You are on page 1of 37

VIETCOMBANK TRONG THỜI ĐẠI SỐ

Trường Đại học Kinh tế - Luật


Khoa Tài chính – Ngân hàng

BÁO CÁO VỀ ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC


PHÁT TRIỂN TRONG KỶ NGUYÊN SỐ CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

GVHD: Thầy Lê Đức Quang Tú


Nhóm SV thực hiện:
Nguyễn Thị Kim Anh K174040313
Lê Minh K174040362
Phạm Ngọc Quế Minh K174040363
Nguyễn Khánh Huyền K174040339
Nguyễn Ngọc Kim Ngân K174040365
Võ Hoàng Triệu Ngân K174040369
Phong Quốc Sĩ K174040391
Văn Huỳnh ThảoVy K174040436
Nguyễn Sĩ Long K174041768

TPHCM, ngày 30 tháng 11 năm 2020


VIETCOMBANK TRONG THỜI ĐẠI SỐ

TÓM TẮT

Bài báo cáo phân tích này nhằm đề cập đến các khía cạnh (nhân sự, công nghệ, tình hình
hoạt động tài chính, tầm nhìn phát triển) liên quan đến dự án Số hóa của Ngân hàng TMCP
Vietcombank trong khoảng thời gian 2010 - 2020 được thực hiện bởi các chiến lược của công ty
cũng như kết hợp với các phương pháp phân tích định tính và định lượng, như SWOT và CAMELS
và so sánh các kết quả thực hiện chiến lược chuyển đổi số của ngân hàng VCB với các ngân hàng
cùng bậc cũng như các ngân hàng đang dẫn đầu về mảng này nhằm đưa tới kết luận rằng
Vietcombank có nên chuyển đổi số hoàn toàn vào lúc này. Song, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra
rằng vị trí hiện tại của VCB trong xếp hạng về chỉ số tài chính cũng như nội lực của công ty có
phù hợp cho chiến lược chuyển đổi số như các ngân hàng đang tiên phong về mảng này theo góc
nhìn của nhóm nghiên cứu và đưa ra kết luận về chiến lược hiện nay của ngân hàng có khả thi hay
không.

Từ khóa: VCB, chuyển đổi số, CAMELS, SWOT, lành mạnh tài chính
VIETCOMBANK TRONG THỜI ĐẠI SỐ

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT TẮT GIẢI THÍCH

ACB Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu


BID Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
CTG Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
EIB Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam
HDB Ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM
MBB Ngân hàng TMCP Quân Đội
NVB Ngân hàng TMCP Quốc Dân
SHB Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội
STB Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
TCB Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam
TPB Ngân hàng TMCP Tiên Phong
VCB Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
VPB Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng
TETA Tỷ lệ Tổng vốn chủ sở hữu trên Tổng tài sản
TETD Tỷ lệ Tổng vốn chủ sở hữu trên Tổng nợ
Tỷ lệ Dự phòng rủi ro cho vay khách hàng trên Tổng dư nợ cho
LLPTL
vay khách hàng
LLPII Tỷ lệ Dự phòng rủi ro cho vay trên Thu nhập lãi thuần
TLTA Tỷ lệ Tổng dư nợ cho vay khách hàng trên Tổng tài sản
ROE Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
ROA Lợi nhuận trên Tài sản
NIM Biên lợi nhuận
LASTF Tỷ lệ Tài sản thanh khoản trên Nợ ngắn hạn
Tỷ lệ Dư nợ cho vay khách hàng ròng trên Nợ ngắn hạn (Cụ thể
NLSTF
Nợ ngắn hạn ở đây là tiền gửi)

CASA Tỷ lệ Tiền gửi không kì hạn / Tiền gửi


BCTC Báo cáo tài chính
EBS Electronic banking system
NH Ngân hàng
NHTM Ngân hàng Thương mại
VIETCOMBANK TRONG THỜI ĐẠI SỐ

DANH MỤC BẢNG BIỂU


Hình 3.1.1: Sơ đồ Venn ............................................................................................................. 12

Biểu đồ 3.2.1: Bạn biết ngân hàng mình đang sử dụng qua đâu? .............................................. 13

Biểu đồ 3.2.2: Các ngân hàng được người dùng sử dụng chính ................................................ 13

Biểu đồ 3.2.3: Việc sử dụng e-banking hay mobile banking trước kia có khó khăn gì cho việc

trải nghiệm dịch vụ ..................................................................................................................... 14

Biểu đồ 3.2.4: Điều gì khiến bạn chưa hài lòng về VCB Digibank? ......................................... 14

Biểu đồ 3.2.5: Những điều không hài lòng bạn đã liệt kê có dẫn đến việc bạn sẽ chuyển qua

ngân hàng khác thay vì VCB? .................................................................................................... 15

Biểu đồ 3.2.6: Câu hỏi chung cho tất cả ngân hàng: Gợi ý về dịch vụ mà khách hàng muốn ngân

hàng sẽ phát triển ở tương lai ..................................................................................................... 15

Bảng 3.3.4: Kết quả SWOT về việc chuyển đổi số các sản phẩm, dịch vụ của VCB .............. 19

Bảng 3.4.6: Xếp hạng tổng thể các ngân hàng Việt Nam, 2010 – 2019 ................................... 22

Danh mục phụ lục ..................................................................................................................... 25


VIETCOMBANK TRONG THỜI ĐẠI SỐ

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ .............................................. 7
1.1 Tình hình chuyển đổi số hiện nay về Fintech trên thế giới ............................................... 7
1.2 Việc nắm bắt xu thế chuyển đổi số ở Việt Nam hiện nay liên quan tới tài chính ............. 7
1.3 Chuyển đổi số ở Ngân hàng Việt Nam nói chung và Vietcombank nói riêng .................. 9
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ......................................................................................... 10
2.1 Sơ đồ Venn ...................................................................................................................... 10
2.2 Mô hình SWOT ............................................................................................................... 10
2.3 Khung CAMELS ............................................................................................................. 10
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................... 11
3.1 Sơ đồ Venn ...................................................................................................................... 11
3.2 Bảng khảo sát .................................................................................................................. 13
3.3 Mô hình SWOT ............................................................................................................... 16
3.3.1 Điểm mạnh (S - Strengths) ...................................................................................... 16
3.3.2 Điểm yếu (W - Weaknesses) ................................................................................... 17
3.3.3 Cơ hội (O - Opportunities) ...................................................................................... 18
3.3.4 Thách thức (T – Threats) ......................................................................................... 18
3.4 Khung CAMELS ............................................................................................................. 21
3.4.1 Mức độ an toàn vốn - C ........................................................................................... 21
3.4.2 Chất lượng tài sản có - A ......................................................................................... 21
3.4.3 Năng lực quản lý - M ............................................................................................... 21
3.4.4 Khả năng sinh lời - E................................................................................................ 21
3.4.5 Khả năng thanh khoản - L ........................................................................................ 21
3.4.6 Mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường - S ............................................................. 22
CHƯƠNG 4. ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ............................................ 22
4.1 Đánh giá .......................................................................................................................... 22
4.2 Định hướng phát triển ..................................................................................................... 24
KẾT LUẬN ............................................................................................................................... 25
PHỤ LỤC .................................................................................................................................. 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................................... 30
VIETCOMBANK TRONG THỜI ĐẠI SỐ

LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Hệ thống ngân hàng Việt Nam đã trải qua những thay đổi to lớn trong thập kỷ qua, sự lành mạnh
về tài chính và hiệu quả hoạt động của nó là điều tối quan trọng trong việc đạt được sự tăng trưởng
kinh tế ổn định và bền vững. Trước bối cảnh xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế về trình độ quản
lý, vốn, công nghệ, các tiêu chuẩn, … cũng như xu hướng ứng dụng chuyển đổi số vào các sản
phẩm dịch vụ của ngân hàng đang được đẩy mạnh, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã chứng kiến
nhiều thành tựu, phát triển vượt bậc về số lượng cũng như chất lượng để bắt kịp nhịp độ của toàn
thế giới. Tuy nhiên cũng sẽ đối mặt với vô vàn khó khăn, thách thức, rủi ro do không chỉ chịu áp
lực cạnh tranh từ trong nước mà còn phải đối mặt với những đối tác nước ngoài dày dặn kinh
nghiệm. Vì lẽ đó, nhà quản trị điều hành cần trau dồi khả năng phân tích đánh giá hiệu quả hoạt
động chuẩn xác và liên tục để cải thiện những thiếu sót trong hệ thống ngân hàng nói chung và
từng ngân hàng nói riêng, đồng thời đưa ra những chiến lược thích hợp trong từng thời kỳ nhất
định, song, điều này trở thành vấn đề cấp thiết hơn bao giờ hết.
Do đó, mục tiêu nghiên cứu của nhóm tác giả là phân tích một cách so sánh tính lành mạnh về tài
chính của các ngân hàng thương mại hoạt động ở Việt Nam. Để đạt được điều này, nhóm tác giả
đã sử dụng một trong những phương pháp phổ biến nhất , đó là khung CAMELS. Được áp dụng
từ những năm 1980, mô hình CAMELS là hệ thống xếp hạng, giám sát tình hình ngân hàng của
Mỹ do Cục Quản lý các tổ hợp tín dụng Hoa Kỳ (NCUA) xây dựng và có thể xem là chuẩn mực
đối với đa số các ngân hàng cũng như các tổ chức tín dụng trên toàn thế giới khi đánh giá hiệu
quả, rủi ro, từ đó có thể nhận biết những cơ hội kinh doanh hay đưa ra các quyết định hợp lý nhằm
nâng cao khả năng sinh lời của ngân hàng. Barker và Holdsworth (1993) tìm thấy bằng chứng cho
thấy xếp hạng theo mô hình CAMEL là hữu ích, ngay cả việc kiểm soát tình trạng và hiệu suất
một loạt các ngân hàng. Đặc biệt, sau cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á năm 1997, hệ thống
CAMEL được Qũy Tiền tệ Quốc tế và nhóm ngân hàng thế giới khuyến nghị áp dụng ở các nước
bị khủng hoảng như một trong các biện pháp để tái thiết khu vực tài chính. Xét riêng tại Việt Nam,
các quy định xếp loại NHTM cổ phần cũng đã được ban hành kèm theo QĐ 06/2008/QĐ-NHNN
ngày 12/03/2008 của Thống đốc NHNN, được xây dựng dựa trên các tiêu chí đánh giá CAMEL
nhằm đưa ra các thang điểm cho từng chỉ tiêu xếp loại ngân hàng. Thông qua hệ thống xếp hạng
theo tiêu chuẩn của khung CAMEL, nhà quản trị của các ngân hàng và các tổ chức tín dụng có
thể đánh giá tình hình tài chính của tổ chức mình và nhận thấy những rủi ro tiềm ẩn trong từng
thời kỳ, cụ thể ở bài nghiên cứu này sẽ là trong giai đoạn chuyển đổi số của các NHTM Việt Nam.

