You are on page 1of 8

12 chỉ số đó nói về gì và tìm hiểu ví dụ phân tích, minh họa để hiểu

- GCI 4.0 năm 2019 xếp hạng Việt Nam ở vị trí 67/141 quốc gia trên thế giới, và đứng ở vị trí 7/9
quốc gia ASEAN (tương tự như 2018, Việt Nam vẫn chỉ đứng trên Lào và Campuchia). So với 2018,
Việt Nam đã tăng 3,5 điểm tổng thể (từ 58 điểm lên 61,5 điểm), cao hơn điểm trung bình toàn cầu
(60,7 điểm) và tăng 10 bậc (từ vị trí 77 lên vị trí 67).
- Việt Nam có 5/12 chỉ số nằm trong top ASEAN 4, bao gồm trụ cột 2 (hạ tầng), trụ cột 3 (ứng dụng
công nghệ thông tin), trụ cột 5 (y tế), trụ cột 7 (y tế), trụ cột 10 (quy mô thị trường). 7/12 số trụ cột
còn lại thấp hơn nhóm ASEAN 4 là: trụ cột 1 (thể chế); trụ cột 4 (ổn định kinh tế vĩ mô); trụ cột 6 (kỹ
năng); trụ cột 8 (thị trường lao động); trụ cột 9 (hệ thống tài chính); trụ cột 11 (mức độ năng động
trong kinh doanh); trụ cột 12 (năng lực đổi mới sáng tạo).
- Trong đó, Việt Nam không có trụ cột nào thuộc nhóm thấp, 12 trụ cột của Việt Nam được phân theo
4 nhóm từ rất tốt cho đến trung bình.
❖ Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của VN
- Một là, cải cách nền hành chính trên cơ sở thực hiện chuyển đổi số, xây dựng chính phủ số nhằm
đảm bảo các yêu cầu về tính công khai, minh bạch và giảm chi phí hành chính.
- Hai là, tăng cường các biện pháp hỗ trợ nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh
nghiệp, ngành nghề và nền kinh tế.
- Ba là, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ nhân lực nghiên cứu, ứng dụng khoa
học công nghệ.
- Bốn là, tiếp tục phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng, tạo bước đột phá chiến cho phát triển kinh tế - xã
hội.
- Năm là, nâng cao hiệu quả của các chỉ số PAPI và PCI, đặc biệt là các chỉ số tương đồng với các chỉ
số của GCI.
❖ 5 khuyến nghị quan trọng
- Một là, đối với vấn đề Thể chế, Việt Nam cần tiếp tục cải cách thể chế, cải thiện môi trường đầu tư –
kinh doanh; cần có quy trình và cơ quan đầu mối theo dõi, đánh giá sự phù hợp, tác động, chất lượng
của chính sách, cũng như tính hiệu lực, hiệu quả của khâu thực thi chính sách; hết sức chú trọng đến
tính minh bạch và giải trình.
- Hai là, cần tiếp tục coi phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng là một trong những đột phá chiến lược ưu
tiên.
- Ba là, đối với nhóm tiêu chí Kỹ năng và Thị trường lao động, cần tập trung vào các nhóm chính sách
thúc đẩy tăng năng suất lao động, năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP), nâng cao hiệu quả và sức cạnh
tranh của doanh nghiệp, ngành nghề và nền kinh tế.
- Bốn là, đối với Thị trường hàng hóa, cần chú trọng hơn nữa về việc đa dạng hóa thị trường xuất
khẩu, tận dụng tốt hơn các hiệp định FTA đã ký kết và thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng trong nước. VN
cần tiến hành rà soát các chính sách, biện pháp hàng rào thuế quan và phi thuế quan, đảm bảo cam kết
hội nhập cũng như hỗ trợ doanh nghiệp và thị trường trong nước phát triển lành mạnh.
- Thúc đẩy đổi mới sáng tạo là sống còn đối với mục tiêu phát triển nhanh và bền vững trong giai
đoạn tới.

