trở thành đối thủ, đồng thời
cũng là đối tác của các NHTM trong việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng áp dụng
công nghệ cao cho khách hàng.
❖ Thứ hai là việc gia tăng sử dụng công nghệ đám mây đối với các dịch vụ cốt lõi để
thay thế cho công nghệ lưu trữ truyền thống.
❖ Thứ ba là đầu tư và nâng cấp hệ thống Core banking (phần mềm ngân hàng lõi),
công nghệ bảo mật, hệ thống quản lý rủi ro cũng là yêu cầu bắt buộc trong điều kiện
các dịch vụ ngân hàng ngày càng đa dạng, hiện đại trong một môi trường ngày càng
bất trắc.
❖ Thứ tư, công nghệ sổ cái (General Ledger - GL) và data mining cùng các phân tích
chuyên sâu trong việc xây dựng kế hoạch kinh doanh, chiến lược phát triển dài hạn
là một xu hướng rất mới của hệ thống ngân hàng trên thế giới.
❖ Thứ năm, sự đầu tư vào hệ thống CNTT của ngân hàng không thể không kể đến
mục tiêu gia tăng các tiện ích để nâng cao sức cạnh tranh, thúc đẩy các công nghệ
số để gia tăng các trải nghiệm của khách hàng cũng như thúc đẩy các chương trình
tiếp cận khách hàng một cách sâu rộng.

27
Hình 8: Xu hướng ứng dụng CNTT trong ngành ngân hàng TG (Nguồn: Capgemini)

2.2.3 Cơ hội
● Ngân hàng số đang là xu hướng toàn cầu đặc biệt trong ngành tài chính - ngân
hàng. Theo ông Nguyễn Kim Anh – Phó Thống đốc NHNN “ toàn ngành Ngân
hàng thống nhất quan điểm là phát triển ngân hàng số là vấn đề chiến lược chứ
không đơn thuần là một dự án công nghệ” (Lê Thoa, 2019, Phó Thống đốc Nguyễn
Kim Anh: Phát triển Ngân hàng số là Chiến lược của tương lai).

● Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ và kỹ thuật. Đảng
và Nhà nước đã có Nghị quyết về chủ trương, chính sách, chủ động gia cuộc
CMCN 4.0 và chính phủ có hàng loạt chương trình hành động thiết thực

● Việc Việt Nam gia nhập WTO tạo điều kiện cho các ngân hàng nước ngoài đầu tư
vào thị trường Việt Nam đã tạo ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng bắt
đầu buộc các ngân hàng phải chuyển mình. Ngân hàng BIDV cũng nhận ra và sử
dụng những điểm mạnh này để phát huy và không ngừng khắc phục những điểm
yếu để hoàn thiện và phát triển với khẩu hiệu “Chia sẻ cơ hội, hợp tác thành công”
28
● Tối đa hóa lợi nhuận: Việc áp dụng công nghệ hiện đại vào ngân hàng số mặc dù
làm tăng chi phí 25-28% nhưng nhờ chuyển đổi số , ngân hàng có thể cung cấp
cho khách hàng nhiều dịch vụ sản phẩm bao gồm tài chính, y tế, bảo hiểm và du
lịch,.. cho thấy doanh thu có thể tăng đến 35-48% dẫn đến lợi nhuận ròng tăng 10-
20%

● Sự phổ biến rộng rãi, theo một nghiên cứu của IDG Việt Nam cho thấy chỉ có 21%
khách hàng sử dụng ngân hàng điện tử nhưng 2017 lại có tới 81% khách hàng. Và
theo số liệu công bố năm 2018 của Vụ thanh toán Ngân hàng nhà nước Việt Nam,
94% ngân hàng trong hệ thống đã lập kế hoạch chuyển đổi số, 35% trong số đó
đang lập kế hoạch xây dựng riêng nền tảng cho riêng mình và còn tung ra các dịch
vụ ngân hàng sáng tạo mới.

● Tiếp cận được phân khúc khách hàng ở vùng sâu cùng xa: Ngân hàng số cho phép
khách hàng ở vùng sâu vùng xa tận dụng các giải pháp và dịch vụ ngân hàng. Nhờ
quá trình chuyển đổi số, khách hàng ở khu vực nông thôn có thể tiếp cận với các
dịch vụ ngân hàng. Ngoài ra, họ có thể thực hiện nhiều thủ tục liên quan đến ngân
hàng như chuyển tiền, gửi tiết kiệm, cho vay một cách dễ dàng.

2.2.4 Thách Thức


• Suy thoái kinh tế thế giới cũng tác động đến nền kinh tế Việt Nam. Do đó, nguồn
vốn vào ngân hàng ngày càng giảm, các ngân hàng đang cạnh tranh gay gắt trên
thị trường tín dụng, cụ thể là cuộc chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng với nhau
trong thời gian qua. Bên cạnh việc cạnh tranh về lãi suất, nhiều ngân hàng cũng
đưa ra hàng loạt chiến lược thu hút khách hàng như chương trình bán hàng, chăm
sóc khách hàng, ưu đãi dành cho khách hàng thân thiết, nâng cao chất lượng dịch
vụ, đa dạng hóa sản phẩm và phương thức hoạt động, mở rộng các chi nhánh và
giao dịch của nó.
• Áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng đòi hỏi mỗi ngân hàng phải có chiến lược
hiệu quả để không chỉ giữ được các khách hàng truyền thống mà còn có thể thu
hút thêm những khách hàng mới.

29
● Cơ sở pháp lý: Quy định pháp lý và sự điều chỉnh của nhiều cơ quan quản lý không
theo kịp công nghệ mới nên hạn chế/làm chậm phát triển ứng dụng công nghệ cao
và Ngân hàng số (Orakwue, 2017). Từ đó, có thể dẫn đến rủi ro pháp lý cho các
Ngân hàng/Big tech/Fintech khi triển khai các ứng dụng công nghệ cao. Các quy
định quản lý thông tin giao dịch tài khoản, quy định pháp luật về thuế, phòng
chống rửa tiền, quy định bảo mật thông tin khách hàng, chia sẻ thông tin dữ liệu
lớn (Big data),… cần phải bổ sung/chỉnh sửa phù hợp với công nghệ mới. Ở Việt
Nam, cần nghiên cứu, bổ sung các quy định đồng bộ về eKYC, bảo vệ quyền lợi
khách hàng, các loại tài khoản thanh toán…

● Thách thức với công tác quản trị rủi ro: Do ngân hàng số có những đặc thù riêng
biệt trong triển khai hoạt động về công nghệ, kênh phân phối cũng như quy trình,
từ đó dẫn tới những rủi ro chính đối với một NHTM muốn chuyển đổi sẽ bao gồm
những rủi ro chung của hoạt động ngân hàng cũng như rủi ro nội tại của hoạt động
ngân hàng số. Tổ chức Tài chính quốc tế (MasterCard Foundation và IFC, 2018)
chỉ ra những loại rủi ro chính khi triển khai dịch vụ tài chính/ngân hàng số như
sau: (1) Rủi ro chiến lược; (2) Rủi ro hoạt động; (3) Rủi ro pháp lý; (4) Rủi ro
công nghệ; (5) Rủi ro tài chính; (6) Rủi ro gian lận.

● Thách thức nội bộ: BIDV là một ngân hàng lớn, đây vừa là thuận lợi vừa là thách
thức với BIDV vì chuyển dịch hoàn toàn một số thiết bị hay bộ phận để đáp ứng
và phát triển ngân hàng số BIDV sẽ chậm và phức tạp hơn những ngân hàng vừa
và nhỏ.

Ví dụ : Việc thay đổi và áp dụng ngân hàng số làm cho những ngân hàng lâu đời
phải thay đổi hoàn toàn ngôn ngữ lập trình của họ để có thể đáp ứng với nhu cầu
thị trường cạnh tranh hiện tại - trước đây vốn được biết là ngôn ngữ COBOL. Việc
này thường sẽ mất rất nhiều thời gian và nguồn lực để có thể hoàn thiện được ngôn
ngữ lập trình mới (điển hình là Python), đồng thời những người cũ vốn đã quen
với COBOL sẽ không thể đáp ứng kịp, có thể dẫn tới bị sa thải.

