You are on page 1of 17

o Giới thiệu sơ bộ GS25

o Tình hình liên doanh

o Sản phẩm dịch vụ

o Mục tiêu

o Nhượng quyền

o Vấn đề

https://ndh.vn/chuyen-thuong-truong/cuoc-chien-khoc-liet-cua-cac-chuoi-cua-hang-tien-loi-

1276527.html

https://www.vietdata.vn/lo-trien-mien-dau-la-diem-thu-hut-cua-he-thong-sieu-thi-mini-

908349030
GS25 là chuỗi cửa hàng tiện lợi của Hàn Quốc được điều hành và sở hữu bởi GS Retail.

GS25, tiền thân là LG25, được thành lập từ năm 1990. Đến năm 2005, khi Tập đoàn GS tách

khỏi Tập đoàn LG, tên của LG25 đã được đổi thành GS25. Kể từ năm 2014, các cửa hàng

tiện lợi GS25 có thể được tìm thấy ở hầu hết các trạm xăng GS Caltex.

GS25 hiện là chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn nhất Hàn Quốc, chiếm hơn 30% thị trường bán lẻ tại

quốc gia này. Dù thị trường cửa hàng tiện lợi Hàn Quốc ban đầu cũng bị “xâm chiếm” bởi hai

ông lớn là 7-Eleven và FamilyMart nhưng GS25 đã dần dần phát triển và chiếm lại thị trường

từ 2 đối thủ nặng ký này. Hiện tại, GS25 có 13.107 cửa hàng tại Hàn Quốc.

Vào tháng 3 /2019, hãng lần đầu tiên thay đổi nhận diện thương hiệu kể từ khi đổi tên thành

GS25. Khẩu hiệu mới "nền tảng của lối sống" tạo ra định vị mới, hướng đến tệp khách hàng

hiện đại, năng động.

Sản phẩm tại cửa hàng tiện lợi GS25 không chỉ đa dạng, chất lượng mà giá cả cũng rất cạnh

tranh. Bật mí là không gian bên trong cực rộng rãi, thoáng mát. Tha hồ mà tụ tập hay ngồi

nghỉ, làm việc. Thêm một điểm cộng nữa là wifi rất mạnh, các bạn có thể lướt web mệt xỉu

luôn. Đây cũng chính “thánh địa” của du học sinh hay những người Hàn sống tại Hồ Chí

Minh nữa đấy!

Điểm cộng của GS25 là văn hóa Hàn Quốc rất được yêu thích tại Việt Nam. Vì vậy, để cạnh

tranh với các thương hiệu khác, GS25 tin rằng các sản phẩm đậm chất Hàn Quốc sẽ tạo ra sự

khác biệt lớn với giới trẻ ở Việt Nam

GS 25 Việt Nam dù năm 2019 đạt doanh thu 196 tỷ đồng, tăng hơn ba lần, nhưng lỗ sau thuế

cũng từ 41 tỷ đồng tăng lên 67 tỷ đồng. Việc GS 25 Việt Nam bị lỗ là điều không có gì bất

ngờ khi mà toàn bộ các chuỗi cửa hàng tiện lợi đều đang lỗ. Biên lợi nhuận gộp của GS25

khả khả quan với 28.99% chỉ đứng thứ 2 sau Circle K là 35.01%.
Tham vọng của liên doanh này là mở 2.500 cửa hàng tại Việt Nam trong 10 năm hoạt động,

đồng nghĩa là mỗi năm phải mở 300 cửa hàng. Tuy nhiên, trong hơn 3 năm hoạt động GS25

chỉ mở gần được 120 cửa hàng- chưa được 1/3 số lượng cửa hàng dự kiến mở. Tốc độ mở

rộng cửa hàng vẫn còn quá chậm vì vấn đề mặt bằng cạn kiệt và cạnh tranh mặt bằng với các

đối thủ.
Hiện nay, ngành bán lẻ Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ với mức tăng trưởng hàng năm

hai con số. Nếu như tổng mức bán lẻ năm 2010 chỉ mới đạt 88 tỷ USD thì năm 2016 đã đạt

158 tỷ USD, vượt xa con số dự báo của nhiều hãng nghiên cứu thị trường nước ngoài. Theo

dự báo của Tổng cục thống kê, đến năm 2020, tốc độ tăng trưởng thương mại bán lẻ của Việt

Nam sẽ đạt 11,9%/năm, quy mô thị trường khoảng 179 tỷ USD.

