You are on page 1of 19

MỤC LỤC

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LỢI THẾ CẠNH TRANH VÀ CHUỖI CUNG ỨNG............1


1. Cơ sở lý luận về lợi thế cạnh tranh..........................................................................1
a. Lợi thế cạnh tranh về chi phí................................................................................1
b. Lợi thế cạnh tranh về giá trị.................................................................................1
2. Cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng và hoạt động logistics.........................................1
a. Chuỗi cung ứng và các thành viên của chuỗi cung ứng......................................1
b. Hoạt động logistics và vai trò của hoạt động logistics.........................................3
3. Vấn đề giành lợi thế cạnh tranh đối với chuỗi cung ứng thông qua hoạt động
logistics............................................................................................................................. 4
II. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG LOGISTICS ĐẾN LỢI THẾ
CẠNH TRANH CỦA CHUỖI CUNG ỨNG THỊT MÁT MEAT DELI........................4
1. Giới thiệu chung về chuỗi cung ứng thịt mát Meat Deli..........................................4
a. Lịch sử hình thành và phát triển..............................................................................4
b. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh...............................................................5
c. Sơ đồ chuỗi cung ứng thịt mát Meat Deli..............................................................6
d. Đặc điểm nhà cung cấp/thị trường/khách hàng trong chuỗi cung ứng thịt mát
Meat Deli....................................................................................................................... 7
2. Thực trạng tác động của hoạt động logistics đến lợi thế cạnh tranh của chuỗi cung
ứng thịt mát Meat Deli.....................................................................................................8
a. Lợi thế cạnh tranh về chi phí trong chuỗi cung ứng thịt mát Meat Deli.................8
b. Lợi thế cạnh tranh về giá trị trong chuỗi cung ứng thịt mát Meat Deli.............10
3. Nhận xét chung.....................................................................................................16
a. Một số mặt tích cực................................................................................................16
b. Một số bất cập và nguyên nhân...........................................................................16
3.1. Giải pháp..........................................................................................................16
Khuyến nghị...............................................................................................................17
KẾT LUẬN.................................................................................................................... 17
PHỤ LỤC....................................................................................................................... 17
LỜI MỞ ĐẦU

Thịt heo là một loại thực phẩm rất phổ biến trên thế giới, lượng tiêu thụ thịt
heo của người Việt chiếm tới 73,3%, thịt gia cầm chỉ chiếm 17,5% và 9,2% còn lại
là các loại thịt khác  (thịt bò, thịt trâu, thịt dê...). Điều này xuất phát từ truyền thống
ẩm thực của người Việt thường ăn thịt heo và thịt gà nhiều hơn các loại thịt khác.
Chính vì vậy, ngành thịt trở nên thu hút và doanh nghiệp Việt có lý do để dồn lực
đầu tư cho cuộc chơi đòi hỏi tiêu chuẩn cao này. Chuỗi cung ứng thịt mát Meat Deli
là một trong những nhà cung ứng thịt lợn sạch lớn nhất toàn Việt Nam và tất nhiên
cũng gặp rất nhiều trở ngại từ các đối thủ cạnh tranh cùng ngành trên con đường
thực hiện tham vọng chiếm lĩnh thị trường thịt Việt Nam . Để thực hiện được tham
vọng này của chuỗi cung ứng Meat Deli thì hoạt động logistics hiệu quả là một yếu
tố không thể thiếu.

