You are on page 1of 32

I.

SÁU CHIỀU KÍCH VĂN HÓA CỦA HOFSTEDE


1. KHOẢNG CÁCH QUYỀN LỰC - PD
BÀI GIẢNG SLIDE:
Quyền lực là gì? ▪ Quyền lực được xem là khả năng của cá nhân hay tổ chức có thể buộc các cá nhân hay tổ chức khác phải
phục tùng ý chí của mình.
▪ Quyền lực sinh ra từ nhu cầu tổ chức hoạt động chung, nhu cầu phân công lao động xã hội và quản lí xã hội.
▪ Quyền lực thể hiện mối quan hệ chỉ huy – lệ thuộc hoặc mệnh lệnh – phục tùng.
▪ Gồm quyền lực thị tộc, quyền lực nhà nước, quyền lực xã hội…
Khoảng cách quyền lực (PDI)
• Mức độ bất bình đẳng trong xã hội; nói đến các mối quan hệ xã hội mang tính thứ bậc dựa trên quyền lực và vị thế.
• Phản ánh khoảng cách quyền lực trong giai cấp xã hội, trình độ học vấn, nghề nghiệp, trường học, nơi làm việc trong một
quốc gia và liên quan đến chính phủ và hệ tư tưởng của quốc gia.
•Có thể mô tả các nền văn hóa có khoảng cách quyền lực lớn là mang tính độc đoán, có tôn ti trật tự cao, các cá nhân trong đó
được mong đợi là tuân phục và nghe lời. Ngược lại, trong các nền văn hóa theo chủ nghĩa quân bình, con người nhìn nhau là
những người bình đẳng, ít nhất là về mặt đạo đức và họ tìm cách chống lại sự bất công.

Khoảng cách quyền lực trong quốc gia: tầng lớp xã hội, trình độ học vấn, nghề nghiệp
▪ Tầng lớp xã hội – Các giá trị của tầng lớp trung lưu có nhiều ảnh hưởng hơn đối với các thể chế của một quốc gia, chẳng
hạn như chính phủ và giáo dục, so với các giá trị của tầng lớp thấp hơn.
▪ Trình độ học vấn – Ở nhiều nước phương Tây, những nhân viên có trình độ học vấn và địa vị thấp hơn nắm giữ nhiều giá
trị độc đoán hơn những người có địa vị cao hơn.
▪ Loại hình nghề nghiệp – Những nghề có địa vị và trình độ học vấn thấp nhất cho thấy khoảng cách quyền lực cao nhất, và
những nghề có địa vị và trình độ học vấn cao nhất cho thấy khoảng cách quyền lực thấp nhất.
Sự phân cấp xã hội (social stratification)
▪ Có ảnh hưởng đến khoảng cách quyền lực.
▪ Ở Nhật, hầu hết tất cả mọi người thuộc tầng lớp trung lưu, trong khi đó ở Ấn Độ, đẳng cấp trên nắm hầu hết quyền kiểm
soát đối với việc ra quyết định và sức mua.
▪ Trong công ty, mức độ phân tầng quản lý và chuyên quyền trong lãnh đạo sẽ quyết định khoảng cách quyền lực. Sự chênh
lệch lớn về quyền lực cùng cách quản lý chuyên quyền làm cho quyền lực tâp trung vào các nhà lãnh đạo cấp cao; nhân viên
không có quyền tự quyết.
▪ Trong các công ty có chênh lệch về quyền lực thấp, những nhà quản lý và nhân viên của họ thường bình đẳng hơn, hợp tác
với nhau nhiều hơn để đạt được mục tiêu của công ty.
Khoảng cách quyền lực bắt nguồn từ gia đình
▪ Xã hội có khoảng cách quyền lực cao – Trong tất cả các mối quan hệ của con người, có thể tìm thấy một số hình thức phụ
thuộc nhất định vào người lớn tuổi và phần mềm tinh thần của mọi người chứa đựng mong muốn mạnh mẽ về sự phụ thuộc
đó.
▪ Xã hội có khoảng cách quyền lực thấp – Trong gia đình có một lý tưởng độc lập cá nhân. Nhu cầu độc lập được coi là một
trong những thành phần chính của phần mềm tinh thần của người lớn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Quyền lực / Khoảng cách (PD) – Kích thước này nói lên mức độ bất bình đẳng đã tồn tại – và được chấp nhận – giữa những
người có và không có quyền lực trong xã hội.
PD cao đồng nghĩa với việc xã hội chấp nhận sự phân phối không công bằng về quyền lực và mọi người đều hiểu “chỗ đứng”
của mình trong xã hội. (1)
Còn PD thấp có nghĩa là quyền lực được chia sẻ và được phân tán đồng đều trong xã hội và mọi thành viên trong xã hội xem
mình bình đẳng với người khác.
Chỉ số khoảng cách quyền lực (Power Distance Index - PDI) là một chỉ số đo lường sựphân phối quyền lực và của cải giữa
các cá nhân trong một doanh nghiệp, một nền vănhóa hoặc một quốc gia.
Chỉ số khoảng cách quyền lực (PDI): được định nghĩa là “mức độ mà những thànhviên ít quyền lực của một tổ chức hoặc thể
chế (hoặc gia đình) chấp nhận và kỳ vọngrằng quyền lực được phân bổ không công bằng”. Trong khía cạnh này, sự bất công
bằngvà tập trung quyền lực tập trung được những người ít quyền lực hơn nhận thức một cáchhiển nhiên. Vì vậy, chỉ số PDI
cao thể hiện sự phân bổ quyền lực được thiết lập và thựcthi rõ ràng trong xã hội mà không vướng bất cứ sự nghi ngờ hay chất
vấn nào. Chỉ số PDIthấp thể hiện mức độ chất vấn cao về phân bổ quyền lực cũng như nỗ lực phân chiaquyền hành đồng
đều."
Ứng dụng: Theo mô hình Hofstede, trong một đất nước có PD cao như Malaysia (104), bạn chỉ được gửi báo cáo cho đội
ngũ quản lý cấp cao và chỉ vài lãnh đạo cấp cao có quyền lực mới được tham gia vào cuộc họp kín.

Gợi ý
Đặc điểm
 Công ty tập trung.
 Công nhận quyền lực của lãnh đạo.
 Phân cấp mạnh.
High PD  Cần phải hỏi ý kiến cấp cao nhất mới có
 Hố sâu ngăn cách giữa bồi thường, câu trả lời.
quyền lực và sự tôn trọng.
 Tổ chức phẳng hơn  Sử dụng sức mạnh đội nhóm
Low PD
 Cấp trên và cấp dưới bình đẳng với nhau.  Nhiều người cùng ra quyết định.
 

Chỉ số khoảng cách quyền lực cung cấp bằng chứng về mức độ mà công dân thôngthường, hoặc cấp dưới, sẽ tuân thủ theo ý
kiến của người có quyền thế.
-Chỉ số khoảng cách quyền lực thấp hơn ở các quốc gia và tổ chức nơi những ngườicó thẩm quyền làm việc chặt chẽ với cấp
dưới. Khoảng cách quyền lực thấp thường đivới những nước có hệ thống pháp luật, chính trị và phân chia thu nhập bình
đẳng.
-Chỉ số khoảng cách quyền lực cao hơn ở những nơi có hệ thống phân cấp quyềnhành mạnh hơn. Những nước có khoảng
cách lớn về quyền lực thường nằm ở các quốcgia bất bình đẳng về thu nhập, có nền chính trị quan liêu và tham nhũng
SỐ LIỆU: HÀN 60 – VIỆT 70 => PD cao
- Hai quốc gia là những xã hội có thứ bậc và mn chấp nhận trật tự thứ bậc đó. (1)
- Các thành viên xã hội có vị trí trong tầng lớp mà họ thuộc về và tin rằng không cần có lý do chính đáng nào thêm về
việc này.
- Hệ thống cấp bậc trong tổ chức phản ánh sự bất bình đẳng, sự phổ biến của việc tập trung mọi thứ về trung ương
vốn có, trong đó các cấp thấp hành động theo hướng dẫn và nhà lãnh đạo lý tưởng được xem như một quân chủ nhân
từ.
-> Điểm số này cho thấy những thử thách trong khả năng lãnh đạo ở Việt Nam là không được chấp nhận.
- Khía cạnh văn hóa đầu tiên: Yếu tố phân quyền – POWER DISTANCE
Yếu tố này thể hiện việc phân tầng giai cấp trong một xã hội, mọi người hầu như chấp nhận sự khác biệt về vị trí của nhau
trong xã hội.
Hệ thống văn hóa này tồn tại sự bất bình đẳng bởi sự tập trung quyền lực và không có sự chủ động trong công việc khi cấp
dưới có xu hướng nhận lệnh từ cấp trên và thực hiện, mà không có nhiều sự sáng tạo được đề xuất.
- VD 1 về bầu cử, HQ có các cuộc tranh cử tổng thống, cho thấy thế mạnh của từng ứng viên, mang tính thử thách.
VN chỉ có 1 Đảng duy nhất nên những thử thách sẽ ít hơn trong quá trình vận động bầu cử. ***VIỆT NAM 1 ĐẢNG -
***HÀN QUỐC 3 ĐẢNG

