You are on page 1of 71

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG

ĐẾN QUẢN LÝ BCTT


• Công nghệ truyền thông thay đổi
• Công chúng truyền thông thay đổi (nhận thức, hành vi; năng lực nhu cầu, trình
độ...)
• Trình độ, năng lực nhà báo thay đổi
• Mạng xã hội bùng nổ, cạnh tranh; tin xấu độc
• Kinh tế truyền thông số chuyển đổi: Tiêu dung, mua bán
• Tình trạng chồng lấn, dư dôi cơ quan báo chí
• Tác động của kinh tế thị trường -> báo lá cải, báo hoá tạp chí
• Tình trạng xuống cấp đạo đức báo chí
Các yếu tố tác động đến hiệu quả QLNN
về BC
1. Môi trường chính sách
2. Môi trường khoa học công nghệ
3. Môi trường kinh tế
4. Môi trường văn hoá nghề nghiệp (đạo đức, pháp luật, kỹ năng)
5. Công chúng thông minh
1. Môi trường chính sách
- Luật báo chí 2016
- Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm
2025
Bất hợp lý Quy hoạch :

- Bài toán nhân sự dôi dư sau sáp nhập?


- Bài toán kinh tế cho cơ quan báo chí tự chủ kinh phí?
- Định hướng: cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho BC giảm thu,
tăng chi, nhưng bằng cách nào?
Bất cập của Luật Báo chí:
Vấn đề đặt ra:

Báo chí sẽ thực hiện chức năng “thông tin chân thực, đa dạng, kịp
thời, phục vụ có hiệu quả sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”
theo sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước như thế nào?

Số phận những tờ báo, những thông tin trên báo chí được sản xuất
theo quy trình cũ sẽ ra sao nếu như luôn bị “chậm chân” so với các
tin tức trên internet, mạng xã hội, blog...?
2. Môi trường khoa học công nghệ:

- Chuyển đổi số báo chí


Theo số liệu của We Are Social trong báo cáo mới nhất công bố tháng 1/2021,
Việt Nam có 97,8 triệu dân; số lượng thuê bao di động là 154,4 triệu thuê bao
(tăng 1,3 triệu trong khoảng thời gian từ 1/2020 đến tháng 1/2021); số lượng
người dùng Internet là 68,72 triệu thuê bao (tăng hơn 550 ngàn người trong
khoảng thời gian từ 1/2020 đến tháng 1/2021); số lượng người dùng mạng xã hội
là 72 triệu người, tương đương 73,7% tổng dân số (tăng 7 triệu người trong
khoảng thời gian từ 1/2020 đến tháng 1/2021). Sự phát triển mạnh mẽ của công
nghệ đã làm cho người dùng thay đổi thói quen, thay đổi cách thức và xu hướng
tiếp cận thông tin.
Bốn công nghệ số tiêu biểu thúc đẩy CĐS:

Trí tuệ nhân tạo,

Internet vạn vật,

Điện toán đám mây,

Dữ liệu lớn…
Chuyển đổi số (digital transformation) là quá trình chuyển đổi từ mô
hình truyền thống sang mô hình công nghệ dữ liệu lớn, điện toán đám
mây, internet vạn vật (IoT)… 
Chuyển đổi số không đơn giản chỉ là quá trình số hóa và nâng cấp mức
độ ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông mà là một bước
ngoặt, bước phát triển về chất lượng tạo nên đột phá to lớn trong phát
triển kinh tế - xã hội và đời sống con người, trong đó có phát triển báo
chí truyền thông.
Chuyển đổi số tạo ra sự đổi mới căn bản, toàn diện các hoạt động của
toàn xã hội, thâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống, của thói quen
sống và làm việc của cơ quan báo chí, nhà báo, cơ quan QLNN về báo
chí.
Bộ TT&TT đặt mục tiêu trong năm 2021, tỉ lệ chuyển đổi số cơ
quan báo chí, phát thanh truyền hình hoạt động theo mô hình tòa
soạn hội tụ, cơ quan truyền thông đa phương tiện đạt 75%, năm
2025 đạt 90%.
• CĐS trong báo chí không đơn thuần chỉ là số hoá tờ báo, đưa lên mạng,
mà phải:

Ứng dụng tất cả những gì có thể và phù hợp từ thành quả của cuộc cách mạng
công nghệ vào từng hoạt động mang tính cốt lõi của một tòa soạn và cả nền
báo chí, nhằm mang lại những trải nghiệm tốt nhất cho công chúng cũng như
sự phát triển của mình.

