You are on page 1of 5

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

HỌC KỲ II NĂM HỌC 2021 – 2022

(Phần dành cho sinh viên/ học viên)

Bài thi học phần: Chính phủ điện tử Số báo danh: 027
Mã số đề thi: 04 Lớp: 2244eCOM1311
Ngày thi: 30/05/2022 Tổng số trang: 5 Họ và tên: Nguyễn Thị Hà Giang

Điểm kết luận:


GV chấm thi 1: …….………………………......

GV chấm thi 2: …….………………………......

Đề bài:

Câu 1: Phân tích các yếu tố cấu thành khoảng cách số. Ý kiến, đánh giá của anh/chị về khoảng
cách số của Việt Nam hiện nay.

Câu 2: Trình bày khái niệm chính phủ điện tử một cửa. Trình bày tóm tắt thực trạng triển khai
chính phủ điện tử ở Việt Nam.

Bài làm:

Câu 1:

Khoảng cách số (theo Bộ Thương mại Hoa Kỳ) là sự bất bình đẳng xã hội và kinh tế của những
người trong cộng đồng dân cư trong tiếp cận, sử dụng hoặc hiểu biết về thông tin và công nghệ
thông tin. Một cách hiểu khác theo Luật Công nghệ thông tin Việt Nam thì khoảng cách số là sự
chênh lệch về điều kiện, khả năng sử dụng máy tính và cơ sở hạ tầng thông tin để tiếp cận các
nguồn thông tin, tri thức. Vậy các yếu tố cấu thành khoảng cách số gồm:

Tiếp cận vật lí (Physical Access): Liên quan đến phân bố các thiết bị công nghệ thông tin trên
một người. Cá nhân phải có máy vi tính mới có thể kết nối với Internet hay việc mỗi cá nhân có
thiết bị điện tử là điều cần thiết để có thể cập nhật, trao đổi thông tin trên hệ thống mạng toàn cầu.

Tiếp cận tài chính (Financial Access): Chi phí mua sắm, đầu tư, sử dụng công nghệ thông tin. Ví
dụ như việc để mỗi cá nhân có thể sở hữu 1 chiếc laptop hay điện thoại thông minh cần bỏ ra một
số tiền nhất định, mua sắm, đầu tư cho nhu cầu, mục đích sử dụng có liên quan đến công nghệ
thông tin.

Họ tên SV/HV: Nguyễn Thị Hà Giang - Mã LHP: 2244eCOM1311 Trang 1/5


Tiếp cận địa lí (Geographic Access) và những vấn đề về nhân khẩu học (Demographic issues):
Các khu vực cư trú khác nhau, giới tính, lứa tuổi, học vấn tạo ra khoảng cách số. Chẳng hạn như
một bạn trẻ được sinh ra và lớn lên ở các thành phố lớn đã có sự chênh lệch về hiểu biết, kỹ năng
sử dụng công nghệ thông tin so với bạn sinh ra, lớn lên ở vùng cao – là nơi có hạ tầng công nghệ
thông tin cũng như trí thức kém hơn. Hoặc đơn giản là những bạn nam có khả năng tiếp cận các
thông tin về công nghệ nhạy bén hơn so với các bạn nữ.

Tiếp cận nhận thức (Cognitive Access): Để sử dụng công nghệ thông tin, người dùng cần có
những kiến thức cơ bản nhất về công nghệ thông tin. Thách thức hơn nữa là tình trạng quá tải
thông tin và khả năng tìm kiếm và sử dụng thông tin đáng tin cậy. Đơn giản như việc chúng ta
mua máy tính mới, trước tiên cần có những kiến thức cơ bản về sử dụng máy như mở, tắt máy,
khởi động những ứng dụng cần thiết như word, excel, trình duyệt web…

Tiếp cận thiết kế (Design Access): Máy tính cần phải được tiếp cận tới những người có khả năng
học tập và thể chất khác nhau. Ví dụ như việc người dùng các thiết bị thông minh hay sử dụng
Internet chỉ chấp nhận những cài đặt cơ bản, không tìm hiểu mở rộng hay nâng cao khả năng sử
dụng để có thể tận dụng triệt để sức mạnh của công nghệ số.