● Cuộc đua gay gắt của những đối thủ mạnh, đối thủ mới nổi: Việc phát triển ngân
hàng số là một hành trình chạy đua của tất cả ngân hàng lớn nhỏ, cho nên chỉ cần

30
BIDV bị lệch nhịp hay chậm hơn các ngân hàng khác thì sẽ thụt lùi và bị cướp thị
phần. Cuộc chạy đua này phải kể đến điển hình như TPBank có dịch vụ tự động
LiveBank; Vietcombank có không gian kỹ thuật số cho các giao dịch là Phòng thí
nghiệm kỹ thuật số; VPBank đã phát triển ứng dụng Digital Banking riêng có tên
Timo trong khi Ngân hàng Quân đội có ứng dụng trợ lý ảo Chatbox để cung cấp
dịch vụ trực tuyến 24/7,… Đồng thời những ứng dụng phi tài chính như Zalo cung
cấp những dịch vụ ngân hàng số làm cho cuộc đua ngày càng trở nên quyết liệt
hơn.

● Trong giai đoạn hiện nay, ngành ngân hàng cũng luôn phải tìm cách thích ứng với
sự thay đổi không ngừng của môi trường kinh doanh và chuyển đổi số cũng là xu
thế tất yếu, là yêu cầu bắt buộc quyết định sự tồn tại và phát triển của bất kỳ tổ
chức tín dụng nào.

● Bảo mật: Bảo mật vẫn là ưu tiên hàng đầu khi phát triển ngân hàng số Việt Nam.
Chỉ cần có một chút sơ hở trong bảo mật của ngân hàng số, hacker sẽ lấy hết toàn
bộ dữ liệu và số tiền của khách hàng trong ngân hàng.

● Sự phổ biến của các ứng dụng phi tài chính: Với việc ngày càng nhiều tổ chức phi
tài chính cung cấp các dịch vụ rất giống với những gì ngân hàng kỹ thuật số mong
đợi ngày nay. Ví dụ như các trang mạng xã hội nhưng Zalo đã giúp người dùng
của họ có thể gửi tiền trực tiếp tới tài khoản của ai đó. Và với số lượng lớn người
dùng đã giúp cho việc thực hiện những dịch vụ này trở nên ưu việt và dễ dàng hơn
rất nhiều.

TÓM TẮT CHUNG:

• Là ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô tài sản lớn nhất Việt Nam.
• Thương hiệu BIDV có tầm ảnh hưởng lớn trên thị trường tài chính.
S • BIDV đã thúc đẩy các hoạt động để thực hiện chiến lược chuyển đổi số
và đã tạo ra nhiều điểm nhấn.
• Mạng lưới phân phối trong dịch vụ ngân hàng lớn nhất Việt Nam.

31
• Chưa tạo được sự khác biệt trong các sản phẩm, dịch vụ.
• Hệ thống ngân hàng tập trung không đồng đều.
• Nhận diện thương hiệu chưa được triển khai thống nhất trên toàn hệ
W
thống.
• Bộ máy cồng kềnh.
• Cơ sở vật chất, trang thiết bị chưa được trang bị hiện đại.
• Ngân hàng số đang là xu hướng toàn cầu đặc biệt trong ngành tài chính
- ngân hàng.
• Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ và kỹ
thuật.
O • Việt Nam gia nhập WTO tạo điều kiện cho các ngân hàng nước ngoài
đầu tư vào thị trường Việt Nam.
• Tối đa hóa lợi nhuận nhờ vào việc áp dụng công nghệ vào ngân hàng
số.
• Tiếp cận được phân khúc khách hàng ở vùng sâu cùng xa.
• Nguồn vốn vào ngân hàng ngày càng giảm.
• Áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng.
• Cơ sở pháp lý còn hạn chế và chưa rõ ràng.
• Thách thức đối với công tác quản trị rủi ro.
T • Thách thức nội bộ (BIDV là một ngân hàng lớn khi chuyển đổi số)
• Cuộc đua gay gắt của những đối thủ mạnh, đối thủ mới nổi.
• Sự thay đổi không ngừng của môi trường kinh doanh và chuyển đổi số.
• Bảo mật.
• Sự phổ biến của các ứng dụng phi tài chính.

32
PHẦN 3: PHÂN TÍCH CAMEL CỦA NGÂN HÀNG BIDV GIAI ĐOẠN
2016 - 2019

3.1 Mức độ an toàn vốn

3.1.1 Hệ số an toàn vốn tối thiểu CAR

Nhìn vào biểu đồ có thể thấy, BIDV


duy trì tương đối tốt yêu cầu đảm bảo
an toàn vốn của mình trong suốt giai
đoạn. Hệ số CAR tăng từ 10,19% năm
2016 lên 10,9% năm 2017, đây là kết
quả của việc nguồn vốn huy động có
xu hướng tăng trưởng tốt, đạt
1.124.961 tỷ đồng, tăng 19,7% so với
đầu năm, qua đó có thể đáp ứng nhu
cầu sử dụng vốn, cân đối vốn an toàn và hiệu quả. Đến 2018 giảm xuống còn 10,3%,
tuy nhiên vẫn trên mức quy định tối thiểu của NHNN là 9%. Với hệ số CAR như vậy,
BIDV có thể đảm bảo được việc hỗ trợ thanh toán các khoản nợ đến hạn, cũng như hỗ
trợ thêm các hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Năm 2019, hệ số CAR của BIDV giảm còn 8,8%. Việc giảm hệ số này là do BIDV phải
điều chỉnh theo công thức mới để đạt chuẩn Basel II theo Thông tư 41 được triển khai
trong năm 2019. Tuy giảm, nhưng hệ số CAR của BIDV năm 2019 vẫn đạt mức an toàn
vốn theo tiêu chuẩn do NHNN đưa ra là 8%. Tình hình tài chính BIDV trong năm 2019
khá ảm đạm khi nợ xấu của ngân hàng tăng và đứng đầu trong hệ thống, tăng trưởng
cho vay cũng bị hạn chế do vốn. Tuy nhiên, thương vụ với KEB Hana Bank được kỳ
vọng sẽ là bước đệm hỗ trợ BIDV trong kế hoạch tái cấu trúc danh mục cho vay bằng
cách tập trung vào khách hàng bán lẻ, doanh nghiệp vừa và nhỏ, gia tăng lợi nhuận và
kiểm soát rủi ro.

33
3.1.2 Hệ số đòn bẩy tài chính

Hệ số đòn bẩy tài chính có xu


hướng biến động không đều
qua các năm, trong đó tăng
mạnh nhất vào năm 2017 ở mức
23,62% và giảm mạnh vào năm
2019 ở mức 18,19%, giảm
5,43% trong vòng 2 năm. Kết
quả này là nhờ năm ngân hàng
đã có một năm hoạt động thuận
lợi trong giai đoạn 2019, trong
đó thương vụ mua-bán sáp nhập lớn nhất trong ngành ngân hàng với KEB Hana Bank
(Hàn Quốc) đã giúp BIDV tăng quy mô vốn điều lệ gần 20.300 tỷ đồng, lên 40.220 tỷ
đồng. Việc hệ số đòn bẩy giảm cũng cho thấy BIDV đã cải thiện được mức độ kiểm
soát rủi ro và giảm rủi ro hệ thống.

3.1.3 Tỷ lệ vốn chủ sở hữu

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu của BIDV giảm


nhẹ từ mức 4,39% năm 2016 xuống
mức 4,06% năm 2017. Tính đến cuối
năm, vốn điều lệ của Ngân hàng là
34.187 tỷ đồng; tổng vốn chủ sở hữu
đạt 48.834 tỷ đồng, chỉ tăng nhẹ so với
mức 44.144 tỷ đồng tại thời điểm đầu
năm. Trong khi đó, tổng tài sản tăng
mạnh gần 19,5% so với mức đầu năm.
Ghi nhận cuối năm 2018, tỷ lệ vốn chủ
đã có dấu hiệu tăng trở lại khi đạt lần lượt 4,15% năm 2018 và 5,21% năm 2019. Đặc
biệt trong năm 2019, với thương vụ sáp nhập KEB Hana Bank của Hàn Quốc đã giúp
ngân hàng nâng quy mô vốn điều lệ lên hơn 40 nghìn tỷ đồng. Với xu hướng tăng như

34
vậy có thể đảm bảo ngân hàng có khả năng chi trả lớn trong trường hợp vỡ nợ, tăng độ
tin cậy khi các nhà đầu tư đầu tư vốn hoặc khi ngân hàng đi vay nợ tại NHNN và các
ngân hàng khác.