Lấy công chúng làm tiêu chí. Công chúng ở đâu, báo chí ở đó.
Toà soạn điện tử, “không giấy”, không khoảng cách.
Hỗ trợ báo chí phát triển theo các xu hướng :

1. Các hình thức báo chí mới 2. Các kênh tiếp cận mới với độc giả

Báo chí dữ liệu;  Cá nhân hóa nội dung


Báo chí sáng tạo (podcast, speech-to- Đa nền tảng;
text…....) Báo chí di động;
Siêu tác phẩm báo chí (data Báo chí xã hội;
journalism, megastory)... 
Về việc thực hiện theo qui trình của toà soạn: Từ định hướng chung theo kế hoạch xuất
bản, phóng viên viết tin, bài, chụp ảnh… chuyển về "kho" của tòa soạn; sau đó các biên
tập viên xử lý theo hai kênh: biên tập viên báo in sẽ lấy từ "kho" để biên tập cho báo in
theo từng số xuất bản, chuyển Thư ký Tòa soạn tổ chức sắp xếp, chuyển họa sỹ maket
rồi chuyển Tổng Biên tập (hoặc các Phó Tổng Biên tập được phân công) duyệt; nếu có
chỉnh sửa sẽ quay lại Thư ký Tòa soạn, họa sỹ rồi chuyển lại duyệt xuất bản.

Biên tập viên Báo điện tử sẽ biên tập cho Báo điện tử, chuyển phụ trách Báo điện tử
xem xét đẩy vào các mục cần xuất bản rồi đẩy đến Ban Biên tập (người duyệt xuất bản)
… Thông qua phần mềm này giúp quản lý phóng viên (trên cơ sở số lượng, chất lượng
tin, bài, ảnh) và quản lý nhuận bút một cách dễ dàng, khoa học… 
3- Ứng dụng nền tảng quản lý tòa soạn số

Xây dựng tòa soạn hội tụ: lấy hoạt Hoạt động tương tác 2 chiều với bạn
động xuất bản số làm trung tâm, tái đọc
kết cấu phân chia nhiệm vụ của các Đo lường số lượng người đọc,
nhân sự cho phù hợp, tạo sự thống
nhất giữa các bộ phận xuất bản từ text, Ứng dụng công nghệ cho mô hình thu
ảnh, phát thanh, truyền hình, đồ hoạ... phí báo điện tử trong tương lai gần. 
Đưa toàn bộ nghiệp vụ báo chí lên
môi trường số: Hoạt động quản lý quy
trình xuất bản, quản trị nội bộ của tòa
soạn, quản lý nội dung, thiết kế, trình
bày nội dung…
Báo Hà Giang
Ứng dụng phần mềm quản lý, điều hành văn bản VNPT – ioffice 4.0 và phần mềm
Tòa soạn điện tử hội tụ, được thiết kế, xây dựng trên nền tảng công nghệ Microsoft
theo yêu cầu đặt hàng của cơ quan, gồm 4 modul chính:

Quản trị hệ thống;

Quản lý biên tập;

Thư viện lưu trữ;

Quản lý nhuận bút. 


4. Giải phóng đáng kể sức lao động, tiết kiệm thời gian, chi phí

Công nghệ số giúp nhà báo lưu trữ, tìm kiếm, tổng hợp, phân
tích, hệ thống… Chuyển hoá toàn bộ những tính năng đó thành
giá trị mới cho báo chí, cho công chúng;

Rút ngắn thời gian cho từng công đoạn sản xuất sản phẩm
(hoàn thiện sản phẩm ngay tức thì...)

Không in giấy...
4. Thúc đẩy chuyển đổi kinh tế số

Nền kinh tế số là nền kinh tế dựa trên công nghệ thông tin và truyền
thông (ICT), chẳng hạn như Internet, điện thoại thông minh, mạng di
động và không dây, mạng cáp quang, Internet vạn vật (IoT), lưu trữ
dữ liệu lớn và điện toán đám mây, chia sẻ dịch vụ, ứng dụng và tiền
điện tử (mobile money). Quy mô và tác động của nền kinh tế số được
thúc đẩy bởi việc mọi người áp dụng những công nghệ này. Chuyển
đổi số trong báo chí không nằm ngoài sự phát triển của nền kinh tế
số. 
Sản phẩm quảng cáo đa dạng hơn, từ banner đến video, tài trợ
chuyên mục, dẫn đường link đến trang của doanh nghiệp hay
pop-up…

