You are on page 1of 39

Th.S Trần Thu Thủy (0366611136, thuytran@vnu.edu.vn, tran.tt136@gmail.

com )
- INE2028 3

CC 5% BT cá nhân 5% (10-15’)  KT bài cũ TT nhóm 15% GK 15% CK 60%

Thương mại: quá trình trao đổi buôn bán hàng hóa – dịch vụ giữa người này với
người khác

Kinh doanh: lên kế hoạch, khảo sát thị trường, … => để buôn bán 1 hàng hóa nào
đó

KDQT: buôn bán hàng hóa ra ngoài biên giới một quốc gia

KDQT gồm:

Phần 1: Khảo sát TT – Sự khác nhau giữa các quốc gia

Hệ thống chính trị: CNDC (Mỹ) >< CN độc tài (Triều Tiên) / CN tập thể (Nhật
Bản) >< CN cá nhân (Mỹ)

Hệ thống kinh tế (kinh tế thị trường, kinh tế hỗn hợp, kinh tế chỉ huy – kinh tế kế
hoạch hóa tập trung)

Hệ thống luật pháp => Trên thế giới có 2 hệ thống luật pháp (Dân luật (VN) –
Thông luật)

*Văn hóa – xã hội

Phần 2: Lên kế hoạch, chiến lược, mô hình, thời gian xâm nhập thị trường, … kinh
doanh

Thị trường tài chính – tỷ giá hối đoái – trao đổi ngoại tệ
Chương I. Toàn cầu hóa

 Nguyên nhân của KTQT

TCH: chuyển hóa theo hướng làm mất đi các rào cản (về ngôn ngữ, văn hóa, …)
=> biến thế giới thành 1 TT chung => TT toàn cầu

 TCH: Là xu hướng làm mất đi tính biệt lập của các nền kinh tế quốc gia để
hướng tới một thị trường khổng lồ trên phạm vi toàn cầu

Tính 2 mặt của TCH:

o TCH thị trường: là sự chuyển dịch từ 1 hệ thống kinh tế (riêng biệt) => hợp
nhất => 1 thị trường toàn cầu
o TCH sản xuất: phân tán các bộ phận trong qtrinh sx => nhiều địa điểm khác
nhau trên TG => khai thác lợi thế (do khác biệt về chi phí và chất lượng của
yếu tố sản xuất)

Nguyên nhân của TCH TT

o Gỡ bỏ rào cản thương mại


o Thị hiếu, sở thích của người tiêu dùng hội tụ theo 1 tiêu chuẩn chung
o Các d.n góp phần thúc đẩy sự ra đời của 1 TT toàn cầu
 1 số hiệp định thương mại tự do thế hệ mới: EVFTA, UKVFTA, CPTPP,
RCEP, …

Nguyên nhân của TCH SX

o Cắt giảm chi phí sản xuất


o Cải thiện chất lượng sản phẩm

Nguyên nhân thúc đẩy TCH

o Cắt giảm hàng rào thương mại


o Sự tiến bộ của công nghệ

Sự thay đổi của nền kinh tế toàn cầu

o Sự thay đổi về số lượng sản xuất và thương mại toàn cầu


o Sự thay đổi bức tranh FDI
o Sự thay đổi bản chất của MNEs
MNEs: các công ty đa quốc gia – là bất kỳ d.n nào có hđ sx từ 2 quốc gia trở
lên
o Sự thay đổi trật tự thế giới

Cuộc tranh luận về TCH

Sự khác biệt giữa quản trị KDQT – KD nội địa

o Các quốc gia khác biệt nhau


o Các vấn đề mà doanh nghiệp phải đối mặt sẽ lớn hơn, phức tạp hơn
o Sự can thiệp của các chính phủ sẽ ảnh hưởng rất lớn => doanh nghiệp
KDQT
o Các doanh nghiệp cần chú ý đến các vấn đề về tỷ giá hối đoái trong hđ kinh
doanh của mình
CHƯƠNG II. KINH TẾ CHÍNH TRỊ VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