Nhận ra điều này tôi đã tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu “Phân tích tác
động của hoạt động Logistics đến lợi thế cạnh tranh của chuỗi cung ứng thịt mát
Meat Deli” từ đó ta có thể đưa ra được những giải pháp tối ưu nhất cho các vấn đề
của doanh nghiệp đang gặp phải
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LỢI THẾ CẠNH TRANH VÀ CHUỖI CUNG ỨNG
1. Cơ sở lý luận về lợi thế cạnh tranh
a. Lợi thế cạnh tranh về chi phí
Lợi thế cạnh tranh (Competitive advantage) là những yếu tố khiến cho thương hiệu,
sản phẩm hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp trở nên vượt trội hơn so với các đối thủ
cùng kinh doanh trong một lĩnh vực. Nhờ vậy doanh nghiệp sẽ nắm giữ vị trí thuận lợi
hơn trên thị trường, có xu hướng hoạt động hiệu quả hơn so với các doanh nghiệp khác.
Hơn nữa có thể khẳng định đây sẽ là một điều cần thiết phải có để giúp cho công ty tồn
tại và phát triển lâu dài.
Doanh nghiệp được xem là có lợi thế cạnh tranh về chi phí là khi doanh nghiệp đó
có khả năng sử dụng lực lượng lao động lành nghề, nguyên liệu thô rẻ, chi phí được
kiểm soát và hoạt động hiệu quả để tạo ra giá trị tối đa cho người tiêu dùng. Chi phí có
thể được giữ ở mức tối thiểu bằng nhiều cách khác nhau như: tiến hành các hoạt động
sản xuất ở nước ngoài để giảm giá thành sản phẩm, cắt giảm các khoản bổ sung cung
cấp cho khách hàng,  tái cấu trúc sản phẩm để tạo ra các sản phẩm hiệu quả tiết kiệm
chi phí, hay tạo ra một phương thức phân phối mới...
b. Lợi thế cạnh tranh về giá trị
Nếu một doanh nghiệp cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ độc đáo, có giá trị đối với
người tiêu dùng vượt trội so với các sản phẩm thay thế trên thị trường thì lòng trung
thành và sự khác biệt của sản phẩm/dịch vụ sẽ có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh cho
doanh nghiệp. Nếu như lợi thế cạnh tranh về chi phí có thể dễ dàng biến mất khi có sự
ra đời của đối thủ cạnh tranh mới hoặc công nghệ mới. Thì sự khác biệt về sản phẩm/
dịch vụ sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh lâu dài. Một doanh nghiệp sẽ khó
duy trì lợi thế trên thị trường nếu chỉ dựa vào giá cả. Doanh nghiệp phải cung cấp một
giá trị nào đó cho người tiêu dùng bên cạnh một mức giá thấp.
2. Cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng và hoạt động logistics
a. Chuỗi cung ứng và các thành viên của chuỗi cung ứng
- Chuỗi cung ứng là một hệ thống tổ chức, con người, các nguồn lực, thông tin,
các hoạt động… liên quan tới việc di chuyển sản phẩm hay dịch vụ từ nhà cung
cấp hay nhà sản xuất đến người tiêu dùng.

1
- Các yếu tố trong chuỗi: nhà cung cấp , nhà sản xuất/ nhà vận chuyển / kho vận,
nhà phân phối/ khách hàng … là một hệ thống liên quan, kết nối và có liên hệ
chặt chẽ với nhau
- Mô hình của chuỗi cung ứng:

Các nhà cung cấp

Các nhà máy

Các nhà kho

Nhà bán lẻ

Khách hàng

Sơ đồ 1

- Nhà cung ứng: là những tổ chức cung cấp nguyên liệu, dịch vụ, cho nhà sản
xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ và khách hàng.
- Nhà sản xuất: là các tổ chức sản xuất sản phẩm bao gồm: công ty sản xuất
nguyên liệu và sản xuất thành phẩm.
- Nhà kho: Là nơi lưu trữ các sản phẩm sản xuất ra từ nhà máy.
- Nhà bán lẻ: là nơi tồn trữ sản phẩm và bán cho khách hàng.
- Khách hàng: là bất cứ cá nhân hay tổ chức nào mua và sử dụng sản phẩm.