3.1.4 So sánh chung

2019
20.00% 18.20%
18.00%
16.00% 15.04%
14.12%
14.00%
12.00%
8.80% 9.25% 9.24%
10.00%
8.00% 6.19% 6.61%
6.00% 5.21%
4.00%
2.00%
0.00%
BIDV Vietinbank Vietcombank

Hệ số CAR Đòn bẩy VCSH/TTS

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của các ngân hàng thương mại nhìn chung giảm. Hiện nay,
CAR Basel I của toàn ngành, theo ước tính của BSC, đang ở mức 11.5% (CAR Basel
II sẽ thấp hơn từ 2%-2.5%). Hệ số CAR tại các ngân hàng có vốn Nhà nước đã giảm,
BID là 8.8%, VCB và CTG là 9.24%, gần sát về mức tối thiểu 8% theo quy định.

Nguyên nhân là do tại Việt Nam, VCB và BID đã hoàn tất việc áp chuẩn Basel II được
NHNN đưa ra, vì vậy 2 ngân hàng này đã chịu áp lực lớn về việc tăng vốn để đáp ứng
tỷ lệ CAR theo tiêu chuẩn Basel 2 để cải thiện tỷ lệ an toàn vốn của họ như phát hành
tăng vốn cho cổ đông nước ngoài. Còn về Vietinbank đang gặp khó trong việc tăng
thêm vốn điều lệ khi room ngoại đã được lấp đầy 30% và không chia cổ tức tiền mặt
nên CAR giảm nhẹ hơn hẳn. Trong khi đó, với việc tăng nguồn vốn cấp 2 thì VietinBank
cũng còn đang đối mặt với rất nhiều khó khăn. Bởi, nguồn vốn cấp 2 phải có thời hạn
tối thiểu là năm năm. Do đó, ngay cả khi các ngân hàng đưa ra mức lãi suất cao, số
lượng huy động được thông qua hình thức phát hành trái phiếu cũng rất hạn chế.

Dựa vào biểu đồ, có thể thấy đòn bẩy tài chính của BIDV giảm mạnh 5% lớn hơn nhiều
so với độ giảm của VCB và Vietinbank. Đòn bẩy tài chính của các ngân hàng giảm
nhiều cho thấy NH cũng đang tập trung tăng trưởng an toàn bền vững hơn trong thời
35
gian tới. Trong tháng 7/2019, BID đã đàm phán xong việc bán 15% cho KEB Hana
Bank với giá 33,640 VND/cp và sẽ tiếp tục tìm kiếm đối tác đầu tư tài chính trong năm
2020. VCB cũng tiếp tục theo đuổi kế hoạch phát hành tăng vốn cho cổ đông nước
ngoài (hiện còn 7.45%), CTG cũng đã được giữ lại LN trong năm 2017 2018 và có thể
sẽ giữ lại LN năm 2019 để đảm bảo an toàn vốn điều này đã thể hiện được phần trăm
vốn chủ sở hữu của 3 ngân hàng tăng trong năm 2019.

3.2 Chất lượng tài sản

3.2.1 Tăng trưởng tổng tài sản

Tổng tài sản Tổng tài sản các NH


1,489,957,
1,600,000,000 293 1,600,000 1,489,957
1,313,037,
1,400,000,000 1,202,283, 674 1,400,000
1,240,789 1,223,981
843
1,200,000,000 1,006,404, 1,200,000
150
1,000,000,000 1,000,000

800,000,000 800,000

600,000,000 600,000

400,000,000 400,000

200,000,000 200,000

0 0
2016 2017 2018 2019 BIDV Vietinbank Vietcombank

Tổng tài sản của BIDV từ năm 2016 đến năm 2019 đều có xu hướng tăng dần qua mỗi
năm. Năm 2016, tổng tài sản của BIDV hơn 1.006.404 tỷ đồng, chiếm gần 14% tổng
tài sản toàn ngành ngân hàng. Đến cuối năm 2017, tăng 19,47% so với 2016, tiếp tục
khẳng định vị thế Ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam. Ngân hàng tiếp tục tăng trưởng
tốt năm 2018 với mức tăng được ghi nhận là tăng 9,21% so với năm trước đó.

Năm 2019, tổng tài sản BIDV đạt 1.489.957 tỷ đồng, tăng trưởng 13,47% so với năm
2018, giữ vững vị trí Ngân hàng TMCP có quy mô tài sản lớn nhất Việt Nam. Ngân
hàng tiếp tục cấu trúc tài sản theo hướng gia tăng tỷ trọng tài sản sinh lời đạt 95,6%,
tăng 1,14% điểm tỷ trọng so với năm trước. Tại thời điểm 31/12/2019, tổng tài sản của
BIDV đã vươn lên dẫn đầu ngành ngân hàng so với các ông lớn khác như Vietcombank,

36
Agribank, Vietinbank. Sự tăng trưởng tổng tài sản cho thấy những kết quả khả quan từ
sự nỗ lực của ngân hàng trong năm 2019 nhằm giảm tỷ trọng dư nợ cho vay.

3.2.3 Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ (LLPTL)

Nợ có khả năng mất vốn Tổng dư nợ của ngân hàng BIDV năm 2019
Nợ nghi ngờ
Nợ dưới tiêu chuẩn tăng tương đối nhanh so với 2018 khoảng
Nợ cần chú ý
Nợ đủ tiêu chuẩn 12% (Tăng trưởng tín dụng trung bình của
toàn hệ thống ngân hàng là 24.3%), phản ánh
sự thành công của ngân hàng trong kiểm soát
tăng trưởng tín dụng. Điểm đặc biệt là năm
2019 BIDV đã tích cực áp dụng các công
nghệ trong quá trình đánh giá khách hàng để
đưa ra quyết định cho vay và rà soát, quản lý
2016 2017 2018 2019
những khoản vay đã thực hiện, góp phần cải
thiện chất lượng dư nợ tín dụng, cụ thể được biểu hiện qua việc tỷ lệ nợ tiêu chuẩn đã
tăng lên cũng như kiểm soát phần nào các nhóm nợ xấu. Việc xem xét, đánh giá chất
lượng tín dụng theo IFRS năm nay chặt chẽ hơn và có tính đến chiết khấu dòng tiền trả
nợ của các khoản cho vay trong tương lai.

Mặc dù đã nâng mức nợ tiêu chuẩn lên, tuy


Loan Loss Provision / Total
Loans nhiên tính đến hết năm 2019, nợ có khả
1.45% năng mất vốn của Ngân hàng TMCP Đầu tư
1.39%
1.40% và Phát triển Việt Nam (BIDV) lên tới
1.35% 11.356 tỷ đồng, tăng mạnh so với mức
1.31% 1.31%
1.30% 7.170 tỷ đồng so với hồi đầu năm. Đáng chú
1.25%
1.25% ý, trong khi nợ nhóm 3 và nợ nhóm 4 giảm
1.20% thì nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) của

1.15% BIDV rất mạnh. Đây cũng là nguyên nhân


2016 2017 2018 2019
khiến tỷ lệ dự phòng rủi ro ngân hàng tăng
vọt sau đà giảm 3 năm trước đó. BIDV đã trích lập 20.000 tỉ đồng chi phí dự phòng nợ
xấu, tương đương 41,5% trong tổng thu nhập hoạt động. Ngân hàng cũng đã xóa 16.020

37
tỉ đồng nợ xấu, giảm 2,7%. Việc nợ xấu tăng lên chủ yếu là do NH này luôn gắn với
các khách hàng lớn và rủi ro cũng lớn hơn. Do đó, mục tiêu trước mắt là ngoài trích lập
dự phòng để cải thiện quản lý rủi ro, BIDV còn phải nỗ lực hoạt động để bù đắp cho
các khoản nợ có thể mất vốn.

3.3.3 Tỷ lệ nợ/tổng tài sản

Tỷ lệ dư nợ trên tài sản của BIDV ghi


nhận đà tăng liên tục trong giai đoạn
2016 – 2018, cụ thể ngân hàng đã tăng
tỷ lệ nợ từ mức 71,91% năm 2016 lên
72,1% năm 2017, đến năm 2018 ghi
nhận mức tăng mạnh khi lên đến 75,3%.
Nguyên nhân là do ngân hàng cơ cấu tín
dụng chuyển dịch tích cực theo hướng
gia tăng tỷ trọng phân khúc bán lẻ và
SME, dư nợ ngắn hạn, tập trung vào
lĩnh vực sản xuất kinh doanh, theo đúng định hướng của chính phủ và NHNN nhằm hỗ
trợ phát triển kinh tế đất nước. Năm 2019, tỷ lệ có xu hướng giảm nhẹ tuy nhiên không
quá ảnh hưởng khả năng cho vay cũng như tính thanh khoản của ngân hàng. Qua các
năm tỷ lệ nợ/ tài sản của BIDV luôn bé hơn 1, qua đây biết được khả năng tự chủ tài
chính của ngân hàng.

