You are on page 1of 74

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO MÔN MARKETING TOÀN CẦU

ĐỀ TÀI: KẾ HOẠCH XUẤT KHẨU TƯƠNG ỚT


CHIN-SU SANG THỊ TRƯỜNG HÀN QUỐC.

Giảng viên hướng dẫn: Th.S TRẦN THỊ THANH VÂN


Nhóm thực hiện: Nhóm 6, Lớp: Ca 3 Thứ 7

TP HCM, THÁNG 11 NĂM 2020


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
Bảng phân công công việc Nhóm 6

Mức độ
STT Họ và tên MSSV Nội dung công việc hoàn Ký tên
thành

- Nội dung 3.1 + 3.2+ 3.3


1 Lê Phước Thùy Trang 71801916 + 4.4. 100%
- Làm Powerpoint.
- Góp ý sửa nội dung.
2 Nguyễn Tiểu Xuân 71801950 - Nội dung 4.3 + 5.1 + 5.2 100%
- Thuyết trình.
3 Trần Thu Trang 71801921 - Nội dung 3.4 + 4.1 + 4.2 100%
- Góp ý sửa nội dung.
4 Quảng Thị Ái Trân 71800845 - Nội dung 1.3 + 1.4 100%
- Làm Powerpoint.
5 Nguyễn Thiên Hương 71800128 - Nội dung 6.2 + 6.3 100%
- Thuyết Trình.
6 Trương Đào Anh Thư 71800188 - Nội dung 1.1 + 1.2. 100%
- Thuyết Trình.
- Nội dung 2.1 + hoàn
7 Vũ Thị Thanh Lan 71801798 thành báo cáo. 100%
- Làm Powerpoint .
- Nội dung 2.2 + 2.3 +
8 Lý Tú Anh 71800102 2.4. 100%
- Thuyết Trình.
Nguyễn Thanh Trúc
9 71801818 - Nội dung 5.3, 5.4, 6.1. 100%
Mai - Làm Powerpoint .
Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH CƠ SỞ................................................................................2
1.1 Phân tích nội bộ (công ty).....................................................................................2
1.1.1 Giới thiệu sơ lược công ty Masan...................................................................2
1.1.2 Sứ mệnh..........................................................................................................3
1.1.3 Thị trường.......................................................................................................5
1.1.4 Cơ sở vật chất.................................................................................................7
1.1.5 Nhân lực..........................................................................................................8
1.2 Phân tích bên ngoài.............................................................................................12
1.3 Phân tích SWOT.................................................................................................16
1.3.1 Điểm mạnh....................................................................................................16
1.3.2 Điểm yếu.......................................................................................................17
1.3.3 Cơ hội...........................................................................................................18
1.3.3 Thách thức....................................................................................................18
1.4 Đánh giá sơ bộ.....................................................................................................19
CHƯƠNG 2: LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG..................................................................20
2.1 Tiếp cận bằng chiến lược tập trung.....................................................................20
2.2 Khu vực thương mại tốt nhất...............................................................................20
2.2.1 Tổng quan về thị trường tương ớt thế giới....................................................20
2.2.2 Khu vực tiềm năng........................................................................................21
2.3 Xác định thị trường mục tiêu...............................................................................22
2.3.1 Tổng quan thị trường Hàn Quốc...................................................................22
2.3.2 Lí do lựa chọn thị trường Hàn Quốc.............................................................23
2.4 Lựa chọn thị trường mục tiêu..............................................................................24
CHƯƠNG 3: CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG......................................26
3.1 Nghiên cứu thị trường.........................................................................................26
3.1.1 Chiến lược sản phẩm.....................................................................................27
3.1.2 Chiến lược giá...............................................................................................27
3.1.3 Chiến lược truyền thông................................................................................29
3.1.4 Chiến lược phân phối....................................................................................29
3.2 Phương thức thâm nhập thị trường......................................................................30
3.3 Lựa clients, nhà phân phối và đối tác..................................................................31
3.3.1 Clients...........................................................................................................31
3.3.2 Các nhà phân phối.........................................................................................31
3.3.3 Đối tác........................................................................................................... 32
3.4 Điều kiện đàm phán.............................................................................................33
CHƯƠNG 4: SẢN PHẨM VÀ CHIẾN LƯỢC GIÁ....................................................35
4.1. Lựa chọn sản phẩm cho thị trường mục tiêu......................................................35
4.2 Tiêu chuẩn hóa và thích nghi hóa........................................................................36
4.2.1 Tiêu chuẩn hóa..............................................................................................36
4.2.2 Thích nghi hóa..............................................................................................37
4. 3 Chiến lược giá....................................................................................................38
4.3.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đưa ra chiến lược giá:......................38
4.3.2. Chiến lược giá..............................................................................................39
4.4 Điều khoản và thủ tục..........................................................................................39
4.4.1 Điều khoản....................................................................................................39
4.4.2 Thủ tục..........................................................................................................42
CHƯƠNG 5: CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG........................................................45
5.1 Thương hiệu........................................................................................................45
5.2 Định vị thị trường mục tiêu.................................................................................45
5.3 Công cụ giao tiếp/truyền thông...........................................................................46
5.3.1 Marketing trực tiếp (Direct Marketing).........................................................47
5.3.2 Marketing online...........................................................................................48
5.4 Ngân sách truyền thông.......................................................................................50
CHƯƠNG 6: KẾ HOẠCH KINH DOANH.................................................................53
6.1 Dự báo bán hàng.................................................................................................53
6.1.1 Chi phí dự kiến..............................................................................................53
6.1.2 Giá vốn và giá bán........................................................................................53
6.1.3 Doanh thu dự kiến/tháng...............................................................................55
6.1.4 Lợi nhuận......................................................................................................55
6.1.5 Điểm hòa vốn................................................................................................56
6.2 Chi phí chung quốc tế..........................................................................................58
6.2.1 Gía vốn.......................................................................................................... 58
6.2.2 Chi phí hoạt động marketing truyền thông tại Hàn Quốc ( dựa trên ngân sách
5.4)......................................................................................................................... 59
6.2.3 Chi phí Logistics: sẽ tính theo FOB..............................................................59
6.2.4 Thuế xuất khẩu..............................................................................................60
6.3 Business model canvas........................................................................................62
KẾT LUẬN.................................................................................................................. 64
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................65
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: So sánh các loại tương ớt được ưa chuộng hiện nay........................................16
Bảng 2: Xu hướng tiêu dùng của người Hàn Quốc.......................................................47
Bảng 3: Ngân sách truyền thông...................................................................................50
Bảng 4: Chi phí dự kiến (đơn vị tính: VNĐ)................................................................53
Bảng 5: Định giá sản phẩm (ĐVT: VNĐ)....................................................................54
Bảng 6: Doanh thu dự kiến...........................................................................................55
Bảng 7: Tổng các chi phí và doanh thu sau 1 tháng......................................................55
Bảng 8: Điểm hòa vốn (đơn vị tính VNĐ)....................................................................56
Bảng 9: Ước tính chi phí Logistic.................................................................................60
Bảng 10: Mô hình BMC của Masan.............................................................................62

DANH MỤC HÌNH


Hình 1: Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan...........................................................2
Hình 2: Các sản phẩm phổ biến của công ty Masan.......................................................3
Hình 3: Mục tiêu của Masan...........................................................................................4
Hình 4: Thị phần tại các lĩnh vực kinh doanh của Masan...............................................6
Hình 5: Tương ớt Cholimex.........................................................................................13
Hình 6: Tương ớt Nam Dương.....................................................................................14
Bảng 7: Kim ngạch nhập khẩu tương ớt Việt Nam từ các thị trường chính..................21
Hình 8: Các dòng tương ớt Chin-su..............................................................................36
Hình 9: Biểu đồ điểm hòa vốn của Masan....................................................................58
Hình 10:Tra cứu biểu thuế theo hiệp định thương mại tự doViệt Nam – Hàn Quốc giai
đoạn 2018 - 2022..........................................................................................................61

DANH MỤC VIẾT TẮT


STT Từ viết tắt Cụm từ đầy đủ
1 HACCP Hazard Analysis Critical Control Point
2 CBCNV Cán bộ công nhân viên
3 SNG Cộng đồng các quốc gia độc lập
4 IT &T Công ty Cổ phần Công nghệ Thông tin & Viễn
thông Masan
5 MSI Công ty cổ phần Công nghiệp Masan
6 MIC Công ty Cổ phần đầu tư Masan
7 TPM Total Productive Maintenance
8 MRD Masan Research & Development Center
9 ERP Enterprise Resource Planning
10 NHTMCP Ngân hàng thương mại
11 MSN Công ty cổ phần tập đoàn Masan
12 WTO The World Trade Organization
13 DC Dragon Capital
14 M&A Sáp nhập
15 FOB Free on board
16 GS25 Chuỗi cửa hàng tiện lợi đến từ Hàn Quốc
17 TVC Quảng cáo truyền hình
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, tương ớt là loại gia vị không thể thiếu trong bữa ăn của người dân Việt
Nam, nó giúp các món ăn trở nên ngon miệng hơn. Tương ớt xuất hiện từ trong các bữa
cơm gia đình, nhà hàng sang trọng đến quán thức ăn nhanh và cả các quán vỉa hè.
Chính vì thế, lựa chọn tương ớt có hương vị thơm ngon mà vẫn phải đảm bảo về chất
lượng vệ sinh, an toàn đang là mối quan tâm của người tiêu dùng. Giải quyết vấn đề
này Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Masan – Masan Consumer (thuộc Tập đoàn
Masan) đã cho ra mắt tương ớt Chinsu vào năm 2003.
Dòng tương ớt Chinsu có màu đỏ bắt mắt, sốt mịn màng, sánh quyện. Vị cay tự
nhiên vừa phải nhưng rất đặc trưng phù hợp với mọi đối tượng. Về chất lượng, Masan
cam kết tương ớt Chin-su không có bất kỳ chất tạo vị cay nhân tạo nào. Quy trình sản
xuất dựa trên nguồn nguyên liệu sạch, tuân thủ các quy định về ghi nhãn, thành phần
và sử dụng phụ gia. Sản xuất khép kín từ khâu tiếp nhận nguyên liệu đến khâu cuối
cùng tạo ra thành phẩm, đạt chuẩn ISO 9001, ISO 22000 và HACCP.
Tương ớt Chin-su không chỉ là “con át chủ bài” của Masan tại thị trường Việt
Nam mà còn được định hướng là một trong những sản phẩm chiến lược của Masan
Consumer để thâm nhập và khai thác thị trường quốc tế với mục tiêu tiến tới là nhãn
hiệu tương ớt toàn cầu. Hiện tại, tương ớt Chin-su đang được đẩy mạnh xuất khẩu vào
các thị trường lớn và tiềm năng như Bắc Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc, Úc… Với tầm
nhìn của Masan Consumer đến năm 2030, “tương ớt Chin-su sẽ trở thành một trong 10
thương hiệu tương ớt mạnh nhất thế giới, góp phần đưa nông sản chế biến kỹ thuật cao
của Việt Nam ra quốc tế”. Để đạt được mục tiêu này, Masan không thể bỏ qua thị
trường Hàn Quốc, nơi đa phần các món ăn đều ăn kèm với tương ớt, hứa hẹn sẽ là 1 đất
nước tiềm năng cho tương ớt Chin-su mở rộng và phát triển. Đó là lí do nhóm chọn đề
tài: “Phân tích chiến lược xuất khẩu tương ớt Chin-su vào thị trường Hàn Quốc”.

1
CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH CƠ SỞ
1.1 Phân tích nội bộ (công ty)
1.1.1 Giới thiệu sơ lược công ty Masan
Masan được thành lập tại Nga vào ngày 01-04-1996, là công ty cổ phần chuyên
cung cấp hàng tiêu dùng như: mì gói, nước tương, nước mắm, tương ớt,… cho thị
trường Nga và các nước trong khối SNG trong những năm đầu thành lập.
Vào năm 2000, Masan quay trở lại Việt Nam xây dựng trụ sở chính tại thành phố
Hồ Chí Minh cũng như đầu tư khoảng 20 tỉ đồng cho 25 chuỗi cửa hàng tiện lợi tại
đây. Tuy nhiên vào thời điểm này, chuỗi cửa hàng của Masan không thắng nổi các khu
chợ, cửa hàng tạp hóa hay siêu thị do thói quen tiêu dùng cùa người Việt chưa thay đổi
nhiều, dẫn đến việc doanh số không bù nổi chi phí. Vì vậy, sau mấy tháng hoạt động,
Masan quyết định cho đóng cửa hết tất cả các cửa hàng.

Hình 1: Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan.


Năm 2002, Masan tung ra sản phẩm “Nước tương Chin-su” xuất hiện rầm rộ trên
thị trường và đạt được những giá trị to lớn. Sự cố "nước tương giả" năm 2005 ở Bỉ,
khiến thương hiệu Chin-su chao đảo, tưởng không gượng dậy nổi. Nhưng sau khi được
minh oan, Chin-su lại được người tiêu dùng tin tưởng hơn.
Trong thời gian chưa đầy mười năm, các sản phẩm của Masan đã trở nên quen
thuộc đối với người tiêu dùng Việt, là một trong số ít các thương hiệu Việt cạnh tranh
tốt với các tên tuổi lớn trên thế giới như Unilever.

2
Sau hơn 20 năm đầu tư phát triển, Masan trở thành một trong những công ty hàng
tiêu dùng lớn nhất Việt Nam.
Những giải thưởng Masan đã được các tổ chức, cơ quan nổi tiếng, uy tín trao tặng
như “Top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam”, “Thương hiệu vàng thực phẩm Việt
Nam”, “Hàng Việt Nam chất lượng cao”, “Thương hiệu An toàn vệ sinh thực phẩm”

Các sản phẩm của Masan có mặt trên toàn quốc, với hàng trăm đơn vị phân phối.
Ngoài ra, công ty còn xuất khẩu sản phẩm qua Mỹ, Trung Quốc, Canada, Pháp, Cộng
hòa Séc, Nga, Ba Lan, Đức, các nước châu Á,…

Hình 2: Các sản phẩm phổ biến của công ty Masan


Hiện nay, Masan đang dẫn đầu thị trường tương ớt với 55% thị phần tại Việt
Nam. Công ty đang đẩy mạnh xuất khẩu tương ớt Chin-su sang các thị trường lớn và
tiềm năng như Bắc Mỹ, châu Âu, Trung Quốc và Australia.
Ông Phạm Hồng Sơn- Phó tổng giám đốc Masan Consumer cho biết, tương ớt
Chin-Su là một trong những sản phẩm chiến lược của Masan để thâm nhập và khai thác
thị trường quốc tế với mục tiêu tiến tới là nhãn hiệu tương ớt toàn cầu.
Trong tầm nhìn của Masan đến năm 2030, tương ớt Chin-Su sẽ trở thành một
trong 10 thương hiệu tương ớt mạnh nhất thế giới, góp phần đưa nông sản chế biến kỹ
thuật cao của Việt Nam ra quốc tế.

3
1.1.2 Sứ mệnh
Tập đoàn Masan là một trong những công ty hàng đầu trong khu vực kinh tế tư
nhân của Việt Nam và Masan tin tưởng vào triết lí “Doing well by doing good”. Sứ
mệnh của Masan là cung cấp sản phẩm và dịch vụ chất lượng cho hơn 90 triệu người
Việt Nam, đồng thời giúp họ chi trả ít hơn cho nhu cầu thiết yếu hàng ngày của mình.
Hiện nay, các công ty con và công ty liên kết của Masan hoạt động trong các ngành
gồm thực phẩm và đồ uống, chuỗi giá trị thịt và dịch vụ tài chính mà chiếm 50% chi
phí tiêu dùng của người tiêu dùng.

Hình 3: Mục tiêu của Masan

4
Mục tiêu của Masan:
Masan tin vào chiến lược “đặt người tiêu dùng làm trọng tâm” và hiện thực hóa
bằng việc xây dựng các thương hiệu mạnh hàng đầu chiếm được sự tin yêu của người
tiêu dùng Việt Nam, thúc đẩy năng suất thông qua sáng kiến đổi mới và áp dụng công
nghệ tiên tiến, cũng như nhắm đến hiệu quả của quy mô lớn, và tập trung vào một số ít
cơ hội lớn có tác động đến cuộc sống một cách sâu rộng nhất.
Xuyên suốt lịch sử Tập đoàn, Masan đã tập trung vào các ngành hàng tiêu dùng
có quy mô thị trường lớn, không ngừng tái định nghĩa chúng để mở rộng thị trường.
Giá trị thị trường công ty có thể tiếp cận hiện nay là khoảng 9 tỷ USD mỗi năm. Con số
này chưa bao gồm mảng kinh doanh mà Masan vừa gia nhập là thị trường chuỗi giá trị
thịt của Việt Nam với quy mô khoảng 9 tỷ USD mỗi năm. Con số trên cũng chưa bao
gồm kế hoạch mà Masan công bố gần đây là phục vụ tốt hơn 250 triệu người tiêu dùng
trên thị trường “In-land ASEAN”.
1.1.3 Thị trường
Masan sản xuất và kinh doanh các loại thực phẩm và đồ uống bao gồm nước
tương, nước mắm, tương ớt, mì ăn liền, cháo ăn liền, cà phê hòa tan, ngũ cốc dinh
dưỡng và đồ uống đóng chai. Trong đó, công ty đã chiếm hơn 75 % thị phần nước
tương, hơn 70 % thị phần nước mắm, 40% thị phần cà phê hòa tan… Đặc biệt theo kết
quả báo cáo của tổ chức Kantar World Pannel, tại Việt Nam có hơn 98% hộ gia đình sử
dụng ít nhất 1 sản phẩm của Masan.