2
b. Hoạt động logistics và vai trò của hoạt động logistics
 Hoạt động logistics là việc lập kế hoạch, các kế hoạch đơn lẻ của dòng chảy sản
phẩm, thông tin liên quan… từ điểm xuất phát tới điểm tiêu thụ, nơi sử dụng
cuối cùng
 Vai trò của logistics
- Logistics có vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa chu trình lưu chuyển của
sản xuất kinh doanh từ khâu đầu vào nguyên vật liệu,phụ kiện, … tới sản phẩm
cuối cùng đến tay khách hàng sử dụng. Logistics là công cụ liên kết các hoạt
động trong chuỗi giá trị toàn cầu (GVC-Global Value Chain) như cung cấp, sản
xuất, lưu thông phân phối, mở rộng thị trường cho các hoạt động kinh tế. Khi thị
trường toàn cầu phát triển với các tiến bộ công nghệ,đặc biệt là việc mở cửa thị
trường ở các nước đang và chậm phát triển, logistics được các nhà quản lý coi
như là công cụ, một phương tiện liên kết các lĩnh vực khác nhau của chiến lược
doanh nghiệp. Logistics tạo ra sự hữu dụng về thời gian và địa điểm cho các hoạt
động của doanh nghiệp
- Logistics hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định chính xác trong hoạt động sản xuất
kinh doanh: Trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhà quản lý phải giải quyết
nhiều bài toán hóc búa về nguồn nguyên liệu cung ứng, số lượng và thời điểm
hiệu quả để bổ sung nguồn nguyên liệu, phương tiện và hành trình vận tải, địa
điểm, khi bãi chứa thành phẩm,bán thành phẩm,… Để giải quyết những vấn đề
này một cách có hiệu quả không thể thiếu vai trò của logistics vì logistics cho
phép nhà quản lý kiểm soát và ra quyết định chính xác về các vấn đề nêu trên để
giảm tối đa chi phí phát sinh đảm bảo hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh
doanh.
- Logistics đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo yếu tố đúng thời gian-địa
điểm (just in time) : Quá trình toàn cầu hóa kinh tế đã làm cho hàng hóa và sự
vận động của chúng phong phú và phức tạp hơn, đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ, đặt
ra yêu cầu mới đối với dịch vụ vận tải giao nhận. Đồng thời, để tránh hàng tồn
kho,doanh nghiệp phải làm sao để lượng hàng tồn kho luôn là nhỏ nhất. Kết quả
là hoạt động lưu thông nói riêng và hoạt động logistics nói riêng phải đảm bảo
yêu cầu giao hàng đúng lúc, kịp thời, mặt khác phải đảm bảo mục tiêu khống chế
lượng hàng tồn kho ở mức tối thiểu. Sự phát triển mạnh mẽ của tin học cho phép
3
kết hợp chặt chẽ quá trình cung ứng, sản xuất, lưu kho hàng hóa, tiêu thụ với vận
tải giao nhận, làm cho cả quá trình này trở nên hiệu quả hơn, nhanh chóng hơn,
nhưng đồng thời cũng phức tạp hơn.

3. Vấn đề giành lợi thế cạnh tranh đối với chuỗi cung ứng thông qua hoạt
động logistics
Hoạt động logistcis kém hiệu quả hoàn toàn có thể dẫn tới giá thành sản phẩm tăng
lên, làm giảm đi lợi thế cạnh tranh về giá, giảm đi khách hàng tiềm năng và mất đi
lợi nhuận đáng có.

II. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG LOGISTICS ĐẾN LỢI THẾ
CẠNH TRANH CỦA CHUỖI CUNG ỨNG THỊT MÁT MEAT DELI

1. Giới thiệu chung về chuỗi cung ứng thịt mát Meat Deli
a. Lịch sử hình thành và phát triển
Tập đoàn Masan là một trong những công ty hàng đầu trong khu vực kinh tế
tư nhân củaViệt Nam và họ tin tưởng vào triết lý “MEATLife for a better life”. Sứ
mệnh của công ty là cung cấp sản phẩm và dịch vụ chất lượng cho hơn 90 triệu
người Việt Nam, đồng thời giúp họ chi trả ít hơn cho nhu cầu thiết yếu hàng ngày
của mình. Hiện nay, các công ty con và công ty liên kết của Masan hoạt động trong
các ngành gồm thực phẩm và đồ uống, chuỗi giá trị thịt và dịch vụ tài chính mà
chiếm 50% chi phí tiêu dùng của người tiêu dùng.Với ước mong mang đến cho mỗi
gia đình sản phẩm thịt sạch, chất lượng với giá cả hợp lý, Masan MEATlife đã hoàn
thiện chuỗi giá trị đạm động vật từ hệ thống chăn nuôi khép kín đến nhà máy sản
xuất thức ăn chăn nuôi chất lượng cao, nhà máy chế biến thịt và hệ thống phân phối
giữ mát để đảm bảo sản phẩm thịt sạch Meat Deli đến tay người tiêu dùng với chất
lượng thuần khiết theo công nghệ thịt mát từ Châu Âu.
Nhân dịp khánh thành dự án tổ hợp chế biến thịt MNS Meat Hà Nam vào
ngày 23/12/2018 vừa qua, Tập đoàn Masan đồng thời giới thiệu ra thị trường thịt
heo mát Meat Deli - sản phẩm được chế biến tại đây. Khởi công từ tháng 2/2018 và
khánh thành đi vào hoạt động từ tháng 12/2018, tổ hợp này có mức đầu tư hơn