1. Thể chế/tổ chức


Thể chế là thiết chế được hiểu là tổng hợp các quy định, nguyên tắc, các điều luật được sử
dụng để chi phối, định hướng sự phát triển của một tổ chức hay một nhà nước trong những
lĩnh vực nhất định. Trụ cột này cũng thể hiện đặc điểm khả năng phản ứng nhanh nhạy, linh
hoạt cần có của các quốc gia, nền kinh tế trong CMCN 4.0
Như: Quyền tài sản; Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ; Niềm tin của công chúng đối với các
chính trị gia; Độc lập về tư pháp; Sự thiên vị trong các quyết định của các quan chức chính
phủ ; Hiệu quả của khung pháp lý trong giải quyết tranh chấp

Ví dụ: Chính phủ quy định về Chỉ số về Quy định pháp lý thích ứng linh hoạt với mô hình
kinh doanh số Luật Thương mại Điện tử, đã được sửa đổi và bổ sung nhằm thích ứng với
các mô hình kinh doanh số, bao gồm việc xác thực chữ ký số và các giao dịch điện tử,
nhưng thông tin về các khách hàng vẫn chưa được đảm bảo cũng như là hàng giả hàng
nhái . Vì thế Năm 2019 Chỉ số về Quy định pháp lý thích ứng linh hoạt với mô hình kinh
doanh số còn thấp điểm và thấp hạng (43,1 điểm và ở vị trí 71).

2. Hạ tầng
Cơ sở hạ tầng là thuật ngữ nhằm chỉ những bộ phận kết cấu, nền tảng cơ bản để phát triển
đời sống kinh tế – xã hội;… được tồn tại trong đời sống xã hội nhằm mục đích để phục vụ
mọi hoạt động đời sống, sản xuất kinh doanh của con người. Các quốc gia có kết nối hạ
tầng tốt hơn thường thịnh vượng hơn. Cơ sở hạ tầng phát triển tốt giúp giảm chi phí vận
chuyển và giao dịch, đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa, con
người và chuyển giao thông tin trong một quốc gia và xuyên biên giới.

Như đánh giá về Chất lượng cơ sở hạ tầng đường sắt; Chất lượng cung cấp điện ; Đường
dây điện thoại cố định, Chất lượng cơ sở hạ tầng tổng thể; Chất lượng đường; Chất lượng
cơ sở hạ tầng cảng; Chất lượng cơ sở hạ tầng giao thông hàng không; Số km chỗ ngồi còn
trống của hãng hàng không; Đăng ký điện thoại di động

Ví dụ: Mạng lưới đường sắt hiện nay có tổng chiều dài 3.163 km, trong đó đường ray khổ
hẹp (khổ 1m) chiếm 84% tổng chiều dài (2.656 km), Tình trạng chung của hạ tầng của
đường sắt chỉ ở mức độ kém đến trung bình càng ngày càng có thêm nước khác vượt qua,
hầu hết tuyến đường cần được cải tạo và nâng cấp.Vì thê Cơ sở hạ tầng ở vị trí 77/141 và
vị trí thứ 6 trong ASEAN 9. So với GCI năm 2018 chỉ số này đã giảm 5 bậc mặc dù tăng 0,5
điểm

3. Ứng dụng ICT

Ứng dụng ICT là ứng dụng công nghệ thông tin và công nghệ truyền thông, cho phép người
dùng tạo, truy cập và thao tác với thông tin như trong giáo dục marketing, môi trường giải
trí. ICT giúp giảm chi phí giao dịch, tăng tốc thông tin và trao đổi ý tưởng, nâng cao hiệu quả
và tạo ra ĐMST

Như đánh giá về: thuê bao di động, thuê bao di động băng thông rộng, thuê bao internet
băng thông rộng cố định, thuê bao internet cáp quang, Số người sử dụng internet.

Ví dụ :ứng dụng ICT để thiết lập camera, hệ thống theo dõi để truyền thông tin hình ảnh cho
người giám sát. Hiện nay các nhà quản lý còn đầu tư tiền bạc để có được các phần mềm,
hệ thống quản lý công việc, quản lý nhân viên tối ưu, nhờ có internet mà có rất nhiều ứng
dụng, phần mềm miễn phí giúp cấp trên có thể làm việc, trao đổi, quản lý hoặc tổ chức cuộc
họp online với nhân viên của mình như email, Google sheet, Google docs, Google meet,
Zoom,... Việt Nam với mức điểm tăng cao từ 43,3 lên 69,0 điểm và tăng vị trí từ 95 lên 41. (
2019) cho thấy Việt Nam đang định hướng tập trung vào phát triển công nghệ này
4. Độ ổn định vĩ mô