Tỷ lệ đóng góp của bán buôn và bán lẻ vào GDP với hơn 14%, kéo theo sự phát triển của hầu

hết các ngành sản xuất trong nền kinh tế; đồng thời dịch vụ bán lẻ cũng là một trong top 6 các

ngành nghề thu hút vốn đầu tư lớn nhất.

Bên cạnh đó, Việt Nam đang được đánh giá là có nhân khẩu học rất phù hợp cho thị trường

cửa hàng tiện lợi. 57% dân số là những người dưới 35 tuổi. Riêng những người ở độ tuổi 20

đến 30 đã chiếm 34,6% trong cơ cấu dân số. Tỷ lệ dân số trẻ và doanh thu bán lẻ đầy hấp dẫn

của Việt Nam đã khiến rất nhiều chuỗi cửa hàng tiện lợi “tấn công” vào quốc gia này.

Công ty tư vấn A.T. Kearney tại Mỹ hiện xếp Việt Nam đứng thứ 6 trên toàn thế giới về chỉ

số phát triển thị trường bán lẻ, tăng 5 bậc so với năm ngoái. Báo cáo còn khẳng định rằng cửa

hàng tiện lợi và siêu thị mini tại Việt Nam là 2 mảng đang phát triển rất “nóng”.

Tuy nhiên, tiềm năng lớn cũng đi liền với thách thức gay gắt. Trong những năm trở lại đây,

thị trường Việt Nam chứng kiến sự bùng nổ kèm theo cạnh tranh gắt gao của các chuỗi cửa

hàng tiện lợi với mức tăng trưởng hàng năm 70%. Các tên tuổi đình đám có thể kể đến là

chuỗi cửa hàng tiện lợi Vinmart+, 7-Eleven, Circle K, Mini Stop ... Đó là chưa kể các siêu thị

mini, cũng được xem là đang cạnh tranh không nhỏ với cửa hàng tiện lợi như Co.op Food,

Satra Foods, Hapro food, Bách Hóa Xanh…


Thị trường bán lẻ Việt đang được ví von như “cục nam châm” hấp lực nhà đầu tư ngoại.

Nhưng thực tế, miếng ngon này không dễ ăn khi một loạt "đại gia" tên tuổi của thế giới đã

phải rút lui. Kinh doanh lĩnh vực này đòi hỏi phải có kinh nghiệm cũng như trường vốn, vì để

thành công đòi hỏi mỗi chuỗi kinh doanh phải phát triển hàng trăm đến hàng ngàn cửa hàng.

Theo ông Robert Trần, chuyên gia tư vấn chiến lược, muốn đầu tư vào cửa hàng tiện lợi, nhà

đầu tư phải có trường vốn tốt, cực kỳ tốt mới dám đầu tư. Mở cửa hàng ồ ạt không có nghĩa

là có lãi ngay mà các nhà đầu tư có tầm nhìn dài hạn. Trong tương lai gần, cạnh tranh của thị

trường bán lẻ, kênh cửa hàng tiện lợi sẽ có nhiều cạnh tranh lớn, nếu không chọn sự khác

biệt, rất khó thành công.

Bước chân đầu tiên ra khỏi biên giới Hàn, GS25 đã đến Việt Nam với hy vọng tái hiện lại

bước đột phá như đã làm tại xứ sở kim chi. Sau cửa hàng đầu tiên khai trương, GS25 hy vọng

sẽ có lợi nhuận sau 3 năm đầu tư. Nếu thành công tại Việt Nam, người Hàn sẽ tiếp tục mang

GS25 đến những nước khác trong khu vực.

Theo ông Yun Ju Young, Giám đốc Điều hành của Công ty GS25 Việt Nam, tại Hàn Quốc

cửa hàng tiện lợi chiếm 15% tổng thị trường bán lẻ, Việt Nam chỉ mới hơn 2% nên sẽ là một

phân khúc đầy tiềm năng. Sự thành công trong lĩnh vực bán lẻ của Tập đoàn Lotte tại Việt

Nam cũng là động lực để GS25 tự tin khi chọn thị trường Việt Nam.

Đại diện GS25 chia sẻ, hiện tại GS25 đang mang một trách nhiệm rất nặng nề với tư cách là

doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất cũng như thống trị nhiều thị trường tại Hàn Quốc.

“Điều này có nghĩa là việc chúng tôi khai phá thị trường nước ngoài không phải chỉ đơn

thuần là vì Công ty GS25. Chúng tôi sẽ mang lại cơ hội khai phá thị trường cho rất nhiều
doanh nghiệp khác liên quan. Vì thế, trong thời gian sắp tới, việc khai phá thị trường nước

ngoài phải được thực hiện liên tục”.