- VD 2 về phân quyền trong công ty/tổ chức: Quan hệ nhân viên cấp dưới và quản lí. Nếu bạn là cấp dưới, bạn chỉ cần
thừa nhận sức mạnh của cấp trên, bạn sẽ tuân theo các mệnh lệnh và hiếm khi có quyền thắc mắc.
VN quan trọng quan hệ cá nhân để tạo sự tin tưởng trong công việc, và với cấp trên. Mọi người thường chú trọng đến
lễ nghi và cấp bậc.
Việt Nam đạt chỉ số cao về phương diện này (đạt 70) có nghĩa là mọi người chấp nhậntrật tự có thứ bậc trong đó mọi người
đều có một vị trị mà không cần biện minh thêm. Kéo theo đó là sự bất bình đẳng giữa các cấp bậc, sự tập trung quyền lực,
hiện tượng "trên bảo dưới phải nghe" phố biến hơn. Nhân viên thường coi cơ quan, doanh nghiệp là một gia đinh và lãnh
đạo là người được kì vọng sẽ chăm lo cho gia đình đó về cả vật chất và tinh thần.
Lấy ví dụ truyền thống tôn sư trọng đạo ở Việt Nam, học sinh thể hiện sự tôn kính với thầy cô và có xu hướng không
phản biện sự giảng dạy của thầy cô. SV HQ còn có phản biện đôi chút, tuy nhiên SV VN hầu như k phản biện sự giảng
dạy của thầy cô.
- Yếu tố liên quan mật thiết tới khoảng cách quyền lực đó là sự phân cấp xã hội vì sự phân cấp xã hội sẽ dẫn tới
khoảng cách giữa các tầng lớp với nhau đây được hiểu là yếu tố có ảnh hưởng đến khoảng cách quyền lực => Xã hội
HQ phân cấp giàu nghèo rất lớn.
Hàn: nguyên tắc “trưởng ấu hữu tự” -> lớn nhỏ nên biết vị trí của mình. Cách chào cũng thể hiện phần nào sự phân
cấp trong xã hội: nhân viên gặp sếp, hs gặp gv…
Tuy nhiên văn hóa Hàn Quốc trong năm mối quan hệ trên thì tính cực đoan đó thể hiện rõ nét ở chỗ nhấn mạnh ở vế thứ
hai, bề tôi phải tuyệt đối trung thành với nhà vua, con phải thờ cha chí hiếu, vợ phải nhất thiết phục tùng chồng, em phải
nghe lời huynh trưởng. Quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên là quan hệ theo chiều dọc, từ trên xuống; mang tính độc đoán
gia trưởng cao, nhấn mạnh quyền uy của người lãnh đạo và sự phục tùng tuyệt đối của nhân viên. Mọi quyền hành đều năm
trong tay người đứng đầu, còn nhân viên chỉ biết thực hiện. Cách trao đổi giao tiếp giữa nhân viên với lãnh đạo là giao tiếp
“một chiều”, nhiều mệnh lệnh, chỉ thị từ trên xuống mà ít báo cáo, đề nghị, hỏi đáp từ cấp dưới lên trên.
Trong văn hóa Việt Nam chỉ số khoảng cách quyền lực cũng có mặt trong doanh nghiệp Việt Nam, và những đặc điểm tương
đồng như Hàn Quốc. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng này sẽ thấp hơn và có khuynh hướng có tính hai chiều hơn.
2. CHỦ NGHĨA TẬP THỂ - CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN - IDV
BÀI GIẢNG SLIDE:
- Chỉ số này thể hiện “mức độ hòa nhập của cá nhân với tập thể và cộng đồng”.
▪ Một xã hội có tính cá nhân cao thường có mức độ ràng buộc khá lỏng lẻo và một cá nhân có xu hướng chỉ gắn kết với
gia đình của mình. Họ chú trọng đến chủ thể “tôi” hơn là “chúng tôi”.
▪ Chủ nghĩa tập thể, thể hiện một xã hội với các mối quan hệ hòa nhập chặt chẽ giữa gia đình và những thể chế, hội nhóm
khác. Những thành viên trong nhóm có sự trung thành tuyệt đối và luôn hỗ trợ những thành
viên khác trong mỗi tranh chấp với các nhóm, hội khác.
Những yếu tố nào là quan trọng đối với bạn trong một việc làm lý tưởng?
Những người thuộc về chủ nghĩa cá nhân cho các yếu tố sau là quan trọng :
1) Thời gian cá nhân: một công việc nào đó cho bạn có thời gian dành cho cuộc sống riêng tư hay gia đình.
2) Tự do: có tự do đáng kể trong việc áp dụng phương pháp làm việc riêng của mình
3) Thách thức: có được công việc mang tính thử thách để mình có cảm nhận riêng về sự hoàn thành. Lý do có thể hiểu là: Các
tiêu chí thời gian cá nhân, tự do và công việc thách thức cá nhân đều nhấn mạnh tính độc lập của nhân viên đối với tổ chức, vì
thế cho biết người chọn ba tiêu chí này thiên về chủ nghĩa cá nhân.
Những người thuộc về chủ nghĩa tập thể cho các yếu tố sau là quan trọng :
1) Đào tạo: công việc nào đó giúp bạn có cơ hội được nâng cao tay nghề hay được học một nghề mới.
2) Những điều kiện thể chất: có điều kiện làm việc tốt cho thể chất (thông gió, quạt mát, không gian làm việc đầy đủ…).
3) Sử dụng kỹ năng: sử dụng đầy đủ kỹ năng, năng lực của bản thân trong công việc. Lý do có thể hiểu là: Ba tiêu chí này lại
cho thấy đề cập đến những điều mà tổ chức làm cho nhân viên và theo cách này nhấn mạnh sự phụ thuộc của nhân viên vào
điều kiện của tổ chức mà họ xem là lý tưởng của 1 công việc,và người chọn ba tiêu chí này thiên về chủ nghĩa tập thể.
Triandis (1995); dẫn lại từ Nguyễn Hòa, 2018.
Giá trị của chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể ảnh hưởng lớn đến giao tiếp
Văn hóa chủ nghĩa cá nhân: Giao tiếp thể hiện cụ thể và trực tiếp là quan trọng
Văn hóa chủ nghĩa tập thể: - Thích giao tiếp gián tiếp như nói “Để xem nào”, “Tôi sẽ xem xét” thay vì nói “Không”.
- Đa số mọi người sẽ thể hiện quan điểm không thoải mái của bản thân một cách gián tiếp bằng sự im lặng hoặc mỉm cười
hơn là thể hiện trực tiếp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Chủ nghĩa cá nhân (IDV)– Nói lên sức mạnh của một cá nhân với những người khác trong cộng đồng. IDV cao chứng tỏ cá
nhân đó có kết nối lỏng lẻo với mọi người. Tại các quốc gia có IDV cao, mọi người thường ít kết nối và ít chia sẻ trách nhiệm
với nhau ngoại trừ gia đình và một vài người bạn thân. Còn trong xã hội có IDV thấp, các cá nhân gắn kết mạnh với nhau và
mức độ trung thành cũng như tôn trọng dành cho thành viên của nhóm khá cao. Quy mô nhóm cũng lớn hơn và thành viên
chịu trách nhiệm nhiều hơn cho mỗi thành viên khác trong nhóm.
Ứng dụng: Phân tích của Hofstede cho thấy các nước Trung Mỹ như Panama và Guatemala là những nơi có điểm IDV rất
thấp (tương ứng là 11 và 6). Do đó cộng đồng sẽ dễ dàng hiểu và đón nhận một chiến dịch tiếp thị nhấn mạnh lợi ích của việc
phục vụ cộng đồng hoặc gắn kết với phong trào chính trị.
Đặc điểm Gợi ý
 Tôn trọng thời gian và nhu cầu tự do của
 Công nhận thành quả
người khác
 Đừng hỏi quá nhiều thông tin cá nhân.
IDV cao  Thích thử thách và mong đợi tưởng thưởng vì
đã lao động chăm chỉ.  Khuyến khích tranh luận và thể hiện ý tưởng
cá nhân.
 Tôn trọng quyền riêng tư.
 Tôn trọng sự thông thái và tuổi tác.
 Nhấn mạnh xây dựng kỹ năng để trở nên xuất
chúng trong một lĩnh vực nào đó  Trấn áp cảm xúc để tạo ra môi trường làm
IDV thấp việc hòa hợp.
 Làm việc vì phần thưởng vật chất.
 Tôn trọng truyền thống và chỉ muốn thay
 Sự hài hòa quan trọng hơn sự trung thực.
đổi từ từ.

HÀN QUỐC 18 –VIỆT NAM 20 -> IDV thấp, chủ nghĩa tập thể (chỉ số càng thấp, CNTT càng cao)
- Đây là những xã hội theo chủ nghĩa tập thể, điều này thể hiện rõ ràng trong sự tận tụy lâu dài gắn chặt với một
nhóm thành viên như gia đình, đại gia đình hoặc một mối quan hệ mở rộng.
- Trong nền văn hóa theo chủ nghĩa tập thể, lòng trung thành quan trọng hơn bất cứ điều gì và được ưu tiên hơn bất
kì quy tắc hoặc luật lệ xã hội nào khác, trong xã hội này hình thành nên mối quan hệ mạnh mẽ mà trong đó tất cả đều
có trách nhiệm với các thành viên đồng nghiệp.
- Tội phạm trong một xã hội theo chủ nghĩa tập thể kéo theo sự xấu hổ và mất thể diện , mqh giữa người sử dụng lao
động và lao động được xem như một mối quan hệ đạo đức giống như tình cảm gia đình và quyết định tuyển dụng cũng
như thăng chức luôn xem xét đến tập thể bên trong của người được tuyển dụng và việc quản lý có nghĩa là quản lý tập
thể.
-> Hofstede: Giao tiếp có tính ngữ cảnh cao chiếm ưu thế hơn trong các xã hội theo CNTT. Nói cách khác HQ thuộc
về nền văn hóa phụ thuộc nhiều vào ngữ cảnh và mang tính CNTT cao hơn VN.
***VN: đa huyết. kết cấu ít chặt chẽ hơn.
Truyền thuyết Con rồng cháu tiên, Lạc Long Quân và Âu Cơ -> bọc trăm trứng, nhiều dân tộc được sinh ra và sống
hòa hợp với nhau.
Ngày xưa ở vùng đất Lạc Việt có vị thần con trai thần Long Nữ, tên Lạc Long Quân kết duyên cùng nàng Âu Cơ
thuộc dòng họ Thần Nông xinh đẹp. Về sau, Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, từ trăm trứng nở ra một trăm người con
khôi ngô tuấn tú. Vì Lạc Long Quân không quen sống trên cạn lâu ngày nên hai vợ chồng mỗi người dẫn năm mươi
người con lên rừng và xuống biển. Người con trưởng được suy tôn làm vua Hùng trên đất Phong Châu, đặt tên nước
là Văn Lang, cứ thế kế tục tới muôn đời sau.
=> Xã hội đa văn hóa (multicultural) có xu hướng dễ dàng hơn trong chấp nhận tha nhân, ít phân biệt hơn giữa trong nhóm
(in-group) và ngoài nhóm (out-group) so với xã hội đơn văn hóa
***HQ: thuần huyết. kết cấu chặt chẽ hơn, mạnh mẽ hơn. tự hào mình là dân tộc thuần nhất 1 dòng máu.
Thần thoại Dangun: Theo thần thoại lập quốc, Thần mặt trời Hwanin có một con trai rơi tên là Hwan Woong, thần
biết rằng Hwan Woong quan tâm và muốn sống ở thế giới loài người. Vì thế mà người đã cùng 3000 hạ thần gồm có
thần gió, thần mưa, thần mây và cai quản 360 việc ở thế giới loài người như lương thực, sự sống, bệnh tật, hình phạt,
thiện và ác,.. đi xuống núi Taebaeksan.
Ở núi đó có một con hổ và một con gấu, hai con vật đã tìm đến Hwan Woong và nói "Tôi muốn trở thành người".
Hwan Woong đã nói với hổ và gấu rằng nếu muốn trở thành người thì hãy ăn tỏi với ngải cứu và sống trong hang
động trong vòng 100 ngày. Hổ không thể chịu đựng được nên đã rời khỏi hang nhưng gấu đã chịu đựng chỉ 21 ngày
vượt qua khó khăn và trở thành một thiếu nữ.
Thiếu nữ này có tên là Ungnyeo. Ungnyeo cầu nguyện để có một đứa con nhưng không có ai để kết hôn, vì vậy Hwan
Woong đã biến thành người và kết hôn với Ungnyeo. Ungnyeo và Hwan Woong đã sinh ra một đứa con tên là
Dangun. Dangun đã xây dựng đất nước Gojoseon vào năm 2333 trước Công nguyên (2333~I08 trước Công nguyên) và
trở thành thủy tổ của dân tộc Hàn. Gaecheonjeol vào 3 tháng 10 hàng năm là ngày kỷ niệm lập quốc ở Hàn.
***MỨC ĐỘ TỘI PHẠM: HQ VÀ VN ĐỀU ÍT HƠN CÁC NƯỚC PHƯƠNG TÂY (CNCC)
***CHÚNG TÔI – TÔI, NÓI VÒNG VO, tránh mất lòng đối phương
***VH doanh nghiệp: chủ nghĩa cá nhân vs. chủ nghĩa cộng đồng là một chiều kích quan trọng trong văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp Hàn Quốc coi trọng những buổi ăn tối sau giờ làm việc nơi quán bar, nhà hàng (hoeshik) cùng nhau
giữa lãnh đạo và nhân viên, giữa các đồng nghiệp. Những động thái xã giao này nhằm làm mềm mại quan hệ chính thống có
thể nghiêm trang, cứng rắn trong công việc, vun đắp sự hòa điệu. Người Hàn coi những gặp gỡ, hội họp này “không chính
xác là công việc nhưng xúc tiến sự phát triển của công việc”. Người Hàn cũng coi trọng những cuộc đi du lịch cùng công ty,
những cuộc member training, tăng cường quan hệ trong công ty, không mang theo gia đình. Người Việt cũng tụ họp ăn
nhậu, tuy nhiên, với bạn bè, gia đình nhiều hơn với đồng nghiệp hay lãnh đạo công ty. Họ không xem xét tính chính thức
của những gặp gỡ phi chính thức này. Các cuộc du lịch mà công ty tổ chức thường khuyến khích nhân viên mang theo gia
đình.
Hàn Quốc sớm phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong khi Việt Nam về cơ bản vẫn là xã hội tam nông, do đó, chủ
nghĩa cộng đồng trong văn hóa doanh nghiệp Hàn Quốc mang tính nguyên tắc, thượng tôn pháp luật, mang tính cạnh tranh
căng thẳng hơn trong khi chủ nghĩa cộng đồng trong văn hóa doanh nghiệp Việt Nam có xu hướng cư xử vị tình, hòa nhã, ít
áp lực hơn
Hàn Quốc thiết lập nhiều hội, nhóm, giữa những thành viên thì tin cậy và hỗ trợ nhau: Hội cựu học sinh, SV tiền bối thì có
ảnh hưởng tới nghề nghiệp tương lai hay cs cá nhân của một thành viên trong hội > mạng lưới hùng mạnh
Việt Nam cũng có hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, hội đồng niên…

****
Điều khác biệt trong văn hóa doanh nghiệp Hàn Quốc và văn hóa doanh nghiệp Việt Nam là Hàn Quốc thể hiện chủ nghĩa gia
đình, chủ nghĩa tập thể, Việt Nam thể hiện chủ nghĩa cộng đồng làng xã với phương châm “bán anh em xa mua láng giềng
gần”. Tuy nhiên bên cạnh việc quan tâm đến lợi ích cộng đồng thì họ vẫn giữ đầu óc tư hữu, tự trị và thường ỷ lại theo suy
nghĩ “cha chung không ai khóc” nên trong doanh nghiệp Việt Nam, nhân viên hay có khái niệm “của chùa” (điện, nước, điện
thoại chung…).
3. NAM TÍNH – NỮ TÍNH (CỨNG RẮN – MỀM MẠI) - MAS
BÀI GIẢNG SLIDE:
▪ “Nam tính (cứng nhắc)” được định nghĩa là “sự ưu tiên của xã hội cho thành quả, phần thưởng vật chất và định nghĩa thành
công dựa trên những thành quả vật chất mà cá nhân đạt được”.
▪ Nữ tính (mềm mỏng) chỉ sự coi trọng tính cộng tác, khiêm tốn, quan tâm đến những cá nhân khó khăn cũng như chất lượng
cuộc sống. Phụ nữ trong xã hội được tôn trọng và thể hiện những giá trị khác nhau. Trong xã hội ấy, họ chia sẻ sự khiêm tốn
và quan tâm đến sự bình đẳng giới.
▪ Xã hội trọng nam quyền, phụ nữ dù có được chú trọng và cạnh tranh nhưng thường vẫn bị kém coi trọng hơn so với nam
giới. Nói theo cách khác, họ cũng nhận ra khoảng cách giữa những giá trị về nam giới và nữ giới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
– Kích thước này đề cập đến việc xã hội gắn kết và đề cao vai trò truyền thống của nam và nữ ra sao. Xã hội có MAS cao là
những nơi nam giới được trông đợi phải là trụ cột, quyết đoán và mạnh mẽ còn phụ nữ sẽ không được giao trọng cách và
công việc vốn thuộc về nam giới. Ngược lại, xã hội có MAS thấp không đảo ngược vai trò giới tính mà chỉ đơn giản là làm
mờ vai trò của nó. Ở đó, nữ giới và nam giới làm việc cùng nhau trên nhiều ngành nghề. Đàn ông được phép yếu đuối và phụ
nữ có thể làm việc chăm chỉ để tiến thân trên sự nghiệp.
Ứng dụng: Nhật Bản có chỉ số MAS rất cao là 95 trong khi đó Thụy Điển lại chỉ có 5 điểm. Theo phân tích của Hofstede,
nếu định mở một văn phòng tại Nhật Bản, bạn chỉ có thể có thành công lớn nếu chỉ định một nhân viên nam dẫn dắt đội và có
lực lượng nam giới áp đảo trong nhóm. Tại Thụy Điển, bạn phải thành lập đội nhóm dựa trên việc phân bổ hợp lý các kỹ
năng chứ ko phải giới tính.

