You are on page 1of 8

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG KINH DOANH


KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

TIỂU LUẬN
BỘ MÔN QUẢN TRỊ HỌC
GV: PHAN NGỌC ANH
LHP: 22C1MAN50200218
TRẦN THỊ DIỄM QUỲNH
MSSV 31211022452

TP Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 10 năm 2022


QUẢN TRỊ TRONG MÔI TRƯỜNG TOÀN CẦU
1.Thế giới không biên giới
Với sự hội nhập kinh tế trên toàn thế giới diễn ra vô cùng mạnh mẽ, các quốc
gia trở nên phụ thuộc lẫn nhau trên các khía cạnh toàn cầu hóa thị trường và
toàn cầu hóa sản xuất, việc cách ly khỏi các áp lực quốc tế là không khả thi.
Đồng thời các tổ chức và nhà quản trị không bị cô lập với các lực lượng quốc tế
bởi các rào cản thương mại đã sụt giảm bao gồm thuế xuất nhập khẩu, học
thuyết thương mại tự do, các hiệp định thương mại khu vực mở ra cơ hội lớn
cho các doanh nghiệp, cho phép các nhà quản trị vừa mua vừa bán hàng hóa và
dịch vụ trên phạm vị toàn cầu, truyền thông nhanh hơn, rẻ hơn, hội tụ thị hiếu
của người tiêu dùng ở các thị trường khác nhau trên thế giới, tiếp cận tới những
nguồn cung cấp và phân tán những hoạt động tạo giá trị của doanh nghiệp tới
những địa điểm khác nhau trên thế giới nhằm đạt mục tiêu giảm thiểu chi phí
hoặc tối đa hóa chất lượng.
Tổ chức trong mọi lĩnh vực đang được tái sắp đặt hướng vào mục tiêu giải
quyết các nhu cầu và mong đợi vượt khỏi tầm biên giới quốc gia.
2.Phát triển tư duy toàn cầu
Là năng lực của nhà quản trị trong việc đánh giá và tác động vào các cá nhân,
nhóm, tô chức và các hệ thống khác biệt nhau ở các đặc trung về xã hội, văn
hóa, chính trị, thể chế, tri thức và tâm lý.
Một nhà quản trị cần có tư duy toàn cầu để cảm nhận và kịp thời ứng phó với
nhiều bối cảnh khác biệt nhau một cách đồng thời thay vì chỉ bám vào tư duy
nội địa theo đó họ chỉ nhìn nhận mọi việc dựa vào quan điểm của riêng mình.
Phát triển tư duy toàn cầu đòi hỏi các nhà quản trị, những người thật sự muốn
hiểu biết và tìm thông tin về con người và các nền văn hóa khác phải có tư duy
mở, không phán đoán chủ quan và có thể giải quyết các vấn đề mang tính mơ
hồ phức tạp mà không bị quá tải hay chán nản
Phát triển tư duy toàn cầu bằng các tham gia với con người từ các nền văn hóa
khác nhau
*Các công ty đa quốc gia ( MNCs)
Là các công ty sản xuất hay cung cấp dịch vụ ít nhất ở hai quốc gia có quy mô
và khối lượng kinh doanh quốc tế lớn. Một công ty đa quốc gia thường có trên
25% doanh số phát sinh từ thị trường nước ngoài.
MNC được quản trị như môt toàn thể tích hợp:
Quản trị theo một hệ thống kinh doanh hợp nhất toàn cầu, trong đó từng chi
nhánh ở nước ngoài hoạt động theo dạng liên minh và hợp tác mật thiết với các
chi nhánh khác.
Kiểm soát bởi một hệ thống quuyền lực quản trị duyy nhất và hệ thống này sẽ
ra các quyết định chiến lược cơ bản cho công ty mẹ và các chi nhánh
Các nhà quản trị cấp cao của MNC sẽ tiến hành hoạt động quản trị theo quan
điểm toàn cầu
* Làn sóng chống toàn cầu hóa
Quy mô và sức mạnh của các công ty đa quốc gia
Sự gia tăng của các thỏa thuận tự do mậu dịch khơi mào cho một sự bùng nổ
dư luận chống lại toàn cầu hóa
Người dân lo sợ mất việc
Các đối tác ở nước ngoài đối xử tệ với người lao động
Phục vụ tầng đáy của kim tự tháp: Một cách tiếp cận kết hợp cả kinh doanh với
trách nhiệm xã hội đó là việc phục vụ tầng đáy của kim tự tháp. Là cách tiếp
cận của các công ty đa quốc gia để làm điều tốt đẹp cho thể giới. Các công ty
có thể làm giảm những vấn đề và kiếm được lợi ích lớn bằng cách bán hàng
cho người nghèo trên thế giới ( có hơn 4 tỷ người ở mức thấp nhất của kim tự
tháp kinh tế).
