You are on page 1of 12

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ

Đề tài

CHUYỂN ĐỔI SỐ

Xác nhận của người HD Chữ kí của tác giả

Phan Đình Vấn Nguyễn Thị Phương Hoa

Đà Nẵng, 2021
Thi giữa kì Tin học ứng dụng trong quản lý

MỤC LỤC

Chương 1 Giới thiệu về chuyển đổi số...............................................................1

1.1 Chuyển đổi số là gì?.................................................................................1

1.2 Chuyển đổi số khác số hóa như thế nào?.................................................2

1.2.1 Số hóa là gì........................................................................................2

1.2.2 Ứng dụng số hóa (Digitalization)......................................................2

1.2.3 Chuyển đổi số (Digital transformation).............................................3

Chương 2 Trụ cột chính của chuyển đổi số và xu hướng hiện tại......................3

2.1 2.1 Trải nghiệm khách hàng.....................................................................3

2.2 Quy trình hoạt động.................................................................................4

2.3 Mô hình kinh doanh.................................................................................5

2.4 Chuyển đổi số tác động thế nào đến doanh nghiệp..................................5

2.4.1 Cung cấp quy mô..............................................................................6

2.4.2 Tốc độ vô song..................................................................................6

2.4.3 Tính không đồng nhất.......................................................................6

i
Thi giữa kì Tin học ứng dụng trong quản lý

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1 So sánh Số hóa dữ liệu, Số hóa quy trình và Chuyển đổi số.....................4

ii
Thi giữa kì Tin học ứng dụng trong quản lý

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH

Hình 1 Chuyển đổi số, xu hướng không thể chuyển dịch......................................2

Hình 2 Số hóa và Chuyển đổi số trong Chuỗi Cung Ứng......................................5

iii
Thi giữa kì Tin học ứng dụng trong quản lý

Chương 1 Giới thiệu về chuyển đổi số


1.1 Chuyển đổi số là gì?

Chuyển đổi số (Digital transformation) là việc vận dụng tính luôn đổi mới,
nhanh chóng của công nghệ kỹ thuật để giải quyết vấn đề. Khái niệm được ra
đời trong thời đại bùng nổ internet, mô tả những hoạt động đổi mới một cách
mạnh mẽ và toàn diện trong cách thức hoạt động của toàn doanh nghiệp, ở tất cả
những khía cạnh như cung ứng, sản xuất, hợp tác, mối quan hệ khách hàng hoặc
thậm chí là tạo ra những doanh nghiệp mới với cách thức hoạt động mới mẻ
hoàn toàn (Hình 1)

Chuyển đổi số không chỉ tác động đến những tổ chức hay doanh nghiệp mà còn
tác động đến những nhóm đối tượng khác xoay quanh như là khách hàng, đối
tác, nguồn nhân lực, kênh phân phối... Với việc tác động khá toàn diện vào đời
sống hiện nay, khái niệm chuyển đổi số được sử dụng khá bừa bãi, điều này
khiến khái niệm chuyển đổi số bị nhầm lẫn với những khái niệm khác như số
hóa (digitization) và ứng dụng số hóa (digitalization). Ở phần tiếp theo chúng ta
sẽ làm rõ hơn về vấn đề này. Một số ví dụ cho số hóa: Cho ra đời những doanh
nghiệp số với cách thức hoạt động hoàn toàn mới (facebook...), những doanh
nghiệp chuyển đổi hình thức kinh doanh (Amazon...) [1].

1
Thi giữa kì Tin học ứng dụng trong quản lý

Hình 1 Chuyển đổi số, xu hướng không thể chuyển dịch


1.2 Chuyển đổi số khác số hóa như thế nào?

Trước tiên chúng ta sẽ xác định nội dung của phần này sẽ là so sánh để làm rõ sự
khác biệt giữa ba khái niệm từ thấp đến cao: Digitization, digitalization và digital
transformation.
1.2.1 Số hóa là gì

Số hóa là một trong những bước đầu của quá trình chuyển đổi số. Khái niệm số
hóa đề cập đến công việc cụ thể là: chuyển thể dữ liệu ở dạng giấy truyền thống
thành những dữ liệu mềm trên máy tính.