Hệ thống chính trị: hệ thống chính quyền

4 hệ thống chuyên chế: CC cộng sản, CC thần quyền (theo 1 tín ngưỡng, tôn giáo,
…), CC bộ tộc (nổi tiếng ở Nam Phi), CC cảnh hữu

Hệ thống kinh tế: KT hỗn hợp (TT+KKHTT, phổ biến trên toàn thế giới), KT thị
trường (HT kinh tế trong đó sự tương tác giữa cung và cầu), KT kế hoạch hóa tập
trung (NN quản lý all mặt => thu all outcome => chia đều cho nhân dân => rủi ro:
không thỏa mãn nhu cầu + không tạo ra động lực thúc đẩy nslđ hay nền sx/kte)

Khác biệt trong tăng trưởng kinh tế

GNI – tổng thu nhập quốc gia

PPP – ngang giá sức mua

HDI – chỉ số phát triển con người (HDI cao nhất TG: Thụy Sĩ – 0,962 (2021))

Hệ thống luật pháp (Thông luật – Anh, Mỹ, Úc, …, Dân luật – Việt Nam, Thái
Lan, Nga, …, Thần luật – Trung Đông, Bắc Phi)

Khác biệt về luật hợp đồng

Quyền sở hữu và nạn tham nhũng

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Tính an toàn và trách nhiệm đối với sản phẩm

1. Mức độ nổi bật của CN tập thể so với CN cá nhân


2. Mức độ DC hay chuyên chế
CHƯƠNG III. KHÁC BIỆT VỀ VĂN HÓA

Văn hóa là hệ thống giá trị và các chuẩn mực được chia sẻ giữa một nhóm người
và khi tập hợp lại thì tạo nên khuôn mẫu cho cuộc sống => giúp định hình cho con
người ta được chuẩn mực, nề nếp hơn

Giá trị là những quan niệm trừu tượng về những thứ mà một cộng đồng người tin
là tốt, thuộc về lẽ phải và đáng mong muốn; Giá trị hình thành nền tảng của văn
hóa: thái độ của xã hội về tự do cá nhân, dân chủ, sự thật, công lý, trung thực,
trung thành các nghĩa vụ xã hôi, tình yêu, hôn nhân…

Chuẩn mực là những quy định và quy tắc xã hội đặt ra những hành vi ứng xử hợp
lý trong từng trường hợp cụ thể. Chia thành hai nhóm: Lề thói và tập tục.

Lề thói là lệ thường của cuộc sống hàng ngày. Quy ước xã hội liên quan đến cách
ăn mặc thích hợp trong một trường hợp cụ thê, hành xử đúng mực, cách ăn uống
với những dụng cụ phù hợp, hành xử với láng giềng. Việc vi phạm lề thói thường
không phải là vấn đề nghiêm trọng

Tập tục là những chuẩn mực được xem là tâm điểm vận hành xã hội và các hoạt
động xã hội. Có ý nghĩa lớn hơn so với lề thói. Vi phạm tập tục có thể gây ra sự
trừng phạt nghiêm trọng. Bao gồm các nhân tố: chống lại hành vi trộm cắp, ngoại
tình, loạn luân, và ăn thịt đồng loại

Văn hóa, xã hội, quốc gia

- Xã hội là một nhóm người có tập hợp chung các giá trị và chuẩn mực, hay
nói cách khác, một nhóm người bị ràng buộc với nhau bởi một nền văn hóa
chung.
- Trong một quốc gia có thể tồn tại một nền văn hóa riêng lẻ hoặc cũng có thể
tồn tại nhiều nền văn hóa
- Một nền văn hóa có thể tồn tại ở nhiều quốc gia. VD văn hóa Hồi giáo.
- Văn hóa không phải cố định và có sự tiến hóa: tiến bộ kỹ thuật và xu thế
toàn cầu hóa là đầu tàu của sự thay đổi văn hóa
Yếu tố tạo nên văn hóa

