You are on page 1of 5

ASSUMPTION ABOUT HUMAN RELATIONSHIPS

Achievement (doing) vs Ascription (being)

1. Achievement (doing) - Quyền thế & địa vị tự tạo:

1.1. Khái niệm:


- Achievement: sự đạt được, hay còn có ý nghĩa là thành tựu.
- Trong XH quyền thế do tự tạo (Achievement), quyền thế và địa vị có
được là do thành quả của cá nhân từ năng lực, kinh nghiệm, và sự cống
hiến cho tổ chức.
- Mọi người đều có cơ hội bình đẳng đối với quyền thế và vị thế.
- Cơ sở để xác định bản sắc con người là việc làm và hành động (action &
work).

1.2. Ví dụ:
- Ở các công ty lớn tại Hoa Kỳ, nhân viên được đánh giá qua những thành
tựu và cống hiến cho công ty có được trong quá trình làm việc. Sự khen
thưởng hoặc trách phạt nơi này không liên quan đến tuổi tác, địa vị hay
quyền hành.
- Trong các doanh nghiệp Đức, người quản lý thật sự được đánh giá cao
và được tôn trọng dựa trên năng lực và trình độ của người đó. Những
thành tựu này do cá nhân nhân viên đánh giá chứ không phải vì tuổi tác
hay địa vị mà người đó đang có.
- Cụ thể có thể là một dự án quan trọng trong công ty ABC, nơi một nhóm
phát triển phần mềm đã hoàn thành một ứng dụng quan trọng cho khách
hàng một cách xuất sắc. Dự án được hoàn thành đúng hạn, vượt qua các
tiêu chí chất lượng và mang lại giá trị cho khách hàng. Công ty tổ chức
một buổi lễ tôn vinh để ghi nhận thành tựu của nhóm, trao các giải
thưởng và công nhận nỗ lực và đóng góp của các thành viên trong
nhóm.

2. Ascription (being) - Quyền thế & địa vị do ban tặng:

2.1. Khái niệm: sự quy cho, sự đổ cho, gán cho : quy gán
Trong xã hội này, quyền thế và địa vị có được là do tuổi tác, giới tính, tầng
lớp xuất thân, background. Cơ sở để xác định bản sắc con người là quan hệ và
xuất thân của họ. Một số người có thể được hưởng lợi từ những tiền đề thuận
lợi hoặc sự hỗ trợ từ gia đình, xã hội hoặc mạng lưới quan hệ.

2.2. Ví dụ:

- Ở Nhật Bản các thành viên doanh nghiệp thường ngầm thừa nhận địa vị
và quyền lực của ai đó dựa vào chức vụ, gia thế và đặc biệt là tuổi tác.
Người có tuổi cao thường nắm giữ những vị trí cao như trưởng phòng,
giám đốc thay vì tuyển chọn người trẻ tuổi. Địa vị và lương bổng phụ
thuộc vào thâm niên.
- Cha truyền con nối, ba mẹ làm chủ tịch thì chuyển công ty lại cho con
cái.
- Một người sinh ra trong một gia đình giàu có với những đặc điểm như
nổi tiếng, tài năng, địa vị cao thường được đặt rất nhiều kỳ vọng khi lớn
lên. Vì thế, họ sẽ được dạy rất nhiều vai trò xã hội, bởi họ đã được sắp
đặt xã hội trong một gia đình với những đặc điểm và đặc tính đó.

3. Mức độ sức mạnh và địa vị ở các quốc gia

Ở các nước phương Tây như Mỹ, Anh, Đức, Pháp,... thì họ đề cao thành tích, sự đóng
góp và hiệu suất làm việc của một cá nhân hơn.
Ngược lại thì ở các nước Châu Á như Nhật, Trung Quốc,... Các quốc gia có mức độ
ascription cao, vai trò và địa vị xã hội thường được coi là kiên định và khó thay đổi.
Ngoài ra, cũng có các quốc gia có mức độ kết hợp của cả achievement và ascription.
Ví dụ, một số quốc gia ở Đông Á như Singapore và Hồng Kông có xu hướng kết hợp
cả hai khía cạnh, với sự tôn trọng địa vị xã hội cũng như đánh giá cao thành tựu cá
nhân và khả năng làm việc.

- Lịch sử và truyền thống: Các nước phương Tây có lịch sử phát triển mạnh mẽ
về khoa học, công nghệ và công nghiệp. Đây là kết quả của sự khuyến khích cá
nhân, sáng tạo và tinh thần phiêu lưu. Ngược lại, một số quốc gia châu Á có
lịch sử lâu đời của hệ thống giai cấp xã hội và văn hóa truyền thống đặt nặng
vai trò xã hội và địa vị thừa kế.
- Hệ giáo dục: Hệ thống giáo dục ở các nước phương Tây thường khuyến khích
phát triển các kỹ năng cá nhân, sáng tạo và khả năng tự học. Học sinh và sinh
viên được khuyến khích tư duy độc lập, khám phá và đạt thành tựu cá nhân.
Trong khi đó, một số quốc gia châu Á có hệ thống giáo dục truyền thống tập
trung nhiều vào kiến thức học thuật và tuân thủ quy tắc.