3.3.4 Nhận xét chung

Kết thúc năm 2019, tổng tài sản của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
(BIDV) đạt 1.458.740 tỷ đồng, giữ vững vị thế là ngân hàng thương mại có quy mô tài
sản lớn nhất Việt Nam. Điều này cho thấy BIDV có chất lượng tài sản, quy mô và hiệu
quả tăng trưởng khá, năng lực tài chính được nâng cao, tạo cơ sở vững chắc để BIDV
có thể phát huy mọi tiềm năng và hướng tới những mục tiêu trong tương lai, đặc biệt là
khi ngân hàng đang trong thời kỳ chuyển đổi số. Ngoài ra, BIDV cũng nên cân nhắc xử
lý đối với các khoản nợ xấu cụ thể nợ nhóm 5 rất mạnh , cần phải xử lý tài sản đảm bảo

38
để có thể thúc đẩy tăng trưởng cho vay và sử dụng lợi nhuận để thúc đẩy nguồn vốn dự
trữ.

3.3 Chất lượng quản lý

3.3.1 Phân tích các chỉ số

3.3.1.1 Tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng tài sản


Chi phí hoạt động/Tổng tài Năm 2019
sản (%) 1.30% 1.29%
1.27%
1.4
1.25%
1.35

1.3 1.34
1.20%
1.25 1.29 1.16%

1.2 1.15%
1.23
1.15
1.16 1.10%
1.1

1.05 1.05%
2016 2017 2018 2019 BIDV Vietinbank Vietcombank

Tỷ lệ có xu hướng giảm liên tục trong 4 năm từ 1,34% năm 2016 xuống còn 1,16% năm
2019. Điều này là nhờ chi phí hoạt động đã được BIDV kiểm soát hiệu quả, các phương
án huy động vốn có chi phí hợp lý, tỷ lệ chi phí hoạt động/tổng thu nhập được kiểm soát
hiệu quả ở mức thấp là 36%. Ngoài ra, BIDV cũng tập trung quản lý việc đầu tư và hiệu
quả sử dụng tài sản. Kết quả BIDV đã kiểm soát tốt tốc độ tăng chi phí hoạt động (7,7%).
Đặc biệt trong năm 2019, BIDV triển khai quyết liệt đề án “ngân hàng số và ứng dụng
công nghệ hiện đại vào hoạt động kinh doanh”. Nhờ đó, các chỉ tiêu chính gắn với quá
trình số hóa đều mang lại sự đột phá ấn tượng, giúp ngân hàng tiết kiệm chi phí hoạt
động và tối ưu nguồn nhân lực tại các chi nhánh.
So với VCB và CTG thì tỷ số này thấp hơn rất nhiều, chứng tỏ được tổng tài sản để BID
trang trải cho chi phí hoạt động tốt hơn so với hai ngân hàng đối thủ. Mức tài sản của
BID cao hơn nhưng chi phí hoạt động không cao hơn.

39
3.3.1.2 Chi phí lãi vay của các khoản tiền gửi

Năm 2019
Chi phí lãi vay/Tổng tiền gửi
7.00%
KH (%)
5.81%
6 6.00% 5.55%

5.00%
5.8 5.81
4.00% 3.57%
5.6

5.45 3.00%
5.4 5.37
2.00%
5.2
5.16
1.00%
5
0.00%
4.8 BIDV Vietinbank Vietcombank
2016 2017 2018 2019

Tỷ số này của BIDV tăng nhẹ qua các năm do sự gia tăng trong lãi suất tiền gửi Việc
gia tăng lãi suất sẽ giúp ngân hàng thu hút một lượng lớn khách hàng cũng như gia tăng
tính cạnh tranh trong ngành, tuy nhiên việc tăng lãi suất cũng sẽ khiến tặng gánh nặng
chi phí lãi vay. Cụ thể hơn, tiền gửi khách hàng đạt 1.114.163 tỷ đồng, tăng trưởng
12,6% so với năm 2018, chiếm 12,8% thị phần tiền gửi khách hàng toàn ngành. Đồng
nghĩa với việc tăng cao chi phí lãi vay phải trả cho khách. BIDV đã làm rất tốt công
cuộc áp dụng các chính sách tài khóa, tiền tệ và giá cả tiếp tục được điều hành chủ động,
linh hoạt bởi Ngân hàng Nhà nước, góp phần nâng cao thương hiệu của mình trên
thương trường.

Tuy nhiên, so với hai đối thủ là Vietcombank và VietinBank, BIDV có vẻ như đang
chấp nhận tiền gửi và trả lãi rất cao cho khách hàng của mình. Vì vậy trong những năm
tới, BIDV nên đầu tư hơn về những mảng khác như đa dạng sản phẩm để thu hút khách
hàng mà không phải tập trung quá nhiều về việc giảm lãi suất.

40
3.3.1.3 Tỷ lệ chi phí trên thu nhập

Chi phí/Thu nhập (%) Năm 2019


70 40.00%
38.83%
39.00%
60
57.85 38.00%
50 55.66
37.00%
40 46.11 36.00%
36.00%
30 35.86
35.00% 34.59%
20 34.00%
10 33.00%

0 32.00%
2016 2017 2018 2019 BIDV Vietinbank Vietcombank

Nhờ vào việc cắt giảm chi phí hiệu quả và tổng thu nhập thuần tăng tốt nhờ chuyển dịch
cơ cấu thu nhập theo định hướng chiến lược: tổng thu nhập thuần năm 2019 đạt 48.121
tỷ đồng, tăng trưởng 8,7% so với năm trước, cao nhất trong hệ thống ngân hàng TMCP
đã giúp cho tỷ số này của BIDV giảm đều qua các năm, thể hiện rõ năng lực hoạt động
và phong cách quản lý của ban quản trị ngân hàng.
Tuy nhiên, nếu do với các đối thủ lớn của mình như VCB, sự chệnh lệch không phải
quá nhỏ khiến cho BID nên xem lại khả năng quản lí về chi tiêu và nâng cao hơn thu
nhập của mình

3.3.2 Phân tích về nguồn nhân lực

Chất lượng ban giám đốc và khả năng quản trị của BIDV được đánh giá cao qua các
năm hoạt động nhờ những lý do sau:
• Mô hình quản lý tổ chức và các chính sách quản lý chung
Sự phát triển của hệ thống core-banking đã giúp bộ máy hoạt động của BIDV được
đánh giá cao và hoạt động năng động, hiệu quả hơn. Với việc chuyển sang xử lý dữ liệu
theo mô hình quản lý tập trung và trực tuyến, vấn đề an toàn thông tin, bảo mật cho hệ
thống càng được chú trọng.
• Tập trung phát triển nguồn nhân lực

41
Về chất lượng: Ban giám đốc và quản trị là những thành viên trụ cột của BIDV với kinh
nghiệm làm việc lâu năm tại ngân hàng. Bên cạnh đó, việc gia tăng số lượng nguồn
nhân sự BIDV cũng đi kèm với chất lượng. Điều này được chứng minh qua thống kê
về số lượng cán bộ có trình độ đai học và trên đại học đạt 91,5% vào năm 2019, tăng
2% so với năm 2016. Khả năng quản trị ngân hàng, khả năng nắm bắt công nghệ ngân
hàng hiện đại, khả năng thích ứng và hoạt động trong thị trường cạnh tranh được nâng
cao rõ rệt.
Về công tác đào tạo: Điểm đặc biệt đáng chú ý của giai đoạn này là BIDV đã trở thành
đối tác đào tạo đạt chuẩn của CPA Australia. Qua đó, BIDV có thêm cơ hội nâng cao
trình độ, năng lực cạnh tranh, khả năng hội nhập quốc tế và đây sẽ là cơ hội giúp nội bộ
BIDV nâng cao nghiệp vụ và kiến thức về lĩnh vực NHS.
Về công tác bổ nhiệm vị trí: Được thực hiện một cách bài bản, đúng qui trình, quy định
theo nguyên tắc tập trung dân chủ, đảm bảo lựa chọn được đội ngũ cán bộ phù hợp đủ
tiêu chuẩn, đảm bảo cả về cơ số và chất lượng, tạo được sự thống nhất cao ngay trong
đơn vị.
• Hoàn thiện chất lượng quản lý
BIDV là một trong số ít những ngân hàng thể hiện sự minh bạch thông qua việc ứng
dụng cả hai tiêu chuẩn kế toán của Việt Nam (VAS) và quốc tế (IFRS); áp dụng phương
thức mới trong việc phân loại nợ theo điều 7 của Nghị Định 493. Bên cạnh đó, BIDV
là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam đạt được chứng nhận ISO trong năm 2010. Đây là
những bước đi dần dần giúp BIDV đạt chất lượng cao trong việc quản lý và xây dựng
một hình ảnh tốt đối với Chính Phủ, khách hàng và các định chế tài chính trong nước
và quốc tế.
Ngân hàng BIDV nhiều năm gần đây luôn nhận đánh giá xếp hạng tín nhiệm từ Moody
và S&P. Hiện tại xếp hạng của ngân hàng luôn được xem là tích cực nếu so sánh với
những ngân hàng khác trong nước. Đây cũng là một trong những lí do vì sao nhiều tổ
chức tài chính quốc tế chọn BIDV để trở thành ngân hàng điều phối nguồn vốn của họ
đến khách hàng.

