You are on page 1of 6

ĐỀ BÀI: PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ VĂN HOÁ CỦA VIỆT NAM

VÀ ĐƯA RA HÀM Ý CHO CHIẾN LƯỢC MARKETING TẠI


THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM.
I. CHỈ SỐ KHOẢNG CÁCH QUYỀN LỰC
1. Khái niệm
Chỉ số khoảng cách quyền lực (PDI): được định nghĩa là "mức độ mà những thành
viên ít quyền lực của một tổ chức hoặc thể chế (hoặc gia đình) chấp nhận và kỳ
vọng rằng quyền lực được phân bổ không công bằng". Sự bất công bằng và tập
trung quyền lực tập trung được những người ít quyền lực hơn nhận thức một cách
hiển nhiên. Vì vậy, chỉ số PDI cao thể hiện sự phân bổ quyền lực được thiết lập và
thực thi rõ ràng trong xã hội mà không vướng bất cứ sự nghi ngờ hay chất vấn nào.
Chỉ số PDI thấp thể hiện mức độ chất vấn cao về phân bổ quyền lực cũng như nỗ
lực phân chia quyền hành đồng đều. 
2. Phân tích
Với khoảng cách quyền lực chỉ số 70/100, Việt Nam được xem là một quốc gia có
khoảng cách quyền lực cao. Ở Việt Nam, vì đã được dạy từ truyền thống tôn giáo
trọng đạo, học sinh thể hiện sự tôn kính với thầy cô và có xu hướng không phản
biện giảng dạy của thầy cô. Việt Nam có chỉ số khoảng cách quyền lực cao hơn các
nước Nhật (54) và Hoa Kỳ ( 40 ).
3. Hàm ý chiến lược marketing
Khi xây dựng chiến dịch Marketing dựa trên chỉ số PDI ở Việt Nam, các doanh
nghiệp nên tập trung vào xây dựng mối quan hệ niềm tin, tạo sự tin cậy, ủng hộ từ
khách hàng, và tôn trọng khách hàng; tận dụng các yếu tố cho nhóm/ gia đình.
II. CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN VÀ CHỦ NGHĨA TẬP THỂ (IDV)
1. Khái niệm
Chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể (IDV): Chỉ số này thể hiện "mức độ hòa
nhập của cá nhân với tập thể và cộng đồng". Một xã hội có tính cá nhân cao thường
có mức độ ràng buộc khá lỏng lẻo và một cá nhân có xu hướng chỉ gắn kết với gia
đình của mình. Họ chú trọng đến chủ thể "tôi" hơn là "chúng tôi". Trong khi đó, chủ
nghĩa tập thể, thể hiện một xã hội với các mối quan hệ hòa nhập chặt chẽ giữa gia
đình và những thể chế, hội nhóm khác. Những thành viên trong nhóm có sự trung
thành tuyệt đối và luôn hỗ trợ những thành viên khác trong mỗi tranh chấp với các
nhóm, hội khác
Chủ nghĩa cá nhân là một thuật ngữ sử dụng để mô tả một cách nhìn nhận trên
phương diện xã hội, chính trị hoặc đạo đức trong đó nhấn mạnh đến lợi ích của mỗi
cá nhân, sự độc lập của con người và tầm quan trọng của tự do và tự lực của mỗi cá
nhân.
Chủ nghĩa tập thể là bất cứ cách nhìn nhận nào về mặt đạo đức, chính trị hay xã hội
nhấn mạnh sự phụ thuộc qua lại giữa con người với nhau và tầm quan trọng của tập
thể thay vì của từng cá nhân riêng rẽ.
2. Phân tích
Dựa vào bảng số liệu, ta thấy yếu tố chủ nghĩa cá nhân có tỉ lệ rất thấp ở Việt Nam
(20) trong khi chỉ số này cao hơn ở Nhật Bản và Hoa Kỳ, lần lượt là 46 và 91. Điều
này cho thấy chủ nghĩa tập thể ở Việt Nam được đánh giá cao hơn, cá nhân làm việc
hướng tới mục đích của cộng đồng. Điều này có thể được lý giải qua quá trình hình
thành và phát triển đất nước, khi đất nước xảy ra chiến tranh, tinh thần cộng đồng
được đề cao với mục đích giành độc lập.
3. Hàm ý chiến lược marketing
Khi xây dựng chiến dịch Marketing dựa trên chỉ số IDV ở Việt Nam, các doanh
nghiệp nên tập trung vào các chương trình dịch vụ có hoạt động theo nhóm, nhằm
mục đích xây dựng mối quan hệ giữa nhóm người nhất định.
Ví dụ: Chiến dịch tiếp thị của McDonald’s dựa trên quảng cáo Facebook năm 2020
Ở Việt Nam, McDonald’s bán phần ăn Happy Meal. Đây là sản phẩm dành cho trẻ
nhỏ bởi họ luôn tặng kèm những phần quà cho trẻ em, nhưng độ tuổi tối thiểu để tạo
tài khoản Facebook là 13 tuổi, điều này cho tôi biết rằng quảng cáo này có thể nhắm
mục tiêu đến các bậc cha mẹ. McDonald's hiểu rằng người lớn ở Việt Nam, một xã
hội theo chủ nghĩa tập thể, thường đãi bọn trẻ trong gia đình họ một bữa ăn nhanh
hơn chính họ.
 Mặt khác, tại Hoa Kỳ, McDonald's đang quảng cáo bữa ăn Buy One Get One và
khách hàng nhận phần thưởng khi tải xuống ứng dụng của McDonald’s. Là một xã
hội theo chủ nghĩa cá nhân, chiến dịch đánh vào nhu cầu của họ về lợi ích và phần
thưởng cá nhân.
III. CHỈ SỐ PHÒNG TRÁNH RỦI RO (UAI)
1. Khái niệm