- Giá trị cá nhân và độc lập: Văn hóa phương Tây thường coi trọng giá trị cá
nhân, độc lập và sự tự do trong việc đạt được thành công. Các cá nhân được
khuyến khích đặt mục tiêu cá nhân, làm việc chăm chỉ và đảm bảo hiệu suất
cao. Trong khi đó, trong một số quốc gia châu Á, giá trị gia đình, nhóm và sự
phụ thuộc vào xã hội được coi trọng hơn việc đạt thành tựu cá nhân.

- Cấu trúc xã hội và hệ thống công việc: Các nước phương Tây thường có cấu
trúc xã hội phẳng hơn và hệ thống công việc dựa trên năng lực. Việc đạt thành
công trong một tổ chức phụ thuộc vào năng lực và hiệu suất của cá nhân. Trong
khi đó, một số quốc gia châu Á có hệ thống công việc dựa trên địa vị xã hội và
quan hệ cá nhân, điều này có thể gây ra sự ascription cao hơn.

4. Khác biệt trong văn hóa

Achievement Ascription

Sử dụng chức danh chỉ khi nó liên quan Sử dụng rộng rãi chức danh, đặc biệt khi
đến khả năng giải quyết nhiệm vụ. nó nói lên địa vị của cá nhân trong TC.

Cơ sở của việc tôn trọng cấp trên là Tôn trọng cấp trên được coi là cách đo
kiến thức và hiệu quả công việc. lường sự tận tâm của bạn đối với tổ
chức.

Hầu hết các GĐ cấp cao có sự khác biệt Hầu hết GĐ cấp cao là nam giới, trung
trọng độ tuổi, giới tính và khả năng niên và được tuyển lựa thông qua lai
chuyên môn. lịch, xuất thân.

5. Khác biệt trong bí quyết kinh doanh

Achievement Ascription

Bảo đảm đội đàm phán có đủ số liệu cố Bảo đảm đội đàm phán có đủ những
vấn kỹ thuật và những người có kiến người lớn tuổi nắm giữ các vị trí cao cấp
thức để thuyết phục công ty đối tác rằng chính thức để gây ấn tượng với công ty
dự án mà 2 bên theo đuổi sẽ thành công. đối tác rằng bạn coi trọng cuộc đàm phán
này.

Tôn trọng tri thức và thông tin của các Tôn trọng địa vị và ảnh hưởng của các
đồng nghiệp ngay cả khi bạn nghi ngờ đồng nghiệp ngay cả khi bạn nghi ngờ họ
về tầm ảnh hưởng của họ đối với quê thiếu kiến thức để tránh làm mất mặt họ.
nhà.

Sử dụng chức danh phản ánh khả năng Sử dụng chức danh phản ánh cấp độ
cá nhân của bạn. ảnh hưởng của bạn trong tổ chức.

6. Liên hệ đến văn hóa tổ chức ở nước ta hiện nay


Ở Việt Nam hiện nay, đã có khá nhiều sự thay đổi trong văn hóa tổ chức của doanh
nghiệp. Một số doanh nghiệp trẻ, đa quốc gia, dưới sự thúc đẩy của phát triển kinh tế
và ảnh hưởng của VHDN toàn cầu, đã và đang xây dựng văn hóa thành tựu, trong đó
thành công cá nhân và năng lực được coi trọng hơn là địa vị xã hội hay đặc điểm cá
nhân khác. Trong môi trường này, nhân viên được đánh giá dựa trên thành tích, hiệu
suất công việc, kỹ năng cá nhân và đóng góp cho công ty. Thành tựu và khả năng cá
nhân của nhân viên có thể dẫn đến việc thăng tiến trong sự nghiệp và địa vị trong công
ty.

Trước đây, trong một số doanh nghiệp và một số khía cạnh khác của văn hóa doanh
nghiệp ở Việt Nam, giả định về xã hội của quyền thế, địa vị vẫn còn tồn tại. Văn hóa
của các tổ chức vẫn còn mắc phải một loại bệnh mà Giáo sư Trần Ngọc Thêm gọi là
“bệnh sống bằng mối quan hệ”, dẫn đến assumption Ascription ngày càng ăn sâu vào
trong tâm thức của các thành viên trong tổ chức. Điều này có nghĩa là địa vị xã hội,
gia đình, hoặc đặc điểm cá nhân như tuổi tác, giới tính, nguồn gốc, quan hệ xã hội
được coi là quan trọng hơn thành tích và năng lực cá nhân. Những người có địa vị cao
thường sẽ được nể trọng, có thể được đánh giá cao và có nhiều cơ hội thăng tiến hơn.
Các mối quan hệ được sử dụng để giải quyết các vấn đề phát sinh hoặc là công cụ để
thăng tiến nhanh trong sự nghiệp. Có câu nói “Nhất hậu duệ, nhì quan hệ, ba tiền tệ,
bốn trí tuệ”, hậu duệ là yếu tố đứng đầu nhưng nhìn chung, nó cũng phụ thuộc vào
quan hệ và hình thành tư tưởng “cha truyền con nối” trong các doanh nghiệp Việt
Nam.

Điều đó cho ta thấy được văn hóa doanh nghiệp của nước ta hiện nay vẫn còn nặng
tính nhập nhằng (diffuse) và chưa thực sự đề cao tài năng (theo quan niệm của giáo sư
Trần Ngọc Thêm). Thế nên để nền kinh tế có thể ngày càng phát triển vững mạnh mỗi
cá nhân chúng ta trong tổ chức cần thay đổi những quan niệm cá nhân của bản thân
ngày càng phát triển từ đó mới có năng lực tác động đến văn hóa của một doanh
nghiệp.

You might also like