42
3.3.3 Nhận xét chung

Về mặt chi phí thì BIDV đã làm rất tốt việc quản lý, kiểm soát các chi phí hoạt động,
đưa ra các chiến lược mới vừa gắn liền với số hóa vừa giúp ngân hàng tối ưu hiệu quả.
Tuy nhiên, chi phí lãi vay đang nằm ở mức cao do BIDV tập trung thu hút khách hàng
qua việc giảm lãi suất. Nếu về lâu dài thì đây không phải là chiến lược tốt, vì nó sẽ thêm
gánh nặng lên ngân hàng và mức độ cạnh tranh với các đối thủ khác cũng giảm do các
ngân hàng đó liên tục cải thiện các sản phẩm, dịch vụ. Về mặt nguồn nhân lực thì có
thể nhận xét BIDV là một trong các ngân hàng luôn đảm bảo chất lượng từ ban quản trị
đến nhân viên, bộ máy quản lý cũng được đánh giá cao. Đây sẽ là một nền tảng rất tốt
khi ngân hàng muốn tập trung đào tạo thêm kiến thức và nghiệp vụ nâng cao, đặc biệt
liên quan đến công nghệ với tầm nhìn đưa BIDV trở thành ngân hàng số đích thực.

3.4 Khả năng sinh lời

3.4.1 Tỷ lệ lợi nhuận trên trung bình tài sản (ROAA)

2019
ROA
1.80%
0.62% 0.62% 1.59%
1.60%
0.61% 1.40%
0.60% 1.20%
1.00%
0.59% 1.00%
0.58% 0.80%
0.58% 0.57%
0.57% 0.57%
0.60%
0.57%
0.40%
0.56%
0.20%
0.55%
0.00%
0.54% BIDV Vietinbank Vietcombank
2016 2017 2018 2019

Dựa vào biểu đồ, ta nhận thấy, ROAA của BIDV có xu hướng giảm nhẹ, dao động trong
khoảng 0,05% - 0,06%, trong đó năm 2016 ROAA ở mức 0,62%, giảm ở năm 2017 còn
0,58% và duy trì ở mức 0,57% ở 2 năm 2018, 2019. Nguyên nhân khiến ROAA thấp là
do mức trích lập dự phòng của ngân hàng ngày càng cao, với năm 2019 hơn 14 nghìn

43
tỷ, tăng 12,97% so với năm trước đó. Trên tình hình đó có thể kết luận rằng BIDV chưa
thực sự đạt hiệu quả cao khi sử dụng nguồn vốn.

Xét riêng ROAA của BIDV vẫn chưa đáp ứng được mức yêu cầu chung cùa ngành khi
chỉ đạt 0.57% (Theo chuẩn mực đánh giá năng lực tài chính của Moody’s thì ROA ≥
1). Cả Vietcombank và Vietinbank đều vượt ngưỡng yêu cầu, nhưng không cao. Điều
này cho thấy, mặc dù là 3 ngân hàng trong nhóm “Big 4”, nhưng BIDV, Vietcombank
và Vietinbank đều có mức ROA không cao, nguyên nhân là do các chính sách đầu tư,
cho vay không hiệu quả, chi phí hoạt động của các ngân hàng quá mức.

3.4.2 Tỷ lệ lợi nhuận trên trung bình vốn chủ sở hữu (ROEA)

2019
ROEA 30.00%
16.00% 14.77% 25.51%
14.36% 14.28%
25.00%
14.00%

12.00% 11.23% 20.00%

10.00%
15.00% 13.10%
8.00% 11.01%
10.00%
6.00%

4.00% 5.00%

2.00%
0.00%
0.00% BIDV Vietinbank Vietcombank
2016 2017 2018 2019

BIDV không ngừng tăng tốc tăng vốn chủ sở hữu nhằm đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn theo
quy định của nhà nước, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế của BIDV lại
tăng ít hơn, do đó tỷ lệ ROEA vẫn được duy trì ở mức tương đối thấp, giảm xuống còn
11.23% năm 2019, trong khi trung bình ngành dao động gần 16%. Với mức chuẩn này
thì BIDV đang trong tình trạng sử dụng vốn chủ sở hữu chưa đạt hiệu quả.

Trong 3 ngân hàng BIDV, Vietcombank và Vietinbank thì tỷ suất sinh lời trên vốn chủ
sở hữu của BIDV là thấp nhất, mặc dù ROE cao là mục tiêu tìm kiếm của bất kỳ người
chủ sở hữu ngân hàng nào. Tuy quy mô vốn chủ sở hữu của BIDV tăng qua các năm
nhưng ROE lại không cao, cho thấy áp lực về việc quản lý và sử dụng vốn chủ sở hữu
ngày càng khó khăn của ngân hàng này.
44
3.4.3 Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM)

NIM 2019
2.80% 3.50%
2.72% 3.10%
3.00% 2.86%
2.70%
2.64% 2.50%
2.50%
2.60%
2.00%
2.50% 2.48%
1.50%
2.40%
2.40%
1.00%

2.30% 0.50%

2.20% 0.00%
2016 2017 2018 2019 BIDV Vietinbank Vietcombank

Tỷ lệ NIM của BIDV biến động không đều trong những năm trở lại đây. Trong suốt 3
năm 2016 - 2018, tỷ lệ này ở BIDV có mức tăng trưởng khá tốt. Đó không phải do ngân
hàng tăng lãi suất cho vay quá cao mà do đã tối ưu hóa danh mục tín dụng để có được
thu nhập từ lãi tốt nhất trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng không quá dồi dào.

Năm 2019, hệ số NIM giảm còn 2,48% từ mức 2,72% so với cùng kỳ. Theo SSI
Research, tỷ lệ tăng trưởng tài sản sinh lãi trong năm tăng khá cao 13,61%, trong khi
thu nhập lãi thuần tăng rất ít 2,92%, điều này là do chi phí huy động tăng trong khi thu
nhập lãi không cải thiện nhiều, khiến cho tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của ngân hàng
giảm. Ngoài ra, giai đoạn nửa đầu năm 2019 để tài trợ cho hoạt động cho vay do thiếu
nguồn vốn dài hạn, ngân hàng đã phải tăng tăng huy động tiền gửi dài hạn và phát hành
chứng chỉ tiền gửi.

Biên lãi cho vay (NIM) của BIDV tiếp tục thu hẹp. Tương tự, NIM của Vietinbank cũng
không cao hơn mấy khi đạt 2.86%. Duy chỉ có chỉ số NIM của Vietcombank đạt 3.10%,
mặc dù kết quả này cũng phải là cao so với mặt bằng chung. Nhưng BIDV và Vietinbank
đều có chỉ số NIM dưới 3%, điều này cũng đáng lo ngại khi cả 2 ngân hàng đều là
những “ông lớn” Nhà nước.

45
3.4.4 Nhận xét chung

Sau khi phân tích về các chỉ số ROE VÀ ROA, có thể thấy rằng BIDV trong các năm
gần đây có sự sụt giảm nhẹ về khả năng sinh lợi, cũng như hiệu quả hoạt động kinh
doanh. Có thể thấy rằng, lợi nhuận là một trong các nhân tố quan trọng thúc đẩy ngân
hàng BIDV tăng tốc nhanh trong quá trình chuyển đổi thành ngân hàng số. Mức độ hài
lòng của các khách hàng luôn là yếu tố cao cả của tất cả các tổ chức định chế tài chính,
do vậy việc triển khai ngân hàng số cũng nên được đẩy mạnh. Để làm được như vậy, từ
khả năng sinh lời của BIDV nên đầu tư một phần để cải thiện hệ thống công nghệ thông
tin. Tuy vốn đầu tư ban đầu vào hệ thống ngân hàng số rất lớn, khó có thể thu hồi vốn
trong ngắn hạn, tuy nhiên trong dài hạn có thể sinh ra lợi nhuận lớn, giúp ngân hàng
nhanh chóng dẫn đầu.