4
1.000 tỷ đồng, công suất thiết kế là 1,4 triệu con heo, tương đương 140.000 tấn mỗi
năm. Tổ hợp trang bị dây chuyền thiết bị đồng bộ, tiên tiến hiện nay, do Marel -
công ty hàng đầu thế giới về thiết bị giết mổ, chế biến thịt của Hà Lan cung cấp.
Toàn bộ quy trình sản xuất theo công nghệ thịt mát từ châu Âu và do chính các
chuyên gia giàu kinh nghiệm của EU trực tiếp vận hành, giám sát và kiểm nghiệm.
Nhà máy sẽ được vận hành theo tiêu chuẩn BRC – tiêu chuẩn hàng đầu thế giới về
an toàn thực phẩm.
Mặc dù mới thâm nhập thị trường nhưng thương hiệu thịt mát Meat Deli của
Masan đang dần khẳng định được vị trí của mình trong việc cung ứng thực phẩm
sạch của người tiêu dùng. Meat Deli đang triển khai nhiều kênh phân phối và tổ
chức bán hàng mạnh mẽ để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

b. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh


Masan Nutri - Science (viết tắt: MNS) - công ty con của Tập đoàn Masan là
một doanh nghiệp kinh doanh thịt mát tại thị trường Việt Nam. Cho đến nay MNS
đã trở thành một trong những công ty có vốn hóa cao nhất trong thị trường thịt lợn
với con số khi vừa bắt đầu đã đạt 26.000 tỷ đồng. Về danh mục sản phẩm, Meat
Deli có đủ các loại từ thịt: Ba rọi, thịt vai, thịt đùi, thịt xay, thịt thăn; xương: xương
cục, xương ống; chân giò, móng giò … Vào tháng 12 năm 2020 Meat Deli còn tung
ra sản phẩm thịt gà tươi bán tại các địa điểm VinMart và VinMart+

c. Sơ đồ chuỗi cung ứng thịt mát Meat Deli

5
Cám lợn từ
Proconco

Lợn từ
trang trại
Nghệ An

Nhà máy Tổ
hợp Chế biến
thịt Hà Nam

Siêu thị và các


điểm bán lẻ
trên toàn quốc

Người tiêu
dùng

Sơ đồ 2

6
d. Đặc điểm nhà cung cấp/thị trường/khách hàng trong chuỗi cung ứng
thịt mát Meat Deli
 Nhà cung cấp

Chuỗi cung ứng thịt mát Meat Deli có riêng cho mình những trang trại chăn nuôi
lợn và thậm chí đến cả cám lợn cũng do công ty Proconco – doanh nghiệp sản xuất
thức ăn chăn nuôi kỳ cựu (gốc Pháp) - để cung cấp cám chăn nuôi đúng tiêu chuẩn
cho chuỗi cung ứng của mình

 Thị trường

Thị trường thịt ở Việt Nam là một trong những thị trường phát triển nhanh nhất thế
giới với tăng trưởng trung bình khoảng 6,5% mỗi năm, xét theo trung hạn. Tăng
trưởng được củng cố bởi nhu cầu tiêu thụ thịt rất lớn, đặc biệt là thịt heo và gia cầm.
Thịt heo có giá trị thị trường ở riêng Việt Nam là 10 tỷ USD một con số rất khổng lồ
mà tham vọng của MeatDeli là chiếm tới 10% thị trường này trong năm 2022

 Khách hàng

Khách hàng mục tiêu của Meat Deli chủ yếu là các cá nhân, hộ gia đình với nhu cầu
sử dụng thịt heo thường xuyên; tiếp đó là các cơ sở sản xuất thực phẩm chế biến sẵn
từ thịt heo sạch, cũng có thể là các doanh nghiệp nấu ăn cho nhân viên hoặc tổ chức
chương trình sự kiện có sử dụng đến thực phẩm là thịt heo…