Khái niệm tầng đáy của kim tự tháp( BOP) đề xuất các công ty đa quốc gia
có thể tham gia xóa bỏ nghèo đói và các yếu kém xã hội.
3.Khởi nghiệp kinh doanh quốc tế

Xuất khẩu- dịch chuyển các sản phẩm ra thị trường nước ngoài để bán
Đặt hàng toàn cầu: hay còn gọi là thuê ngoài, hoạt động thực hiện công việc
được tiến hành ở những quốc gia có nguồn lực cung ứng và lao động rẻ tiền
nhất
Cho thuê: cho phép một công ty sản xuấ và tiếp thị sản phẩm tại một quốc gia
khác.
Nhượng quyền kinh doanh là sự cho thuê cung cấo một gói tài liệu và dịch vụ
hoàn chỉnh
Đầi tư trực tiếp- cấp độ tham gia cao, công ty quản trị và kiểm soát tài sản
Liên doanh và các hình thức hợp tác khác là phổ biến
4. Môi trường kinh doanh quốc tế
Quản trị quốc tế thể hiện quản trị hoạt động kinh doanh của các tổ chức được
tiến hành trên phạm vi nhiều hơn một quốc gia
Các hoạt động kinh doanh, quản trị hầu như không khác so với trước đây. Tuy
nhiên, những khó khăn và rủi ro sẽ lớn hơn
Những yếu tố cơ bản mà các nhà quản trị cần nắm rõ trong môi trường toàn
cầu bao gồm:
Kinh tế: phát triển kinh tế,cơ sở hạ tầng, thị trường sản phẩm và các nguồn lực,
thu nhập bình quân đầu người
Chính trị- luật pháp: Rủi ro chính trị, sự can thiệp của nhà nước, thuế quan, hạn
ngạch, thuế nội địa, khủng bố, bất ổn chính trị, luật và quy định
Văn hóa- xã hội: Các giá trị xã hội, niềm tin, ngôn ngữ, tôn giáo, các yếu tố
nhân khẩu học, hệ thống giáo dục, tình trạng mù chữ, định hướng theo thời
gian
Sự phát triển kinh tế: Các quốc gia có thể được chia thành quốc gia đã phát
triển và đang phát triển
Các khía cạnh giá trị của Hofstede
- Khoảng cách quyền lực được định nghĩa là “mức độ mà những thành viên ít
quyền lực của một tổ chức hoặc thể chế (hoặc gia đình) chấp nhận và kỳ vọng
rằng quyền lực được phân bổ không công bằng”. Trong khía cạnh này, sự bất
công bằng và tập trung quyền lực tập trung được những người ít quyền lực hơn
nhận thức một cách hiển nhiên. Vì vậy, chỉ số PDI cao thể hiện sự phân bổ
quyền lực được thiết lập và thực thi rõ ràng trong xã hội mà không vướng bất
cứ sự nghi ngờ hay chất vấn nào. Chỉ số PDI thấp thể hiện mức độ chất vấn cao
về phân bổ quyền lực cũng như nỗ lực phân chia quyền hành đồng đều.
- Chủ nghĩa cá nhân- chủ nghĩa tập thể Chỉ số này thể hiện “mức độ hòa nhập
của cá nhân với tập thể và cộng đồng”. Một xã hội có tính cá nhân cao thường
có mức độ ràng buộc khá lỏng lẻo và một cá nhân có xu hướng chỉ gắn kết với
gia đình của mình. Họ chú trọng đến chủ thể “tôi” hơn là “chúng tôi”. Trong
khi đó, chủ nghĩa tập thể, thể hiện một xã hội với các mối quan hệ hòa nhập
chặt chẽ giữa gia đình và những thể chế, hội nhóm khác. Những thành viên
trong nhóm có sự trung thành tuyệt đối và luôn hỗ trợ những thành viên khác
trong mỗi tranh chấp với các nhóm, hội khác.