3.5 Khả năng thanh khoản

3.5.1 Tỷ lệ tài sản lưu động trên tổng tiền gửi khách hàng
Tài sản lưu động/Tổng tiền gửi Tỷ lệ này cho biết mức độ mà các ngân
27.50% 27.27%
hàng có khả năng thanh khoản, được tài
27.00%
26.50% 26.12%
trợ bởi các khoản tiền gửi tương đối ổn
26.00% 25.65% định và có thể dự đoán được (chủ yếu là
25.50%
bán lẻ), thay vì bằng nguồn vốn nợ bán
25.00% 24.70%
24.50%
buôn tiềm ẩn nhiều biến động. LADR ít
24.00% nhất từ 5 đến 10%, đối với DTI trung
23.50% bình, thường được coi là mức thận trọng,
23.00%
2016 2017 2018 2019 vì được củng cố bởi các quy định về đệm
thanh khoản của Basel III. Tài sản lưu
động/tổng tiền gửi là 0,287202 trong năm 2019, tăng lên 0,080917 so với năm 2018.
Điều đó cho thấy tính thanh khoản của BIDV đã được cải thiện. Lý do mà BIDV muốn
nâng mức thanh khoản lên cao vì tỷ lệ LADR cao hơn sẽ chuyển thành tỷ suất lợi nhuận
ròng (NIM) thấp hơn, động lực chính dẫn đến lợi nhuận của hầu hết các ngân hàng và
do đó lợi nhuận trên tài sản trung bình (ROA) thấp hơn so với một ngân hàng duy trì
tính thanh khoản thấp.
46
3.5.2 Tỷ lệ dư nợ trên tổng tiền gửi khách hàng

Trong 2 năm 2016 – 2017, số liệu cho thấy


Dư nợ/Tổng tiền gửi
BIDV tập trung vào việc cho vay gần như
120.00%
100.90% bằng toàn bộ tiền gửi tại ngân hàng cụ thể
100.00% 94.03% 95.42%
82.02% ở mức 94,03% năm 2016 và 95,42% vào
80.00%
năm 2017. Điều này có thể hiểu rằng BIDV
60.00%
đang cố gắng thu hút khách hàng bằng
40.00% chính sách giải ngân nới lỏng, nhưng đồng
20.00% thời cũng tăng rủi ro cho tài sản cũng như

0.00% dự phòng rủi ro. Con số tích cực hơn trong


2016 2017 2018 2019
năm 2018, tuy nhiên đến cuối năm 2019,
BIDV có tỉ lệ tổng cho vay/tổng tiền gửi lớn hơn 100% (100,9%), điều này cho thấy sự
mất cân đối giữa việc sử dụng vốn với nguồn vốn thậm chí có thể không có đủ thanh
khoản để trang trải bất kỳ yêu cầu quỹ không lường trước được của ngân hàng BIDV.

3.5.2 Tỷ lệ tài sản lưu động trên tổng tài sản

Tài sản lưu động/Tổng tài sản 2019


0.27% 0.40% 0.38%
0.26% 0.26%
0.26%
0.35%
0.26%
0.30%
0.25%
0.25% 0.25% 0.23% 0.22%
0.24% 0.20%
0.24%
0.23% 0.23% 0.15%
0.23%
0.10%
0.23%
0.22% 0.05%

0.22% 0.00%
2016 2017 2018 2019 BIDV Vietinbank Vietcombank

Tỷ lệ tài sản lưu động/tổng tài sản là 0.23 trong năm 2019 và có sự giảm nhẹ so với các
năm từ 2016 đến 2018. Điều này là do BIDV chuyển hướng kinh doanh đối với khách
hàng doanh nghiệp, BIDV đang chuyển hướng cho vay trung dài hạn để tài trợ vốn,
trong khi nhu cầu vốn dài hạn sẽ được tài trợ bằng trái phiếu doanh nghiệp. Việc định

47
hướng lại cho vay trung dài hạn làm tăng áp lực lên thanh khoản của ngân hàng vì phần
lớn tiền gửi của khách hàng là tiền ngắn hạn. Trong khi các ngân hàng khác đang cạnh
tranh nguồn vốn dài hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giảm tỷ lệ nguồn vốn ngắn
hạn được phép sử dụng cho vay trung dài hạn thì BIDV chịu nhiều áp lực và nếu khách
hàng doanh nghiệp cần vốn dài hạn, BIDV sẽ giúp họ phát hành trái phiếu dài hạn và
phân phối trái phiếu này cho khách hàng của BIDV.

3.5.4 Nhận xét chung

Tính thanh khoản không chỉ quan trọng đối với các định chế tài chính, mà đó còn là cơ
sở để ra các quyết định quan trọng, đặc biệt là khi ngân hàng đang trong thời kỳ chuyển
đổi số. Có thể thấy, BIDV đang gặp vấn đề về tính thanh khoản khi tập trung cho vay
trung dài hạn làm gia tăng áp lực, trong khi đó tỷ lệ nợ nhóm 2 vẫn đang nằm trong
nhóm cao nhất toàn hệ thống, buộc ngân hàng phải trích lập nhiều dự phòng rủi ro tín
dụng và khả năng thu hồi nợ bị giảm xuống. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng
luân chuyển nguồn tiền cũng như kiểm soát rủi ro thanh khoản khi ngân hàng tập trung
chuyển đổi và đầu tư phát triển công nghệ số.

48
PHẦN 4: CHIẾN LƯỢC NÂNG TẦM VỊ THẾ

4.1. Vị trí hiện tại của BIDV

BIDV bắt đầu bước vào giai đoạn 1 (giai đoạn tiếp cận công nghệ) khá sớm. Bắt đầu từ
năm 2007, BIDV đã triển khai rất nhiều các ứng dụng, nền tảng thông qua Internet giúp
cho người dùng có những trải nghiệm đơn giản, nhanh chóng với định hướng tập trung
vào các kênh tiếp cận mới thông qua thiết bị di động.

Sau quá trình nghiên cứu và phát triển lâu dài, BIDV đã cho ra mắt Digital banking
center vào tháng 4/2019. Sự kiện này đánh dấu bước đi quan trọng trong chiến lược
phát triển và tầm nhìn đến 2030, trong đó công nghệ và ngân hàng số là một trong 3 trụ
cột chính của BIDV. Và đây cũng là bước đệm quan trọng để BIDV cho ra mắt các sản
phẩm mới cho giai đoạn phát triển thứ 2 với một số mảng nổi bật như Cloud computing,
Ứng dụng công nghệ RPA trong nghiệp vụ thanh toán, Thực hiện chương trình Cổng
thanh toán Kiều hối cho khách hàng cá nhân, Quản lý doanh thu Bảo hiểm BIC qua hệ
thống BIDV…

Là ngân hàng thương mại tiên phong trong hoạt động chuyển đổi số, BIDV đã tập trung
nguồn lực để đẩy nhanh chuyển đổi số trên các mặt hoạt động:

(i) Xây dựng và phát triển đồng bộ các kênh phân phối hiện đại như: Internet Banking,
Mobile Banking, SMS Banking, Web Chat, Facebook, Youtube…; Xây dựng đồng thời
các kênh tự phục vụ (e-zone) tại phòng giao dịch;

(ii) Chuyển đổi quy trình thủ công tại quầy lên quy trình tự động vận hành trên các kênh
ngân hàng số đối với hoạt động chuyển khoản, thanh toán, trả nợ vay, gửi tiền online,
quản lý và trả nợ thẻ tín dụng;

(iii) Phối hợp triển khai một số sản phẩm sáng tạo như: Samsung Pay, QR Pay, Chat-
bot trên ứng dụng Mobile banking, Swift GPI, rút tiền ATM trên điện thoại; Phát triển
ứng dụng BIDV Home; ứng dụng Blockchain, công nghệ mới về Robotics và trí tuệ
nhân tạo;

49
(iv) Triển khai và xây dựng các mô hình khai thác dữ liệu lớn, dữ liệu phi cấu trúc, ứng
dụng các mô hình phân tích để đánh giá giá trị vòng đời khách hàng, marketing, bán
chéo sản phẩm đúng đối tượng khách hàng…

Với những nỗ lực đầu tư vào quá trình chuyển đổi số vừa qua, BIDV đang tiến triển khá
tốt trên chặng đường giai đoạn phát triển ngân hàng số, tạo bước đệm để nhanh chóng
hoàn thiện giai đoạn 2. Tuy nhiên để đạt mức độ tự động hóa các quy trình thủ công đòi
hỏi BIDV phải tiếp tục thay đổi từ bên trong cốt lõi của bộ máy hoạt động, từ đó xây
dựng được cơ sở hạ tầng công nghệ phù hợp để có thể tích hợp các công nghệ mới và
có khả năng liên tục thay đổi, dịch chuyển theo yêu cầu ngày càng cao của hoạt động
kinh doanh ngân hàng. Quá trình nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ sẽ kéo theo các
khoản đầu tư mới bổ sung vào tổng chi tiêu CNTT, đây là một chi phí định kỳ cần thiết
để duy trì các trung tâm dữ liệu và cơ sở hạ tầng viễn thông. Như vậy, sự phát triển của
BIDV có thể xem là đang ở những bước đầu của giai đoạn 2 trong công cuộc trở thành
ngân hàng số. Chặng đường sắp tới vẫn còn nhiều thử thách, đòi hỏi rất nhiều sự nỗ lực,
đầu tư và chiến lược hợp lý..