2. Thực trạng tác động của hoạt động logistics đến lợi thế cạnh tranh của
chuỗi cung ứng thịt mát Meat Deli

7
a. Lợi thế cạnh tranh về chi phí trong chuỗi cung ứng thịt mát Meat
Deli
Masan Nutri - Science (viết tắt: MNS) - công ty con của Tập đoàn Masan là
chủ sở hữu của chuỗi thịt Meat Deli đã tự phát triển chuỗi cung ứng của mình, nhằm
đảm bảo chất lượng sản phẩm và chi phí thấp nhất thay vì sử dụng hơn 3,5 triệu
nông hộ có chăn nuôi ở Việt Nam, về lý thuyết, nguồn cung sản phẩm lợn cho tổ
hợp của MNS là rất dồi dào. Tuy nhiên, đó lại là số liệu điển hình cho đặc trưng
phân tán, nhỏ lẻ của ngành chăn nuôi nội địa. Từ góc độ của thị trường, sự phân tán
ấy đi kèm với những bất trắc về giá bán, chất lượng, hệ thống thu gom. Chính vì
vậy MNS đã xây dựng trang trại tại Nghệ An, để tự phát triển nguồn lợn giống cung
cấp cho các hộ chăn nuôi lớn có hợp đồng nuôi gia công. Và để hỗ trợ các hộ nuôi
gia công, Masan cũng đồng thời mua lại Proconco – doanh nghiệp sản xuất thức ăn
chăn nuôi kỳ cựu (gốc Pháp) - để cung cấp cám chăn nuôi đúng tiêu chuẩn cho
chuỗi cung ứng của mình. Đó cũng lại là lựa chọn đầu tư chính xác. Vì như trên đã
nói, khó khăn lớn nhất với thị trường thịt mát - mà MNS đang là doanh nghiệp “khai
phá” - là tổ chức khâu phân phối. Đây là khó khăn chung với các doanh nghiệp
ngành thực phẩm tươi sống, chứ không phải riêng của MNS.  

Lưu ý là, Proconco hiện có năng lực sản xuất đạt 1,4 triệu tấn/năm, với 7 nhà
máy, hệ thống phân phối gần 1000 đại lý cấp 1, doanh thu hơn 20.500 tỷ đồng mỗi
năm. Như vậy, khi mua lại Proconco, trong những năm đầu, có cố lắm chuỗi chăn
nuôi của Masan cũng khó có khả năng tiêu thụ hết được quá 25% sản lượng cám
chăn nuôi của Proconco (cần từ 2,2 tới 2,4 kg cám cho 1 kg thịt, tương đương từ
308.000 tấn đến 336.000 tấn cám cho 140.000 tấn lợn hơi). Có nghĩa, từ giác độ đầu
tư, trong ngắn hạn, Proconco mới là mục tiêu chính của Masan, chứ không phải thịt
mát và với việc mua lại Proconco, Masan đã trở thành nhà sản xuất cám chăn nuôi
lớn thứ 3 Việt Nam (nắm hơn 8% thị phần)

8
Sản phẩm thịt lợn của Meat Deli có thể tìm thấy ở rất nhiều các địa điểm đặc
biệt là ở thành phố tại các cửa hàng VinMart, VinMart+, Ba Hào hay các cơ sở trực
thuộc dưới sự quản lý của Meat Deli

Ảnh 1
Ngày 3/12/2019, Tập đoàn VinGroup và Tập đoàn Masan tiến hành thỏa thuận
về việc hoán đổi cổ phần Công ty VinCommerce và Công ty VinEco. Vậy nên
VinMart & VinMart+ thuộc quyền quản lý và chi phối của Tập đoàn Masan, không
còn thuộc sở hữu của VinGroup từ đó việc bán thịt mát càng trở nên thuận tiện và
giảm đi rất nhiều chi phí không cần thiết

9
b. Lợi thế cạnh tranh về giá trị trong chuỗi cung ứng thịt mát Meat Deli
Tươi, ngon, an toàn – 3 yếu tố thiết yếu cho một sản phẩm thịt lợn đạt chất lượng.
Trước vấn nạn thực phẩm bẩn gia tăng, các nhà máy sản xuất và chế biến thịt lợn cũng
ra sức cải tiến các công nghệ của mình nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Trong đó, mô hình 3F của chuỗi cung ứng thịt mát Meat Deli là một trong những yếu
tố giúp sản phẩm của doanh nghiệp này trở nên nổi bật giữa thị trường thịt lợn toàn
quốc.
3F là viết tắt cho cụm Feed- Farm-Food, đây là quy trình sản xuất thực phẩm an
toàn bắt đầu từ thức ăn chăn nuôi, tới quá trình nuôi ở các trang trại và hoàn tất ở khâu
chế biến thực phẩm.
Thuật ngữ 3F ban đầu được hình thành từ khái niệm “farm to fork” hay “từ trang
trại đến bàn ăn” mà thế giới và Việt Nam đã quen dùng. Trong 2 thập niên trở lại đây,
tình hình an toàn vệ sinh thực phẩm trở nên phức tạp, đặc biệt là tình trạng thịt lợn sử
dụng các chất tăng trưởng nạc, các chất phụ gia như clenbuterol, salbutamol. TS Kiều
Minh Lực (Công ty CP Việt Nam) thấy rằng khái niệm này không đầy đủ bản chất
trong hoạt động kiểm soát chất lượng thịt lợn nên đã thêm vào yếu tố feed (thức ăn
trong chăn nuôi) trong chuỗi 3F để mang ý nghĩa đầy đủ hơn. Đến đây, khái niệm 3F
được mở rộng thành Feed-Farm-Food.
Nhìn tổng thể, khái niệm 3F đặt ra ba yêu cầu quan trọng cho ngành chăn nuôi, chế
biến thịt lợn, bao gồm: cân đối cung cầu chuỗi giá trị Feed-Farm-Food trong chiến lược
an ninh lương thực, hiệu quả của chuỗi giá trị sản xuất thực phẩm thông qua hệ thống
feed-farm-food và kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm thông qua chuỗi feed-farm-
food.