Gợi ý
Đặc điểm
 Đàn ông là giống đực còn phụ nữ là giống cái.  Chú ý tới sự phân biệt giữa vai trò của nam và nữ.
MAS cao  Có sự khác biệt rõ giữa công việc của nam giới  Khuyến cáo nam giới không nên thảo luận hoặc đưa
và nữ giới. ra các quyết định cảm tính.
 Tránh xa tâm lý “câu lạc bộ của các chàng trai”.
 Nam giới làm được thì nữ giới cũng làm được.
 Đảm bảo rằng công việc không phân biệt đối xử giới
MAS thấp  Người phụ nữ thành công và quyền lực sẽ được tính.
trọng vọng.
 Đối xử bình đẳng giữa nam và nữ.
*** HÀN QUỐC 39 – VIỆT NAM 40 -> NHỮNG XÃ HỘI NGHIÊNG VỀ TÍNH NỮ (chỉ số càng thấp thì càng nữ)
- Trong một quốc gia mang tính nữ , trọng tâm được đặt ở việc “để tồn tại”, các nhà quản lý cố gắng nhận được sự
đồng ý, và mọi người quan trọng sự bình đẳng, đoàn kết và chất lượng cuộc sống làm việc.
- Tiêu điểm được đặt ở phúc lợi , còn địa vị thì không thể hiện ra ngoài. Xung đột được giải quyết thông qua thỏa hiệp
và thương lượng, đồng thời người ta ưu thích các hình thức thưởng như thời gian nghỉ ngơi và sự linh hoạt.
-> Nhà quản lý có năng lực là người hỗ trợ và việc ra quyết định được thực hiện thông qua mối quan hệ.
+Không phân biệt giới tính, tôn trọng ý kiến của nữ giới
+Tại đây mâu thuẫn được giải quyết bằng cách thoả hiệp vì thế trong đàmphán không nên quá cứng nhắc, có thái độ ôn hoà
để đạt được sự đồngthuận của các thành viên.
+Ưu tiên sự thoải mái và ít áp lực vì thế không nên để công việc ảnhhưởng đời sống riêng tư của đối phương.
***VD CHÍNH TRỊ: LÃNH ĐẠO NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC ĐỀU CÓ NỮ. NẮM GIỮ CHỨC VỤ
CAO. VD NHƯ TỔNG THỐNG HÀN Park Geun-hye, CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN THỊ KIM NGÂN., PHÓ CT
NƯỚC: Võ Thị Ánh Xuân.
***chỉ số Nam tính của Hàn Quốc và Việt Nam đều thuộc loại thấp, nghĩa là cả hai nền văn hóa đều đậm Nữ tính, nghĩa là
coi trọng tình cảm, quan trọng chất lượng cuộc sống hơn thành công vật chất.
Điều khác nhau là mạng lưới FAR (gia đình – Family, bạn đồng môn- Alumni, đồng hương- Region) đóng vai trò quan trọng
trong mạng lưới quan hệ nhân sự của doanh nghiệp Hàn Quốc trong khi không có vai trò như vậy đối với doanh nghiệp Việt
Nam.
Khi hai người Hàn Quốc vừa gặp nhau, họ thường đi sâu vào các mối quan hệ tưởng như vụn vặt như quê hương, các mối
quan hệ gia đình mở rộng (người Hàn Quốc truy tìm dòng dõi của họ từ hàng trăm hoặc thậm chí hàng nghìn năm), và
trường học của họ để tìm ra sợi dây liên kết với nhau. Từ đó sẽ ảnh hưởng đến thái độ, cách ứng xử với nhau. Quan hệ giữa
các seonbae (khoá trên) và hubae (khoá dưới) là một trong những mối quan hệ cơ bản, được coi trọng không kém gì tình
huynh đệ. Bạn đừng ngạc nhiên khi đi phỏng vấn xin việc mà người quản lý hỏi bạn “bạn học ở trường nào?” “quê bạn ở
đâu?” vì biết đâu bạn lại là đồng môn, đồng hương của họ. Nếu tốt nghiệp cùng trường với nhà quản trị thì bạn sẽ nhanh
chóng tạo đươc thiện cảm với người tuyển dụng và khả năng tìm việc khá cao. Ngoài ra, những người cùng quê với những
quan chức cao cấp đương nhiệm cũng nhận được sự ưu ái hơn trong con đường thăng tiến sự nghiệp. So với Việt Nam, văn
hóa doanh nghiệp Hàn Quốc trong quá trình sớm phát triển chuyên nghiệp đã thể hiện ngày càng rõ hơn mức độ cạnh tranh
giữa các cá nhân.

4. NÉ TRÁNH RỦI RO/BẤT ĐỊNH- ĐÓN NHẬN RỦI RO- UAI


BÀI GIẢNG SLIDE:
• “Mức độ mà các thành viên của 1 nền văn hóa cảm thấy bị đe dọa bởi một tình huống không chắc chắn hoặc không biết rõ”
• Nghi lễ chào hỏi có lẽ được phát triển để giảm thiểu sự bất định: chúng ta dùng cái bắt tay hoặc cúi chào khi gặp người lạ
hoặc ngay cả với người gần gũi hơn. Nghi lễ chào trong quân đội với bàn tay mở, hướng về phía trước để cho thấy ý định
thân thiện, không có vũ khí.
•Các nền văn hóa cũng khác nhau về mức độ thoải mái với sự bất định vốn thường tạo ra hành vi phục tùng hoặc tuân thủ các
thể chế chính trị và tôn giáo
TÀI LIỆU THAM KHẢO
– Kích cỡ này liên quan tới mức độ lo lắngcủa các thành viên trong xã hội về những tình huống không chắc chắn hoặc không
biết.
Quốc gia có điểm UAI cao luôn cố gắng tránh xa các tình huống không rõ ràng hết mức có thể. Xã hội đó được điều chỉnh
bởi các quy tắc, trật tự và luôn tìm kiếm một “sự thật” chung. Chỉ số UAI cao cho thấy mức độ gắn kết của thành viên trong
cộng động đó với các quychuẩn hành vi, luật lệ, văn bản hướng dẫn và thường tin tưởng sự thật tuyệt đối hay mộtsự “đúng
đắn” chung trong mọi khía cạnh mà tất cả mọi người đều nhận thức được.
UAI thấp điểm cho thấy xã hội đó thích hưởng ứng sự kiện mới và các giá trị khác biệt. Có rất ít quy tắc chung và người dân
được khuyến khích tự do khám phá sự thật. Trong khi đó, chỉ số UAI thấp cho thất sự cởi mở và chấp nhận những ý kiến
tráichiều và gây tranh cãi. Xã hội có UAI thấp thường mang tính ít quy định, quy chế mà họcó xu hướng để mọi thứ được tự
do phát triển và chấp nhận rủi ro. Không cần phải cónhiều quy tắc hơn mức cần thiết và nếu chúng mơ hồ hoặc không hoạt
động, chúng nênbị bỏ rơi hoặc thay đổi. Lịch làm việc linh hoạt, công việc khó khăn được thực hiện khicần thiết nhưng
không vì mực đích của chính nó, chính xác và đúng giờ không đến mộtcách tự nhiên, sự đổi mới không bị coi là đe dọa
Ứng dụng: Kích thước văn hóa của Hofstede chỉ ra rằng khi thảo luận về một dự án với người Bỉ, quốc gia có điểm UAI là
94, bạn nên điều tra nhiều trường hợp và chỉ cần trình bày một vài lựa chọn nhưng phải đầy đủ thông tin chi tiết về kế hoạch
rủi ro và ngẫu nhiên. (Lưu ý sự khác biệt văn hóa giữa người nói tiếng Pháp và tiếng Hà Lan ở Bỉ!)

Gợi ý
Đặc điểm

 Cách thức kinh doanh cứng nhắc với nhiều luật  Hiểu rõ về mong đợi và thước đo của mình.
lệ và quy tắc
 Lập kế hoạch, chuẩn bị và giao tiếp thường
 Cần và yêu cầu phải có cấu trúc xuyên và rõ ràng, có kế hoạch chi tiết và tập
UAI cao
 Cảm giác lo lắng căng thẳng lấn át cảm xúc và trung vào mặt chiến thuật của dự án.
biểu hiện.  Biểu hiện thái độ bằng giọng nói và cử chỉ tay
 Tránh né sự khác biệt. chân.