Bước đi nước ngoài này của GS25 được đánh giá là rất phù hợp trong tình cảnh hiện nay.

Hiện thị trường cửa hàng tiện lợi tại Hàn Quốc đã bão hòa với rất nhiều sự lựa chọn cho

khách hàng. Thêm nữa là Chính phủ Hàn Quốc vừa tăng mức lương tối thiểu lên 16,4%,

khiến nhiều chuỗi cửa hàng buộc phải cắt bớt nhân sự và cải tổ nhiều mặt để duy trì lợi

nhuận.

GS25 còn mong muốn mang điểm khác biệt lớn nhất của Hàn Quốc là văn hóa “làn sóng Hàn

Quốc” Hallyu vào Việt Nam. Cũng từ làn sóng Hallyu đã giúp cho cả một nền công nghiệp

Hàn Quốc nở rộ không chỉ ở Việt Nam mà còn lan tỏa ra khắp thế giới.

Chính Hallyu đã góp phần giúp Hàn Quốc từ một quốc gia nghèo nhất châu Á trở thành một

trong những thế lực kinh tế lớn của thế giới. Chiến lược “văn hóa đi trước, kinh tế theo sau”

của người Hàn đã thành công một cách rực rỡ tại Việt Nam với nhiều doanh nghiệp hoạt

động trong nhiều lĩnh vực.

Từ những tập đoàn lớn trên thế giới như Samsung, Lotte, CJ, Daewoo, Hyundai, LG, Tae

Kwang... và nhiều công ty nhỏ của Hàn Quốc đã rất thành công tại thị trường Việt Nam. Vào

Việt Nam từ năm 2007 với vài dự án nhỏ, Tập đoàn Hyosung dự kiến tăng đầu tư lên 6 tỉ

USD vào các lĩnh vực công nghiệp hóa chất, công nghiệp nặng, các dự án điện...

Hiện Hàn Quốc đứng đầu về vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Trong cuộc họp giữa Việt

Nam và Hàn Quốc cuối năm ngoái, ông Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh
nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, cho biết ngoài khoản đầu tư 57 tỉ USD lũy kế từ năm

1992 đến nay, trong 4 năm trở lại đây mỗi năm Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam 8 tỉ USD.

Về lâu dài, tiềm năng bán lẻ vẫn là nguyên nhân chính mà GS25 tiến vào Việt Nam khi họ

thấy rằng ở Hàn Quốc cứ 1.000 người thì có 1 cửa hàng tiện lợi; còn ở Việt Nam, phải có tới

69.000 người mới có 1 cửa hàng. Dư địa khai thác còn rất lớn.

PESTLE

Chính trị

Hàn Quốc vận hành theo chế độ dân chủ và đa đảng. Kể từ khi thực hiện chế độ dân chủ, tốc

độ tăng trưởng kinh tế tăng đáng kể cũng như đạt được nhiều thành công vượt bậc. Nó có tình

hình chính trị ổn định và thiết lập mối quan hệ hiệu quả với Hoa Kỳ.

Việt Nam là quốc gia được cầm quyền và kiểm soát bởi một Đảng duy nhất là Đảng cộng sản

xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nó là thành viên của nhiều tổ chức toàn cầu trên thế giới như

WTO, ASEAN, LHQ… và có mối quan hệ ngoại giao với 178 quốc gia trên thế giới. Việt

Nam có tình trạng nhân quyền và tự do ngôn luận kém. Tất cả các phương tiện truyền thông

đều được kiểm soát bởi Đảng cộng sản Việt Nam.

Tham nhũng đều là vấn đề nghiêm trọng của cả Việt Nam và Hàn Quốc. Điều này gây ra rủi

ro khó lường đối với các doanh nghiệp muốn xây dựng hoạt động kinh doanh ở cả hai.

Kinh tế

Hàn Quốc đã đạt được sự phát triển và tiến bộ đáng kể trong bốn thập kỷ qua. Ngày nay,

cô ấy là một trong những quốc gia phát triển và tiên tiến nhất thế giới. Theo một ước tính,

GDP danh nghĩa hàng năm (tổng sản phẩm quốc nội) của Hàn Quốc vào năm 2020 là 1,586

nghìn tỷ đô la và là mức cao thứ 10 thế giới. Trong đó, thu nhập bình quân đầu người của

quốc gia này là 30.644 đô la và cao thứ 26 trên thế giới. Xuất khẩu là nguồn thu nhập

chính của Hàn Quốc. Các mặt hàng xuất khẩu chính của cô là điện thoại di động, phụ tùng
xe cộ, ô tô, dầu mỏ tinh chế và vi mạch tích hợp. Các mặt hàng nhập khẩu hàng đầu của Hàn

