You are on page 1of 4

1. Năng lực là gì ?

Năng lực là tổng hợp các đặc điểm và thuộc tính tâm lý cá nhân, phù hợp với
những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định nhằm đảm bảo hoạt động
đó đạt hiệu quả cao.
Năng lực được hình thành trên cơ sở các tư chất tự nhiên của cá nhân và phải trải qua
quá trình công tác, rèn luyện thường xuyên mà ngày càng hoàn thiện và phát triển hơn.

2. Đặc điểm của năng lực


 Năng lực được tích hợp kiến thức, ký năng và thái độ.
 Năng lực gắn bó chặt chẽ với tính định hướng chung của nhân cách.
 Năng lực không mang tính chung chung mà khi nói đến năng lực, mà nói một cách cụ
thể về một lĩnh vực nào đó..
 Năng lực bao gồm cả khả năng chuyển cải tiến kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và
thói quen làm việc vào các tình huống trong phạm vi của nghề.
 Năng lực của một cá nhân lao động thể hiện ở sự hiểu biết công việc, ở năng suất, hiệu
quả đã và đang thực hiện trong nghề hoặc sẵn sàng có thể sử dụng trong tương lai.
 Qua quá trình hinh thành năng lực phải gắn với luyện tập, thực hành và trải nhiệm các
công việc thuộc nghề nào đó và bảo đảm thực hiện có hiệu quả
 Năng lực giải thích sự khác biệt giữa cá nhân này với cá nhân khác ở khả năng đạt
được kiến thức và hành vi nhất định.
 Năng lực không bất định - khả năng có thể xảy ra hoặc không xảy ra mà phải biểu
hiện ra trong thực tại tức là hiện thực hóa khả năng, tiềm năng và phải có chứng tỏ
điều đó.

3. Năng lực gồm những dạng nào?


Trong tâm lí học thì năng lực được phân thành nâng lực chung và năng lực chuyên
môn
-Năng lực chung: là những năng lực cơ bản, thiết yếu hoặc cốt lõi, làm nền tảng
cho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp
Các năng lực này được hình thành và phát triển dựa trên bản năng di truyền của
con người, quá trình giáo dục và trải nghiệm trong cuộc sống, đáp ứng yêu cầu
của nhiều loại hình hoạt đông khác nhau.
Có tám nâng lực được các nước đề xuất/lựa chọn:
 Tư duy phê phán, tư duy logic
 Sáng tạo, tự chủ
 Giải quyết vấn đề
 Làm việc nhóm-quan hệ với người khác
 Giao tiếp, làm chủ ngôn ngữ
 Tính toán, ứng dụng số
 Đọc-viết
 Công nghệ thông tin-truyền thông
- Năng lực chuyên môn: là những năng lực được hình thành và phát triển trên cơ
sở các năng lực chung theo định hướng chuyên sâu, riêng biệt trong các loại
hình hoạt động, công việc hoặc tình huống, môi trường đặc thù, cần thiết cho
những hoạt động chuyên biệt, đáp ứng yêu cầu hạn hẹp của một số hoạt động như
toán học, âm nhạc, mĩ thuật, thể thao,..
Năng lực chung và năng lực chuyên biệt được hình thành và phát triển thông qua các
môn học, hoạt động giáo dục; Năng lực chuyên biệt vừa là mực tiêu vừa là " đơn vị
thao tác" trong các hoạt động dạy học, giáo dục góp phần hình thành và phát triển các
năng lực. Năng lực chung chính là cơ sở là căn cứ của năng lực chuyên môn.
Năng lực chung phát triển thì càng dễ đạt tới năng lực chuyên môn. Ngược là
trong điều kiện nhất định sự phát triển của năng lực chuyên môn sẽ tác động
đến sự phát triển của năng lực chung.

4. Các yếu tố cấu thành năng lực


Năng lực bao gồm các yếu tố: Thái độ, kỹ năng, khả năng, kiến thức
-Thái độ: là một trạng thái được thể hiện qua hành vi, cảm xúc cùa mỗi người.Trên
thực tế , con người thường thể hiện thái độ của mình thông qua lời nói, cử chỉ, hành vi,
nét mặt,..để thay cho những phản ứng, cảm xúc và đánh giá của mình với thế giới xung
quanh. Những đánh giá có thể là mơ hồ, chúng có thể gồm cả thái độ tích cực và tiêu
cực xen lẫn những cảm xúc không rõ ràng của người thể hiện thái độ.
-Kỹ năng: là khả năng vận dụng những kiến thức, hiểu biết của con người để thực hiện
một công việc gì đó, có thể là việc nghề nghiệp mang tính kỹ thuật, chuyên môn hoặc
việc liên quan đến cảm xúc, sinh tồn, giao tiếp,.. để thực hiện hành động gì đó nhằm
tạo ra kết quả như mong muốn.

-Khả năng: mô tả những khả năng chuyên biệt của một cá nhân về một hoặc nhiều
khía cạnh nào đó được sử dụng để giải quyết tình huống hay công việc phát dinh
trong thực tế.
-Kiến thức: là những thông tin, nội dung chuyên môn, phương pháp làm việc, quy
định, thủ tục,..