Khách hàng quảng cáo còn có thể thỏa thuận để tính tiền theo
click trên sản phẩm quảng cáo của mình.
Trong quá trình chuyển đổi hiện nay, chúng ta vấp phải hòn đá
tảng quá lớn là nền báo chí truyền thông thế giới (trong đó có Việt
Nam) phụ thuộc vào một vài mạng xã hội lớn.
3. Môi trường kinh tế

• Khó khăn, thách thức khách quan:

Kinh tế đất nước, doanh nghiệp khó khăn do ảnh hưởng của
đại dịch -> Nguồn thu truyền thống bị đe doạ (quảng cáo,

phát hành, tổ chức sự kiện, cung ứng dịch vụ xã hội)

Nhu cầu mua báo (in) sụt giảm


Áp lực cạnh tranh thông tin lẫn nhau

Cạnh tranh nguồn thu quảng cáo với mạng xã hội

Phân chia nguồn thu quảng cáo với các trang tin tổng hợp

Vẫn phải đóng thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp

Cơ chế đặt hàng của Nhà nước chưa rõ ràng


Nhiều cơ quan báo chí có doanh thu quý I, II là giảm đến 70%

Dự báo sẽ tiếp tục khó khăn, giảm sâu sang quý III và hết năm
2021

2020: Nếu chỉ lấy con số của 3 đài truyền hình lớn có doanh thu
quảng cáo lớn là VTV, Đài truyền hinh Vĩnh Long và đài truyền
hình TP. HCM, con số doanh thu quảng cáo bị giảm sẽ là hơn 1000
tỷ đồng. Năm 2019, VTV đã hụt thu 400 tỷ đồng so với kế hoạch.
Giải pháp quản lý:
- Nhà công nghệ trong nước + doanh nghiệp + báo chí bắt tay với nhau
- Tăng cường thương hiệu báo chí mạnh
- Nhà nước thu hẹp đầu báo, thắt chặt cấp phép
- Có cơ chế để cơ quan báo chí hoạt động theo mô hình doanh nghiệp
truyền thông
- Cơ quan chủ quản tăng cường cơ chế hỗ trợ đặt hàng báo chí
- Phân khúc thị trường rõ ràng
Với cơ quan báo chí:

Mở rộng mô hình dịch vụ thông tin (thông tin theo đặt hàng,
thông tin độc quyền mất phí, dịch vụ tư vấn truyền thông, tổ chức
sự kiện, truyền thông sản phẩm...)

Thu phí bản quyền báo chí khi mạng xã hội dẫn lại
Ứng dụng công nghệ số để phát triển sản phẩm nhanh, chất lượng
4. Môi trường văn hoá

Nguồn lực con người là sức mạnh, động lực cho hành trình chuyển đổi
số 
Chương 4: Giải pháp quản lý
1. Giải pháp về cơ chế, chính sách
2. Giải pháp về ứng dụng khoa học và công nghệ quản lý
3. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực báo chí số
4. Giải pháp về quản lý kinh tế báo chí số
5. Giải pháp về quản lý công chúng số
6. Giải pháp về phân cấp quản lý (phân cấp mạnh cho địa phương)
7. Giải pháp về quản lý nội dung số
Chương 4: Giải pháp quản lý
1. Giải pháp về cơ chế, chính sách
2. Giải pháp về ứng dụng khoa học và công nghệ trong quản lý
3. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực số
4. Giải pháp về quản lý kinh tế báo chí số
5. Giải pháp về quản lý công chúng số
6. Giải pháp về phân cấp quản lý (cho địa phương)
7. Giải pháp về quản lý nội dung số
Chương 4: Giải pháp quản lý

1. Giải pháp về cơ chế, chính sách:

Ban hành, sửa đổi, bổ sung chính sách


Bộ Thông tin và Truyền thông đã trực tiếp ban hành và chỉ đạo
các cơ quan chuyên môn ban hành nhiều văn bản đôn đốc triển
khai và hướng dẫn việc thực hiện quy hoạch, sắp xếp các cơ quan
báo chí.
Tính đến giữa 2021, tổng số 61/78 cơ quan, tổ chức, địa phương đã hoàn thành
thực hiện sắp xếp, quy hoạch báo chí. Cụ thể:

09/13 bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,


32/33 tổ chức Hội, 21/31 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Trung
ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã hoàn thành quy hoạch;

04/13 bộ, 01/33 tổ chức Hội


10/31 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang thực hiện quy trình xử lý
hồ sơ quy hoạch
2. Giải pháp về ứng dụng khoa học và công nghệ trong quản lý