Tiếp cận thể chế (Institutional Access): Số lượng người dùng bị ảnh hưởng rất nhiều bởi việc truy
cập chỉ được cung cấp tại gia đình, hay thông qua các trường học, trung tâm cộng đồng, các tổ
chức tôn giáo, quán cà phê, bưu điện... đặc biệt là các nước nghèo, truy cập Internet tại máy tính
gia đình là rất hạn chế.

Tiếp cận chính trị (Political Access): Thể chế chính trị có thể ảnh hưởng tới khoảng cách số.
Chẳng hạn như khu vực, quốc gia có thể chế chính trị vững vàng, liên tục cập nhật theo hướng
phát triển hiện đại hóa một phần giúp thu hẹp khoảng cách số ngược lại quốc gia thể chế chính trị
lạc hậu, không chịu thay đổi theo xu hướng phát triển chung không những không thu hẹp được
mà còn gia tăng khoảng cách số.

Tiếp cận văn hóa (Cultural Access): Khoảng cách số bị ảnh hưởng bởi các vấn đề ngôn ngữ và
văn hóa. Với thời đại toàn cầu trao đổi thông tin trên mạng Internet như hiện nay thì rào cản về
ngôn ngữ như việc người Việt Nam không biết Tiếng Anh (ngôn ngữ giao tiếp quốc tế) sẽ bị
khoảng cách giao tiếp với các đối tác, bạn bè ở nước ngoài.

Khoảng cách số ở Việt Nam hiện nay:

Xét khoảng cách số của Việt Nam so với các nước trong khu vực: Đầu tiên về mức độ hội nhập
Internet của người dân Việt Nam hiện nay, các khía cạnh như độ sẵn sàng, khả năng chi trả, độ
phổ cập Internet thì so với các nước Đông Nam Á, Việt Nam xếp thứ hạng thứ 4 sau Singapore,
Thái Lan và Malaysia, nằm trong nhóm các nước có chỉ số về mức độ phổ cập Internet còn thấp.
Ngoài ra thì trong 3 khía cạnh trên thì khả năng chi trả đang là yếu nhất đối với Việt Nam. Do
vậy chúng ta cần có những biện pháp cụ thể để cải thiện, nhằm thu hẹp khoảng cách số so với các

Họ tên SV/HV: Nguyễn Thị Hà Giang - Mã LHP: 2244eCOM1311 Trang 2/5


nước trong khu vực và thế giới. Một mặt quan trọng khi nhắc đến khoảng cách số đó là quá trình
phát triển chính phủ điện tử, hiện nay chính phủ và toàn dân đang tích cực xây dựng hệ thống
chính phủ điện tử hoàn thiện hơn. Việt Nam đang tích cực nâng cao cơ sở hạ tầng viễn thông, đào
tạo nguồn nhân lực cho các hoạt động liên quan đến dịch vụ trực tuyến, kinh tế số... Sự thay đổi
không ngừng mỗi ngày cho thấy nỗ lực không nhỏ của chính phủ cùng các ban ngành, cùng toàn
dân tham gia vào chuyển đổi số, thu hẹp khoảng cách số, hướng đến phát triển bền vững.

Xem xét khoảng cách số giữa các địa phương ở Việt Nam, chúng ta đề cập đến trình độ sử dụng,
ứng dụng công nghệ thông tin. Khi xem xét thông tin thì có 1 bất ngờ thú vị đó là những tỉnh
thành phát triển xã hội, kinh tế như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh thì không đứng đầu về khả năng sử
dụng công nghệ thông tin thay vào đó Đà Nẵng là địa phương nhiều năm liên từ 2018-2022 đều
dẫn đầu về công nghệ thông tin, các tỉnh xếp cuối, còn kém phát triển thì là các tỉnh miền núi,
vùng cao như Cao Bằng, Lai Châu, Sơn La… Qua đây có thể thấy được khoảng cách số giữa các
địa phương còn khá lớn. Để có thể cải thiện khoảng cách số so với các quốc gia trong khu vực và
trên thế giới thì Việt Nam cần thiết phải chú trọng giảm khoảng cách số giữa các tỉnh với nhau,
đặc biệt là các tỉnh thành miền núi với các thành phố lớn. Chỉ có vậy việc thu hẹp khoảng cách
số so với các quốc gia khác trên thế giới mới đảm bảo tính bền vững trong phát triển và giúp
chuyển đổi số thành công khi giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế đặc biệt trong khoảng
thời gian dịch Covid xảy ra. Nếu chúng ta không đề ra những giải pháp nhằm thu hẹp khoảng
cách số mà chỉ chú trọng chuyển đổi số ở các tỉnh thành lớn, phát triển thì sự chênh lệch giữa các
tỉnh thành ngày càng lớn. Đầu năm 2021, theo thống kê của ITC Việt Nam, có khoảng 23% dân
cư ở khu vực nông thôn chưa kết nối được Internet, có thể thấy hạ tầng viễn thông chưa ổn cũng
là lý do khoảng cách số giữa Việt Nam và các nước chưa thể thu hẹp.