5
Hình 4:Thị phần tại các lĩnh vực kinh doanh của Masan.
Thị phần các sản phẩm của Masan
Sản phẩm Chin-su được cho là chiếm thị phần khá cao trên toàn quốc, khoảng
75%. Mạng lưới phân phối của sản phẩm Chin-su rất mạnh ở các điểm bán hàng, phủ
đều khắp 63 tỉnh thành Việt Nam.
Sản phẩm Chin-su còn được xuất khẩu sang nhiều nước: Mỹ, Canada, Pháp, Nga,
Cộng hòa Séc, Ba Lan, Đức, Trung Quốc, Khu vực Trung Đông, Khu vực Châu Á,
Lào, Cam-pu-chia... Hiện tại, Masan sở hữu hơn 10 nhà máy sản xuất trong nước như:
Bình Dương, Tân Bình, Phú Quốc, Hải Dương, Biên Hòa, Long Thành, Bình Thuận,
Nghệ An, Quảng Ninh, Hậu Giang. Trong tương lai, khi nhu cầu sản xuất mở rộng sẽ
mở thêm các nhà máy tại nước ngoài như Philippin, Trung Quốc, Thái Lan ...
Bên cạnh đó, Masan phân phối các sản phẩm của mình thông qua hệ thống phân
phối chính như: Nhà phân phối, siêu thị, chợ đầu mối, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng tiện
lợi, nhà hàng khách sạn, xuất khẩu …

6
1.1.4 Cơ sở vật chất
Bao gồm các công ty thành viên:
 Công ty cổ phần Masan Phú Quốc.
 Công ty cổ phần công nghệ thực phẩm Hoa Sen.
 Công ty Cổ phần Công nghệ Thông tin & Viễn thông Masan (IT &T).
 Công ty Cổ phần khai thác khoáng sản Minh Tiến (Mitec Corporation).
 Công ty cổ phần Công nghiệp Masan (Masan Industrial Corporation -MSI).
 Công ty Cổ phần Công nghệ Thực phẩm Việt Tiến.
 Công ty Cổ phần Bao bì Minh Việt.
 Công ty Cổ phần Công Nghiệp - Thương Mại Masan.
 Công ty Cổ phần đầu tư Masan (Masan Investment Corporation - MIC).
Bên cạnh đó còn có:
 Công nghệ hiện đại, dây chuyền thiết bị khép kín, tự động hóa cao của AVE –
ITALIA.
 Nhà máy đang đầu tư xây dựng một phòng thí nghiệm hiện đại theo tiêu chuẩn
ISO 17025 với mục đích kiểm tra các chỉ tiêu theo yêu cầu để kiểm soát chất lượng.
 Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000.
 Hoạt động duy trì năng suất toàn diện TPM (Total Productive Maintenance)
-Thiết bị máy móc đồng bộ, hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế.
 Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Sản phẩm MRD (Masan Research &
Development Center) hiện đại bậc nhất của Việt Nam.
 Hạ tầng công nghệ thông tin, triển khai ERP (Enterprise Resource Planning) -
Oracle cho toàn hệ thống thương mại và sản xuất.
 Masan Phú Quốc, diện tích hơn 20.000m2 tại Áp Suối Đá, Xã Dương Tơ,
Huyện Phú Quốc.
 Hệ thống Balanced Scorecard để đo lường việc thực hiện kế hoạch trên 4 yếu tố
là khách hàng, tài chính, qui trình nội bộ cũng như các yếu tố nhận thức & phát triển
của con người trong công ty.

7
1.1.5 Nhân lực
1.1.5.1 Văn hóa công ty

Bốn giá trị nền tảng


1. Con người là tài sản, là nguồn lực cạnh tranh.
2. Tiên phong khai phá với khát vọng chiến thắng.
3. Hợp tác cùng phát triển, hài hòa lợi ích với các đối tác.
4. Tinh thần dân tộc.
Bốn phẩm chất của con người MASAN
1. Tài năng và sáng tạo.
2. Tố chất lãnh đạo.
3. Tinh thần làm chủ công việc.
4. Liêm khiết và minh bạch.
Sáu nguyên tắc hoạt động
1. Lợi ích khách hàng, công ty (cổ đông), nhân viên không tách rời nhau.
2. Làm việc theo nhóm.
3. Tôn trọng cá nhân.
4. Tổ chức luôn học hỏi, luôn đổi mới.
5. Định hướng theo mục tiêu và kết quả cuối cùng.
6. Lòng tin, sự cam kết.
1.1.5.2 Nhân lực
Tập đoàn Masan với hơn 2050 cán bộ nhân viên, đội ngũ này có chuyên môn cao
được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp về tác phong làm việc, phương châm làm việc,
những kỹ năng nghề nghiệp và nâng cao kỹ năng mềm.
Chế độ làm việc:
 Công ty tổ chức làm việc 44h/tuần, nghỉ chiều thứ 7 hàng tuần, nghỉ trua 1h.
 Đăng ký làm thêm giờ nhưng không quá 4h/ngày hoặc 200h/năm phù hợp với
Bộ luật lao động và Thỏa ước lao động tập thể.

8
 Công ty cam kết tạo việc làm cho người lao động.
 Công ty tổ chức nguồn nhân lực một cách tối ưu nhất và cam kết luôn tạo điều
kiện để cho nhân viên phát triển và thăng tiến trong nghề nghiệp.
Nghỉ phép, lễ, tết
 Nhân viên được nghỉ lễ và tết 8 ngày theo quy định của Bộ luật lao động và
được hưởng nguyên lương.
 Những nhân viên làm việc từ 12 tháng trở lên được nghỉ phép 12 ngày mỗi
năm, nếu nhân viên do điều kiện làm việc không nghỉ hết phép năm thì cuối năm Công
ty sẽ thanh toán lại những ngày phép chưa nghỉ hết bằng tiền mặt.
Điều kiện làm việc
 Văn phòng công ty thoáng mát, công ty đầu tư các trang thiết bị hiện đại, trang
bị đầy đủ các thiết bị an toàn lao động.
 Công ty cam kết xây dựng cho tất cả cán bộ công nhân viên (CBCNV) môi
trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện để CBCNV phát huy hết khả năng và sức
sáng tạo của mình.
Đảm bảo việc làm cho người lao động
 Ban Tổng giám đốc công ty luôn tìm cách đa dạng hoá ngành nghề, tìm
kiếm những khách hàng tiềm năng, những đối tác mới trong và ngoài
nước, mở rộng thị trường kinh doanh.
Chế độ lương
 Công ty thực hiện việc chi trả lương cho nhân viên dựa vào cấp công việc của
nhân viên, năng lực, chức vụ, thang bảng lương và điều kiện kinh doanh của Công ty.
 Hiện Masan đang áp dụng chương trình ESOP trả lương bằng cổ phiếu cho các
nhân sự chủ chốt trong công ty với mục đích thu hút, tạo sự gắn bó lâu dài và động
viên mọi người tăng hiệu quả làm việc nhằm tạo ra lợi nhuận cao nhất cho công ty.
Masan thực hiện chế độ nâng lương cho CBCNV hàng năm và luôn có sự quan tâm
thường xuyên đến thu nhập, đời sống CBCNV.
Chế độ thưởng
 Chính sách khen thưởng hàng quý, thưởng đột xuất cho cá nhân và tập thể có
thành tích xuất sắc.

9
 Công ty đã ban hành chính sách thưởng bằng cổ phiếu cho các cá nhân xuất
sắc, có đóng góp đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh.
Bảo hiểm và phúc lợi
 Công ty tham gia đầy đủ chế độ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế cho tất cả
CBCNV.
 Ngoài ra Công ty còn mua bảo hiểm tai nạn 24/24 cho toàn thể CBCNV của
Công ty.
 Mỗi năm, công ty kết hợp với Công đoàn tổ chức cho CBCNV tham quan nghỉ
mát trong nước ít nhất 1 lần.
 Tổ chức các chuyến du lịch nước ngoài dành cho nhân viên được bình chọn
xuất sắc trong năm.
Chính sách tạo nguồn nhân lực:
 Tuyển dụng: Mục tiêu tuyển dụng của Công ty là thu hút nhân sự có năng lực
vào làm việc tại Công ty, đáp ứng nhu cầu mở rộng kinh doanh.
 Tùy theo từng vị trí cụ thể mà Công ty đề ra những tiêu chuẩn bắt buộc riêng.
 Song tất cả các chức danh đều phải đáp ứng yêu cầu cơ bản như: trình độ
chuyên môn, tốt nghiệp đúng chuyên ngành, năng động, nhiệt tình, ham học hỏi, có ý
thức sáng tạo.
 Đối với các vị trí quan trọng, các yêu cầu tuyển dụng khá khắt khe, với các tiêu
chuẩn kinh nghiệm công tác, khả năng phân tích, quản lý và trình độ ngoại ngữ, tin
học, ...
 Công ty cũng chú trọng bổ sung nguồn nhân lực có chất lượng cao để ngày
càng phát triển bộ máy nhân sự đáp ứng kịp thời đòi hỏi của quá trình cạnh tranh và
phát triển.
Đào tạo:
 Công ty luôn luôn coi trọng con người là tài sản quý giá của doanh nghiệp.
 Công ty luôn tạo điều kiện cho nhân viên tham gia các khoá huấn luyện nội bộ
và bên ngoài để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, học tập những kỹ năng mới cần thiết.
 Công ty đài thọ 100 % chi phí học tập cũng như chế độ lương trong thời gian
học tập, những nhân viên có thành tích học tập khá trở lên.

10
Nhân lực luôn là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào quá trình phát
triển của mỗi doanh nghiệp. Đối với Masan Group, nguồn nhân lực không chỉ là lực
lượng làm theo mà còn là lực lượng sáng tạo và đề ra các giải pháp phù hợp với sự thay
đổi không ngừng của thị trường hàng tiêu dùng. Bởi họ là người tiếp xúc trực tiếp với
khách hàng, hơn hết họ hiểu được nhu cầu của khách hàng, hiểu được những thay đổi
trong thói quen tiêu dùng của khách hàng mà đưa ra được những ý kiến đóng góp hữu
ích cho công ty để trở thành địa chỉ cung cấp sản phẩm hàng hóa tin cậy của khách
hàng, xây dựng kiên cố lòng tin của người tiêu dùng trên bất kỳ sản phẩm nào của Tập
đoàn Masan.
1.1.5.3 Nguồn nguyên vật liệu
Masan hợp tác với 1 số nhà cung ứng nguyên liệu sau:
 Công ty TNHH Thực phẩm NFC
 Công ty TNHH Nhật Nhật Hương
 Công ty TNHH SX-TM giấy và bao bì Nguyễn Hồng
 Dae Jin Co.
 Công ty Rau quả Tiền Giang
 Công ty Cổ phần Hiệp Thanh
 Công ty Đầu tư & Thương Mại Quốc tế - INVESTLINK
 Công ty Cổ phần Tan Tan
 Công ty Lương thực Thực phẩm SAFOCO
 Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Thực phẩm Việt Nam (Vifon)…
Các nhà cung ứng cho Masan đều được đánh giá thông qua quy trình đánh giá các
nhà cung cấp. Sau đó Masan lập danh sách các nhà cung cấp đạt yêu cầu và phê duyệt.
Danh sách này hàng năm đều có sự đánh giá và xem xét lại.
 Về quản trị nguyên vật liệu :
Masan thực hiện chính sách quản lý vật tư, nguyên vật liệu, hàng hóa theo một
quy trình xuyên suốt từ khâu nhập hàng, xuất hàng cho đến khâu thống kê báo cáo và
đánh giá tình hình tồn kho.
Thực hiện cận đối được lượng vật liệu, hàng hóa tồn kho với kế hoạch sản xuất
nhằm đưa ra quyết định kịp thời chính xác phục vụ cho hoạt động sản xuất và phân
phối hàng hóa.

11
Hiện nay Masan đang sử dụng phần mềm Planning ERP của Oracle cho phép
biết số lượng hàng tồn kho là bao nhiêu, các nguyên vật liệu nào đang trong giai đoạn
chờ sản xuất.
 Với mục tiêu đảm bảo nguồn cung cấp hàng hóa đầu vào ổn định, đạt
mục tiêu chiến lược lâu dài và làm tăng giá trị Công ty, Cty Masan đã:
Mua thêm vốn cổ phần của các Công ty VitecFood, Mivipack và MSI, những nơi
đang trực tiếp sản xuất các mặt hành kinh doanh chủ đạo của Công ty. Đến 31/03/2008
Công ty MASAN đã nắm giữ 100 % vốn của các công ty VTF, MVP, và MSI.
Thành lập Công ty Cổ phần MASAN PQ tại Phú Quốc (nắm giữ 94.5 % vốn
Điều lệ) để sản xuất nước mắm cốt đảm bảo ổn định, đồng nhất về chất lượng đầu vào
của nước mắm cốt, cũng như đảm bảo nguồn nguyên liệu, kiểm soát giá thành cạnh
tranh cho chiến lược phát triển sản phẩm nước mắm ở Việt Nam cũng như trên toàn thế
giới.
1.2 Phân tích bên ngoài
Ngày nay, kinh tế thị trường liên tục thay đổi đòi hỏi cuộc sống của người dần
cũng thay đổi theo. Họ như bị cuốn vào vòng xoáy của công việc và gần như không
còn đủ thời gian lo cho bữa cơm hằng ngày nữa. Cơm hàng cháo chợ làm cho cuộc
sống gia đình không còn được gần gũi như ngày nào. Vậy họ cần phải làm gì? Họ cần
phải có bữa ăn gia đình ấm cúng, hay bữa tiệc gia đình với những thức ăn nhanh do
chính tay mình làm. Vì thế ngày nay, các món ăn chiên như cá viên, bò viên, tôm viên,
xúc xích, ... được chế biến sẵn bởi những cơ sở uy tín như Cầu Tre, Vissan, ... được
người dân chọn làm bữa ăn cho gia đình, để có thể giải quyết được phần nào thời gian
của họ. Còn giới trẻ thì sao? Họ lại thích được la cà cùng bạn bè, cùng ăn, cùng vui,
cùng thưởng thức các món ăn nhanh. Nắm bắt được thị hiếu này hàng loạt các cửa
hàng ăn nhanh ra đời như KFC, Lotteria, Xiên Que, ... đã thu hút được rất nhiều bạn
trẻ. Để những món ăn nhanh đó ngon hơn, thu hút hơn thì không thể thiếu tương ớt.
Tương ớt đã được Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan và nhiều công ty khác sản
xuất để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Theo báo cáo tài chính năm 2014 của Masan Group, thị trường tương ớt, tương cà
đạt khoảng 847 tỷ đồng/năm. Tốc độ tăng trưởng sản lượng là 11%/năm và 20% về giá
trị. Dự báo tốc độ tăng trưởng tương ớt còn tăng cao vì mở rộng nhu cầu sử dụng,
không chỉ chấm mà còn là tẩm ướp thức ăn.
Khu vực nông thôn, tốc độ tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng chung, khối
lượng tăng thêm 38%, trong đó lượng tiêu dùng trung bình mỗi hộ gia đình tăng 9%
(theo kết quả khảo sát của Kantar World Panel năm 2013).
Lượng tương ớt cung ứng cho các cơ sở sản xuất cũng chiếm số lượng khá lớn.

12
Ở vị trí thứ hai là thương hiệu tương ớt Cholimex. Xuất hiện đã được một khoảng
thời gian nhất định, tên tuổi này khá lớn và phổ biến trong việc sản xuất những gia vị
thực phẩm. Với mức giá rẻ đến trung bình, nhiều gia đình và hàng quán đã và đang tin
tưởng chọn mua và sử dụng những chai tương ớt Cholimex kết hợp cùng món ăn của
mình.

Hình 5:Tương ớt Cholimex


Cholimex Foods đang chứng minh sức hấp dẫn của thị trường khi ngành hàng
tương ớt đóng góp doanh thu tốt. Những năm gần đây, Cholimex Foods đạt tốc độ tăng
trưởng doanh thu và lợi nhuận bình quân mỗi năm xuất xỉ 30%.
Nhãn hàng này cũng đang bám khá sát Masan Consumer với thị phần 37%
(Masan là 43%). Bên cạnh đó, thị phần của Cholimex còn khá ổn định khi được các
cửa hàng đồ ăn nhanh Pizza Hut Việt Nam chọn là nhà cung ứng tương ớt, tương cà
cho hệ thống cửa hàng của họ.
Sau nhiều năm bị những tên tuổi lớn như Masan, Cholimex lấn át, cuối năm 2015,
Saigon Co.op cũng đã bắt tay với Wilmar International Limited (Wilmar) thành lập liên
doanh Công ty TNHH Thực phẩm Quốc tế Nam Dương, sản xuất các loại nước chấm,
gia vị mang nhãn hiệu Nam Dương nhằm mục tiêu lấy lại vị thế thị trường cho nước
chấm Nam Dương sau một thời gian dài rơi vào tay Masan và Cholimex.

13
Hình 6:Tương ớt Nam Dương
Nếu như lợi thế của Masan là hiểu thị trường, biết cách làm PR, thương hiệu và
hệ thống bán lẻ rộng lớn thì sự hợp tác giữa Saigon Co.op và Wilmar cũng kỳ vọng
tổng hòa lợi thế của hai bên để nâng cao sức cạnh tranh và độ phủ của thương hiệu
Nam Dương.
Do tương ớt là hàng tiêu dùng nhanh, có mặt trên mọi bữa ăn của người Việt
Nam, nên hiện nay, trên thị trường càng ngày càng có nhiều nhãn hiệu khác cũng tham
gia vào phân khúc này để cạnh tranh, một số nhãn hiệu tương ớt phổ biến có thể dễ
dàng nhìn thấy ở siêu thị hay cửa hàng tạp hóa như:

14
15
Bảng 1: So sánh các loại tương ớt được ưa chuộng hiện nay
1.3 Phân tích SWOT
1.3.1 Điểm mạnh
Công ty cổ phần tập đoàn Masan là công ty mẹ của một loạt các công ty con hoạt
động trong các ngành sản xuất và chế biến thực phẩm, tài chính và khai thác tài
nguyên. Hiện nay công ty không ngừng đầu tư vốn mở rộng lĩnh vực kinh doanh cho
các công ty con mà còn tìm kiếm cơ hội đầu tư vào những nghành nghề khác. Masan
Consumer là công ty cổ phần đứng đầu về mảng sản xuất và chế biến thực phẩm,
không chỉ là mảng kinh doanh lớn mạnh nhất của tập đoàn mà còn góp phần đưa hình
ảnh và thương hiệu Masan trở nên phổ biến trên cả nước. Hiện nay sản xuất hàng tiêu
dùng của Masan tập trung vào ba mảng sản phẩm chính là nước chấm (nước mắm,
nước tương và tương ớt), mì ăn liền và hạt nêm gia vị. Đối với mỗi loại sản phẩm
Masan Consumer đều đưa ra hai dòng sản phẩm hướng tới hai đối tượng người tiêu
dùng khác nhau là cao cấp và trung cấp (Nước mắm có thương hiệu Chin-su và Nam
Ngư, nước tương có Chin-su và Tam thái tử, mì ăn liền có Omachi và Tiến Vua,….)
Masan có chỗ đứng vững chắc và khá lâu đời trên thị trường, được nhiều người
biết đến. Nhận được nhiều giải thưởng do các tổ chức, cơ quan có uy tín trao tặng giúp
tăng cường lòng tin của khách hàng vào sản phẩm của công ty.
Với cơ sở vật chất hiện đại bậc nhất, Masan đã cho ra đời những sản phẩm tốt và
đạt chuẩn.
Masan có nguồn nhân lực dồi dào, có chuyên môn cao được đào tạo bài bản và
chuyên nghiệp.
Văn hóa của công ty là một trong những lí do có thể giúp Masan có vị trí như
ngày hôm nay.
Masan hợp tác với nhiều nhà cung ứng nguyên liệu và Hội đồng quản trị có năng
lực, có tầm nhìn và chiến lược nhằm phát triển công ty.
Masan Group là một trong những tập đoàn kinh doanh hàng đầu tại Việt Nam, sở
hữu những danh mục đầu tư và những ngành nghề kinh doanh thuộc loại đứng đầu về
tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam. Hiện tại, Công ty nắm giữ quyền kiểm
soát 54,80% Công ty Cổ phần Thực phẩm Masan và 19,99% cổ phần trong Ngân hàng
Kỹ Thương Việt Nam. Để đầu tư và xây dựng kinh doanh như Masan Food và
Techcombank, công ty đã tận dụng những hiểu biết về thị trường nội địa của mình,
kinh nghiệm quốc tế của ban quản trị công ty và đối tác chiến lược nước ngoài, các
chuyên gia quản lý rủi ro và khả năng của Công ty, nhằm xây dựng thương hiệu, đồng
thời làm tăng giá trị của những công ty mà Masan Group đầu tư và xây dựng quan hệ