- Tôn giáo
- Triết lý chính trị
- Triết lý kinh tế
- Giáo dục
- Ngôn ngữ
- Cấu trúc xã hội
+ Sự phân tầng xã hội
 Tầng lớp xã hội: Việc phân định cấp bậc trong xã hội dựa trên các yếu
tố như nguồn gốc gia đình, nghề nghiệp và thu nhập
 Sự dịch chuyển xã hội: Dùng để chỉ phạm vi các cá nhân có thể di
chuyển khỏi một tầng lớp mà từ đó họ được sinh ra. Sự dịch chuyển
xã hội là rất khác nhau trong các xã hội khác nhau
 Phân tầng theo đẳng cấp: Hệ thống phân tầng khép kín trong
dó vị trí xã hội được xác định bởi gia đình mà từ đó một người
được sinh ra, và thay đổi vị trí thường là không thể trong suốt
cuộc đời của một cá nhân. VD: Anh Quốc
 Phân tầng theo giai cấp: Hệ thống phân tầng xã hội trong đó vị
thế xã hội của một cá nhân được quyết định bởi gia đình trong
đó một con người được sinh ra và các thành tích xã hội nối tiếp
của người đó; có thể tồn tại dịch chuyển giữa các giai cấp. VD:
Mỹ
 Phân tầng trong xã hội là quan trọng nếu nó ảnh hưởng đến sự vận
hành của tổ chức kinh doanh.
 Ở Mỹ, sự dịch chuyển xã hội cao + sự coi trọng chủ nghĩa cá
nhân => hạn chế ảnh hưởng của xuất thân giai cấp đối với điều
hành kinh doanh
 Ở Anh, sự dịch chuyển xã hôi thấp + sự khác biệt giữa các giai
cấp => hình thành ý thức giai cấp
 Ý thức giai cấp: là điều kiện mà trong đó mọi người có xu
hướng nhận thức bản thân dựa trên xuất thân giai cấp của mình,
điều này định hình các mối quan hệ của họ với thành viên của
các tầng lớp xã hội
 sự thù địch giữa giới chủ thuộc tầng lớp trung lưu cao và nhân viên thuộc
tầng lớp lao động
 sự thiếu hợp tác, tình trạng gián đoạn công nghiệp, gia tăng chi phí sản xuất
 Gặp phải khó khăn khi tạo lập lợi thế cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu

Hệ thống tôn giáo và đạo đức

Tôn giáo: Một hệ thống các nghi lễ và niềm tin chung có liên quan đến phạm trù
linh thiêng

Hệ thống đạo đức: Tập hợp các niềm tin được trình bày khúc chiết về cách hành xử
đúng đắn trong một xã hội
Ngôn ngữ

- Ngôn ngữ nói: Cơ cấu cách thức nhận biết về thế giới, vì vậy giúp định hình
nền văn hóa
- Ngôn ngữ không lời: Dạng thức giao tiếp không dùng lời nói hoặc văn bản.
Giao tiếp bằng các dấu hiệu không lời

Giáo dục

- Đóng vai trò quan trọng trong xác định (hình thành và phát triển) lợi thế
cạnh tranh của quốc gia. VD: Nhật Bản
- Phương tiện qua đó các cá nhân học kỹ năng, các giá trị, và chuẩn mực của
xã hội
- Hàm ý cho hoạt động KDQT
+ Trình độ học vấn là một trong những yếu tố quan trọng khi nhà quản trị
thực thi hoạt động kinh doanh ở một quốc gia, nó ảnh hưởng đến quyết định
sản phẩm nào được bán ra.

Văn hóa và nơi làm việc

6 khuynh hướng văn hóa của Hofstede

- Khoảng cách quyền lực (Power distance)


+ Lý thuyết xã hội đối mặt với thực tế mọi người là bất bình đẳng về khả
năng thể chất và trí tuệ
+ Quốc gia có khoảng cách quyền lực lớn cho phép sự bất bình đẳng phát
triển theo thời gian để tiến hóa thành bất bình đẳng về quyền lực và của cải
+ Quốc gia có khoảng cách quyền lực thấp tồn tại ở xã hội nỗi lực hết sức
giảm thiểu tình trạng bất bình đẳng.