5. Vai trò của năng lực


Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: " người có đức mà không có tài thì làm gì cũng khó.
Người có tài mà không có đức thì cũng là người vô dụng". Qua câu nói trên chúng ta
thấy được tầm quan trọng của năng lực. Năng lực là yếu tố giúp cá nhân làm việc hiệu
quả hơn so với người khác, là thước đo để đánh giá các cá nhân với nhau. Với các
hành vi phù hợp dẫn đến động cơ tác động , các kiến thức/kỹ năng để thông qua kết
quả làm việc có thể đánh giá mức hoàn thiện của sản phẩm công việc được giao đến
đâu.
Có thể thấy rằng người có năng lực thường đưuocj đánh giá cao trong các cơ quan,
đoàn, trường lớp. Năng lực có vai trò quan trọng đối với một người gồm:
 Người nào có năng lực, có kiến thức, có kỹ năng cũng như trình độ chuyên môn tron
công việc, trong một lĩnh vực nào đó thì sẽ giải quyết được vấn đề phát sinh trong
quá trình thực hiện một cách nhanh chóng, dễ dàng, và đạt hiệu quả cao.
 Năng lực giúp chúng ta tiếp thu những kiến thức vận dụng vào áp dụng công việc một
cách linh hoạt, phát triển các kỹ năng, trau dồi vốn hiểu biết của mình.

6. Làm sao để phát triển năng lực


 Khi thực hiện một công việc nào đó cần có sự chuẩn bị các trường hợp có thể xảy ra từ
đó đưa ra các giải pháp phù hợp dần dần đưa ra phương án đó sẽ tạo thành một thói
quenn khi có phát sinh những việc khó khăn chúng ta cũng sẵn sàng xử lý.Giúp ta linh
hoạt trong mọi tình huống
 Luôn tập trung vào công việc đang xử lý, không để các tác động xung quanh làm ảnh
hưởng đến công việc để có thể đạt hiệu quả công việc một cách tốt nhất.
 Tiếp xúc, học hỏi đa dạng trong các môi trường khác nhau, không chỉ học trên nhà
trường mà còn học trên thực tế cuộc sống từ đó tạo nền móng vững chắc về kiến thức
hỗ trợ phát triển năng lực. Giúp ta có thêm nhiều hiểu biết về các vấn đề,….

7. Nâng cao năng lực bản thân


Khả năng tiếp nhận và tái tạo kiến thức thành những công cụ phươnh tiện để áp dụng
vào cuộc sống là vô cùng rộng mở. Một trong số các giải pháp mà mọi người có thể
hướng đến là:
 Loại bỏ những thứ không quan trọng: say No những điều gây ảnh hưởn đến hiệu quả
công việc
 Khả năng giao tiếp, thấu hiểu tính cách của con người: rèn luyện khả năng một cách
thường xuyên, lựa chọn những chủ đề mà người đối diện thấy hứng thú
 Học cách lắng nghe người khác: Học cách lắng nghe chân thành và khen ngợi người khác
đúng lúc. Trước khi trả lời câu hỏi hãy cố gắng ngừng lại suy nghĩ, đừng đưa ra câu hỏi
quá nhanh trong khi bạn chưa hiểu người khác nói gì
 Đừng ngại thử thách bản thân: khả năng của con người là vô cùng rộng lớn mà bạn khó
có thể hình dung được, năng lực tiềm ẩn của con người là vô hạn. Thử thách với những
công việc mới, trong một lĩnh vực mới sẽ giúp bạn mở rộng mối quan hệ hơn,không cần
buộc mình phải thành công mà hãy đó nhận thử thách mới để nâng cao năng lực của
chính bản thân mình.

8. Việc đánh giá năng lực có cần thiết không?


Đáng giá năng lực là đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ. Việc đánh giá có vai trò và
ý nghĩa quan trọng khi phân công việc, tuyển dụng nhân lực,.. Với mỗi doanh nghiệp thì
sẽ có những mức yêu cầu năng lực để quản trị nguồn nhân lực nhằm duy trì nguồn
nhân lực chất lượng tốt, số lượng nhân lực đáp ứng được một số yêu cầu của doanh
nghiệp.Bởi lẽ căn cứ vào kết quả làm việc của nhân viên, doanh nghiệp có thể đánh giá
nhân viên theo các mức độ đáp ứng tiêu chuẩn năng lực. Từ đó có thể đề ra được các
phương án phân công, đào tạo, điều động, bổ nhiệm, sử dụng nhân lực một cách hợp
lý.

9. Mối quan hệ của năng lực với tư chất, tthiên hướng, tri thức, kỹ năng
- Mối quan hệ giữa năng lực với tư chất
Tư chất là một trong những điều kiện hình thành năng lực nhưng tư chất không quy
định trước sự phát triển của nănng lực. Trên cơ sở của tư chất có thể hình thành
những năng lực khác nhau. Năng lực của mỗi người thì lại dựa trên cơ sơ tư chất
nhưng điểm yếu là nó được hình thành, phát triển và thể hiện trong hoạt động dưới ảnh
hưởng của giáo dục và rèn luyện . Qua rèn luyện năng lực tư chất có thể chuyển biến
thành thiên tài.
- Mối quan hệ giữa năng lực với thiên hướng
Thiên hướng là khuynh hướng của cá nhân với một loại hoạt động nào đó. Thiên
hướng và năng lực của một loại hoạt động không ăn khớp vói nhau tuy nhiên có thể
cùng nhau phát triển. Thiên hướng mãnh liệt đối với mọi hoạt động và được coi là dấu
hiệu của một năng lực đang hình thành.
- Mối quan hệ giữa năng lực với tri thức, ky năng, kỹ xảo
Tri thức, kỹ năng, kỹ xảo là điều kiện của năng lực nhưng không đồng nhất với năng
lực. Người có tri thức, kỹ năng, kỹ xảo về một lĩnh vực nhưng chưa chắc đã có năng
lực về một lĩnh vực nào đó nhưng một người có năng lực trong một lĩnh vực nào đó thì
có thể sẽ có tri thức, kỹ năng, kỹ xảo. Năng lực giúp cho cá nhân tiếp thu tri thức, kỹ
năng, kỹ xảo tương ứng với một lĩnh vực hoạt động được dễ dàng và nhanh chóng
hơn.

You might also like