You are on page 1of 12

Họ tên: lê Quang Tuyến

Msv: 543703
Lớp: XHHK54

Thuyết Quản Lí Quan Liêu Bàn Giấy


Của MaxWeber
I. LỜI MỞ ĐẦU
Quản lý là một trong những công việc khó khăn , phức tạp nhất trong các lĩnh
vực hoạt động của con người. Các Mác đã coi việc xuất hiện của hoạt động
quản lý như một dạng hoạt động đặc thù của con người gắn với sự phân công và
hợp tác lao động.
Quản lý nhằm đạt tới mục tiêu chung trong tương lai mà trong tương lai các
mục tiêu này luôn biến động do hàng loạt yếu tố khách quan và chủ quan. Do đó
quản lý cũng diễn ra trong một quá trình hết sức biến động mà nếu chủ thể quản
lý không đủ năng lực và bản lĩnh sẽ khó có thể thích ứng được và tất yếu sẽ dẫn
tới thất bại. Hiểu được lẽ đó , Max Weber một nhà xã hội học nổi tiếng người
Đức đã đưa ra thuyết quản lý gắn với quyền lực. Trong đó ông cũng chỉ rõ “
quyền lực pháp lý ” là loại hình quyền lực có thể dùng làm cơ sở cho thể chế
quản lý hành chính lý tưởng , chỉ có loại hình này mới có thể đảm bảo tính liên
tục, ổn định của quản lý, đảm bảo hiệu quả cao của quản lý.
Học thuyết Max Weber không chỉ có ý nghĩa trong quá khứ mà đến ngày nay
nó vẫn phát huy tác dụng và trở thành nền tảng cho thể chế quản lý của các
doanh nghiệp , các cơ quan hành chính trong nước và trên thế giới.
II. VÀI NÉT VỀ CUỘC ĐỜI CỦA M. WEBER
Maximilian Weber sinh 21/04/1864, mất 14/06/1920.
Cậu bé Max và em trai Alfred, người sau này sẽ trở thành 1 nhà kinh tế học và xã
hội học, đã sớm trải nghiệm môi trường tri thức từ nhỏ. Quà giáng sinh năm 1976
dành tặng bố mẹ của cậu bé Max 13 tuổi là các tiểu luận lịch sử tựa đề “ về lịch
sử Đức, với những tham chiếu về vị trí của hoàng đế và giáo hoàng” , và “ về đế
chế La mã, giai đoạn từ Constantine đến sự di trú của các dân tộc” . Ở tuổi 14,
Weber viết những bức thư đầy dẫy các trích dẫn từ Homer, Virgil, Cicero, livy;
Cậu đã thâu đạt kiến thức đáng kể về Goethe, Spinoza, Kant, và Schopenhauer
trước khi vào đại học

Các tác phẩm chủ yếu của ông là “ lý luận tôn giáo và tinh thần tư bản chủ
nghĩa”, “ lịch sử kinh tế nói chung” . “lý luận về tổ chức kinh tế xã hội”, “ những
luận văn về xã hội học” . Do thể chế hành chính trong “ lý tưởng” mà ông nêu ra
đã đóng góp to lớn vào lý luận tổ chức cổ điển nên các nhà khoa học về quản lý ở
phương tây đã goi ông là “ người cha của lý luận về tổ chức”. Trong ước chi Việt
Nam có bộ máy quan liêu có nói thuyết quan liêu thực sự nổi tiếng từ đầu thế kỷ
XX với các công trình nổi tiếng của Max Weber mà tác phẩm quan trọng nhất của
ông, cuốn “ nền đạo đức tin lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản” ( 1904), đã
đươc nhà xuất bản Tri thức in bằng tiếng việt năm 2007.