Quốc là than bánh, dầu mỏ tinh chế, khí dầu mỏ, mạch tích hợp và dầu thô. Hàn Quốc đã

thiết lập nhiều liên minh thương mại với các quốc gia, khu vực và khối. Một số quốc gia và

khu vực liên minh thương mại là Thổ Nhĩ Kỳ, Việt Nam, Hoa Kỳ, EU, Singapore, New

Zealand, Ấn Độ, Colombia, Trung Quốc, Canada, Úc và ASEAN. Các hiệp định thương mại

và liên minh như vậy đã giúp nước này mở rộng thị trường và hạn chế những rào cản. Các

nhà lãnh đạo Hàn Quốc đã đưa ra các quyết định hỗ trợ 12,2 tỷ đô cho các doanh nghiệp và

đưa ra khoản vay 230 tỷ đô cho người dân. Điều đó làm giảm thiểu tổn thất cho nền kinh tế

Hàn và giúp cho GDP chỉ giảm 1.4%.

Theo một ước tính, GDP danh nghĩa hàng năm của Việt Nam vào năm 2020 là 340,602 tỷ đô

la và là mức cao thứ 35 trên thế giới. Trong đó, thu nhập bình quân đầu người của đất nước là

3.498 đô la và cao thứ 115 thế giới. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam là giày da,

giày dép dệt may, vi mạch tích hợp, điện thoại và thiết bị phát thanh truyền hình. Tuy nhiên,

các mặt hàng nhập khẩu hàng đầu của Việt Nam là vải dệt, phụ kiện, dụng cụ và phụ tùng của

điện thoại di động, điện thoại, sản phẩm điện và máy vi tính. Việt Nam có thuế suất thuế

doanh nghiệp là 20%, thuế suất thuế thu nhập cá nhân dao động từ 50% đến 35% tùy theo thu

nhập. Tuy nhiên, thuế suất đối với các công ty dầu khí dao động từ 32% đến 50% tùy thuộc

vào thu nhập của họ.

Xã hội

Hàn Quốc là một trong những quốc gia thịnh vượng và phát triển nhất Châu Á cũng như trên

toàn thế giới. Khoảng hơn 51 triệu người đang sinh sống trên đất nước. Daegu, Incheon và

Busan là một số thành phố chính. Khoảng 56,1% người không tin vào bất kỳ tôn giáo nào.

Những người còn lại tin theo Thiên chúa giáo và Phật giáo. Thâm niên, tuổi tác và tổ tiên là

một số yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa và xã hội Hàn Quốc. Chúng từng có ảnh hưởng đáng

kể. Tuy nhiên, thứ bậc xã hội, tình trạng kinh tế và hôn nhân là một số yếu tố xã hội tác động
khác. Người dân Hàn Quốc yêu thích kiến trúc cổ điển, thể thao, nghệ thuật và ẩm thực. Tuy

nhiên, đất nước cũng đang phải đối mặt với một số thách thức như gia tăng dân số già, mở

rộng khoảng cách giàu nghèo, khủng hoảng nhà ở và mức sinh thấp. Mọi người đang chuyển

đổi văn phòng và khách sạn của họ thành nhà cho thuê để giải quyết tình trạng thiếu nhà ở

Seoul.

Khoảng 97 triệu người đang sinh sống tại Việt Nam. 73% người dân không tin vào bất kỳ tôn

giáo nào, 14,9% theo đạo Phật, 8,5% theo đạo Thiên chúa, 1,5% người tin vào Hoahaoism và

1,2% người tin vào Đạo Cao Đài. Tuy nhiên, nam nữ hưởng thọ trung bình là 93 tuổi và 81

tuổi. Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của quốc gia. Người Việt Nam có bản tính nhân hậu,

thân thiện. Tuy nhiên, tầng lớp trung lưu đang tăng với tốc độ theo cấp số nhân và sẽ đạt 26%

vào cuối năm 2026. Nhiều khách du lịch đã báo cáo rằng người Việt Nam địa phương đã đối

xử tệ với họ, tính quá mức và lợi dụng họ. Tuy nhiên, một số người đã khẳng định rằng họ đã

có một khoảng thời gian đáng nhớ ở đất nước này. Việt Nam đang phải đối mặt với những

thách thức xã hội gay gắt như dân số ngày càng già hóa, khoảng cách giàu nghèo ngày càng

cao. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước dường như không thể thu hẹp khoảng

cách giàu nghèo.