Trong năm 2021, Bộ TT&TT sẽ hỗ trợ 3 nền tảng CĐS cho các cơ quan báo
chí:
1- Nền tảng quản lý tòa soạn điện tử, cho phép xây dựng tòa soạn hội tụ
công nghệ. Nền tảng sẽ đưa toàn bộ nghiệp vụ báo chí lên môi trường số,
gồm:
+ Các hoạt động quản lý quy trình xuất bản
+ Hoạt động quản trị nội bộ tòa soạn
+ Hoạt động tương tác hai chiều với độc giả, đo lường số lượng độc giả
+ Ứng dụng công nghệ trình bày nội dung
+ Thu phí báo điện tử
- Bộ TT&TT đánh giá, lựa chọn và đưa ra nền tảng quản lý tòa
soạn điện tử tốt trên thị trường, đưa ra chính sách miễn phí sử
dụng năm đầu tiên cho tất cả module cơ bản, toàn bộ dịch vụ hạ
tầng bao gồm máy chủ, đường truyền và phân phối nội dung trên
toàn quốc.
2- Nền tảng phân tích thông tin dư luận trên mạng xã hội, giúp cơ quan báo chí
nắm bắt kịp thời xu hướng thông tin, dư luận xã hội. Nhờ đó nhận biết được
nhu cầu thông tin, có tin bài đáp ứng đúng mong muốn của người đọc, đúng
thời điểm người đọc cần

-> Giúp cơ quan báo chí đổi mới hoạt động, nâng cao năng lực cạnh tranh tăng
nhanh số lượng độc giả.

Để sử dụng khai thác nền tảng, các cơ quan báo chí sẽ được Bộ TT&TT cung
cấp tài khoản và hướng dẫn sử dụng.
3- Nền tảng phòng chống tấn công và ứng cứu khẩn cấp cho hệ thống thông tin
của các cơ quan báo chí, nhằm tạo lá chắn bảo vệ các cơ quan trong hoạt động
trên môi trường số cho cơ quan báo chí.

Bộ TT&TT hỗ trợ các cơ quan báo chí giám sát từ xa, cảnh báo sớm nguy cơ
mất ATTT cho các hệ thống.

Khi cơ quan báo chí gặp sự cố nghiêm trọng, thông qua hệ thống điều phối và
ứng cứu khẩn cấp, Bộ sẽ triển khai các biện pháp công nghệ, bố trí nguồn lực
cho mạng lưới, hỗ trợ các cơ quan báo chí giải quyết và khắc phục sự cố kịp
thời.
- Bộ nghiên cứu xây dựng bộ công cụ đo lường thông tin, xếp hạng báo chí để hỗ
trợ kiểm soát hoạt động báo chí

- Cục báo chí, PTTH&TTĐT phối hợp với các cơ quan chức năng để nghiên cứu,
xây dựng hướng dẫn cụ thể về chuyển đổi số cho các đài PTTH tham khảo

- Cục PTTH&TTĐT sẽ làm việc với các doanh nghiệp công nghệ cung cấp nền
tảng và những giải pháp công nghệ ứng dụng vào chuyển đổi số của các đơn vị
trong ngành PTTH
- Bộ nghiên cứu xây dựng hệ thống lưu chiểu PTTH quốc gia…
Cục PTTH&TTĐT nghiên cứu đề xuất triển khai các tính năng
khai thác - đánh giá - chia sẻ để hệ thống có thể đánh giá, phân
tích và tổng hợp được toàn bộ thông tin phát triển của ngành
PTTH, phục vụ hoạt động quản lý, xây dựng chính sách dựa trên
số liệu cụ thể và chính xác, đồng thời là cơ sở hướng dẫn các đài
PTTH chuyển đổi số thành công.
4. Giải pháp về quản lý kinh tế báo chí số

Kinh tế báo chí phải được coi là yếu tố quyết định thành công của quy hoạch
báo chí nói riêng cũng như công tác quản lý nhà nước về báo chí nói chung.
Nhà nước không phải chỉ là thực thể quản lý báo chí, điều hành xã hội mà
phải là khách hàng lớn của báo chí để giúp cho báo chí phát triển:
+ Nhà nước đặt hàng báo chí, kể cả các tờ báo giải trí
+ Không coi đơn vị báo chí là đơn vị sự nghiệp báo chí có thu, không buộc
nộp thuế khi có lãi để báo chí có nguồn lực để phát triển.
+ Tạo cơ chế hoạt động như một doanh nghiệp truyền thông, coi kinh tế báo
chí là ngành kinh tế mũi nhọn
Hỗ trợ đưa ra mô hình kinh doanh mới và nguồn thu mới trên không gian
số

