You are on page 1of 28

CHƯƠNG 4: HỆ THỐNG THÔNG TIN SỐ

1. Các khái niệm


2. Quy trình chuyển đổi số hệ thống thông tin quản lý
3. Một số hệ thống thông tin số
4. Chuyển đổi số trong từng, ngành, lĩnh vực

1 GV. Lê Thị Hồng, Khoa CNTT&TT, trường ĐHHĐ


4.1. Các khái niệm

▪ Chuyển đổi số
▪ Chuyển đổi số cơ quan nhà nước
▪ Hệ thống thông tin quản lý
▪ Bộ chỉ số đánh giá về chuyển đổi số

GV. Lê Thị Hồng, Khoa CNTT&TT, trường ĐHHĐ


4.1. Các khái niệm

Chuyển đổi số
▪ Là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về
cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công
nghệ số.
▪ Là bước phát triển tiếp theo của tin học hóa
▪ Trên thế giới: 2015, phổ biến từ năm 2017.
▪ Ở Việt Nam: năm 2018.
▪ Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia
vào ngày 03/6/2020.

GV. Lê Thị Hồng, Khoa CNTT&TT, trường ĐHHĐ


4.1. Các khái niệm

Số hóa
▪ Là quá trình chuyển đổi thông tin trên giấy và các quy trình thủ công
thành định dạng kỹ thuật số trong đó thông tin được tổ chức thành các
bit và byte.
▪ Ví dụ: quét một bức ảnh hoặc chuyển đổi một báo cáo giấy thành PDF.
Dữ liệu không bị thay đổi - nó chỉ đơn giản được mã hóa theo định
dạng kỹ thuật số.

GV. Lê Thị Hồng, Khoa CNTT&TT, trường ĐHHĐ


4.1. Các khái niệm

Tin học hóa


▪ Còn gọi là ứng dụng công nghệ thông tin, là việc số hóa quy trình
nghiệp vụ đã có
▪ Tin học hóa không làm thay đổi quy trình đã có hoặc mô hình hoạt
động đã có.
▪ Khi tin học hóa ở mức cao, dẫn đến thay đổi quy trình hoặc thay đổi
mô hình hoạt động, thì gọi là chuyển đổi số.

GV. Lê Thị Hồng, Khoa CNTT&TT, trường ĐHHĐ


4.1. Các khái niệm

Công nghệ số
▪ Là quá trình thay đổi mô hình từ truyền thống sang doanh nghiệp số
bằng cách áp dụng công nghệ mới ví dụ như: dữ liệu lớn (Big Data),
điện toán đám mây (Cloud), Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo
(AI),… thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc
và văn hóa công ty.
▪ Khi có dữ liệu được số hóa rồi, chúng ta phải sử dụng các công nghệ
4.0 như AI, Big Data, IoT, Cloud,… để phân tích dữ liệu, biến đổi
chúng và tạo ra một giá trị mới.
▪ Là mức độ cao hơn số hóa, giống như một pha hoàn thiện của số hóa.

GV. Lê Thị Hồng, Khoa CNTT&TT, trường ĐHHĐ


4.1. Các khái niệm

Công nghệ số
▪ Bốn công nghệ số tiêu biểu thúc đẩy chuyển đổi số:
• Trí tuệ nhân tạo,
• Internet vạn vật,
• Dữ liệu lớn,
• Điện toán đám mây.
▪ Ngoài ra, chuỗi khối cũng là một công nghệ số quan trọng của chuyển
đổi số.

GV. Lê Thị Hồng, Khoa CNTT&TT, trường ĐHHĐ


4.1. Các khái niệm

Chuyển đổi số cơ quan nhà nước


▪ Là hoạt động phát triển chính phủ số của các cơ quan trung ương và
tương ứng với đó là hoạt động phát triển chính quyền số, đô thị thông
minh của các cơ quan chính quyền các cấp ở địa phương.
▪ Phát triển hạ tầng số

GV. Lê Thị Hồng, Khoa CNTT&TT, trường ĐHHĐ


4.1. Các khái niệm

Chính phủ điện tử


▪ Là chính phủ ứng dụng CNTT để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt
động, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn  quá trình tin học
hóa các hoạt động của chính phủ.
▪ Chính phủ điện tử, hiểu một cách đơn giản, là “bốn Không”:
▫ Có khả năng họp không gặp mặt,
▫ Xử lý văn bản không giấy,
▫ Giải quyết thủ tục hành chính không tiếp xúc
▫ Thanh toán không dùng tiền mặt.