16
hợp tác. Công ty tin rằng với chiến lược kinh doanh và kỹ năng quản lý, điều hành của
mình, Công ty sẽ nắm bắt và tận dụng các cơ hội để đạt được sự cộng hưởng thành
công nhất với các công ty trong danh mục đầu tư.
Masan Consumer mới sở hữu công ty sản xuất và chế biến cà phê hòa tan lớn
nhất trên cả nước là công ty cổ phần cà phê Biên Hòa (Vinacafe), thị trường cà phê
tiềm năng như hiện nay. Mảng đầu tư tài chính của Masan tiêu biểu là sở hữu 19,9% cổ
phần của Ngân hàng thương mại Cổ Phần (NHTMCP) Kỹ Thương Việt Nam
(Techcombank). Một trong những NHTMCP lâu năm và hàng đầu của Việt Nam.
Mảng khai thác khoáng sản của Masan (MSN) cũng đang có lợi thế rất lớn khi công ty
đang sở hữu mỏ quạng đa kim Núi Pháo vưới dự kiến mỗi năm sẽ khai thác khoảng 3,5
triệu tấn quặng vonfraflourit, bismuth, đồng và vàng… Với tiềm năng tài chính của
mình MSN đã tận dụng thời cơ của khủng hoảng để sỡ hữu mỏ quặng lộ thiên có trữ
lượng lớn thứ hai trên thế giới.
1.3.2 Điểm yếu
Nguyên liệu chính để sản xuất ra các sản phẩm của Masan Consumer như nước
chấm, mì, hạt nêm…Phần lớn là nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài. Do đó, khi giá
nguyên liệu trên thị trường thế giới biến động và tỷ giá VNĐ/USD thay đổi sẽ ảnh
hưởng tới chi phí nguyên liệu đầu vào. Tỷ suất lợi nhuận biên gộp được giữ ở mức ổn
định khi mức trên lệch giữa doanh thu và giá vốn hàng bán không biến động nhiều.
Điều này cho thấy công ty có khả năng đẩy chi phí gia tăng vào giá bán thành phẩm
cho khách hàng.
Cạnh tranh trên các thị trường sản phẩm (nước mắm, mì ăn liền, cà phê hòa
tan…) hiện nay rất gay gắt. Những thông tin liên quan đến sức khỏe có tác động lớn
đến tâm lí người tiêu dùng do đó những vấn đề liên quan đến vệ sinh an toàn thực
phẩm sẽ là vấn đề cần được kiểm soát chặt chẽ.
Lĩnh vực khai thác và chế biến khoáng sản bị phụ thuộc nhiều vào những quy
định, chính sách của chính phủ. Do đó, rủi ro và chính sách là điều cần phải lưu ý đối
với hoạt động của công ty khoáng sản.
Những khoản chi đầu tư tài sản cố định như chi phí vốn và những khoản chi phí
phát triển có thể không thu hồi được từ lợi nhuận của hoạt động.
Khả năng mất khách hàng chính, nhân viên và đội ngũ quản lý chủ chốt của công
ty và công ty được thâu tóm mua lại.
Khả năng đạt được các yếu tố cộng hưởng về tài chính và hoạt động sẽ mang lại
từ việc thâu tóm mua lại.

17
Những vấn đề nảy sinh trong quá trình kết hợp và triển khai những mảng kinh
doanh được thâu tóm mua lại.
Những thay đổi không lường trước trong hoạt động kinh doanh, về ngành và điều
kiện kinh tế gây ảnh hưởng đến những giả định làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá
việc thâu tóm mua lại.
1.3.3 Cơ hội
Với dân số trên 86 triệu người, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình khoảng
7,5%/năm trong những năm qua, nhu cầu vật chất và tinh thần của mỗi người dân Việt
Nam từng bước được nâng lên, nhất là các nhu cầu về sản phẩm sạch, các sản phẩm
chế biến sâu, tinh tế. Thói quen sử dụng các sản phẩm chế biến từ sữa, dầu ăn, bia,
rượu, nước giải khát…đã hình thành và phát triển nhanh. Nhu cầu tiêu dùng của người
dân đối với thực phẩm chế biến ngày càng lớn và đa dạng. Vì vậy, đây cũng là cơ hội
để kích thích phát triển mạnh ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của Việt Nam.
Ngoài cơ hội lớn tại thị trường trong nước, việc Việt Nam trở thành viên của
WTO đã thúc đẩy xuất khẩu nói chung và sản xuất nông sản, thực phẩm chế biến nói
riêng. Quá trình hội nhập tác động rất lớn đến các doanh nghiệp ngành công nghiệp
thực phẩm đã mở rộng hợp tác quốc tế, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ hợp tác
với nước ngoài.
Masan đang đa dạng hóa các lĩnh vực đầu tư của mình. MSN đầu tư cho dự án
Núi Pháo, công trình được hoàn thành vào năm 2013.
Những sản phẩm của Masan đã và đang được nhiều người tiêu dùng tin dùng.
Nhiều sản phẩm như nước mắm Chin-su hay mì gói Omachi phù hợp với nhu cầu tiêu
dùng của người dân Việt Nam.
1.3.3 Thách thức
Khi gia nhập WTO thì nguồn vốn nước ngoài đầu tư vào trong nước là khá lớn,
nếu công ty không có chiến lược phát triển phù hợp cộng thêm sự thu hút vốn thì đây
cũng là một thiệt hại vô hình đối với công ty.
Tình hình tỷ giá, lãi suất còn chưa ổn định khiến giá nguyên liệu đầu vào cao.
Để đưa dự án Núi Pháo đi vào hoạt động, vẫn còn một vài thách thức mà Masan
phải vượt qua. Tập đoàn Masan đã thâu tóm cổ phần chi phối ở dự án Núi pháo từ
Dragon Capital (DC) thông qua các giao dịch không dùng tiền mặt (non-cash
transactions) như phát hành hối phiếu nhận nợ (promissory notes) hay hoán đổi cổ
phần. Tổng đầu tư dự kiến cho dự án Núi Pháo vào khoảng 430 triệu USD, trong đó
130 triệu USD đã được đầu tư, còn khoảng 300 triệu USD nữa sẽ được tài trợ từ tiền
phát hành thêm cổ phiếu mới của MSN và các khoản vay nợ.

18
1.4 Đánh giá sơ bộ
Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Masan là công ty chiếm vị trí thứ 7 trong danh
sách Top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2016 và đứng vị trí thứ 2 trong ngành
hàng tiêu dùng. Trong vòng vài năm qua, Masan tỏ rõ quyết tâm hành động trong việc
thực thi mục tiêu đặt ra. Bên cạnh các thương hiệu riêng tự xây dựng Chin-su, Nam
Ngư, Omachi… phương tiện mà họ đã và đang thực hiện có hiệu quả nhất để đi tới
mục tiêu xây dựng một tập đoàn lớn hàng đầu là thông qua con đường mua bán, sáp
nhập (M&A).
Bắt đầu từ thương vụ đầu tiên với dự án Núi Pháo năm 2010, đến nay tập đoàn
Masan đã bổ sung bộ sưu tầm thương hiệu thêm nhiều thương hiệu F&B thông qua
mua bán, sáp nhập: Vinacafé Biên Hòa (2011), Vĩnh Hảo (2013), Cholimex (2014)…
chưa kể đến việc mua lại Bia Phú Yên (nay là Sư Tử Trắng), nước khoáng Quảng
Ninh, Proconco, Anco, Vissan…
Công ty ngày càng lớn mạnh, hội đồng quản trị có tầm nhìn sâu xa và vươn tầm
quốc tế khi biết tận dụng những điểm mạnh của mình để mở rộng thị trường và đứng
vững trên thị trường. Mặc dù vẫn còn nhiều điểm yếu, nhưng không ảnh hưởng quá
nhiều và họ vẫn đang từng bước khắc phục nó. Bên cạnh đó, khi đất nước ngày càng
phát triển và công nghệ ngày càng tân tiến hơn đã tạo ra những cơ hội và thách thức
trên thị trường. Masan đã biết nắm bắt nó và có những chiến lược đúng đắn, những
bước đi kỹ lưỡng giúp cho thương hiệu ngày càng phổ biến hơn và đầu tư mở rộng
thêm nhiều ngành nghề hơn.
Chiến lược của Masan là luôn đặt vào người tiêu dùng, xây dựng các thương hiệu
lớn chiếm được sự tin yêu của người tiêu dùng là chủ yếu. Có lẽ chính vì vậy, Masan
mới có được vị trí như ngày hôm nay. Thành công của họ là khi nhắc đến một loại
nước tương hay tương ớt nào đó. Thì một trong những câu trả lời của người tiêu dùng
đó chính là Chin-su.
Mặc dù đầu tư vào những ngành nghề khác nhau, nhưng Masan vẫn nổi tiếng với
các mặt hàng tiêu dùng như các thương hiệu: Chin-su, Nam Ngư, Tam thái tử…Doanh
thu từ nghành hàng gia vị của Masan luôn tăng trưởng ổn định. Đặc biệt, về tương ớt
Chin-su. Theo ông Phạm Hồng Sơn – Phó tổng giám đốc Masan Consumer Sơn cho
biết tương ớt Chin-Su là một trong những sản phẩm chiến lược của Masan Consumer
để thâm nhập và khai thác thị trường quốc tế với mục tiêu tiến tới là nhãn hiệu tương ớt
toàn cầu. Trong tầm nhìn của Masan Consumer đến năm 2030, tương ớt Chin-Su sẽ trở
thành một trong 10 thương hiệu tương ớt mạnh nhất thế giới, góp phần đưa nông sản
chế biến kỹ thuật cao của Việt Nam ra quốc tế. Hiện nay, tốc độ tăng trưởng tương ớt
ngày tăng cao do mở rộng nhu cầu sử dụng của con người. Đối mặt với nhiều đối thủ

19
cạnh tranh mạnh trên thị trường tương ớt, Chin-su vẫn có một chỗ đứng nhất định nhờ
vào lợi thế hiểu được thị trường và các chiến dịch PR hiệu quả.

20
CHƯƠNG 2: LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG
2.1 Tiếp cận bằng chiến lược tập trung
Hiện nay tại Hàn Quốc, tương ớt là một món không thể thiếu trong bữa ăn của
người dân. Điều đó cũng là cơ hội và thách thức lớn đối với Masan Consumer khi xuất
khẩu tương ớt Chin-su tới thị trường này. Theo ông Phạm Hồng Sơn, Phó Giám Đốc
Masan Consumer: “Tương ớt Chin-su là một trong những sản phẩm chiến lược của
Masan Consumer để thâm nhập và khai thác thị trường quốc tế với mục tiêu tiến tới là
nhãn hiệu tương ớt toàn cầu”. Vì thế, doanh nghiệp đã phải tìm hiểu, nghiên cứu rõ
ràng insight khách hàng về khẩu vị, thói quen cũng như đặc tính các món ăn của người
Hàn.
Với nguồn lực mạnh mẽ, nguồn tài chính đáp ứng được nhiều cho chi phí xuất
khẩu, có kinh nghiệm trong quản lý, Masan Consumer có thể dễ dàng tiếp cận thị
trường Hàn Quốc nhưng để ổn định và phát triển khi vào một thị trường mới thì cần
xây dựng chiến lược tập trung để tăng độ nhận diện của khách hàng, quản lí hệ thống
phân phối giúp người tiêu dùng có thể dễ dàng tiếp cận. Thực hiện chiến lược tập trung
giúp doanh nghiệp chú trọng vào khách hàng mục tiêu và phân khúc thị trường, đưa ra
thiết kế, cung ứng những sản phẩm đạt được uy tín đặc biệt về một mặt hàng, khai thác
được những lợi thế của việc chuyên môn hóa trong sản xuất. Để có thể cạnh tranh với
các sản phẩm tương ớt tại Hàn Quốc thì tương ớt Chin-su có thể thực hiện các chiến
lược truyền thông, xây dựng thương hiệu, cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ,…
2.2 Khu vực thương mại tốt nhất
2.2.1 Tổng quan về thị trường tương ớt thế giới
Tương ớt là một loại mặt hàng có thị trường đa dạng và rộng rải, trải dài từ châu
Á đến châu Âu, châu Mỹ. Trong đó có thể kể đến thị trường nhập khẩu tương ớt Việt
Nam lớn nhất là Nhật Bản (chiếm 48,3% tổng lượng xuất khẩu), kế đến là thị trường
Mỹ (13,2%) và Phi-líp-pin (5,6%). Ngoài ra còn một số thị trường nhập khẩu khác như
Úc, Đài Loan,… Những nước này đều có mức tăng trưởng dương trong lĩnh vực nhập
khẩu, rõ rệt nhất là thị trường Nhật Bản tăng 56% bình quân vào giai đoạn 2012 –
2016.
Một điều đáng chú ý về thị trường nhập khẩu này là tại một số nước, mức tăng
kim ngạch lại cao hơn mức tăng sản lượng, thông qua việc tổng kim ngạch xuất khẩu
của thế giới từ Việt Nam tăng 30%, còn sản lượng chỉ tăng 21% (theo bảng dưới), ta có
thể kết luận rằng giá xuất khẩu tại những quốc gia có xu hướng tăng. Chi tiết hơn, tại
Nhật Bản thì kim ngạch tăng 56% trong khi sản lượng chỉ tăng 42%, hay tại Phi-líp-
pin, kim ngạch tăng 52% còn sản lượng tăng 42%. Tại một vài thị trường nhập khẩu

21
tương ớt Việt Nam khác thì ngược lại, có tốc độ tăng trưởng kim ngạch thấp hơn tốc độ
tăng trưởng sản lượng, có thể kể đến thị trường Hoa Kỳ (kim ngạch tăng 24%, sản
lượng tăng 28%). Điều này khiến giá xuất khẩu giảm tại những nước này nhưng tỷ lệ
không đáng kể, nên mức giảm không cao.
Bảng 7: Kim ngạch nhập khẩu tương ớt Việt Nam từ các thị trường chính
Nguồn: ITC calculations based on UN COMTRADE statistics.
2.2.2 Khu vực tiềm năng
Dựa theo bảng nêu trên, ta có thể đưa ra một số nhận định về các khu vực như
sau.
Châu Á: ngoài thị trường Nhật Bản và Philiphine có mức nhập khẩu tương ớt Việt
Nam cao như đã nêu trên, các thị trường còn lại, nhất là các nước Đông Nam Á
(Indonesia, Malaysia) có mức nhập khẩu không cao, thậm chí là cán cân thương mại
âm thể hiện việc các nước này xuất khẩu mặt hàng tương ớt nhiều hơn là nhập khẩu,
hầu như chiếm rất ít thị phần xuất khẩu tương ớt của Việt Nam. Tương tự một số nước
Đông Nam Á, Hàn Quốc cũng là một nước chuyên xuất khẩu, nhưng thị trường đồ
chấm và tương ớt tại đất nước này hoạt động sôi nổi, với độ tập trung thị trường thấp
khiến đây trở thành một thị trường tiềm năng cần để mắt đến.
Châu Mỹ: Hoa Kỳ là nước chiếm thị phần nhập khẩu tương ớt cao nhất khu vực
này với mức tăng trưởng cao. Ngoài ra, Canada cũng là một thị trường tương đối ổn
với mức tăng trưởng kim ngạch 22% và tăng trưởng sản lượng 20%.
Châu Âu: có một số thị trường như Pháp, Đức, Cộng hòa Séc,… tuy không quá
nổi trội nhưng có mức tăng trưởng trung bình cao.
2.3 Xác định thị trường mục tiêu
2.3.1 Tổng quan thị trường Hàn Quốc
Hàn Quốc là một đất nước thuộc khu vực Đông Á, nằm trên nửa phía Nam của
bán đảo Triều Tiên. Quốc gia này có khí hậu ôn đới với đồi núi chiếm đa số, lãnh thổ
trải rộng 100.368 km2. Thủ đô của Hàn Quốc là Seoul, đây cũng là trung tâm đô thị lớn
thứ 5 toàn thế giới, có dân số hơn 30 triệu người (tổng dân số cả nước đạt khoảng hơn
51 triệu người) và là một trong những thành phố toàn cầu quan trọng.
Về kinh tế
Vào năm 2020, Hàn Quốc được xếp hạng là nền kinh tế lớn thứ 4 ở châu Á, đứng
sau Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ về quy mô tổng sản phẩm nội địa (GPD). Thu nhập
bình quân đầu người của đất nước này đạt 30.644 nghìn USD/người theo danh nghĩa và
44.292 nghìn USD/ người theo sức mua, xếp hạng lần lượt là 26 và 24 trên thế giới. Về

22
kim ngạch xuất khẩu, Hàn Quốc đứng thứ 7 thế giới và đứng thứ 9 thế giới về kim
ngạch nhập khẩu.
Hàn Quốc đã trở thành đối tác thương mại đứng thứ ba trong các đối tác của Việt
Nam, sau Trung Quốc và Liên minh châu Âu, vào năm 2018. Đây cũng là thị trường
xuất khẩu lớn thứ 4 với 18,2 tỷ USD xuất khẩu từ Việt Nam, và là thị trường nhập khẩu
lớn thứ 2 với sản lượng nhập khẩu tương đương 47,5 tỷ USD. Ảnh hưởng bởi tình hình
quan hệ thế giới, kim ngạch thương mại Việt Nam – Hàn Quốc đã tăng trưởng chậm
lại, vào 8 tháng đầu năm 2019 tổng kim ngạch xuất khẩu chỉ tăng 2,1% so với cùng kỳ
năm 2018, tức 19,72 tỷ USD (theo VGP News và Báo đầu tư). Tuy nhiên, vào quý I
năm 2020, xuất khẩu của nước ta sang Hàn Quốc chỉ đạt 4,5 tỷ USD, giảm 2,7%. Từ
tháng 3 trở đi, tình hình xuất khẩu sang quốc gia này đã có những chuyển biến tốt, dần
phục hồi và giảm tốc ở mức độ thấp hơn.
Theo Vụ Thị trường châu Á – châu phi (Bộ Công thương), nước ta đã cố gắng
làm cho thị trường xuất khẩu sang Hàn Quốc đa dạng hơn. Trong các mặt hàng xuất
khẩu từ Việt Nam sang Hàn Quốc chủ yếu là điện thoại và máy tính, linh kiện cho điện
thoại và máy tính, gỗ và sản phẩm từ gỗ, hải sản, hàng dệt may,… Mặt hàng tương ớt
nằm trong danh mục “các hàng hóa khác”, danh mục này chỉ chiếm tỉ trọng xuất khẩu
ở mức 6.83% theo thống kê 6 tháng đầu năm 2020 (theo vinanet.vn).
Vào ngày 13/4/2020, ông Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ công thương đã hội đàm
trực tiếp với Bộ trưởng Công nghiệp, Thương mại và Năng lượng Hàn Quốc đã thống
nhất các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp
hai nước, nhằm hướng tới mục tiêu đạt mức 100 tỷ USD về tăng trưởng kim ngạch
thương mại song phương giữa hai nước trong năm 2020. Thêm vào đó, Hàn Quốc hỗ
trợ Việt Nam trong việc nâng cao sức cạnh tranh đối với những mặt hàng thế mạnh của
đất nước ta như nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp,…
Về văn hóa
Văn hóa truyền thống của Hàn Quốc được san sẻ với Bắc Triều Tiên, cho đến khi
hai nước bị chia cắt vào năm 1945. Cũng giống như Việt Nam, Hàn Quốc từng chịu
ảnh hưởng từ văn hóa người láng giềng Trung Quốc, nhưng đã có thể tự phát triển bản
sắc văn hóa riêng cho mình. Phong cách sống hiện đại của người Hàn Quốc thay đổi
đáng kể do sự công nghiệp hóa và hiện đại hóa tại đất nước này, dẫn đến sự tập trung
dân số tại các thành phố lớn, đặc biệt là Seoul.
Về nhân khẩu học
Vào năm 2013, tuổi thọ trung bình tại Hàn Quốc là 81,9 tuổi, trung bình nam
khoảng 78,5 tuổi và nữ khoảng 85,1 tuổi. Tỷ lệ thanh niên dưới 15 tuổi ở vào mức
20,3%, trong khi đó số người từ 16-64 tuổi chiếm 71,4% (2003). Từ năm 1980 đến