- Né tránh bất ổn được định nghĩa như “mức độ chấp nhận của xã hội với sự
mơ hồ”, khi mà con người chấp nhận hoặc ngăn cản một thứ gì đó không kỳ
vọng, không rõ ràng và khác so với hiện trạng thông thường. Chỉ số UAI cao
cho thấy mức độ gắn kết của thành viên trong cộng động đó với các quy chuẩn
hành vi, luật lệ, văn bản hướng dẫn và thường tin tưởng sự thật tuyệt đối hay
một sự “đúng đắn” chung trong mọi khía cạnh mà tất cả mọi người đều nhận
thức được. Trong khi đó, chỉ số UAI thấp cho thất sự cởi mở và chấp nhân
những ý kiến trái chiều và gây tranh cãi. Xã hội có UAI thấp thường mang tính
ít quy định, quy chế mà họ có xu hướng để mọi thứ được tự do phát triển và
chấp nhận rủi ro..
- Nam tinh- nữ tính ở khía cạnh này, “nam quyền” được định nghĩa là “sự ưu
tiên của xã hội cho thành quả, phần thưởng vật chất và định nghĩa thành công
dựa trên những thành quả vật chất mà cá nhân đạt được”. Ngược lại, nữ quyền
ám chỉ sự coi trọng tính cộng tác, khiêm tốn, quan tâm đến những cá nhân khó
khăn cũng như chất lượng cuộc sống. Phụ nữ trong xã hội được tôn trọng và
thể hiện những giá trị khác nhau. Trong xã hội ấy, họ chia sẻ sự khiêm tốn và
quan tâm đến sự bình đẳng giới. Trong khi đó, xã hội trọng nam quyền, phụ nữ
dù có được chú trọng và cạnh tranh nhưng thường vẫn bị kém coi trọng hơn so
với nam giới. Nói theo cách khác, họ cũng nhận ra khoảng cách giữa những giá
trị về nam giới và nữ giới. Khía cạnh này chính là sự cấm kỵ trong những xã
hội trọng nam quyền
- Định hướng dài hạn- ngắn hạn khía cạnh này miêu tả sự kết nối giữa quá khứ
với hiện tại và các hành động/ khó khắn trong tương lai. Khi chỉ số LTO thấp,
nó biểu thị định hướng ngắn hạn của một xã hội khi mà những truyền thống
được trân trọng gìn giữ và sự kiên định được đánh giá cao. Trong khi đó, xã hội
có chỉ số LTO cao thường chú trọng vào quá trình dài hạn, quan tâm đến sự
thích ứng và thực dụng khi giải quyết vấn đề. Một nước nghèo, nếu giữ định
hướng ngắn hạn sẽ khó trong việc phát triển kinh tế. Trong khi đó nước có định
hướng dài hạn thường thuận lợi hơn trong việc phát triển
Các khía cạnh giá trị của GLOBE
-Tính quyết đoán
-Định hướng về tương lai
-Sự phân biệt về giới tính
-Định hướng về kết quả
-Định hướng về con người
Ngôn ngữ thầm lặng của văn hóa
Ngữ cảnh: sử dụng ngôn ngữ truyền thông
+ Ngữ cảnh thấp
+ Ngữ cảnh cao
Thời gian
+ Đơn nhịp
+ Đa nhịp
Không gian: sử dụng không gian khi giao tiếp
5.Sự thay đổi của bối cảnh quốc tế
Nhiều công ty ngày nay xem việc xâm nhập vào thị trường TQ và Ấn Độ như
là bước đầu tiên trong kinh doanh quốc tế bởi hai nước này là hai thị trường
mới nổi tiềm năng nhất trong tất cả các thị trường mới nổi. Tiếp đến là Brazil.
Mỗi đất nước có một thế mạnh riêng. Tùy vào lĩnh vực, thế mạnh của mỗi
doanh nghiệp để lựa chọn thị trường để xâm nhập.
II. Môi trường kinh doanh quốc tế của Nestle, cụ thể tại Việt Nam
Nestle là công ty thực phẩm và giải khát lớn nhất thế giới, có trụ sở đặt tại
Vevey, Thụy Sĩ.
Trong thập niên 60 của thế kỷ 19, dược sĩ Henri Nestlé đã phát triển một loại
thực phẩm cho những trẻ em không thể được nuôi bằng sữa mẹ. Thành công
đầu tiên của ông là nuôi dưỡng được một em bé không thể được nuôi bằng
chính sữa mẹ hay bất kì chất thay thế thông thường nào khác. Giá trị của sản
phẩm mới nhanh chóng được công nhận khi công thức mới của ông đã cứu
sống đứa bé, và ngay sau đó, sản phẩm Farine Lactée Henri Nestlé được bày
bán rộng rãi ở châu Âu.
Năm 1905, Nestle hợp nhất với công ty Anglo-Swiss, liên tục nhà máy ở các
quốc gia khác như Hoa Kỳ, Liên hiệp Anh Đức và Tây Ban Nha.