Khoảng cách quyền lực THẤP Khoảng cách quyền lực CAO
o Phân quyền là phổ biến o Tập trung quyền lực là phổ biến
o Ông chủ lý tưởng là người dân o Ông chủ lý tưởng là người
chủ chuyên quyền
o Hệ thống đẳng cấp trong tổ chức o Hệ thống đẳng cấp trong tổ chức
chỉ thể hiện sự khác biệt về vai thể hiện sự khác biệt về quyền
trò giữa các thành viên lực
o Khoảng cách tiền lương giữa o Khoảng cách tiền lương giữa
lãnh đạo và nhân viên thường lãnh đạo và nhân viên thường
hẹp cao
 Đề cao mối quan hệ
- Chủ nghĩa cá nhân/chủ nghĩa tập thể

Chủ nghĩa cá nhân: tập trung vào mối quan hệ giữa một cá nhân

=> Xã hội đề cao cá nhân: mối quan hệ cá nhân lỏng lẻo, thành tích và tự do cá
nhân được đánh giá cao

Chủ nghĩa tập thể: mọi người được sinh ra trong các tập thể, như gia đình nhiều
thế hệ, mọi người có nghĩa vụ trông nom lợi ích tập thể của mình

=> Xã hội đề cao tập thể: mối quan hệ giữa các cá nhân thường chặt chẽ

Chủ nghĩa TẬP THỂ Chủ nghĩa CÁ NHÂN


o Động cơ nghề nghiệp THẤP o Động cơ nghề nghiệp CAO
o Quyết định quản trị theo NHÓM o Quyết định quản trị dựa trên CÁ
o MỐI QUAN HỆ lấn át công việc NHÂN
o CÔNG VIỆC lấn át mối quan hệ

- Nam tính/nữ tính

Lý thuyết về mối quan hệ giữa giới tính và vị trí công việc

Nền văn hóa nam tính: vai trò giới tính được phân biệt rõ ràng và các “giá trị nam
tính” truyền thống, chẳng hạn như thành tích và thực thi quyền lực hiệu quả, sẽ xác
định lý tưởng văn hóa => quyết đoán, mạnh mẽ

Nền văn hóa nữ tính: vai trò giới tính phân định ít rõ rệt hơn, và chỉ có một sự
khác biệt nhỏ giữa nam và nữ trong cùng một công việc => mềm mại

- Sự lảng tránh rủi ro

Đánh giá mức độ mà các thành viên của các nền văn hóa khác nhauthích nghi với
những tình huống không rõ rang và chấp nhận các yếu tố không chắc chắn.

Xã hội có UA yếu Xã hội có UA mạnh


o Ít người cảm thấy không hạnh o Nhiều người cảm thấy không
phúc hạnh phúc
o Ít lo lắng về sức khỏe và tiền bạc o Nhiều lo lắng về sức khỏe và
o Giáo viên có thể trả lời “tôi tiền bạc
không biết” o Giáo viên đề nghị mọi người
o Khi đi mua sắm, tìm kiếm sự trong lớp giúp đỡ trả lời câu hỏi
thuận tiện o Khi mua sắm, tìm kiếm sự thuần
o khiết, sạch sẽ

- Định hướng ngắn hạn/dài hạn

Các doanh nghiệp và con người trong các nền văn hóa định hướng dài hạn có xu
hướng nhìn về lâu dài khi lập kế hoạch

Thái độ nắm bắt hướng về thời gian, tính bền bỉ, phân hạng dựa trên địa vị, tính sĩ
diện, tôn trọng truyền thống, đáp trả tình cảm thông qua những món quà và sự ưu
ái.