III.NỘI DUNG CHÍNH


1. TƯ TƯỞNG CỦA THUYẾT
Khái niệm bộ máy quan liêu có xuất xứ từ thời xa xưa ở Trung Quốc và cũng
chẳng xa lạ ở Việt Nam, 1 khái niệm thuần phong kiến. Cốt lõi của quan niệm
cổ xưa này là chế độ tuyển dụng quan chức trên cơ sở thi và quan chức được cất
nhắc trên cơ sở thành tích.
Khái niệm bộ máy quan liêu hiện đại xuất hiện trước cách mạng tư sản Pháp
năm 1789 là 1 khái niệm thuần tư sản
Khái niệm : Trong cuốn sách “ lý luận về tổ chức kinh tế và xã hội”, Weber đã
đưa ra 1 thể chế quản lý hành chính lý tưởng, tức là thể chế quan liệu. Khái niệm
“ thể chế quan liêu” đây không phải là khái niệm quan liêu theo nghĩa xấu như
nền kinh tế chính trị quan liêu, chủ nghĩa quan liêu, cũng không có nghĩa là thoát
ly thực tế, chủ nghĩa giấy tờ, hiệu suất thấp…mà nó có nghĩa rằng tổ chức này
tién hành công việc quản lý thông qua chức vụ hoặc chức vị. Thể chế quản lý
Hành chính trong lý tưởng nói đây không phải là thể chế quản lý tốt nhất hoặc
phù hợp với nhu cầu nào đó mà là một hình thức thái tổ chức thuần túy, không có
ví dụ thực tế trong hiện thực, dung để phân biệt nó với các tổ chức mang các
hình thái đặc thù khác nhau tồn tại trong thực tế, Weber đã từ những tổ chức
mang hình thái đặc thù khác nhau tồn tại trong thực tế đó để rút ra 1 hình thái
thuần túy nhằm thuận tiện cho sự phân tích về mặt lý luận. Weber cho rằng thể
chế quan liêu là 1 tổ chức xã hội chặt chẽ hợp lý giống như 1 cỗ máy. Nó có
những hoạt động chuyên nghiệp thành thạo, có quy định rõ ràng về quyền hạn,
trách nhiệm, có quy chế thực hiện nghiêm khắc và quan hệ phục tùng theo cấp
bậc, do đó trở thành 1 hệ thống kĩ thuật quản lý
thể chế quan liêu được thể hiện.

2. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG


2.1: 10 đặc trưng cơ bản trong thuyết quan liêu của Weber:
_ Tính chuẩn xác
_ Tính rõ ràng
_ Tinh thông văn bản
_ Tính liên tục
_ Tính nghiêm túc
_ Tính thống nhất
_ Quan hệ phục tùng nghiêm chỉnh
_ Phòng ngừa va chạm
_ Tiết kiệm nhân lực và vật lực.
2.2 Weber đưa ra 7 nguyên lý quản lý cho tư tưởng quản lý của mình
_ Sự phân công lao động được xác định rõ ràng và thể chế hóa
_ Hình thành thứ tự thứ bậc trên 1 dây chuyền chỉ huy
_ Tuyển chọn dựa trên năng lực nghề nghiệp qua thi sát hạch, qua
trình độ
_ Cần chỉ định người quản lý
_ Cần trả lương xứng đáng cho hoạt động của nhà quản lý
_ Người quản lý không nên là người sở hữu đơn vị mà mình điều
hành.
_ Hoạt động quản lý của nhà quản lý phải tuân thủ chặt chẽ mọi
quy tắc , chuẩn mực và chịu sự kiểm tra.
3.3 Quản lý gắn với quyền lực: Có 3 loại quyền lực trong lịch sử
_ Quyền lực kiểu truyền thống
_ Quyền lực dựa vào sự sùng bái với lãnh tụ siêu phàm
_ Quyền lực pháp lý.
Weber đã chỉ rõ thể chế quan liêu dù quan sát theo góc độ kỹ thuật thuần túy cũng
có những ưu điểm rõ rệt so với những thể chế quản lý trước kia. Điều này được
thể hiện rõ ở những đặc trưng cơ bản
3. PHÂN TÍCH NỘI DUNG
3.1. Phân tích 10 đặc trưng cơ bản :
_ Tính chính xác: Là hình thức tổ chức xã hội chặt chẽ , hợp lý áp dụng
trong quy chế thực hiện nghiêm khắc vận hành như 1 cỗ máy. Mọi sản phẩm hay
kết quả đạt được đều đã được định hình trước và thường được chính xác hóa
_Tính nhạy bén: Là sự phán ứng nhanh linh hoạt trước những tình huống
phát sinh trong công việc.Thuộc vào quyền hạn và nhiệm vụ của cấp bậc đối
tượng nào thì họ phải chủ động giải quyết công việc đó.
_Tính rõ ràng : Là do có sự phân công phân nhiệm rõ ràng nên tổ chức cơ
quan hoạt động chuyên nghiệp và thành thạo. Tính rõ ràng còn được thể hiện ở
sự quy định quyền hạn trách nhiệm cụ thể cho từng cấp bậc chức vụ trong cơ
quan , tổ chức.
_Tinh thông văn bản: Dù ở cấp bậc nào , chức vụ nào người quản lý cũng
cần nắm vững quy chế , lĩnh vực cung như nhiệm vụ quyền hạn của mình trong
thực thi công việc . Cần phải nắm rõ mính được lam gì , không được làm gì ,
phải thực thi mệnh lệnh của cấp trên như thế nào và chỉ đạo cấp dưới ra sao.
_ Tính nghiêm túc : Là sự nghiêm chỉnh chấp hành bất kỳ một nhiệm vụ ,
một quyết định nào đó của tổ chức , nằm trong quyền hạn của người thừa lệnh ,
người quản lý và đối tượng bị quản lý , không dược hời hợt trước một vấn đề
của tổ chức nằm trong thẩm quyền của mình.
_ Tính liên tục : Thể hiện sự hoạt động thường xuyên , được thực hiên
theo những dòng chảy nhất định , đã được vạch ra, đảm bảo cho các hoạt động
diễn ra liên tục , không bị ngắt quãng . Vi dụ : Trong 1 tổ chức người giám đốc
đưa ra quyết định và người dưới quyền thừa hành mệnh lệnh của cấp trên , đảm
bảo quyết định của người thủ trưởng được tiến hành đến kết quả cuối cùng .
_ Tính thống nhất : Thể hiện sự nhất quán của 1 tổ chức về mục tiêu,
chức năng, nhiệm vụ từ trên xuống dưới .
_ Quan hệ phục tùng nghiêm chỉnh: Từ sự phân công thứ bậc phục tùng ,
cùng sự gắn bó chặt chẽ quyền hạn và trách nhiệm nên sau khi được cấp trên
giao nhiệm vụ thì cấp dưới phải phục tùng mệnh lệnh đúng theo quy định.
_ Phòng ngừa va chạm: Đó là tâm lý chung của đại đa số những người tham
gia làm việc các tổ chức , đặc biệt các cơ quan nhà nước . Thiên về lối sống tình
cảm, ngại va chạm, tránh mất lòng người khác . Nhưng chính sự ngại va chạm đó
sẽ gây ra những hậu quả lớn đối với đơn vị , tổ chức vì không nói thẳng nói thật
dẫn đến những sai lầm trong công việc hoặc công việc không đạt được như mục
tiêu đề ra.
_ Tiết kiệm nhân lực ,vật lực : Là sự bố trí , sắp xếp hợp lý về con người
trong tổ chức , về cơ sở vật chất của tổ chức sao cho phù hợp , tiết kiệm và hoạt
động đạt được hiệu quả cao
3.2 . Phân tích 7 nguyên lý quản lý :
_ Sự phân công lao động được xác định rõ ràng và thể chế hóa :điều này có
nghĩa là trong 1 tổ chức hay cơ quan sẽ có những người đảm đương có chức năng
và nhiệm vụ khác nhau, những chức năng và nhiệm vụ này được cụ thể hóa bằng
các văn bản, trong đó ghi rõ người đó sẽ và phải làm những gì.
_ Hình thành trật tự thứ bậc dựa trên 1 dây chuyền chỉ huy có nghĩa là hình
thành nên quan hệ của các thành viên đó là quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới,
tạo nên 1 trật tự nhất định đảm bảo sự hoạt động ổn định của cơ quan , tổ chức ,
người cấp dưới luôn luôn là người thực hiện mệnh lệnh của cấp trên , chứ không
thể là cấp trên là người thi hành những nhiệm vụ mà cấp dưới đề ra. Qúa trình
hoạt động của cơ quan tổ chức như 1 dây chuyền từ cao đến thấp . Ví dụ :
Chính phủ ban hành 1 quyết định “ nâng cao chất lượng giáo dục ” , đối tượng sẽ
chịu tác động trực tiếp sẽ là Bộ giáo dục đào tạo đến sở giáo dục đào tạo, phòng
giáo dục đào tạo và cuối cùng sẽ là các hiệu trưởng, hiệu phó của các trường học
. Nó hình thành nên 1 trật tự thứ bậc theo 1 dây chuyền chỉ huy.
_ Tuyển chọn dựa trên năng lực nghề nghiệp qua thi sát hạch , qua trình
độ , …: Muốn được vào làm việc tại 1 cơ quan , tổ chức phải có đầy đủ các
giấy tờ cần thiết ( văn bằng , chứng chỉ ) đồng thời phải trài qua các đợt thi, nếu
đủ năng lực nghề nghiệp thì mới được tuyển dụng.