Độ ổn định kinh tế vĩ mô là một thuật ngữ trong kinh tế học, ám chỉ sự ổn định về các chỉ số
kinh tế quan trọng mang tính vĩ mô. Đây là mức độ giảm thiểu biến động trong ngắn hạn của
các chỉ số như tỷ giá hối đoái, GDP, tỷ lệ thất nghiệp và các chỉ tiêu khác. Trụ cột này thể
hiện đặc điểm khả năng chống chịu của các quốc gia, nền kinh tế trong bối cảnh CMCN 4.0

Như đánh giá về: Cân đối ngân sách của Chính phủ,% trên GDP, Tổng tiết kiệm quốc gia,%
GDP; Lạm phát,% thay đổi hàng năm ; Nợ chính phủ,% GDP; Xếp hạng tín dụng quốc gia.

Ví dụ: Hiện tại tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam Tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam là 2,28% vào
năm 2022. Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị là
4,42%, cao hơn so với khu vực nông thôn. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (15-24 tuổi) là
8,48% có thể thấy nhiều sinh viên khó kiếm chỗ thực tập với lương trợ cấp điều này cũng
ảnh hưởng xấu đến những chỉ số trong ổn định vĩ mô cũng như đến năng lực cạnh tranh
của quốc gia đó.

5. Sức khỏe

Trụ cột này thể hiện đặc điểm con người là trung tâm - đánh giá sức khỏe của con người
toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội, không đơn thuần chỉ là không có bệnh tật hoặc
khuyết tật. Các cá nhân khỏe mạnh hơn có năng suất và sáng tạo hơn, và có xu hướng đầu
tư nhiều hơn vào giáo dục khi tuổi thọ tăng lên. Trẻ em khỏe mạnh phát triển thành người
lớn với khả năng nhận thức tốt hơn.

Như đánh giá về: Tỷ lệ mắc bệnh sốt rét; Tác động kinh doanh của bệnh lao; Tỷ lệ mắc
bệnh lao; Tác động kinh doanh của HIV / AIDS; Tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh; Tuổi thọ; Chất
lượng giáo dục tiểu học

Ví dụ: Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam hiện tại là 73,6 tuổi đây là con số khá cao, tỷ
lệ mắc bệnh HIV vẫn còn trường hợp xuất hiện kim tiêm tại rạp chiếu phim điều này làm suy
giảm năng lực cạnh tranh.

6. Kỹ năng
Kỹ năng là khả năng áp dụng kiến thức và hiểu biết của con người để thực hiện một cái gì
đó, có thể là công việc kỹ thuật, tình cảm, chuyên môn, giao tiếp, sinh tồn, v.v.
Trụ cột này thể hiện đặc điểm khả năng chống chịu (đánh giá khả năng của người lao động
trong học hỏi và thích nghi với hoàn cảnh thay đổi) và đặc điểm con người là trung tâm
(đánh giá các kỹ năng con người cần có để phát triển mạnh trong CMCN 4.0).

Như đánh giá về: Chất lượng đào tạo nghề; Kỹ năng của học sinh, sinh viên sau khi tốt
nghiệp; Mức độ đào tạo nhân viên và Mức độ dễ dàng tìm kiếm lao động lành nghề; Tư duy
phản biện trong giảng dạy;..

Ví dụ: Trình độ đạt đại học ở việt nam ngày càng tăng, quy mô đào tạo các trình độ giáo dục
đại học tăng từ 1.546.478 người điều đó ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh thể hiện ở
tăng 4 bậc (từ 97 lên 93) với 57 điểm.( 2018)
7. Thị trường hàng hóa

Thị trường hàng hóa là là một thị trường vật lí hay cũng có thể hiểu nó là một thị trường ảo
để mua, bán và kinh doanh các sản phẩm thô hoặc sơ cấp.