Là bước đầu trong quá trình chuyển đổi số, việc số hóa đã diễn ra và vẫn tồn tại
cho đến bây giờ với hình thức nhập liệu hoặc máy scan. Và đây là bước bắt
buộc phải có nếu doanh nghiệp muốn tham gia vào chuyển đổi số.

Những ví dụ cụ thể cho số hóa đã có từ lâu và được sử dụng rộng rãi trong đời
sống: chuyển đổi hình thức lưu trữ thông tin từ trên giấy thành những thông tin
mềm, thay đổi hình thức gửi thư hay tài liệu giấy tờ qua đường bưu điện sang
hình thức gửi bằng máy fax dưới dạng tín hiệu số.
1.2.2 Ứng dụng số hóa (Digitalization)

Ứng dụng số hóa là một chuỗi các hoạt động nhằm nâng cao hiệu suất công việc

và giảm bớt thời gian cần thiết để thao tác công việc đã có từ trước trong khi

chuyển đổi số là tạo ra những phương thức làm việc mới, còn số hóa là quá trình

biến đổi dữ liệu trên giấy thành dữ liệu mềm và quá trình này diễn ra trước bước

ứng dụng số hóa.

Sau khi có những dữ liệu ở dạng số hóa, công việc của ứng dụng số hóa là dùng
những phần mềm hoặc công cụ hỗ trợ để tối ưu số liệu. Những công việc trước
đây được làm thủ công như đếm, ghi chú, thống kê, tìm kiếm thông tin... nay sẽ
được giảm thiểu ở mức tối đa vì có sự trợ giúp của công nghệ thông tin.

2
Thi giữa kì Tin học ứng dụng trong quản lý

Ví dụ: việc gọi điện cho khách hàng sẽ được hệ thống ghi chú và lưu lại ngày,
giờ thay cho tư vấn viên, cũng như hệ thống sẽ tự động trong quá trình thống kê
dữ liệu, dữ liệu cá nhân của từng khách hàng sẽ được chia nhóm, phân loại... hỗ
trợ cho quá trình báo cáo lấy số liệu mà không cần đến nguồn nhân lực.
1.2.3 Chuyển đổi số (Digital transformation)

Chuyển đổi số là một quá trình hoàn chỉnh áp dụng số hóa và ứng dụng số hóa
nhưng ở một cấp độ cao hơn. Chuyển đổi số mô tả những chuyển đổi vô cùng lớn
ở quy mô doanh nghiệp hay thậm chí là thị trường.

Chuyển đổi số là một chuỗi những hoạt động thay đổi về cách thức vận hành và
những việc làm cụ thể từ trước đến nay. Ví dụ: công việc viết thư cho khách
hàng mỗi ngày qua SMS trước đây là một công việc thủ công, nhưng sau quá
trình số hóa thông tin và ứng dụng số hóa, công việc này được thực hiện bằng
hệ thống một cách hàng loạt và đồng bộ. Ngoài ra, hệ thống còn có thể gọi tự
động cho khách hàng và khách hàng có thể tương tác trong thời gian diễn ra
cuộc gọi để nhận thông tin.

Chuyển đổi số là một quá trình hoàn thiện bao gồm nhiều bước khác nhau, vì vậy
sẽ tốn kém rất nhiều chi phí, nếu không được lên kế hoạch cụ thể có thể dẫn đến
thiệt hại và ngưng trệ cho toàn doanh nghiệp [2].

