You are on page 1of 4

6 CHIỀU KÍCH VĂN HOÁ CỦA NHÀ TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI

HOFSTEDE

3. Uncertainty Avoidance – Mức độ e ngại rủi ro (UAI)


3.1 : Khái niệm:
Mức độ e ngại rủi ro, hay còn được gọi với tên tiếng anh là Uncertainty
Avoidance, là cảm giác bất an trước những tình huống vô định và mơ hồ của 1 hay
nhiều nhóm người trong 1 xã hội do Hofstede nghiên cứu. Được định nghĩa như
“mức độ chấp nhận xã hội với sự mơ hồ”, Hofstede đã đo lường dựa trên khả năng
thích nghi với những tình huống không rõ ràng hoặc khác xa với hiện trạng bình
thường và mang tính nguy hiểm hay đột phá cao của các thành viên thuộc các nền
văn hoá khác nhau.
3.2 : Đặc điểm:
Chỉ số UAI sẽ giúp cho chúng ta thấy được mức độ mạo hiểm của mỗi nền văn
hoá như thế nào:
_ Nếu chỉ số UAI cao thì mức độ linh hoạt thích nghi với rủi ro của nhóm văn hoá
có khả năng gắn kết với các quy chuẩn hành vi, hành lệ, văn bản hướng dẫn và sự
thật tuyệt đối hay 1 sự “đúng đắn” chung trong mọi khía cạnh mà tất cả thành viên
trong xã hội đều nhận thức được. Họ tôn trọng truyền thống và xã hội của họ được
điều chỉnh bởi các quy tắc, trật tự và luôn tìm kiếm một “sự thật” chung.
_ Trong khi đó, chỉ số UAI thấp cho thấy sự chấp nhận và cởi mở với những ý kiến
trái chiều hay gây tranh cãi . Xã hội có UAI thấp thường mang tính ít quy định,
quy chế mà họ có xu hướng để mọi thứ được tự do phát triển và chấp nhận rủi ro.
+ VD: -Việt Nam đạt điểm 30 về chiều hướng này, do đó có ít ưu tiên các
nguyên tắc để tránh việc không thể linh hoạt xử lý rủi ro.
-Nhật Bản đạt điểm 92 cho thấy mức độ gắn kết của thành viên trong
cộng đồng đó với các quy chuẩn hành vi, luật lệ, văn bản hướng dẫn và thường tin
tưởng sự thật tuyệt đối hay một sự “đúng đắn” chung trong mọi khía cạnh mà tất cả
mọi người đều nhận thức được rất cao.
3.3 : Ứng dụng:
_ Xã hội có mức độ e ngại rủi ro thấp duy trì một thái độ thoải mái hơn, trong đó
sự sai lệch so với chuẩn mực dễ dàng được chấp nhận hơn. Mọi nguời tin rằng
không nên có nhiều quy tắc hơn mức cần thiết. Lịch trình thường linh hoạt, sự
chính xác và đúng giờ không phải là yếu tố bắt buộc. Các lý do diễn giải cho sự
chậm trễ, sai sót thường dễ được chấp nhận.
+ Quay lại với ví dụ trên, Việt Nam đạt 30 điểm về mức độ e ngại rủi ro
được đánh giá có sự bao dung, ít quy tắc và chấp nhận đổi mới đi đôi với sai sót
nhiều lần hơn. Xã hội duy trì một thái độ thoải mái hơn, chấp nhận nhiều sự sai
lệch so với chuẩn mực.
_ Ngược lại, Một quốc gia có chỉ số UAI cao luôn cố gắng tránh xa các tình huống
không rõ ràng hết mức có thể. Xã hội đó được điều chỉnh bởi các quy tắc, trật tự và
luôn tìm kiếm một sự thật chung
+ Và với điểm số 92, Nhật Bản được đánh giá là một quốc gia có mức độ
phòng tránh rủi ro cao nhất thế giới. Nguyên nhân để lí giải tại sao Nhật Bản có
mức độ phòng tránh rủi ro cao như thế là vì Nhật Bản phải hứng chịu nhiều trận
động đất, sóng thần, các cơn bão, sự phun trào núi lửa. Trong những trường hợp
này, người Nhật học cách phòng tránh và đối phó mọi tình huống không chắc chắn.
Điều này không chỉ hữu ích đối với việc phòng ngừa thiên tai bất ngờ mà còn đối
với mọi khía cạnh khác của xã hội, chẳng hạn như kinh doanh
_Trong đàm phán chúng ta tìm hiểu kỹ văn hoá này để thuận lợi hơn cho việc ký
kết hợp đồng
Đàm phán với xã hội có mức độ e ngại rủi ro cao:
+Sự mơ hồ, không thống nhất thường mang lại cảm giác lo lắng và nghi
ngờ của họ đối với đối phương. Để tạo niềm tin cho họ, chúng ta phải
đưa ra những dẫn chứng cụ thể, trao đổi những thông tin đã được kiểm
định, được dựa trên những dẫn chứng có cơ sở rõ ràng, chi tiết và theo trình tự.
+Với những người này, người đàm phán ưu tiên về chất lượng hơn là số
lượng, nghĩa là, họ chỉ cần trình bày chắc chắn 1 vài quan điểm nhưng
phải đầy đủ thông tin chi tiết và dự phòng rủi ro để tạo sự tin tưởng hơn. Ngoài ra,
sự đúng giờ là 1 yếu tố tiên quyết trước 1 cuộc đàm phán.
Đàm phán với xã hội có mức độ e ngại thấp:
+Họ thường có xu hướng quyết định dựa vào trực giác, nên vì thế nhà
đàm phán phải biết nắm bắt tâm lý, giỏi thuyết phục và tạo sự tin tưởng
cho đối phương.
+Nhà đàm phán nên chuẩn bị nhiều phương án dự phòng và cho đối
phương lựa chọn cái mà “cảm thấy” phù hợp nhất.
+Yêu cầu sự linh hoạt