Một số giải pháp nhằm thu hẹp khoảng cách số giữa các địa phương cũng như so với các nước
khác: chuyển đổi nhận thức toàn dân bằng việc chuyển đổi số những dịch vụ thiết thực với người
dân như đăng ký tạm trú, tạm vắng, giấy khai sinh… nhằm giúp người dân dễ dàng tiếp cận lối
sống số, dần nâng cao kỹ năng số; thực hiện nâng cao hạ tầng viễn thông bằng việc mở rộng dịch
vụ viễn thông đến các vùng xa vùng cao; nâng cao kiến thức và kỹ năng sử dụng CNTT ở đội ngũ
lãnh đạo, nhân lực lĩnh vực dịch vụ công, nguồn nhân lực tiềm năng và số đông người dân…

Câu 2:

Khái niệm chính phủ điện tử (CPĐT) 1 cửa:

Chính phủ điện tử 1 cửa là một hệ thống trong đó khách hàng có thể yêu cầu một dịch vụ công
bất kỳ thông qua một điểm truy cập duy nhất bằng cách sử dụng kênh thông tin liên lạc theo sự
lựa chọn của họ (ví dụ, trung tâm công dân, Internet, v.v.). Do đó, khách hàng không còn phải
nhận thức sự phân mảnh của khu vực công, hướng tới giảm số lượng các địa chỉ liên lạc với chính
quyền mỗi khi dùng dịch vụ. Hiểu rõ hơn về khái niệm chính phủ điện tử qua quá trình cung cấp
theo sơ đồ dưới đây:

Họ tên SV/HV: Nguyễn Thị Hà Giang - Mã LHP: 2244eCOM1311 Trang 3/5


Công dân

Cổng thông tin và tiền diện Chính quyền

Công chức

Thực trạng triển khai chính phủ điện tử ở Việt Nam:

Trong những năm qua, hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển CPĐT luôn được
Đảng, Nhà nước quan tâm nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước,
chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh của quốc gia. Các bộ, ngành,
địa phương đã nỗ lực triển khai CPĐT và đã đem lại những kết quả tích cực:

Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia đã được xây dựng, từng bước kết nối, chia sẻ dữ liệu
giữa các bộ, ngành, địa phương; đây là điều kiện tiên quyết phát triển Chính phủ số. Đến tháng
12/2020, 22/22 bộ, cơ quan ngang bộ, 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã có Nền
tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp bộ/tỉnh và kết nối với Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc
gia hình thành nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu thống nhất trên toàn quốc. Tổng số giao dịch
thực hiện thông qua nền tảng chia sẻ dữ liệu quốc gia tính đến nay là trên 21 triệu. Hàng ngày, có
khoảng 40.000 giao dịch thực hiện thông qua nền tảng này.

Một số hệ thống thông tin trong hoạt động nội bộ của cơ quan nhà nước đã được xây dựng và
phát huy hiệu quả. Cụ thể thì tất cả các bộ, ngành, địa phương đã xây dựng phần mềm quản lý
văn bản và điều hành, trên 90% văn bản điện tử đã được trao đổi giữa các cơ quan nhà nước; Trục
liên thông văn bản quốc gia đã được xây dựng để trao đổi văn bản điện tử giữa các bộ, ngành, địa
phương; Hệ thống thông tin báo cáo Quốc gia và Trung tâm thông tin chỉ đạo điều hành của Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ đã được thiết lập. Một số cơ sở dữ liệu (CSDL) quy mô quốc gia đã
được hình thành và phát huy hiệu quả trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao, như
các CSDL về đăng ký doanh nghiệp, bảo hiểm, hộ tịch điện tử; CSDL quốc gia về dân cư đã được
đưa vào sử dụng, khai thác chính thức trên diện rộng từ ngày 1/7/2021 sẽ giúp giảm đáng kể giấy
tờ công dân khi thực hiện thủ tục hành chính.