GV. Lê Thị Hồng, Khoa CNTT&TT, trường ĐHHĐ


4.1. Các khái niệm

Chính phủ số
▪ Là chính phủ có toàn bộ hoạt động an toàn trên môi trường số
▪ Là chính phủ điện tử, thêm “bốn Có”:
• Có toàn bộ hoạt động an toàn trên môi trường số,
• Có khả năng cung cấp dịch vụ mới nhanh chóng,
• Có khả năng sử dụng nguồn lực tối ưu và
• Có khả năng kiến tạo phát triển, dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia, giải quyết
hiệu quả những vấn đề lớn trong phát triển và quản lý kinh tế - xã hội.

GV. Lê Thị Hồng, Khoa CNTT&TT, trường ĐHHĐ


4.1. Các khái niệm
▪ Phân biệt chính phủ điện tử và chính phủ số

Chính phủ điện tử Chính phủ số


▪ Là chính phủ tin học hóa ▪ Là chính phủ chuyển đổi số, đổi mới mô
quy trình đã có, cung cấp hình hoạt động, thay đổi quy trình làm
trực tuyến các dịch vụ việc, thay đổi cách thức cung cấp dịch vụ,
hành chính công đã có. nhanh chóng cung cấp dịch vụ công mới.
▪ Thước đo của CPĐT là số ▪ Thước đo của CPS là số lượng dịch vụ
lượng dịch vụ hành chính hành chính công giảm đi, số lượng dịch vụ
công trực tuyến. công mới, mang tính sáng tạo phục vụ xã
hội tăng lên, nhờ công nghệ số và dữ
liệu…

GV. Lê Thị Hồng, Khoa CNTT&TT, trường ĐHHĐ


4.1. Các khái niệm

▪ Chính quyền số là chính phủ số được triển khai tại các cấp chính
quyền địa phương (cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã).
▪ Ở cấp quốc gia, quốc gia thông minh gồm ba thành phần:
• Chính phủ số,
• Kinh tế số
• Xã hội số.
▪ Ở cấp địa phương, đô thị thông minh cũng gồm ba thành phần
tương ứng:
• Chính quyền số,
• Kinh tế số
• Xã hội số trong phạm vi địa lý của đô thị đó.
GV. Lê Thị Hồng, Khoa CNTT&TT, trường ĐHHĐ
4.1. Các khái niệm
Hệ thống thông tin quản lý
▪ Là một cấu trúc hợp nhất các
cơ sở dữ liệu và các dòng thông
tin làm tối ưu việc thu thập, lưu
trữ, truyền dẫn và phân tích
thông tin, thông qua tổ chức
nhiều cấp có các nhóm thành
phần thực hiện nhiều nhiệm vụ
khác nhau, để đạt được mục
tiêu thống nhất của hoạt động
quản lý.
▪ Ví dụ: 1 hệ thống thông tin
quản lý doanh nghiệp
GV. Lê Thị Hồng, Khoa CNTT&TT, trường ĐHHĐ
4.1. Các khái niệm

Các đặc trưng của hệ thống thông tin quản lý


▪ Hỗ trợ chức năng xử lý dữ liệu trong giao dịch và lưu trữ;
▪ Sử dụng cơ sở dữ liệu thống nhất, có nhiều chức năng xử lý dữ liệu;
▪ Cung cấp đầy đủ thông tin để nhà quản lý truy cấp dữ liệu;
▪ Có khả năng thích ứng với những thay đổi của quy trình xử lý thông
tin;
▪ Đảm bảo an toàn và toàn vẹn dữ liệu.

GV. Lê Thị Hồng, Khoa CNTT&TT, trường ĐHHĐ


4.1. Các khái niệm
Bộ chỉ số đánh giá về chuyển đổi số
▪ Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã ban hành Quyết định số 922/QĐ-
BTTTT ngày 20/5/2022 phê duyệt Đề án "Xác định bộ chỉ số đánh giá chuyển
đổi số (CĐS) của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và của quốc gia".
▪ Bộ chỉ số đánh giá CĐS của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính
phủ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và của quốc gia (tên tiếng
Anh là Digital Transformation Index (DTI)) có chức năng theo dõi, đánh giá
thực chất, khách quan, công bằng các kết quả thực hiện CĐS hàng năm của
các đơn vị bộ, tỉnh, thành phố.

