You are on page 1of 4

Ngly mar

I. Giới thiệu chủ đề:


Giới thiệu chủ đề:
Đối mặt với thời đại công nghệ số chuyển đổi, môi trường kinh
doanh cũng vì thế mà trở thành mục tiêu để các nhóm ngành
dịch vụ tiếp cận sâu hơn, tìm hiểu kĩ hơn để đưa ra những
chính sách phù hợp với nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng
hiện đại. Cũng chính từ đây, có thể thấy hầu hết các doanh
nghiệp chú trọng hơn về mặt đầu tư, phát triển các chiến lược
marketing. Đặc biệt phải kể đến sự bắt nhịp đối với những xu
hướng marketing mới - điểm nóng của ngành marketing hiện
nay. Đưa doanh nghiệp hội nhập, thích ứng trước những biến
đổi nhanh chóng của thị trường. Đồng thời từ sự phân tích, ứng
dụng xu hướng marketing mới doanh nghiệp hiểu rõ và nhận
thức được những cơ hội và thách thức mà doanh nghiệp phải
đối mặt trước sự phát triển của môi trường kinh doanh hiện
đại.
Tầm quan trọng
Xu hướng marketing đóng vai trò quan trọng trong việc giúp
các doanh nghiệp tiếp cận và tương tác hiệu quả hơn với khách
hàng. Bằng cách cập nhật các xu hướng mới, doanh nghiệp có
thể tối ưu hóa chiến lược, mở rộng tầm nhìn cùng sự hiểu biết
về thị trường. Qua đó không những bắt nhịp được sự đổi mới
mà còn tạo ra các trải nghiệm khách hàng đầy độc đáo và thú
vị. Điều này đã góp phần rút ngắn lại khoảng cách giữa doanh
nghiệp và khách hàng, xây dựng mối liên hệ mật thiết giữa họ,
thông qua đó tạo ra những đợt sóng tương tác mạnh mẽ với
khách hàng, làm gia tăng cơ hội bán hàng, tăng trưởng doanh
số. Bên cạnh đó, xu hướng marketing mới thường tập trung vào
các phương tiện kỹ thuật số, như marketing trên mạng xã hội,
nền tảng video, và trải nghiệm tương tác. Điều này thực tế vì
người tiêu dùng ngày càng dùng internet nhiều hơn và mong
muốn kết nối với thương hiệu thông qua các kênh trực tuyến.
Đồng thời, việc sử dụng dữ liệu và công nghệ AI cũng giúp cá
nhân hóa hơn, tăng hiệu quả của chiến lược marketing.
Mục tiêu nghiên cứu:
+ Phân tích, hiểu rõ về thực trạng , dự đoán những thay đổi của
xu hướng marketing mới , hiện đại
+ Cơ hội , thách thức mà doanh nghiệp phải đối mặt khi triển
khai xu hướng marketing mới
+ Đánh giá thực trạng hiện tại của xu hướng marketing từ đó
thiết lập kế hoạch, công cụ hỗ trợ doanh nghiệp trong các dự
án mới
+ Kết quả mà doanh nghiệp thu được khi áp dụng các xu hướng
mới của ngành
Đối tượng nghiên cứu: các xu hướng Marketing mới hiện nay
đang được ứng dụng và nổi bật trong ngành hàng F&B tại Việt
Nam
II. Thực trạng của ngành ăn uống F&B
F&B là viết tắt của Food and Beverage, có nghĩa là thực phẩm
và đồ uống. Ngành F&B nói chung là các doanh nghiệp kinh
doanh bán hàng thực phẩm và đồ uống trên thị trường. Ngành
F&B đang chiếm thị phần vô cùng lớn tại thị trường nước ta.
Theo báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường BMI, “Việt
Nam đã trở thành một trong những thị trường F&B hấp dẫn
nhất thế giới”. Xét đến những thông số cụ thể, ngành F&B đã
đóng góp 15,8% vào tổng GDP quốc gia năm 2021. Trong khi
đó, tổng doanh thu các doanh nghiệp ngành F&B thu về trong
năm 2022 đạt gần 610.000 tỷ đồng, tăng 39% so với năm 2021.
(https://www.gosell.vn/blog/tiem-nang-va-xu-huong-phat-
trien-cua-nganh-fb-tai-viet-nam/)

Cơ hội ngành F&B tại Việt Nam:

+Thị trường rộng lớn và tiềm năng: hiện nay cả nước đang có
đến 540.000 cửa hàng kinh doanh ăn uống:430.000 cửa hàng
nhỏ,7.000 nhà hàng chuyên dịch vụ thức ăn nhanh,22.000 cửa
hàng cà phê, các quầy bar,80.000 nhà hàng được đầu tư bài
bản
+Thị hiếu mang xu hướng “Nhanh – Gọn – Tiện Lợi” của người
tiêu dùng: Việt Nam cũng là một quốc gia có lượng dân số trẻ
lớn, do tính chất công việc và lối sống thì đa số họ đều thích ăn
ngoài và ngày càng yêu thích các dịch vụ cung cấp đồ ăn tận
nơi.Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và thương
mại điện tử tại Việt Nam cũng giúp cho các hoạt động của
ngành F&B tại các doanh nghiệp thêm “nở rộ”.
Những xu hướng marketing ứng dụng vào ngành F&B tại Việt
Nam:
+Tạo độ phủ trên các mạng xã hội phổ biến
+Quảng cáo địa điểm cửa hàng trên Google Maps
+Seeding thương hiệu trên các hội nhóm review đồ ăn
+Xuất hiện ở vị trí cao trong các bài viết toplist
+Quảng cáo bằng con người – sử dụng influencer trong ngành
F&B
+Sử dụng nguyên liệu có lợi cho sức khỏe
+Thanh toán không dùng tiền mặt
+Mở rộng các cửa hàng tiện lợi
+Big Data và trí tuệ nhân tạo (AI)
+Chuyển đổi kỹ thuật số đối với ngành bán lẻ
Những thách thức của ngành F&B tại Việt Nam:

+Thay đổi trong xu hướng tiêu dùng: Sự thay đổi trong xu


hướng tiêu dùng có thể khiến cho các doanh nghiệp phải thích
nghi nhanh với sở thích mới của khách hàng, và không thích
nghi có thể dẫn đến sụt giảm doanh thu.

+ Biến đổi khí hậu:Biến đổi khí hậu dưới dạng thiên tai bão, lũ
lụt và hỏa hoạn... là rủi ro đối với các công ty F&B, phá vỡ chuỗi
cung ứng, giảm nguồn cung nguyên liệu.
+Sự cạnh tranh gay gắt: Sự cạnh tranh trong thị trường F&B
luôn là một rủi ro lớn. Đặc biệt khi sự cạnh tranh dẫn đến áp
lực giá và lợi nhuận của doanh nghiệp.

You might also like