 Chỉ số phòng tránh rủi ro (UAI) là một trong 6 chỉ số văn hóa được đề xuất bởi
Hofstede. Chỉ số phòng tránh rủi ro (UAI): được định nghĩa như "mức độ chấp nhận
của xã hội với sự mơ hồ", khi mà con người chấp nhận hoặc ngăn cản một thứ gì đó
không kỳ vọng, không rõ ràng và khác so với hiện trạng thông thường.
  Chỉ số UAI cao cho thấy mức độ gắn kết của thành viên trong cộng động đó với
các quy chuẩn hành vi, luật lệ, văn bản hướng dẫn và thường tin tưởng sự thật tuyệt
đối hay một sự "đúng đắn" chung trong mọi khía cạnh mà tất cả mọi người đều
nhận thức được. Ví dụ, trong các văn hóa có chỉ số UAI cao, người tiêu dùng có thể
có xu hướng ưa thích các sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ coi là đáng tin cậy và an
toàn.Trong khi đó, chỉ số UAI thấp cho thấy sự cởi mở và chấp nhân những ý kiến
trái chiều và gây tranh cãi. Xã hội có UAI thấp thường mang tính ít quy định, quy
chế mà họ có xu hướng để mọi thứ được tự do phát triển và chấp nhận rủi ro
2. Phân tích
Theo báo cáo của PwC, chỉ số UAI của Việt Nam là 30, thấp hơn trung bình thế
giới là 68 và là một trong những nước thấp nhất trong khu vực Đông Nam Á, điều
này cho thấy người Việt thường có xu hướng thích thích sự thay đổi và chấp nhận
sự không chắc chắn hơn so với một số quốc gia khác. Tức là người Việt Nam có
khả năng chấp nhận rủi ro cao hơn so với các quốc gia có chỉ số UAI cao hơn. 
3. Hàm ý chiến lược marketing
Khi xây dựng chiến lược marketing tại Việt Nam, các doanh nghiệp có thể tập trung
vào việc giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ mới và khác biệt để thu hút sự chú ý của
khách hàng. Sử dụng các yếu tố sáng tạo trong chiến lược quảng cáo để thu hút sự
chú ý và tạo sự kỳ vọng.
IV. CHỈ SỐ MAS
1. Khái niệm
Chỉ số MAS: Chỉ số này thể hiện sự phụ thuộc của xã hội với các giá trị, quan điểm
truyền thống về vai trò của nam giới và nữ giới
Giá trị MAS cao được tìm thấy ở các quốc gia nơi người đàn ông được yêu cầu phải
cứng rắn, là người bảo trợ, đầy tính quyết đoán và mạnh mẽ. Nếu người phụ nữ làm
việc xa nhà họ sẽ làm những ngành nghề khác biệt hẳn với đàn ông. 
Trong một đất nước với chỉ số MAS thấp, các quy tắc bị làm mờ đi. Phụ nữ và đàn
ông có thể cùng làm việc trong rất nhiều ngành nghề. Đàn ông có thể tinh tế hơn và
phụ nữ có thể lao động vất vả hơn cho sự thành công chuyên môn cao.
2. Phân tích
Dựa vào bảng số liệu được thống kê, ta thấy chỉ số MAS của Việt Nam là thấp nhất,
cụ thể là 40; trong khi con số này cao hơn ở Mỹ và Singapore, lần lượt là 62 và 48;
và đạt cao nhất tại Nhật Bản với 95. Thông qua chỉ số trên, ta thấy khoảng cách
phân cấp giới tính ở Việt Nam tương đối thấp chứng tỏ mối quan hệ giữa nam và nữ
tương đối bình đẳng. Đồng thời, chắc chắn có sự đảm bảo về việc không có sự phân
biệt giới tính trong các nhiệm vụ và mô hình trong công việc. Phụ nữ có thể làm bất
kì việc gì đàn ông làm, người phụ nữ thành công và có quyền lực thì được thừa
nhận và tôn trọng.
3. Hàm ý chiến lược marketing