Định hướng dài hạn cho thấy sự tập trung vào tương lai và liên quan đến việc
trì hoãn thành công/ sự hài lòng trong ngắn hạn để đạt được thành công lâu
dài. Định hướng dài hạn nhấn mạnh sự bền bỉ, kiên trì và tăng trưởng lâu dài. 
Xã hội có chỉ số LTO cao thường chú trọng vào quá trình dài hạn, quan tâm đến sự
thích ứng và thực dụng khi giải quyết vấn đề
⇒ thuận lợi hơn trong việc phát triển

Định hướng ngắn hạn cho thấy sự tập trung vào tương lai gần, liên quan đến
việc mang lại thành công/ sự hài lòng trong ngắn hạn, đồng thời nhấn mạnh
vào hiện tại hơn là tương lai. Định hướng ngắn hạn nhấn mạnh kết quả nhanh
chóng và tôn trọng truyền thống. 
Khi chỉ số LTO thấp, nó biểu thị định hướng ngắn hạn của một xã hội khi
mà những truyền thống được trân trọng gìn giữ và sự kiên định được đánh giá cao
⇒  khó trong việc phát triển kinh tế.
- Tính thoải mái hay gò bó

Là mức độ mà các thành viên trong xã hội cố gắng kiểm soát những mong muốn
và sự bốc đồng của mình => thoải mái thể hiện tính cách hay chiến lược của bản
thân không?

CHƯƠNG IV. KINH DOANH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ


Chủ nghĩa trọng thương: coi trọng xuất khẩu hơn nhập khẩu; Học thuyết kinh tế
ủng hộ quan điểm cho rằng các quốc gia nên khuyến khích xuất khẩu và hạn chế
nhập khẩu

Trò chơi tổng lợi ích bằng không (zero-sum game): tình trạng khi mà những lợi
ích kinh tế một quốc gia thu được cũng bằng những tổn thất gây ra cho quốc gia
khác.

Lợi thế tuyệt đối

Một quốc gia có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất một sản phẩm khi quốc gia này có
thể sản xuất hiệu quả hơn bất kì quốc gia nào khác

Hạn chế: Không giải thích được trường hợp nếu một quốc gia có (hoặc không có)
lợi thế tuyệt đối trong sản xuất ra tất cả các mặt hàng thì quốc gia đó có tham gia
vào TMQT được không?

Lợi thế so sánh

Mỗi quốc gia sẽ chuyên môn hóa sản xuất hoàn toàn và xuất khẩu các sản phẩm có
lợi thế so sánh và nhập khẩu những sản phẩm có lợi thế so sánh

Học thuyết Heckscher – Ohlin

Học thuyết dự đoán rằng các quốc gia sẽ xuất khẩu những hàng hóa mà sử dụng
nhiều yếu tố sản xuất dồi dào tại địa phuơng, trong khi đó lại nhập khẩu những
hàng hóa mà sử dụng nhiều yếu tố sản xuất khan hiếm tại địa phương

Thương mại tự do

TMTD dùng để chỉ 1 trạng thái mà chính phủ không cố gắng hạn chế những gì
công dân của họ có thể mua hoặc bán với nước khác

Sự hình thành các hiệp định Thương mại tự do


 Các hiệp định TMTD thế hệ mới: EVFTA, UKVFTA, RCEP, CPTPP (tiền
thân – TPP) => có những cam kết về bảo vệ môi trường, phát triển bền
vững, kinh tế tuần hoàn về năng lượng, tái tạo, …
 Thúc đẩy thương mại giữa các nước, hạn chế tác động của rào cản thương
mại: thuế quan, …
 Giúp giảm thuế
 Mặc dù nhiều quốc gia trên danh nghĩa cam kết tự hóa thương mại, họ vẫn
có xu hướng can thiệp vào thương mại quốc tế để bảo hộ lợi ích của những
nhóm chính trị quan trọng hoặc tăng cường lợi ích của những sản xuất nội
địa trọng yếu

Thương mại tự do

Mặc dù nhiều quốc gia trên danh nghĩa cam kết tự hóa thương mại, họ vẫn có xu
hướng can thiệp vào thương mại quốc tế bảo hộ lợi ích của những nhóm chính trị
quan trọng hoặc tăng cường lợi ích của những nhà sản xuất nội địa trọng yếu.