Tạo điều kiện để cơ quan báo chí chủ động kiếm tiền, không chỉ là quảng
cáo (phần mềm thu phí báo chí trực tuyến)

Các báo và tạp chí, các công ty công nghệ (viết nền tảng mạng XH trong
nước), các nhà quảng cáo, các nhãn hàng lớn của Việt Nam cùng tham gia xây
dựng đề án, hoàn thiện mô hình hợp tác các bên cùng có lợi để đạt được
những mục tiêu đã đề ra.
ngành chức năng cần làm tốt vai trò người quản trị, lãnh đạo,
điều phối, trọng tài công minh để phân vai chuẩn xác về nhiệm vụ
trách nhiệm cho từng CQBC dựa trên lợi thế, sở trường của mỗi
CQBC.
- Nội dung là Vua, công nghệ và công chúng
- Điện tử hoá báo chí, tận dụng tối đa công nghệ số
- Khai thác tốt nội dung từ các nền tảng khác nhau
- Thực hiện tổ chức sự kiện, phát triển thương hiệu
Phương Tây: truyền thông không chỉ dừng lại ở mức độ phục vụ nhu cầu
thông tin, giải trí của công chúng mà nó còn được coi là một ngành kinh tế,
thậm chí là ngành kinh tế mũi nhọn... 