1
VIETCOMBANK TRONG THỜI ĐẠI SỐ
Các kết quả thu được nêu bật điểm mạnh và điểm yếu của các ngân hàng được lựa chọn và phân
tích cụ thể vào riêng ngân hàng Vietcombank, nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường mối quan
tâm của các nhà ra quyết định từ các ngân hàng để cải thiện và tăng cường tính lành mạnh của
chúng.

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:


- Đối tượng nghiên cứu chính: Hoạt động của VCB trên góc độ 6 nhóm chỉ tiêu của mô hình
CAMELS.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Nội dung: Tình trạng chuyển đổi số của Vietcombank những năm gần đây, khảo sát các vấn đề
liên quan về việc chuyển đổi số tại Vietcombank, và đánh giá kết quả hoạt động của Vietcombank
theo 6 nhóm chỉ tiêu của khung CAMELS trong mối xếp hạng vị trí tương quan với 12 ngân hàng
khác tại Việt Nam, từ đó đưa khuyến nghị chung đối với Vietcombank trong bối cảnh Ngân hàng
số lan rộng như bây giờ.
+ Không gian: NHTM CP Ngoại thương Việt Nam – Vietcombank – VCB.
+ Thời gian thực hiện: đề tài được thực hiện từ tháng 10/2020 đến tháng 11/2020, nguồn số liệu
BCTC của VCB trong 10 năm (2010-2019)

3. Phương pháp nghiên cứu:


- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: nguồn tài liệu tham khảo chủ yếu thông qua sách báo online,
các bài nghiên cứu từ các giảng viên…
- Phương pháp thu thập số liệu: hầu hết dữ liệu được sử dụng trong bài nghiên cứu này đều lấy từ
nguồn thông tin thứ cấp, cụ thể như các nguồn được lấy là: Thomson Reuters, Vietstock và IBT
cho việc lọc kết quả và so sánh kết quả. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu đã thiết kế thêm một bảng
khảo sát để lấy tiền đề là nguồn thông tin sơ cấp để có thể có cái nhìn cũng như kết luận riêng của
nhóm về tình hình phát triển trong chiến dịch chuyển đổi số ở các ngân hàng nội địa Việt Nam.
- Phương pháp xử lý số liệu: Từ các số liệu thu thập, nhóm tác giả đã tiến hành tính toán, thống
kê, xử lý qua phần mềm Excel, phân nhóm theo 6 chỉ tiêu của mô hình cũng như xuất kết quả từ
việc khảo sát thực tế online.
- Phương pháp phân tích đánh giá: Sau khi xử lý số liệu cũng như thu thập tài liệu văn bản, nhóm
tác giả đã sử dụng 4 phương pháp, gồm Sơ đồ Venn, Bảng khảo sát, mô hình SWOT, và phân tích
đánh giá theo thang điểm xếp hạng thông qua khung CAMELS để đúc kết tình hình tài chính của
Vietcombank trong bối cảnh từ toàn cầu hóa nền kinh tế cho đến chuyển đổi số đang diễn ra bấy
giờ. Cụ thể 4 phương pháp sẽ được diễn giải sau đây:
2
VIETCOMBANK TRONG THỜI ĐẠI SỐ

▪ Sơ đồ Venn:

Sơ đồ Venn (còn được gọi là biểu đồ Venn hoặc sơ đồ tập hợp) là một sơ đồ cho thấy tất cả các
mối quan hệ logic có thể có giữa một số lượng hữu hạn các tập hợp.

Mục đích của Sơ đồ ven để phân tích các yếu tố, mối quan hệ giữa các tổ chức hay vấn đề trong
thị trường thông qua sơ đồ một cách nhanh chóng.

Các bước thực hiện khi sử dụng biểu đồ Venn:

- Thu thập thông tin từ các nguồn dữ liệu tin cậy

- Xác định mức độ quan hệ giữa các đối tượng cá nhân, tổ chức cần so sánh

- Thực hiện vẽ vòng tròn tượng trưng cho mỗi đối tượng, kích cỡ vòng tròn thể hiện mức
độ quan trọng, phạm vi của đối tượng đó

Xác định mối quan hệ giữa các nhân, tổ chức thể hiện bằng cách sắp xếp các vòng tròn:

- Vòng tròn riêng lẻ: không có mối quan hệ

- Vòng tròn tiếp xúc nhau: thông tin được trao đổi

- Vòng tròn chồng lắp: có hợp tác, quan hệ chặt chẽ hơn

▪ Bảng khảo sát:

Đề tài sử dụng bảng khảo sát để tiến hành thu thập thông tin sơ cấp phục vụ cho nghiên
cứu với những câu hỏi cơ bản cùng với việc sử dụng những kiến thức, hiểu biết của bản thân nhằm
đo lường mức độ hài lòng của đối tượng đối với sản phẩm ngân hàng. Ngoài ra, nhiều bài báo,
tập san khác có liên quan đến ngân hàng Vietcombank cũng được tham khảo để tăng tính thực
tiễn và độ tin cậy cho bảng khảo sát.

▪ Khung CAMELS:

Dựa theo những bài nghiên cứu trước đã thực hiện, nhóm tác giả tiến hành thu thập thông
tin số liệu phù hợp với 6 nhóm chỉ tiêu: (C - Capital) - An toàn vốn, (A - Assets) - Chất lượng tài
sản, (M - Management) - Năng lực quản lý, (E - Earnings) - Khả năng sinh lời, (L - Liquidity) -
Khả năng thanh khoản, (S - Sensitive to market risk) - Độ nhạy với rủi ro thị trường để đánh giá
mức độ lành mạnh về tình hình tài chính của các ngân hàng đang xét và xếp hạng kết quả đạt
được, nhằm giúp người đọc có thể nhận thấy bức tranh chung về sự lành mạnh của hệ thống các
ngân hàng đã chọn trong bối cảnh thay đổi công nghệ từ thô sơ ở đầu giai đoạn 2010 cho đến việc

3
VIETCOMBANK TRONG THỜI ĐẠI SỐ
dần dần xuất hiện sự chuyển đổi số các sản phẩm dịch vụ ngân hàng mạnh mẽ hơn trong giai đoạn
gần đây, cụ thể là xét đến cuối 2019, đồng thời cũng cung cấp cái nhìn so sánh tương quan vị thế
của Vietcombank đối với các ngân hàng tương tự qua 6 nhóm chỉ tiêu trên. Từ đó có thể rút ra
được một vài kết luận cho sự chuyển đổi số ảnh hưởng như thế nào đến sự lành mạnh tài chính
của Vietcombank, cũng như nhận thấy các thiếu sót hay các vấn đề chưa tốt cần khắc phục qua
khung CAMELS này. Trong bài báo cáo này, nhóm tác giả chỉ thu thập dữ liệu của 13 ngân hàng
có mối tương quan về quy mô, thị phần, sự lâu đời hay tiềm năng phát triển sản phẩm dịch vụ
ngân hàng số 4.0 và đã được niêm yết trên sàn chứng khoán và được gợi ý bởi Thomson Reuters
về những ngân hàng Việt Nam mà có thể lấy được thông tin , bao gồm: ACB, BID, CTG, EIB,
HDB, MBB, NVB, SHB, STB, TCB, TPB, VCB, và VPB). Các ngân hàng này đều có điểm mạnh
và điểm yếu khác nhau về nhiều khía cạnh như lịch sử, nguồn lực tài chính vv,vậy nên nhóm cho
rằng rất khó để sắp xếp từng nhóm hạng cho các ngân hàng, lựa chọn của nhóm là sẽ giả sử tất cả
có chung ưu điểm là đã niêm yết trên sàn giao dịch, phần còn lại, xếp hạng sẽ dựa theo kết quả
nghiên cứu Mặt khác, nhóm tác giả đã tìm kiếm các thông tin phục vụ mục đích trên thông qua 3
cổng chính: Thomson Reuters, Vietstock và trang chủ của các ngân hàng. Các dữ liệu được thu
thập từ năm 2010 tới năm 2019, lý do nhóm tác giả không chọn dữ liệu năm 2020 bởi vì năm này,
nền kinh tế bị ảnh hưởng tiêu cực từ dịch bệnh toàn cầu COVID-19 vậy nên hoạt động của ngân
hàng không được hiệu quả ở những quý đầu năm 2020 cũng như rằng các hoạt động cũng như dự
án triển khai về chuyển đổi số của các ngân hàng đã bắt đầu từ những năm trước, phải bùng nổ ở
năm 2018, 2019 vậy nên nhóm cho rằng sự lựa chọn này là hợp lý để các ngân hàng có thể được
xem xét một cách công bằng cũng như khách quan.

Về Capital – Mức độ an toàn vốn, được phản ánh qua 2 chỉ số, Tỷ lệ Tổng vốn chủ sở hữu
trên Tổng tài sản (TETA) và Tỷ lệ Tổng vốn chủ sở hữu trên Tổng nợ (TETD). Nhìn chung, mức
độ an toàn vốn thể hiện số vốn tự có để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngân
hàng càng chấp nhận nhiều rủi ro thì càng đòi hỏi phải có nhiều vốn tự có để hỗ trợ hoạt động của
ngân hàng và bù đắp tổn thất tiềm năng liên quan đến mức độ rủi ro cao hơn. Cụ thể, chỉ số TETA
đo lường tỷ trọng của tổng tài sản được tài trợ bởi các cổ đông của ngân hàng. Rõ ràng tỷ lệ này
càng cao thì tình hình ngân hàng càng ổn định. Còn chỉ số TETD về nguyên tắc càng lớn, có nghĩa
là nợ phải trả chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng tài sản hay tổng nguồn vốn thì ngân hàng ít gặp khó
khăn hơn trong tài chính, trong việc đáp ứng các khoản nợ phải trả có thời hạn và các rủi ro như
rủi ro tín dụng hoặc rủi ro hoạt động, đồng thời phản ánh rằng ngân hàng có đủ nội lực cần thiết
để đối mặt với mọi rủi ro. tuy nhiên, nếu lớn quá thì ngân hàng đang không tận dụng tối đa nguồn
lực huy động của mình để tìm kiếm cơ hội phát triển mở rộng.

4
VIETCOMBANK TRONG THỜI ĐẠI SỐ
Về Assets – Chất lượng tài sản, được phản ánh qua 3 chỉ số, tỷ lệ Dự phòng rủi ro cho vay
khách hàng trên Tổng dư nợ cho vay khách hàng (LLPTL), tỷ lệ Dự phòng rủi ro cho vay trên
Thu nhập lãi thuần (LLPTL), và tỷ lệ Tổng dư nợ cho vay khách hàng trên Tổng tài sản (TLTA).
Chất lượng tài sản là chỉ tiêu tổng hợp nói lên chất lượng quản lý, khả năng thanh toán, khả năng
sinh lời và triển vọng bền vững của một ngân hàng. Phần lớn rủi ro trong hoạt động ngân hàng
đều tập trung ở phía tài sản của nó, nên cùng với việc đảm bảo an toàn vốn thì vấn đề nâng cao
chất lượng tài sản có là yếu tố quan trọng đảm bảo cho ngân hàng hoạt động an toàn. Trong trường
hợp của các tổ chức ngân hàng, chất lượng của tài sản được xác định đặc biệt bởi chất lượng của
các khoản cho vay bởi vì loại tài sản này chiếm một tỷ trọng đáng kể trong bảng cân đối tổng thể
của ngân hàng. Giá trị của 3 chỉ số này càng thấp thì chất lượng tài sản của ngân hàng càng cao
do cấu trúc tài sản ít nhạy cảm hơn với các khoản lỗ cho vay, và mặc nhiên thứ hạng càng cao.