4.2 . Chiến lược phát triển hoàn thành giai đoạn 2.0

Việc áp dụng kỹ thuật số vào ngân hàng đã và đang thay đổi BIDV trên nhiều mặt: mô
hình kinh doanh, quản trị vận hành, sự hiểu biết sâu sắc về khách hàng thông qua phân
tích dữ liệu về hành vi và thói quen của khách hàng, cách thức tương tác với khách
hàng... Song song đó, BIDV cũng phải đối mặt với những khó khăn thách thức như: đòi
hỏi đầu tư lớn và nguồn lực triển khai; sự phức tạp trong quản trị rủi ro… Với tình hình
đó, nhóm đã đề xuất một số chiến lược phù hợp để ngân hàng có thể tiến lên giai đoạn
chuyển đổi số hoàn toàn.

4.2.1. Phát triển hệ thống Ngân hàng lõi (Corebanking)

Hệ thống ngân hàng lõi có tác động xuyên suốt các kênh và hoạt động của ngân hàng
khiến chúng trở thành một trong những thành phần quan trọng nhất trong kiến trúc ngân
hàng tổng thể. Chuyển đổi hệ thống cốt lõi có thể mang lại những thay đổi quan trọng
như ngân hàng thông minh hơn, giảm chi phí hoạt động, tăng cường tính linh hoạt của

50
dịch vụ, đồng thời mở rộng và cải thiện mối quan hệ với khách hàng, tạo cơ hội cho các
dòng doanh thu mới.

BIDV có thế áp dụng mô hình đám mây riêng tư (private cloud) và mô hình định hướng
dịch vụ. Cụ thể hơn, hạ tầng phần mềm Corebanking của BIDV sẽ cần được nâng cấp
lại thành kiến trúc hướng dịch vụ với trọng tâm là các hệ thống API nội bộ và bên ngoài,
giúp chuyển đổi các sản phẩm ngân hàng thành các ứng dụng dịch vụ và kết nối với
Ngân hàng lõi với Kho dữ liệu thông qua hệ thống API nội bộ.

Lợi ích của việc phát triển nền tảng đám mây riêng tư trong tổ chức là việc nâng cấp,
chuyển đổi, cấp phát thêm tài nguyên cho hệ thống công nghệ dễ dàng hơn nhiều. Mô
hình định hướng dịch vụ với hệ thống API nội bộ và API mở khiến việc phát triển mở
rộng dịch vụ, sản phẩm mới dễ dàng hơn rất nhiều. Điều này cũng hướng ngân hàng
đến Open Banking, phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội và định hướng của nhà
quản lý.

Tiến hành chuyển đổi ngân hàng lõi là một quyết định phức tạp và nên cân nhắc kỹ
lưỡng vì chi phí thực hiện rất lớn và thời gian hoàn vốn kéo dài, ngoài ra còn có chi phí
cấp phép và chi phí bảo trì. Ban lãnh đạo nên có một kế hoạch quản trị tài chính cụ thể
để đảm bảo vừa đáp ứng được mục tiêu an toàn vốn (cụ thể là tối thiểu 8% theo Basel
II) , duy trì khả năng thanh khoản, giảm rủi ro trong hoạt động cũng như khả năng cung
ứng vốn theo kế hoạch đầu tư dài hạn.

4.2.2. Phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng thông minh bằng cách xây dựng hệ sinh
thái tương ứng

Ngày nay, khách hàng tìm đến các ngân hàng không chỉ thực hiện các dịch vụ cơ bản
như vay tín dụng, mở tài khoản mà còn thông qua ngân hàng để đặt vé máy bay, đặt
phòng khách sạn,... Vì vậy BIDV nên phát triển hệ sinh thái của minh, mở rộng và liên
kết với các dịch vụ của bên thứ ba để tạo hệ sinh thái đa dạng, phong phú.

51
4.2.3. Tạo ra môi trường làm việc số (Digital workplace)

Ngoài việc chuyển đổi số các ứng dụng phục vụ khách hàng, các ngân hàng cần thực
hiện chuyển đổi số thông qua các hoạt động nghiệp vụ back office của mình. Tăng
cường ứng dụng các công nghệ nhận diện văn bản, nhận diện khuôn mặt, tự động hóa
quy trình giúp nhân viên của mình làm việc thông minh và hiệu quả hơn. Dữ liệu khách
hàng thu thập được nhiều thì cũng sẽ vô nghĩa nếu bản thân nhân viên ngân hàng không
biết cách tận dụng và khai thác từ các dữ liệu đấy.

Để xây dựng một môi trường làm việc số, BIDV có thể phát triển mạng lưới nội bộ cho
hệ thống nhân viên, giúp tăng cường việc chia sẻ và trao đổi trong nội bộ; Xây dựng
các công cụ dữ liệu trực quan giúp nhân viên có thể truy cập, dễ dàng trong việc sử
dụng khối lượng dữ liệu lớn; Phát triển các ứng dụng tư vấn tài chính trên mobile giúp
nhân viên có thể tương tác trực tiếp với khách hàng khi cần; Xây dựng chiến lược dữ
liệu của ngân hàng, từ việc phát triển data lake, data warehouse và các công cụ data
analytic,...

4.2.4 Thực hiện phân bổ nguồn lực để phát triển công nghệ mới

Để theo kịp nền phát triển của thời đại, BIDV nên phân bổ nguồn lực thật hiệu quả để
theo sát với các thời đại của ngân hàng số. Cụ thể, BIDV nên đẩy mạnh chọn lựa đội
ngũ nhân viên công nghệ kỹ thuật hùng hậu để thiết kế, quản lý hiệu quả về các nền
tảng công nghệ của mình. Đặc biệt là tập trung phát triển các ứng dụng, website theo
hướng thân thiện với người dùng cũng như là tối giản hoá các quy trình khi sử dụng
dịch vụ
Trong kế hoạch ngân sách hàng năm, BIDV cần xem xét tỷ trọng các khoản chi đầu tư
với các khoản chi tiêu, việc cắt giảm những chi phí không thực sự cần thiết để dành
nguồn lực cho đầu tư công nghệ cũng nên được cân nhắc đến. Cần xác định chi phí đầu
tư rõ ràng, xứng đáng, đi đôi với kì vọng doanh thu tiềm năng trong tương lai.
Từng bước ứng dụng công nghệ hiện đại vào các hoạt động của ngân hàng, tạo tiền đề
cho sự chuyển dịch thành Ngân hàng số. Việc nghiên cứu các công nghệ này sẽ cần
nhiều thời gian và có lộ trình nên giải pháp ban đầu có thể hợp tác với các công ty công
nghệ và/hoặc đầu tư vào các startup về công nghệ là một hướng đi có thể xem xét.
52
Việc hợp tác đầu tư với các công ty công nghệ còn có thể giúp BIDV hạn chế được các
đối thủ cạnh tranh tiềm năng, đó chính là các công ty công nghệ này, nếu không có sự
hợp tác giữa hai bên. họ có thể tự đầu tư nghiên cứu các ứng dụng số hóa và tích hợp
sản phẩm tài chính/thanh toán, tương tự như các công ty công nghệ trên thế giới hiện
nay.
4.4.5 Nghiên cứu thuê/mua giải pháp ứng dụng Big Data trong chấm điểm tín dụng
(Credit Scoring)

Với cơ sở Dữ liệu lớn, mô hình có thể xác định điểm số tín dụng của khách hàng dựa
trên các chỉ tiêu phi tài chính như lịch sử mua sắm, lịch sử thanh toán các hóa đơn bán
lẻ, kết quả phân tích hành vi khách hàng thông qua dữ liệu từ mạng xã hội, mạng viễn
thông, mức độ trung thực... Mô hình này giúp ngân hàng giảm thiểu chi phí và cho
phép ra kết quả nhanh hơn trong quá trình phê duyệt tín dụng (Home Credit có thời
gian trung bình 15 phút), đồng thời là cơ sở để phát triển và quản lý sản phẩm tín dụng
như các khoản vay vi mô không tài sản đảm bảo (tối đa 10 triệu), sản phẩm vay kiểu
mới như Cho vay tức thời (instant loans)..