Tại châu Á, Hàn Quốc là một quốc gia đang xây dựng thành công nền kinh
tế truyền thông khi những bộ phim ăn khách hay các ngôi sao điện ảnh ca
nhạc của họ ngày càng trở nên phổ biến. Họ sử dụng phim ảnh, sách báo để
quảng cáo văn hóa của mình đến các quốc gia khác trong khu vực.
• Phát triển nội dung, khách hàng hiệu quả, mô hình hội tụ, mô hình đa nền tảng
• Toà soạn truyền thống: Khu vực hoạt động nghiệp vụ, khu vực hành chính, khu vực
sản phẩm dịch vụ. Phải xác định từng dòng sản phẩm . Khu vực công chúng khách
hàng.
• Khu vực tài chính. Bán được sản phẩm epaper trên toàn thế giới. Mô hình kinh doanh
thương mại điện tử. Bán dữ liệu
• Khu vực sản phẩm dịch vụ
• Nghiên cứu và phân khúc thị trường, dựa trên 3 trục chính: Nhà sx - Hàng hoá dịch
vụ - công chúng.
• Nhóm nhân lực: Lãnh đạo cơ quan báo chí chịu khó tìm kiếm mô hình mới thì sẽ phát
triển; nhân lực 4 nhân lực toà soạn (rà soát, đào tạo bồi dưỡng thường xuyên, chú
trọng trung tâm đổi mới sáng tạo...)
Thiết kế, triển khai dự án báo chí truyền thông.
Tăng doanh thu, tối ưu hoá chi phí, đặc biệt chi phí về thuế
Vai trò của cơ quan chủ quản
Dương Quốc Minh – TBT Báo nhân dân
Báo điện tử Vnplus thử nghiệm thu phí đầu tiên 2012 và đến 2021 vẫn triển khai.
- Kinh tế TT là nỗi trăn trở của báo chí VN và quốc tế, trong bối cảnh TT cạnh tranh
- Xu thế chung: Nguồn ngân sách ngày càng giảm. Báo ND được chu cấp 1 phần (lương cơ bản).
Phải tạo ra nguồn thu, nâng cao nguồn thu.
- Nước ngoài kg phải mô hình nào cũng hợp VN. Ví dụ: newyortime rất đặc biệt. Ta kg thể chạy
theo.
- Làm sao để bán được báo (thu phí. Các cơ quan báo chí chính thống thu phí gần hết. Nhưng là mô
hình không dễ học tập. Gần 15 phương thức kiếm tiền, kg chỉ có báo chí thu phí: Tổ chức sự kiện;
có chiến lược thực sự về kinh tế báo chí, đến đâu hay đến đó. Cố quảng cáo đến đâu hay đến đó...
• Chiến lược chuyển đổi số. Nội dung chuyển đổi số đến chiến lược kinh
doanh lâu dài. Chúng ta chưa có chiến lược dài hạn.
• Kinh doanh báo chí phải chuyên nghiệp, dài hạn. Không thể ép doanh
nghiệp, chính quyền, độc giả chi trả.
• Có định hướng cho cơ quan báo chí. Mô hình Roiter viện nghiên cứu,
wannifra tổ chức các hội nghị lớn, ra cuốn sách cho các cơ quan báo chí
• Quảng cáo: ở VN trên báo in chưa sáng tạo. Hay những nội dung trên điện
tử, xây dựng những nội dung có tài trợ, nước ngoài có những studio riêng
chuyên sản xuất các loại nội dung chuyên nghiệp, hay, hấp dẫn, độc quyền.
Nghĩ ra các sản phẩm mới “tư duy sản phẩm đẻ ra báo chí mới”, liên tục
đưa ra sản phẩm mới. Bản tin âm thanh trên pócast (báo Nhân Dân) và rât
nhiều sản phẩm mới.
Cần phải đổi mới sáng tạo. Là mối quan tâm lớn nhất của tất cả các cơ quan
báo chí. Khi đổi mới sáng tạo thì nguồn thu tăng lên.
Trong nguy cơ tạo nên cơ hội, covid tạo nên chuyển đổi số.
Đinh Văn Hường
• Định hướng phát triển kinh tế báo chí rất rõ nét
• Báo chí được làm kinh tế, kg lấy lợi nhuận kinh tế làm đầu, kg để lợi ích
nhóm, tư nhân chi phối báo chí
• Báo chí tự chủ
• Đảng, NN vẫn đầu tư cho các cơ quan làm chính trị theo đơn đặt hàng.
• Làm kinh tế báo chí phải chuyên nghiệp, chứ không phải chộp giựt
Trần Thanh Lâm, Cục báo chí
• Back to basic: quay về với cơ bản
• Kinh tế truyền thông là 2 mặt của câu chuyện: mối qh biện chứng thống nhất
• Quốc hội yêu cầu báo cáo về báo chí thu phí (bán sản phẩm trí tuệ?)
• Câu hỏi đúng, giải pháp đúng. Phải thừa nhận tính tất yếu. Hành vi người dùng
thay đổi. Người dùng ở đâu, báo chí phải ở đó.
• Phải nghĩ đến hạ tầng công nghệ, thuật toán hiện đại điều phối được người nghe.
Trên đó có tệp khách hàng, dữ liệu người dùng. Phải tranh thủ không gian truyền
thông để lan toả các giá trị tốt đẹp, nhận thức được tất yếu cạnh tranh công nghệ
• Không gian sáng tạo của báo Việt Nam (báo Nhân dân phát trên nền tảng
Podcast của thế giới, thay đổi cách tiếp cận công chúng của cơ quan với
chi phí rất thấp.
• Nội lực là ở khả năng truyền cảm hứng
• Kinh tế truyền thông không thể thoát khỏi sự điều tiết của Nhà nước, của
Đảng. Bộ trưởng Hùng: Nhà nước phải là khách hàng lớn nhất của báo
chí. NN phải có trách nhiệm với phát triển báo cí. Nhà nước, chỉnh phủ
lấy thông tin từ báo chí.
• Kg thể đẩy báo chí vừa được điều hướng bởi chính trị mà lại làm tự chủ
kinh tế theo điều hướng của kinh tế thị trường. Tự chủ của truyền thông
gắn với sự hỗ trợ nguồn lực của Nhà nước.
Lê Hoàng Anh (Phó TBT HN mới)
Năm 2020: sụt giảm hơn 23%
Năm 2021: sụt giảm thêm 10% so với naưm 2020
Báo HNM: năm 2025: tự chủ kinh tế.
Báo đảng có áp lực về chính trị. Nhưng vẫn làm được. Qua tổ chức sự kiện
Từ tổ chức sự kiện thu tiền hỗ trợ tuyên truyền (toạ đàm, 4/10 về phòng cháy
chữa cháy trên báo chí...)
• Thị trường truyền thông
• Thị trường kinh doanh sản phẩm truyền thông
• Phương thức kính doanh đa ngành:
• Cty đầu tư kêu gọi vốn, đầu tư công nghệ để
• Phát triển linh vực quan hệ công chúng
• Cần nhìn nhận truyền thông số
Đỗ Chí Nghĩa
• Nói đến kinh tế TT, trước hết phải từ quản điểm của Đảng, quản lý của NN.
Tạo đường ray.
• Nghị định 161 quản lý công chức viên chức. Giảm biên chế nhưng không được
ký hợp đồng. Vậy nguồn lực giải quyết thế nào?
• Khi TT là sản phẩm TT, nó phải có “bản sắc” của mình. Làm sâu. Có thị trường
riêng.
• Về chính sách, ngân sách NN cần dành sự ưu tiên nhất định cho TT. NN là
khách hàng lớn nhất của báo chí. NN là khách hàng trách nhiệm và thông minh.
SP nào có chất lượng thì đặt hàng.
• Cuối cùng vẫn là con người. Người làm TT phải có trí tuệ
7. Giải pháp về quản lý nội dung số