GV. Lê Thị Hồng, Khoa CNTT&TT, trường ĐHHĐ


4.1. Các khái niệm

Bộ chỉ số đánh giá về chuyển đổi số


▪ DTI bao gồm các chỉ số thành phần theo đặc điểm, tính chất quản lý
nhà nước của các bộ, tỉnh, thành phố, quốc gia.
▪ Đặc biệt hình thành chỉ số để so sánh giữa các năm và cung cấp thông
tin cho tổ chức quốc tế đánh giá, xếp hạng Việt Nam trong các chỉ số
toàn cầu về:
• Chính phủ điện tử (EGDI);
• Công nghệ thông tin (IDI);
• An toàn thông tin mạng (ATTTM);
• Năng lực cạnh tranh (GCI);
• Đổi mới sáng tạo (GII).

GV. Lê Thị Hồng, Khoa CNTT&TT, trường ĐHHĐ


4.1. Các khái niệm

Bộ chỉ số đánh giá về chuyển đổi số


▪ DTI còn xác định được những thực tiễn tốt, điển hình trong quá trình
thực hiện CĐS để nhân rộng trên cả nước; cho phép nhập dữ liệu báo
cáo trực tuyến, tra cứu kết quả đánh giá của bộ, tỉnh, quốc gia…
▪ khi triển khai thực hiện phải đảm bảo tính khả thi, phù hợp với đặc
điểm, điều kiện thực tế của bộ, tỉnh; có tính mở; đồng bộ, thống nhất
trên hệ thống phần mềm thu thập, tính toán của DTI.

GV. Lê Thị Hồng, Khoa CNTT&TT, trường ĐHHĐ


4.1. Các khái niệm

Bộ chỉ số đánh giá về chuyển đổi số


▪ DTI áp dụng cho 03 cấp: Tỉnh, bộ, quốc gia.
▪ Cấp tỉnh được cấu trúc theo 03 trụ cột (chính quyền số, kinh tế số, xã
hội số), bao gồm:
• Thông tin chung (các thông tin tổng quan của tỉnh không dùng để đánh
giá);
• 09 chỉ số chính gồm: nhận thức số, thể chế số, hạ tầng số, nhân lực số,
an toàn thông tin mạng, đô thị thông minh; hoạt động chính quyền số,
hoạt động kinh tế số, hoạt động xã hội số;
• 98 chỉ số thành phần…

GV. Lê Thị Hồng, Khoa CNTT&TT, trường ĐHHĐ


4.1. Các khái niệm

Bộ chỉ số đánh giá về chuyển đổi số


▪ Cấp bộ sẽ đánh giá chung mức độ CĐS của bộ, phù hợp với đặc điểm
mỗi bộ phụ trách các lĩnh vực khác nhau bao gồm:
• Thông tin chung (các thông tin tổng quan về bộ không dùng để đánh
giá);
• 06 chỉ số;
• 70 chỉ số thành phần
▪ Cấp quốc gia:
• 24 chỉ số, thể hiện mức độ đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu thuộc chương
trình CĐS quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
• Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử... đồng thời, tham chiếu đến các
chỉ số được sử dụng, đánh giá của quốc tế.

GV. Lê Thị Hồng, Khoa CNTT&TT, trường ĐHHĐ


4.2. Quy trình chuyển đổi số HTTT quản lý

Quá trình CĐS được thực hiện qua 3 giai đoạn với tổng cộng 10 bước:
GIAI ĐOẠN 1: HIỂU THẾ GIỚI THỰC THEO QUAN NIỆM SỐ
▪ Bước 1. Xác định các thực thể và các thuộc tính của thực thể
• Lập danh sách các thực thể
• Xác định các thuộc tính của các thực thể và những đặc điểm riêng của chúng
▪ Bước 2. Xác định các mối quan hệ giữa các thực thể
▪ Bước 3. Xây dựng kiến trúc dữ liệu của các phiên bản số
▪ Bước 4. Xác định các phương pháp thu thập dữ liệu cho các phiên bản số
• Trực tiếp
• Từ nguồn có sẵn
• Từ chuyển đổi từ tín hiệu tương tự sang số
• Từ nguồn khác
GV. Lê Thị Hồng, Khoa CNTT&TT, trường ĐHHĐ
4.2. Quy trình chuyển đổi số HTTT quản lý
GIAI ĐOẠN 2: SÁNG TẠO CÁCH LÀM MỚI DỰA TRÊN NHỮNG KHẢ NĂNG MỚI
▪ Bước 5. Xây dựng những quy trình sản xuất mới
• Xây dựng quy trình sản xuất hoàn toàn mới
• Xây dựng quy trình sản xuất từ phép chọn giải pháp tối ưu
• Nâng cấp quy trình sản xuất tự động hóa thành thông minh hóa
▪ Bước 6: Xây dựng các hệ thống vật lý – số
▪ Bước 7: Triển khai vận hành
▪ Bước 8. Tích hợp hệ thống
GIAI ĐOẠN 3: CHUYỂN ĐỔI SANG PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT MỚI VÀ HOÀN THIỆN
▪ Bước 9: Chuyển đổi toàn diện
▪ Bước 10: Trưởng thành số
GV. Lê Thị Hồng, Khoa CNTT&TT, trường ĐHHĐ
4.2. Một số hệ thống thông tin số

