You are on page 1of 4

Khoảng cách quyền lực

Khoảng cách quyền lực thể hiện cách một xã hội ứng xử với bất bình đẳng giữa
con người với nhau trong xã hội. Tại Việt Nam, điểm khoảng cách quyền lực
cao bởi sự chấp nhận bất bình đẳng giữa người và người được kéo dài. Việt
Nam đạt 70 điểm về khoảng cách quyền lực, thấp hơn Nga 23 điểm. Mặc dù có
sự chênh lệch về điểm số giữa hai nước nhưng nhìn chung thì mỗi người dân
tại hai nước này đều hiểu rõ và chấp nhận sự bất bình đẳng trong tổ chức. Sự
phân chia đẳng cấp rất rõ ràng và việc một người ở đẳng cấp thấp chuyển lên
đẳng cấp cao hơn là khó khăn.

Cách làm việc tại Nga cũng như tại Việt Nam thường tuân thủ theo hệ thống
phân tầng. Điều này có nghĩa là quyền quyết định sẽ thường nằm gọn trong tay
những người có chức vụ cao hơn. Những nhân viên có chức vụ thấp hơn
thường chỉ nhận lệnh và chấp nhận làm theo mà không có nhiều sự phản biện.

Chủ nghĩa cá nhân

Chiều văn hóa này liên quan đến mức độ mà một xã hội chấp nhận chủ nghĩa
cá nhân, hay yêu cầu mọi người phải sống vì tập thể.

Theo chiều khía cạnh này thì cả Nga và Việt Nam đều chia sẻ một quan điểm
chung trong xã hội đó là chủ nghĩa tập thể với điểm số đo lường chủ nghĩa cá
nhân lần lượt là 39 và 20. Điều này có nghĩa là hình ảnh bản thân của mọi
người được định nghĩa theo “Chúng tôi” là quan trọng, những người thuộc các
nhóm (gia đình, thị tộc hoặc tổ chức) chăm sóc lẫn nhau để đổi lấy lòng trung
thành. Các công ty luôn đi theo xu hướng phát triển nhóm hơn là cá nhân. Điều
này cũng đồng nghĩa họ ưu tiên kết quả của tập thể hơn là của một người.

Chủ nghĩa tập thể đã tồn tại lâu đời ở Việt Nam. Điều này được thể hiện trong
cam kết lâu dài chặt chẽ với nhóm “thành viên”, có thể là một gia đình, đại gia
đình hoặc các mối quan hệ mở rộng. Lòng trung thành trong một nền văn hóa
theo chủ nghĩa tập thể là điều quan trọng và vượt qua hầu hết các quy tắc và
quy định xã hội khác. Những người trong nhóm trông cậy vào việc cả nhóm
bảo vệ và che chở cho mình, đảm bảo cuộc sống không rủi ro cho họ, và trả lại
là họ sẽ trung thành tuyệt đối. Người Việt đặt nặng vấn đề sống hòa hợp và
tránh làm mất mặt người khác. Trong xung đột, họ muốn giải pháp hai bên
cùng có đạt kết quả. Một đặc tính quan trọng của xã hội Việt là không dám nói
thẳng, bởi họ coi đó là việc làm mất mặt người khác. Việc tuyển dụng và thăng
chức có tính đến tính chất trong nhóm của nhân viên.

Nam tính/ Nữ tính :

Việt Nam đạt 40 điểm ở chỉ số này do đó được coi là một xã hội Nữ tính. Ở
Việt Nam thì trọng tâm là “làm việc để sống”, các nhà quản lý nỗ lực vì sự
đồng thuận, nhân viên trong công ty coi trọng bình đẳng, đoàn kết và chất
lượng trong cuộc sống làm việc của họ. Xung đột trong công việc đều được
giải quyết bằng thỏa hiệp và thương lượng. Các ưu đãi như ngày nghỉ hay thời
gian làm việc linh hoạt hơn cho nhân viên được ưa thích. Chủ yếu là hạnh
phúc, địa vị không được khoe khoang ra ngoài. Ở xã hội Nữ tính, người quản lý
hiệu quả là người hỗ trợ được người khác, và việc ra quyết định thông qua sự
tham gia của nhiều nhân viên

Nga cao hơn Việt Nam trong chỉ số Nam tính/Nữ tính, đạt 36 điểm, thấp hơn
Việt Nam 4 diểm, con số này chênh lệch không nhiều.Cũng giống Việt Nam,
Nga nghiêng về phía Nữ tính nhiều hơn. Nhà quản lý cũng đồng thuận, cảm
thông với những nhân viên cấp dưới yếu thế hơn, nhân viên được coi trọng và
khuyến khích nhiều hơn.