 Không áp đặt quy tắc hoặc cấu trúc không cần


 Thái độ kinh doanh linh động. thiết.
 Lo lắng về kế hoạch dài lâu hơn là những việc  Giảm thiểu các phản ứng nặng tình cảm bằng
UAI thấp
xảy ra hằng ngày. cách giữ bình tĩnh và suy nghĩ kỹ trước khi nói.
 Chấp nhận thay đổi và rủi ro.  Thể hiện sự tò mò khi khám phá ra điểm khác
biệt.
*** HÀN QUỐC 85 – VIỆT NAM 30
- VỚI SỐ ĐIỂM 85, HQ là một trong những quốc gia có tính tránh sự bất định cao nhất trên thế giới. Những quốc gia này
duy trì niềm tin kiên định và quy tắc hành vi, không khoan dung với những hành vi và tư tưởng khác biệt. => thuần nhất
1 dân tộc.
- VN đạt điểm tương đối thấp trong chiều kích tránh sự bất định với số điểm 30. Xã hội có điểm số này duy trì một thái độ
lỏng lẻo hơn, thoải mái hơn, các tập tục đi trước các nguyên tắc và những sai lệch so với các chuẩn mực cao dễ dàng được
dung thứ.
- HQ: Thành viên của các nền văn hóa né tránh rủi ro cao thường trả phí để đảm bảo công ănviệc làm, lộ trình sự nghiệp,
phúc lợi hưu trí… Họ cũng có một nhu cầu mạnh mẽ vềviệc áp đặt các nguyên tắc và các quy định; quản lý được mong đợi là
phải ban hành cáchướng dẫn rõ rang, và sáng kiến của cấp dưới bị kiểm soát chặt chẽ
- VN: Nền văn hóa né tránh rủi ro thấp hơn được đặc trưng bởi sự sẵn sàng chấp nhận rủi rovà phản kháng về tinh thần ít
quyết liệt hơn đối với thay đổi. Mọi nguời tịn rằng không nên cónhiều quy tắc hơn mức cần thiết. Lịch trình thường linh hoạt,
chính xác và đúng giờkhông phải là yếu tố bắt buộc. Các lý do diễn giải cho sự chậm trễ, sai sót thường dễđược chấp nhận.
đánh giá có sự bao dung, ít quytắc và chấp nhận đổi mới đi đôi với sai sót nhiều lần hơn. Xã hội duy trì một thái độ thoảimái
hơn, chấp nhận nhiều sự sai lệch so với chuẩn mực.
VD1: cty, vhoa doanh nghiệp: HÀN QUỐC COI TRỌNG VIỆC ĐÚNG GIỜ, KHÔNG CHẤP NHẬN CAO SU HAY TRỄ
HẸN, răm rắp 100% tuân thủ luật lệ, quy tắc.
Cty:, vhoa doanh nghiệp: VIỆT NAM CÓ THỂ CHẤP NHẬN THA THỨ CHO NG TRỄ GIỜ, VÀ CÓ XU HƯỚNG CAO
SU HƠN., dễ chịu, nới lỏng hơn với các quy định, nguyên tắc.
- HQ giáo dục thế hệ học sinh phải luôn phấn đấu vì tương lai vì cho rằng đất nước mình không có tài nguyên, hãy dùng năng
lực của bản thân để đạt được cuộc sống tốt hơn.
Từ từ chuẩn bị từng chút một hành trang.
Mùa đông dài, lạnh giá, khan hiếm lương thực => tích lũy và để dành, tiết kiệm tiền và của cải vật chất.
- Trong khi VN luôn cho rằng non sông ta rừng vàng biển bạc -> gduc: hãy cứ sông và thiên nhiên sẽ ban tặng cho tất cả để
hưởng thụ, tài nguyên luôn còn đó để sử dụng thoải mái
Mùa nào cũng có đồ ăn thức uống đa dạng, không cần lo nghĩ -> làm nhiêu xài nhiêu, rất tận hưởng.
**VD 3:
- Người Hàn luôn muốn cộng tác làm ăn với những người có quen biết.
Ở chiều kích này, kết quả của Hostede cho thấy chỉ số Tránh sự bất định của Hàn Quốc rất cao trong khi của Việt Nam thuộc
loại thấp. Điều này được thể hiện qua khuynh hướng chính thức hóa (hệ thống các quy định, thủ tục, nội quy, quy tắc xử lý
nghiệp vụ rõ ràng: được văn bản hóa chính thức quy định quyền hạn và trách nhiệm ) trong doanh nghiệp. Trong văn hóa
doanh nghiệp Hàn Quốc, các quy định, nội quy, quy trình hoạt động; sự mô tả chức trách, công việc cụ thể của từng vị trí
nhân sự rất cụ thể, chính xác, và rất chặt chẽ.
Hàn Quốc kết hợp giữa việc ban hành các quy định, nguyên tắc kết hợp với tinh thần tự giác cao, tính kỷ luật. Các phòng ban
vừa lập kế hoạch, thực hiện theo kế hoạch và đánh giá kết quả so với kế hoạch đã lập ra, vừa hỗ trợ nhau để cùng đạt mục
đích chung. Các doanh nghiệp Hàn Quốc được xem là nặng nề về quy định, thủ tục. Quy định càng nhiều và càng chi tiết thì
người thi hành càng ít có khả năng hành động tự do, sáng tạo. Các tổ chức Hàn Quốc tuy sử dụng nhiều văn bản quy định,
thủ tục nhưng trong đó vẫn đó những nội dung cho phép người thi hành được quyền phán đoán và hành động theo phán
đoán. Vì vậy, nhìn chung, mức độ chính thức hóa trong các doanh nghiệp Hàn Quốc vẫn ở mức vừa phải.
Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam cũng đề ra những quy định, nội quy nhưng mức độ nghiêm túc thực hiện chưa cao như
nhân viên làm việc trong doanh nghiệp Hàn Quốc; vẫn có quan niệm “du di” “chin bỏ làm mười” trong việc thực hiện quy
đinh.
5. ĐỊNH HƯỚNG DÀI HẠN - LTO
BÀI GIẢNG SLIDE:
Mô tả cách mọi xã hội phải duy trì một số mối liên hệ với quá khứ của chính mình trong khi đương đầu với những thách thức
của hiện tại và tương lai.
● Tính định hướng dài hạn cũng nói đến cặp giá trị sử dụng thời gian chặt chẽ - lỏng lẻo, mang ý nghĩa tu dưỡng các đức tính
tốt hướng tới những đền đáp trong tương lai, đặc biệt là về sự bền bỉ và giá trị tiết kiệm.
● Định hướng ngắn hạn mang ý nghĩa tu dưỡng các đức tính tốt liên quan đến quá khứ và hiện tại, đặc biệt là về tôn trọng
truyền thống, giữ thể diện và giá trị thực hiện của các nghĩa vụ xã hội.
● Các giá trị đạo đức của người Châu Á – các định hướng văn hóa truyền thống của một số nước Châu Á: Trung Quốc, Nhật
Bản, Singapore chú trọng định hướng dài hạn.
● Hoa Kỳ và hầu hết các nước phương Tây đều chú trọng đến định hướng ngắn hạn

TÀI LIỆU THAM KHẢO


– Kích cỡ này đề cập đến việc xã hội đánh giá các giá trị xã hội lâu đời – chứ không phải ngắn hạn – và truyền thống như thế
nào. Đây là chiều thứ năm mà Hofstede thêm vào sau khi tìm ra mối liên kết mạnh mẽ với triết học Nho giáo của các quốc gia
châu Á. Từ đó dẫn tới cách cư xử hoàn toàn khác biệt so với các nền văn hóa phương Tây. Tại các quốc gia có điểm LTO
cao, người ta quan trọng việc thực hiện các nghĩa vụ xã hội và tránh bị “mất mặt” trước đám đông.
Ứng dụng: Theo phân tích của Hofstede, Hoa Kỳ và Anh Quốc là 2 quốc gia có điểm LTO thấp cho thấy bạn có thể mong
muốn bất kì điều gì liên quan tới sáng tạo và ý tưởng mới lạ. Mô hình này hàm ý rằng người dân ở Mỹ và Anh không đánh
giá cao các giá trị truyền thống như nhiều nơi khác và sẵn sàng giúp bạn thực hiện các kế hoạch sáng tạo miễn là họ được
tham gia. (Phát hiện này có thể gây ngạc nhiên cho người dân ở Anh, nơi có nhiều hiệp hội truyền thống!)
Đặc điểm Gợi ý
LTO cao  Gia đình là tế bào của xã hội.  Tôn trọng các giá trị văn hóa.
 Cha mẹ và nam giới có nhiều quyền hơn so  Không phô diễn ngông cuồng và hành động nhẹ dạ.
với con trẻ và phụ nữ.
 Tưởng thưởng cho sự kiên trì, trung thành và cam
 Đạo đức làm việc cao. kết.
 Đề cao học vấn và đào tạo.  Tránh làm bất cứ điều gì gây “mất mặt”
 Khuyến khích sự bình đẳng.
 Mong muốn được sống theo tiêu chuẩn và quy tắc
 Chủ nghĩa cá nhân và sáng tạo cao. do mình tự đề ra.
Low
LTO  Đối xử với người khác theo cách bạn muốn  Tôn trọng người khác.
được đối xử.
 Không ngần ngại thay đổi khi cần thiết
 Tự tìm kiếm, tự thực hiện.

***HÀN QUỐC 100 – VIỆT NAM 57


- HÀN QUỐC đạt điểm 100 và là 1 trong những xã hội thực dụng nhất và có định hướng lâu dài. Hàn Quốc không quen với
khái niệm một vị thần toàn năng duy nhất. Con người sống theo đạo đức và những hình mẫu tốt trong thực tế.
Họ khuyến khíchtiết kiệm và nỗ lực trong giáo dục hiện đại như là một cách chuẩn bị cho tương lai.
- VIỆT NAM, Với điểm số 57 đang tạo ra một nền văn hóa thực dụng, người ta tin rằng sự thật trong nhiều trường hợp phụ
thuộc vào hoàn cảnh, ngữ cảnh và thời gian. Người VN thể hiện mạnh mẽ khả năng thích ứng truyền thống dễ dàng với
những điều kiện thay đổi và có xu hướng tiết kiệm, kiên trì, dành dụm và đầu tư để đạt kết quả.
VD chị Ly: Vết xước của tivi -> nghĩ tới lúc bán tivi. HQ
- VD nuôi dạy con:
+HQ đề cập tới tiết kiệm và giáo dục vì đâyđược coi là những giá trị tích cực. Trong các bộ phim, người HQ từ lúc bắt đầu có
thai, sẽ lên kế hoạch chi tiết và bắt đầu để dành tiền, thậm chí tạo tài khoản tiết kiệm cho con để vào ĐH, thậm chí du học. Kế
hoạch đã định ra thì nhất định phải thực hiện được, dù là theo ngày, theo tháng hay theo năm.
+VN thì có xu hướng, cấp 1 lo cho cấp 1, cấp 2 rồi tới cấp 3. Kế hoạch có thể thay đổi được, không cần phải hoàn toàn tuân
theo kế hoạch đó.
- VD về tâm linh và các vị thần:
+ HQ không tin vào 1 vị thần toàn năng nào cả, mà rất thực tế. Tin vào năng lực bản thân. Học ngày học đêm chuẩn bị cho kì
thi.
+VN lại có xu hướng rất tâm linh, đi thi thì cúng ông bà tổ tiên, thắp nhang xin qua môn. Đi chùa nhiều, đa giáo
*******
Văn hóa doanh nghiệp Hàn Quốc nhắm tới những mục tiêu dài hạn, như phát triển nguồn nhân lực, đóng góp xã hội, bảo vệ
môi trường sinh thái. Các doanh nghiệp Hàn Quốc rất chú trọng công tác giáo dục, bồi dưỡng nhân lực. Thường xuyên tổ
chức đào tạo lại nghề nghiệp cho nhân viên. Căn cứ vào công việc của từng người mà có nội dung đào tạo khác nhau, trong
đó bao gồm kỹ năng chuyên môn, triết học kinh doanh, ngoại ngữ v.v…nhiều doanh nghiệp còn bỏ nhiều kinh phí để gửi
những nhân viên ưu tú của mình ra nước ngoài học đại học, làm thạc sỹ, tiến sỹ. Sau khi học xong, những người ngày lại trở
về làm việc tại doanh nghiệp và đều được giao những cương vị quan trọng.
Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam nhiều trường hợp dừng ở những mục tiêu ngắn hạn về lợi nhuận kinh tế trước mắt. Nhiều
doanh nghiệp Việt Nam chưa có chính sách giữ người. Họ sẵn sàng cho nhân viên nghỉ và thay thế bằng nhân viên mới nên
nhân viên cũng ít có sự gắn bó lâu dài với công ty
6. THOẢI MÁI/HƯỞNG THỤ – KHẮC KỶ/KIỀM CHẾ - IND
BÀI GIẢNG SLIDE:

1.Tính thoải mái - Tính khắc kỷ (Indulgence - Restraint)