Chương 2 Trụ cột chính của chuyển đổi số và xu hướng hiện tại
2.1 2.1 Trải nghiệm khách hàng

Trải nghiệm của khách hàng trong chuyển đổi số là yếu tố dễ nhận thấy nhất
trong cả quá trình áp dụng kỹ thuật số, vì yếu tố này rất dễ đánh giá bằng cách
sử dụng những phản hồi cho khách hàng. Và để làm tăng trải nghiệm cho khách
hàng, doanh nghiệp cần cụ thể hóa bằng những yếu tố sau (Bảng 1):
- Tạo ra một quy trình chuẩn xác và rõ ràng để khách hàng có thể nắm bắt thông
tin, giúp khách hàng hiểu rõ được họ đang làm việc với ai, sử dụng quy trình nào
và làm thế nào để áp dụng quy trình đó.

3
Thi giữa kì Tin học ứng dụng trong quản lý

- Tạo ra những công cụ như: kênh thông tin tư vấn đa dạng trên điện thoại hoặc
cả internet, đào tạo đội ngũ chăm sóc khách hàng luôn trong trạng thái sẵn sàng
phục vụ.

- Sử dụng thông tin khách hàng một cách hiệu quả trong hai quá trình trên để
giảm thời gian tiếp xúc và tăng sự thấu hiểu khách hàng ở nhiều điểm tiếp xúc.

Bảng 1 So sánh Số hóa dữ liệu, Số hóa quy trình và Chuyển đổi số


Số hóa dữ liệu Số hóa quy trình Chuyển đổi số
Chuyển đổi thông Tận dụng dữ liệu và quy trình
Tận dụng dữ liệu
tin từ dạng analog được số hóa để tạo ra mô hình
Đình kỹ thuật số để đơn
hay vật lý thành hoạt động mới. Từ đó đem lại
nghĩa giản hóa quy trình
định dạng kỹ những cơ hội và giá trị mới
làm việc
thuật số cho doanh nghiệp
Netflix chuyển
Netflix hỗ trợ Netflix tạo ra nền tảng chiếu
hóa việc thuê
khách hàng đăng phim trực tuyến từ đăng ký
băng cát sét với
ký thuê đĩa CD từ đến xem phim. Bằng công
Ví dữ liệu analog
đường bưu điện nghệ học máy và Big data,
dụ thành đĩa CD kỹ
thành đăng ký Netflix có thể giới thiệu phim
thuật số để cãi
trực tiếp trên dựa trên lịch sử xem của
thiện chất lượng
mạng người dùng
phim
Quy Quy trình thủ Quy trình bán thủ Quy trình tự động
trìnhcông (Bước 1) công (Bước 2) (Bước 3)
2.2 Quy trình hoạt động

Tuy sự hài lòng của khách hàng là một vấn đề quan trọng, nhưng nếu chỉ tập
trung vào vấn đề này mà bỏ qua sự tập trung vào quy trình hoạt động của công ty
sẽ dẫn đến thiếu hiệu quả trong việc quản lý, sự trùng lặp công việc giữa các
phòng ban.

- Việc ứng dụng chuyển đổi số để tạo ra những quy trình mới sẽ khiến nguồn dữ
liệu là trọng tâm của doanh nghiệp, điều này giúp giảm bớt phần nào những rào
cản giữa các phòng ban với nhau, vì vậy việc phân chia công việc rõ ràng là một
yếu tố quan trọng, việc trùng lặp sẽ gây ra những trải nghiệm không tốt cho
khách hàng.

4
Thi giữa kì Tin học ứng dụng trong quản lý

Việc tự động hóa cũng sẽ hạn chế nhiều công việc trong quá khứ, do đó đội ngũ
quản lý cần phải liên tục cập nhật những cách thức làm việc cũng như những tác
vụ cụ thể mới cho từng phòng ban.
2.3 Mô hình kinh doanh

Là một yếu tố gắn liền mật thiết với quy trình làm việc, mô hình kinh doanh của
doanh nghiệp có thể bị thay đổi theo những thay đổi của quy trình làm việc.
Những yếu tố dễ thay đổi nhất của doanh nghiệp là quy mô và cách thức tiếp
cận khách hàng mới như là phân phối, thanh toán, truyền thông...