Biện pháp thực thi chính sách thương mại


- Thuế quan: thuế đánh vào hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu

+ Tăng doanh thu chính phủ

+ Bảo hộ các nhà sản xuất nội địa trước những đối thủ cạnh tranh nước ngoài

+ Người tiêu dùng chịu thiệt vì phải trả nhiều hơn cho một hàng nhập khẩu

+ Hạn chế hiệu quả chung của nền kinh tế thế giới

- Tài trợ

+ Tài trợ là một khoản chi của chính phủ dành cho nhà sản xuất nội địa (tiền mặt,
khoản vay lãi suất thấp, …)

+ Tài trợ giúp nhà sản xuất nội địa cạnh tranh với hàng ngoại nhập và giành lợi thế
trên thị trường xuất khẩu

- Hạn ngạch nhập khẩu

+ Hạn chế trực tiếp về số lượng một loại hàng hóa có thể nhập khẩu vào một nước

+ Thuế theo hạn ngạch: mức thuế được áp dụng cho hàng nhập khẩu nằm trong
hạn ngạch sẽ thấp hơn mức áp cho hàng hóa nhập khẩu vượt hạn ngạch

- Hạn chế xuất khẩu tự nguyện

+ Hạn ngạch về thương mại được đặt ra bởi các nước xuất khẩu, thường là theo
yêu cầu của chính phủ nước nhập khẩu

+ Hạn ngạch nhập khẩu và hạn chế xuất khẩu tự nguyện => mang lại lợi ích cho
nhà sản xuất nội địa + Tăng giá hàng nhập khẩu

- Yêu cầu về hàm lượng nội địa hóa

+ Yêu cầu tỷ lệ cụ thể nhất định của hàng hóa phải được sản xuất trong nước

+ Nhà sản xuất nội địa hưởng lợi

+ Người tiêu dùng đối mặt với mức giá cao

- Các biện pháp hành chính


+ Thường được áp dụng bởi bộ máy hành chính của chính phủ nhằm có thể hạn
chế hoạt động nhập khẩu và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu

 Gần với lý thuyết kinh tế: chủ nghĩa trọng thương


- Thuế chống bán phá giá

+ Bán phá giá: Hoạt động bán hàng tại thị trường nước ngoài ở mức giá thấp hơn
chi phí sản xuất hay dưới mức giá trị thị trường “hợp lý”

+ Biện pháp chống bán phá giá: chính sách được thiết kế để trừng phạt các doanh
nghiệp nước ngoài tham gia vào việc bán phá giá và do đó bảo vệ nhà sản xuất nội
địa từ sự cạnh tranh thiếu công bằng của phía nước ngoài

+ Thuế chống trợ cấp

CHƯƠNG V. ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI


Tổng quan đầu tư trực tiếp nước ngoài

*Khái niệm

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) diễn ra khi một doanh nghiệp đầu tư trực tiếp
vào những phương tiện sản xuất hay tiêu thụ sản phẩm ở một quốc gia khác

Khi doanh nghiệp xúc tiến FDI, họ bắt đầu theo hướng trở thành công ty đa quốc
gia

Dòng vốn FDI: tổng số FDI thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định
(thường là 1 năm).

Vốn FDI tích luỹ: tổng giá trị tài sản tích luỹ do nhà đầu tư nước ngoài sở hữu
trong khoảng thời gian xác định.

Dòng vốn ra của FDI: vốn FDI đi ra khỏi một quốc gia.

Dòng vốn vào của FDI: dòng vốn FDI đi vào một quốc gia.