Sự thoải mái đề cập đến khuynh hướng cho phép tương đối tự do thỏa mãn những nhu cầu tự nhiên cơ bản của con người liên
quan đến việc sống vui vẻ và tận hưởng cuộc sống. Cực đối lập của sự thoải mái là tính khắc kỷ, nó xác định việc thỏa mãn
những nhu cầu đó cần được quy định và kiềm hãm bởi những chuẩn mực xã hội nghiêm ngặt.
Chiều kích thoải mái - khắc kỷ về mặt cơ bản, chiều cạnh giá trị này đo lường mức độ mà các nền văn hóa sẵn sàng trì hoãn
sự thỏa mãn các nhu cầu xã hội. Một số nền văn hóa đòi hỏi sự thỏa mãn ngay lập tức và hệ quả là tạo ra tốc độ thay thế hàng
hóa, sản phẩm nhanh hơn. Các xã hội khác lại kiên nhẫn hơn, tập trung hơn vào việc xây dựng các mối quan hệ dài hạn hơn là
nhấn mạnh vào lợi ích ngắn hạn. Các nền văn hóa có cái nhìn dài hạn này thường hay khuyến khích trì hoãn sự thỏa mãn các
nhu cầu trước mắt về mặt vật chất, xã hội hay cảm xúc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Những cá nhân sống trong môi trường có văn hóa tự do (như các nước phương Tây) sẽ luôn chủ động làm những gì mình
thích, nhưng đôi khi việc họ làm vượt quá tầm kiểm soát của bản thân. Bên cạnh đó, khía cạnh văn hóa này cũng tạo điều
kiện cho mỗi cá nhân tự do trong quyết định và không phải chịu sự kiểm soát quá nhiều của hệ thống quy tắc.
Ngược lại, đặc điểm văn hóa hạn chế có sự bi quan và hoài nghi. Con người trong xã hội này thường không chú trọng nhiều
đến thời gian giải trí để thỏa mãn sự hài lòng của bản thân. Những cá nhân sống trong xã hội hạn chế sẽ luôn cảm thấy hành
động của mình bị giới hạn bởi những quy tắc, và những hoạt động nuông chiều bản thân sẽ làm họ cảm thấy sai trái.
***HÀN QUỐC 29 – VIỆT NAM 35 -> kiềm chế
(chỉ số càng cao càng thích thoải mái)
- Mức điểm này cho thấy 2 quốc gia thuộc về các nước ưa chuộng sự thoải mái?????? SAI
- cả hai quốc gia đều thuộc nền văn hoá mang tính kiềm chế, Nền văn hoá mang tính kiềm chế thường không chú
trọngvào thời gian nhàn rỗi và thường kiểm soát sự hài lòng cũng như ham muốn của conngười bằng các quy tắc xã
hội, chuẩn mực chung..
- Các xã hội có điểm số thấp trong xã hội này có xu hướng hoài nghi và bi quan. Ngoài ra trái ngược với xã hội thoải mái, xã
hội khắc kỉ ít chú trọng tới thời gian giải trí và kiểm soát việc thỏa mãn nhu cầu cá nhân của một người. => Nhận thức được
hành vi của họ bị giới hạn bởi các chuẩn mực xã hội và cảm thấy rằng việc rộng lượng với bản thân là điều sai trái.
- +Chú trọng các quy tắc xã hội và chuẩn mực chung, tránh gây phản cảm
- HQ Hướng tới cái đẹp, nhiều show
- VN nhiều thời gian giải trí hơn.
VD1: VĂN HÓA NGỦ TRƯA
- HQ: KHÔNG NGỦ TRƯA: Ngược lại, ở Hàn Quốc tất cả cơ quan hành chính và văn phòng đều bắt đầu từ 9h và kết thúc
vào lúc 18h. Giờ nghỉ trưa thì hầu hết cơ quan hành chính, bưu điện, ngân hàng… không đóng cửa nghỉ trưa mà nhân viên
thay nhau làm việc liên tục để tiếp khách hay người dân có nhu cầu.
Còn khối văn phòng công sở nghỉ trưa lúc 12h. Sau khi ăn trưa xong, họ tụ tập uống cà phê ở quán cà phê hay các cửa hàng
tiện lợi để tán gẫu giải tỏa căng thẳng và tiếp tục công việc vào lúc 13h.
=> người Hàn Quốc làm việc không ngừng nghỉ, nhanh chóng với cụm từ “빨리- nhanh lên” và việc ngủ trưa là lãng phí thời
gian đối với họ.
- VN: CÓ THỜI GIAN NGỦ TRƯA: - Việt Nam là đất nước nhiệt đới nên một ngày bắt đầu từ sáng sớm. Cơ quan nhà nước,
văn phòng thường bắt đầu làm việc từ 7h30-8h30. Giáo viên, học sinh bắt đầu giờ học vào khoảng 7h. Do vậy đa số mọi
người đều nghỉ và ngủ trưa vào lúc 12h đến 13h để giảm bớt mệt mỏi và nạp lại năng lượng cho buổi chiều làm việc.
VD2:
VẤN ĐỀ LÀM THÊM GIỜ TRONG DOANH NGHIỆP
- HÀN: Tuy nhiên doanh nghiệp Hàn Quốc có mức độ kiềm chế, kỷ luật nhiều hơn so với Việt Nam. Người Hàn nổi tiếng về
lao động cần cù, nỗ lực vượt khó, thậm chí, giữ kỷ luật quân sự trong văn hóa doanh nghiệp. Hàn Quốc là đất nước có số giờ
làm việc cao hơn so với thời gian làm việc của các nước phát triển. Đối với nhân viên Hàn Quốc chỉ có khái niệm làm hết
việc, chứ không phải làm hết giờ. Nhân viên trong các công ty Hàn Quốc hầu như đều làm việc sau giờ làm quy định mà
không đòi hỏi phải tính lương ngoài giờ.
-VIỆT: Trong khi đó các doanh nghiệp Việt Nam quy định giờ làm việc rất rõ ràng (thường là 8 tiếng/ngày) và nhân viên có
thói quen hết giờ là về. Nếu phải làm thêm ngoài giờ sẽ yêu cầu công ty phải tính phụ cấp

Tham khảo: https://15phut.vn/ky-nang-giao-tiep/van-hoa-da-chi%E1%BB%81u-c%E1%BB%A7a-hofstede/amp/?authuser=0


MỞ: Trong thời đại toàn cầu như ngày nay, công nghệ đã giúp mang thế giới lại gần nhau hơn và tạo điều kiện cho nhiều
người thuộc nhiều nền văn hóa khác nhau có cơ hội làm việc và giao tiếp cùng nhau.
Đây là một sự thật đầy thú vị nhưng cũng ẩn chứa nhiều bực bội và bất trắc. Làm sao để liên hệ với một người thuộc một nền
văn hóa khác? Nên nói gì, không nên nói gì để bắt đầu một cuộc trò chuyện? Chủ đề nào thuộc loại cấm kị mà nên để ý?

KẾT: Lưu ý:
Phân tích của Hofstede được thực hiện theo quốc gia và có vẻ thích hợp với nhiều nước nhưng lại không hợp lý cho những
quốc gia được cơ cấu dựa trên nguồn gốc dân tộc hay địa lý. Ví dụ tại Canada, Văn hóa của người Canada nói tiếng Pháp sẽ
khá khác biệt so với những người Canada nói tiếng Anh. Hoặc ở Italy, điểm nam tính sẽ khác nhau giữa miền Bắc và miền
Nam.
Điểm cốt lõi:
Văn hóa đóng vai trò rất lớn trong việc điều chỉnh quy tắc và mối quan hệ giữa các cá nhân tại nơi làm việc. Được nuôi dưỡng
trong nền văn hóa nào thì tự nhiên bạn sẽ được chuẩn bị về hành vi ứng xử phù hợp với nền văn hóa ấy mà không cần phải suy
nghĩ về phản ứng, sở thích và cảm xúc của bạn.
Nhưng khi bước vào một nền văn hóa khác, đột nhiên mọi thứ sẽ thay đổi. Bạn không biết phải làm gì hoặc nói gì cho phù hợp.
Do đó bạn nên sử dụng mô hình kích thước văn hoá của Hofstede để đánh giá cách tiếp cận, các quyết định và hành động cho
phù hợp với nhận thức chung của xã hội khi nghĩ và phản ứng với hành động đó của bạn.
Tất nhiên sẽ không có xã hội nào đồng nhất từ trên xuống dưới và luôn có độ lệch so với tiêu chí Hofstede nhưng ít nhất bạn
vẫn không bị lạc đường vì đã có sẵn cẩm nang hướng dẫn. Người ta thường sợ những gì không biết và bạn sẽ được thúc đẩy
bởi sự tự tin và sự an tâm từ việc nghiên cứu mô hình văn hóa này.
Áp dụng vào cuộc sống:
• Dành chút thời gian xem xét thang điểm của từng quốc gia do Hofstede xác định. Đặc biệt chú ý đến các quốc gia mà cộng
sự của bạn đang sống.
• Từ bảng điểm đó, hãy suy nghĩ về các tương tác đã xảy ra giữa bạn và cộng sự ở các nước khác. Việc đối thoại và liên kết có
có ý nghĩa hơn sau khi nghiên cứu 5 kích cỡ này không?
• Thách thức chính mình tìm hiểu thêm về một nền văn hóa cụ thể. Nếu công việc của bạn đòi hỏi phải tiếp xúc với người nước
ngoài, hãy xem thang điểm của nước đó và áp dụng điểm Hofstede để khám phá và xác định những gì cần biết
• Nếu được yêu cầu làm việc với một người đến từ một nền văn hóa khác, sử dụng điểm số của Hofstede và ghi chú về cách
tiếp cận của bạn, cần chuẩn bị cái gì để thảo luận, và lý do tại sao bạn làm như vậy. Sau đó, đánh giá hiệu suất của bạn và
nghiên cứu sâu hơn để chuẩn bị cho lần tới.
• Trên hết là bạn phải biến sự nhạy cảm về văn hóa trở thành một phần của cuộc sống hàng ngày bằng cách tìm hiểu giá trị của
sự khác biệt giữa con người và tôn trọng sự khác biệt giữa mỗi quốc gia.

Do đó, doanh nghiệp, văn hóa doanh nghiệp Hàn Quốc thể hiện sự chuyên nghiệp ở mức cao hơn nhiều so với Việt Nam. Về
các chiều kích Hofstede, ảnh hưởng Nho giáo góp phần hình thành văn hóa doanh nghiệp Hàn Quốc nổi bật với (1) chủ nghĩa
tập thể, (2) khoảng cách quyền lực cao, (3) nữ tính, (4) mức độ tránh bất định cao, (5) định hướng dài hạn, (6) thái độ kiềm
chế. Trong so sánh, đặc điểm văn hóa doanh nghiệp Hàn Quốc khá gần với Việt Nam ở các chiều kích (1), (2), (3), (6) nhưng lại
hết sức cách biệt, thậm chí đến độ đối nghịch, trong các tiêu chí (4), (5).

Khía cạnh văn hóa thứ hai: Yếu tố định hướng dài hạn – LONG TERM ORIENTATION
Đặc điểm văn hóa định hướng dài hạn khiến đa số người trong xã hội sẽ liên kết các kinh nghiệm trong quá khứ để giải
quyết các vấn đề trong thực tại và tương lai.
Những quốc gia mang đặc điểm văn hóa định hướng dài hạn sẽ thường duy trì các truyền thống và chuẩn mực xã hội, và e
dè với sự thay đổi quá nhanh của xã hội.
Ngược lại với yếu tố định hướng dài hạn là tính thực dụng. Mọi người thường nghĩ lý do của các vấn đề là do hoàn cảnh, họ
tiếp cận vấn đề thực tế và vì thế họ sẽ linh hoạt giải quyết vấn đề dựa vào sự thích nghi với hoàn cảnh. Do đó, bất kì vấn đề
nào họ cũng sẽ có hướng giải quyết.

Khía cạnh thứ 3: Yếu tố mang tính nam quyền – MASCULINITY


Khái niệm về nam quyền (masculinity) và nữ quyền (femininity) trong Hofstede làm xáo trộn các vấn đề nam quyền và nữ
quyền (Sharma, 2010). Việc tái khái niệm lại cho khía cạnh nam quyền và nữ quyền mức độ cá nhân là nam quyền và bình
đẳng giới. Nam quyền đại diện cho sự quyết đoán, tự tin, xâm lược và tham vọng. Trong khi đó, bình đẳng giới chính là
mức độ mà mọi người cảm nhận đàn ông và phụ nữ bình đẳng về vai trò xã hội, khả năng, quyền và trách nhiệm (Schwartz
và cộng sự, 2009).

Khác với văn hóa ở các nước phương Tây xem trọng thành tích, thành công (masculinity), ở Việt Nam (với yếu tố mang
tính nam quyền chỉ có 40 điểm) và các nước phương Đông, các giá trị xã hội và chất lượng của sống mới được xem trọng
hơn, và việc bạn nổi bật giữa đám đông không quyết định vị trí của bạn trong xã hội.
Ở nền văn hóa này, người quản lý trong môi trường làm việc sẽ cố gắng duy trì sự bình đẳng và đoàn kết. Bên cạnh đó, đây
cũng là nền văn hóa của những sự hỗ trợ, quyết định sẽ dựa vào ý kiến và sự đồng thuận của số đông.

Khía cạnh thứ 4: Yếu tố tự do – INDULGENCE


Những cá nhân sống trong môi trường có văn hóa tự do (như các nước phương Tây) sẽ luôn chủ động làm những gì mình
thích, nhưng đôi khi việc họ làm vượt quá tầm kiểm soát của bản thân. Bên cạnh đó, khía cạnh văn hóa này cũng tạo điều
kiện cho mỗi cá nhân tự do trong quyết định và không phải chịu sự kiểm soát quá nhiều của hệ thống quy tắc.

Ngược lại, đặc điểm văn hóa hạn chế có sự bi quan và hoài nghi. Con người trong xã hội này thường không chú trọng nhiều
đến thời gian giải trí để thỏa mãn sự hài lòng của bản thân. Những cá nhân sống trong xã hội hạn chế sẽ luôn cảm thấy hành
động của mình bị giới hạn bởi những quy tắc, và những hoạt động nuông chiều bản thân sẽ làm họ cảm thấy sai trái.

Khía cạnh văn hóa thứ 5: Yếu tố hạn chế rủi ro – UNCERTAINTY AVOIDANCE
Những cá nhân trong một nền văn hóa có yếu tố chấp nhận rủi ro sẽ duy trì một thái độ thoải mái đối với các quy tắc. Do đó
sự sai lệch so với chuẩn bị sẽ dễ dàng được chấp nhận trong xã hội này bởi họ tin rằng mọi thứ đều có tính tương đối.
Ngược lại, người ở những khu vực, quốc gia có đặc điểm tránh rủi ro sẽ cảm thấy lo lắng bởi những tình huống mơ hồ và
luôn cố gắng đặt mọi thứ trong tầm kiểm soát của mình. Nhật Bản là quốc gia điển hình về văn hóa tránh những sự rủi ro
trong xã hội.

Yếu tố hạn chế rủi ro tại Việt Nam có số điểm khoảng 30, điều này chứng tỏ Việt Nam là quốc gia có xu hướng chấp nhận
rủi ro. Những xã hội có số điểm thấp sẽ duy trì một thái độ thoải mái với thực tế hơn nguyên tắc, sự sai lệch so với chuẩn
mực cũng dễ dàng chấp nhận hơn. Mỹ ở mức điểm 46 cho khía cạnh văn hóa này.
Mọi người tin rằng không nên có nhiều quy tắc hơn mức cần thiết. Lịch trình phải linh hoạt, công việc khó khăn được thực
hiện chỉ khi cần thiết nhưng không vì lợi ích riêng của mình. Sự chính xác và đúng giờ đôi khi không được thực hiện như
mong muốn, sự đổi mới, cách tân không được xem là một mối đe dọa..