10
Sơ đồ 3

 Giai đoạn Feed–  Thức ăn chăn nuôi không chứa chất cấm
Trong bối cảnh người tiêu dùng đang lo ngại về tình hình trà trộn chất tăng
trọng, chất tạo nạc và hàng chục thứ chất cấm khác vào thức ăn chăn nuôi, Masan
đã chắc nịch đảm bảo rằng thức ăn dùng cho quá trình chăn nuôi thịt lợn hoàn toàn
an toàn. Sản phẩm cám với công nghệ đột phá Bio-zeem vừa đảm bảo hàm lượng
không chất cấm lại còn góp phần cải thiện rõ rệt năng suất chăn nuôi. Sở hữu riêng
cho mình 12 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi trên toàn quốc với tiêu chuẩn hàng
đầu Việt Nam, Masan mang đến hơn 3 triệu tấn/năm thức ăn lành mạnh cho đàn lợn
tại các trang trại ở Nghệ An, Hà Tĩnh,… Nguồn dinh dưỡng dồi dào này không chỉ
đảm bảo chất lượng thịt giúp người tiêu dùng an tâm mà còn giúp nông dân thu
được lợi nhuận tốt, năng suất cao nhờ đàn lợn lớn khỏe

Ảnh 2
 Giai đoạn Farm– nơi cung cấp nguồn lợn an toàn, khỏe mạnh
Số lượng thịt lợn tiêu thụ trên thị trường Việt Nam rất cao, chiếm đến 70%
thực phẩm thiết yếu của mỗi bữa ăn gia đình. Tuy thế, hơn nửa số lợn này đến từ
các trang trại chăn nuôi nhỏ lẻ quy mô hộ gia đình. Chính điều này khiến cho việc
quản lý, kiểm soát về con giống, môi trường nuôi dưỡng, chất lượng thức ăn và dịch

11
bệnh chăn nuôi vô cùng khó khăn. Để giải quyết khúc mắc này, Masan chủ động
phát triển các trang trại lớn áp dụng kĩ thuật chăn nuôi cao, bắt kịp tiêu chuẩn của
thế giới tại Nghệ An. Từ khâu chọn lọc giống lợn một cách khắt khe đến việc áp
dụng công nghệ chăm sóc khép kín giúp hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của các yếu tố
bên ngoài lên đàn lợn. Ngoài ra, công ty còn áp dụng tiêu chuẩn Global GAP (Thực
hành sản xuất nông nghiệp tốt Toàn cầu) và hệ thống truy xuất nguồn gốc thực
phẩm từ trang trại nhằm cung cấp cho thị trường các sản phẩm thịt lợn an toàn, tuân
thủ quy trình kiểm soát dịch bệnh khắt khe và đảm bảo an toàn sinh học.