4. Masculinity vs. Femininity – Nam quyền và Nữ Quyền ( MAS ) :


4.1 : Khái niệm :
Chiều văn hóa này nói lên mức độ xã hội chấp nhận hay không chấp nhận
quyền lực truyền thống của người đàn ông trong xã hội. Khía cạnh này nói lên hai
vấn đề: một là vai trò của mỗi giới tính trong tổ chức, hai là điều gì được xã hội
xem là quan trọng. Nếu chỉ số nam quyền và nữ quyền không cân bằng nghĩa là tổ
chức đó phân biệt giới tính. Những định kiến giới có thể là rào cản không nhỏ đối
việc phát triển bền vững của một doanh nghiệp.
4.2 : Đặc điểm :
MASCULINITY FEMININITY
- Xã hội có MAS cao là những nơi - Xã hội có MAS thấp không đảo
nam giới được trông đợi phải là ngược vai trò giới tính mà chỉ
trụ cột, quyết đoán và mạnh mẽ. đơn giản là làm mờ vai trò của
Còn phụ nữ sẽ không được giao nó. Ở đó, nữ giới và nam giới
trọng trách và công việc vốn làm việc cùng nhau trên nhiều
thuộc về nam giới. Và quyết ngành nghề, đàn ông được phép
đoán là tính cách nổi trội nhất. yếu đuối và phụ nữ có thể làm
Coi trọng sự cạnh tranh, tham việc chăm chỉ để tiến thân trên
vọng và tích luỹ của cải, mang sự nghiệp. Ở xã hội này, cả nam
tính cá nhân nhiều, ít chú trọng và nữ đề chú trọng việc duy trì
vào môi trường. Tại đây luôn vai trò, sự hợp tác và quan tâm
đưa ra những thách thức lớn tạo đến những người đang cần sự
áp lực lớn với người lao động. giúp đỡ.
- Chỉ số cao về nam quyền: xã hội - Chỉ số cao về nữ quyền: Giá trị
sẽ được thúc đẩy bởi đối thủ xã hội sẽ chiếm ưu thế, chú tâm
cạnh tranh, thành tích và thành vào chất lượng cuộc sống nhiều
đạt, với sự thành công xác định hơn là doanh thu. Một xã hội nữ
của người chiến thắng/ tốt nhất quyền là một xã hội có chất
trong lĩnh vực - một hệ thống giá lượng cuộc sống cao, những
trị bắt đầu ở trường và tiếp tục thành tựu trong sự nghiệp
trong suốt hành vi tổ chức. thường ít ai chú trọng nhiều.
- Xã hội trọng nam quyền thường - Xã hội trọng nữ quyền thường
xuyên xuất hiện trường hợp đàn phụ nữ sẽ được tôn trọng và
ông sẽ đảm nhận các cương vị thoải mái thể hiện những giá trị
cao trong xã hội và gia đình, đặc khác nhau. Trong xã hội ấy, mọi
biệt hơn là có khoảng cách giữa người chia sẻ sự khiêm tốn và
những giá trị về nam giới và nữ quan tâm đến sự bình đẳng giới (
giới (phân biệt giới tính). Phân phụ nữ được đối xử bình đẳng
biệt rõ vai trò công việc của nam với nam giới trong mọi khía
và nữ cảnh).
- VD: Austria, Venezuala,…. - VD: Sweden , Norway,…

4.3 : Ứng dụng:


Nam quyền ít được coi trọng tại các nước Bắc Âu: Na Uy chỉ có 8 điểm và Thụy
Điển là 5 điểm MAS.
Ở Việt Nam và Thụy Điển, điểm số này thấp hơn bởi xã hội chấp nhận nam nữ
bình quyền.
_Ngược lại, nam quyền lại rất quan trọng tại Nhật Bản (95 điểm) và các nước châu
Âu như Hungary, Áo và Thụy Sĩ, những nước chịu ảnh hưởng bởi văn hóa Đức.
_Trong cộng đồng người Anglo, điểm nam quyền lại khá cao như 66 điểm tại Anh.
Trong khi đó, các nước Mỹ Latin lại có điểm khá mâu thuẫn, ví dụ như Venezuela
là 73 điểm trong khi Chile chỉ có 28.
_Việt Nam đạt 40 điểm về chiều hướng này và do đó được coi là một xã hội nữ
quyền.
- Đàm phán với quốc gia có MAS cao:
+Xã hội có sự phân biệt rõ rệt vai trò của nam và nữ vì thế, khuyến khích
nam giới tham gia những cuộc đàm phán quan trọng để tăng tỉ lệ thành
công.
+Quyết đoán là tính cách nổi trội của xã hội này nên khi đua ra quyết định
cần thể hiện sự dứt khoát.
+Người đàm phán phải chịu được áp lực cao, không để chuyện cá nhân
xen vào công việc.
-Đàm phán với quốc gia có MAS thấp:
+Không phân biệt giới tính, tôn trọng ý kiến của nữ giới
+Tại đây mâu thuẫn được giải quyết bằng cách thoả hiệp vì thế trong đàm
phán không nên quá cứng nhắc, có thái độ ôn hoà để đạt được sự đồng
thuận của các thành viên.
+Ưu tiên sự thoải mái và ít áp lực vì thế không nên để công việc ảnh
hưởng đời sống riêng tư của đối phương

You might also like