You are on page 1of 4

PHÂN TÍCH VĂN HÓA NƯỚC ĐỨC DỰA TRÊN LÝ THUYẾT CHIỀU

VĂN HÓA CỦA HOFSTEDE VÀ SO SÁNH VỚI VĂN HÓA VIỆT NAM

1. Khoảng cách quyền lực (Power Distance)


Chiều hướng này đề cập đến thực tế là tất cả các cá nhân trong xã hội không
bình đẳng – nó miêu tả cách một xã hội ứng xử với sự bất bình đẳng về quyền lực
giữa con người trong xã hội. Khoảng cách quyền lực được định nghĩa là mức độ
mà các thành viên kém quyền lực hơn của các thể chế và tổ chức trong một
quốc gia mong đợi và chấp nhận rằng quyền lực được phân phối không cân
bằng.
Trong các xã hội có khoảng cách quyền lực cao , mọi người dễ chấp nhận
rằng bất bình đẳng quyền lực là tốt và có thể chấp nhận được. Những người trong
xã hội có khoảng cách quyền lực cao có nhiều khả năng chấp nhận rằng có một số
người có quyền lực đang nắm quyền và những người này được hưởng những lợi
ích đặc biệt. Điểm PDI cao tương quan với các mối quan hệ khác nhau giữa học
sinh và giáo viên, con cái và cha mẹ, vợ và chồng, nhân viên và chủ, các đối tượng
và người cai trị.
Ngược lại, các xã hội có khoảng cách quyền lực thấp có xu hướng coi tất cả
các thành viên đều bình đẳng.
1.1. Khoảng cách quyền lực ở Đức
Đức là một nước được phân cấp cao và hỗ trợ bởi một tầng lớp trung lưu
mạnh mẽ, không có gì đáng ngạc nhiên khi Đức nằm trong số các quốc gia ở xa
quyền lực thấp với điểm số 35 theo đánh giá của Hofstede. Con số này cho biết
mức độ bình đẳng của mọi người trong xã hội, vì vậy điểm số khoảng cách quyền
lực thấp của Đức cho thấy sự bình đẳng của người dân bất kể vị trí và địa vị của
họ.
Đức là một xã hội có khoảng cách quyền lực thấp. Người Đức tôn trọng
quyền lực kiếm được nhờ làm việc chăm chỉ và nỗ lực hơn quyền lực vị trí mà
người ta có được. Người Đức cau mày trước các đặc quyền và tin rằng sự bất bình
đẳng cần được giảm thiểu.
Có thể thấy điểm số này thể hiện rõ ràng trong văn hóa kinh doanh của Đức
đó là được xác định rõ và thức hiện đúng cấp bậc với trách nhiệm rõ ràng, phân
biệt vai trò giữa các phòng ban. Xếp hạng chuyên nghiệp ở Đức nói chung dựa trên
thành tích của một cá nhân và chuyên môn trong một lĩnh vực nhất định. Danh vị,
học vị, nền tảng kiến thức là quan trọng. Họ thường quan sát thứ bậc ghế ngồi cũng
như thứ vị của người nói trong các hội nghị. Trong cuộc họp chính thức của Đức
thường những người cao cấp vào phòng đầu tiên.
Ở các doanh nghiệp Đức, trở thành ông chủ không có nghĩa là phải cao hơn
những người khác hay là có quyền kiểm soát trực tiếp người khác. Mà ông chủ chỉ
đang là người ở vị trí để lập kế hoạch và kiểm soát sự thường xuyên trong công ty.
Và lãnh đạo thì phải thể hiện chuyên môn để chấp nhận trong vai trò đó. Vì người
Đức tin tưởng vào sự bình đẳng nên mối quan hệ tại nơi làm việc là mối quan hệ
công việc, thể hiện rằng người Đức tôn trọng những người làm việc hiệu quả chứ
không phải những người có vị trí cao. Điều này có thể một phần là do niềm tin
rằng không thể cho đi sự tôn trọng mà cần phải đạt được sự tôn trọng từ người
khác. Nói cách khác, một người sẽ được đánh giá cao vì đã đóng góp những công
việc tốt hơn là tuổi tác hay địa vị của người đó.
Tại Đức, quyền đồng quyết định là tương đối rộng rãi nghĩa là tất cả mọi
người đều được đóng góp ý kiến, dân chủ, trao dổi, tham gia vào việc ra quyết định
và không ngại trong việc đưa ra sự phản bác. Phong cách họp và giao tiếp trực tiếp
và có sự tham gia là phổ biến, không thích sự kiểm soát và khả năng lãnh đạo được
thử thách để thể hiện chuyên môn và được chấp nhận tốt nhất khi dựa trên đó.
Trong hợp tác kinh doanh thì họ chào theo thứ bậc. Khi gặp nhau thì những