Khía cạnh văn hóa cuối cùng: Yếu tố chủ nghĩa cá nhân – INDIVIDUALISM
Ở Việt Nam (với 20 điểm) và hầu hết các nước phương Đông, chỉ số điểm chủ nghĩa cá nhân rất thấp, chứng tỏ các quốc gia
này theo chủ nghĩa tập thể. Nền văn hóa theo chủ nghĩa tập thể xem trọng sự cam kết trong dài hạn và lòng trung thành.
Trong một xã hội như vậy sẽ thúc đẩy việc xây dựng và duy trì mối quan hệ, nơi mỗi cá nhân phải có trách nhiệm với tập
thể của mình. Đây cũng là xã hội mà sự lên án đối với hành vi phạm tội sẽ rất gay gắt bởi nó ảnh hưởng đến tập thể.
Ngược lại, Hoa Kỳ là đại diện dễ nhận biết nhất cho khía cạnh văn hóa theo chủ nghĩa cá nhân. Trong các xã hội này, bản
thân và gia đình thân cận là 2 nhân tố quan trọng nhất đối với mỗi cá nhân, họ xem trọng hình ảnh bản thân và cố gắng
khẳng định vị trí bản thân mình trong xã hội.
GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ
Im lặng là biểu hiện của cảnh giới tâm hồn cao thượng trong nền văn hóa truyền thống. (Ảnh: Tante Tati/Pixabay)
“Không nói và nói đều là cách tồn tại của con người trên thế giới, và có nhiều loại và cấp độ của mỗi loại. Có sự im lặng
chết lặng của giấc ngủ hoặc sự thờ ơ; sự im lặng tỉnh táo đi kèm với khuôn mặt động vật trang nghiêm; sự im lặng màu mỡ
của nhận thức, nuôi dưỡng tâm hồn, từ đó nảy sinh những suy nghĩ mới; sự im lặng sống động của nhận thức tỉnh táo, sẵn
sàng nói, “Cái này… cái này…”; sự im lặng của âm nhạc đi kèm với hoạt động được hấp thụ; sự im lặng để lắng nghe người
khác nói, nắm bắt được sự trôi dạt và giúp anh ta rõ ràng; sự im lặng ồn ào của sự oán giận và tự trách mình, nói to và nhỏ
nhẹ nhưng nói ra thì lại ủ rũ; sự im lặng khó hiểu; sự im lặng của hòa bình với những người khác hoặc sự hiệp thông với vũ
trụ.” Paul Goodman (1911-1972) Paul Goodman on the Nine Kinds of Silence
1. Dáng điệu (Body Posture)
2. Cử chỉ tay (Hand Gestures)
3. Biểu hiện của gương mặt (Facial Expressions)
4. Cái nhìn chằm chằm (Gaze)
5. Sử dụng không gian (Proxemics)
6. Tiếp xúc cơ thể (Bodily Contact)
7. Tặng quà (Gift – Giving)
Khái niệm về giao tiếp phi ngôn ngữ
Giao tiếp phi ngôn ngữ, còn được hiểu là một phương thức giao tiếp ngôn ngữ thủ công, là quá trình truyền tải và nhận thông
tin mà không cần sử dụng lời nói hoặc viết. Nói một cách nôm na, giao tiếp phi ngôn ngữ là cách gửi và nhận thông điệp từ
những gì mà chúng ta thể hiện ra bên ngoài trong quá trình giao tiếp.
Giao tiếp phi ngôn ngữ
- Birdwhistell (1970): Giao tiếp là một quá trình đa kênh, sử dụng hầu như toàn bộ các phương thức cảm giác: thị giác, thính
giác, khứu giác, xúc giác, vị giác
- Thuật ngữ miêu tả tất cả các sự kiện giao tiếp vượt lên trên ngôn ngữ khẩu ngữ và bút ngữ -Chỉ các hành động hoặc các biểu
hiện ngoài ngôn ngữ có ý nghĩa được chia sẻ về mặt xã hội đó được gửi đi một cách có chủ đích hoặc được diễn giải như là
có chủ đích và được gửi đi hoặc tiếp nhận một cách có ý thức.
Chức năng của giao tiếp phi ngôn ngữ
1) Chuyển tải thông tin: Chức năng cơ bản nhất, thông tin biểu hiện có ý nghĩa nhiều và quan trọng được chuyển tải thông
qua biểu hiện.
2) Điều chỉnh tương tác: Có xu hướng thực hiện trong vô thức với tư cách là hành động cung cấp cấu trúc và khung cho
tương tác; thực hiện thông qua khoảng cách với người giao tiếp, hướng cơ thể, tư thế và sự thay đổi âm giọng, kéo dài câu
chữ, hạ thấp âm lượng…
3) Chuyển tải sự thân mật: Phản ánh sự khác biệt của mức độ thân mật mà người nói mong muốn với đối phương. Mức độ
thân mật phản ánh mức độ kết nối với đối phương, mức cởi mở với đối phương. Liếc mắt cũng là hành động thể hiện sự
thân mật.
4) Kiểm soát xã hội: Đề cập tới hành vi nhằm mục đích thực hiện tầm ảnh hưởng đến người khác. VD: Lại gần khi muốn
thuyết phục đối phương, giao lưu bằng ánh mắt thật lòng, thi thoảng còn tiếp xúc qua da
5) Thúc đẩy mục tiêu nhiệm vụ: Trường hợp hành vi tiếp xúc qua da bằng hình thức tạo vai trò nghề nghiệp, không có quan
hệ với chất lượng của mối quan hệ cá nhân như bác sĩ – bệnh nhân, giáo viên – học sinh, thợ làm đầu – khách hàng…
Đặc trưng của giao tiếp phi ngôn ngữ
1) Có chức năng chuyển tải thông điệp: Một cử động nhỏ cũng chứa đựng ý nghĩa; muốn hiểu hiệu quả phải nhận biết đúng
các manh mối phi ngôn ngữ.
2) Chuyển tải mức độ giao tiếp tùy theo ý nghĩa và cường độ của biểu hiện.: Hành vi nhăn mặt hoặc cười, ôm ấp…: hiểu
được nhận thức ẩn giấu hoặc dục vọng kìm nén, yếu tố sợ hãi…
3) Cùng một hành vi nhưng có ý nghĩa khác nhau tùy theo tình huống: Ý nghĩa của hành vi nháy 1 bên mắt (nói dối, con trai
nhìn con gái); sự thay đổi ý nghĩa lớn nhất là trường hợptình huống văn hóa
4) Là phương tiện có độ tin cậy cao: Có thể nhận biết sự chân thật qua thông điệp được truyền tải dựa trên hành vi phi ngôn
ngữ trong trường hợp sửdụng cả giao tiếp ngôn ngữ và giao tiếp phi ngôn ngữ.
5) Áp dụng quy tắc nhất định: Các quy tắc dựa trên thói quen văn hóa rập khuôn như tầm mắt, tư thế ngồi, bước chân, cách
chào hỏi… Việc áp dụng quy tắc này thay đổi theo sự thay đổi của xã hội hoặc mối quan hệ.
6) Sự mơ hồ trong quá trình giải mã ý nghĩa được chuyển tải: Việc thể hiện giữa các kênh luôn không giống nhau; khó kỳ
vọng sự nhất quán của cách biểu hiện và giải mã.

Phân loại giao tiếp phi ngôn ngữ Manusov & Patterson, 2006 •
Tĩnh: - yếu tố của một tương tác vốn không thay đổi trong lúc giao tiếp diễn ra
• VD: cách bố trí đồ đạc trong một căn phòng, khuyên vòng trên cơ thể, quân phục, quần áo bạn mặc trong cuộc tương tác,
màu tóc, giới tính, tuổi tác, hình xăm, chiều cao và vóc dáng, chủng tộc, thậm chí là kính mát, quần áo ngủ, y phục gợi cảm
hay đồ trang sức
• phát ra những tín hiệu về mối quan hệ của bạn đến những người khác
Động: •liên quan đến sự di chuyển và thay đổi trong quá trình tương tác
• VD: những biểu hiện trên nét mặt cử chỉ, tư thế, giọng nói và âm sắc khi kể một câu chuyện, cách di chuyển ánh mắt, và số
lần đụng chạm thân thể trong suốt cuộc trò chuyện. GTPNN động có thể thay đổi trong suốt quá trình giao tiếp.
• Mỗi thay đổi đều có thể chuyển tải những thông điệp cảm xúc và quan hệ riêng biệt và khác nhau.
Loại hình giao tiếp phi ngôn ngữ
1. Động tác: Cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, biểu hiện nét mặt, tư thế
(kinesics)
2. Cận ngôn: Âm điệu, cường độ, tốc độ, độ lớn, ngữ điệu
(paralanguage)
3. Không gian: khoảng cách, tiếp xúc cơ thể
(proxemics)
4. Thời gian: Thời gian, tốc độ, độ chính xác
(temporals)
-------------
1. Dáng điệu (Body Posture) Sự hấp dẫn của cơ thể
• Người có sự hấp dẫn về cơ thể sẽ nhận được lợi ích xã hội hơn
• VD: Nam giới và nữ giới hấp dẫn sẽ được đánh giá là người tình cảm, thân thiện, mạnh mẽ, hòa đồng và thú vị hơn người
bình thường.
• Trong hệ thống nghề nghiệp, sự hấp dẫn cơ thể cũng ảnh hưởng đến tiêu chuẩn về mức độ tự tin, tuyển dụng và thăng
tiến, đánh giá công việc
•Có trường hợp ấn tượng ban đầu không hấp dẫn nhưng có cảm giác hấp dẫn hơn sau khi biết đó là người tốt.
• Tác động tiêu cực: càng nghĩ đó là người tốt và hiểu nhiều thì càng có xu hướng đánh giá cả ngoại hình người đó cũng tốt.
Trang phục Là chỉ báo của sự giao tiếp phi ngôn ngữ.
• Ăn mặc thế nào khi tiếp xúc với người khác cũng là một chỉ báo về thái độ đối với người người tiếp xúc. VD: đi đám ma, ta
phải ăn mặc chỉnh tề, quần áo màu tối hoặc màu trắng mới là sự tôn kính và chia buồn, chứ không phải ăn mặc hở hang và
rực rỡ.
• Trang phục nói lên tính cách con người. Một người ăn mặc cẩu thả, luộm thuộm, nút trên quàng nút dưới thì không thể là
người cẩn thận, chín chắn; người ăn mặc chỉnh tề, đàng hoàng, nghiêm trang, thể hiện tính cách nghiêm chỉnh có thể tin
cậy.
• Nghề thông dịch viên cũng là một nghề cần phải cần biết chọn ngôn ngữ cho trang phục tùy theo bối cảnh phù hợp.
=> Một số suy luận từ phong cách ăn mặc: ● Địa vị xã hội ● Nghiêm nghị/chu đáo ● Thái độ ● Tập quán ● Cảm giác phong
cách (gu thời thượng) ● Sự sáng tạo
Các yếu tố ảnh hưởng đến giao tiếp phi ngôn ngữ 1) Phương thức giao tiếp phi ngôn ngữ rất đa dạng.
2) Giới tính và văn hóa ảnh hưởng lớn đến giao tiếp phi ngôn ngữ.
Im lặng là biểu hiện của cảnh giới tâm hồn cao thượng trong nền văn hóa truyền thống.
Chúng ta biết rằng văn hóa được sử dụng nhằm định hình và duy trì bản sắc của một dân tộc, cũng như phản ánh sự khác
biệt giữa các cá nhân, các quốc gia và ngôn ngữ chính là phương tiện thiết yếu để thể hiện những giá trị văn hóa đó. Tuy
vậy, ít ai biết rằng có một thứ ngôn ngữ có khả năng biểu đạt nhiều ý nghĩa hơn các loại ngôn ngữ còn lại, đó là một loại
ngôn ngữ không lời: Ngôn ngữ của Im lặng.
Ý nghĩa của loại ngôn ngữ không lời: Im lặng

Nhiều sinh viên châu Á như Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan,… thích giữ im lặng hoặc thảo luận lặng lẽ với nhóm của họ thay
vì lên tiếng trước lớp trừ khi được giảng viên mời. Những hành vi đó được xem là bình thường vì đó là hiện tượng khá phổ
biến ở trường học, thậm chí đó là phong cách học tập phổ biến tại Việt Nam.

Khi các sinh viên này làm việc nhóm, họ có xu hướng dùng ngôn ngữ bản xứ để giao tiếp với nhau hơn là chủ động thành lập
một nhóm với sinh viên quốc tế. Trong khi đó, một số sinh viên phương Tây đã tự tin lên tiếng trước lớp và chia sẻ ý kiến
của họ. Họ cũng không ngại hỏi giảng viên bất cứ khi nào họ hỏi. Thực tế rằng, sinh viên phương Tây và sinh viên châu Á có
cách học khác nhau xuất phát từ bản sắc văn hóa trong các khu vực khác nhau.