Ảnh 3

 Giai đoạn Food – Quy trình chế biến thịt lợn đạt chuẩn châu Âu
Việt Nam là một trong số ít các quốc gia trên thế giới còn sử dụng dạng thịt
nóng ngay sau giết mổ, vì người tiêu dùng quan niệm thịt này là tươi ngon nhất. Tuy
nhiên, trong điều kiện bình thường, thịt nóng lại nhanh chóng có thể bị hỏng. Trên
thực tế, thịt cần trải qua trọn vẹn quá trình chín sinh hóa thường kéo dài 2-3 ngày để
đạt được độ ngon nhất. 
Sỡ dĩ thịt nóng bị giảm chất lượng do không kìm hãm được hoạt động của vi
sinh vật, enzyme và khó để kiểm soát an toàn vệ sinh. Để “hạ nhiệt” thịt nóng, thịt
lợn cần phải trải qua quá trình chín sinh hóa mà không bị vi khuẩn xâm nhập. Để
12
vậy, môi trường bảo quản thịt cần được hạ xuống chỉ còn từ 0-4°C, như vậy, vi
khuẩn sẽ bị kìm hãm, thịt nóng sẽ từ từ chín tiếp và trở thành thịt mát.
Thịt lợn bán tại MEATDeli được xuất xưởng từ Tổ hợp Chế biến thịt Hà Nam
của Masan. Nơi đây được trang bị dây chuyền thiết bị đồng bộ, tiên tiến nhất hiện
nay do Marel – công ty hàng đầu thế giới về thiết bị giết mổ, chế biến thịt của Hà
Lan cung cấp và được các chuyên gia châu Âu giàu kinh nghiệm trực tiếp vận hành,
giám sát và kiểm nghiệm. Nhà máy sẽ được vận hành theo tiêu chuẩn BRC – tiêu
chuẩn hàng đầu thế giới về an toàn thực phẩm. Quy trình độc đáo này chính là giải
pháp để Masan có thể đưa ra thị trường sản phẩm thịt mát – sản phẩm tiêu chuẩn
châu Âu lần đầu tiên có mặt trên thị trường.

Ảnh 4

Gan dạ đưa vào thị trường thuật ngữ “thịt mát” hoàn toàn mới so với người
Việt, thế nhưng thịt mát MEATDeli đã cháy hàng tại 37 siêu thị Vinmart ngay từ
những ngày đầu ra mắt, khiến cho tổ hợp phải tăng ca để đáp ứng nhu cầu của người
tiêu dùng. Để giữ trọn dưỡng chất cùng độ ngon tối ưu của thịt, sản phẩm thịt heo
MEATDeli không quá 24 giờ sau giết mổ, thịt phải được làm mát đảm bảo tâm thịt
13
ở phần dày nhất đạt nhiệt độ 0oC - 4oC. Quá trình vận chuyển phải được thực hiện
bằng xe chuyên dụng có nhiệt độ khoang xe 0oC - 4oC.Khi đến nơi phân phối, nhân
viên phải kiểm tra lại nhiệt độ của sản phẩm bằng thiết bị đo chuyên dụng và bảo
quản thịt ở hệ thống tủ mát đạt chuẩn. Tất cả các bước đều tuân thủ quy trình
nghiêm ngặt và được vận hành, giám sát trực tiếp bởi các chuyên gia đến từ châu
Âu.

Ảnh 5

Không chỉ vậy, tại MEATDeli, khi heo được đưa vào giết mổ và chuyển đi
tiêu thụ đều phải trải qua hệ thống kiểm soát nghiêm ngặt “3 tuyến kiểm dịch”.

Cụ thể, tuyến kiểm dịch số 1 sẽ đảm bảo “chỉ heo khỏe mới được xuất trại
đưa về nhà máy”. Theo đó, heo từ các trang trại đã được kiểm nghiệm âm tính với
dịch tả heo châu Phi và được cấp giấy chứng nhận của chi cục thú y.

Tuyến số 2 là “kiểm dịch, heo khỏe mới được đưa vào sản xuất ở nhà máy
MEAT Hà Nam”. Phòng xét nghiệm với thiết bị châu Âu được lắp đặt và vận hành
24/24 giờ tiến hành rà soát và bảo đảm thêm lần nữa không có heo bệnh hoặc đang
mang mầm bệnh đưa vào nhà máy.

Với tuyến số 3, “kiểm dịch, thịt heo an toàn mới được xuất bán khỏi nhà
máy”, thịt mát MEATDeli được kiểm tra lần cuối vệ sinh an toàn thực phẩm trước
khi đưa ra thị trường.

Bên cạnh đó, công nghệ đóng gói Oxy Fresh loại bỏ hoàn toàn khả năng bị
lây nhiễm, kìm hãm vi khuẩn phát triển, không nhiễm bẩn, đảm bảo thịt sạch. 

Ảnh 6

14
Nhờ quy trình quản lí nghiêm ngặt từ chăn nuôi, chế biến đên khi tung ra thị
trường, thịt mát MEATDeli có thể đảm bảo độ tươi ngon đến 9 ngày, vì thế nó vẫn
được người tiêu dùng đón nhận dù có mức giá cao hơn thị trường khoảng 15%.
MEATDeli ra đời cũng góp phần thay đổi thói quen sử dụng thịt của người tiêu
dùng Việt Nam, họ có thể hiểu rõ sự vượt trội của sản phẩm thịt mát so với thịt nóng
và thịt đông lạnh. Nhiều người đã từng nghĩ rằng thịt ngon thì không sạch mà thịt
sạch lại chưa ngon, thế nhưng, MEATDeli có thể cho người tiêu dùng cả hai tiêu chí
ngon và sạch, giúp các chị em nội trợ có thể an tâm không phải lo nghĩ về chất
lượng thịt khi mua sắm vì một bữa ăn ngon và vô lo cùng gia đình.