Về Management – Năng lực quản lý, được phản ánh qua 2 chỉ số, tỷ lệ Chi phí hoạt động
trên Tổng tài sản và tỷ lệ Tổng chi phí hoạt động trên Tổng thu nhập hoạt động. Ở tiêu chí này
nhằm đánh giá về chất lượng và năng lực quản lý của ban điều hành của công ty được thể hiện
qua những hoạt động của công ty trong những tình huống bất lợi hay hiệu quả hoạt động khả quan
trong khoảng thời gian được lựa chọn để làm nghiên cứu. Giá trị của 2 chỉ số này càng thấp thì
năng lực quản lý chi phí của ngân hàng càng tốt và mặc nhiên thứ hạng càng cao.

Về Earnings – Khả năng sinh lời, được phản ánh qua 3 chỉ số, ROE, ROA và NIM. Các
tỷ số này liên quan tới các chỉ số tài chính của công ty như về Tỷ lệ lợi nhuận trước thuế trên tổng
tài sản, Tỷ lệ lợi nhuận trước thuế trên tổng vốn chủ sở hữu và Biên lãi ròng. Đây là nhân tố quan
trọng của việc phân tích doanh thu và chi phí, bao gồm cả mức độ hiệu quả của hành động và
chính sách lãi suất cũng như các kết quả hoạt động tổng quát hay có thể coi rằng lợi nhuận là chỉ
số quan trọng nhất để đánh giá công tác quản lý và các hoạt động chiến lược của nhà quản lý thành
công hay thất bại. Giá trị của 3 chỉ số này càng cao thì khả năng sinh lời của ngân hàng càng tốt
và mặc nhiên thứ hạng càng cao.

Về Liquidity – Khả năng thanh khoản, được phản ánh qua 2 chỉ số, tỷ lệ Tài sản thanh
khoản trên Nợ ngắn hạn (LASTF) và tỷ lệ Dư nợ cho vay khách hàng ròng trên Nợ ngắn hạn
(NLSTF) (Cụ thể Nợ ngắn hạn ở đây là tiền gửi). Đây là một tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá chất
lượng và sự an toàn trong quá trình hoạt động của một ngân hàng. Chỉ số LASTF càng cao thì dễ
dàng nhận thấy khả năng thanh khoản của ngân hàng càng tốt và mặc nhiên thứ hạng càng cao.
Còn đối với chỉ số NLSTF, nếu chỉ số này quá cao, điều đó có nghĩa là ngân hàng có thể không
có đủ thanh khoản để trang trải bất kỳ yêu cầu quỹ không lường trước được. Ngược lại, nếu tỷ lệ
này quá thấp, ngân hàng có thể không thu được nhiều thu nhập từ lãi như mong muốn. Tuy nhiên,

5
VIETCOMBANK TRONG THỜI ĐẠI SỐ
khi đánh giá về khả năng thanh khoản thì NLSTF càng thấp thì thanh khoản ngân hàng càng tốt
và xếp hạng càng cao.

Về Sensitive - Độ nhạy cảm với rủi ro thị trường, chỉ tiêu này phản ánh cách thức mà giá
thị trường (lãi suất, tỷ giá hối đoái và giá cổ phiếu) tác động tiêu cực đến thu nhập và vốn của
ngân hàng (Le, 2019). Mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường có thể được đo lường bằng tỷ lệ
chênh lệch giữa tài sản nhạy cảm với nợ phải trả nhạy cảm trên tổng tài sản. Nhận thấy, tỷ lệ này
càng cao thì độ nhạy cảm với rủi ro thị trường càng ít và xếp hạng càng cao.

▪ Mô hình SWOT:

Việc thu thập thông tin từ các bài báo từ trang chủ Vietcombank và các bài báo có đề cập
về các thông tin của VCB về sức mạnh nội tại của công ty, nhược điểm hiện hữu, cơ hội và cũng
như thách thức mà ngân hàng đã, đang và sẽ gặp phải.

4. Cấu trúc bài báo cáo nghiên cứu

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ


Chương này đưa ra bối cảnh tổng quát về xu hướng chuyển đổi số trên thế giới, các ngân hàng /
tổ chức tín dụng của Việt Nam và cụ thể ở ngân hàng Vietcombank.

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chương này đưa ra các cơ sở của 3 phương pháp nghiên cứu chính trong bài, như: Sơ đồ Venn,
mô hình SWOT và khung CAMELS để có cái nhìn đầy đủ hơn về lịch sử hình thành cũng như
một vài bài nghiên cứu đi trước đã sử dụng phương pháp đó.

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương này dựa trên các mô hình đã chọn lựa, ứng dụng để phân tích các dữ liệu thu thập được
và tiến hành phân tích đánh giá tác động của chuyển đổi số lên sự lành mạnh tài chính của các
ngân hàng đang xét nói chung và Vietcombank nói riêng.

CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ VÀ KHUYẾN NGHỊ

Đưa ra các đánh giá, nhận xét các khuyến nghị phù hợp.

6
VIETCOMBANK TRONG THỜI ĐẠI SỐ

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ:

1.1 Tình hình chuyển đổi số hiện nay về Fintech trên thế giới:

Fintech là sự kết hợp giữa tài chính và công nghệ, được công nhận là một trong những đổi
mới quan trọng nhất trong ngành tài chính và đang phát triển với tốc độ nhanh chóng, hứa hẹn sẽ
định hình lại ngành tài chính bằng cách cắt giảm chi phí, cải thiện chất lượng dịch vụ tài chính và
tạo ra một cảnh quan tài chính đa dạng và ổn định hơn. Theo các báo cáo hàng năm của KPMG
(2015), Trung Quốc và Hoa Kỳ là những quốc gia dẫn đầu về các công ty và công ty khởi nghiệp
fintech. Theo Accenture (2016), năm 2016, tỷ lệ đầu tư vào các công ty fintech ở Châu Âu và
Châu Á - Thái Bình Dương tăng gần gấp đôi lên 62% so với cùng kỳ năm trước đó.

Sự tăng trưởng của đầu tư vào Fintech có thể được xem là một hiện tượng. 5 năm trước,
ngành công nghiệp Fintech đã thu hút 12,2 tỷ đô la đầu tư (Accenture 2016); vào năm 2018, 250
công ty Fintech hàng đầu đã huy động được hơn 31,85 tỷ đô la (CB Insights 2018). Báo cáo
Fintech Pulse của KPMG (2018) cho biết đầu tư vào Fintech toàn cầu đã tăng từ 50,8 tỷ đô la vào
năm 2017 lên 111,8 tỷ đô la vào năm 2018, tăng hơn gấp đôi, với số lượng giao dịch chưa từng
có thông qua nhiều nền tảng. Phần lớn sự gia tăng đầu tư này đến từ các tổ chức tài chính truyền
thống, điển hình về mảng quản lý quan hệ khách hàng (Customer Relationship Management), bài
nghiên cứu của (N.K.Dubey, P.Sharma & P. Sangle, 2020) tại một ngân hàng ở Ấn Độ đã chỉ ra
rằng việc kết hợp với công nghệ đã tối đa sự tiện nghi cho khách hàng khi trải nghiệm cũng như
phân loại từng dịch vụ phù hợp cho quyết định của khách hàng. Theo Ernst & Young (2017) cho
thấy gần một phần ba người tiêu dùng tại 20 thị trường được khảo sát sử dụng ít nhất hai dịch vụ
Fintech và 84% trong số những người được khảo sát biết đến các dịch vụ Fintech.

Cũng phải công nhận rằng, sự gia nhập của các công ty fintech, trở thành đối thủ, đồng
thời cũng là đối tác của các NHTM trong việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng áp dụng công nghệ
cao cho khách hàng. Bằng lợi thế về công nghệ, cộng với sự đầu tư mạnh mẽ (theo KPMG, trong
quý 1/2018, đầu tư toàn cầu vào các công ty fintech đã lên đến 57,9 tỷ đô la Mỹ với 875 thương
vụ), các công ty fintech đang dần trở nên quen thuộc với khách hàng chủ yếu thông qua dịch vụ
cho vay P2P (kết nối trực tuyến người đi vay với người cho vay) và dịch vụ thanh toán. Fintech
đang trở thành một người chơi lớn trong thế giới tài chính ngân hàng trên phạm vi toàn cầu.

1.2 Việc nắm bắt xu thế chuyển đổi số ở Việt Nam hiện nay liên quan tới tài chính

Mặt khác, khi xét trên góc độ của các ngân hàng hay các tổ chức tài chính lớn tại Việt
Nam, nhu cầu ứng dụng và phát triển công nghệ đang tăng cao. Nếu như CMCN 4.0 đang làm

7
VIETCOMBANK TRONG THỜI ĐẠI SỐ
cho cả thế giới thay đổi, thì cuộc cách mạng số hóa đang hàng ngày hàng giờ tác động tới ngành
Ngân hàng. Một số NHTM đã hợp tác thành công với các công ty Fintech để đưa công nghệ mới,
hiện đại vào hoạt động thanh toán trên thiết bị di động như áp dụng sinh trắc học, sử dụng QR
code, Tokenization, công nghệ mPOS, ví điện tử… Ngoài ra còn phải kể đến những xu hướng nổi
bật khác trong ứng dụng cách mạng số hóa ngân hàng 4.0 ở Việt Nam bao gồm tăng cường phát
triển ngân hàng số (Digital Banking), ứng dụng dữ liệu lớn (Big Data), ứng dụng trí tuệ nhân tạo
(AI) vào phục vụ khách hàng trong ngân hàng số, ứng dụng công nghệ điện toán đám mây (Cloud
Computing) và nghiên cứu, ứng dụng tự động hóa quy trình bằng rô-bốt (Robotic Process
Automation - RPA) giúp các ngân hàng đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, giảm chi phí giao dịch
mà còn tăng tính bảo mật, giao dịch minh bạch và an toàn hơn. Theo khảo sát toàn cảnh về Fintech
ở khu vực ASEAN năm 2018 của Ernst & Young cho thấy, Việt Nam có khoảng 78 công ty
Fintech đang hoạt động với tổng số vốn đầu tư lên tới 129 triệu USD. Trong đó, có tới 90% các
khoản thanh toán đang dùng tiền mặt và các công ty Fintech Việt Nam tập trung khá nhiều cho
lĩnh vực thanh toán, chiếm 47% trên tổng số 78 công ty Việt Nam, đây là tỷ lệ cao nhất trong khu
vực ASEAN. Ngoài ra, theo số liệu thống kê của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, đến thời điểm
2019 có tổng cộng 45 triệu tài khoản cá nhân tại Việt Nam (đã loại bỏ số trùng), tương đương
khoảng một nửa dân số Việt Nam. Thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam thời gian gần
đây đã có sự chuyển biến tích cực với những con số đáng khích lệ. Bên cạnh đó, theo thống kê
của Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương) cho thấy 6 tháng đầu năm 2019 giá
trị giao dịch qua Internet, di động tăng tới 238%. Còn theo thống kê của NHNN trong 9 tháng đầu
năm 2019, giá trị giao dịch qua POS tăng 36,5% so với cùng kỳ năm 2018. Từ đó cho thấy, cùng
với xu hướng phát triển của CMCN 4.0, các NHTM Việt Nam đã triển khai và đạt được một số
thành công nhất định trong số hóa và ứng dụng công nghệ hiện đại trong các hoạt động tài chính
- ngân hàng như: Digital banking/Digital Lab; Timo Bank, ATM + LiveBank...