23
năm 2003 số người cao tuổi trên 65 tuổi đã tăng từ 5,1% lên 8,3%. Có thể thấy rõ xu
hướng lão hóa tại đất nước này.
Sự mất cân bằng giữa nam và nữ tại Hàn Quốc không rõ rệt, với tỷ số giới tính
nam/nữ vào năm 2003 được duy trì ở mức 101,4.
2.3.2 Lí do lựa chọn thị trường Hàn Quốc
Hàn Quốc là một đất nước có khí hậu hàn đới, vì thế nên trong nền ẩm thực của
họ luôn có vị cay túc trực thường xuyên. Vị cay sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể, giúp con
người có thể chịu đựng được cái lạnh tốt hơn. Do đó, ta có thể thấy nhiều món ăn Hàn
Quốc gắn liền với màu đỏ của ớt cay, như cơm trộn, bánh gạo cay, mì cay,… Ngoài để
chế biến trực tiếp ra, người Hàn Quốc còn sử dụng tương ớt làm đồ chấm trong bữa ăn
hằng ngày. Rất nhiều món ăn của Hàn Quốc có sử dụng đồ chấm, tiêu biểu như bulgogi
– món thịt nướng tẩm gia vị, chả cá chiên, kimbap – cơm cuộn rong biển. Trong đó,
nổi tiếng nhất là món tương ớt gochujang được sử dụng rộng rãi trong khắp bề dày lịch
sử Hàn Quốc.
Tương ớt là một loại gia vị, nước chấm phổ biến, đã xuất hiện tại nhiều nước trên
thế giới. Tuy nhiên, khẩu vị mỗi nước mỗi khác, vì thế cách làm tương ớt cũng khác
nhau phụ thuộc vào từng quốc gia. Đối với tương ớt Hàn Quốc, đó là một vị cay nồng,
gắt và để lại dư âm lâu. Trong khi đó, tương ớt Việt Nam nói chung và tương ớt Chin-
su nói riêng lại mang một vị cay nhè nhẹ, dịu ngọt và không quá gắt. Có thể tận dụng
lợi thế khác biệt này để xuất khẩu tương ớt Việt Nam sang Hàn Quốc, sự khác biệt giữa
tương ớt hai nước sẽ gây chú ý cho người tiêu dùng nước bạn.
Thêm vào đó, nhờ có Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và Hàn Quốc, cho
phép Việt Nam xuất khẩu ngày càng nhiều mặt hàng hơn sang nước bạn với mức thuế
được giảm tương đối, đặc biệt là mặt hàng nông sản và thủy sản. Các mặt hàng gia vị
như tỏi, ớt cũng được cho phép xuất khẩu sang Hàn Quốc, nên tận dụng cơ hội này để
đẩy mạnh không chỉ các mặt hàng thô mà còn là các mặt hàng đã qua chế biến như
tương ớt.
Có thể thấy, do điều kiện khí hậu, văn hóa ẩm thực thường xuyên sử dụng đồ
chấm và gia vị cay tại Hàn Quốc, những cơ hội hợp tác Hàn Quốc đem lại cho Việt
Nam đã khiến cho đất nước này trở thành thị trường xuất khẩu tiềm năng cho tương ớt
Việt Nam.
2.4 Lựa chọn thị trường mục tiêu
Seoul là thủ đô của Hàn Quốc, đây cũng là trung tâm đô thị lớn thứ 5 toàn thế
giới, có dân số hơn 28,5 triệu người vào năm 2018. Với diện tích chỉ 605 km 2 khiến
Seoul cũng là thành phố có mật độ dân số cao nhất thể giới. Xung quanh Seoul được

24
bao quanh bởi 8 ngọn núi và nhiều đồng bằng sông Hán và khu vực phía Tây. Con
sông Hán đã chia thành phố này thành nửa nam và nửa bắc.
Seoul cũng nằm trong vùng khí hậu ôn hòa và lục địa, với bốn mùa rõ rệt, nổi bật
là mùa hè nóng ẩm, có mùa mưa kéo dài từ tháng 6 đến tháng 9; mùa đông lạnh buốt,
nhiệt độ xuống từ 1 độ C đến -10 độ C, không khí khô hanh và có tuyết rơi trong
khoảng 1 tháng.
Ngành dịch vụ tại Seoul phát triển vượt bậc, khi đây là nơi đặt trụ sở đầu não của
những tập đoàn có tên tuổi lớn nhất thế giới như Samsung, LG, Lotte,… Mảng dịch vụ
tại đây đã đóng góp rất nhiều cho Hàn Quốc, chiếm 63,2% GDP cả nước. Các mặt
hàng điện tử, ô tô và thiết bị máy móc là sản phẩm xuất khẩu chính của Seoul. Theo
báo cáo, sự tiêu thụ hàng hóa đã có suy giảm khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hàn
Quốc bị chậm lại, tuy nhiên trong những năm gần đây nó đã bắt đầu tăng trưởng trở lại.
Đây cũng là một trong những thành phố có lượng kết nối kỹ thuật số (internet) nhiều
nhất thế giới. Seoul đã trở thành 1 trong 20 “các thành phố đẳng cấp nhất thế giới”.
Chính vì sự đô thị hóa và hiện đại hóa ở Seoul mà văn hóa và ẩm thực nơi đây
cũng phát triển theo. Nền ẩm thực Seoul nổi tiếng với những món ăn đường phố, nổi
bật là khu phố Myeongdong, hay còn được gọi với cái tên “con đường ẩm thực tại Hàn
Quốc”. Những món ăn như bánh gạo cay, mì tương đen, mì cay, chả cá chiên, thịt
nướng được bày bán khắp nơi trên mọi nẻo đường. Đấy là những món ăn ưa chuộng
của nhiều tầng lớp, nhiều độ tuổi khác nhau, tuy nhiên phân khúc khách hàng tiêu thụ
những món ăn này nhiều nhất là giới trẻ với độ tuổi từ 15 tuổi đến 25 tuổi là chính.
Những món ăn kể trên thường sử dụng các gia vị cay như ớt, tỏi, tương ớt hoặc dùng
chính tương ớt làm đồ chấm.
Mặt khác, giới trẻ Seoul còn xuất hiện hiện tượng “ăn tiện xài sang”, ăn uống tiết
kiệm để dành tiền mua những món đồ hàng hiệu. Hiện tượng này tạo nên xu hướng
thực phẩm giá rẻ tại đất nước này, với một bữa ăn trưa tại ít ỏi không quá 1000 won
(khoảng 20.000 VNĐ). Những sản phẩm nhanh, giá rẻ và tiện lợi thường được ưa
chuộng hơn. Tương ớt Chin-su nhập khẩu sang thị trường mới với chiến lược giá thâm
nhập, mức giá rẻ hơn các sản phẩm nội địa sẽ dễ thu hút giới trẻ “ăn tiện xài sang” này.

25
CHƯƠNG 3: CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG
3.1 Nghiên cứu thị trường
Từ lâu người Hàn xem vị cay là một trong những gia vị không thể thiếu để làm
nên món ăn ngon, hấp dẫn. Nó đại diện cho văn hóa, lối sống, thói quen sinh hoạt hàng
ngày. Sự xuất hiện của ớt trong tủ bếp gia đình cũng quan trọng như chính bản thân
mỗi bữa ăn vậy.
Ở Hàn Quốc vị cay được xem là linh hồn của ẩm thực. Người Hàn vẫn thường
nhớ đến câu cảm thán nổi tiếng của vua Yeongjo thời Joseon: "Nếu tương ớt được
khám phá ra sớm hơn, ta đã có thể thưởng thức chúng từ lâu!". Thói quen thích ăn cay
của người Hàn Quốc có lẽ một phần là vì khí hậu ở đây khá lạnh, việc ăn cay sẽ có tác
dụng làm tăng nhiệt độ cơ thể để chống chọi với cái lạnh giá. Dần dần vị cay ấy, không
thể thiếu khi người dân Hàn chế biến món ăn. Cũng từ đó, mà vị cay được lên ngôi, và
trở thành linh hồn ẩm thực ở xứ Hàn. Bên cạnh đó, ở Hàn Quốc ớt được xem là thứ quả
biểu tượng cho sức mạnh của loài người trước những bệnh tật và thảm họa. Ngoài việc
sử dụng ớt làm tăng nhiệt độ giữ ấm cho cơ thể, thì còn giúp họ hòa hợp với thiên
nhiên.
Chúng ta có thể thấy được, một món ăn được đánh giá cao ở Hàn Quốc thì không
thể thiếu hương vị cay trong đó. Tại Hàn Quốc vị cay là hương vị không thể thiếu trong
mỗi bữa ăn và được người dân ở đây sử dụng vô cùng linh hoạt, nó có mặt trong đồ
xào, đồ nấu, đồ chấm… hầu như là tất cả các món. Đó là lí do, đa số các món ăn ở Hàn
Quốc lại cay đến thế. Đó là đặc trưng hương vị ẩm thực tại xứ sở này, vị cay nồng tinh
tế sẽ là điểm nhấn tăng thêm phần ấn tượng đối với mảnh đất này.
Nắm bắt, hiểu được nhu cầu, hành vi tiêu dùng của người Hàn Quốc, Masan đã
tiến hành lên chiến lược cho công cuộc thâm nhập sản phẩm tương ớt Chin-su vào thị
trường này. Sản phẩm tương ớt Chin-su được làm từ những trái ớt đỏ mọng chín cây tự
nhiên. Ớt được dùng khi vừa chín tới, mọng nước, tươi và có độ cay nhất. Sau đó, ớt
được chọn lọc, bỏ đi những trái hư hỏng, xay nhuyễn cùng tỏi, cà chua, muối tinh khiết
và được ủ lên men một cách tự nhiên.Tương ớt Chin-su của Masan được sản xuất với
một quy trình sản xuất khép kín, tất cả các nguyên liệu hòa trộn với nhau, tạo thành
một gia vị tương ớt có màu đỏ mịn, sóng sánh, thơm vị tỏi, nồng vị cay. Điểm đặc biệt
trong tương ớt Chin-su chính là các nguyên liệu làm tương ớt này đều được kiểm tra an
toàn nghiêm ngặt và có xuất xứ rõ ràng. Tương ớt luôn bảo đảm ngon sạch và giữ lại vị
cay nguyên chất của ớt, thơm nồng dậy mùi của tỏi nhờ quy trình sản xuất trên dây
chuyền công nghệ tiên tiến. Đây chắc hẳn là một loại sản phẩm được chào đón khi gia
nhập vào thị trường Hàn Quốc.

26
Để thâm nhập thành công thị trường mới như Hàn Quốc với mục tiêu sẽ đưa
thương hiệu đi khắp thị trường quốc gia này, chiếm lĩnh thị phần nhất định sẽ chiếm
lấy tâm trí của khách hàng, mở rộng được thị trường cho Tương ớt Chin-su và Hàn
Quốc sẽ là thị trường ổn định để giúp tương ớt Chin-su tăng doanh thu vượt mức cao
hơn, trở thành công ty xuất khẩu tương ớt hàng đầu Việt Nam có lượng kim ngạch cao
nhất Việt Nam.
Vì vậy, Tương ớt Chin-su cần có chiến lược Marketing Mix phù hợp:
3.1.1 Chiến lược sản phẩm
Các chiến lược sản phẩm mà Masan sẽ sử dụng cho thị trường Hàn Quốc:
Chiến lược chuẩn hóa thương hiệu, đa dạng hóa mẫu mã bao bì: Thương
hiệu hay bao bì là những thứ bên ngoài sản phẩm, nhưng nó góp phần vô cùng quan
trong trong việc tiêu thụ hàng hóa. Bao bì được coi là “ đại sứ thương hiệu” của sản
phẩm, nó là một trong các yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới việc khách hàng có lựa
chọn sản phẩm của bạn hay không, chính vì vậy việc luôn cải tiến, sáng tạo, thay đổi
mẫu mã bao bì là rất quan trọng. Bao bì phải dễ phân biệt, đầy đủ thông tin, bắt mắt và
đặc biệt mới thu hút được khách hàng. Cần có nhãn phụ là tiếng Hàn Quốc để khách
hàng có thể hiểu rõ về thông tin sản phẩm.
Thiết kế dịch vụ hỗ trợ khách hàng: Trong thị trường cạnh tranh gay gắt như
hiện nay, việc chỉ tập trung vào chất lượng sản phẩm thôi thì chưa đủ. Để có được chỗ
đứng trong ngành hàng ở tại Hàn Quốc, lòng trung thành và sự thương yêu của khách
hàng thì cần có thêm yếu tố chăm sóc khách hàng. Một cuộc hỏi thăm về sản phẩm hay
một tin nhắn khảo sát về mức độ hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm sẽ giúp
thương hiệu tương ớt Chin-su có được lòng tin với khách hàng hơn. Bởi thông qua dịch
vụ mà khách hàng cảm thấy công ty quan tâm và hiểu họ hơn, qua đó không những góp
phần cải tiến sản phẩm tốt hơn mà còn góp phần rút ngắn khoảng cách giữa thương
hiệu và khách hàng.
Luôn nghiên cứu, cải tiến sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường: Đây
là một trong những yếu tố quan trọng, nếu tương ớt Chin-su muốn tốn tại lâu dài trong
thị trường Hàn Quốc. Nhu cầu thị trường luôn đổi mới, chính vì vậy việc nghiên cứu,
phát triển sản phẩm để đáp ứng với nhu cầu khách hàng (sản phẩm không gây hại đến
sức khỏe của người tiêu dùng, sản phẩm thân thiện với môi trường, hạ hàm lược axit
benzoic có trong sản phẩm xuống ít nhất có thể, sản phẩm có nhiều độ cay khác nhau,
sản phẩm có các vị ớt khác nhau,...) là việc cần thiết.
3.1.2 Chiến lược giá
Khi doanh nghiệp muốn mở rộng kinh doanh, xâm chiếm vào các thị trường khác
nhau, để thành công thì đòi hỏi phải có các chiến lược giá phù hợp khác nhau cho từng
thời điểm thích ứng với môi trường cạnh tranh. Khi vào Hàn Quốc thì Masan sẽ sử

27
dụng chiến lược giá được dựa trên tổng chi phí đã bỏ ra, đối thủ cạnh tranh, mức thu
nhập của người dân tại Hàn Quốc, các yếu tố vi mô, vĩ mô, yếu tố môi trường, pháp
luật,…
Tương ớt chin-su ở thị trường Việt Nam là sản phẩm độc quyền của công ty Cổ
Phần Hàng Tiêu Dùng Masan là sản phẩm nổi tiếng tại Việt Nam, được nhiều người
tiêu dùng ưa chuộng vì có mức giá vừa phải, không có chất tạo cay nhân tạo, vị cay tự
nhiên, dòng tương sóng sánh. Là sản phẩm được yêu thích và ưa chuộng ở thị trường
Việt. Nhưng không phải chiến lược giá cứ thành công ở thị trường Việt thì vào thị
trường Hàn Quốc cũng sẽ được như vậy, chính vì vậy để tồn tại phát triển và thành
công ở thị trường Hàn Quốc thì không thể không nhắc đến vấn đề giá cả của sản phẩm.
Chiến lược giá cả là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào sự thành công
của công ty. Vì vậy cần phải được chú trọng về vấn đề này. Nhận thấy được Hàn quốc
là một thị trường có sự canh tranh cao về gia vị cay, không những thế tương ớt Chin-su
lại là một sản phẩm mới ở thị trường này. Để được đón nhận và yêu thích như thị
trường Việt Nam thì cần phải sử dụng các chiến lược giá hợp lí khi thâm nhập vào thị
trường này như:
Chiến lược giá thâm nhập: Khi mới thâm nhập vào thị trường mới thì mục tiêu
của công ty ở khoảng thời gian này là sẽ tăng độ nhận diện thương hiệu là chính. Nhận
thấy Masan là Công ty có nguồn vốn lớn, đủ khả năng để thực hiện chiến lược giá thâm
nhập. Việc thực hiện chiến lược này sẽ giúp tương ớt Chin-su của Masan không những
làm cho công ty thu hút được đông đảo số lượng khách hàng và làm cho thương hiệu
được nhiều người biết đến.
Chiến lược định giá theo khuyến mãi: Khi sản phẩm mới bước chân vào thị
trường mới, để thu hút được khách hàng biết cũng như là chọn mua sử dụng sản phẩm
thì cần có những chiến lược độc đáo. Theo Wikipedia “Khuyến mãi là hoạt động của
người bán nhằm thúc đẩy khách hàng tăng cường việc mua sắm, sử dụng hàng hoá,
dịch vụ của người bán bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định.”. Như
vậy việc sử dụng hình thức khuyến mãi sẽ giúp sản phẩm tương ớt Chin-su có được sự
chú ý của khách hàng từ đó giúp đạt được mục đích là tăng độ nhận diện thương hiệu.
Chiến lược này được thể hiện như: Sẽ giảm giá 10% sản phẩm cho 100 khách hàng đầu
tiên mua sản phẩm tại các trung tâm thương mại, khách hàng sẽ có cơ hội rút thăm
trúng thưởng khi mua từ 2 chai tương ớt Chin-su trở lên với nhiều phần quà hấp dẫn.
Định giá theo tâm lý: Đây là một trong những chiến lược được xem là ảo diệu vì
nó được phát triển dựa trên chính cảm xúc, nhu cầu và mong muốn của khách hàng.
Như vậy khi mức giá đưa ra cũng sẽ đánh trúng tâm lý khách hàng và dễ dàng hơn
trong việc kích thích nhu cầu mua hàng sẵn có của họ.
Định giá theo gói: Đây là một trong những chiến dịch đáng chú ý vì nó cho phép
các doanh nghiệp đưa ra mức giá thấp hơn đối với khách hàng mua kèm với một sản