_ Cần chỉ định người quản lý : 1 người quản lý giỏi có thể là 1 người có óc
tư duy sáng tạo hoặc biêt dung người để đạt được mục tiêu của mình . 1 người
có trình độ học vấn cao chưa chắc là 1 người quản lý giỏi . Vậy người quản lý
phải thể hiện được năng lực siêu phàm của mình qua hoạt động thực tiễn , phải
chứng minh đươc mình có năng lực phẩm chất của 1 nhà quản lý thực thụ. Khi
đó nhà quản lý đó được chỉ định chứ không phải là tự ứng cử .
_ Cần tra lương xưng đáng cho hoạt động của nhà quản lý : Việc trả lương
xứng đáng cho nhà quản lý chính là việc đáp ứng được nhu cầu vật chất của nhà
quản lý. Như vậy nhà quản lý sẽ yên tâm làm việc , phục vụ đắc lực cho sự phát
triển của tổ chức .
_ Người quản lý không nên là người sở hữu đơn vị mà mình điều hành : nếu
người quản lý mang tư tưởng mình là người sở hữu tổ chức thì sẽ dễ măc phải
bệnh chuyên quyền độc đoán , ôm đồm tất cả mọi công việc, đồng thời sẽ có
cách chủ quan về tổ chức đưa ra những quyết định không phù hợp ảnh hưởng
đến sự phát triển của tổ chức.
_ Hoạt động quản lý của nhà quản lý phải tuân thủ chặt chẽ mọi quy tắc ,
chuẩn mực và chịu sự kiểm tra.: Mọi công việc của nhà quản lý phải tuân thủ
theo những quy tăc nhất định của tổ chức, chịu trách nhiệm trước những sai trái .
Hoạt động của nhà quản lý chịu sự kiểm tra , giám sát của tổ chức , cơ quan nhà
nước có thẩm quyền theo những quy định của pháp luật .
3.3 . Phân tích quản lý gắn với quyền lực
_ Quyền lực kiểu truyền thống : Dựa vào truyền thống cổ xưa và địa vị
chính thống của người sử dụng quyền lực đó. Ông cho rằng chế độ thủ lĩnh,
trưởng bộ tộc là biểu hiện quan trọng nhất của quyền lực kiểu truyền thống.
Ngoài ra còn có hình thức cha truyền con nối. Sự phục tung đối với quyền lực
truyền thống dựa vào chỗ người cai trị chiếm giữ địa vị cai trị và việc người cai
trị có thể sử dụng quyền lực là do sự dàng buộc truyền thống. Nếu trong số họ
có người nào thường xuyên vi phạm quy định do truyền thống đặt ra thì họ sẽ có
nguy cơ đánh mất tính hợp pháp của sự cai trị.
_ Quyền lực dựa vào sự sung bái đối với lãnh tụ siêu phàm: Loại hình này
dựa vào sự sùng bái và yêu quý đối với một anh hùng có đạo đức gương mẫu. Sự
phục tùng đối với loại hình này dựa vào lòng tin của cấp dưới về sự thiêng liêng
của lãnh tụ ,chứ không phải lạ một sức mạnh cưỡng chế. Weber cho rằng loại
hình quyền lực này không thể là cơ sở cho một nền cai tri vững chắc. Vì công
việc hàng ngày c ủa một quốc gia không thể dựa vào sự ngương mộ củ a công
dân dối với một nhân vật vĩ đại và do đó , phục tùng sự cai trị của nhân vât ấy.
_ Quyền lực pháp lý : Loại hình này dựa vào tính hợp lý ,hợp pháp hoặc
quyền lực của người đã được chỉ làm chỉ huy. Nếu nói rằng tất cả những loại
hình quyền lực khác đều quy vào cá nhân thì quyền lực pháp lý chỉ quy vào các
quy đinh pháp luật , không quy vào cá nhân . Theo đây thì mọi việc đều thi hành
theo quy định của pháp luật. Những người sử dụng quyền lực là những người
thực thi các quy định của pháp luật , chứ không phải là ngọn nguồn của các quy
định pháp luật. Weber cho rằng những quan lại của các quốc gia hiện đại chỉ là
nô bộc của 1 quyền lực chinh trị cao hơn . Ví dụ , chính phủ do bầu cử hình thành
và các bộ trưởng cũng vậy. Nhưng điều Weber lo lắng là những quan lại do nhân
dân bầu ra khôna phải đều đặt minh đúng chỗ. Trên thực tế , cac quan lại không
phải lúc nào cũng làm việc tuân theo phương thức họ phải tuân theo mà thường
tìm cách mở rộng quyền lực , do đó mở rộng lợi ích riêng của họ . Họ không làm
việc với tư cách là những nô bộc trung thành mà họ muốn trở thành ông chủ của
các bộ phận thuộc quyền.
Ba loại hình quyền lực này đều dựa trên những cơ sở khác nhau để thiết lập
quan hệ phục tùng đối với quyền lực .
Theo Weber , trong 3 loại hình quyền lực trên , loại hình quyền lực theo
truyền thống căn cứ vào truyền thống tương truyền đã lâu để làm việc .Người
lãnh đạo tiến hành công việc quản lý truyền thống từ xa xưa để lại và cũng chỉ
tiến hành công việc quản lý để giữ gìn truyền thống .Không những thế những
người lãnh đạo không phải là người được lựa chọn theo năna lực cá nhân nên
việc qnản lý thuộc loại hình này kém hiệu quả. Con loại hình quyền lực dựa vào
sự siêu phàm của lãnh tụ mang nặng màu sắc thần bí. Nó dựa vào tình cảm và sự
ngưỡng mộ , phủ nhận lý trí , chỉ dựa vào sự thần bí để làm việc, không dựa vào
quy tắc do luật định, do đó không thể áp dụng. Loại hình quyền lực phap lý là
loại hình quyền lực có thể làm cơ sở cho thể chế quản lý hành chính trong lý
tưởng. Bởi vì với loại hình quản lý này , tất cả nhân viên quản lý đều không
được phép làm việc theo thiên kiến và tình cảm cá nhân , phai đối xử binh đẳng
với tất cả mọi người, không phân biệt đẳng cấp xã hội và thân phận cá nhân của
họ .Do đó có thể giữ được sự công minh thận trọng, tất cả quyền lực đều quy
vào những quy định pháp luật ; những người giữ chức vị quản lý có những
phương tiện hợp pháp để sử dụng quyền lực ; mỗi nhân viên quản lý đều trải
qua lưa chọn nên họ có thể đảm nhiệm tốt chức trách của mình ; quyền lực của
mỗi nhân viên quản lý đều được quy định rõ ràng theo nhu cầu hoàn thành nhiệm
vụ va bị hạn chế trong phạm vi cần thiết . Do đó chỉ loại hình quyền lực này là
có thể bảo đảm tính liên tục , ổn định của quản lý , bảo đảm hiệu quả cao cho
quản lý. Vì thế loại hình này trở thành nền móng cho các quốc gia hiện đại.
Quyền lực trong thể chế quan liêu là :
_ Hãy phục tùng vì mọi người vẫn làm như vậy
_ Hãy phục tùng vì ta có thể biến đổi cuộc đời của mọi người.
_ Hãy phục tùng vì pháp luật đã quy định như vậy