Sự im lặng trong các nền văn hóa châu Á có thể là dấu hiệu của sự tôn trọng. Giảng viên khoa ngoại ngữ học trường đại học
Bogazici Thổ Nhĩ Kỳ, ông Sibel Tatar cho rằng lý do cho sự im lặng của học sinh châu Á trong lớp học là do ảnh hưởng của
nền tảng văn hóa, người học xem việc im lặng khi không được giáo viên của mình chỉ định như cách thể hiện sự tôn trọng
giáo viên.

Những sinh viên châu Á thường cảm thấy ngạc nhiên và bối rối khi lần đầu tiên đến các trường đại học phương Tây và nhận
thấy cách cư xử khác biệt của các sinh viên ở đây đối với các giảng viên của họ như gọi giảng viên bằng tên, tự do tranh luận
với giáo viên về những quan điểm khác nhau.

Tuy nhiên, văn hóa có nguồn gốc sâu xa hơn và ảnh hưởng sâu sắc hơn đến hành vi và ngôn ngữ của con người. Và đối với
loại ngôn ngữ đặc biệt, ngôn ngữ không lời: sự im lặng, thì khi chuẩn mực văn hóa khác nhau sẽ thể hiện ý nghĩa khác nhau,
cũng như biểu hiện giá trị đạo đức khác nhau của con người.

Tiểu thuyết gia, nhà phê bình văn học và nhà trị liệu tâm lý người Mỹ Paul Goodman đã từng phát biểu rằng:

Có sự im lặng ngu ngốc của sự thờ ơ, sự im lặng sâu sắc của nhận thức để nuôi dưỡng tâm hồn,…và sự im lặng của sự hòa
hợp với người khác hoặc hiệp thông với vũ trụ.

Ví dụ về nền văn hóa truyền thống 5000 của Trung Quốc hướng đến sự hòa hợp giữa con người và vũ trụ, nhấn mạnh vào
các giá trị đạo đức. Văn hóa được xây dựng dựa trên Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo, mang đến cho người dân Trung Quốc
tiến bộ xã hội, thăng hoa đạo đức, lòng khoan dung và đức tin chính đáng của con người. Xã hội Trung Quốc theo truyền
thống lấy sự khiêm nhường làm chuẩn mực, theo tinh thần kính Thiên ái Nhân, không phải lấy bản thân mà lấy luân lý đạo
đức làm trung tâm để hành xử.

Vậy nên, trong chuẩn mực văn hóa cao như thế, im lặng phản ánh nét đẹp thanh cao của người quân tử, không tùy tiện thể
hiện bản sự cá nhân, mà lấy khiêm cung làm đầu, lấy sự học hỏi làm trọng, giữ lễ nghi mà hòa hợp Đạo.
Im lặng là biểu hiện của cảnh giới tâm hồn cao thượng trong nền văn hóa truyền thống. (Ảnh: Tante Tati/Pixabay)
Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, đặc biệt sau cuộc Đại Cách Mạng Văn hóa, văn hóa truyền thống Trung Quốc hoàn toàn bị
phản đối. Văn hóa truyền thống và các giá trị đạo đức bị xem là phong kiến và phản động, và bị xóa bỏ dưới danh nghĩa thủ
tục mê tín. Văn hóa truyền thống trở thành rào cản cho cuộc chiến nhằm tôn vinh văn hóa Đấu, đấu với người, với Trời, với
Đất.

Từ đó, nền văn hóa của đất nước này trở thành thứ mang tính thống trị và kiểm soát tâm trí của người dân, áp đặt một tâm
lý ngoan ngoãn lên mọi người dân và biến họ thành những kẻ hèn nhát, tự bảo vệ, dám không lên tiếng.

Sự im lặng bị khoác lên một tầng ý nghĩa phụ diện hoàn toàn khác biệt trước kia. Giảng viên Lu Jie và Gao Desheng thuộc Đại
học Sư phạm Nam Kinh cho biết bất cứ khi nào sinh viên Trung Quốc gặp phải những tình huống cần thể hiện quan điểm cá
nhân mà chệch ra khỏi hệ tư tưởng đã được đào tạo, họ sẽ không có khả năng phản hồi, trừ khi họ biết câu trả lời “an toàn”
là gì, nếu không họ sẽ do dự và chọn im lặng như một biện pháp an toàn nhất thời.
…..
Ngoài ra, văn hóa “mạnh được yếu thua” trong một số quốc gia châu Á cũng khiến sinh viên sử dụng sự im lặng như một
chiến lược tự bảo vệ, họ sợ bị chế giễu nếu mắc lỗi, tự ti về năng lực của bản thân do văn hóa tật đố, so đo hơn kém tạo
nên. Ông Tatar cho biết sự im lặng bắt nguồn từ việc cho rằng quyền được nói là dành riêng cho những sinh viên ưu tú. Họ
sử dụng sự im lặng như một biện pháp để “sinh tồn”, để được chấp nhận tồn tại trong một nhóm hay một lớp, để đảm bảo
bản thân không khác biệt khỏi văn hóa chung của nhóm.

“Im lặng” trong thời đại văn hóa biến dị

Hai giảng viên ngôn ngữ học Claire Kramsch và Anne Whiteside nhận định văn hóa được nhìn từ góc độ lịch sử xa hơn, đã
phát triển và trở nên vững chắc theo thời gian, đó là lý do tại sao hình thức văn hóa được nhìn nhận như một loại hành vi tự
nhiên. Do đó, nếu con người đi chệch khỏi văn hóa chính thống, họ cũng khó cảm nhận được văn hóa của họ đang tuột dốc,
vì nó đã thành điều “rất tự nhiên”, và mọi người trong cộng đồng của họ đều cùng chung một nhận thức, hành vi, chuẩn
mực văn hóa như thế.

Trong phạm vi của một quốc gia, văn hóa được coi là linh hồn của một dân tộc, là yếu tố tinh thần có ý nghĩa to lớn đối với
loài người. Theo nhiều văn vật khai quật được từ các nền văn hóa tiền sử, bất kể nền văn minh nào đó phát triển huy hoàng
và tiến bộ ra sao, khi văn hóa của một nền văn minh trở nên suy đồi, đó là thời điểm dẫn đến sự chấm dứt của nền văn
minh đó. Các nhà khoa học đã tìm thấy rất nhiều bằng chứng chứng minh cho sự suy đồi đạo đức vào thời điểm các nền văn
minh kết thúc.

Do đó, im lặng trước tội ác và bất công là hồi chuông báo động cho sự suy đồi đạo đức và văn hóa. Trong sách Sáng Thế đã
kể về chuyện Joseph bị các anh mình bán làm nô lệ do lòng đố kỵ, có một người anh là Reubeu đã do dự không tham gia
việc đó. Nhưng thay vì sửa chữa lỗi lầm, Reubeu đã tìm cách che đậy cảm giác tội lỗi của mình bằng cách đồng ý với các anh
em nói dối cha mình về sự mất tích của Joseph, nhưng anh ta biết sự im lặng và không hành động của mình khiến anh ta
cũng có tội như những người anh em độc ác khác và điều đó dày vò anh ta trong suốt những năm về sau.
Giáo sư Hall cho rằng ngôn ngữ có ý nghĩa quan trọng nhất đối với việc thể hiện văn hóa và luôn được coi là kênh lưu trữ
chính của các giá trị văn hóa. Vì vậy, một nền văn hóa bất tín Thần có thể biểu hiện qua ngôn ngữ không lời: sự im lặng. Vào
thời nhà tiên tri Elijah (người chia sẻ thông điệp và cảnh báo của Chúa), sự im lặng của nhiều người đã cho phép hoàng hậu
Jezebel độc ác, dưới thời vua Ahab, đàn áp tín đồ ngoan đạo trên khắp đất Israel.

Khi nhà tiên tri Elijah mang lời cảnh tỉnh của Chúa và đứng trước tất cả mọi người nói rằng: “Các ngươi đã dao động giữa hai
ý kiến bao lâu rồi? Nếu Đức Giê-hô-va là Đức Chúa Trời, hãy theo Ngài; còn nếu các ngươi tin đó là Baal (kẻ cầm đầu mọi ác
quỷ dưới Địa Ngục), thì hãy theo hắn ta”. Sự im lặng và không hành động của mọi người nói lên sự thiếu quyết đoán của họ.
Họ chịu thua vì không dám đứng lên, lên tiếng và nói ra những kẻ độc ác, để cái xấu xa được phép lan tràn.

Trong Kinh Thánh đã viết: “Đừng để bị lừa dối, Đức Chúa Trời không thể bị khinh thường mãi đâu, vì ai gieo điều gì sẽ gặt
điều ấy”. Trong nhiều nền văn hóa, văn hóa bất tín Thần đã phá hoại con người, lương tâm và sự phán xét đạo đức, dẫn dắt
loài người đẩy lùi văn hóa truyền thống, điều này sẽ gây ra sự sụp đổ hoàn toàn của văn hóa quốc gia hoặc tinh hoa của
quốc gia đó, và chỉ còn lại một sự trống rỗng của một tên quốc gia.

Trong xã hội ngày này, nhiều phương diện về đạo đức và văn hóa ngày càng suy đồi, các tệ nạn phát sinh ngày một nhiều
hơn. Tuy vậy, có những người không im lặng mãi, họ đã dũng cảm lên tiếng. Có những phụ nữ như bà Rachel Carson, nhà
môi trường học vĩ đại bất chấp sự công kích của giới đối lập để lên tiếng ngăn con người hủy hoại môi trường, bà đã từng
nói rằng: “Theo một ý nghĩa sâu xa nhất, đó là một đặc ân cũng như nghĩa vụ để có cơ hội được nói ra – với hàng ngàn
người – về một điều gì đó rất quan trọng”.

Có những người như nhà nhân quyền nổi tiếng ông Martin Luther King Jr, người cố gắng không mệt mỏi cho nạn phân biệt
chủng tộc đã nói rằng: “Tất cả những thứ cần thiết để cái ác chiếm ưu thế chính là những người tốt không làm gì cả”. “Ngày
chúng ta nhìn thấy sự thật và không lên tiếng là ngày chúng ta bắt đầu chết”. Và còn có những học viên Pháp Luân Công, dù
bản thân chịu vu khống và hãm hại của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, vẫn một lòng nói lên sự thật và đem những giá trị đạo
đức cao cả theo nguyên lý Chân Thiện Nhẫn truyền đạt đến con người thế gian.
Thiết nghĩ, dù trong bất kỳ nền văn hóa nào, khi đạo đức suy đồi ra sao, nếu bản thân một người có thể sáng suốt nhận ra
được những giá trị đạo đức chân chính, có thể phân biệt rõ giữa thiện và ác, đúng và sai, thì vẫn có thể vực dậy tính nhân
bản trong con người mình, và cho bản thân cơ hội để sống như một con người chân chính đúng nghĩa.

---------------
KHI SỰ IM LẶNG CÒN ĐÁNG GIÁ HƠN MUÔN VÀN LỜI NÓI
Chúng ta mất 2 năm đầu đời để học nói, nhưng lại mất cả đời để học cách im lặng. Sự im lặng đôi khi còn hơn cả ngàn lời
nói.
Văn hóa Ả Rập vào thế kỷ thứ IX có câu: “Lời nói là bạc, im lặng mới là vàng”. Im lặng đã luôn được đặt cao hơn lời nói, bởi
vì không phải ai cũng làm được. Ý nghĩa của sự im lặng là gì?
Im lặng là gì?
Nếu bàn về năng lực nói của con người, thì ngoài chuyện nói hay, nói đúng, nói có tác dụng, bên cạnh đó còn có kỹ năng
“không nói mà như nói rồi”.
Người Anh có câu: “Thùng rỗng thì kêu to, nước lặng thì chảy sâu”. Một người có khả năng khống chế lời nói sẽ được người
khác tôn trọng và chấp nhận, lại còn phòng ngừa được vô số rắc rối.
Chúng ta là nô lệ của mỗi lời chúng ta nói ra, do đó im lặng là một kỹ năng cần thuần thục.
Vì sao lời nói lại thua sự im lặng?
Lời nói giống như viên đạn, bắn ra là không thu hồi được, do đó sức sát thương vô cùng lớn. Nghiên cứu cho thấy giọng nói
càng cao, càng chát chúa thì ảnh hưởng tới hệ thần kinh càng tiêu cực.
Do đó lời nói mà không hay, không vui, không chân thành thì chẳng khác gì xát muối vào trái tim. Chỉ có lời chân thành và
cẩn trọng mới giúp tâm hồn phát triển.
Người Ả Rập cũng lại có câu: “Lời nói đáng giá 1 đồng, nhưng sự im lặng đáng giá tới 2 đồng”. Lời nói phản ánh thế giới nội
tâm của bạn. Do đó nếu bạn cảm thấy mình sắp nói những lời khiến đối phương hiểu sai ý của mình, hiểu sai con người của
mình thì tốt nhất bạn đừng nên nói ra.