28
phẩm khác. Masan sẽ tiến hành áp dụng chiến lược này bằng hình thức: khi khách hàng
mua 3 sản phẩm tương ớt Chin-su sẽ tượng tặng một bịch xúc xích heo Masan loại 90g.
3.1.3 Chiến lược truyền thông
Truyền thông là một phần vô cùng quan trọng không thể thiếu khi tung sản phẩm
ra thị trường. Khi sở hữu một kế hoạch truyền thông hiệu quả, độc đáo thì chắn hẳn
rằng bạn đã gần đạt tới bước thành công. Các chiến lược truyền thông của Masan khi
vào thị trường Hàn Quốc:
Thiết kế website Masan Korea, Fanpage Korea để có thể nhanh chóng tiếp cận
thông tin sản phẩm đến khách hàng. Thường xuyên viết content, chạy quảng cáo với
nội dung, hình độc đáo thu hút người tiêu dùng. Không chỉ ở Website, Fanpage mà
Masan còn thực hiện quảng cáo toàn diện trên các trang mạng xã hội lớn như Youtube,
Instagram, Tiktok,…trên các kênh truyền hình: SBC,…Quảng cáo ngoài trời: Quảng
cáo Billboard, Pano, ở nhà chờ xe, sân bay, bến xe, trên phương tiện giao thông, trong
thang máy, tại rạp chiếu phim, …
Công ty sẽ quyết định mời Lee Min Ho “Ông hoàng trong làng quảng cáo” làm
đại sứ thương hiệu. Là ngôi sao Hàn Quốc hàng đầu, Lee Min Ho thu hút đông đảo
người hâm mộ trên toàn cầu qua những vai diễn nổi tiếng trong Vườn sao băng (Boys
Over Flowers), Thợ săn thành phố (City Hunter), Quân vương bất diệt (The King:
Eternal Mornach). Mới đây nam diễn viên đã vượt qua các kỷ lục và trở thành nghệ sĩ
xứ sở kim chi đạt số lượng người theo dõi lớn nhất trên các mạng xã hội Facebook,
Instagram, Twitter và Weibo. Bên cạnh đó, Lee Min Ho còn tâm huyết với các hoạt
động cộng đồng. Chính vì vậy Lee Min Ho sẽ là ứng cử viên sáng giá cho vị trí đại sứ
thương hiệu của tương ớt Chin-su.
Masan sẽ có các chiến dịch bảo vệ môi trường, hướng dẫn người tiêu dùng thực
hiện qui trình tái chế, sử dụng thông điệp truyền tải độc đáo nhằm mục đích nâng cao
hình ảnh thương hiệu qua đó góp phần tăng doanh thu.
Tổ chức các buổi hội thảo ghi hình trực tiếp chia sẻ thông tin về sản phẩm, cách
sử dụng sản phẩm hiệu quả nhất, các công thức nấu ăn từ gia vị tương ớt, giải đáp các
thắc mắc nhằm mục đích gắn kết mối quan hệ giữa người tiêu dùng với thương hiệu
hơn, giúp rút ngắn khoảng cách với khách hàng và hiểu họ hơn.
3.1.4 Chiến lược phân phối
3.1.4.1 Phân phối trên kênh mua sắm trực tuyến

Báo cáo "Xu hướng mua sắm trực tuyến tháng 8/2020" của Cục thống kê quốc gia
Hàn Quốc (KS) công bố ngày 5/10 cho thấy giá trị giao dịch mua sắm trực tuyến (sử
dụng máy tính và điện thoại di động) tại Hàn Quốc trong tháng 8/2020 đạt 14.383,3 tỷ
won (khoảng 12,37 tỷ USD), tăng 27,5% so với một năm trước.

29
Đây là mức cao kỷ lục kể từ khi Hàn Quốc bắt đầu thực hiện hoạt động này từ
tháng 1/2001 đồng thời cũng là mức tăng cao thứ hai sau mức 30,7% của tháng
10/2018.
Trong các giao dịch trực tuyến được KS nêu trong báo cáo trên, giao dịch qua
điện thoại thông minh tại Hàn Quốc trong tháng 8/2020 đạt 9.326,5 tỷ won (8,02 tỷ
USD), tăng 27,8% so với cùng kỳ năm 2019.
Như vậy chúng ta có thể thấy, hình thức mua sắm trực tuyến ở Hàn Quốc khá phổ
biến, vì vậy việc phân phối sản phẩm trên các kênh thương mại trực tuyến là quyết
định cần thiết. Công ty đăng ký bán hàng ở trang web mua hàng trực tiếp lớn nhất tại
Hàn Quốc: Coupang web, Gmarket.
3.1.4.2 Phân phối trực tiếp tại cửa hàng

Đây là vẫn hình thức mua hàng phổ biến của khách hàng, khách hàng đại đa số họ
vẫn thích được trải nghiệm, chọn lựa thực tế trước khi mua hàng hơn. Sản phẩm sẽ
được phân phối đến các cửa hàng bách hóa, các chuỗi hệ thống siêu thị lớn như: Emart,
Lotte, Homeplus, Shinsegye,…
3.2 Phương thức thâm nhập thị trường
Nhóm sẽ đề xuất cho tương ớt Chin-su của Masan thâm nhập vào thị trường Hàn
Quốc bằng hình thức xuất khẩu trực tiếp vì:
Năm 2016, Masan đứng thứ 7 trong top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam,
từng đứng thứ 2 trong ngành hàng tiêu dùng.
Bên cạnh đó, tập đoàn Masan với hơn 10 ngàn nhân viên, đã đạt được doanh thu
thuần trên 30 ngàn tỷ đồng, mức tăng kỷ luật 90% so với năm trước đó vào năm 2015.
Gía trị thị trường mà Masan Group có được nằm ở mức 51.000 tỉ đồng, khoảng 2,4 tỷ
USD tính đến tháng 6 năm 2016.
Không dừng lại ở đó, đến năm 2018 doanh thu Masan Group đạt được ước tính
lên đến 47.000 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2017. Mục tiêu của Masan trong năm
2020 đạt giá trị quốc nội của Việt Nam, ước tính khoảng 20 tỷ USD.
Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, sáng tạo, giàu kinh nghiệm và lòng nhiệt huyết
với nghề cùng với nguồn tài chính vững chắc.
Có kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất khẩu qua nhiều quốc gia như: Hoa Kỳ,
Canada, Pháp, Balan, Đức, Nhật, Lào,…
Doanh nghiệp có thể kiểm soát mọi hoạt động, diễn biến trên thị trường Hàn
Quốc. Có thể bảo vệ tốt thương hiệu của mình trên thị trường Hàn Quốc.

30
Mục tiêu dài hạn của công ty khi thâm nhập thị trường Hàn Quốc là đem thương
hiệu tương ớt Chin-su của Masan phủ khắp thị trường Hàn Quốc. Masan chấp nhận
mọi rủi ro để tạo ra nền tảng phát triển lâu dài.
Hình thức xuất khẩu trực tiếp giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng kiểm soát các
biến động của thị trường nước ngoài. Trực tiếp tiếp xúc với thị trường nước ngoài giúp
dễ dàng nắm bắt được tình hình thị trường qua đó tạo ra nhiều cơ hội kích thích nhu
cầu người tiêu dùng bằng việc thay đổi, cải tiến sản phẩm cho phù hợp với thị trường
Hàn Quốc. Sử dụng hình thức xuất khẩu trực tiếp còn mang lại khoản lợi nhuận lớn
cho công ty vì nó không chia sẻ lợi nhuận cho các công ty xuất khẩu trung gian. Chủ
động tiêu thụ hàng hóa và tự khẳng định mình trên trên thị trường quốc tế với chất
lượng, uy tín và thương hiệu Việt mang tầm quốc tế.
Từ những phân tích trên, chúng ta có thấy mặc dù thị trường Hàn Quốc là một thị
trường mới đối với Masan nhưng với đội ngũ nhân viên năng động sáng tạo cùng với
nguồn lực về tài chính giàu có, kết hợp với kinh nghiệm dày dặn đã từng xuất khẩu qua
nhiều thị trường khó tính như: Mỹ, Banlan, Đức, Nhật,… thì chắc hẳn quyết định chọn
phương thức thâm nhập thị trường trực tiếp là một quyết định đúng đắn.
3.3 Lựa clients, nhà phân phối và đối tác.
3.3.1 Clients
Để giúp sản phẩm nhanh chóng đến gần hơn với thị trường khách hàng ở Hàn
Quốc thì không thể không có một đội ngũ làm Digital Marketing. Một trong những
khách hàng làm Digital Marketing mà Masan chọn đó là Công ty Truyền thông Asia's
360 Digital Marketing Agency.
Công ty Truyền thông Asia's 360 Digital Marketing Agency còn được biết đến là
IH Digital với đội ngũ hùng hậu ở Đông Nam Á và Trung Quốc Đại Lục (Greater
China). Thành lập từ năm 2006 và có trụ sở chính đặt tại Singapore, đến nay IH Digital
đã có hơn 100 chuyên viên digital. Sở hữu năng lực cốt lõi 360 bao gồm: Tư vấn và
nghiên cứu, tiếp thị truyền thông thông qua mạng xã hội, tiếp thị trên công cụ tìm
kiếm, truyền thông, tiếp thị thông qua Video. Cung cấp các chiến lược marketing, tập
trung và sáng tạo, phân bổ và khuếch trương các nội dung ý nghĩa đến từng nhóm
khách hàng. IH Digital với một đội năng động và đa dạng thành phần luôn hướng đến
sự liêm chính, đam mê, tinh thần đồng đội và luôn đặt khách hàng lên hàng đầu. Là
một công ty đa dạng về nền văn hóa trên khắp Châu Á. Với bề dày kinh nghiệm đã
từng làm việc với các thương hiệu lớn tại các quốc gia như Singapore, Malaysia, Thái
Lan, Việt Nam, Philippines, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Masan tin rằng IH
Digital sẽ giúp công ty nâng cao uy tín, sự chuyên nghiệp và tạo nên một thương hiệu
Chin-su của Masan vững chắc hơn ở thị trường Hàn Quốc.

31
3.3.2 Các nhà phân phối
Các cửa hàng bán lẻ, bách hóa, chuỗi siêu thị lớn: Emart, Homeplus, Lotte Mart,
Shinsegye,…tại thành phố Seoul, Hàn Quốc.
Seoul là thủ đô của Hàn Quốc, nằm bên sông Hán ở phía Tây Bắc quốc gia.
Thành phố cách biên giới với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên 50 km về phía
Nam (Khu phi quân sự Triều Tiên). Seoul là một thành phố cổ, từng là kinh đô của
Triều đại Baekje (18 TCN – 660) và Triều đại Joseon (1392-1910). Thành phố đã trở
thành thủ đô của Hàn Quốc sau khi thành lập chính phủ Hàn Quốc năm 1948. Seoul là
một đô thị hạng đặc biệt, trực thuộc trung ương. Với dân số hơn 10 triệu, Seoul là
thành phố lớn nhất Hàn Quốc và là một trong những thành phố lớn nhất thế giới tính
theo dân số. Diện tích chỉ 605 km², nhỏ hơn London hay Thành phố New York, đây là
một trong những thành phố lớn có mật độ dân số cao nhất thế giới. Seoul cũng là một
trong nhữnng thành phố kết nối kỹ thuật số nhiều nhất thế giới với số người sử dụng
Internet nhiều hơn tất cả vùng Nam Sahara của châu Phi, trừ Cộng hòa Nam Phi ra.
Thành phố còn là 1 trong 20 “các thành phố đẳng cấp thế giới”. Là một thành phố lớn
với mật độ dân số cao nhất cả nước cùng với mức thu nhập người dân ổn định, Masan
tin rằng đây chắc hẳn là điểm đến hoàn hảo.
Trang điện tử thương mại lớn ở Hàn Quốc: Coupang web, Gmarket, Mua sắm tạp
hóa trực tuyến: Emart, Homeplus, Lotte Mart.
Gmarket Là trang web mua hàng trực tiếp phổ biến tại Hàn Quốc. Tại Gmarket
bạn có thể tìm thấy bất kỳ mặt hàng nào mà mình muốn mua từ thực phẩm tươi sống
cho đến những món hàng nhỏ nhất như đinh ốc, dây thun. Đặc biệt, tại đậy bạn còn có
thể mua hàng từ hệ thống siêu thị hay các cửa hàng bách hóa lớn ở Hàn Quốc như:
Lotte, Homeplus, Shinsegye,…
Coupang web mua sắm bán lẻ trực tuyến lớn nhất Hàn Quốc. Tại đây khách hàng
sẽ dễ dàng tìm được các mặt hàng Hàn Quốc chính hãng, với độ tin cậy cao và giá cả
phải chăng. Giao diện ứng dụng sử dụng dễ dàng, đơn giản và mua hàng nhanh chóng.
3.3.3 Đối tác
Đối tác cho dịch vụ logistic mà Masan chọn khi xuất khẩu sang thị trường Hàn
Quốc đó là Maersk Vietnam.
Tập đoàn A.P. Moller-Maersk thường được biết dưới tên đơn giản Maersk, đây là
một tập đoàn kinh doanh quốc tế do người Đan Mạch làm chủ và hoạt động trên mọi
lĩnh vực: khoan và khai thác dầu khí ngoài khơi, kinh doanh bán lẻ hàng tiêu dùng và
chủ yếu vận tải hàng hải. Tập đoàn này được giới kinh doanh xem như là nhà vận
chuyển lớn nhất thế giới. Với hơn 100 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vận chuyển
hàng hóa, trụ sở chính ở Copenhagen và có mặt tại hơn 125 quốc gia với 325 văn
phòng chi nhánh trên toàn thế giới với 100.000 nhân viên làm việc mỗi ngày. Maersk

32
Vietnam xứng đáng là công ty vận tải biển hàng đầu cho sự lựa chọn của khách hàng,
sẵn sàng phục vụ khách hàng bất kể không gian, thời gian. Dịch vụ của Maersk
Vietnam đảm bảo cho quý khách hàng một chất lượng hoàn hảo và thống nhất cho dù
là một kiện hàng nhỏ hay hàng trăm containers. Maersk tự hào mang đến “cơ hội cho
giao thương toàn cầu". Tập đoàn này hoạt động trên 5 lĩnh vực:
• Maersk Line
• APM Terminals
• Damco
• Svitzer
• Maersk Container Industry
Trong đó Maersk Line, đơn vị vận tải biển chủ lực của Tập đoàn A.P. Moller -
Maersk, là công ty vận chuyển container lớn nhất thế giới, được biết đến với các dịch
vụ đáng tin cậy, linh hoạt và tiết kiệm năng lượng. Maersk Liner cũng bao gồm
Safmarine, Seago Line, SeaLand và MCC. Công ty trải dài trên khắp thế giới và có
khoảng 639 tàu buồm hoạt động trên các tuyến thương mại lớn trên toàn cầu.
3.4 Điều kiện đàm phán
Trong kinh doanh quốc tế, đàm phán là một hoạt động không thể thiếu và có vị trí
đặc biệt quan trọng. Đàm phán chỉ thành công khi cả 2 bên đều cảm thấy hài lòng về
những điều kiện thỏa thuận đạt được.
Nhận thấy được tầm quan trọng của việc đàm phán với nhà phân phối bên Hàn
Quốc và để 2 bên đều cảm thấy hài lòng nhất thì MASAN đưa ra một số điều kiện đàm
phán cần thiết cụ thể như sau:
 Về trách nhiệm của nhà cung cấp (tức MASAN):
1. Chuẩn bị và cung cấp đúng sản phẩm, đúng chất lượng đã đăng ký,
2. Đạt yêu cầu, tiêu chuẩn về hàng rào phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu của
Hàn Quốc
3. Cam kết bao bì:
Bao bì phải cung cấp đầy đủ: Tên, Thành phần, ngày sản xuất, hạn sử
dụng, nước xuất khẩu,…
4. Đảm bảo rằng thương hiệu, thiết kế và kiểu dáng của MASAN chưa được
đăng ký tại thị trường Hàn Quốc.
5. Bảo mật tất cả những thông tin của nhà phân phối.
 Về trách nhiệm của nhà phân phối.

33
1. Sử dụng hệ thống của công ty để phân phối sản phẩm của nhà cung cấp.
2. Nỗ lực đạt mục tiêu doanh số theo thỏa thuận của 2 bên.
3. Luôn đảm bảo số lượng hàng tồn kho tối thiểu và đảm bảo tiến độ giao
hàng trong vòng 24h cho khách hàng.
4. Nhà phân phối không được sử dụng tên thương mại, tên biểu tượng, khẩu
hiệu của nhà cung cấp trừ phi dùng cho khuyến mại, quảng cáo và bán sản phẩm
Tương ớt của MASAN hoặc được sự đồng ý của nhà cung cấp.
5. Nhà phân phối phải giữ gìn và bảo quản kho bãi đúng cách để bảo đảm
hàng hóa được lưu trữ an toàn.
6. Bảo mật tất cả những thông tin của nhà cung cấp.
 Quyền lợi và nghĩa vụ của 2 bên:
1. Khi nhận được đơn đặt hàng của nhà phân phối, nhà cung cấp sẽ thực hiện giao
hàng trong vòng 7 ngày làm việc tới kho hàng mà nhà phân phối yêu cầu.
2. Chi phí logistics tính theo FBO.
3. Nếu hàng được giao không khớp với đơn đặt hàng và số tiền được chuyển của
nhà phân phối trả cho nhà cung cấp. Nhà phân phối phải lập tức thông báo cho nhà
cung cấp bằng một văn bản về vấn đề này và nhà cung cấp sẽ có điều chỉnh cần thiết.
4. Nhà cung cấp sẽ lập và đưa chỉ tiêu bán hàng theo tháng cho nhà phân phối.
Nhà phân phối sẽ được hưởng chiết khấu hai mươi phần trăm (20%) hoa hồng cho việc
mua sản phẩm theo doanh số tháng và thêm 3% hoa hồng cho việc mua sản phẩm theo
doanh số của quý. Hoa hồng sẽ được tính theo tỷ lệ phần trăm và được khấu trừ trực
tiếp vào hóa đơn bán hàng.
5. Nhà phân phối có thể thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. Nhà phân
phối phải đặt cọc 30% giá trị đơn hàng cho nhà cung cấp khi đặt đơn hàng. Khi nhà
phân phối nhận được hàng và xác nhận đơn hàng thì sẽ thanh toán tiếp 50% giá trị đơn
hàng. Phần còn lại sẽ thanh toán sau khi nhận được hàng trong vòng 15 ngày. Khi nhà
phân phối thanh toán tất cả số tiền của đơn hàng trong vòng 7 ngày từ khi nhận được
hàng thì sẽ được nhà cung cấp giảm 2% giá trị đơn hàng. Số tiền được giảm sẽ được
trừ trực tiếp vào hóa đơn.