Các hệ thống thông tin phục vụ người dân, DN đã được phát triển và phát huy hiệu quả, đặc biệt
là việc cung cấp DVC trực tuyến mức độ cao (mức độ 3, 4). Đến nay, tất cả các bộ, ngành, địa
phương đều đã có Cổng DVC; tính đến tháng 12/2021, tỷ lệ DVC trực tuyến mức độ 3, 4 cả nước
đạt 68% (khoảng 81446 dịch vụ); Cổng DVC quốc gia đã từng bước tích hợp các DVC trực tuyến
của các bộ, ngành, địa phương; đến nay, đã cung cấp khoảng 3000 DVC trực tuyến mức độ 3,
mức độ 4. Chỉ số phát triển CPĐT của Việt Nam theo đánh giá của Liên Hợp Quốc từ năm 2014
đến năm 2020 tăng 13 bậc, từ xếp hạng thứ 99 lên xếp hạng thứ 86 trong 193 quốc gia.

Họ tên SV/HV: Nguyễn Thị Hà Giang - Mã LHP: 2244eCOM1311 Trang 4/5


Tuy nhiên, ngoài những kết quả đạt được thì CPĐT của Việt Nam còn gặp một số thách thức,
điểm yếu cụ thể như sau:

• Trong quá trình xây dựng CPĐT hướng đến Chính phủ số được Chính phủ cùng các cơ
quan ban ngành, toàn dân quyết tâm hoàn thiện song không tránh khỏi một vài kết quả
không như mong muốn như hạ tầng dữ liệu, truyền thông, hạ tầng nghiên cứu chưa phát
triển cũng như CSDL quốc gia chưa kết nối được với tất cả các CSDL của bộ, ngành, cơ
quan ngang bộ, địa phương, mỗi bộ ngành, địa phương có Trung tâm CNTT riêng và việc
chia sẻ thông tin, tài liệu giữa các bộ qua những trục liên thông, không an toàn vì lý do
kinh phí và tư duy phát triển, vận hành, vì vậy bảo mật của mỗi bộ và địa phương rất khác
nhau, thiếu đồng bộ.
• Hiện nay khi người dân muốn chứng minh tình trạng hôn nhân để kết hôn thì phải đến tận
nơi có hộ khẩu thường trú để xác nhận hay vấn đề xác thực công dân trực tuyến qua hệ
thống CPĐT chưa thể xác định được người dùng là ai, có thể thấy việc quản lý, phát triển
các dự án công nghệ thông tin chưa hiệu quả, có nhiều lỗi chưa khắc phục được.
• Trình độ, kỹ năng của người dùng CPĐT chưa được phổ cập diện rộng các kiến thức về
quy trình sử dụng dịch vụ của CPĐT. Có sự chênh lệch về khả năng, nhu cầu sử dụng
CPĐT của người dân ở các tỉnh thành, giữa thành thị và nông thôn hay miền núi. CPĐT
chưa tiếp cận được hết tất cả công dân của cả nước.

Việc triển khai thành công chính phủ điện sẽ tạo ra phong cách lãnh đạo mới, phương thức mới,
giảm kinh phí, cung cấp thông tin và dịch vụ công cho người dân bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu,
nâng cao trình độ dân trí và năng lực quản lý điều hành đất nước của Chính phủ. Cơ quan nhà
nước cắt giảm, tái cấu trúc, đơn giản hóa, chuẩn hóa, thống nhất trên phạm vi toàn quốc các thủ
tục hành chính phục vụ xã hội. Hình thành, rèn luyện và phát triển kỹ năng số - một kỹ năng rất
cần thiết cho tất cả công dân trong thời đại chuyển đổi số. Một đất nước có chính phủ thông minh
và người dân thông minh sẽ phát triển nhanh hơn và bền vững hơn.

---Hết---

Họ tên SV/HV: Nguyễn Thị Hà Giang - Mã LHP: 2244eCOM1311 Trang 5/5

You might also like