3. Nhận xét chung


a. Một số mặt tích cực
Công ty Masan – công ty mẹ của Masan Nutri - Science (viết tắt: MNS) là
một trong những công ty lớn nhất Việt Nam vậy nên trong quá trình cạnh tranh sản
phẩm, Meat Deli có nguồn lực rất lớn và dồi dào để tiếp tục cạnh tranh với các sản
phẩm thịt khác trên thị trường. Cộng thêm việc các chuỗi siêu thị VinMart và
VinMart+ đã được Masan mua lại nên việc đưa sản phẩm Meat Deli đến với khách
hàng càng trở nên thuận lợi, dễ dàng hơn
b. Một số bất cập và nguyên nhân
- Nơi bán: Với các sản phẩm có tên tuổi, thương hiệu: hiện nay, Meat deli có hệ
thống kênh phânphối offline rộng khắp tại HN và TP. HCM ở tất cả các siêu thị
Vinmart, một số đại lý cửahàng thực phẩm. Tuy nhiên, các đối thủ cạnh tranh
của Meat deli như CP, hay thịt heosạch G cũng phủ sóng rộng rãi như vậy
- Cạnh tranh giá bán: Meat deli còn vướng phải “đại gia” CP với giá thịt vô cùng
rẻ, trung bình từ 48.000VNĐ/kg và cạnh tranh trực tiếp với các sản phẩm thịt
của Vinmart, có giá giao động 100.000VNĐ/kg

III. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

15
3.1. Giải pháp
- Tuy giá sản phẩm của Meat Deli cao hơn thị trường nhưng đó là do quá trình sản
xuất và chế biến chặt chẽ và an toàn gây nên chi phí cao. Nhưng MNS có công
ty mẹ là Masan nên việc đưa ra các chương trình khuyến mãi để mọi người có cơ
hội sử dụng sản phẩm 1 lần là rất dễ dàng. Cộng thêm thịt của Meat Deli ngon
và đảm bảo an toàn nên mọi người sẽ tiếp tục sử dụng sản phẩm
- Cần mở rộng thêm các địa điểm cửa hàng ở các tỉnh thành nhỏ vì tương lai có
thể sẽ có thêm khách hàng tiềm năng
- Vì là sản phẩm thịt nên dù là thịt mát cũng chỉ có thể lưu trữ dc vài ngày vậy nên
sản phẩm không bán được hết sẽ bị hủy nên cần xây thêm nhà máy gần với các
chuỗi bán thịt hơn

Khuyến nghị
- Nên có chương trình marketing làm mọi người biết tới rộng rãi hơn
- Nên đầu tư thêm vào hệ thống vận chuyển sao cho giảm thiểu được thời
gian thịt đến nơi bán, để thịt vẫn còn hạn sử dụng dài khi đến tay người tiêu
dùng

KẾT LUẬN

Hoạt động logistics có ảnh hưởng rất lớn tới các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh
nghiệp lớn giá trị ngàn tỷ đồng. Để đạt được tham vọng thống lĩnh thị trường thịt
lợn của mình thì việc Meat Deli có hoạt động logistcis hợp lý là không thể bỏ qua.

PHỤ LỤC

- Sơ đồ 1: Mô hình của chuỗi cung ứng:


- Sơ đồ 2: Mô hình của chuỗi cung ứng của thịt Meat Deli
- Sơ đồ 3: Mô hình chuỗi khép kín 3F
- Ảnh 1: Cửa hàng trực thuộc của Mea Deli tại Linh Đàm

16
- Ảnh 2: Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi của Masan tại Hà Nam, Việt Nam
- Ảnh 3: Trang trại lợn của Masan
- Ảnh 4: Quy trình chế biến thịt lợn đạt chuẩn tại Masan
- Ảnh 5: Quy trình 3 tuyến kiểm dịch trước khi đưa ra thị trường (1)
- Ảnh 6: Quy trình 3 tuyến kiểm dịch trước khi đưa ra thị trường (2)

17

You might also like