34
CHƯƠNG 4: SẢN PHẨM VÀ CHIẾN LƯỢC GIÁ
4.1. Lựa chọn sản phẩm cho thị trường mục tiêu
Từ lâu người Hàn Quốc đã xem vị cay là một trong những gia vị không thể thiếu
để làm nên món ăn ngon, hấp dẫn. Nó đại diện cho văn hóa, lối sống, thói quen sinh
hoạt hằng ngày. Sự xuất hiện của ớt trong tủ bếp gia đình cũng quan trọng như chính
bản thân mỗi bữa ăn. Có thể nói, “ Vị Cay “ chính là linh hồn của ẩm thực Hàn Quốc.
Thực tế chúng ta thấy rằng, Hàn Quốc là một đất nước rất ưa chuộng những sản
phẩm từ nông sản Việt Nam. Để phục vụ cho nhu cầu dùng hàng nhập khẩu nông sản
từ Việt Nam tại Hàn Quốc thì ngoài 5 loại trái cây là dừa, dứa, chuối, xoài và thanh
long được nhập khẩu vào Hàn Quốc, Việt Nam cần tổ chức xuất khẩu những mặt hàng
như: cà phê, ớt, tỏi,.. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng nên chú trọng hơn việc xuất khẩu
những sản phẩm nông sản không chỉ là thực phẩm tươi mà còn những sản phẩm gia vị
được chế biến từ nông sản như ớt, cà chua,....vì thời gian gần đây, Hàn Quốc đã phải
nhập khẩu ớt và gia vị mới đáp ứng nhu cầu trong nước. Đây là cơ hội tốt để các doanh
nghiệp sản xuất, chế biến và xuất khẩu sản phẩm ớt đỏ và gia vị của Việt Nam. Do vậy,
Tương ớt - một sản phẩm được làm từ nguyên liệu nông sản chính là ớt, tỏi sẽ là một
sản phẩm hoàn hảo có thể vừa đáp ứng được nhu cầu sử dụng hàng nông sản từ Việt
Nam mà còn đáp ứng được nhu cầu ăn cay của người dân tại Hàn Quốc.
Masan là một thương hiệu nổi tiếng, có giá trị và đứng vị trí cao trong ngành hàng
tiêu dùng Việt Nam. Tương ớt Chin- su là một sản phẩm độc quyền của Masan. Kể từ
khi ra mắt đến nay, tương ớt Chin- su dần trở thành sản phẩm không thể thiếu trong
mỗi bữa ăn của gia đình Việt. Tuy nhiên, hiện nay thị trường tương ớt Chin- su đang
ngày càng phát triển và vươn mình ra ngoài thế giới xuất khẩu sang một số nước như
Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ, Canada,...Với nguyên liệu sạch được làm từ những trái ớt
đỏ chín cây kết hợp cùng tỏi tươi và cà chua cô đặc cùng nhiều loại gia vị đặc biệt, tạo
nên màu đỏ tự nhiên mịn màng, mùi thơm độc đáo và hương vị cay ngon vô cùng hấp
dẫn mang đến dòng tương sóng sánh dùng để chấm, tẩm ướp và với cả những món
nước giúp “đậm vị cay, bùng vị ngon” trong những món ăn. Hơn thế nữa, để phục vụ
nhu cầu của khách hàng tốt nhất, hiện nay tương ớt Chin- Su có hai loại là tương ớt
Chin- su bình thường có vỏ chai màu đỏ bắt mắt và Tương ớt Chin-su siêu cay có màu
cam đậm được đóng gói theo dạng chai nhỏ (250g) và can lớn (2,1kg).

35
Hình 8: Các dòng tương ớt Chin-su
Với nhu cầu ăn cay của người Hàn Quốc nói chung và của người dân sống tại
Seoul nói riêng, cùng với số lượng người Việt sinh sống tại Hàn Quốc đang ngày càng
tăng cao thì Hàn Quốc cụ thể là thủ đô Seoul chính là thị trường vô cùng tiềm năng để
Masan tiến vào. Và tin chắc rằng, sản phẩm Tương ớt Chin-su của Masan cũng sẽ vượt
qua được tất cả hàng rào để có thể xuất khẩu cả 2 loại sản phẩm tương ớt Chin- su (cay
bình thường và siêu cay) vào thị trường mục tiêu, trở thành món gia vị thu hút, không
thể thiếu trong khuôn bếp của người dân nơi đây. Lựa chọn sản phẩm tương ớt Chin-
su để xuất khẩu cho thị trường mục tiêu tại Hàn Quốc sẽ là một sự lựa chọn hoàn hảo
vì vừa đáp ứng được nhu cầu ăn cay và ưa chuộng hàng nông sản Việt Nam của người
tiêu dùng Hàn Quốc vừa đáp ứng được việc mở rộng thị trường, xuất khẩu hàng hóa
tiến gần hơn tới mục tiêu là nhãn hiệu tương ớt toàn cầu của Masan đồng thời cũng làm
tăng lên quan hệ ngoại giao của 2 nước Việt Nam- Hàn Quốc.
4.2 Tiêu chuẩn hóa và thích nghi hóa
4.2.1 Tiêu chuẩn hóa
Với mục tiêu trong tương lai sẽ đưa sản phẩm tương ớt Chin- trở thành một trong
10 thương hiệu tương ớt mạnh nhất thế giới, góp phần đưa hương vị của Việt Nam ra
thị trường thế giới. Nên về căn bản Masan vẫn giữ nguyên từ chất lượng, mùi vị,
hương vị đến nhãn hiệu, bao bì và cách đóng gói của tương ớt Chin-su.
 Đối với chất lượng sản phẩm: Tương ớt Chin-su vẫn được chế biến từ nguyên
liệu chính là những trái ớt đỏ chín cây, kết hợp cùng tỏi tươi và cà chua cô đặc giữ
nguyên vẹn các yếu tố như màu sắc, hương vị cay tự nhiên, cung cấp lượng Vitamin A
dồi dào.

36
 Đối với bao bì và cách đóng gói sản phẩm: sử dụng chất liệu vỏ nhựa cao cấp,
sắc đỏ và cam làm nền chủ đạo, trọng lượng 250g và thiết kế bóp eo 2 bên hông tạo ra
cảm giác vừa tay cầm, và trọng lượng 2,1 kg để sử dụng nhiều và lâu dài.
 Đối với nhãn mác: Nhãn hiệu không chỉ giúp khách hàng xác định được nguồn
gốc xuất xứ mà còn cung cấp thông tin và chất lượng sản phẩm. Do vậy, Masan quyết
định sẽ giữ nguyên doàng chữ “ Tương ớt CHIN – SU đượm vị cay, bùng vị ngon”
4.2.2 Thích nghi hóa
Hiện nay, ở Hàn Quốc vẫn duy trì những quy định khá chặt chẽ về kiểm dịch đối
với các mặt hàng nông sản, thực phẩm (thậm chí có thể yêu cầu nhà xuất khẩu nước
ngoài báo cáo quá trình nuôi trồng, bảo quản, chế biến, có khi còn tiến hành kiểm tra
tại chỗ ở nơi sản xuất). Về tiêu chuẩn hàng hóa và dịch vụ, Hàn Quốc sử dụng hệ thống
ISO 9000 (hay còn gọi là KSA 9000) làm hệ thống đánh giá tiêu chuẩn chính thức. Bất
cứ hàng hóa nào nhập khẩu vào Hàn Quốc cũng phải đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.
Vì vậy, Masan sẽ thay đổi một số yếu tố để thích ứng với thị trường đầy tiềm năng này:
Đối với chất lượng sản phẩm : Vì là sản phẩm sản xuất dành cho thị trường Hàn
Quốc nên cũng được gia giảm gia vị sao cho phù hợp như đường, chất tạo màu, axit
benzoic,... để "Sản phẩm tương ớt Chin-su luôn an toàn cho người sử dụng dù được sử
dụng tại bất kỳ thị trường nào" như Masan đã từng thông cáo báo chí.
Đối với nhãn mác: Hàng hóa nhập khẩu vào Hàn Quốc phải có nhãn mác ghi rõ
nước xuất xứ, thông tin sản phẩm bằng hai thứ tiếng Anh và Hàn… nên ngoài việc sử
dụng tiếng Việt thì Masan phải dịch sang 2 ngôn ngữ Anh và Hàn và đặc biệt phải bỏ
dòng chữ :” Dành riêng cho thị trường Việt Nam. Không dành cho xuất khẩu”. Và phía
góc dưới bên trái của chai còn có dán tem màu xanh dương nổi bật với thông tin “khẩu
vị đang bán tại Hàn Quốc” để giúp người dùng nhận biết được sự khác biệt so với loại
bình thường.

37
4. 3 Chiến lược giá
4.3.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đưa ra chiến lược giá:
4.3.1.1 Yếu tố bên ngoài:
* Thị trường và nhu cầu tiêu dùng:
- Bên cạnh những quốc gia như Thái Lan, Mexico ,.. thì Hàn Quốc được xem là
một trong những đất nước có tỉ lệ người dùng tương ớt nhiều nhất trên thế giới.
- Vì tính chất khí hậu ở Hàn Quốc nên đa số người dân ở đây đều thích vị cay, do
đó ngành thực phẩm, đặc biệt là tương ớt, ớt, hay các món cay,... đều tăng trưởng rất
nhanh.
- Thị trường nhập khẩu tương ớt trên toàn thế giới đạt mức tiêu thụ trên 8,2 tỷ
USD và có mức tăng trưởng hàng năm bình quân 2% về kim ngạch và 5% về lượng
cho thấy xu hướng giá trong giai đoạn này giảm.
* Đối thủ cạnh tranh:
Xem xét các đối thủ cạnh tranh có tiềm lực trong nước lớn nhất phải kể đến ở
Hàn Quốc chính là tương ớt Gochujang của tập đoàn CJ Foodville.
Tập đoàn Thương mại Nông sản & Thực phẩm Hàn Quốc (aT) cho biết trong một
tuyên bố ngày 28/8 rằng xuất khẩu của Gochujang trong nửa đầu năm nay đạt giá trị
23.674.000 USD, tăng 27,3% so với một năm trước. Thái Lan cho thấy nhập khẩu
Gochujang tăng mạnh nhất. Quốc gia Đông Nam Á, nổi tiếng với nước sốt Sriracha cay
và nóng, đã nhập khẩu Gochujang 998.000 USD trong nửa đầu năm nay, tăng 170,5%
so với 369.000 USD một năm trước đó.
Điều này cho thấy Chisu phải xem xét kĩ mức giá của các sản phẩm cạnh tranh
trực tiếp với dòng sản phẩm của mình từ đó mới có thể đưa ra một mức giá phù hợp để
có thể thâm nhập vào thị trường và gia tăng thị phần của mình một cách nhanh chóng.
4.3.1.2 Yếu tố bên trong:
* Định vị sản phẩm:
Ở Hàn Quốc, tương ớt là gia vị không thể thiếu trong những bữa ăn của gia
đình,... Vì vậy Chisu vẫn mang sứ mệnh định vị cho dòng sản phẩm của mình khi xuất
khẩu sang Hàn Quốc là cung cấp sản phẩm và dịch vụ chất lượng cho hơn 90 triệu
người Việt Nam, đồng thời giúp họ chi trả ít hơn cho nhu cầu thiết yếu hàng ngày của
mình, bên cạnh đó là phát triển sứ mệnh đó và mang lại gía trị cho người Hàn Quốc.

38
4.3.2. Chiến lược giá
Chin-su sẽ áp dụng chiến lược giá thâm nhập thị trường để khuyến khích người
mua sử dụng sản phẩm để nhanh chóng mở rộng thị trường tăng thị phần cho khối
lượng tiêu thụ sản phẩm tại Hàn Quốc. Mục tiêu dài hạn của công ty sẽ là mang lại lợi
nhuận cho công ty và đưa hình ảnh, độ nhận diện thương hiệu tương ớt Chisu của Việt
Nam ngày càng được nhiều người biết đến.
Sau một thời gian đã thâm nhập vào thị trường, Masan có thể nâng gía sản phẩm
lên để tạo ra nhiều lợi nhuận hơn, đồng thời có thể phản ánh tốt hơn về vị thế của mình
so với đối thủ cạnh tranh cùng ngành của Hàn Quốc cũng như các thương hiệu mà Hàn
Quốc đã nhập khẩu khác.
* Qui trình định giá sản phẩm:
- Bước 1: Tính giá vốn( giá gốc) cho sản phẩm
Giá gốc (giá vốn) = Giá thành sản phẩm ( chi phí sản xuất/ đóng gói sản phẩm) +
chi phí phát sinh khác ( nhân công, đóng gói, vận chuyển, Marketing,...)
- Bước 2: Xác định % mức lợi nhuận mong muốn ( % Desired return)
- Bước 3: Xác định giá bán sản phẩm = Giá gốc + ( % Desired return * Giá gốc)
4.4 Điều khoản và thủ tục
4.4.1 Điều khoản
 Dịch vụ và giao hàng tận nơi:
Masan đồng ý thực hiện các dịch vụ hoặc cung cấp hàng hóa hoặc sản phẩm được
giao. Khi chấp nhận hợp đồng mua hàng và vận chuyển hàng hóa. Người bán sẽ bị ràng
buộc bởi các quy định trong hợp đồng. Trừ khi Masan phản đối các điều khoản đó
bằng văn bản trước khi bắt đầu vận chuyển hàng hóa. Thỏa thuận này không được
thêm vào, sửa đổi, thay thế hoặc thay đổi, ngoại trừ bằng văn bản được ký bởi đại diện
ủy quyền của Masan. Bất kỳ điều khoản hoặc điều kiện nào có trong hóa đơn hoặc
thông tin liên lạc khác của Masan không phù hợp với các điều khoản và điều kiện của
thỏa thuận này, đều bị từ chối. Masan sẽ không phải chịu bất kỳ khoản phí hay lệ phí
nào khác do việc khách hàng hủy bỏ đơn hàng.
 Vận chuyển
Việc giao hàng sẽ được thực hiện theo lịch trình, thông qua hãng vận chuyển và
đến địa điểm quy định trên hợp đồng trước đó. Nếu không có lịch giao hàng được chỉ
định, đơn hàng sẽ được thực hiện vận chuyển một cách nhanh nhất. Masan sẽ đóng gói
sản phẩm trong các thùng chứa phù hợp để cho phép vận chuyển và xử lý an toàn. Mỗi

39
container được phân phối phải được dán nhãn và đánh dấu để xác định nội dung mà
không cần mở và tất cả các thùng phải chứa nội dung liệt kê bảng đóng gói. Mã đơn
hàng của Masan sẽ xuất hiện trên tất cả các lô hàng hoặc container khác, phiếu đóng
gói, vé giao hàng và vận đơn. Người mua cần kiểm tra kĩ lưỡng mã đơn hàng trên các
lô hàng mà Masan giao, Masan sẽ không chịu bất cứ phát sinh hoặc chi phí nào từ việc
nhầm lẫn mã đơn hàng.
 Cam kết đảm bảo chất lượng hàng hoá
Điều khoản chất lượng là điều khoản quan trọng trong hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế. Masan sẽ bảo đảm hàng hoá là hàng mới, không cận date. Hàng hóa được
mua sẽ tuân theo tất cả các bảo đảm bằng văn bản và bằng lời nói được thực hiện bởi
các đại diện uỷ quyền, đại lý uỷ quyền và tất cả các bảo đảm ngụ ý theo quy định hoặc
nếu không thì Masan sẽ không chịu bất cứ trách nhiệm pháp lý nào về đơn hàng đó.
Tất cả các chính sách cam kết bảo đảm sẽ áp dụng cho Masan và cho khách hàng
của mình. Nếu phát hiện vấn đề với hàng hoá thì phía mua hàng sẽ trả lại hàng hoá cho
Masan trong vòng 7 ngày và Masan sẽ trả lại chi phí mà bên mua đã đặt cọc.
 Điều khoản về số/trọng lượng
Khi quy định về số lượng, điều đầu tiên là các bên giao kết hợp đồng cần lưu ý là
phải có sự thống nhất về đơn vị tính số lượng của hàng hóa. Bởi lẽ trong kinh doanh
quốc tế, người ta áp dụng nhiều loại hệ thống đo lường khác nhau như đơn vị đo chiều
dài, đơn vị đo diện tích,....
Đối với trọng lượng, người ta có thể xác định trọng lượng theo trọng lượng cả bì,
trọng lượng tịnh hoặc trọng lượng thương mại...
 Điều khoản về giá cả
Gía được hiểu là giá FOB cảng Sài Gòn (Việt Nam), đồng tiền tính giá là đồng
tiền ngoại tệ của nước thứ ba – đô la Mỹ, đây là đồng tiền mạnh và tự do chuyển đổi.
Đơn giá và tổng giá được quy đinh rõ ràng.
Gía FOB là giá bao gồm giá thành phẩm cộng thêm chi phí thông quan xuất khẩu
và chi phí xếp hàng lên tàu do bên Masan chịu.
Phương pháp quy định giá là giá cố định: Gía được xác định tại thời điểm ký kết
hợp đồng và không thay đổi. Phương pháp quy định giá này phù hợp với các mặt hàng
trong hợp đồng vì mặt hàng tương ớt là mặt hàng có ít sự biến động về giá và thời hạn
hợp đồng có hiệu lực ngắn (khoảng 14 ngày).
 Điều khoản thanh toán

40
Đồng tiền thanh toán có thể giống hoặc khác với đồng tiền tính giá. Khi hai đồng
tiền này khác nhau cần xác định tỷ giá quy đổi hai đồng tiền này, trong đó đặc biệt lựa
chọn tỷ giá của công cụ thanh toán nào, tỷ giá mua vào hay bán ra.
Thời hạn thanh toán: thanh toán trước giao hàng, ngay khi giao hàng và sau khi
giao hàng.
Phương thức thanh toán: phương thức nhờ thu, phương thức tín dụng chứng từ,
phương thức chuyển tiền, phương thức chuyển khoản.
Điều kiện đảm bảo hối đoái do các bên thỏa thuận để tránh tổn thất có thể xảy ra
kho các đồng tiền sụt giá hoặc tăng giá.
Chứng từ thanh toán: Masan sẽ cung cấp cho ngươi mua những chứng từ chứng
minh đã giao hàng cho người vận tải như hai bên đã thỏa thuận: hối phiếu, vận đơn,
hóa đơn bán hàng, bảng kê chi tiết hàng hóa, giấy chứng nhận xuất xứ.
 Điều khoản về đóng gói/bao bì
Trong điều khoản này, các bên thường thỏa thuận với nhau về yêu cầu chất lượng
bao bì, phương thức cung cấp bao bì....
 Điều khoản về bảo hành
Thời hạn bảo hành: cần quy định rõ ràng.
Nội dung bảo hành: người bán cam kết trong thời hạn bảo hành, hàng hóa
sẽ đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng. đặc điểm kỹ thuật, phù hợp với quy định của
hợp đồng...
 Về hình thức hợp đồng:
Theo Điều 27.2 Luật Thương mại Việt Nam 2005 thì hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế phải được ký kết bằng văn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tương
đương. Ngoài ra, Việt Nam cũng đã tuyên bố bảo lưu Điều 11 của Công ước Viên 1980
nên nhất thiết các hợp đồng được ký kết phải được thực hiện dưới hình thức văn bản.
Nếu có sai phạm về hình thức, Tòa án Việt Nam hoặc Trọng tài tại Việt Nam có thể
tuyên hợp đồng vô hiệu. Phương án tốt nhất khi giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế là nên soạn thảo hợp đồng bằng văn bản vì các nội dung sẽ được thể hiện rõ
ràng, tiện lợi cho việc giải quyết tranh chấp sau này.
 Về vấn đề chọn luật áp dụng:
Ngoài việc các bên phải ghi rõ luật áp dụng, thì điều khoản Incoterms cũng
thường xảy ra tranh chấp khi các bên không xác định cụ thể Incoterms năm nào hoặc
ghi sai tên cảng. Thực tiễn xét xử cho thấy các trung tâm trọng tài thường chọn