Cục PTTH-TTĐT đã xây dựng trang thông tin điện tử tổng hợp
tại địa chỉ tingia.gov.vn với chức năng là cổng thông tin tiếp
nhận trực tuyến các phản ánh về tin giả của cơ quan, tổ chức và
cá nhân.

https://tingia.gov.vn/
Bộ yêu cầu Sở thông tin và truyền thông các tỉnh, thành phố kiểm tra, xử lý
tên miền liên quan đến báo chí, dễ gây nhầm lẫn với trang thông tin điện tử
tổng hợp.

Trong số tên miền có dấu hiệu vi phạm, có:

Tên miền trùng với cơ quan báo chí: tapchitruyenhinh.net,


tapchithoidai.com, tapchinganhang.net;

Tên miền giống cơ quan báo chí: tapchilamdep.com, tapchicongnghe.info…


Bộ tăng cường kiểm, soát, xử phạt tin sai phạm:
+ Ứng dụng phần mềm nhận diện thời gian đăng, gỡ bài của các
cơ quan báo chí
Cách làm cũ tức là từ xưa đến nay chúng ta chỉ tập trung vào quản lý nội dung
thông tin và ít chú ý đến vấn đề kinh tế báo chí.

Nhiệm vụ báo chí phải làm như là nhiệm vụ chính trị nhưng chưa giải quyết
được bài toán biện chứng là nguồn lực đâu để báo chí phát triển.

Đặt báo chí truyền thống trong mối quan hệ tổng quan hệ sinh thái truyền
thông, để nhận ra, hiện nay có rất nhiều phương thức truyền thông mới đang
cạnh tranh miếng bánh quảng cáo, sự quan tâm, chú ý của công luận đối với
các cơ quan báo chí và vô hình chung kéo theo những khó khăn cho báo chí. 
Công tác quản lý báo chí theo lối cũ cũng nặng định tính hơn là
định lượng, không có số liệu bảo đảm, nặng về mục tiêu quản lý,
nhẹ về định hướng phát triển, không giải quyết được một cách rốt
ráo bài toán phát triển.
Muốn quản lý được lĩnh vực này thì phải nhìn thấy được, đo đếm được
và đặt báo chí vào vị trí trung tâm, không phải là độc tôn duy nhất như
ngày xưa nữa. 
Đối với truyền hình, bức tranh cũng như vậy. Năm 2021, doanh
thu quảng cáo trên các đài truyền hình sẽ giảm tới con số hàng
ngàn tỷ đồng. Nếu chỉ lấy con số của 3 đài truyền hình lớn có
doanh thu quảng cáo lớn là VTV, Đài truyền hinh Vĩnh Long và
đài truyền hình TP. HCM, con số doanh thu quảng cáo bị giảm sẽ
là hơn 1000 tỷ đồng. Năm ngoái, VTV đã hụt thu 400 tỷ đồng so
với kế hoạch.
Hiện nay, doanh số quảng cáo, kể cả nhà nước đặt hàng của cả
toàn bộ nền báo chí cách mạng của chúng ta, bao gồm cả phát
thanh truyền hình, báo chí điện tử, báo chí in không bằng doanh
thu của Facebook tại thị trường Việt Nam trong một năm. 
Một là, vấn đề nhận thức đúng đắn về chủ trương của Đảng, mục tiêu, lộ trình quy
hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc. Việc triển khai thực hiện Quy hoạch
phát triển và quản lý báo chí toàn quốc không phải là để “xử lý” báo chí mà nhằm
nghiên cứu đổi mới mô hình tổ chức, quản lý báo chí, từ đó nâng cao năng lực cạnh
tranh, độ “tinh nhuệ” của nền báo chí hiện đại, tập trung nguồn lực vào nhiệm vụ chính
của mỗi cơ quan báo chí theo đúng định hướng, theo đúng tôn chỉ mục đích, phục vụ
cho nhiệm vụ chính trị của cơ quan chủ quản; khắc phục tình trạng dẫn lại, copy lại
trên các báo điện tử; làm sống lại những nội dung báo chí chất lượng, chuyên sâu như
báo chí chính luận, phản biện, phóng sự, điều tra, đặc biệt là trên các báo in, tạp chí in.
Vấn đề nghiên cứu cơ sở khoa học về các dòng sản phẩm báo chí chưa có trong nền báo chí
cũ. Cần làm rõ lý luận về sản phẩm báo chí tích hợp, sản phẩm báo chí - truyền thông đa
phương tiện, sản phẩm báo chí - truyền thông đa nền tảng.