Trụ cột này cũng thể hiện đặc điểm khả năng phản ứng nhanh nhạy, linh hoạt

Như đánh giá về: Phạm vi và ảnh hưởng của thuế ; Tổng thuế suất,% lợi nhuận; Số thủ tục
thành lập doanh nghiệp; Số ngày bắt đầu kinh doanh; Mức độ phổ biến của các rào cản
thương mại; Thuế thương mại,% thuế; Gánh nặng về thủ tục hải quan; Nhập khẩu tính theo
phần trăm GDP;

8. Thị trường lao động


Thị trường lao động là toàn bộ những mối quan hệ được xác lập dựa trên lĩnh vực thuê
mướn lao động
Thị trường lao động có thể giúp chống chịu trước những cú sốc và phân bổ lại sản xuất cho
các phân đoạn mới nổi; khuyến khích người lao động dám chấp nhận rủi ro; thu hút và giữ
chân nhân tài cũng như tạo động lực làm việc cho người lao động.

Trụ cột này cũng thể hiện đặc điểm khả năng phản ứng nhanh nhạy, linh hoạt và đặc điểm
con người là trung tâm (đánh giá việc ghi nhận tài năng và tôn trọng quyền của người lao
động)
Như đánh giá về: Tính linh hoạt của việc xác định mức lương; Phương thức tuyển dụng và
sa thải; Chi phí dự phòng, tuần lương, Hợp tác trong quan hệ lao động – chủ sử dụng lao
động ; Trả lương và năng suất; Phụ thuộc vào quản lý chuyên nghiệp; Chảy máu chất xám;
Nữ tham gia lực lượng lao động, so với nam

9. Hệ thống tài chính

Hệ thống tài chính là mạng lưới (hệ thống) các trung gian tài chính (ngân hàng thương mại,
tổ chức tiết kiệm và cho vay, bảo hiểm) và thị trường tài chính (thị trường cổ phiếu, trái
phiếu) mà ở đó diễn ra việc tham gia giao dịch, mua bán nhiều loại công cụ tài chính khác
nhau (tiền gửi ngân hàng, tín phiếu kho bạc, cổ phiếu, trái phiếu) có liên quan đến việc
chuyển tiền, vay và cho vay vốn (tài trợ tín dụng).

Trụ cột này cũng thể hiện đặc điểm khả năng chống chịu (bao gồm các biện pháp để giảm
thiểu nguy cơ khủng hoảng tài chính và các nguồn lực để ứng phó với các cú sốc bên
ngoài).

Như đánh giá về: Tính sẵn có của dịch vụ tài chính; Tài trợ thông qua thị trường chứng
khoán địa phương; Dễ dàng tiếp cận các khoản vay; Khả năng cung cấp vốn mạo hiểm; Ảnh
hưởng của các ngân hàng; Quy chế giao dịch chứng khoán; Khả năng chi trả của các dịch
vụ tài chính
10. Quy mô thị trường
Quy mô thị trường là tổng doanh thu mà doanh nghiệp có thể thu được từ tổng số khách
hàng tiềm năng (likely buyer) của một sản phẩm/dịch vụ trong một thị trường cho trước

Quy mô thị trường lớn có thể làm tăng năng suất do chi phí sản xuất có xu hướng giảm khi
số lượng sản phẩm sản xuất nhiều. Thị trường lớn cũng khuyến khích ĐMST hơn.

Như đánh giá về: Chỉ số quy mô thị trường trong nước; chỉ số quy mô thị trường nước ngoài

11. Độ năng động trong KD

Độ năng động trong kinh doanh là khả năng của một tổ chức hoặc doanh nghiệp thích ứng
và phản ứng linh hoạt với các thay đổi trong môi trường kinh doanh. Điều này bao gồm khả
năng thích ứng nhanh chóng với các thay đổi trong thị trường, công nghệ, luật lệ, hoặc nhu
cầu của khách hàng.
Trụ cột này thể hiện đặc điểm khả năng phản ứng nhanh nhạy, linh hoạt.

Như đánh giá về: Kiểm soát về phân phối quốc tế; Độ tinh vi của quy trình sản xuất ; Mức
độ tiếp thị ; Sẵn sàng giao quyền.

12. Năng lực đổi mới

Năng lực sáng tạo và đổi mới là khả năng thách thức các tư duy truyền thống và nhìn nhận
tình huống dưới góc độ mới, đưa ra các cách làm mới, xây dựng các sản phẩm và quy trình
mới.

Trụ cột này cũng thể hiện đặc điểm con người là trung tâm - đánh giá sự cộng tác, tương
tác và sáng tạo của con người.