41
Incoterms năm gần nhất trong trường hợp các bên không ghi rõ. Bên cạnh đó, mỗi điều
kiện Incoterms đi kèm cảng đến hay cảng đi khác nhau nên trong hợp đồng cần ghi
chính xác.
 Vấn đề ngôn ngữ trong hợp đồng:
Hợp đồng có hiệu lực từ ngày ký, bất cứ thay đổi hay bổ sung nào đều cần sự
nhất trí của 2 bên.
Hợp đồng được viết bằng tiếng anh, hai bên sẽ ký 4 bản gốc, mỗi bên giữ 2 bản
gốc và các bản Fax được công nhận.
 Nhiệm vụ
Nếu người mua vi phạm Thỏa thuận cam kết, Masan sẽ có tất cả các biện pháp
khắc phục có sẵn theo luật.
Đối với việc mua hàng hóa, biện pháp khắc phục duy nhất của bên bán trong
trường hợp vi phạm thỏa thuận này là bồi thường thiệt hại với số tiền bằng với chênh
lệch giữa giá thị trường tại thời điểm vi phạm và giá mua được quy định trong thỏa
thuận. Bên mua có nhiệm vụ thanh toán tiền trước khi bán hàng hóa tại cửa hàng hoặc
siêu thị của mình.
4.4.2 Thủ tục
Thủ tục hải quan là những thủ tục cần thiết nhằm đảm bảo hàng hóa, phương tiện
vận tải được nhập khẩu/ nhập cảnh vào một quốc gia hoặc xuất khẩu/ xuất cảnh ra khỏi
biên giới của một quốc gia.
Đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, việc thông quan hàng hóa là một bước bắt
buộc, nhằm mục đích:
 Để cơ quan Nhà nước tính và thu thuế.
 Để quản lý số lượng hàng hóa, đảm bảo hàng hóa ra/ vào lãnh thổ Việt
Nam không thuộc danh mục hàng cấm.
Quy trình thủ tục hải quan
1. Khai và nộp tờ khai hải quan:
Trước đây, tờ khai hải quan được làm theo mẫu, người làm thủ tục hải quan tiến
hành điền đầy đủ thông tin vào mẫu này. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các Chi cục hải
quan đã chuyển sang khai và nộp tờ.
2. Lấy kết quả phân luồng:

42
Quy trình thủ tục hải quan tiếp theo sau khi khai và nộp tờ khai hải quan chính là
lấy kết quả phân luồng. Có 3 loại phân luồng là: luồng xanh, luồng vàng, luồng đỏ.
 Luồng xanh:
Nếu kết quả là luồng xanh thì xem như là một tín hiệu may mắn rồi! Tuy nhiên,
luồng xanh này được phân thành 2 loại: luồng xanh có điều kiện và luồng xanh không
có điều không có điều kiện.
Luồng xanh có điều kiện: Công ty phải xuất trình thêm các giấy tờ như: C/O (giấy
chứng nhận xuất xứ; giấy kiểm tra chất lượng;… Đối với loại luồng xanh này, công ty
bắt buộc phải đến chi cục hải quan để làm các thủ tục liên quan.khai bằng hình thức hải
quan điện tử.
Luồng xanh không điều kiện: đối với trường hợp này, các bước công việc vẫn
phải làm tương tự như tờ khai luồng vàng. Tức là công ty phải in tờ khai ra, đưa cho
chủ hàng ký và đóng dấu. Tiếp theo là đưa tờ khai lên chi cục hải quan lấy xác nhận,
sau đó ra cảng làm thủ tục lấy hàng. Tuy là tương tự với luồng vàng nhưng thời gian
tiếp nhận xem xét và đóng dấu sẽ nhanh hơn (trong trường hợp tờ khai không có bất cứ
một vấn đề gì).
 Luồng vàng:
Đối với luồng vàng, phải xuất trình một bộ hồ sơ bao gồm các chứng từ sau:
 Tờ khai hải quan.
 Hợp đồng ngoại thương.
 Hóa đơn thương mại.
 Chi tiết đóng gói hàng hóa.
 Các chứng từ khác: C/O, giấy kiểm tra chất lượng,…
Các bước thực hiện tương tự như đối với luồng xanh có điều kiện nêu trên.
 Luồng đỏ:
Luồng đỏ là luồng có mức độ kiểm tra cao nhất, phải làm nhiều thủ tục và tốn
nhiều chi phí, thời gian cũng như công sức của cả chủ hàng và chi cục hải quan. Đối
với luồng này sẽ phải kiểm tra thực tế hàng hóa sau khi kiểm tra hồ sơ giấy.
Công ty vẫn phải chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ tương tự như ở luồng vàng. Sau khi bộ
phận hải quan tiếp nhận duyệt hồ sơ sẽ chuyển sang cho bộ phận kiểm hóa. Tiếp theo,
công ty phải đăng ký kiểm hóa, xuống cảng làm thủ tục hạ hàng và đưa vào khu kiểm
hóa. Cuối cùng là liên hệ với cán bộ hải quan xuống làm thủ tục kiểm tra.
Có 2 hình thức kiểm hóa:

43
 Kiểm hóa bằng máy soi (kiểm soi).
 Kiểm hóa thủ công.
Sau bước kiểm hóa, cán bộ hải quan sẽ về chi cục làm các thủ tục cần thiết. Làm
biên bản kiểm hóa, nếu mọi thứ đều ổn sẽ làm thủ tục bóc tờ khai là hoàn thành.
3. Nộp thuế:
Bước cuối cùng trong quy trình thủ tục hải quan là nộp thuế. Người làm thủ tục
hải quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu phải tiến hành việc nộp thuế theo quy định.
Hiện nay, có các hình thức nộp thuế hải quan như: nộp ngay, ân hạn, bảo lãnh
ngân hàng,…
Để có thể thực hiện các thủ tục hải quan công ty có thể đến Chi cục hải quan cửa
khẩu (cảng biển quốc tế, cảng hàng không quốc tế,…) hoặc Chi cục hải quan ngoài cửa
khẩu (cảng nội địa).

44
CHƯƠNG 5: CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG
5.1 Thương hiệu
Chin-su tương ớt là nhãn hàng vô cùng quen thuộc với hàng chục triệu người tiêu
dùng Việt Nam. Theo báo cáo thường niên của công ty Masan, tương ớt Chin-su chiếm
đến 71% thị phần so với các sản phẩm tương ớt khác. Với khẩu hiệu “Đượm vị cay
bùng vị ngon”, tương ớt của hãng từ lâu đã trở thành một gia vị không thể thiếu giúp
bạn thưởng thức món ăn ngon hơn.

Từ khi ra mắt đến nay, tương ớt Chin-su đã chinh phục người tiêu dùng khắp nơi
với vị cay thơm của ớt và dậy thanh mùi tỏi đặc biệt. Trải qua gần hai thập kỷ, tương ớt
Chin-su luôn là một trong những sản phẩm chủ lực mang về doanh thu “khủng” cho
Masan Consumer, giúp công ty luôn giữ vị trí dẫn đầu top 10 công ty thực phẩm uy tín
trong nhiều năm.
Những lí do khách hàng nên lựa chọn tương ớt Chin-su:
Nguồn nguyên liệu đạt chuẩn về chất lượng: Tương ớt Chin-su được làm từ nước,
đường, ớt tươi, cà chua cô đặc, tỏi tươi và một số gia vị khác. Để đảm bảo nguồn gốc
nguyên liệu, công ty Masan đã yêu cầu các nhà cung cấp nước ngoài phải đảm bảo các
giấy chứng nhận xuất xứ, chứng nhận an toàn thực phẩm kiểm dịch nguyên liệu có
nguồn gốc từ thực vật không biến đổi gen,…Sản phẩm tương ớt Chin-su sử dụng nước
trái ớt đỏ chín được trồng tại trang trại đạt chuẩn với quy trình sản xuất hiện đại. Nhờ
sự kỹ lưỡng trong việc lựa chọn nguyên liệu, Chin-su tương ớt đem đến hương vị cay
vô cùng hấp dẫn, tuyệt đối không dùng đến vị cay nhân tạo.
Tương ớt Chin-su là sự kết hợp hoàn hảo với các món ăn: tương ớt Chin-su xay
nhuyễn là chất kích thích vị giác của khách hàng trong việc sử dụng với các món ăn
quen thuộc, vừa khiến người ăn ngon miệng, vừa ấm người trong những ngày thời tiết
đặc trưng ở Hàn Quốc.
Hương vị hoàn toàn đặc trưng: tương ớt Chin-su đặc biệt ở chỗ không lấy vị cay
làm chủ đạo, nó không sánh hay cay như tương ớt ở Hàn, mà nó lại có vị cay thanh,
thêm chút thơm và ngọt bùi của tỏi, vừa đủ đậm đà, mang lại cảm giác mới lạ mà
không mất đi vị nguyên bản vốn có của người Hàn khi sử dụng sản phẩm.
5.2 Định vị thị trường mục tiêu

45
Chất lượng cao

Giá thấp Giá cao

Chất lượng thấp

Có thể nói, tương ớt Gochujang là thương hiệu ở Hàn Quốc được biết đến lâu.
Đối với các điểm mạnh từ khâu sản xuất đến chất lượng tiêu dùng thì ít loại tương
ớt nào có thể so sánh được. Thế nhưng, với định vị khách hàng mục tiêu rõ ràng, tương
ớt Chin-su tin chắc sẽ cạnh tranh với tương ớt Gochujang một cách hiệu quả bởi chất
lượng cũng như hương vị mà Chisu mang lại.
Cùng phân khúc đó tại thị trường Hàn Quốc là tương trộn Ssamjang cũng là một
lựa chọn của người Hàn trong các bữa ăn của gia đình, cho thấy sự đa dạng trong cách
dùng các loại nước chấm của khách hàng tại đây.
Như vậy tại thị trường Hàn Quốc, nhóm định vị cho sản phẩm Chin-su của Masan
tại phân khúc giá trung bình- cao với sản phẩm tương ớt tại Việt Nam nhưng mang chất
lượng và tầm cao tại Châu Á.
5.3 Công cụ giao tiếp/truyền thông

Hiện nay, Hàn Quốc được biết đến là thành phố của vị cay. Các món ăn mang vị
cay luôn được người dân nơi đây ưa chuộng. Hàn Quốc còn là một quốc gia đầy màu
sắc, thị trường rộng, nhu cầu tiêu dùng cũng như cách tiếp cận của mỗi khu vực là khác
nhau. Do vậy, để tăng sự nhận biết thương hiệu trong thị trường mới này so với 2
thương hiệu tương ớt quen thuộc Ssamjang, Gochujang nơi đây và để thành công trong
chiến lược marketing. Tương ớt Chin-su của Masan cần xây dựng Chiến lược
Marketing phù hợp với đặc điểm thị trường, đồng thời tận dụng triệt để các công cụ
truyền thông quen thuộc, gần gũi với người tiêu dùng để tăng khả năng thành công.

46
5.3.1 Marketing trực tiếp (Direct Marketing)

Người tiêu dùng Hàn Quốc thường mua thực phẩm tại các siêu thị vừa và nhỏ
(29,8% số người trả lời), các đại siêu thị (27,8%) và các chợ truyền thống (27,2%). Ở
khu vực thủ đô Seoul, một tỷ lệ lớn người tiêu dùng mua sắm thực phẩm tại các siêu thị
và đại siêu thị, trong khi ở các vùng nông thôn, người tiêu dùng thường xuyên mua
thực phẩm tại các chợ truyền thống. Thế hệ trẻ và những người có thu nhập cao có xu
hướng mua thực phẩm tại các đại siêu thị nhiều hơn.
Bảng 2: Xu hướng tiêu dùng của người Hàn Quốc
Siêu thị vừa Đại siêu Chợ truyền Chuỗi
Nơi khác
và nhỏ thị thống siêu thị
Tổng cộng 29,8 27,8 27,2 9,1 6,3
Thủ đô 32,0 28,7 22,0 9,6 7,8
Khu vực Nông 25,1 25,2 36,9 8,4 4,4
thôn
Dưới 39 33,4 33,3 13,7 11,1 8,5
Tuổi 60-69 26,7 21,4 38,2 9,0 4,8
Sinh viên 28,5 35,7 17,2 11,7 7,2
1.000 32,4 15,8 36,8 6,2 8,9
Thu nhập USD
hàng Trên 25,9 35,2 16,7 14,8 7,5
tháng 6.000
USD

5.3.1.1 Chuỗi siêu thị

E-mart, Lotte Mart, Home Plus Mart, … là những chuỗi siêu thị được người dân
Seoul tin dùng với nhiều tiện ích như tiết kiệm thời gian quan trọng cũng như tiền bạc
của mình vì siêu thị cung cấp cho khách hàng của họ các ưu đãi giảm giá trong suốt cả
năm. Họ cũng có một số món ăn và đồ ăn nhẹ độc đáo của Hàn Quốc cho khách hàng

47
dùng thử. Vì không có một sản phẩm nào của Hàn Quốc không có sẵn tại Mart. Nó
cũng nổi tiếng với mua sắm thực phẩm vì giá cả hợp lý, đáp ứng được hầu hết nhu cầu
của người tiêu dùng. Các bà nội trợ thường mua nguyên liệu từ GS25.
5.3.1.2 Chợ truyền thống

Bên cạnh đó, Gyeongdong, Gwangjang và Namdaemun nằm trong số những chợ
nổi tiếng nhất ở Seoul. Có thể nói chợ Dongaemun và Namdaemun là hai trong số
những khu vực đông người nhất tại Seoul. Hai chợ này đều đông đúc với cả khách du
lịch và dân địa phương nhằm tìm kiếm những vụ mua bán có lời và tất cả mọi thứ từ
thời trang đến các gia vị nấu ăn, … đều được tìm thấy ở đây.
5.3.1.3 Marketing tại điểm bán

Nhắm đến việc phân phối hàng hóa tại các cửa hàng nhằm thúc đẩy bán hàng tới
người tiêu dùng. Từ đây người tiêu dùng dễ hình dung và cảm nhận sản phẩm tốt hơn.
Tại điểm bán sẽ thực hiện chương trình dùng thử để lắng nghe khách hàng cảm nhận từ
đó có thể cải thiện sản phẩm phù hợp hơn với người dân Hàn Quốc.

 Do đó, Masan sẽ tiến hành tiếp cận hình thức mua hàng này của người
tiêu dùng bằng cách đặt poster, banner quảng cáo, sử dụng các chiêu thức khuyến mãi,
kết hợp với các món ăn nhẹ trong siêu thị để giới thiệu với khách hàng về sự tồn tại của
sản phẩm, tăng sự nhận diện thương hiệu, cũng như tạo cơ hội quảng bá thương hiệu,
tìm kiếm những đối tác tiềm năng, mở rộng thị trường cho công ty.
5.3.2 Marketing online

Mua thực phẩm trên mạng chưa phải là một thói quen thường xuyên đối với
người tiêu dùng Hàn Quốc. Có 15,8% số hộ gia đình trả lời là họ sử dụng internet để
đặt mua thực phẩm một cách thường xuyên. Giới trẻ sử dụng internet để đặt mua thực
phẩm nhiều hơn. Lý do chính khiến người tiêu dùng đặt mua thực phẩm qua mạng là vì
giá rẻ hơn (26,5%) và có dịch vụ vận chuyển tận nhà (23,7%). Mức độ hài lòng của
khách hàng khi đặt mua thực phẩm qua mạng tương đối cao. 71,4% số người sử dụng
kênh mua sắm này hài lòng về giá cả và 70,4% hài lòng về chất lượng. Cho nên việc
tăng nhận diện thương hiệu cho người tiêu dùng qua website vẫn có tính khả thi cao và
phát triển trong tương lai.

48
5.3.2.1 Website/ Fanpage chính

Hàn Quốc hiện có quy mô dân số 51,2 triệu người với tổng sản phẩm trong nước
(GDP) đạt 1,8 ngàn tỉ USD, xếp thứ 7 trên thế giới và thứ 3 ở châu Á về quy mô thị
trường thương mại điện tử. Kết quả này được cho là nhờ vào việc Hàn Quốc là quốc
gia có tốc độ kết nối Internet trung bình cao nhất thế giới. Tạo website chính thức của
tương ớt Chin-su tại thị trường Hàn Quốc. Thông qua website chạy các chương trình
quảng cáo, đưa các hình ảnh về sản phẩm, nêu lên thông điệp, chất lượng sản phẩm, địa
điểm bày bán … Ngoài website chính thức của Masan khách hàng cũng có thể truy
cập, tìm kiếm thông tin sản phẩm qua Facebook, Instagram, các video clip được đăng
tải trên mạng xã hội. Có thể chạy quảng cáo trên Facebook, Instagram để tăng độ nhận
diện, hoặc tạo nên các challenge liên quan đến việc dùng sản phẩm để tạo sự thích thú
cho đối tượng có thể trở thành khách hàng tiềm năng.
5.3.2.2 Trang bán hàng trực tuyến

Nhận thấy sự phát triển của thương mại điện tử cũng như thấy các website bán
hàng trực tuyến ở Hàn Quốc chiếm đến 42% doanh số bán lẻ của cả nước. Ngoài việc
bán hàng trực tiếp, Masan còn lựa chọn phân phối sản phẩm trên trang bán hàng trực
tuyến như Gmarket, Coupang, 11Street, … nhằm tiếp cận được nhiều khách hàng hơn.
5.3.2.3 Cổng thanh toán trực tuyến

Liên kết với các cổng thanh toán trực tuyến tạo điều kiện cho người tiêu dùng sử
dụng thuận lợi, dễ dàng thanh toán. Khi mua sắm trực tuyến trên điện thoại, 34% người
Hàn Quốc sử dụng dịch vụ cổng thanh toán trực tuyến như Naver Pay, Kakao Pay,
Samsung Pay, Paypal. 29% ưa sử dụng các ứng dụng thanh toán của ngân hàng.
5.3.2.4 Truyền thông qua truyền hình

Masan sẽ trình chiếu các TVC quảng cáo được thực hiện bởi đội ngũ Masan hoặc
thuê KOLs để thực hiện TVC thể hiện từng công dụng, sự khác biệt và tính năng đặc
biệt của sản phẩm tương ớt Chin-su so với sản phẩm tương ớt đã có trên thị trường Hàn
Quốc.