Ở Việt Nam, khi bắt đầu thực hiện chiến lược marketing phân rõ hai đối tượng nam
và nữ. Với nữ, thì luôn ưa thích các đợt săn sale giảm giá cũng như sản phẩm mẫu
mã đẹp vì họ cho rằng đấy là mua sắm thông minh. Còn với nam, họ chỉ ưa thích và
mua những vật dụng đồ dùng cần thiết nhất phù hợp với mục đích sử dụng. Để phù
hợp với bối cảnh bình đẳng giới, cần đầu tư vào sản phẩm cho nam có tính chăm
sóc, có tính giải trí cao và vừa đảm bảo là đồ thiết yếu nhưng vẫn có những tính
năng “thông minh” và đẹp mắt, còn đầu tư vào sản phẩm cho nữ mang tính thiết
thực cao hơn và tuy đảm bảo tính thẩm mỹ mà không bị lãng phí công dụng. 
V. ĐỊNH HƯỚNG DÀI HẠN VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGẮN HẠN (LTO)
1. Khái niệm
 Định hướng dài hạn (Long-Term Orientation - LTO):  Đây là mục tiêu, kế
hoạch hoặc tầm nhìn dành cho tương lai xa hơn, thường trong khoảng từ 3 đến 5
năm hoặc thậm chí lâu hơn. Định hướng dài hạn đòi hỏi sự tập trung vào các mục
tiêu lớn và chiến lược chi tiết để đạt được chúng. Nó thường liên quan đến sự phát
triển và thay đổi cơ cấu tổ chức, mở rộng thị trường, nghiên cứu và phát triển sản
phẩm mới hoặc thâm nhập vào các thị trường mới.
 Định hướng ngắn hạn (Short-Term Orientation - STO):  Đây là các mục tiêu
và kế hoạch tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu và thách thức cụ thể trong tương lai
gần, thường trong khoảng từ vài tháng đến 1-2 năm. Định hướng ngắn hạn thường
liên quan đến việc quản lý hoạt động hàng ngày của tổ chức hoặc cá nhân, bao gồm
việc đạt được mục tiêu doanh số bán hàng, quản lý nguồn lực tài chính, tối ưu hóa
quy trình sản xuất hoặc dự phòng cho các tình huống khẩn cấp.
2. Định hướng dài hạn và định hướng ngắn hạn khi bán 1 sản phẩm không phù
hợp với văn hóa của Việt Nam.
a. Định hướng dài hạn.
 Cần thực hiện nghiên cứu sâu về văn hóa của Việt Nam để hiểu rõ các giá trị, tập
quán, và quy tắc xã hội đặc trưng. Điều này giúp doanh nghiệp thấu hiểu tại sao sản
phẩm của bạn không phù hợp và đánh giá được tiềm năng của nó trong tương lai.
 Điều chỉnh sản phẩm phù hợp hơn với nhu cầu của khách hàng Việt Nam (thay đổi
thiết kế, chức năng, hoặc chiến lược giá cả).
 Phát triển chiến lược dài hạn, lập kế hoạch marketing, và phát triển mối quan hệ
với đối tác địa phương.
b. Định hướng ngắn hạn.
 Cẩn thận trong việc quảng cáo và chiến dịch tiếp thị của để đảm bảo rằng chúng
không gây ra sự hiểu lầm hoặc xúc phạm trong văn hóa Việt Nam.
 Tương tác với khách hàng và cộng đồng trực tuyến, lắng nghe phản hồi của họ và
sẵn sàng thay đổi sản phẩm nếu cần.
 Đối mặt với việc sản phẩm không phù hợp với văn hóa, cần chuẩn bị những biện
pháp đối phó khẩn cấp nếu như có xảy ra vấn đề (vd: thay đổi chiến dịch tiếp thị,
quản lý thông tin truyền thông, quản trị rủi ro,...)
Tên thành viên nhóm 7
STT Mã sinh viên Họ và tên
1 11225301 Phạm Việt Phương
2 11225334 Vũ Thị Thanh Phương
3 11225384 Nguyễn Minh Quân
4 11225686 Nguyễn Thị Minh Tâm
5 11225821 Nguyễn Xuân Thành
6 12220098 Nguyễn Thị Thảo

You might also like