4. ĐÁNH GIÁ ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA THUYẾT


QUẢN LÝ BÀN GIẤY.
4.1. Ưu điểm
_ Hiệu quả chuyên môn cao: do việc làm từng bước theo thủ tục và qua
nhiều sự gián sát của nhiều cơ quan, trong quản lý có sự nhạy bén linh hoạt trước
những tình huống phát sinh trong công việc và mọi sản phẩm hay kết quả đạt
được đều đã được định hình trước và thường được chính xác hóa nên việc thực
hiện một nhiệm vụ sẽ được đảm bảo về tinh chính xác
_ Loại trừ sự thiên vị: mỗi người , mỗi đơn vị một công việc riêng không
liên quan tới nhau nên chuyện tình cảm trong công việc là rất khó sảy ra, t ừ đó
tránh được sự thiên vị trong việc thực hiện công việc
_ Bảo đảm công ăn việc làm: hệ thống quản lý quan liêu gồn nhiều khâu
với nhiều hình thức tổ chức vì vậy cần khá nhiều nhân l ực và m ỗi ng ười khi vào
làm trong tổ chức thù luôn thuộc biên ch ế của nhà n ước và công vi ệc c ủa h ọ s ẽ
được đảm bảo .
_ Năng lực chuyên môn tốt:mỗi người, mỗi cơ quan trong hệ thống quản lý
đều là những người có trách nhiệm làm việc đúng quy tắc vì vậy mọi vi ệc s ẽ
diễn ra đúng quy trình .
_ Giảm thiểu nhu cầu chỉ đạo trực tiếp: do sự phân công th ứ b ậc ph ục
tùng , cùng sự gắn bó chặt chẽ quyền hạn và trách nhiệm nên sau khi được cấp
trên giao nhiệm vụ thì cấp dưới phải phục tùng mệnh lệnh đúng theo quy định,
mỗi cá nhân mỗi đơn vị chỉ cần thực hiện công việc của mình được giao phó
đúng với quyết định cấp trên giao cho rồi báo cáo với cấp trên th ẩm đ ịnh k ết qu ả
không cần cấp trên phải giám sát chỉ đạo từng công việc thường xuyên
_ Tránh được những quyết định vội vàng: do việc thực hiên quản lý v ới
nhiều cấp bậc, bộ máy quản lý gồm nhiều bộ phận và công vi ệc dược th ực hi ện
qua nhiều khâu, nhiều nhười và nhiều phòng ban nên có sự chặt chẽ trong công
việc, mọi việc được làm một cách trình tự , không có sự cẩu th ả trong công vi ệc,
và mỗi việc luôn được cân nhắc cụ thể trước khi làm

