You are on page 1of 6

Đề tài : Sự đổi mới mô hình kinh doanh của các doanh nghiệp

trong tình hình mới.

Đại dịch Covid-19 với những ảnh hưởng nặng nề, diễn biến phức tạp,
khó kiếm soát đã ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế toàn cầu. Các
doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với hàng ngàn khó khăn và thử
thách, đứt gãy chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất và khủng hoảng về lao
động đang là thách thức to lớn. Trong sự khó khăn đó, nhiều sự
chuyển đổi trong trật tự, sản phẩm, cấu trúc, phương thức quản trị, mô
hình kinh doanh để bắt kịp nhu cầu thị trường đã là phao cứu sinh
giúp sức khỏe các doanh nghiệp bắt đầu phục hồi.
Các chỉ thị giản cách xã hội, hạn chế tiếp xúc của công tác phòng
ngừa dịch bệnh khiến việc mua hàng trên các thiết bị dị động, công
nghệ và giao hàng tại nơi người tiêu dùng thuận tiện nhận hàng đã
giúp người tiêu dùng mua được sản phẩm họ cần vào bất kì thời điểm
nào họ muốn trở nên thuận tiện hơn bao giờ hết. Các hoạt động giải
trí, học tập hay là làm việc không cần di chuyển đến nhiều vị trí địa
điểm mà được diễn ra trên các nền tảng công nghệ. Người tiêu dùng
đã dần tối đa hóa thời gian, sử dụng các sản phẩm dịch vụ thông qua
truy cập từ nhà. Do đó, sự tiện lợi là một trong các tiêu chí tiêu dùng
trong xã hội tại bối cảnh covid hiện nay.
Với diễn biến như vậy các doanh nghiệp buộc phải sáng tạo, phản ứng
nhanh để thích nghi với xu hướng và cách tiêu dùng mới của người
dân. Theo đó, thay đổi mô hình kinh doanh, từ sản xuất đến phân
phối, vận chuyển, tiêu thụ là giải pháp tốt nhất giúp doanh nghiệp
phát triễn trong tình hình mới.
- Chuyển đổi số, phát triễn thương mại điện tử
Giữa thời đại 4.0 thay đổi chóng mặt, không phải “cá lớn nuốt cá bé
mà cá nhanh nuốt cá chậm”, với nhu cầu to lớn của người tiêu dùng
giữa đại dịch như trên thì chuyển đổi số là “cần câu” lý tưởng và
không chấp nhận sự trì trệ và chậm trễ, chuyển đổi số hoặc là chết,
các doanh nghiệp cần làm ngay và không ngần ngại. Với tinh thần đó,
nhiều doanh nghiệp đã bắt tay ngay vào chuyển đổi số giữa dại dịch.
Nhưng đây là một việc mới, là sự thay đổi hoàn toàn về mô hình kinh
doanh vậy các doanh nghiệp phải lưu ý và làm gì để thích nghi với “
cần câu” mới này. Ông Phương Trầm, Tư vấn trưởng về chuyển đổi
số của Tập đoàn FPT chia sẻ: “Có ba điều cần phải làm. Đầu tiên là
sẵn sàng về phương diện lãnh đạo. Người lãnh đạo cần hiểu mình
muốn gì và công nghệ có thể chuyển đổi công ty của mình thế nào.
Thứ hai là sẵn sàng về phương diện tổ chức. Cần sự tham gia của cả
tổ chức để làm nên sự chuyển đổi. Chúng ta cần đào tạo và phát triển
nhân sự. Thứ ba là sẵn sàng về phương diện công nghệ. Điều này cần
được phát triển song song với yếu tố nhân sự”.
Ví dụ điển hình của chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính là BIDV
Smart Banking với mục tiêu nâng cao trải nghiệm của khách hàng khi
sử dụng sản phẩm, dịch vụ, BIDV đã áp dụng số hóa dữ liệu giao dịch
của mình. Ngân hàng đã triển khai cổng thanh toán trực tuyến các
dịch vụ công cấp độ 4 trên cổng dịch vụ công quốc gia, triển khai
thành công hệ thống đăng ký trực tuyến BIDV Smart Banking, đem
lại sự tiện lợi, nhanh chóng cho khách hàng như chuyển tiền, thanh
toán,...
Một ví dụ khác rất bùng nổ trong những năm gần đây như các mô
hình gọi xe công nghệ, mua hàng trực tuyến như Grab, Bee, Shopee,
Tiki,… nếu trước đây khách hàng vẫn có thể thực hiện được thao tác
đặt xe, mua hàng thông qua một tổng đài, song sẽ gặp nhiều bất cập
như bị động, mất nhiều thời gian chờ đợi, giá không rõ ràng,… Đến
khi mô hình kinh doanh thông qua các ứng dụng công nghệ trên bùng
nổ, đã làm thay đổi hoàn toàn cách thức tương tác, mang lại trải
nghiệm mới mẻ cho khách hàng khi thời gian nhanh hơn, tiện hơn,
chủ động hơn với chi phí hợp lý hơn.
Lợi ích nhìn thấy rõ của chuyển đổi số hóa là: không cần phải dành ra
một khoảng không để lưu trữ hồ sơ, giấy tờ, tài liệu..., tiết kiệm chi
phí thuê mặt bằng, tiết kiệm thời gian in ấn và sắp xếp tài liệu, tìm
kiếm cũng đơn giản hơn; việc số hóa dữ liệu kết hợp với những công
cụ bảo mật tốt có thể tăng cường sự an toàn khi lưu trữ; dễ kiểm soát,
lên kế hoạch... và dẫn đến một xu hướng rất phổ biến hiện nay là xu
hướng “tiêu dùng hiện đại”.
Chuyển đổi số đã giúp nhiều doanh nghiệp gặt hái được quả ngọt đầu
mùa giữa đại dịch, nhưng để thực sự bền vững cần gắn liền với thay