Nestle tại Việt Nam: Năm 1912 Nestle lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam, đặt
văn phòng đầu tiên tại Sài Gòn với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng
cuộc sống và tăng cường sức khoẻ cho các gia đình Việt. Và từ đây, biểu tượng
của Nestle đã trở nên thân thuộc với các hộ dân ở Việt Nam. Tại Việt Nam tính
đến nay, doanh nghiệp đã có tổng vốn đầu tư hơn 600 triệu USD, với 6 nhà
máy và hơn 2300 nhân viên.
- Chiến lược kinh doanh quốc tế của Nestle: Nestle thâm nhập vào thị trường
mới bằng chủ lực sản phẩm.
- Chiến lược kinh doanh xuyên quốc gia khi gia nhập vào thị trường Việt
Nam.Vào năm 1995, công ty TNHH Nestle Việt Nam với 100% vốn đầu tư
nước ngoài được thành lập. Cùng năm Nestle được giấy cấp phép thành lập nhà
máy Đồng Nai, chuyên sản xuất cà phê Hòa tan NESCAFE, trà hòa tan
NESTEA và thức ăn đóng gói MILO, bột ngũ cốc dinh dưỡng NESTLE, bột
nêm MAGGI, Bột kem COFFE-MATE. Là một công ty thành lập từ sớm tại
Việt Nam, Nestle nhanh chóng trở nên quen thuộc với người dùng Việt Nam và
phủ sóng toàn bộ đất nước.
Nestle chọn thị trường Việt Nam
- Quản trị chiến lược của Nestle ( cụ thể là sản phẩm Nescafe) tại thị trường
Việt Nam:
* Mục tiêu: Chinh phục thị trường Việt Nam với tham vọng trở thành thương
hiệu dẫn đầu thị trường, tạo dựng thương hiệu mang lại cho người thưởng thức
cafe nguồn cảm hứng sáng tạo và đậm đà hương vị Việt.
*Phân tích môi trường kinh doanh:
+ Môi trường bên trong: là một thương hiệu mạnh và có tầm ảnh hưởng lớn
trên thế giới nói chung và cả Việt Nam nói riêng do được thành lập và thành
công rất sớm. Với hệ thống phân phối rộng lớn, chặt chẽ, phủ sóng thị trường
với mật độ cao. Đa sản phẩm, nhãn hàng. Là một thương hiệu của tập đoàn
dinh dưỡng hàng đầu thế giới, Nescafe luôn chú trọng đến giá trị dinh dưỡng,
nâng tầm tin tưởng vào sản phẩm của khách hàng. Về mặt tài chính, kinh tế,
Nescafe luôn chi mạnh tay cho các hoạt động truyền thông, marketing,... Tuy
vậy Nestle cũng có một vài áp lực thị trường tại Việt Nam khi phải cạnh tranh
với sản phẩm “ gốc Việt” như G7 của cà phê Trung Nguyên khi Trung Nguyên
phát động một chiến dịch marketing hết sức thông minh đó là “ người Việt
Nam dùng đồ Việt Nam” bên cạnh đó, sản phẩm của Trung Nguyên cũng thơm
ngon không kém cạnh Nescafe của Nestle.
+ Môi trường bên ngoài:
** Môi trường vĩ mô:
. Pháp luật - chính trị: Việt Nam là một đất nước hòa bình, ổn định. Doanh
nghiệp dễ dàng phát triển bền vững. Nhà nước đẩy mạnh chủ trương hội nhập
kinh tế, giao lưu kinh tế, kí nhiều hiệp định thương mại.Đồng thời còn có chính
sách hỗ trợ về thuế và các chính sách ưu đãi đầu tư.
Việt Nam có những chính sách ưu đãi về thuế đối với các doanh nghiệp nước
ngoài, ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn thuế, giảm thuế thu nhập
doanh nghiệp, miễn thuế nhập khẩu, miễn giảm tiền sử dụng đất
. Kinh tế: +VN là một đất nước đang phát triển có triển vọng. VN cũng là một
đất nước có hàm lượng xuất khẩu cà phê lớn. Thị trường cà phê tăng mạnh
trong những năm vừa qua.
+Trong những năm qua, Chính phủ Việt Nam đã dành mức đầu tư cao cho phát
triển cơ sở hạ tầng. Khoảng 9-10% GDP hằng năm đã được đầu tư vào ngành
giao thông, năng lượng, viễn thông, nước và vệ sinh… Việt Nam đã tận dụng
rất nhiều nguồn lực trong và ngoài nước, nguồn lực xã hội để phát triển cơ sở
hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông vận tải, mạch máu của nền kinh tế.