Những tiến bộ từ cuộc cách mạng công nghệ số sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân
hàng Việt Nam thu hút vốn đầu tư, tiếp cận thị trường quốc tế; cập nhật trình độ quản trị điều hành
và kinh doanh hiện đại; tiếp thu những mô hình ngân hàng số thông minh; đổi mới công nghệ nhờ
việc ứng dụng, chuyển giao công nghệ cao, phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại
đồng thời, việc xây dựng một xã hội không dùng tiền mặt đang là cơ hội lớn để các ngân hàng
đẩy mạnh cung cấp các sản phẩm dịch vụ của mình. Nhu cầu thanh toán trực tuyến tăng lên khi
hoạt động thương mại điện tử phát triển, công nghệ vạn vật kết nối internet thông dụng hơn, đây
cũng là cơ hội lớn để các ngân hàng mở rộng kinh doanh.

8
VIETCOMBANK TRONG THỜI ĐẠI SỐ
1.3 Chuyển đổi số ở Ngân hàng Việt Nam nói chung và Vietcombank nói riêng

Để làm rõ vấn đề này, các bài nghiên cứu cũng như bài báo có liên quan đã đề cập nhiều
tới mối quan tâm, lấy ví dụ như về mảng quản lý quan hệ khách hàng (Customer Relationship
Management), bài nghiên cứu của (N.K.Dubey, P.Sharma & P. Sangle, 2020) tại một ngân hàng
ở Ấn Độ đã chỉ ra rằng việc kết hợp với công nghệ đã tối đa sự tiện nghi cho KH khi trải nghiệm
cũng như phân loại từng dịch vụ phù hợp cho quyết định của Khách hàng. Vào 12/2011, khi nghị
định số 2453 của Chính phủ về việc đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, nhiều ngân hàng
trong nước đã ra mắt website, EBS (electronic banking system) riêng để KH tiện thanh toán (EFT)
hay tra khảo thông tin qua e banking trong khi các ngân hàng ngoại quốc như citibank, HSBC
cung cấp một EBS nguyên bản với việc áp dụng các mô hình AIS (accounting information system)
cho các đối tác. Khi xét về việc cung cấp thông tin hiện nay giữa e banking và account modules
tại Vietnam, được thực hiện bởi nhóm chuyên gia thông qua bài báo (Danh Nguyen &
A.K.Gopalaswamy, 2018) đã cho rằng việc sử dụng ứng dụng công nghệ đã giúp cho công ty
DSM Nutritional Products Vietnam Ltd (DNP VN) tiết kiệm thời gian trong việc xử lý công việc
cần hoàn thành khi chỉ cần 2 nhân viên thực hiện mảng AR (accounts receivable) và AP (Accounts
Payable) và tiết kiệm nhiều chi phí khi giảm bớt 30% tổng số nhân viên toàn thời gian mà vẫn
hoàn thành công việc (số tiền cắt giảm được khoảng $49.000 mỗi năm).

Vietcombank với mục tiêu đến năm 2025 trở thành ngân hàng số số một Việt Nam (2)
cũng không nằm ngoài cuộc đua này. Với thành tích năm 2019, Vietcombank trở thành ngân hàng
đầu tiên triển khai việc định danh khách hàng theo cơ chế xác thực một lần (SSO) trên cổng
DVCQG (Cổng dịch vụ công Quốc gia) (3) với mục tiêu cải cách các thủ tục hành chính giảm
thời gian, chi phí đi lại cho người dân, đồng thời tháo gỡ những bất tiện so với các thủ tục truyền
thống trước kia. Ngoài ra, Vietcombank còn triển khai các phương thức thanh toán thẻ hiện đại
như công nghệ một chạm “contactless” đem lại sự tiện lợi, đơn giản cho khách hàng khi thanh
toán dịch vụ. Ngày 16/7/2020 Vietcombank vừa ra mắt đã cho ra mắt dịch vụ Ngân hàng số hoàn
toàn mới VCB Digibank (4), là dịch vụ được xây dựng dựa trên các dịch vụ nền tảng trước đó
Internet Banking, Mobile Banking, cung cấp một trải nghiệm liền mạch trên các phương tiện như
máy tính, thiết bị di động. Tất cả những sản phẩm trên là kết quả dựa trên quá trình nghiên cứu,
phát triển ứng dụng công nghệ số vào quá trình vận hành, cung cấp dịch vụ cho khách hàng.

Bài báo cáo dưới đây là những phân tích về hoạt động kinh doanh tại Vietcombank để thấy
được những khía cạnh của việc chuyển đổi số như thực trạng, chiến lược phát triển, tầm nhìn, cơ
hội và thách thức bằng cách tiếp cận CAMELS, SWOT, cũng như đánh giá tổng quan về bức
tranh ngân hàng số tại Việt Nam.

9
VIETCOMBANK TRONG THỜI ĐẠI SỐ

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 Sơ đồ Venn

Về ứng dụng sơ đồ Venn, cho thấy mối quan hệ logic có thể có giữa các tập hợp, cha đẻ
của sơ đồ Venn chính là John Venn, ông đã xây dựng mô hình này từ những năm 1880. Trong
ứng dụng về kinh tế, mô hình này thường được dùng để tìm những sự liên kết giữa hành vi - nhu
cầu khách hàng với tiêu chí quản lý của công ty. Bài nghiên cứu (S.Alshawi and W.Al-Karaghouli,
2003)đã chỉ ra sự giao nhau của Khách hàng và hệ thống phát triển nhưng nó không phải chỉ đơn
thuần là mối quan hệ giữa con người - máy móc mà hơn thế nữa, nó chỉ ra những vấn đề về văn
hóa hay nguồn kiến thức giúp nhận biết nguyên nhân chính tạo khoảng cách giữa khách hàng và
những nhà phát triển và mô hình Venn đã giúp phần nào hình dung ra được những đối tượng và
các vấn đề liên quan trong việc đưa đến điều mới.

2.2 Mô hình SWOT

SWOT là một trong những phương pháp giúp cá nhân hoặc một tổ chức hoạch định ra
được bốn điều quan trọng của công ty: Sức mạnh (S), Điểm yếu (W), Cơ hội (O) và Thách thức
(T). Phương pháp này hữu dụng ở nhiều lĩnh vực ngành nghề và góp phần cho độc giả cái nhìn
bao quát chung về nội bộ cũng như thị trường mà công ty đang tham gia và đưa ra những quyết
định hợp lý cho chiến lược phát triển công ty. Bài nghiên cứu (Khojaste-Sarakhsi, M.;
Ghodsypour, Seyed Hassan; Fatemi Ghomi, S.M.T.; Dashtaki-Hesari, H. (2018),) , phân tích
SWOT góp phần giúp đưa ra chiến lược thay đổi biểu giá năng lượng là quan trọng nhất trong
việc phát triển thị trường năng lượng ở Iran, ngoài ra còn có bốn chiến lược khác liên quan tới
chính phủ trong việc phát triển thị trường này.

2.3 Khung CAMELS

Ở bài báo cáo này, nhóm tác giả thừa hưởng những đóng góp và điểm sáng từ những công
trình nghiên cứu đi trước khi tiến hành phân tích về hoạt động của các ngân hàng thông qua việc
sử dụng mô hình CAMELS. Ở bài nghiên cứu của (Mohammed Ayoub Ledhem and Mohammed
Mekidiche, 2020), bài nghiên cứu nhằm hướng đến mối quan hệ của hoạt động tài chính của các
ngân hàng Islamic tại các nước như Malaysia, Indonesia, Brunei, Thổ Nhĩ Kỳ và Ả Rập thống
nhất chỉ ra rằng trong các chỉ số dùng để so sánh, có chỉ số ROE thể hiện rõ rệt nhất tới GDP của
đất nước đó chính là chỉ số ROE. Bên cạnh đó, ở nước nhà, đã có nhiều bài nghiên cứu về hoạt

10
VIETCOMBANK TRONG THỜI ĐẠI SỐ
động của ngân hàng nội địa, điển hình bài nghiên cứu (Tu DQ Le, 2019) đã mô tả kỹ lưỡng về
từng khía cạnh của mô hình CAMELS nhằm ứng dụng hợp lý cho mục đích phân tích tình hình
tài chính của nhóm 31 ngân hàng Việt Nam được chọn lọc để tìm ra top 10 ngân hàng ngân hàng
có hoạt động tài chính tốt nhất và cũng như top 10 ngân hàng có biểu hiện ngược lại.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Sơ đồ Venn:

Không nằm ngoài định hướng phát triển, ứng dụng công nghệ trong việc cung cấp các dịch
vụ, sản phẩm ngân hàng, những năm vừa qua, Vietcombank đã tập trung nghiên cứu, tận dụng
các thành tựu công nghệ nổi bật xây dựng, triển khai các dịch vụ thanh toán hiện đại nhanh chóng,
tiện lợi, đồng thời vẫn đảm bảo an toàn bảo mật cho khách hàng.

Bên cạnh việc triển khai các dịch vụ ngân hàng điện tử như ngân hàng trực tuyến Internet
banking, ngân hàng qua tin nhắn SMS banking, ngân hàng qua điện thoại di động Mobile banking,
Vietcombank liên tục mở rộng hợp tác với đa dạng các nhà cung cấp dịch vụ ở các lĩnh vực khác
nhau như chứng khoán, điện, nước, trường học, bệnh viện, bảo hiểm, các đơn vị hành chính công,
sở ban ngành, tổng cục thuế / hải quan, kho bạc nhà nước,… đáp ứng tối đa nhu cầu thanh toán
của khách hàng.