đổi tư duy và phương thức sản xuất, kinh doanh chứ không chỉ đơn
thuần là mua những nền tảng công nghệ về ứng dụng. Bên cạnh đó,
chuyển đổi số không nên chỉ đến từ áp lực của dịch Covid-19. Dịch
Covid-19 như một cú huých để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số diễn
ra nhanh hơn.
- Kinh doanh xanh
Kinh doanh xanh mô tả một công ty không gây ra bất kỳ tác động tiêu
cực nào đến môi trường, nền kinh tế hoặc cộng đồng. Các loại hình
kinh doanh này có tư duy tương lai khi đề cập đến nhân quyền, các
mối quan tâm về môi trường và các vấn đề liên quan. Các doanh
nghiệp xanh sử dụng tài nguyên bền vững với môi trường và duy trì
các chính sách có trách nhiệm với xã hội.
Nếu chủ doanh nghiệp nhỏ muốn phát triển môi trường xanh, sẽ phải
cần thiết lập các phương pháp tốt nhất để phát triển bền vững khi
mua, phát triển sản phẩm, sản xuất và cung cấp sản phẩm và dịch vụ.
Trách nhiệm môi trường là đặc điểm cơ bản để phân biệt các công ty
xanh với các công ty không giám sát tác động môi trường của họ. Các
doanh nghiệp thuộc mọi quy mô đã phát triển thành công trong lĩnh
vực xanh, từ công ty sở hữu độc quyền cho đến các công ty nằm trong
danh sách Fortune 500. Các chiến lược xanh không chỉ bảo tồn tài
nguyên thiên nhiên mà còn có thể giảm chi phí và nâng cao hiệu quả.
Kết quả cuộc khảo sát được thực hiện bởi Accenture PLC - một công
ty trong Fortune Global 500 - vào tháng 4/2020 cũng cho thấy, 60%
người tiêu dùng muốn mua hàng thân thiện với môi trường. Sử dụng
ít nhựa hơn là ưu tiên hàng đầu của người tiêu dùng trước Covid-19,
nhưng hiện nay là những lo ngại về biến đổi khí hậu kèm theo môi
trường sống. Tính bền vững là một yếu tố được người tiêu dùng hiện
đại quan tâm khi mua sắm, họ sẵn sàng góp phần xây dựng môi
trường sống bền vững thông qua chi tiêu vào các sản phẩm được
chứng nhận “xanh”, “không ảnh hưởng môi trường”.
Người tiêu dùng thiện cảm nhiều hơn đối với các thương hiệu có tinh
thần trách nhiệm, có thể giúp làm cho thế giới sạch hơn. Chính vì vậy,
doanh nghiệp cũng sẽ phải thay đổi mô hình sản xuất – kinh doanh, từ
tìm nguồn cung ứng tiêu chuẩn và bền vững đến xây dựng quy trình
sản xuất không ô nhiễm, tác động tiêu cực đến môi trường, phân phối
các sản phẩm có “nhãn xanh” thân thiện môi trường đến tay người
tiêu dùng.
- Đã đến lúc ứng dụng công nghệ trong quản trị kênh phân
phối
Kênh phân phối là một tổ chức hệ thống các quan hệ bên ngoài doanh
nghiệp giúp quản lý các hoạt động phân phối sản phẩm từ nhà sản
xuất đến người tiêu dùng để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp trên
thị trường. Vai trò của kênh phân phối tập trung vào: thoả mãn nhu
cầu của thị trường; giúp nhà sản xuất kịp thời chỉnh sửa các hoạt động
marketing; tạo liên kết với khách hàng; là công cụ giúp công ty đứng
vững trên thị trường; giúp nhà sản xuất nắm bắt kịp thời những thông
tin cần thiết về thị trường và yêu cầu của khách hàng về sản phẩm.
Covid-19 đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng, giảm dịch vụ khách hàng
và gây ra sự chậm trễ giao hàng. Đồng thời, người tiêu dùng hiện đại
cũng nâng cao kỳ vọng, trở thành tiêu chuẩn trong nhu cầu chi tiêu,
tạo ra áp lực mới cho các doanh nghiệp. Do đó, ngay cả những doanh
nghiệp cung ứng dịch vụ hậu cần, logistics cũng cần thay đổi mô hình
kinh doanh. Các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (AI),
blockchain và tự động hóa đang được tích hợp vào mạng cung cấp kỹ
thuật số, tích hợp dữ liệu và thông tin từ các nguồn khác nhau để thúc
đẩy phân phối hàng hóa sản xuất dọc theo chuỗi giá trị.
Việc ứng dụng công nghệ trong quản trị kênh phân phối có ý nghĩa
quan trọng, giúp sản phẩm tiếp cận khách hàng nhanh nhất, tăng
doanh thu. Bên cạnh đó kênh phân phối là yếu tố quan trọng để nhà
đầu tư hay đối tác đánh giá vị thế của doanh nghiệp trên thị trường,
giúp doanh nghiệp nâng cao vị thế của mình trong thị trường.
Đổi mới mô hình kinh doanh là cần thiết để các công ty có thể tồn
tại trong một thế giới thay đổi nhanh chóng và đồng thời là công cụ
linh hoạt để xây dựng một doanh nghiệp phát triễn bất kể trong ngành
công nghiệp nào. Giá trị mà việc đổi mới mang lại là vô cùng lớn.
Lịch sử ngành kinh doanh chính là minh chứng cho điều này. Khi mà
có rất nhiều doanh nghiệp tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức đối
mới thành công.

You might also like