*Loại hình FDI

FDI có 2 hình thức chính:

(1) Đầu tư mới (greenfild investment) là việc thành lập doanh nghiệp mới ở nước
ngoài

(2) Mua lại hay sáp nhập (M&A) một công khác ở nước ngoài. Sáp nhập có thể
một phần nhỏ (công ty chiếm 10-49%), chiếm phần chính yếu (50-99%) hoặc toàn
bộ (100%)

Các doanh nghiệp có xu hướng sáp nhập tài sản hiện có hơn là thực hiện đầu tư
mới

(1) Sáp nhập và mua lại thực hiện nhanh hơn đầu tư mới

(2) Các DN nước ngoài được mua lại bởi họ có tài sản có giá trị chiến lược (sự
trung thành với nhãn hiệu, mối quan hệ khách hàng, bằng sáng chế, hệ thống phân
phối, hệ thống sản xuất...)

(3) DN tin rằng có thể làm tăng hiệu quả của đơn vị được mua lại bằng cách
chuyển giao vốn, công nghệ hoặc kỹ năng quản lý.
*Sự phát triển của FDI

FDI phát triển nhanh hơn thương mại và sản lượng thế giới

(1) Mặc dù rào cản thương mại có sự suy giảm, các doanh nghiệp kinh doanh
vẫn lo ngại áp lực của chủ nghĩa bảo hộ. Lãnh đạo cấp cao xem FDI như
một cách để phá vỡ rào cản thương mại trong tương lai.
(2) Xu hướng thay đổi chung từ dân chủ tập trung sang kinh tế thị trường tự do
thúc đẩy FDI
(3) Toàn cầu hoá kinh tế thế giới

FDI CỦA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

- Thập niên 80 và 90, Hoa Kỳ luôn là nơi các nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn
bởi thị nội địa rộng lớn, giàu có, kinh tế ổn định và năng động, môi trường
chính trị thuận lợi, mở cửa với FDI. Các nhà đầu tư đến từ Anh, Nhật Bản,
Đức, Hà Lan, Pháp.
- Gần đây, dòng vốn FDI dần tăng ở các nước đang phát triển, hướng đến các
nền kinh tế đang nổi lên của Nam Á, Đông Á, và Đông Nam Á. Sự tăng
trưởng. Này phần nhiều do tầm quan trọng của Trung Quốc.
- Mỹ Latin nổi lên như một khu vực thu hút FDI tiếp theo của thế giới.
- Các công ty Trung Quốc nổi lên là những nhà đầu tư chủ yếu tại Châu Phi,
đạc biệt trong ngành công nghiệp khai khoáng.

Lợi ích và hạn chế của FDI

*Nước sở tại

- Ưu điểm

(1) Tác động chuyển nguồn lực

Đóng góp tích cực vào nền kinh tế của nước sở tại bằng việc cung cấp các nguồn
lực về vốn, công nghệ và quản lý không sẵn có

 Nguồn vốn: nhiều công ty đa quốc gia nhờ vào quy mô lớn và sức mạnh tài
chính có thể tiếp cận được với nguồn lực tài chính không sẵn có tại các
doanh nghiệp nước sở tại.
 Công nghệ: công nghệ kích thích sự phát triển kinh tế vcông nghiệp hoá.
 Kỹ năng quản lý nước ngoài: có được thông qua FDI cũng cóthể tạo ra lợi
nhuận quan trọng cho nước sở tại. Các nhà quản lý nước ngoài được đào tạo
với các kỹ năng quản lý mới nhất có thể giúp nâng cao hiệu quả hoạt động
tại chủ nhà.

(2) Tạo ra việc làm

(3) Ảnh hưởng lên cán cân thanh toán: FDI thay thế cho việc nhập khẩu hàng
hoá và dịch vụ

(4) Cạnh tranh và tăng trưởng kinh tế: hoạt động hiệu quả của thị trường phụ
thuộc vào mức độ cạnh tranh giữa các nhà sản xuất. Khi FDI thực hiện theo hình
thức đầu tư mới => tăng số lượng người tham gia thị trường, tăng lựa chọn cho
người điều dùng.