Công nghệ

Hàn Quốc là quốc gia phát triển về công nghệ và kỹ thuật số hàng đầu thế giới. Cô ấy có sân

bay Incheon lớn nhất thế giới; nó có các tính năng như nhận dạng khuôn mặt, AI và đi qua

đường hầm bảo mật. Tuy nhiên, chính phủ đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong công

nghệ robot. Những con robot như vậy đang đóng vai trò của giáo viên ở các trường mẫu giáo

và mầm non. Người máy, kỹ thuật hàng không vũ trụ và công nghệ sinh học là một số lĩnh

vực chính mà Hàn Quốc đã đạt được tiến bộ vượt bậc. Quốc gia này coi AI (trí tuệ nhân tạo)

là giải pháp cho những thách thức của thế giới. Theo một ước tính, khoảng 85% người Hàn
Quốc rất tích cực trên mạng xã hội. Nhiều người, các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp và

giới truyền thông coi các cuộc tấn công an ninh mạng là một mối đe dọa nghiêm trọng.

Chính phủ Việt Nam đang thực hiện các bước như phát triển các tổ chức công nghệ để tạo ra

lực lượng lao động công nghệ, các chính sách chi phí thấp để thu hút các nhà đầu tư nước

ngoài và thúc đẩy văn hóa khởi nghiệp. Theo ước tính, khoảng hơn 220 công ty công nghệ

nước ngoài và 700 công ty trong nước đang làm việc trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng,

phần cứng và phần mềm. Việt Nam đang cung cấp các dịch vụ CNTT như công nghệ giáo

dục, gia công phần mềm, Thương mại điện tử, trí tuệ nhân tạo và công nghệ vây. Trên thực

tế, cô ấy là nhà cung cấp dịch vụ CNTT lớn thứ 8 trên thế giới. Tuy nhiên, nhiều công ty

công nghệ và các đơn vị sản xuất chuyển địa điểm sản xuất tại Việt Nam và trong nước vẫn

đang phải đối mặt với thách thức về lực lượng lao động chuyên nghiệp có tay nghề hạn chế.

Pháp luật

Hệ thống pháp luật của Hàn Quốc là sự pha trộn của các hệ thống tư pháp Nhật Bản, Anh Mỹ

và Châu Âu. Nhiều người cho rằng hệ thống tư pháp của Hàn Quốc không tự do và không

phụ thuộc vào áp lực chính trị. Ví dụ: các công tố viên thường tham nhũng và họ có thành

kiến chính trị. Nó cần độc lập và không bị ảnh hưởng từ bên ngoài vì nó bảo vệ lợi ích và

quyền của những người bình thường.

Việt Nam cho phép và khuyến khích các công ty nước ngoài đầu tư và hoạt động kinh doanh

trong nước. Chính phủ đã tạo điều kiện thuận lợi hơn về mặt pháp lý cho các công ty, và bây

giờ họ có thể dễ dàng thành lập một công ty trách nhiệm hữu hạn.Quốc hội Việt Nam đã ban

hành luật lao động mới vào năm 2019 và bắt đầu hoạt động từ tháng 1 năm 2021. Tuy nhiên,

luật lao động đã có nhiều sửa đổi.

Môi trường

Hàn Quốc là một quốc gia rất sạch sẽ vì người dân của họ không vứt bỏ đồ đạc một cách cẩu

thả. Thức ăn ngon, kiến trúc tương lai, công viên giải trí, di sản thế giới, núi, di tích lịch sử
đẹp, núi và các mùa thu hút sự chú ý của khách du lịch trên khắp thế giới. Hàn Quốc đã đạt

được mức tăng trưởng kinh tế và công nghệ đáng kể. Tuy nhiên, quốc gia này đang phải đối

mặt với những thách thức về môi trường như bao bì quá mức, ô nhiễm nước, phát thải

carbon, các nguồn cung cấp và năng lượng, sự nóng lên toàn cầu và quản lý chất thải.

Việc khai thác tài nguyên thiên nhiên và tăng trưởng kinh tế đã dẫn đến nhiều thách thức, và

nó gây nguy hiểm cho tăng trưởng kinh tế của đất nước trong dài hạn. Ô nhiễm môi trường

nước và không khí đã tác động rất xấu đến sức khỏe của người lao động và người dân bình

thường. Quan trọng nhất, Việt Nam đã phải đối mặt với nhiều thảm họa môi trường như bão,

lũ lụt, động đất, hạn hán và núi lửa phun trào là một trong số những thảm họa hàng đầu. Việt

Nam được xếp vào danh sách quốc gia đẹp nhất thế giới. Khoảng 18 triệu người đến thăm đất

nước hàng năm. Cô là quê hương của các di sản thế giới thứ 8 của UNESCO. Ngành du lịch

đóng một vai trò quan trọng trong việc chuyển đất nước từ nông nghiệp sang công nghiệp

dịch vụ. Tuy nhiên, đại dịch covid-19 hóa ra rất nguy hiểm đối với ngành du lịch.
Competition

Cuộc đua mở cửa hàng tiện lợi 24/7 ngày càng được đẩy mạnh, nhưng thời điểm hiện tại

phần lớn vẫn đang tập trung ở các thành phố lớn là Hồ Chí Minh và Hà Nội.