Cần nghiên cứu lý luận và thực tiễn về Tạp chí điện tử, chẳng hạn: khái niệm, phân loại, so
sánh với tạp chí in và báo điện tử, trả lời rõ câu hỏi về mô hình toà soạn, quy định về nội dung
và phương thức tổ chức sản phẩm đầu ra được phép xuất bản ở cơ quan báo và cơ quan tạp
chí.

Hiện chưa có nhiều các nghiên cứu chuyên sâu về giải pháp khắc phục nhược điểm của nền
báo chí cũ, đặc điểm và yêu cầu của nền báo chí sau quy hoạch, dẫn đến tình trạng còn lúng
túng trong triển khai của cơ quan chủ quản và lãnh đạo cơ quan báo chí.
Vấn đề đổi mới quy trình tổ chức sản xuất và mô hình toà soạn
hội tụ. 
Vấn đề phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ cho nền báo chí -
truyền thông đáp ứng nguyên tắc và tính hệ thống của các
thành tựu cách mạng công nghiệp 4.0 -> đòi hỏi yêu cầu đồng
bộ nhận thức, năng lực, nguồn lực tài chính của cả cơ quan chủ
quản và cơ quan báo chí. 
Cần giải quyết vấn đề liên quan đến đời sống của người làm báo,
phóng viên, biên tập viên khi sáp nhập các đơn vị báo chí.
• https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/van_hoa_xa_hoi/-/2018/821
642/yeu-cau-dat-ra-voi-bao-chi-trong-boi-canh-chuyen-doi-so.aspx

• https://ictvietnam.vn/goc-nhin-tu-nguoi-trong-cuoc-
20210615112003879.htm
Hỗ trợ phân tích dữ liệu người dùng: Khi chuyển đổi số thành công, Bộ
TT&TT hỗ trợ bộ công cụ tìm hiểu thị hiếu và hành vi của độc giả để cá
nhân hoá thông tin, các cơ quan báo chí giúp doanh nghiệp thu thập được
những dữ liệu Big data về khách hàng, qua đó, giúp doanh nghiệp nâng cao
hoạt động truyền thong
Chương 4: Giải pháp quản lý
1. Kết hợp quản lý nội dung thông tin và vấn đề kinh tế báo chí, tạo nguồn
lực cho báo chí phát triển
- Câu chuyện đặt hàng cơ quan báo chí
- Nhà nước là khách hàng của báo chí
2. Quản lý trên cơ sở định lượng, giảm định tính (quản lý và định hướng trên
cơ sở số liệu cụ thể)
Ứng dụng nền tảng quản lý tòa soạn số thống nhất toàn quốc
Đề thi hết môn
Hình thức: Tiểu luận

Môn: Quản lý Nhà nước về BCTT

Câu 1 (5 điểm): Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý Nhà nước
về báo chí trong bối cảnh chuyển đổi số ở Việt Nam hiện nay

Câu 2 (5 điểm): Thực trạng quản lý Nhà nước về báo chí ở Việt Nam/ở địa
phương nơi anh (chị) đang công tác hiện nay. Lấy ví dụ phân tích, chứng
minh?
Thực trạng quản lý:
- Chủ thể quản lý (phân tích chủ thể quản lý): Đặc điểm nguồn nhân lực
quản lý báo chí (số lượng, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm quản lý, kỹ
năng quản lý...)
- Khách thể quản lý: Mô tả các cơ quan báo chí truyền thông hiện có tại địa
phương (tên, tôn chỉ hoạt động, mô hình toà soạn, quy trình tác nghiệp,
trình độ ứng dụng CĐS trong hoạt động của cơ quan báo chí...)
Thực trạng quản lý:
- Chủ thể quản lý (phân tích chủ thể quản lý): Đặc điểm nguồn nhân lực quản lý báo chí (số lượng,
trình độ chuyên môn, kinh nghiệm quản lý, kỹ năng quản lý...)
- Khách thể quản lý: Mô tả các cơ quan báo chí truyền thông hiện có tại địa phương (tên, tôn chỉ
hoạt động, mô hình toà soạn, quy trình tác nghiệp, trình độ ứng dụng CĐS trong hoạt động của cơ
quan báo chí...)
- Nội dung quản lý: (10 nội dung quản lý)
+ Thành công:
Số lượng cơ quan báo chí
Số lượng nhà báo
Nội dung
Khoa học công nghệ
Kinh tế báo chí
+ Hạn chế

You might also like