49
5.4 Ngân sách truyền thông

Dựa trên các chiến lược truyền thông trên tương ớt Chin-su thâm nhập thị trường
Hàn Quốc được dự trù ngân sách truyền thông như sau:
Bảng 3:Ngân sách truyền thông
Phương
tiện Thời gian
Kênh Hình thức Tổng chi phí
truyền thực hiện
thông
Quảng bá sản phẩm, chào
hàng tại 2 chuỗi siêu thị
lớn ở Seoul: Lotte Mart,
Chuỗi siêu Home Plus Mart:
thị 31.500.000
- In ấn, thiết kế banner
VNĐ/tháng
- Thuê vị trí treo banner

- Tổ chức buổi dùng thử


6 tháng từ cho khách và thử thách.
Marketing ngày
3 chợ lớn: Gyeongdong,
trực tiếp 1/1/2021
Dongaemun và
-31/6/2021 Chợ truyền
Namdaemun: 12.000.000
thống
VNĐ/tháng
- In ấn, thiết kế banner

- Thuê vị trí treo banner


Marketing
- Tổ chức buổi dùng thử
tại điểm
cho khách. 13.000.000
bán
VNĐ/tháng
- Chính sách khuyến mãi

Marketing 6 tháng từ Website/ - Tạo fanpage hình ảnh 25.000.000

50
online ngày chủ đạo, nêu thông điệp
1/1/2021 sản phẩm
-31/6/2021
- Viết nội dung quảng
cáo, thiết kế banner chạy
ads, tăng tương tác, giữ
tương tác Page và giữ
fanpage
chân khách hàng
chính
VNĐ/tháng
- Bài viết PR, tăng tính
nhận diện thương hiệu
khoảng 900.000 người
trên Facebook,
Instagram,…

- Banner trên các clip


mạng xã hội
- Đặt Banner Ads

- Viết bài post trên


fanpage của Gmarket,
Trang bán Coupang.
hàng trực
30.000.000
tuyến - Quảng cáo bằng Story:
VNĐ/tháng
đăng bài story tối đa là 5
bài mỗi tháng, và kèm
link dẫn đến fanpage
chính của Masan.

- Chiết khấu 5%
Cổng - Chạy quảng cáo, 5.000.000
thanh toán chương trình khuyến mãi VNĐ/tháng
trực tuyến trên Naver Pay, Kakao
Pay, Samsung Pay,

51
Paypal.

Truyền
- Phát trực tiếp đài truyền
thông qua
hình SBS vì có độ phủ 20.000.000
truyền
sóng rộng, được đông
hình khán giả ở Hàn Quốc VNĐ/tháng
theo dõi.

180.000.000
VNĐ/TVC, chụp
- KOLs mời Lee Min Ho
hình. Sử dụng
“Ông hoàng trong làng
quảng cáo” làm đại sứ trong 1 năm
thương hiệu.
15.000.000
VNĐ/tháng
151.500.000
Tổng chi phí VNĐ/ tháng

52
CHƯƠNG 6: KẾ HOẠCH KINH DOANH
6.1 Dự báo bán hàng
6.1.1 Chi phí dự kiến
Bảng 4: Chi phí dự kiến (đơn vị tính: VNĐ)
ST Tính theo 1
Tên các khoản chi phí Tính theo 1 năm
T tháng
Chi phí cố định
1 Chi phí thuê mặt bằng
10.000.000 120.000.000
đặt/treo banner, poster
2 Chi phí thuê kho 30.000.000 360.000.000
3 Chi phí sản xuất 42.000.000 504.000.000
4 Khấu hao tài sản cố định 5.000.000 60.000.000
Tổng chi phí cố định 87.000.000 1.044.000.000
Chi phí biến đổi
5 Chi phí Marketing 151.500.000 1.818.000.000
6 Chi phí logistic 3.877.750 46.533.000
7 Chi phí nhân viên văn
150.000.000 1.800.000.000
phòng,marketing
8 Chi phí nhân viên kho
(giám sát, kỹ thuật, vận 120.000.000 1.440.000.000
chuyển)
Tổng chi phí biến đổi 425.377.750 5.104.533.000
Tổng chi phí 512.377.750 6.148.533.000
6.1.2 Giá vốn và giá bán

Chi phí tăng thêm trên 1 sản phẩm

53
Số lượng sản phẩm trong 1 tháng bán ra là 8500 sản phẩm (500 can lớn loại 2,1kg
và 8.000 chai loại 250g = 3 tấn 50 kg).

Chi phí tăng thêm trên mỗi gam = Tổng chi phí 1 tháng/ Tổng trọng lượng sản
phẩm= ~168 VNĐ/gam.
Bảng 5: Định giá sản phẩm (Đơn vị tính: VNĐ)

Giá Giá vốn Lợi Giá bán


bán tại tại thị nhuận tại Hàn
Chi phí
thị trường mong Quốc
tăng
Sản phẩm trường Hàn muốn
thêm (VNĐ)
Việt Quốc (%)
(VNĐ)
Nam
(VNĐ)
(VNĐ)

12.000 42.000 54.000 30% ~70.000

Tương ớt CHIN-SU 250g

16.000 42.000 58.000 50% ~87.000

Tương ớt CHIN-SU Siêu Cay 250g

54
64.000 352.800 416.800 30% ~542.000

Tương ớt CHIN-SU can lớn 2,1kg

6.1.3 Doanh thu dự kiến/tháng


Bảng 6:Doanh thu dự kiến (Đơn vị tính: VNĐ)
Mặt hàng Giá bán tại Hàn Số lượng bán Doanh thu
Quốc
Tương ớt CHIN- 70.000 4000 280.000.000
SU 250g

Tương ớt CHIN- 87.000 4000 348.000.000


SU Siêu Cay 250g

Tương ớt CHIN- 542.000 500 271.000.000


SU can lớn 2,1kg

Tổng 8500 899.000.000


6.1.4 Lợi nhuận
Bảng 7:Tổng các chi phí và doanh thu sau 1 tháng (Đơn vị tính: VNĐ)

55
ST Hạng mục Thành tiền
T
1 Tổng doanh thu 899.000.000
2 Tổng chi phí 512.377.750
3 Thuế doanh nghiệp phải nộp (20%) 179.800.000
4 Tổng doanh thu đã trừ thuế 719.200.000

Tỷ suất hoàn vốn 1 tháng

ROI= (doanh thu thực- chi phí)/ chi phí

= (719.200.000- 512.377.750) / 512.377.750

= 0,4037

Như vậy, với ROI= 40,37% có nghĩa với mỗi sản phẩm bán ra với mức giá như
trên thì Masan sẽ thu lại được lãi cụ thể là với 1 đồng chi phí đầu tư bỏ ra Masan sẽ thu
lại được 0,4037 đồng lợi nhuận.
6.1.5 Điểm hòa vốn

Điểm hòa vốn là điểm cho biết tại thời điểm nào một khoản đầu tư sẽ bắt đầu đem
lại lợi nhuận dương. Dựa trên những chi phí và giá bán sản phẩm đã xác định được ở
trên, ta có kết quả tính điểm hòa vốn như sau:

Điểm hòa vốn= chi phí cố định/ (giá bán – chi phí biến đổi).
Bảng 8: Điểm hòa vốn (Đơn vị tính: VNĐ)
F = chi phí cố định 1 tháng x 12 (tháng) = 1.044.000.000 VNĐ
V’ ( 1kg) =v (tháng) / 3050; với: v= 425.377.750

V’ ( 1kg) = 139.468 VNĐ/kg. V (chi phí biến đổi)= V’ ( 1kg)*sản lượng kg


Giá bán cho 1 kg= giá trung bình 1g x 1000 với P(1g)=(P(chai 250g)/250+ P(chai

56
siêu cay)/250 + P(can 2,1kg)/2100)/3

P= 295.365 VNĐ
Sản lượng 3050 6696 6697 9150
kg
F (chi phí cố
1.044.000.000 1.044.000.000 1.044.000.000 1.044.000.000
định)
V (chi phí 425.377.400 933.877.728 934.017.196 1.276.132.200
biến đổi)
Tổng chi phí 1.469.377.400 1.977.877.728 1.978.017.196 2.320.132.200
Tổng doanh 900.863.250 1.977.764.040 1.978.059.405 2.702.589.750
thu
Lợi nhuận -568.514.150 -113.688 42.209 382.457.550

Nhìn vào bảng trên ta thấy ở cột sản lượng 3050 kg thì lợi nhuận thu được là:

-568.514.150VNĐ tức sau tháng đầu tiên bán ra vẫn chưa có lợi nhuận, nhưng khi
sản lượng tăng 6.697 kg thì lợi nhuận lại là 42.209 VNĐ, điều này có nghĩa khi Masan
bán được 6.697 kg tương ớt Chin-su thì công ty bắt đầu có lợi nhuận dương. Sau khi
bán được 9.150kg tương đương 3 tháng lợi nhuận đạt 382.457.550 VNĐ.

Dưới đây là biểu đồ thể điểm hòa vốn của Masan.

Hình 9:
Biểu đồ
điểm
hòa vốn
của
Masan

57
6.2 Chi phí chung quốc tế
6.2.1 Gía vốn

Xuất khẩu 500 can lớn loại 2,1kg tương đương 1.050 kg.

Xuất khẩu 4.000 chai loại 250g tương đương 1.000 kg.

Xuất khẩu 4.000 chai loại 250g dòng tương ớt siêu cay tương đương 1.000 kg.

Chi phí sản xuất/ nhập sản phẩm (giả định mỗi sản phẩm tương ớt 250g có tiền vốn là
3.000 VNĐ, mỗi sản phẩm tương ớt 250g loại siêu cay có tiền vốn là 4.000VNĐ, loại
can lớn 2,1kg có tiền vốn là 16.000 VNĐ, giá vốn bằng ¼ giá thị trường).

3000x4000=12.000.000 VNĐ (12 triệu VNĐ)

4000x4000=16.000.000VNĐ (16 triệu VNĐ)

16000x500=8.000.000 VNĐ (8 triệu VNĐ)

 Tổng số tiền vốn cho 1 tháng nếu xuất khẩu 3 tấn 50kg là 36 triệu VNĐ .

Kế hoạch sẽ xuất 3 tấn 50kg /1 tháng trong 6 tháng đầu tiên (216 triệu VNĐ),
xuất 6,1 tấn/ 1 tháng (72 triệu VNĐ) trong 6 tháng sau (432 triệu VNĐ), tổng cộng 648
triệu VNĐ/năm.

Nhập ít sản phẩm loại can lớn, nhiều sản phẩm loại 250g, vì đây là lần đầu tương
ớt Chin-su thâm nhập vào thị trường Hàn Quốc, người tiêu dùng sẽ e ngại mua sản
phẩm dung tích lớn. Thay vào đó, họ sẽ cò xu hướng mua các sản phẩm dung tích nhỏ
để dùng thử và trải nghiệm chất lượng sản phẩm.
6.2.2 Chi phí hoạt động marketing truyền thông tại Hàn Quốc ( dựa trên
ngân sách 5.4).

Marketing trực tiếp: 56,5triệu VNĐ/ 1 tháng.

Marketing Online: 95 triệu VNĐ/ 1 tháng.

58
Tổng chi phí Marketing: 151,5 triệu VNĐ/ 1 tháng.
6.2.3 Chi phí Logistics: sẽ tính theo FOB.

Khi sử dụng điều khoản FOB trong mua bán hàng hóa, người bán phải có trách
nhiệm mang hàng từ kho người bán ra cảng, và xếp hàng lên tàu. Người bán sẽ phải
chịu mọi chi phí vận chuyển hàng, làm thủ tục xuất khẩu, thuế (nếu có) cũng như các
chi phí phát sinh. Người mua sẽ book tàu vận chuyển hàng, chịu chi phí cước biển, làm
thủ tục thông quan nhập khẩu, thuế (nếu có) cũng như các chi phí phát sinh khác, cho
đến khi hàng về đến kho người mua, tạo điều kiện thuận lợi cho cả người xuất nhập
khẩu và những cán bộ giám sát.

Về chi phí vận chuyển, chiếm tỷ trọng khá lớn, chiếm từ 1/3 đến 2/3 chi phí lưu
thông phân phối. Thêm vào đó, chi phí vận chuyển không ngừng tăng do giá nhiên liệu
ngày càng leo thang. Để góp phần giảm thiểu chi phí vận chuyển, giải pháp phổ biến là
tăng khả năng sử dụng trang thiết bị, công cụ, phương tiện vận chuyển bằng cách thiết
kế các sản phẩm đóng gói bao bì, hàng hóa tiện cho việc xếp dỡ.. . Chi phí vận chuyển
dự trù từ nhà kho Masan (khu công nghiệp Đồng An, tỉnh Bình Dương) đến cảng Bình
Dương là 1 triệu VNĐ với lô hàng 3 tấn 50kg và 1 triệu 500 nghìn VNĐ với lô hàng
6,1 tấn.

Ngoài ra còn có các chi phí khác như: Phi chứng từ, Phí xếp dỡ, Phí kho hàng lẻ,
Phí khai báo hải quan. Cụ thế, chi phí vận chuyển thể hiện qua bảng sau:

Kế hoạch: Trong 6 tháng đầu bán 3 tấn 50kg/ mỗi tháng; trong 6 tháng sau bán
6,1 tấn /mỗi tháng.
Bảng 9: Ước tính chi phí Logistic
Mỗi tháng trong 6 tháng Mỗi tháng trong 6 tháng
đầu (3 tấn 50kg/1 tháng) sau (6,1 tấn/ 1 tháng)
Phí chứng từ (DOC) 25 USD 25 USD
Phí xếp dỡ (THC) 24 USD 48 USD
Phí kho hàng lẻ (CFS) 6,18 USD 12,36 USD
55,18 USD tương đương 85,36USD tương đương

59
1.278.200VNĐ 1.977.300 VNĐ
Phí khai báo hải quan 1.000.000 VNĐ 1.000.000 VNĐ
Phí vận chuyển 1.000.000 VNĐ 1.500.000 VNĐ
3.278.200 VNĐ/ 1 tháng 4.477.300 VNĐ/ 1 tháng

6 tháng đầu: 19.669.200 6 tháng sau: 26.863.800


VNĐ VNĐ
Tổng chi phí Logistic 46.533.000 VNĐ

60
6.2.4 Thuế xuất khẩu

Thuế xuất khẩu mặt hàng tương ớt sang thị trường Hàn Quốc là 0%, vì thế không
có chi phí dành cho thuế.

61
Hình 10:Tra cứu biểu thuế theo hiệp định thương mại tự doViệt Nam – Hàn Quốc giai
đoạn 2018 - 2022

62
Dựa vào chi phí và mức giá hiện tại trên thị trường của đối thủ cạnh tranh thì mức giá
bán tương ứng tại thị trường Seoul Hàn Quốc là:

- Sản phẩm tương ớt loại can 2,1 kg: 542.000 VNĐ.


- Sản phẩm tương ớt loại 250g: 70.000 VNĐ.
- Sản phẩm tương ớt loại siêu cay 250g: 87.000 VNĐ.
- Gía bán tại Hàn Quốc= giá gốc + chi phí phát sinh/ 1 sản phẩm + VAT.
6.3 Business model canvas
Bảng 10:Mô hình BMC của Masan
8. Những 6. Những 2. Giá trị cung cấp 4. Mối quan 1. Phân
đối tác hoạt động hệ khách hàng đoạn
chính chính - Cung cấp tương ớt khách
có hương vị cay - Đem lại sự hàng
- Công ty - Cung cấp nồng, phù hợp với hài lòng cho
vận chuyển sản phẩm khẩu vị của Hàn khách hàng - Giới trẻ
tương ớt Quốc có độ tuổi
- Các cửa Chin-su - Xây dựng uy từ 15-25
hàng, đại lý - Quảng bá hình ảnh tín, tin cậy cho tuổi
bán lẻ tương ớt Việt Nam ra sản phẩm
7. Nguồn thế giới 3. Kênh phân - Các bà nội
lực chính phối trợ
- Góp phần phát triển
- Nguồn ẩm thực Hàn Quốc - 3chuỗi siêu - Người
gốc, nguyên thị: E-mart, Việt tại
liệu tươi Lotte mart, Hàn Quốc
ngon, đảm Home plus
- Khách du
bảo an toàn mart
lịch
vệ sinh thực
phẩm - 4 chợ lớn:

- Quy trình Gyeongdong,


sản xuất Gwangjang,
hiện đại Dongaemun và

63
- Thương Namdaemun
hiệu có uy
tín tại Việt -Các điểm bán
Nam
- Website/
Fanpage: FB,
Instagram,..

- Trang bán
hàng trực
tuyến:
Gmarket,
Coupang,
11street

- Cổng thanh
toán trực
tuyến:
Samsung pay,
Kakao pay,…

9. Cấu trúc chi phí 5. Dòng doanh thu

- Chi phí logistic - Các nhà phân phối

- Chi phí marketing - Khách hàng cá nhân

- Chi phí sản xuất

- Chi phí bán hàng

64
KẾT LUẬN
Chiến lược tiếp thị toàn cầu giúp doanh nghiệp có thể liên kết với thị trường thế
giới nhưng cần chú ý đến văn hóa cũng như thói quen, tình hình chính trị, chính sách
của của từng quốc gia. Với việc thâm nhập tương ớt Chin-su vào thị trường Hàn Quốc,
Masan sẽ gặp nhiều thuận lợi và khó khăn đòi hỏi doanh nghiệp phải xác định rõ cách
thức thâm nhập, phân tích đúng khách hàng mục tiêu và phân khúc thị trường để giúp
sản phẩm tương ớt Chin-su dễ dàng thành công tại thị trường này và vươn xa ra tầm thế
giới.
Tóm lại, bằng sự cố gắng và niềm thích thú tìm hiểu về đề tài: “Kế hoạch xuất
khẩu tương ớt Chin-su sang thị trường Hàn Quốc” nhóm đã phân tích và đưa ra một số
thông tin về xuất khẩu sản phẩm sang một thị trường khác. Tuy vẫn còn vài chỗ thiếu
sót vì kĩ năng thực tế, hạn chế về khả năng tiếp thu 100% kiến thức, mong cô sẽ chỉ
dẫn, góp ý để bài cáo trở nên hoàn thiện hơn và hi vọng nó sẽ là nguồn tài liệu tham
khảo để hỗ trợ phát triển các đề tài tiếp theo.
Đồng thời, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô. Cảm ơn cô đã
giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức vô cùng bổ ích từ chương trình học và trải nghiệm
thực tế, nhiệt tình giải đáp những thắc mắc của nhóm chúng em trong suốt quá trình
học và làm bài báo cáo cuối kì. Nhóm em chúc cô sẽ luôn tràn đầy nhiệt huyết để có
thể trao kiến thức, tiếp lửa cho những thế hệ sinh viên chúng em tự tin vững bước trên
con đường sự nghiệp của mình.

65
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Hải, T. (2016). vinanet. Retrieved from vinanet: http://vinanet.vn/thi-truong1/xu-
huong-tieu-dung-thuc-pham-tai-han-quoc-640075.html
trungtamwto. (2020, 4 15). Retrieved from trungtamwto:
https://trungtamwto.vn/chuyen-de/15248-thao-go-kho-khan-cho-xuat-khau-sang-han-
quoc
tuongotchinsu. (2019, 8 9). Retrieved from tuongotchinsu:
https://tuongotchinsu.net/quy-cach-dong-goi-cac-san-pham-tuong-ot-chin-su.html?
fbclid=IwAR29IeKGPrmoKDJZkXrmWLhorBvqwHT_6fp3vz952OwUUZZCj4Epxgz
iU3A
Vy, N. (2019). thongtinhanquoc. Retrieved from thongtinhanquoc:
https://thongtinhanquoc.com/5-website-ban-hang-truc-tuyen-lon-nhat-han-quoc-nam-
2019/
worldometers. (n.d.). Retrieved from worldometers:
https://www.worldometers.info/world-population/south-korea-
population/#:~:text=South%20Korea%202020%20population%20is,of%20the%20total
%20world%20population.

IMF. “World Economic Outlook Database: Report for Selected Countries and Subjects:
October 2020”

66

You might also like