Vietcombank thường xuyên cập nhật các ứng dụng điện tử với thiết kế giao diện hiện đại,
thân thiện, dễ dàng sử dụng với các tính năng đa dạng bao gồm các dịch vụ tài chính cơ bản và
hỗn hợp như chuyển tiền trong và ngoài hệ thống Vietcombank, thanh toán hóa đơn cho đa dạng
các nhà cung ứng dịch vụ, thanh toán thẻ tín dụng, tiết kiệm trực tuyến, đặt vé và thanh toán vé
máy bay, quản lý đầu tư, thanh toán bằng QR code…

Năm 2019, Vietcombank là ngân hàng đầu tiên triển khai thanh toán trực tuyến với Cổng
Dịch vụ công Quốc gia, mở ra cơ hội gắn kết, phát triển thanh toán điện tử giữa Vietcombank với
người dân, doanh nghiệp trong các hoạt động hành chính, dịch vụ công. Trong tháng 3/2020,
Vietcombank tiếp tục ghi dấu nhờ việc tiên phong hợp tác với Cục cảnh sát giao thông mở rộng
phạm vi thanh toán trực tuyến phí vi phạm giao thông và hợp tác với Tổng cục thuế triển khai
dịch vụ thanh toán thuế cá nhân, lệ phí trước bạ trên cổng dịch vụ công Quốc gia. Từ sự cho phép
của các cơ quan nhà nước, Vietcombank có khả năng truy cập vào các cơ sở dữ liệu riêng tư của
người dân trên toàn quốc, điều này cũng góp phần không nhỏ giúp Vietcombank có thể nâng cấp
hệ thống core banking có tích hợp ứng dụng số hóa dựa trên dữ liệu lớn và điện toán đám mây để
dễ dàng quản lý và đồng bộ các dữ liệu từ nhiều nguồn, phục vụ cho kinh doanh dịch vụ của ngân

11
VIETCOMBANK TRONG THỜI ĐẠI SỐ
hàng như: cho vay tín chấp trên cơ sở dữ liệu khách hàng, chấm điểm tín dụng, tư vấn dịch vụ tài
chính cho khách hàng một cách tự động và tối ưu. Điều đó có thể dẫn đến việc Vietcombank ứng
dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) trong tương lai vào các sản phẩm, dịch vụ của mình một
cách toàn diện và thuận lợi hơn.

Đồng thời, để nâng cao trải nghiệm cho khách hàng khi sử dụng các dịch vụ công trên
Cổng dịch vụ công quốc gia (DVCQG), Vietcombank tiếp tục là Ngân hàng đầu tiên triển khai
việc định danh khách hàng theo cơ chế xác thực một lần (SSO) trên Cổng DVCQG. Bên cạnh đó,
Vietcombank cũng đã triển khai các phương thức thanh toán thẻ hiện đại như công nghệ một chạm
“contactless”/NFC như Samsung Pay.

Qua đó cho thấy, trước tác động của sự phát triển công nghệ và “áp lực” lợi thế cạnh tranh
giữa các ngân hàng trong hệ thống, Vietcombank – một trong 4 ngân hàng TMCP quốc doanh của
Việt Nam cũng không chịu thua trong việc chuyển đổi số ở bối cảnh hiện nay. Nhóm chúng tôi
đưa ra sơ đồ Ven dưới đây nhằm mục đích nhận thấy rõ hơn khi so sánh các sản phẩm / dịch vụ
ứng dụng công nghệ số ở Vietcombank nói riêng và trên toàn bộ ngành ngân hàng hiện nay nói
chung, từ đó nhận thấy thách thức cũng như tiềm năng phát triển cho Vietcombank trong tương
lai để theo kịp xu hướng chung này.

Hình 3.1.1: Sơ đồ Venn

Nguồn: Trình bày bởi nhóm tác giả

12
VIETCOMBANK TRONG THỜI ĐẠI SỐ
3.2 Bảng khảo sát:

Bảng khảo sát được thực hiện bởi 107 người tham gia làm bài khảo sát từ ngày 4/11/2020 và kết
thúc vào 24/11/2020. Bài nghiên cứu nhắm tới các đối tượng có tìm hiểu/ quan tâm tới việc chuyển
đổi số hiện nay ở các ngân hàng và phần lớn là học sinh - sinh viên và điểm chung giữa các cán
nhân tham gia làm bài khảo sát đó chính là họ ưu chuộng thanh toán không sử dụng tiền mặt. Các
đối tượng được tham gia khảo sát phần lớn đến từ Thành phố Hồ Chí Minh, còn lại đến từ các
tỉnh thành khác như Hà Nội, Nha Trang. Sauđây là những kết quả khảo sát được ghi lại:

Bạn biết ngân hàng mình đang sử dụng


qua đâu?
Video trực tuyến

0%
7% Quảng cáo trên TV
8%
Công cụ tìm kiếm trực tuyến
15%
51%
Các trang báo và tin tức trực tuyến

19% Mạng xã hội

Người thân, bạn bè và đồng


nghiệp giới thiệu

Biểu đồ 3.2.1: Bạn biết ngân hàng mình đang sử dụng qua đâu?

24%
29%

5%

5%

20% 10%

7%

VCB TCB AGRIBANK TPB BID ACB NH KHÁC

Biểu đồ 3.2.2: Các ngân hàng được người dùng sử dụng chính
13
VIETCOMBANK TRONG THỜI ĐẠI SỐ
Đối với người dùng Vietcombank:

25.00%
22.50%

20%
20.00%
17.50% 17.50%

15.00%
12.50%

10%
10.00%

5.00%

0.00%
Không đồng bộ Không có nhiều Giao diện không Thời gian giao Lỗi hệ thống Ý kiến khác
hóa Tài khoản dịch vụ dễ sử dụng dịch lâu

Series 1 Linear (Series 1)

Biểu đồ 3.2.3: Việc sử dụng e-banking hay mobile banking trước kia có khó khăn gì cho việc
trải nghiệm dịch vụ

17.10%

36.60%

22%

12.20% 12.20%

Tốn phí giao dịch


Không có nhu cầu
Vấn đề bảo mật còn e ngại
Không thể gia hạn hạn mức giao dịch 1 cách linh động
Ý kiến khác

Biểu đồ 3.2.4: Điều gì khiến bạn chưa hài lòng về VCB Digibank?

14
VIETCOMBANK TRONG THỜI ĐẠI SỐ

10%

Không
29%
Có thể, tùy thuộc vào nhu cầu
61% của bản thân ở tương lai

Biểu đồ 3.2.5: Những điều không hài lòng bạn đã liệt kê có dẫn đến việc bạn sẽ chuyển qua
ngân hàng khác thay vì VCB?

25.00%
20.60% 20.60% 20.60%
20.00% 18.40%
17.60%

15.00%

10.00%

5.00%
2.20%

0.00%
Tích hợp với Nhận diện bạn Tự động thanh Mở thẻ tín dụng Box chat Gợi ý các dịch
Smart Home bè, người thân toán những online vụ tiện ích khác
qua quét mã khoản phải : ( vd: đặt vé
QR trên ứng thu/trả đã được máy bay, mua
dụng ủy quyền xe hơi, vv....)

Series 1

Biểu đồ 3.2.6: Câu hỏi chung cho tất cả ngân hàng: Gợi ý về dịch vụ mà khách hàng muốn ngân
hàng sẽ phát triển ở tương lai

Nguồn 6 biểu đồ: Khảo sát và tổng hợp bởi nhóm tác giả

15
VIETCOMBANK TRONG THỜI ĐẠI SỐ
Qua bảng khảo sát trên, ta có thể thấy rằng tuy só lượng mẫu được lựa chọn theo chủ đích
không theo ngẫu nhiên nhằm tránh thông tin không đúng sự thật, ta có thể thấy rằng tuy những
ngân hàng tiên phong trong việc phát triển ngân hàng số như Techcombank không được mọi người
tin dùng hoặc được xem như là thẻ phụ phòng cho những trường hợp xấu hoặc muốn hưởng những
ưu đãi nhất định từ thẻ này, phần lớn mọi người vẫn tin dùng có ngân hàng có uy tín sẵn và phổ
biến như Vietcombank và BIDV. Tuy nhiên về việc khảo sát khách hàng về trải nghiệm dịch vụ
ngân hàng số Digibank của VCB, hầu hết mọi người đều hài lòng sản phẩm mới vì đã thay đổi và
không lặp lại những lỗi cũ từ nền tảng tiền thân là internet banking và mobile banking và ưu điểm
lớn nhát chính là đã đòng bọ hóa tài khoản, một trong những rào cản cho người dùng khi muốn
sử dụng ứng dụng cũ một cách thuận tiện. Mặt khác, Digibank vẫn còn một số tồn đọng những
điều mà khách hàng vẫn chưa được thỏa mãn, tiêu biểu nhất là việc thu phí dịch vụ của VCB,
phần lớn người dùng phàn nàn rằng phí giao dịch khá cao hơn trung bình mặt bằng chung các
ngân hàng nếu không muốn nói rằng nhiều ngân hàng miễn phí phí giao dịch cùng ngân hàng.
Vietcombank nên cân nhắc việc thay đổi, cải tiến cũng như lắng nghe ý kiến của Khách hàng vì
quá nửa người tham gia khảo sát có thể cân nhắc về việc chuyển qua sử dụng ngân hàng thay vì
Vietcombank nếu họ không thể thỏa mãn nhu cầu riêng của mình. Hướng về tương lai, người
tham gia khảo sát mong rằng ngân hàng sẽ có tích hợp những ứng dụng tương lai thiên về tối đa
hóa trải nghiệm cho khách hàng ở nhiều lĩnh vực khác nhau, góp phần trở thành 1 phần thất yếu
trong đời sống sinh hoạt của mỗi cá nhân.

3.3 Mô hình SWOT:

3.3.1 Điểm mạnh (S – Strengths):

- Thương hiệu mạnh, có uy tín và độ tín nhiệm cao.

Vietcombank được xem là một trong những ngân hàng top đầu, có thương hiệu tốt nhất trên thị
trường tài chính Việt Nam. Vietcombank là ngân hàng có uy tín và độ tín nhiệm cao, được các tổ
chức tài chính nước ngoài đánh giá cao về chất lượng dịch vụ.(Ngày 11/02/2007, Vietcombank
đã được tổ chức Standard & Poor’s Ratings Services công bố xếp hạng ở mức BB/B, triển vọng
ổn định và năng lực nội tại ở mức D. Xếp hạng tín dụng của Vietcombank tương đương với mức
xếp hạng tín nhiệm của quốc gia. Đây cũng là mức xếp hạng cao nhất của S&P đối với một định
chế tài chính Việt Nam - theo báo VnEconomy - số ra 11/07/2017).

- Số lượng khách hàng đông đảo, dễ tiếp cận với công nghệ.

16
VIETCOMBANK TRONG THỜI ĐẠI SỐ
Tính đến hết năm 2019, tổng số lượng khách hàng kích hoạt sử dụng Internet Banking/Mobile
Banking của Vietcombank đạt gần 6 triệu khách hàng, tăng gần 200% so với cuối năm 2018. Dự
báo đến cuối năm 2020 sẽ đạt mốc 8 triệu người dùng thường xuyên và tương tác cao.