Tránh sự không chắc chắn

Việt Nam đạt 30 điểm, là một xã hội có tiêu chuẩn thấp về tránh sự không chắc
chắn. Các xã hội có chỉ số này thấp duy trì một thái độ thoải mái hơn, trong đó
thực tế được coi là quan trọng hơn các nguyên tắc, và sự lệch lạc so với chuẩn
mực dễ được dung thứ hơn. Trong các xã hội có chỉ số này thấp, mọi người tin
rằng không nên có nhiều quy tắc hơn mức cần thiết và nếu chúng không rõ ràng
hoặc không hoạt động thì nên bỏ hoặc thay đổi. Văn hóa giờ linh hoạt rất phổ
biến ơt Việt Nam,người ta chỉ làm việc chăm chỉ khi cần thiết và vì bị bắt buộc,
tính chính xác và đúng giờ không tự nhiên mà có, sự đổi mới không được coi là
nguy cơ.
Ngược lại Việt Nam, Nga có số điểm cao- 95 điểm, cho thấy rằng, họ luôn cảm
giác sợ sệt hay lo lắng những tình huống bấp bênh. Luôn làm theo các định
hướng, lịch trình có sẵn. Ngoài ra việc lập kế hoạch chi tiết và giao ban là rất

phổ biến và quan trọng. Người Nga, đã học cách tự chuẩn bị cho mọi tình
huống không chắc chắn, các kế hoạch khẩn cấp và biện pháp phòng ngừa trong
những tình huống bất ngờ cho mọi khía cạnh khác của xã hội
Định hướng dài hạn

Khía cạnh định hướng dài hạn hay ngắn hạn này thể hiện mức độ con người và
các tổ chức trì hoãn sự thoả mãn trong ngắn hạn để đạt được thành công trong
dài hạn. Điều đó có nghĩa là các doanh nghiệp và con người trong các nền văn
hoá định hưóng dài hạn có xu hướng nhìn về lâu dài khi lập kế hoạch và cuộc
sống. Họ chú trọng đến các kế hoạch cho khoảng thời gian trong nhiều
năm hoặc thậm chí là nhiều thập kỉ.

Việt Nam đạt 57 điểm, tuy không phải là một nền văn hóa ngắn hạn hoàn toàn
nhưng cũng không quá coi trọng sự dài hạn. Nguyên nhân có thể một phần ảnh
hưởng bởi các cuộc chiến tranh diễn ra liên tiếp trong lịch sử, các giá trị dài
hạn chưa kịp xây dựng đã bị đập đi và xây dựng lại từ đầu khi một chế độ mới
lên ngôi. Trong các xã hội với định hướng như vậy, mọi người tin rằng sự thật
phụ thuộc rất nhiều vào tình huống, bối cảnh và thời gian. Chúng cho thấy khả
năng thích ứng truyền thống dễ dàng cùng với các điều kiện thay đổi, xu hướng
hội nhập mạnh mẽ để học hỏi phát triển trong thời gian nhanh nhất.

Nga với 81 điểm là một trong những xã hội định hướng dài hạn tiêu biể. Cũng
giống như Việt Nam, người Nga luôn hỗ trợ đầu tư lâu dài như kiên trì, nỗ lực
bền bỉ, tiết kiệm, họ luôn chú trọng và lên kế hoạch cho những định hướng dài
hạn của mình. Tiết kiệm và đầu tư lâu dài là một phần trong cuộc sống và cách
thức làm việc của người Nga.
Kiềm chế/ hoan hỉ
Điểm thấp 35 cho thấy văn hóa Việt Nam có đặc điểm là Kiềm chế. Các xã hội
có điểm số thấp trong khía cạnh này có xu hướng hoài nghi và bi quan. Hành
động của họ bị hạn chế bởi các chuẩn mực xã hội, và cảm thấy việc nuông
chiều bản thân là có gì đó sai trái.
Nga cũng giống Việt Nam, số điểm thấp hơn Việt Nam với 20 điểm. Ở Nga,
mọi nhân viên đều cố gắng kiểm soát những ham muốn và rung động xung
quanh họ. Những nền văn hóa có điểm số thấp hơn trong khía cạnh này có
quyền kiểm soát tương đối mạnh mẽ và ít chú trọng hơn vào thời gian giải trí.

You might also like