Năng lực đổi mới; Chất lượng các cơ sở nghiên cứu khoa học; Chi tiêu của công ty cho
R&D ; Hợp tác giữa các trường đại học và công nghiệp trong R&D; Sự sẵn có của các nhà
khoa học và kỹ sư; Đơn xin cấp bằng sáng chế PCT, Chính phủ mua sắm sản phẩm công
nghệ tiên tiến

MÔ HÌNH KIM CƯƠNG PORTER


1. Mô hình kim cương của Michael Porter là gì?
- Mô hình kim cương phân tích các thành phần sẵn có của quốc gia hoặc nhóm để đánh giá
lợi thế cạnh tranh. Từ đó giải thích được vai trò xúc tác của chính phủ trong việc cải thiện vị
thế quốc gia khi cạnh tranh toàn cầu.
- Hiểu một cách đơn giản, mô hình kim cương giải thích tại sao có những quốc gia thành
công khi cạnh tranh quốc tế nhưng một số khác thì không. Tuy nhiên mô hình chưa phản
ánh vai trò của toàn cầu hóa và hợp tác quốc tế. Nhưng đây vẫn là mô hình phân tích chiến
lược nổi bật nhất.
2. Ý nghĩa của mô hình kim cương
- Được doanh nghiệp sử dụng để đánh giá sự cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp trong lĩnh
vực mình hoạt động.
- Cung cấp những hiểu biết về thị trường => giúp DN nhìn nhận được vai trò của nhà cung
cấp, cũng đánh giá được hiệu quả khi sử dụng nhà cung cấp đó.
- Cho thấy sức mạnh của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, không chỉ là những đối thủ
lớn mà còn là những người mới tham gia thị trường.
sử dụng hiệu quả trong việc đánh giá lợi thế cạnh tranh trong môi trường vi mô.

Điều kiện đầu vào sẵn có: Điều kiện sẵn có của một môi trường kinh doanh bao gồm tính
hiệu quả, chất lượng và sự chuyên môn hóa của các điều kiện sẵn có cho doanh nghiệp.

Các điều kiện này sẽ có tác động đến năng lực sáng tạo và năng suất lao động, bao gồm:
vốn, con người, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng vật chất và hành chính, công nghệ
thông tin. Các yếu tố này cần được kết hợp một cách đầy đủ để tạo cơ sở hình thành lợi thế
cạnh tranh.

Chiến lược cơ cấu và sự cạnh tranh của công ty: Các qui định, qui tắc, cơ chế khuyến
khích và áp lực chi phối loại hình, mức độ cạnh tranh địa phương tạo ra những ảnh hưởng
lớn tới chính sách thúc đẩy năng suất.

Các điều kiện về nhu cầu: Nhu cầu thị trường ảnh hưởng tới qui mô và tăng trưởng thị
trưởng đồng thời liên quan đến cả tính chất khách hàng.

Nhìn chung, môi trường kinh doanh lành mạnh sẽ có mức cầu cao từ các nhóm khách hàng
địa phương phức tạp, do đó buộc các doanh nghiệp phải cung cấp hàng hóa và dịch vụ chất
lượng cao hơn mới có khả năng thành công.

Các ngành hỗ trợ và có liên quan: Để có được sự thành công của môi trường kinh doanh
vi mô cần có được số lượng lớn nhà cung cấp có năng lực tại địa phương và thay vì từng
ngành công nghiệp riêng lẻ cần có các cụm ngành.

Chính phủ: một thành phần khác được kết nối với mô hình kim cương của Porter, trong đó
nó được mô tả là ‘chất xúc tác và thử thách’. Trong khi các chính phủ không thể tạo ra các
ngành công nghiệp cạnh tranh, họ có thể thúc đẩy và khuyến khích các công ty cải thiện
bản thân và trở nên cạnh tranh hơn.

Cơ hội: Mặc dù Porter chưa chính thức đề cập đến sự may rủi hay may mắn, nhưng nó
thường được gắn với mô hình kim cương. Có những sự kiện bên ngoài như thiên tai hoặc
chiến tranh có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến ngành hoặc quốc gia. Mặc dù các
yếu tố như vậy nằm ngoài tầm kiểm soát của các công ty, nhưng ít nhất họ nên giám sát
chúng để có thể đưa ra các quyết định sáng suốt trong tương lai.