+ Thu nhập bình quân đầu người:Từ năm 2002 đến 2020, GDP đầu người tăng
3,6 lần, đạt gần 3.700 USD. Tỉ lệ nghèo (theo chuẩn 1,9 USD/ngày) giảm mạnh
từ hơn 32% năm 2011 xuống còn dưới 2%.GDP được dự báo sẽ tăng 7,5%
trong năm 2022 và 6,7% trong năm 2023.
+Bối cảnh kinh tế Việt Nam: Nestle có mặt ở Việt Nam từ rất sớm, gắn liền với
bối cảnh kinh tế Việt Nam trong suốt quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam.
Kể cả khi kinh tế Việt Nam ở trong giai đoạn khủng hoảng lạm phát từ năm
1991-2000, sau đó kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng mạnh cho đến nay với
các chính sách mở cửa, hợp tác đầu tư. Cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng
hiện đại hóa, công nghiệp hóa... Trở thành một đất nước thu hút sự đầu tư nước
ngoài mạnh mẽ.
. Văn hóa- xã hội:
+Việt Nam là một quốc gia đa tộc, hiện có 56 anh em dân tộc khác nhau nhưng
phần lớn vẫn là dân tộc Kinh.
+ Về mặt ngôn ngữ, tuy mỗi dân tộc có một tiếng nói khác nhau nhưng nhờ vào
hệ thống giáo dục cũng như các chính sách kéo gần khoảng cách giữa các dân
tộc ít người với dân tộc nhiều người, hầu hết người Việt Nam đều dùng tiếng
Việt ( tiếng dân tộc Kinh) để giao tiếp và có thể đọc hiểu, viết.
+ Tôn giáo: 15 tôn giáo đó là: Phật giáo, Hồi giáo, Bahai, Công giáo, Tin lành,
Mặc môn, Phật giáo Hòa Hảo, Cao Đài, Bửu Sơn Kỳ Hương, Tịnh Độ Cư Sĩ
Phật Hội, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Phật Đường Nam Tông Minh Sư Đạo, Minh Lý
Đạo Tam Tông Miếu, đạo Bà la môn Khơ me và Phật giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn.
Nhưng phần đa vẫn là Phật Giáo và Công Giáo.
+ Người dân Việt Nam ưa chuộng cà phê. Tuy nhiên do sự khác biệt về văn
hóa giữa các vùng miền nên mỗi nơi có một cách dùng, thói quen dùng và
hương vị và phê khác nhau.
+ Giáo dục:Hiện giáo dục Việt Nam tiếp tục có nhiều thành tựu nổi bật. Trong
đó, sau 10 năm thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi (2010 -
2020), số trường mầm non tăng hơn 2.600 trường. Mỗi xã phường đều có ít
nhất 1 trường mầm non công lập. Số trẻ đến trường tăng hơn 1,5 triệu em so
với năm học 2010 - 2011. Tỷ lệ trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục
mầm non đạt 99,9%. Về cấp tiểu học, 63/63 tỉnh thành đều đạt chất lượng phổ
cập mức độ 2, trong đó 4 địa phương đạt mức độ 3. Cả 63/63 tỉnh thành đều đạt
chuẩn phổ cập giáo dục THCS cấp độ 1, một số địa phương đạt mức độ 2 và 3.
Thể hiện trình độ dân trí của Việt Nam ngày càng được cải thiện và nâng cấp,
chất lượng của lực lượng lao động ngày càng nâng cao.
+ Nhân khẩu học:Dân số hiện tại của Việt Nam là 99.190.806 người vào ngày
25/10/2022 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc. Dân số Việt Nam hiện
chiếm 1,24% dân số thế giới. Việt Nam đang đứng thứ 15 trên thế giới trong
bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ. Với tổng diện tích đất là
310.060 km2. Mỗi năm Việt Nam có khoảng gần 1 triệu người bước vào độ
tuổi lao động, đây là một lợi thế cạnh tranh quan trọng của Việt Nam trong việc
thu hút đầu tư nước ngoài góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
Kết luận: Nestle trở thành con cưng của người tiêu dùng Việt Nam vì am hiểu
về văn hóa tiêu dùng, con người Việt Nam bởi các chiến dịch, hoạt động đưa ra
hết sức thuyết phục. Doanh nghiệp Nestle không những được vinh danh đóng
thuế đầy đủ, đúng hạn mà còn đầu tư nhiều vào các hạng mục của Việt Nam,
mang lại việc làm cho nhiều người dân.

You might also like