53
KẾT LUẬN
Với dữ liệu được phân tích trên bài, ta có thể thấy rằng thế giới đang ngày càng chuyển
mình để bước sang thời đại mới – thời đại cách mạng công nghệ 4.0 với tốc độ tăng
trưởng tích cực. Công nghệ trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hiện đại
và được ứng dụng ở tất cả mọi lĩnh vực. Trong bối cảnh đó, yêu cầu chuyển đổi sang
mô hình kinh doanh nền tảng số là nhu cầu tất yếu, giúp các ngân hàng vượt lên thách
thức, tạo lợi thế cạnh tranh, chủ động thích ứng và phát triển bền vững. Ngân hàng số
(digital banking) đang được coi là xu thế phát triển của các ngân hàng thương mại hiện
nay, việc áp dụng những giải pháp công nghệ phù hợp giúp ngân hàng tối giản hóa quy
trình, cung cấp dịch vụ cho khách hàng trong thời gian ngắn nhất và không bị hạn chế
bởi khoảng cách địa lý, đồng thời vẫn đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật và tính bảo
mật, an toàn thông tin cho ngân hàng, các ngân hàng có nhiều cơ hội tiếp cận và mở
rộng cung ứng các sản phẩm, dịch vụ, thúc đẩy quá trình tự động hóa, tiết kiệm nguồn
lực hơn. Đặc biệt là ở các nước đang phát triển như Việt Nam, dư địa để các ngân hàng
mở rộng kinh doanh dịch vụ số là rất lớn nhờ số lượng lớn người dùng di động, cũng
như mức độ thâm nhập internet cao và cơ sở hạ tầng internet hiện đại trong khu vực.
Tuy Việt Nam chỉ là một nước đang phát triển, nhưng các ngân hàng thương mại đặc
biệt là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, đã nhanh chóng nắm bắt xu thế chung
của thời đại. Điều đó được thể hiện rõ nét qua việc BIDV hiểu rõ những điểm mạnh
trong cơ cấu tổ chức của mình và không ngừng tận dụng mọi cơ hội. Về tình hình tài
chính, BIDV được đánh giá là một trong những ngân hàng tốt nhất trong ngành với
nguồn vốn khổng lồ, khả năng sinh lãi mạnh và khả năng quản lý chi phí hiệu quả. Với
những kết quả ấn tượng trong chuyển đổi số, BIDV đã được trao giải thưởng “Doanh
nghiệp chuyển đổi số xuất sắc”, nhiều năm liền nhận giải thưởng “Ngân hàng điện tử
tiêu biểu”. Các giải thưởng này đã khẳng định thương hiệu của BIDV - một ngân hàng
thương mại có chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin (ICT)
hàng đầu tại Việt Nam. Tuy nhiên, ta cũng không thể phủ nhận những điểm yếu cần
khắc phục và các thách thức phải đối mặt. Để giải quyết bài toán này, BIDV đã nhanh
chóng xây dựng chính sách hoạt động cụ thể và toàn diện, cố gắng phát triển ngân hàng
số để nâng cao chất lượng phục vụ, xác định mục tiêu hiệu quả là đầu tiên, lấy công
nghệ hiện đại làm khâu đột phá, khách hàng là trung tâm và nguồn nhân lực là cốt lõi.
54
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2017), Báo cáo thường niên năm 2016

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2018), Báo cáo thường niên năm 2017

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2019), Báo cáo thường niên năm 2018

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2020), Báo cáo thường niên năm 2019

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2017), Báo cáo kết quả hoạt động của hội
đồng quản trị 2017 và trọng tâm hoạt động 2018.

State Bank of Vietnam. (2020). Transaction accounts by individuals, 2020.

State Bank of Vietnam. (2017). Annual Report. State Bank of Vietnam.

Mai Khánh Toàn (2011). Phân tích và đánh giá chiến lược phát triển của ngân hàng Đầu
tư và phát triển Việt Nam giai đoạn 2011-2015, Luận án tốt nghiệp, Đại học HELP.

TS. Phạm Bích Liên, ThS. Nguyễn Ngọc Duẩn, ThS. Tô Thị Diệu Loan (2019).

Phát triển ngân hàng số tại Việt Nam. Tạp chí ngân hàng. Trang 13, 16, 24.

Ths. Vũ Hồng Thanh. Ngân hàng số - hướng phát triển mới cho các ngân hàng thương
mại tại Việt Nam, 2020.

Carmen Cuesta và các tác giả. The digital transformation of the banking industry, 2015.

Austrade, Australian Government. DIGITAL BANKING IN VIETNAM, 2020.

Fintech Futures. Omnichannel: the new normal for retail banks,


www.fintechfutures.com/2013/09/omnichannel-the-new-normal-for-retail-banks, 2013
Research dive. Digital banking market report, www.researchdive.com/53/digital-
banking-market, 2017

Infocus Mekong Research. Digital Banking Trends Vietnam,


www.vietnambusiness.tv/en/articles/categories/marketing-media/1765/infocus-
mekong-digital-banking-trends-2019, 2019

55
BIDV (2019). Vietnam’s strongest brand 2019, www.bidv.com.vn/bidv_en/tin-tuc/tin-
ve-bidv/bidv-thuong-hieu-viet-nam-manh-nhat
2019#:~:text=During%20period%202016%2D2019%2C%20BIDV%27s,in%20term
%20of%20brand%20rating, 2019

BIDV. KEB Hana Bank becomes BIDV’s strategic shareholder,


www.bidv.com.vn/bidv_en/tin-tuc/thong-tin-bao-chi/keb-hana-bank-tro-thanh-co-
dong-chien-luoc-nuoc-ngoai-bidv, 2020

BIDV. Đẩy mạnh chuyển đổi số, BIDV hướng tới mục tiêu lấy khách hang là trung tâm,
www.bidv.com.vn/bidv/tin-tuc/thong-tin-bao-chi/bidv-phat-dong-chien-dich-chuyen-
doi-so-nen-khach-hang, 2020

Hàn Đông (2019). Tiềm năng và thách thức của ngân hàng số tại Việt Nam,
https://vietstock.vn/2019/09/tiem-nang-va-thach-thuc-cho-ngan-hang-so-tai-viet-nam-
757-705871.htm, 2020

Doan, E. Z. (2020a). Number of monthly active Facebook users worldwide as of 1st


quarter 2020. Retrieved from https://www.statista.com/statistics/975063/internet-
penetration-rate-in-vietnam/, 2020.
Doan, E. Z. (2020b). Smartphone penetration as share of population in Vietnam 2017-
2023. Retrieved from https://www.statista.com/statistics/625458/smartphone-user-
penetration-in-vietnam/, 2020

Nguyễn Văn Thọ, Nguyễn Ngọc Linh. Tăng trưởng huy động vốn từ tiền gửi khách
hàng tại ngân hàng thương mại Việt Nam, tapchinganhang.gov.vn/tang-truong-huy-
dong-von-tu-tien-gui-khach-hang-tai-ngan-hang-thuong-mai-viet-nam.htm, 2019.

Đoàn Huyền. Ngân hàng Nhà nước: Điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, hỗ trợ phục
hồi kinh tế sau Covid-19, baoxaydung.com.vn/ngan-hang-nha-nuoc-dieu-hanh-chinh-
sach-tien-te-linh-hoat-ho-tro-phuc-hoi-kinh-te-sau-covid-19-281270.html, 2020.

DATA:

56
https://finance.vietstock.vn/BID-ngan-hang-tmcp-dau-tu-va-phat-trien-viet
nam.htm?tab=BCTN
https://www.bidv.com.vn/
data.ibt.org.vn/Home/Index
www.bidv.com.vn/
www.vietinbank.vn/
portal.vietcombank.com.vn/
sbv.gov.vn/

57

You might also like