Với tầng lớp trung lưu phát triển tốc độ nhanh nhất Đông Nam Á, Việt Nam đang trong giai

đoạn thị trường bán lẻ tăng trưởng phi thường. Theo phân tích, xu hướng này vẫn đang tiếp

tục trong tương lai, khi mà Việt Nam có nhân khẩu học tương đối trẻ và chi cho tiêu dùng

chiếm tỷ trọng lớn.

Sự nở ra của miếng bánh bán lẻ quy mô 180 tỷ USD năm 2020 đi cùng những cấu phần bên

trong nó, mà mô hình cửa hàng tiện lợi (Convenience Store) là một trong những điểm sáng.

Tính từ từ 2012 đến cuối năm 2018, số lượng cửa hàng tiện lợi trên toàn quốc gấp 4 lần, đồng

thời lượng mở mới ngày càng tăng nhanh với những cái tên lớn VinMart, Bách hóa Xanh,

Co.op Food – là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với cửa hàng bách hoá truyền thống bởi sự gần

gũi và tiện dụng.

Sức hấp dẫn của mô hình kinh doanh này thu hút đặc biệt sự quan tâm của các nhà đầu tư

nước ngoài, những thương hiệu lâu năm tại thị trường phát triển và sớm đã chứng minh được

sự thành công.

Số liệu từ báo cáo nghiên cứu của Deloitte cuối năm 2018 cho thấy rằng, thương hiệu ngoại

chiếm tới 70% thị phần kênh cửa hàng tiện lợi so với chỉ 30% của các doanh nghiệp nội địa.

Trong bài viết này, CafeF đề cập đến nhánh nhỏ hơn, các cửa hàng tiện lợi hoạt động 24/7

với khác biệt nằm ở thời gian hoạt động không nghỉ, tập trung chủ yếu vào bán đồ ăn – thức

uống, và là địa điểm ưa thích của giới trẻ cũng như những người lao động về đêm.

Circle K hiện chính là tay chơi lớn nhất thị trường với gần 400 cửa hàng, tập trung tại hai

thành phố là Hồ Chí Minh và Hà Nội. Ra mắt tại Việt Nam từ cuối năm 2008, chuỗi cửa hàng

tiên lợi Mỹ đã trở nên thân thuộc với thế hệ Z hay Millennials. Chỉ cần mua một món đồ bất
kỳ, bạn sẽ có không gian có thể ngồi làm việc, đầy đủ wifi và điều hoà mát lạnh, có đồ ăn

phục vụ bất cứ khi nào thấy đói…

Năm 2018, Circle K đạt quy mô doanh thu hơn 2.300 tỷ đồng sau 10 năm có mặt tại Việt

Nam. Con số này tăng trưởng 33% so với trước đó một năm. Biên lợi nhuận gộp cho thấy sự

cải thiện đáng kể, vượt 31%, đây cũng là mức hết sức ấn tượng trong ngành bán lẻ. Chúng ta

đều biết rằng, giá các mặt hàng bày bán trong Circle K là tương đối đắt đỏ nếu so với các

chuỗi cửa hàng thông thường.

Cũng chính vì cải thiện được tỷ suất lợi nhuận nên Circle K tỏ ra hiệu quả hơn, nhưng công

ty này vẫn lỗ tới 130 tỷ đồng trong năm 2018, nâng tổng số lỗ luỹ kế lên gần 800 tỷ đồng.

Kể từ thời điểm chốt báo cáo tài chính 2018 cho đến nay, chuỗi tiện lợi tăng thêm 100 cửa

hàng. Điều này để ngỏ doanh thu vẫn sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh, tuy vậy về hiệu quả vẫn

còn là dấu hỏi bởi đặc thù ngành bán lẻ những cửa hàng mới mở sẽ chưa thể nhanh chóng bắt

nhịp với chỉ số trung bình toàn hệ thống.

