You are on page 1of 3

Ngoài những cơ hội có được thì Việt Nam cũng sẽ phải đương đầu với những thách

thức không hề nhỏ khi ra nhập TPP, đó là:

Thứ nhất: Về cạnh tranh, thương mại hàng hóa

Với một số chủng loại nông sản có sức ép cạnh tranh là khá lớn khi thuế được đưa
về 0%, trong đó nổi bật là thịt lợn, thịt gà. Một số nông sản khác cũng sẽ gặp khó khăn
nhưng ở mức độ nhẹ hơn. đó là sản phẩm sữa, đậu tương, ngô và nguyên liệu sản xuất
thức ăn gia súc.

Một số sản phẩm công nghiệp mà bạn hàng TPP có thế mạnh cũng có thể gây khó
khăn cho sản xuất của ta, thí dụ như giấy, thép, ô tô. Việc hạ thuế về 0% chủ yếu sẽ gây
giảm thu thuế nhập 

Theo cam kết, các nước TPP phải thực hiện mở cửa tự do thị trường đầu tư, dịch vụ,
thương mại. Thực hiện cam kết này sẽ dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng luồng hàng nhập
khẩu từ các nước TPP vào Việt Nam với giá cạnh tranh, trong khi rào cản kỹ thuật của
Việt Nam chưa có hoặc không cao; điều đó làm cho hàng hóa Việt Nam trên thị trường
nội địa gặp bất

Thứ hai: Về hoàn thiện khung khổ pháp luật, thể chế

TPP đòi hỏi một môi trường kinh doanh minh bạch và có tính cạnh tranh cao. Nhưng
việc triển khai luật này vẫn còn chậm so với yêu cầu đặt ra và chưa thực sự đáp ứng các
yêu cầu cao của hội nhập quốc tế nói chung và tham gia TPP nói riêng. Hệ thống các quy
định của Việt Nam nhìn chung chưa phát triển bằng những hệ thống quy định của các
nước khác thành viên TPP. Do đó, việc đưa hệ thống quy định lên một mức tương xứng
với các bên khác là một thách thức.

Tham gia TPP, thực hiện các cam kết của hiệp định này đặt ra một sức ép rất lớn đối
với việc kiện toàn khung khổ pháp luật và chỉ tiêu theo tiêu Chuẩn quốc tế. Các văn bản
luật quy định chế tài xử phạt đối với các vi phạm về luật sở hữu trí tuệ, môi trường...
chưa được điều chỉnh cho phù hợp để đảm bảo thực thi cam kết của Việt Nam đối với các
bên tham gia TPP.

Thứ ba: Thách thức về xã hội

Cạnh tranh tăng lên khi tham gia TPP có thể làm cho một số doanh nghiệp, trước hết
là các doanh nghiệp vẫn dựa vào sự bao cấp của Nhà nước, các doanh nghiệp có công
nghệ sản xuất và kinh doanh lạc hậu rơi vào tình trạng khó khăn, kéo theo đó là khả năng
thất nghiệp trong một bộ phận lao động sẽ xảy ra

Thứ tư: Về mở cửa thị trường mua sắm công

Đối với Việt Nam, việc mở cửa thị trường mua sắm công (hay mua sắm Chính phủ)
là hoàn toàn mới. Theo TPP, các quy tắc, quy trình trong quá trình lựa chọn nhà thầu phải
ở mức độ yêu cầu cao về tính công bằng, công khai, minh bạch. Việt Nam sẽ phải tổ chức
lựa chọn nhà thầu trong khối nước tham gia TPP (đấu thầu nội khối) hoặc đấu thầu quốc
tế cho phép các nước TPP tham dự thầu. Chủ đầu tư có nghĩa vụ đối xử với nhà thầu,
hàng hóa Việt Nam và nhà thầu, hàng hóa của các nước thành viên nội khối TPP một
cách công bằng.

Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, mở cửa thị trường mua sắm công sẽ gây ra
những tác động bất lợi do sự thâm nhập của các nhà thầu nước ngoài khiến các nhà thầu
nội địa không cạnh tranh nổi; ngược lại, khả năng tiếp cận và thắng thầu của các nhà thầu
nội địa trên thị trường mua sắm công của các đối tác TPP là hầu như không có do hạn chế
về năng lực cạnh tranh. Về lâu dài, nếu không chịu đổi mới, vươn lên, vẫn chờ đợi vào
“quan hệ”, “dựa dẫm” thì khả năng thắng thầu của các nhà thầu Việt Nam trong thị
trường mua sắm công cũng sẽ bị thu hẹp, dẫn đến ảnh hưởng tới công ăn việc làm, thị
phần của doanh nghiệp trong nước. Thách thức lớn nhất hiện nay đó là nhà thầu Việt
Nam phải cạnh tranh sòng phẳng, làm ăn chân chính.
 Thứ 5: Về doanh nghiệp

TPP hướng tới một sân chơi bình đẳng, không phân biệt quốc gia phát triển hay đang
phát triển, trong khi quy định của WTO và các hiệp định khác vẫn có chính sách ưu tiên
cho các quốc gia đang phát triển. Như vậy, rõ ràng đây là bất lợi lớn cho các doanh
nghiệp Việt Nam khi không có đủ tiềm lực để cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp
Mỹ, New Zealand, hay Australia.

 Các nước tham gia TPP cam kết thực thi các yêu cầu cao về môi trường, lao động,
cạnh tranh... và các ràng buộc mang tính thủ tục trong các quy định liên quan đến rào cản
kỹ thuật, vệ sinh dịch tễ.

 TPP đặt ra yêu cầu cao việc thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Nhưng Việt Nam
vẫn chưa có các thiết chế bảo hộ hiệu quả, số vụ việc vi phạm sở hữu trí tuệ còn rất lớn.

Để thu lợi tối đa từ TPP, doanh nghiệp Việt Nam đứng trước thách thức quan trọng
nhất là việc tiến hành tái cơ cấu thành công DNNN. Trước tiên, những doanh nghiệp nào
vẫn còn dựa vào sự bao cấp của Nhà nước, có công nghệ sản xuất và kinh doanh lạc hậu,
việc sử dụng vốn và quản trị thiếu hiệu quả sẽ rơi vào tình trạng khó khăn (thậm chí phá
sản), kéo theo khả năng thất nghiệp trong một bộ phận lao động. Tuy nhiên, đây là tác
động tiêu cực mang tính cục bộ, ngắn hạn.

Ngoài ra, nhân lực cũng là vấn đề tạo khó khăn cho doanh nghiệp. Những doanh
nghiệp yếu thế hơn sẽ bị cạnh tranh rất khốc liệt về lao động bởi doanh nghiệp nước
ngoài có chính sách ưu đãi, trả lương cao hơn để thu hút lao động có tay nghề, chuyên
môn sang làm việc.

You might also like