4. 2. Nhược điểm.
_ Coi con người là một công cụ bị động: các quy chế thực hiện như một
cỗ máy, vì vậy con người chỉ làm theo những gì được quy định, được đặt ra mà
không có sự chủ động giải quyết mọi tình huống phát sinh một cách phù hợp
_ Nguyên tắc cứng nhắc và máy móc làm mất đi tính năng động. Do yêu
cầu phải nắm rõ và tuân thủ các quy định, thủ tục cho nên các nhân viên càng
tuân thủ quy định càng trở lên cứng nhắc trong hành vi ứng xử và thiếu nhạy cảm
trước vấn đề mang tính nhân văn
_ Mọi người trong tổ chức sẽ “ quá cẩn thận ” khi thực hiện nhiệm vụ
để bảo vệ mình , tránh vi phạm nguyên tắc tổ chức , điều này dẫn tới sự cầu
toàn trong công việc, từ đó có thể dẫn tới việc không giải quết dược công việc
một cách nhanh chóng dẫn tới chậm tiến độ
_ Trong quan hệ giữa các bộ phận , các thành viên trong tổ chức có sự đùn
đẩy trách nhiệm . cá bộ phận, thành viên có xu hướng nhận những công việc dễ
dàng và công việc có nhiều nguồn lợi để thực hiện quyền lợi riêng của mình nên
sẽ dẫn đến vuệc đùn đây công việc cho người khác hay không thực hiện đúng
trách nhiệm của mình
_ Che dấu khuyết điểm , nịnh bợ cấp trên.do cấp trên là người đưa ra
quyết định, kiểm soát kiểm tra công việc vì vậy sẽ dẫn tới việc một số người
dùng mọi thủ đoạn để lấy lòng cấp trên để được bao tre và nâng đỡ. Từ đó hình
thành lên việc nhân viên sẽ dùng vật chất để lấy lòng cấp trên nhằm che dấu
khuyết điểm của mình.
_ Bưng bít thông tin dẫn đến độc đoán , chuyên quyền “ quan liêu chủ
nghĩa ” ( các cá nhân có xu hướng tạo ra thêm nhiều quy định khi đối phó với các
vấn đề, nhất là khi họ phải giám sát các chuyên gia trong khi không hoàn toàn
hiểu công việc của các chuyên gia

IV. kết luận


Thuyết quản lý quan liêu bàn giấy của Max Weber đã có rất nhiều ứng dụng
trong việc áp dụng vào quản lý xã hội cũng như cá cơ quan, doanh nghiệp . Đồng
thời với sự phát triển của kinh tế_xã hội tư bản chủ nghĩa,quy mô của các xí
nghiệp và tổ chức xã hội được mở rộng, nên người ta ngày càng nhận rõ giá trị
của thể chế quản lý hành chính trong lý tưởng do Weber nêu ra. Ngày nay, thể
chế quản lý ấy đã trở thành 1 cơ cấu điển hình của các tổ chức chính thức, 1 hình
thức tổ chức chủ yếu, được ứng dụng rộng rãi trong các thiết kế tổ chức và đã
phát huy tác dụng chỉ đạo 1 cách hữu hiệu. Những quan điểm sắc sảo của ông đã
ảnh hưởng rông rãi và sâu sắc đến sự phát triển của lý luận quản lý phương tây
sau đó.Cống hiến của Weber đối với sự phát triển của lý luận quản lý đã được
các ngành khoa học về quản lý ở phương tây thừa nhận 1 cách rộng rãi những ý
kiến bổ ích của ông đã không ngừng gợi mở nhiều vấn đề cho các nhà quản lý.

You might also like