Xếp ngay sau, Family Mart cũng cho thấy sức mạnh của mình. Chỉ với khoảng 130 cửa hàng,

nhưng doanh thu trong năm gần nhất lên tới 1.360 tỷ đồng. Đây là con số ấn tượng nhất trong

các đơn vị kinh doanh bán lẻ 24/7 tại Việt Nam. Biên lợi nhuận gộp duy trì ở mức ổn định

trong nhiều năm nay, đạt trên 26%. Mức lỗ đang giảm dần xuống còn 50 tỷ đồng năm 2019.

Family Mart cũng là một cái tên gạo cội trên thị trường, vào Việt Nam từ năm 2009 trong

một liên doanh với CTCP Tập đoàn Phú Thái. Nhưng giai đoạn đầu, thương hiệu bán lẻ Nhật

tỏ ra không mấy thành công.

Đến cuối năm 2013, hợp tác này chấm dứt. Family Mart xây dựng lại đế chế, trong khi Phú

Thái tách ra lập thương hiệu bán lẻ riêng mang tên B’s Mart.
Cho đến thời điểm hiện tại, B’s Mart cũng không phải tay vừa, quy mô đạt gần 160 cửa hàng

tập trung tại TP.HCM. Đỉnh cao của chuỗi này nằm ở năm 2017 với doanh thu 690 tỷ đồng,

nhưng đi xuống trong hai năm gần đây.

Năm 2019, B’s Mart đạt 522 tỷ đồng doanh thu, biên lợi nhuận gộp duy trì từ 17-18%. Doanh

thu giảm, mức lỗ cũng giảm, nhiều khả năng đây chính là sự chủ động kìm hãm việc tăng

trưởng quá nóng. Thực tế, lỗ 2019 của B’s Mart còn 124 tỷ đồng, giảm 23% so với số 2017.

Đáng chú ý lỗ luỹ kế lên tới 901 tỷ đồng.

Tập đoàn Phú Thái có mối liên hệ khăng khít với những ông chủ Thái Lan, cũng đang là

những người sở hữu Sabeco, số một về thị phần bia nội địa. Không những vậy, Charoen

Sirivadhanabhakdi người có khối tài sản gần 11 tỷ USD còn nắm trong tay hệ thống siêu thị

Big C Thái Lan, cũng đang rất thành công tại Việt Nam.

Cuộc cạnh tranh tại phân khúc cửa hàng tiện lợi 24/7 tại Việt Nam đang khốc liệt và hấp dẫn

không kém bất kỳ cuộc chiến kinh doanh nào. Nhưng một đặc điểm chung, tất cả đang phải

chịu cảnh thua lỗ để đổi lấy độ phủ và thị phần.

Ministop, chuỗi bán lẻ của Tập đoàn Aeon (Nhật Bản) năm ngoái đạt doanh thu 994 tỷ đồng,

lỗ 141 tỷ đồng. Hay như 7-Eleven, một thương hiệu hàng đầu thế giới trong lĩnh vực này gia

nhập Việt Nam từ năm 2017 cũng nhanh chóng tăng mức lỗ lên 107 tỷ đồng. Cũng phải nói

thêm rằng, tăng trưởng quy mô doanh thu của 7-Eleven là rất nhanh, đem về 415 tỷ đồng năm

ngoái, gấp 2,2 lần năm trước đó. Một cái tên khác, G25, thương hiệu Hàn Quốc được vận

hành bởi Tập đoàn Sơn Kim đạt gần 200 tỷ đồng doanh thu 2019, nhưng lỗ 67 tỷ đồng.

Không còn nghi ngờ, đây rõ ràng cũng là một cuộc đua đốt tiền đúng nghĩa. Sân chơi ngày

càng trở nên đông đúc với sự tham gia của các tay chơi mới, nhưng cũng chia tay với không

ít cái tên.
Tỷ trọng doanh thu của cửa hàng tiện lợi trên tổng quy mô ngành bán lẻ của Việt Nam vẫn

đang ở mức thấp so với các nước trong khu vực để ngỏ dư địa tăng trưởng còn lớn. Bên cạnh

đó, sự bùng nổ của thương mại điện tử và công nghệ áp dụng trong các cửa hàng, thay đổi

thói quen người tiêu dùng đang trở thành ưu thế giúp kênh hiện đại lấy dần thị phần của kênh

truyền thống.

Theo nhận định của Deloitte, sự mở rộng điểm bán hàng vật lý sẽ là điểm quan trọng đối với

các chuỗi để phát triển chiến lược đa kênh, giúp quản lý một cách liền mạch trải nghiệm

người dùng.

Được biết, cả 7-Eleven và G25 đang có kế hoạch nâng số điểm bán vật lý lên con số 1.000 và

2.500 trong vòng 10 năm tới.