Tuy nhiên, việc thay đổi không nên chênh lệch quá mức so với mục tiêu ban đầu
về đường lối của doanh nghiệp cũng như khách hàng mục tiêu, đảm bảo mối
quan hệ lâu dài giữa doanh nghiệp với khách hàng, nhân viên và đối tác.
2.4 Chuyển đổi số tác động thế nào đến doanh nghiệp

Chuyển đổi số hứa hẹn mang lại lợi ích so sanh đến các doanh nghiệp dám triển
khai quy trình sản xuất hàng loạt khi bước vào kỷ nguyên số của thế kỷ 20 và
những ảnh hưởng của nó đến cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của doanh
nghiệp là tất yếu. Trong một nền kinh tế chia sẻ, những tiến bộ trong công nghệ
số trao quyền như nhau cho cả cá nhân và doanh nghiệp (Hình 2). Rào cản giữa
vật lý và ‘ảo’ đang được làm mờ đi với tốc độ nhanh chóng để cả hai được đan
xen vào nhau, cùng cung cấp trải nghiệm cho khách hàng. Đó là một kỷ nguyên
mà các khoản thanh toán được thực hiện bằng một cú chạm trên chiếc
smartphone, hàng hóa được đặt trên web và được giao phi biên giới, viễn cảnh
con người sẽ sớm di chuyển bằng những chiếc xe tự lái được vận hành thông
qua các máy chủ cách xa hàng ngàn dặm.

5
Thi giữa kì Tin học ứng dụng trong quản lý

Hình 2 Số hóa và Chuyển đổi số trong Chuỗi Cung Ứng


2.4.1 Cung cấp quy mô

Với những tiến bộ trong công nghệ kỹ thuật số, mỗi doanh nghiệp có thể là một
tổ chức toàn cầu. Các doanh nghiệp có thể phục vụ nhiều phân khúc vượt qua các
ranh giới địa lý theo quy mô mà trước đây không thể tưởng tượng được. Ngày
nay, các tổ chức có một khả năng phi thường để nắm bắt, lưu trữ, xử lý và hưởng
lợi từ khối lượng dữ liệu khổng lồ. Ví dụ, hiện một phần ba doanh thu của
Amazon đến từ “Ngày Thứ Hai Điện Tử” (Cyber Monday), khoảng 3 tỷ đô la
Mỹ.
2.4.2 Tốc độ vô song

Các tổ chức có thể nhanh chóng thâm nhập vào các thị trường mới hơn mà không
cần sửa đổi gì đối với platform kinh doanh kỹ thuật số của họ. Lấy Uber làm ví
dụ, chỉ trong năm năm kể từ khi ra mắt, doanh nghiệp đã hoạt động ở 58 quốc gia
và hơn 300 thành phố. Tức là, cứ sau sáu ngày thì doanh nghiệp lại mở rộng sang
một thành phố mới.
2.4.3 Tính không đồng nhất

Số hóa đã tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp đang ở ngã ba đường khám
phá những cơ hội mới. Do đó, các tổ chức hiện có thể đáp ứng nhu cầu của các
phân khúc thị trường khác nhau - thường không được xem xét trong các ngành
công nghiệp bản địa của họ. Ví dụ, Nike đang mạo hiểm đầu tư vào lĩnh vực

6
Thi giữa kì Tin học ứng dụng trong quản lý

quản lý sức khỏe trong khi một bưu chính và hậu cần tổ chức như UPS lại có
bước đột phá khi đầu tư vào các giải pháp quản lý tài chính.

Đà Nẵng, ngày 15 tháng 12 năm 2021

Người chỉnh sửa

Nguyễn Thị Phương Hoa

7
Thi giữa kì Tin học ứng dụng trong quản lý

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1 Wiki, "Chuyển đổi số," [Online]. Available:


] https://vi.wikipedia.org/wiki/Chuy%E1%BB%83n_%C4%91%E1%BB
%95i_s%E1%BB%91..

[2 G.Vial, "Understanding digital transformation: A review and a research


] agenda," The Journal of Strategic Information Systems, vol. 28, no. 2, pp. 118
- 114, 2019.

You might also like