- Giao diện bắt mắt, dễ nhận diện, dễ sử dụng, dễ thao tác.

Với nền xanh truyền thống đi cùng logo thương hiệu, Vietcombank ra mắt người dùng các phiên
bản Internet Banking, Mobile Banking và gần đây nhất là DigiBank với nhiều tiện ích đáp ứng
nhu cầu của người dùng. Từ ngày 20/12/2012, Vietcombank chính thức ra mắt thị trường Dịch vụ
ngân hàng trên điện thoại di động VCB-Mobile B@nking. Với sự đầu tư kỹ lưỡng về mặt công
nghệ, VCB-Mobile B@nking có khả năng tương thích với hầu hết các dòng điện thoại, từ các
dòng điện thoại thông minh sử dụng hệ điều hành iOS (iPhone), Android, BlackBerry OS đến các
dòng điện thoại phổ thông có hỗ trợ Java và có kết nối Internet thông qua GPRS, 3G, hoặc Wifi.
Với VCB-Mobile B@nking, khách hàng có thể dễ dàng thực hiện được các giao dịch:

+ Nạp tiền điện thoại trả trước (topup) cho các thuê bao di động của các nhà mạng Mobifone,
Vinaphone và Viettel;

+ Chuyển tiền trong hệ thống Vietcombank: Thanh toán hóa đơn (billing) cho dịch vụ điện
thoại di động trả sau của Viettel, Mobifone, Homephone và ADSL của Viettel Telecom,
dịch vụ điện thoại của Trung tâm Điện thoại Nam Sài Gòn (SST); Truy vấn thông tin và
lịch sử giao dịch của tài khoản thanh toán mở tại Vietcombank.

+ Đội ngũ nhân viên công nghệ có chuyên môn kĩ thuật cao: Đội ngũ cán bộ công nhân viên
của Ngân hàng được đánh giá là có trình độ và kinh nghiệm tương đối cao so với mặt bằng
chung của toàn ngành, bằng chứng là sự ra đời của dịch vụ ngân hàng số Digital banking
vào ngày 16/07/2020, một cánh tay nối dài của Vietcombank giúp mang đến nhiều tiện
ích hơn cho người dùng (không thay thế hoàn toàn các phiên bản Mobile Banking và
Internet Banking).

3.3.2 Điểm yếu (W – Weaknesses):

- Công nghệ chưa có tính cạnh tranh với các ngân hàng trong nước:

Tuy rằng là ngân hàng tiên phong trong việc phát triển công nghệ số tuy nhiên nếu nói về việc đi
sâu vào phát triển mảng công nghệ để tối đa hóa trải nghiệm của khách hàng thì Vietcombank vẫn
chưa thể so sánh với các ngân hàng đang đi tiên phong ở lĩnh vực này, tiêu biểu như đối thủ của
họ, Techcombank.

- Sản phẩm dịch vụ còn tương đối đơn giản, chưa có đột phá riêng.

17
VIETCOMBANK TRONG THỜI ĐẠI SỐ
Mặc dù có khá nhiều loại sản phẩm cho các đối tượng khách hàng khác nhau nhưng những sản
phẩm đó vẫn chưa thu hút được nhiều sự quan tâm của khách hàng. Lý do có thể là do chính sách
marketing chưa được tốt, cũng có thể là sản phẩm đưa ra có thể là chưa phù hợp với số đông
khách hàng … Do đó, trong thời gian tới, Vietcombank cần phải có nhiều hơn nữa những sự cải
tiến trong kinh doanh để có được số lượng khách hàng lớn và mạnh hơn nữa.

3.3.3 Cơ hội (O – Opportunities):

- Cơ hội tiên phong trong toàn ngành:

Là lá cờ đầu và có uy tín trong nhiều đánh giá tín nhiệm, Vietcombank đã, đang và sẽ nỗ lực hết
mình để xứng đáng với sự tin tưởng được nhiều người dân Việt Nam gửi gắm và đây sẽ là sức
mạnh tinh thần cũng như yếu tố thúc đẩy cho Vietcombank có thể tiến xa hơn trong tương lai với
những sản phẩm thế hệ mới tăng trải nghiệm cũng như nội tại của công ty.

- Sở hữu hệ sinh thái đang ngày càng đa dạng và lớn mạnh

Vietcombank đã nhiều năm đưa ra các chiến lược và thực hiện các đề án để giúp tạo dựng một hệ
sinh thái dành riêng cho ngân hàng và tính tới nay, hệ sinh thái này đang ngày càng mở rộng theo
cả nghĩa vật lý ( mở rộng tới các vùng nằm ngoài lãnh thổ nước ta) cũng như dịch vụ ( ngày càng
nhiều các dịch vụ đi chuyên sâu vào những nhu cầu mà người khách hàng thật sự cần để thỏa
mãn)

3.3.4 Thách thức (T – Threats):

- Phải đổi mới nhanh hơn để tạo điểm nhấn trước các đối thủ cạnh tranh cùng ngành trong và
ngoài nước:

Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức WTO, ngoài việc nâng cao vị thế trên trường quốc tế, còn
phải đối mặt với những đối thủ mạnh khác trên Thế giới. Gần đây, sự nổi lên không ngừng của
các ngân hàng nhỏ lẻ, tuy không lớn mạnh nhưng cũng buộc Vietcombank phải thay đổi nhiều
hơn nữa để

- Không thể liều lĩnh thực hiện những bước đi tiềm năng đột phá mang đầy tính rủi ro:

Nhiều bước đi tiềm năng VCB có thể thực hiện và trở thành đầu tàu trong nhiều lĩnh vực mới tiềm
lực tài chính hùng mạnh của mình nhưng là 1 ngân hàng nhà nước, VCB luôn phải cẩn thận từng
bước đi của mình nhằm phù hợp với con đường phát triển của nhà nước đề ra và cũng như giảm
thiểu tai tiếng nhất có thể để không ảnh hưởng tới đánh giá tín nhiệm của ngân hàng trong mắt
khách hàng cũng như các nhà đầu tư quốc tế.

18
VIETCOMBANK TRONG THỜI ĐẠI SỐ

SWOT O-Opportunities T-Threat

1. Tiên phong trong toàn 1. Phải đổi mới nhanh hơn để


ngành tạo điểm nhấn trước các
đối thủ cạnh tranh cùng
2. Sở hữu hệ sinh thái ngày
ngành trong và ngoài nước
càng đa dạng và lớn mạnh

3. Chính sách của Chính phủ 2. Không thể liều lĩnh thực
hiện những bước đi tiềm
trong việc hạn chế sử dụng
năng đột phá mang đầy
tiền mặt trong thanh toán
tính rủi ro

3. Sự bùng nổ của các thị


trường khác, các kênh đầu
tư khác dẫn đến những
thay đổi lớn trong thói
quen đầu tư của khách
hàng cũng như sự dịch
chuyển của các luồng vốn
ra khỏi ngân hàng

S-Strengths CÁC CHIẾN LƯỢC S-O CÁC CHIẾN LƯỢC S-T

1. Thương hiệu mạnh - có uy 1. S (1,2) và O (1,2) 1. S (1,2) và T (1,3)


tín và độ tín nhiệm cao Chiến lược phát triển thị Chiến lược định vị thương
2. Nền tảng tập khách hàng trường hiệu
lớn tích lũy từ dịch vụ Nhờ vào danh tiếng và độ Đánh mạnh vào các chiến
thanh toán, dễ tiếp cận với phủ rộng hiện có, VCB nên dịch marketing và các hoạt
công nghệ cân nhắc mở rộng hoặc mở động đầu tư thu hút sự chú
3. Giao diện bắt mắt, dễ sử thêm các chi nhánh ở vị trí ý nhằm xây dựng thương
dụng, dễ thao tác tốt, phát triển nhận diện hiệu, tăng khả năng cạnh
thương hiệu kèm nhiều hoạt tranh.
4. Đội ngũ nhân viên công
động thu hút khách hàng.
nghệ có chuyên môn kỹ 2. S (3,4) và T (2)
thuật cao 2. S (3,4) và O (1) Chiến lược khác biệt hóa

19
VIETCOMBANK TRONG THỜI ĐẠI SỐ

Chiến lược phát triển sản sản phẩm


phẩm Phát triển các sản phẩm bắt
Phát triển đa dạng các sản kịp xu hướng tiêu dùng, có
phẩm, đầu tư nghiên cứu tính đặc sắc riêng giúp
phát triển hệ thống giao khách hàng dễ dàng hơn
dịch và nâng cao bảo mật trong việc lựa chọn sản
thông tin phẩm phù hợp nhu cầu tiêu
dùng.

W-Weakness CÁC CHIẾN LƯỢC W-O CÁC CHIẾN LƯỢC W-T

1. Công nghệ đi sau, thiếu 1. W (3) và O (2) 1. W (1,2) và T (1)


tính cạnh tranh giữa các
Đưa ra các chính sách cũng Chiến lược phát triển công
ngân hàng cũng ngành như chế độ đãi ngộ hấp dẫn, nghệ
2. Sản phẩm dịch vụ còn phù hợp dành cho nhân viên Đầu tư phát triển công nghệ,
tương đối đơn giản, chưa thuộc bộ phận phát triển ứng dụng những thành tựu
có đột phá riêng công nghệ thông tin phát triển khoa học-công
3. Nguồn lực Công nghệ nghệ, kỹ thuật vào các sản
thông tin của ngân hàng phẩm
thiếu về nhân lực 2. T(3)

Chiến lược khẳng định vị


thế và vai trò

Cụ thể mục tiêu với từng


phân khúc khách hàng. Làm
nổi bật vai trò của sự tồn tại
thông qua các tiện ích kèm
theo các sản phẩm được đưa
ra thị trường

Bảng 3.3.4: Kết quả SWOT về việc chuyển đổi số các sản phẩm, dịch vụ của VCB

20
VIETCOMBANK TRONG THỜI ĐẠI SỐ
3.4 Khung CAMELS

3.4.1 C - Capital Adequacy:

Kết quả chi tiết đánh giá về An toàn vốn của 13 ngân hàng tại Việt Nam đang xét được thể hiện
qua Phụ lục 1. Có thể thấy rằng top 5 ngân hàng có hai chỉ số lựa chọn (TETA và TETD) biểu
hiện tốt nhất là TCB, TPB, MBB, EIB, và NVB. Trong khi top 5 ngân hàng có biểu hiện trái
ngược đó là BID, ACB, SHB, CTG, và VCB. Trong đó, VCB đứng thứ 9.

3.4.2 A - Asset Quality:

Kết quả chi tiết đánh giá về Chất lượng tài sản của 13 ngân hàng tại Việt Nam đang xét được thể
hiện qua Phụ lục 2. Có thể thấy rằng top 5 ngân hàng có ba chỉ số lựa chọn (LLPTL, LLPII và
TLTA) biểu hiện tốt nhất theo thứ tự là TPB, EIB, HDB, TCB, và VPB. Trong khi top 5 ngân
hàng có biểu hiện trái ngược đó là BID, VCB, STB, SHB, và MBB và CTG đồng hạng 9. Nhận
thấy rằng, tại chỉ tiêu A, VCB đứng thứ 12 với dữ liệu trong vòng 10 năm gần nhất, trong đó với
2 chỉ số là LLPTL và LLPII, VCB đều ở vị trí thứ 13, xấu nhất trong các ngân hàng đang xét.