▪ Chuyển đổi số là bắt buộc, tuy nhiên một số ngành, lĩnh vực cần ưu
tiên chuyển đổi số trước, trong đó, chú trọng tới việc triển khai các
sáng kiến nhằm liên kết giữa các ngành, lĩnh vực để cung cấp một trải
nghiệm mới, hoàn toàn khác, mang lại giá trị cho người dân, doanh
nghiệp và xã hội.
▪ Một số hệ thống thông tin số điển hình:
• Thư viện số
• Giáo dục số - dạy học kết hợp
• Tài chính số
• Nông nghiệp số
• Y tế số,….
GV. Lê Thị Hồng, Khoa CNTT&TT, trường ĐHHĐ
4.2. Một số hệ thống thông tin số

Thư viện số (thư viện trực tuyến)


▪ Là thư viện mà ở đó các bộ sưu tập các văn bản, tài liệu hình ảnh, tài
liệu âm thanh, tài liệu video được lưu trữ dưới dạng số (tương phản với
các định dạng in, vi dạng, hoặc các phương tiện khác) cùng với các
phương tiện để tổ chức, lưu trữ và truy cập các tài liệu dưới dạng tập
tin trong bộ sưu tập của thư viện.

GV. Lê Thị Hồng, Khoa CNTT&TT, trường ĐHHĐ


4.2. Một số hệ thống thông tin số

Giáo dục số - dạy học kết hợp


▪ Phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, ứng dụng triệt để công
nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập;
▪ Số hóa tài liệu, giáo trình;
▪ Xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập theo cả
hình thức trực tiếp và trực tuyến.
▪ Phát triển công nghệ phục vụ giáo dục, hướng tới đào tạo cá thể hóa

GV. Lê Thị Hồng, Khoa CNTT&TT, trường ĐHHĐ


4.2. Một số hệ thống thông tin số

Tài chính số
▪ Xây dựng tài chính điện tử và thiết lập nền tảng tài chính số hiện đại,
bền vững.
▪ Triển khai ứng dụng toàn diện công nghệ số trong các ngành thuế, hải
quan, kho bạc, chứng khoán,…

GV. Lê Thị Hồng, Khoa CNTT&TT, trường ĐHHĐ


4.2. Một số hệ thống thông tin số

Nông nghiệp số
▪ Là việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số để tích hợp sản xuất nông
nghiệp từ vùng canh tác, nuôi trồng đến người tiêu dùng.
▪ Phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao theo hướng chú trọng nông
nghiệp thông minh
▪ Tập trung xây dựng các hệ thống dữ liệu lớn của ngành
▪ Ứng dụng CNS để tự động hóa các quy trình sản xuất, kinh doanh
▪ Thực hiện CĐS mạnh mẽ trong công tác quản lý nông nghiệp

GV. Lê Thị Hồng, Khoa CNTT&TT, trường ĐHHĐ


4.2. Một số hệ thống thông tin số

Y tế số
▪ Phát triển nền tảng hỗ trợ khám, chữa bệnh từ xa để hỗ trợ người dân
được khám, chữa bệnh từ xa, giúp giảm tải các cơ sở y tế, hạn chế tiếp
xúc đông người, giảm nguy cơ lây nhiễm chéo;
▪ 100% các cơ sở y tế có bộ phận khám, chữa bệnh từ xa;
▪ Thúc đẩy chuyển đổi số ngành y tế

GV. Lê Thị Hồng, Khoa CNTT&TT, trường ĐHHĐ

You might also like