người quen biết nhau sẽ chào nhau trước, sau đó người cấp bậc thấp hơn sẽ giới
thiệu người cùng đi, rồi người cấp bậc cao hơn giới thiệu thành phần đoàn của
mình.
Có thể thấy thì người dân Đức trả nhiều tiền hơn và tôn trọng những người có
bằng chứng chuyên môn của giáo dục đại học và kinh nghiệm bất chấp tuổi tác và
xưng hô với cấp trên bằng tên của họ là có thể chấp nhận được.
Người Đức rất chú trọng cách xưng hô lễ nghi của mình, đây là điểm đặc biệt
trong nét văn hóa đặc trưng của người Đức. Người có học hàm học vị từ tiến sỹ trở
lên thường được gọi học hàm học vị cùng với tên, chẳng hạn như Tiến Sỹ
Zimmermann, Giáo sư Schmidt.
Trong đời sống, khía cạnh này còn có thể thấy ở việc người Đức có tính thích
chỉ trích và biện luận. Trẻ em ngay từ bé đã được dạy cách phản biện. Khi đi học ở
trong trường, các thầy cô giáo viên còn khuyến khích các bé đánh giá cho ý kiến về
cách dạy của mình. Với điều này, thì các học sinh ở Đức luôn rất chủ động trong
việc học, khi các bé thấy những gì không đúng thì sẽ hỏi ngay và cho ý kiến. Tại
gia đình thì mọi thành viên đều có quyền bình đẳng ngang nhau và đều được lên
tiếng tranh luận, có sự tôn trọng ý kiến riêng của mỗi cá nhân.
Trong chính trị - pháp luật, Đức có thể coi là một xã hội hiện đại và tiên tiến
trên nhiều phương diện. Quốc gia này đã có một số chính sách tiến bộ nhất về bình
đẳng giới, quyền LGBT và nhập cư. Trong những năm gần đây, các chính sách cho
phép nhiều người nhập cư đã được áp dụng khi mà nhiều người Đức bắt đầu coi
trong những lợi ích của một xã hội văn hóa đa dạng.
1.2. So sánh với khoảng cách quyền lực ở Việt Nam
Điểm số cho khoảng cách quyền lực của Việt Nam theo Thuyết Hofstede là
70 gấp đôi so với Đức với mức điểm là 35. Điều này cho thấy, Việt Nam là một
nước có khoảng cách quyền lực cao, mọi người chấp nhận một hệ thống thứ bậc,
trong đó ai cũng có vị trí của mình và không cần phải biện mình gì thêm.
Trong tổ chức thì hệ thống phân cấp bậc được coi là phản ánh sự bất bình
đẳng vốn có, mô hình quản lý tập trung là phổ biến, cấp dưới mong đợi được chỉ
dẫn những gì phải làm và ông chủ lý tưởng là một người chuyên quyền nhân từ.
Việc nhân viên thách thức lãnh đạo không được ủng hộ và đón nhận. Mọi quyền
lực tập trung ở người đứng đầu, nhà quản lý phải dựa vào các quy tắc chính thức
để quan lý và đưa ra quyết định. Việc chia sẻ thông tin giữa sếp – nhân viên vẫn
còn rất là hạn chế.
Đặc tính khoảng cách quyền lực cao thể hiện trong đời sống hàng ngày của
người Việt, cũng như trong công việc.
Trong gia đình thì con cái phải nghe lời cha mẹ là điều đương nhiên và không
được cãi lại. Dân gian Việt Nam có câu “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”.
Việc vẫn còn sự bất bình đẳng giữa nam và nữ, giữa vai trò vợ chồng trong
gia đình. Tại đây vẫn còn tồn tại quan niệm, vai trò của người chồng quan trọng
hơn, người chồng đi làm kiếm tiền là chủ yếu. Người vợ dù có đi làm hay không đi
chăng nữa thì hầu như công việc gia đình thường được giao nghiễm nhiên cho phụ
nữ. Ngoài ra trong các vấn đề cuộc họp gia đình thì vẫn chỉ tồn tại việc chỉ có
những người đàn ông được bàn luận với nhau và người phụ nữ không được lên
tiếng.
Tại trường học thì học sinh phải nghe theo lời thầy cô. Có thể thấy qua truyền
thống “Tôn sư trọng đạo” ở Việt Nam, học sinh thể hiện sự tôn kính với thầy cô và
có xu hướng không phản biện sự giảng dạy của thầy cô. Tuy nhiên ngày nay đã
hạn chế điều này vì các nhà trường tại Việt Nam cũng đã khuyến khích việc học
sinh, sinh viên nêu lên ý kiến của mình và có tổ chức các chương trình phản biện
để có thể phần nào xóa bỏ đi khoảng cách này.

You might also like