3.4.3 M - Management Quality:

Kết quả chi tiết đánh giá về Chất lượng tài sản của 13 ngân hàng tại Việt Nam đang xét được thể
hiện qua Phụ lục 3. Có thể thấy rằng top 5 ngân hàng có có hai chỉ số lựa chọn (CIR và OETA)
biểu hiện tốt nhất theo thứ tự là BID, VCB, MBB, SHB, và CTG và TCB đồng hạng 5. Trong khi
top 5 ngân hàng có biểu hiện xấu nhất về hai chỉ số của (M) đó là STB, HDB, ACB, TPB, và
VPB. Nhận thấy rằng, tại chỉ tiêu M, VCB đứng thứ 2.

3.4.4 E - Earning Ability:

Kết quả chi tiết đánh giá về Khả năng sinh lời của 13 ngân hàng tại Việt Nam đang xét được thể
hiện qua Phụ lục 4. Có thể thấy rằng top 5 ngân hàng có ba chỉ số lựa chọn (ROAA, ROAE và
NIM) biểu hiện tốt nhất theo thứ tự là VPB, MBB, TCB, VCB, và ACB. Trong khi top 5 ngân
hàng có biểu hiện trái ngược đó là TPB, NVB, EIB, SHB, và BID. Nhận thấy rằng, tại chỉ tiêu E,
VCB đứng thứ 4.

3.4.5 L - Liquidity:

21
VIETCOMBANK TRONG THỜI ĐẠI SỐ
Kết quả chi tiết đánh giá về Khả năng thanh khoản của 13 ngân hàng tại Việt Nam đang xét được
thể hiện qua Phụ lục 5. Có thể thấy rằng top 5 ngân hàng có hai chỉ số lựa chọn (LASTF, và
NLSTF) biểu hiện tốt nhất theo thứ tự là TPB, NVB, MBB, TCB, và HDB. Trong khi top 5 ngân
hàng có biểu hiện trái ngược đó là BID, STB, ACB, CTG, và SHB. Nhận thấy rằng, tại chỉ tiêu
L, VCB đứng thứ 6.

3.4.6 S -Sensitivity to market risk:

Kết quả chi tiết đánh giá về Độ nhạy với rủi ro thị trường của 13 ngân hàng tại Việt Nam đang xét
được thể hiện qua Phụ lục 6. Có thể thấy rằng top 5 ngân hàng có chỉ số tích cực là TCB, BID,
CTG, SHB, và STB. Trong khi top 5 ngân hàng có biểu hiện xấu nhất đó là TPB, HDB, VPB,
MBB, và NVB. Nhận thấy rằng, tại chỉ tiêu S, VCB đứng thứ 8.

Bảng 3.4.6: Xếp hạng tổng thể các ngân hàng Việt Nam, 2010 – 2019

Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả

CHƯƠNG 4. ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

4.1 Đánh giá


Bài báo cáo này nhằm đánh giá tình hình chuyển đổi số của Vietcombank nói chung và
đặc biệt dùng khung CAMELS để phân tích tình hình tài chính của Vietcombank khi có ảnh hưởng
công nghệ số thời gian gần đây, song, đánh giá vị thế của nó trong mối quan hệ với các ngân hàng
tương quan khác, cụ thể với cỡ mẫu các ngân hàng cho nghiên cứu là 13 ngân hàng thương mại

22
VIETCOMBANK TRONG THỜI ĐẠI SỐ
Việt Nam, dữ liệu trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến 2019, được thu thập từ các báo cáo
hàng năm được công bố trên các trang web chính thức của họ.

Tổng kết một số điểm chính về VCB theo CAMELS:

▪ Nguồn vốn nội tại chiếm tỷ trọng tương đối ít trong tổng tài sản. VCB gặp khó khăn trong
việc tăng VCSH do là doanh nghiệp nhà nước. Mặc dù các kế hoạch tăng vốn đã được đặt
ra cho giai đoạn 2017-2018, tuy nhiên không thành công.
▪ Về chất lượng tài sản, VCB trong 10 năm gần đây trung bình trích lập dự phòng rủi ro
cho vay cao nhất so với các ngân hàng đang xét (đứng thứ 13 trong cả 2 chỉ tiêu LLPTL
và LLPII), chứng tỏ VCB kiểm soát rủi ro tốt với tỷ lệ trích lập dự phòng cao nhất nhóm
các ngân hàng đang phân tích, ngoài ra theo báo cáo phân tích của Yuanta (07/2019), tỷ
lệ nợ xấu của VCB thấp (0.98%). Đồng thời, chỉ số TLTA cũng tương đối cao, cho thấy
Dư nợ cho vay chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản. Tất cả đều cho thấy chất lượng tài sản
của VCB tương đối mạnh trong số các ngân hàng.
▪ Công tác quản lý chi phí hiệu quả với xếp hạng trung bình chỉ tiêu M đứng thứ 2 trong 13
ngân hàng đang xét. Ban quản lý thành công trong việc xây dựng một nhượng quyền
thương mại tiền gửi CASA mạnh mẽ, tạo ra chi phí tài trợ thấp nhất trong ngành ở mức
2.8% (so với mức trung bình của ngành là 5.1%) (theo báo cáo phân tích của Yuanta,
07/2019)
▪ Về khả năng sinh lời, VCB có hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu tương đối tốt với tỷ lệ
ROAE cao thứ 3, ROAA cũng đứng thứ 4 và NIM thuộc mức top các ngân hàng (vị trí thứ
3) vì có lợi thế nhờ phát triển mạnh mảng bán lẻ với cơ sở chi phí vốn đầu vào rẻ nhất
trong ngành hiện tại, mà không gặp rủi ro tín dụng không đáng có. Mặt khác, nhóm chúng
tôi tin rằng thu nhập vượt trội của VCB sẽ vẫn tăng tiếp tục do: 1) chi phí vốn thấp của
ngành, được điều khiển bởi tỷ lệ CASA tương đối cao; 2) triển vọng tăng trưởng tín dụng
vượt trội nhờ tuân thủ Basel II; 3) việc áp dụng các thế mạnh cạnh tranh của VCB trong
ngân hàng bán lẻ.
▪ Khả năng thanh khoản tương đối cao khi còn nguồn tiền huy động nhàn rỗi, sẵn sàn đáp
ứng nhu cầu cho vay tăng cao.
▪ Cuối cùng, độ nhạy cảm với rủi ro thị trường nằm ở mức trung bình so với 12 ngân hàng
còn lại dù VCB là ngân hàng có quy mô lớn. Bởi VCB nổi tiếng là ngân hàng có hoạt động
thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối lớn nhất khối ngân hàng, vì thế, VCB chịu áp lực
lớn trong quản trị rủi ro thị trường. Tuy nhiên, khả năng quản lý rủi ro thị trường của
Vietcombank ở mức tốt thông qua kết quả phân tích: mức chênh lệch nhạy cảm với lãi

23
VIETCOMBANK TRONG THỜI ĐẠI SỐ
suất nội bảng, trạng thái tiền tệ nội bảng, mức chênh lệch thanh khoản ròng trong BCTC
các kỳ. (Theo kết quả phân tích của IVS Research, tháng 10/2019).

4.2 Định hướng phát triển

Dựa vào những kết quả của nghiên cứu trên, một số khuyến nghị chính sau được đề xuất
nhằm cải thiện hoạt động tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam
(Vietcombank):

(Tăng vốn chủ sở hữu): Để tối thiểu hóa thiệt hại khi thị trường có biến động thì việc tăng vốn
chủ sở hữu như một “bức tường vững chắc” để ngân hàng duy trì tốt hoạt động kinh doanh, bên
cạnh đó thủ đẩy quá trình chuẩn hóa theo Basel II ngày càng tốt hơn. Tuy tăng vốn ở thời điểm
hiện là điều không dễ dàng, nhưng với vị thế là ngân hàng có lợi nhuận cao nhất trong hệ thống
ngân hàng Việt Nam, phương thức tăng vốn khả thi nhất chính là giữ lại lợi nhuận, giảm chia cổ
tức. Ngoài ra, xét về khả năng nới room: với tỷ lệ sở hữu nước ngoài năm 2019 là 23.85%/30%
tổng room ngoại và vị thế trong ngành, có thể kỳ vọng vào cơ hội tăng vốn tiếp theo thông qua
phát hành riêng rẻ cho một cổ đông ngoại mới, gia tăng nguồn lực hỗ trợ hoạt động kinh doanh
cũng như đáp ứng Basel II. Tóm lại, giải quyết bài toán tăng vốn nhằm đảm bảo tỷ lệ CAR chính
là vấn đề trước mắt của ngân hàng Vietcombank.

(Giảm nợ xấu): Cần những đề xuất nhằm mục đích giảm số nợ xấu ngân hàng để ngân hàng có
thể hoạt động lành mạnh, đồng thời góp phần vào tái cấu trúc tài chính của hệ thống ngân hàng
thương mại của Việt Nam. Cụ thể, để giảm nợ xấu ngân hàng có thể hạn chế tìm kiếm nguồn
khách hàng mới mà tập trung khai thác/chăm sóc nguồn khách hàng cũ nhằm kiểm soát, quản lý
rủi ro tốt hơn và thực hiện theo quy trình xử lý nợ xấu: Nhận biết nợ xấu – Đo lường nợ xấu –
Ngăn ngừa nợ xấu – Xử lý nợ xấu. Ngoài ra, một số giải pháp hạn chế nợ xấu mà ngân hàng nên
đẩy mạnh áp dụng trong thời gian tới như kiểm soát/thẩm định chặt chẽ từ bước cho vay, tăng
trích lập dự phòng hoặc chuyển các khoản nợ quá hạn thành cổ phần … tùy thuộc vào tình hình
nợ xấu cụ thể của ngân hàng tại thời điểm nhất định.

(Nâng cao chất lượng quản lý): Dù vị trí xếp hạng của VCB nằm trong top đầu như xếp hạng ở
trên nhưng cũng không thể chủ quan vì kiểm soát chi phí trong thời kỳ nhiều biến động đầy rủi ro
như bấy giờ là điều vô cùng quan trọng. Nâng cao chất lượng quản lý thông qua quá trình quản lý
của các nhà quản trị, từ đó góp phần nâng cao năng lực của ngân hàng. Trong đó, không thể bỏ
quá các giải pháp như tăng cường đào tạo, truyền thông để hệ thống nhân sự hiểu rõ ý thức nâng
cao chất lượng quản lý là yếu tố cốt lõi để tối đa hóa vận hành của ngân hàng, tạo động lực cải
tiến chất lượng dịch vụ ngày càng hoàn thiện hơn. Song, nâng cao hệ thống quản lý của ngân hàng
24
VIETCOMBANK TRONG THỜI ĐẠI SỐ
phải đồng thời thực hiện đa dạng hóa bộ máy quản lý cụ thể, rõ ràng nhưng cũng có sự liên kết
chặt chẽ nhằm tối ưu hoạt động ở từng bộ phận, từng khối và từng phòng ban.