Nếu đã nói, hãy nói lời dễ nghe. Ảnh: theglobeandmail


Sức hút của sự im lặng
Nếu đã từng đọc tiểu thuyết Chạng vạng (Twilight) của nhà văn Stephenie Meyer, bạn sẽ thấy được sức hút mãnh liệt của
sự im lặng.
Vì sao một cô gái bình thường như Bella Swan lại thu hút được ma cà rồng Edward Cullen? Bởi vì Edward có năng lực phi
thường là nghe được mọi suy nghĩ trong đầu người khác, nhưng anh lại không nghe được suy nghĩ của Bella.
Bởi vì không biết đối phương nghĩ gì, nên mới bị đối phương thu hút. Tương tự trong bất kì mối quan hệ nào, nếu bạn phơi
bày quá rõ dụng tâm của mình, chắc hẳn sẽ bị người khác đánh giá, hay nói cách khác là bị thất sủng trong mắt người khác.
Do vậy, im lặng, lắng nghe, chắt lọc lời nói vừa tinh khôn, vừa ý nhị mà lại hài hước, đó chính là bí quyết của thành công.
Im lặng là cội nguồn của sự sống
Trong cuốn sách A book of Silence, tác giả Sara Maitland đã mô tả về mối quan hệ sợ – ghét của con người đối với sự im
lặng. Con người dường như không bao giờ muốn sự im lặng.
Chẳng hạn khi bạn đi vào trung tâm mua sắm hay quán cà phê, sẽ luôn có tiếng nhạc. Ở nhà bạn cũng sẽ bật tivi dù không
hề nghe. Khi rảnh rỗi một chút bạn lại muốn tám chuyện, dường như con người đánh đồng sự im lặng với nỗi cô đơn, tịch
mịch. Chỉ khi nghe được âm thanh huyên náo họ mới có cảm giác mình đang sống.
Đâu chỉ tiếng chim hót mới là sự sống. Ảnh: petkeen
Có lẽ chúng ta đã quên mất rằng, sự im lặng mới chính là âm thanh của sự sống. Ánh sáng, thủy triều dâng, sự sinh sôi của
tế bào… đều không hề phát ra âm thanh. Con người sợ sự im lặng vì chúng ta không hiểu được ý nghĩa thực sự của nó. Im
lặng không có nghĩa là không phát ra tiếng, mà còn hơn như thế rất nhiều. Im lặng là một hiện tượng tự nhiên, là cội nguồn
của năng lượng sáng tạo mà tất cả chúng ta đều đang sống nhờ vào đó.
Im lặng giúp chúng ta sống thọ hơn
Con người quen sống trong một thế giới ồn ào với đủ thứ tạp âm. Tiếng ồn không chỉ gây khó chịu mà còn gây hại. Một
nghiên cứu của Đại học Cornell (New York, Mỹ) cho thấy những nhân viên văn phòng thường xuyên phải nghe tiếng chuông
điện thoại, tiếng máy fax, tiếng máy nghiền giấy… thì hàm lượng adrenalin trong nước tiểu của họ khá cao.
Trong khi đó, các nhân viên làm việc trong văn phòng yên tĩnh thì adrenalin trong nước tiểu của họ lại thấp hơn nhiều. Tâm
trạng của họ cũng thoải mái và ít căng thẳng hơn.
Khi cho hai nhóm nhân viên giải câu đố: nhóm 1 không đủ kiên nhẫn mà dễ dàng phát cáu và bỏ cuộc. Biểu hiện này hoàn
toàn trái ngược với nhóm 2.
Nghiên cứu cũng cho thấy những nhân viên làm việc trong văn phòng yên tĩnh thì buổi tối họ ngủ ngon hơn, tiêu hóa tốt
hơn, cảm thấy hài lòng sau mỗi ngày làm việc và không phát cáu khi về nhà.
Nói tóm lại, môi trường ồn ào chỉ khiến năng suất giảm xuống và tâm trạng tiêu cực thì tăng lên.
Hiểu được những ý nghĩa của sự im lặng để vận dụng cho đúng
Trong bài viết Enjoy the Silence, tác giả người Ireland Tony Cuckson có nhắc tới 5 ý nghĩa của sự im lặng gồm:
1. Im lặng là sáng tạo
Để tăng cường khả năng sáng tạo, bạn cần làm việc trong môi trường im lặng. Nhiều người thích nghe nhạc khi làm việc
nhưng tiếng nhạc hay tiếng tivi đều làm giảm sự tập trung của bạn. Bạn chỉ nên nghe nhạc khi làm công việc không cần dùng
tới đầu óc, chẳng hạn dọn nhà cửa.
Còn sự sáng tạo chỉ đến trong một môi trường yên tĩnh. Do đó, những nhà thơ nhà văn, các chuyên gia chiến lược, chuyên
gia tình báo, nhà phát minh… đều làm việc trong môi trường im lặng.
2. Ý nghĩa của sự im lặng giúp xây dựng lòng tin
Khi bạn im lặng, cái tôi của bạn sẽ tạm thời ngưng hoạt động. Vì không nghe thấy cái tôi gào thét, nên bạn có cơ hội “nhìn
thấu hồng trần”. Lúc này bạn sẽ nghe thấy tiếng nói nội tâm của mình.
Thay vì nghe những lời người khác nói, hãy nghe chính bản thân mình. Dựa vào giới hạn vào khả năng của bản thân để vạch
ra phương hướng, đường lối phù hợp với mình.
Im lặng giúp bạn “nhìn thấu hồng trần”. Ảnh: Getty Images
3. Im lặng cho bạn cơ hội được nghỉ ngơi
Thế giới này quá năng động khiến chúng ta lúc nào cũng rơi vào tình trạng bồn chồn, đi cũng không vững, ngồi cũng không
yên, lúc nào cũng nhấp nha nhấp nhỏm. Tất cả những biểu hiện đó cho thấy trong đầu bạn có quá nhiều tiếng ồn, chúng
không cho phép bạn nghỉ ngơi và tận hưởng “’giây phút này”.
Vì thế, mỗi ngày hãy dành ra nhiều thời gian hơn để tận hưởng sự yên tĩnh, hít thở và tái tạo năng lượng.
4. Khi im lặng, bạn có thể lắng nghe
Im lặng không chỉ giúp bạn lắng nghe người khác, mà còn là lắng nghe chính mình. Sự im lặng nội tâm sẽ giúp tấm lòng của
bạn rộng lớn như bầu trời (biết bao dung với người khác) và sâu như biển cả (biết nhấn chìm mọi vấn đề không thiết yếu).
Đây chính là một ý nghĩa của sự im lặng trong cuộc sống.
5. Ý nghĩa của sự im lặng cho thế giới hòa bình
Khi ngôn ngữ đi quá giới hạn, nó là giọt nước tràn ly dẫn tới mâu thuẫn. Rất nhiều vụ án mạng xảy ra đều do mâu thuẫn
trong gia đình. Bởi vì là người trong gia đình, nên chúng ta cho mình cái quyền to tiếng dạy bảo nhau, dẫn tới quá sức chịu
đựng của người khác. Ai cũng có lỗi lầm, nhưng lỗi lầm cần được chỉnh sửa bằng tình yêu và sự tôn trọng.
Bởi vì bạn không thể kiểm soát những gì người khác nói, nên tốt nhất hãy kiểm soát chính mình. Những người không hiểu
được sự im lặng của bạn, cũng có thể không hiểu những gì bạn nói. Nhưng khi bạn im lặng, cả thế giới xung quanh sẽ bình
tĩnh lại. Chỉ có thời gian là vẫn trôi và lặng lẽ xóa mờ rạn nứt. Đừng bao giờ bỏ qua bất kì cơ hội nào để được im lặng. “Cái
miệng hại cái thân”, do đó đừng mở miệng tùy tiện nhé.
---------------
Bài học ý nghĩa từ sự im lặng
Làm ảnh hưởng và xâm phạm đời tư của người khác được coi là điều tối kỵ trong xã hội Nhật Bản. Người Nhật được dạy
rằng, họ có thể làm gì tùy ý trong không gian riêng nhưng ở nơi công cộng phải tuyệt đối tôn trọng những quy tắc chung.
Một trong những quy tắc ứng xử quan trọng mà người Nhật luôn tuân thủ là giữ trật tự. Người Nhật rất ít khi tỏ thái độ
nhưng nếu bạn gây ồn họ sẵn sàng nhắc nhở, thậm chí nổi nóng.
Có 4 hành động im lặng được coi như triết lý và là thành phần quan trọng trong môn học đạo đức của người Nhật đó là: Đọc
sách trong im lặng; vệ sinh lớp học trong im lặng; suy nghĩ trong im lặng và di chuyển trong im lặng.
Học sinh sẽ dành 15 phút mỗi sáng để đọc sách trong không gian yên tĩnh. Các em có thể đọc những cuốn sách yêu thích tự
mang đi, hoặc mượn từ thư viện. Đó cũng là cách người Nhật tập cho trẻ thói quen đọc sách từ nhỏ. Các trường học cũng
không có người dọn vệ sinh, việc này sẽ do chính các học sinh đảm nhiện.
Đặc biệt, trong quá trình dọn vệ sinh tất cả đều giữ im lặng và tập trung vào phần việc được phân công. Đó là bài học để trẻ
em rèn luyện sự nhẫn nại, tinh ý và tôn trọng sức lao động của người khác.
Còn bài học im lặng khi di chuyển sẽ giúp các em tránh gây ồn ào và ảnh hưởng tới người xung quanh. Vì thế, không có gì
quá bất ngờ khi ngồi trên tàu điện hay xe buýt ở Nhật Bản lúc nào cũng yên tĩnh y như trong một thư viện. Mọi người đọc
sách, nghe nhạc, làm việc… nhưng không ai gây ồn ào hay làm phiền người khác. Nếu có nói chuyện cũng rất nhỏ nhẹ và khẽ
khàng.
Chính vì đề cao lối sống đạo đức, có văn hóa, mỗi người dân luôn thể hiện trách nhiệm cao với chính bản thân và cộng đồng
nên dù phải tuân thủ rất nhiều quy tắc, lễ nghi trong giao tiếp, ứng xử nhưng người Nhật Bản không hề cảm thấy gò bó hay
áp lực. Bởi họ hiểu rằng, những quy tắc đó là điều giúp xây dựng một xã hội văn minh, những con người Nhật Bản lịch sự và
khác biệt.
Có thể nói, sự văn minh trong ứng xử, tinh thần đoàn kết và nỗ lực học hỏi đã giúp một đất nước nghèo về tài nguyên và
thường xuyên đối mặt với thiên tai như Nhật Bản vươn mình chạm đến những thành tựu đỉnh cao, trở thành cường quốc.
------------------------
Vậy, bài học từ sự im lặng của người Nhật Bản là gì?
Nhìn chung, người Nhật có lối sống rất cần kiệm và nghiêm chỉnh, họ không muốn làm ảnh hưởng hay xâm phạm đời tư của
người khác. Họ có một nguyên tắc chung là tôn trọng những quy tắc chung khi ở nơi công cộng hay giao tiếp với người khác.
Sự im lặng khi giao tiếp của người Nhật thể hiện họ luôn tôn trọng về sự trật tự. Họ rất thích sự trật tự khi làm bất cứ việc
gì, điều này khiến cho họ có thể tập trung giải quyết công việc và hoàn thành chúng nhanh chóng. Đối với những nơi công
cộng và nhiều người thì người Nhật rất chú trọng sự trật tự, chẳng hạn điều này được thể hiện qua việc họ sẽ khiến cho một
buổi tọa đàm, sinh hoạt tập thể thoải mái, không ồn ào vì sự trật tự và ý thức chung của họ. Theo đó, ở người Nhật đặc biệt
là đối với những học sinh các cấp bậc sẽ có 4 hành động im lặng được coi như triết lý đạo đức của người Nhật đó là: Đọc
sách; suy nghĩ; vệ sinh lớp học và di chuyển trong im lặng.
Tóm lại, người Nhật họ sống rất có văn hóa và đạo đức, họ tôn trọng và thể hiện trách nhiệm cao với chính họ và cộng đồng.
Từ đó, giúp xây dựng nên một xã hội, văn hóa và con người Nhật lịch sự, được nhiều nước khác cảm thấy khâm phục. Văn
hóa lối sống người Nhật nói chung, văn hóa giao tiếp hằng ngày của người Nhật nói riêng hầu hết là đề cao sự chuẩn mực,
tôn trọng lẫn nhau, làm việc theo nguyên tắc và đảm bảo hiệu quả trong công việc, đồng thời sự thân thiện trong mắt của
người nước ngoài đối với chính người Nhật.
--------------------------------

You might also like