9 chỉ tiêu cạnh tranh cụm ngành

1. Thu hút đầu tư


Thu hút vốn đầu tư là hoạt động kêu gọi các tổ chức, cá nhân đầu tư tiền bạc và các tài sản
khác vào dự án và hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nước. Mục đích của hành động
này là tạo ra nguồn lực mạnh mẽ cho các dự án và hoạt động kinh tế.
2. Xúc tiến xuất khẩu
Bao gồm các hoạt động sau: Giúp doanh nghiệp tìm kiếm thông tin thị trường nước ngoài
một cách nhanh chóng, chính xác, Tổ chức nghiên cứu thị trường ở nước ngoài. Tổ chức
hội chợ, triển lãm ở nước ngoài, Mang đến cho đối tác nước ngoài những sản phẩm độc
đáo, chất lượng, Hướng dẫn, hỗ trợ làm thủ tục xuất khẩu đơn giản, nhanh chóng…
3. Thông tin thị trường và công bố thông tin
Thông tin về thị trường liên quan đến sự cung cấp và cầu cần của sản phẩm hoặc dịch vụ,
giá cả, xu hướng tiêu dùng, đối thủ cạnh tranh, và các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến
việc kinh doanh. Công bố thông tin đề cập đến việc công khai thông tin liên quan đến tình
hình

4. Cơ sở hạ tầng chuyên biệt


Cơ sở hạ tầng chuyên biệt (còn được gọi là cơ sở hạ tầng chuyên dụng hoặc cơ sở hạ tầng
đặc biệt) là các cấu trúc và thiết bị được thiết kế, xây dựng và sử dụng cho một mục đích cụ
thể hoặc một ngành công nghiệp nhất định. Các loại cơ sở hạ tầng chuyên biệt thường
được phát triển để đáp ứng các yêu cầu đặc biệt của một lĩnh vực hoặc một loại hình hoạt
động kinh doanh.

5. Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên


Bảo tồn thiên nhiên là phong trào bảo tồn tập trung vào việc bảo vệ các loài sinh vật khỏi bị
tuyệt chủng, duy trì và phục hồi môi trường sống, tăng cường các dịch vụ hệ sinh thái và
bảo vệ đa dạng sinh học.

6. Hạ tầng khoa học công nghệ


Kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển khoa học và công nghệ là cơ sở vật chất - kỹ thuật của tổ
chức khoa học và công nghệ; hệ thống chuẩn đo lường, phòng thí nghiệm trọng điểm; khu
công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, cơ sở ươm tạo công nghệ, cơ
sở ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ; hạ tầng thông tin, thống kê khoa học và
công nghệ.
7. Giáo dục và đào tạo lao động
Giáo dục và đào tạo lao động là các hoạt động được thiết kế để cung cấp kiến thức, kỹ
năng, và nhận thức cho người học, giúp họ phát triển nghề nghiệp và trở thành nguồn lao
động có chất lượng trong thị trường lao động.
Phân tích ví dụ: Chương trình đào tạo Trung cấp: Trường Saigontourist cung cấp các khóa
học ngắn hạn, trung cấp, cao đẳng, đại học và chứng chỉ III bếp Úc.
8. Xây dựng các tiêu chuẩn

Xây dựng tiêu chuẩn là quá trình thiết lập các nguyên tắc, quy định hoặc yêu cầu mà sản
phẩm, dịch vụ hoặc quy trình cần tuân thủ. Tiêu chuẩn có thể được áp dụng trong nhiều lĩnh
vực như công nghệ, sản xuất, an toàn, chất lượng, môi trường, và nhiều lĩnh vực khác nữa.

9. Các tiêu chuẩn về môi trường


Tiêu chuẩn môi trường là quy định tự nguyện áp dụng mức giới hạn của thông số về chất
lượng môi trường, hàm lượng của chất ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và
quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức công bố theo quy định của
pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

SỞ HỮU TRÍ TUỆ


Apple khẳng định rằng Samsung đang vi phạm một số bằng sáng chế liên quan đến chức
năng, thiết kế và giao diện người dùng của các sản phẩm này. Trong vụ kiện ngược lại,
Samsung cáo buộc Apple đã vi phạm một số bằng sáng chế liên quan đến công nghệ không
dây.
2 DN Pfizer & Teva tranh chấp về độc quyền bằng sáng chế là generic Viagra.

You might also like