Ở chiều ngược lại, các cửa hàng tạp hóa nhỏ lẻ mặc dù vẫn còn chỗ đứng do thói quen mua

sắm của một bộ phận người dân nhưng được dự báo sẽ sụt giảm trước xu hướng bán hàng

mới trong những năm tới.


The entrance strategy (market entry

stratetgy /penetration)

Để chuẩn bị cho bước "dấn thân" vào thị trường Việt Nam, tháng 07/2017, GS Retail đã ký

hợp đồng với Sơn Kim để thành lập một công ty liên doanh và đang nắm 30% cổ phần. GS

Retail sẽ cung cấp cho liên doanh các quyền sử dụng nhãn hiệu và các kinh nghiệm quản lý

và vận hành chuỗi cửa hàng tiện lợi. Đổi lại, liên doanh GS-Sơn Kim sẽ trả tiền bản quyền và

lợi tức bán lẻ cho GS Retail phần lợi tức tương ứng với số cổ phần 30%.Theo thỏa thuận, GS

Retail sẽ cung cấp cho liên doanh các quyền sử dụng nhãn hiệu và các kinh nghiệm quản lý

và vận hành chuỗi cửa hàng tiện lợi.

Sở dĩ GS25 chọn Sơn Kim là vì tập đoàn này hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bất động

sản, truyền thông và bán lẻ. Công ty này sở hữu chuỗi cửa hàng đồ lót lớn cùng nhiều cửa

hàng thời trang. Công ty cũng đang hợp tác với GS Home Shopping trong mảng mua sắm tại

nhà từ năm 2012. GS Home Shopping và GS Retail đều cùng thuộc hệ thống GS Group.Ông

Yun Ju Young, Trưởng phòng cao cấp phát triển kinh doanh quốc tế của GS Retail, cho rằng

việc chọn được Sơn Kim để phát triển chuỗi GS25 ở Việt Nam là một điều may mắn.

"Chúng tôi có những đòi hỏi rất khắt khe, nhưng Sơn Kim đã luôn lắng nghe và đồng cảm với

chúng tôi. Đây sẽ là một đối tác đồng hành kinh doanh tốt nhất trong tương lai", ông cho biết.

Vào tháng 1 năm 2018, GS25 đã chính thức “đổ bộ” vào Việt Nam với mong muốn lan tỏa

xu hướng ẩm thực Hàn Quốc tới người Việt. Mỗi cửa hàng GS25 có diện tích bình quân

130m2, kinh doanh khoảng 1.600 mặt hàng (thực phẩm chế biến, hàng tiêu dùng…), trong đó

cơ cấu 30% là hàng Hàn Quốc, 60% hàng Việt Nam và các sản phẩm đến từ các quốc gia

khác. GS25 hướng đến nhóm khách hàng trẻ, bận rộn, cần những dịch vụ nhanh gọn, chuẩn
mực và tiện lợi như có thể rút tiền, thanh toán các dịch vụ khác. Tham vọng của GS25 sẽ là

điểm cung cấp các loại thức ăn tươi, ngon và an toàn, đồng thời là nơi dẫn dắt xu hướng ẩm

thực cũng như quảng bá nhiều hình ảnh văn hóa. Hiện GS25 đã đầu tư một nhà máy chuyên

sản xuất thực phẩm tại Long An, có thể cung cấp 20.000 sản phẩm thức ăn nhanh cho chuỗi

cửa hàng tại Việt Nam. Cuối tháng 10/2019, GS25 Việt Nam đã chính thức áp dụng hình thức

nhượng quyền tại Việt Nam để tăng tốc độ mở rộng cửa hàng.

Bà Nguyễn Hồng Trang, Tổng giám đốc GS25 Việt Nam, cho biết đơn vị này sẽ triển khai 3

hình thức nhượng quyền, bao gồm: Người nhượng quyền đầu tư mở một cửa hàng riêng lẻ;

Người nhượng quyền đầu tư mở chuỗi cửa hàng; Người nhượng quyền cùng đầu tư với GS25

Việt Nam.

Cũng theo bà Trang, điều kiện nhượng quyền khá "hời". Người nhượng quyền chỉ cần bỏ ra

số vốn ban đầu không quá 2 tỉ đồng là có thể mở ra một cửa hàng tiện lợi với nguồn sản

phẩm phong thú từ các nhà phân phối lớn và uy tín tại Việt Nam lẫn hàng nhập từ Hàn Quốc.

Ngoài ra, GS25 Việt Nam sẽ hỗ trợ nguồn hàng, vận chuyển, hạ tầng kĩ thuật, mô hình và

thiết kế…

You might also like