(Tăng thanh khoản): Thanh khoản của ngân hàng Vietcombank có xu hướng tăng dần qua các
năm. Khi thanh khoản tăng/giảm, hiệu quả hoạt động của ngân hàng sẽ tăng/giảm và ngược lại.
Vì vậy, mục tiêu của giải pháp này là để tăng tính thanh khoản của ngân hàng Vietcombank, từ
đó thúc đẩy hiệu suất hoạt động bằng cách quản trị rủi ro thanh khoản để “tùy cơ ứng biến” với
những thay đổi bất ngờ trên thị trường, duy trì mục tiêu tăng vốn chủ sở hữu một ổn định.

KẾT LUẬN

Qua những kết quả nghiên cứu và kết hợp với tình hình chuyển đổi số hiện nay, là thành viên
trong ban hội đồng, việc chuyển đổi số là mục tiêu bắt buộc mà ngân hàng chúng ta phải thực hiện
trong tương lai vì đây chính là trang sử mới của ngành ngân hàng và những nền tảng hiện nay sẽ
là bước đệm tốt nhất cho chúng ta trong giai đoạn cách mạng số. Dù ở hiện tại, Vietcombank có
thể chưa so sánh được với các ngân hàng đi đầu trong cuộc cách mạng này nhưng không có nghĩa
chúng ta không có cơ hội để vươn lên. Nhóm nghiên cứu cho rằng việc áp dụng các dự án đang
hiện hữu hay đang trong quá trình điều chỉnh sẽ đều có mối liên kết với nhau cũng như mở rộng
mối quan hệ hợp tác với các chuyên gia, tổ chức chuyên về chuyển đổi số và tâm lí khách hàng
sẽ là điều cần thiết trong việc chạy đua chuyển đổi số hiện nay.

25
VIETCOMBANK TRONG THỜI ĐẠI SỐ
PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Các chỉ số về tiêu chí An toàn vốn (C) của 13 ngân hàng Việt Nam, 2010 - 2019

Chú thích: TETA (the ratio of total equity to total assets) - Tỷ lệ Tổng vốn chủ sở hữu trên Tổng tài sản;
TETD (the ratio of total equity to total debt) - Tỷ lệ Tổng vốn chủ sở hữu trên Tổng nợ phải trả.

Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả

Phụ lục 2: Các chỉ số về tiêu chí Chất lượng tài sản (A) của 13 ngân hàng Việt Nam, 2010 - 2019

Chú thích: LLPTL (the ratio of loan loss provision to total loans) - Tỷ lệ Dự phòng rủi ro cho vay khách
hàng trên Tổng dư nợ cho vay khách hàng; LLPII (the ratio of loan loss provisions to net interest income)
26
VIETCOMBANK TRONG THỜI ĐẠI SỐ
- Tỷ lệ Dự phòng rủi ro cho vay khách hàng trên Thu nhập lãi thuần; TLTA (the ratio of total loans to total
assets) - Tỷ lệ Tổng dư nợ cho vay khách hàng trên Tổng tài sản.

Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả

Phụ lục 3: Các chỉ số về tiêu chí Năng lực quản lý (M) của 13 ngân hàng Việt Nam, 2010 - 2019

Chú thích: CIR (Cost to Income Ratio) - Tỷ lệ Tổng chi phí hoạt động trên Tổng thu nhập hoạt động;
OETA (Operating Expenses to Total Assets ratio) - Tỷ lệ Chi phí hoạt động trên Tổng tài sản.

Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả

27
VIETCOMBANK TRONG THỜI ĐẠI SỐ
Phụ lục 4: Các chỉ số về tiêu chí Khả năng sinh lời (E) của 13 ngân hàng Việt Nam, 2010 - 2019

Chú thích: ROAE (Return on average total equity) - Tỷ lệ Lợi nhuận ròng trung bình trên Tổng vốn chủ sở
hữu; ROAA (Return on average total assets) - Tỷ lệ Lợi nhuận ròng trung bình trên Tổng tài sản; NIM
(Net interest margin) - Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên.

Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả

Phụ lục 5: Các chỉ số về tiêu chí Khả năng thanh khoản (L) của 13 ngân hàng Việt Nam, 2010 - 2019

28
VIETCOMBANK TRONG THỜI ĐẠI SỐ
Chú thích: LASTF, (the ratio of liquid assets to short-term funding) - Tỷ lệ Tài sản thanh khoản trên Tổng
nợ ngắn hạn (cụ thể Nợ ngắn hạn là tiền gửi), NLSTF (the ratio of net loan to short-term funding) – Tỷ lệ
Tổng dư nợ cho vay khách hàng ròng trên Tổng nợ ngắn hạn.

Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả

Phụ lục 6: Các chỉ số về tiêu chí Độ nhạy cảm với rủi ro thị trường (S) của 13 ngân hàng Việt Nam,
2010 - 2019

Chú thích: Cumulative gap (Chênh lệch tích lũy): tỷ lệ chênh lệch giữa tài sản nhạy cảm với nợ phải trả
nhạy cảm trên tổng tài sản.

Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả

29
VIETCOMBANK TRONG THỜI ĐẠI SỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO

▪ TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

(1) Vietcombank News (01/2020), Vietcombank triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2020 hướng
tới mục tiêu vượt ra biển lớn, tại https://bom.to/fu6qzyl

(2) Vietcombank News (03/2020), Vietcombank là ngân hàng duy nhất cung cấp giải pháp thanh
toán trực tuyến theo cơ chế đăng nhập SSO trên cổng dịch vụ công quốc gia, tại
https://bom.to/OFoTRVh

(3) Vietcombank News (07/2020), Vietcombank ra mắt dịch vụ ngân hàng số VCB Digital, tại
https://bom.to/3ax2fhq

(4) Lê Duy Khánh, Ứng dụng công nghệ thông tin trong ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp
chí ngân hàng số 9/2019

(5) Võ Văn Lợi, Phát triển công nghệ tài chính - ngân hàng tại Việt Nam, Tạp chí tài chính kỳ 2
tháng 11/2019

(6) Phạm Bích Liên, Nguyễn Ngọc Duẩn, Tô Thị Diệu Loan, Phát triển ngân hàng số tại Việt
Nam, Tạp chí ngân hàng số 4/2020

(7) Báo cáo phân tích cổ phiếu VCB của IVS RESEARCH, tại
“https://www.ivs.vn/userfiles/VCB_IVS%20equity%20full%20report_201909_nhungtth_v1.2.p
df”

(8) Báo cáo phân tích CAMEL đối với Ngân hàng Việt Nam của Yuanta Securities Vietnam
(07/2019), tại

“https://yuanta.com.vn/wp-content/uploads/2019/07/BankS-
CAMEL_23.07.pdf?fbclid=IwAR2cNJ6F9tUPg_NkvaSkqXjBCw7Z8QMYAacBRSVMGxUlO
BtltO-4Iv1depU”

(9) Số người sử dụng internet tại VN, https://by.com.vn/tvlnzO

(10) Số người sử dụng smartphone tại VN, https://by.com.vn/0tQi5f

(11) Báo cáo của SBV cuối 2019, https://by.com.vn/UYr9CB


30
VIETCOMBANK TRONG THỜI ĐẠI SỐ
▪ TÀI LIỆU TIẾNG ANH

(12) The Pulse of Fintech 2018, tại https://by.com.vn/yhsv1H

(13) N.K.Dubey, P.Sharma & P. Sangle, 2020, Implementation and adoption of CRM and co-
creation leveraging collaborative technologies, tại https://by.com.vn/gWETRn

(14) Nguyen, D., & Gopalaswamy, A. K. (2018), The interface between electronic banking and
accounting modules. Journal of Advances in Management Research, 15(3), 241–264, tại
https://bom.to/xkeILjC

(15) McKinsey.(2014), Digital Banking in Asia, tại https://by.com.vn/zZr7Sc

(16)M.A. Ledhem & M. Mekidiche (2020), Economic growth and financial performance of
Islamic banks: a CAMELS approach, tại https://by.com.vn/cDhSDo

(17) Tu DQ Le, 2019, Financial soundness of Vietnamese commercial banks: A CAMELS


approach, tại https://by.com.vn/3S6Slz

(18) S.Alshawi and W.Al-Karaghouli, 2003 ,Managing knowledge in business requirements


identification, tại https://by.com.vn/sBWr1i

(19) Khojaste-Sarakhsi, M.; Ghodsypour, Seyed Hassan; Fatemi Ghomi, S.M.T.; Dashtaki-
Hesari, H. (2018), Energy efficiency of Iran buildings: a SWOT-ANP approach, tại
https://by.com.vn/ngFih1

(20) Mohammed Ayoub Ledhem and Mohammed Mekidiche, 2020, Economic growth and
financial performance of Islamic banks: a CAMELS approach, tại https://bom.to/5UjxQQZ,

▪ DỮ LIỆU THỨ CẤP

(21) Nguồn dữ liệu phục vụ CAMELS: Thomson Reuters, IBT và Vietstock.

31
VIETCOMBANK TRONG THỜI ĐẠI SỐ
PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC:

Lời mở đầu: Thảo Vy

Tóm tắt: Thảo Vy + Lê Minh

Phần I:

- 1.1: Khánh Huyền, Triệu Ngân, Sĩ Long


- 1.2: Kim Ngân, Thảo Vy, Quế Minh
- 1.3: Lê Minh, Kim Anh, Quốc Sĩ

Phần II: Lê Minh

Phần III: Cả nhóm

- Venn: Thảo Vy, Quốc Sĩ, Kim Anh


- SWOT: Kim Ngân, Quế Minh, Sĩ Long
- Bảng khảo sát: Lê Minh, Khánh Huyền, Triệu Ngân
- CAMELS: C –A (Thảo Vy, Kim Ngân, Quế Minh); M-E (Lê Minh, Khánh Huyền, Triệu
Ngân); L-S (Sĩ Long, Quốc Sĩ, Kim Anh)

Phần IV: Thảo Vy & Quốc Sĩ

Tổng hợp nguồn tham khảo: Lê Minh (thu thập từ các link tham khảo của các thành viên gửi về)

Dựng bài và chỉnh sửa: Lê Minh, Quốc Sĩ, Thảo Vy

Bên cạnh đó, nhóm đánh giá cao những thành viên đi họp nhóm đầy đủ và đóng góp nhiều vào
việc lên ý tưởng cũng như dàn dựng bài quản trị (ghi chép và đánh giá thông qua biên bản họp
của nhóm): Thảo Vy, Khánh Huyền, Kim Anh, Lê Minh.

32

You might also like