- Nhược điểm

(1) Sự cạnh tranh: công ty con của DN đa quốc gia có thể có quyền lực kinh tế
lớn hơn các DN nội địa.

(2) Quyền tự chủ và chủ quyền quốc gia: FDI đi kèm mất tự chủ kinh tế

*Nước đầu tư

- Ưu điểm

(1) Lợi ích cán cân thanh toán của nước đầu tư từ dòng chảy hướng nổi của các
khoản thu nhập nước ngoài, tạo ra nhu cầu xuất khẩu.

(2) Tạo ra việc làm.

(3) Học hỏi những kỹ năng có giá trị từ rủi ro đối với thị trường nước ngoài và áp
dụng trở lại nước đầu tư.

- Hạn chế

(1) Mất mát vốn, rò rỉ công nghệ

(2) Chảy máu chất xám

(3) Thay đổi chính sách của nước sở tại => gây ảnh hưởng đến đầu tư của nước đi
đầu tư
*Chính sách can thiệp của nhà nước

 Chính sách của nước đầu tư

(1) Khuyến khích FDI hướng ngoại

 Hỗ trợ từ chính phủ


 Giảm thuế đối với thu nhập nước ngoài
 Sử dụng ảnh hưởng chính trị để thuyết phục các nước sở tại nới lỏng những
hạn chế đối với FDI (VD: Mỹ)

(2) Hạn chế FDI hướng ngoại

 Chính sách kiểm soát nguồn FDI hướng ngoại theo thời gian (kiểm soát trao
đổi)
 Quy định về thuế => khuyến khích DN đầu tư tại nước nhà
 Cấm DN đầu tư vào một số quốc gia nhất định vì lý do chính trị
 Chính sách của nước sở tại

(1) Khuyến khích FDI từ nước ngoài

 Chính phủ ưu đãi cho DN nước ngoài đầu tư


 Giảm thuế
 Khoản vay lãi suất thấp, trợ cấp

(2) Hạn chế FDI từ nước ngoài

 Hạn chế quyền sở hữu (VD: tại một số nước, công ty nước ngoài bị loại khỏi
một số lĩnh vực như thuốc lá, khai thác mỏ, ...)
 Yêu cầu kết quả thực hiện (những kiểm soát hành vi của các công ty con tại
địa phương của các công ty đa quốc gia): hàm lượng nội địa, xuất khẩu,
chuyển giao công nghệ, sự tham gia trong việc quản lý hàng đầu.

CHƯƠNG VIII. CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG TOÀN CẦU
1. Các quyết định thâm nhập thị trường
- Lựa chọn thị trường

Thâm nhập thị trường nào?

Dựa trên những đánh giá về lợi nhuận tiềm năng dài hạn của một quốc gia

=> tiềm năng này là một sự kết hợp của nhiều yếu tố (sức hấp dẫn của thị trường

+ Yếu tố chính trị

+ Yếu tố kinh tế (hệ thống kinh tế, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế trong tương lai, …)

+ Yếu tố nhân khẩu học (quy mô thị trường)

+ Yếu tố sự giàu có hiện tại (sức mua của thị trường)

Nhân tố sự phù hợp của sản phẩm đối với địa phương và sự cạnh tranh thị trường
đó:

+ Một thị trường sẽ là hấp dẫn nếu sản phẩm mà DN định cung cấp chưa sẵn có tại
thị trường đó, nhu cầu của thị trường chưa được đáp ứng và sự cạnh trong thị
trường đó còn thấp.

+ Trước khi gia nhập thị trường, DN phải phân tích mức độ hấp dẫn của thị trường

Rủi ro: Chính trị, kinh tế và pháp lý => quản trị rủi ro
Mức hấp
Lợi ích: Vd: Quy mô của nền kinh tế, mức tăng trường tiềm năng
dẫn tổng thể
Chi phí: Vd: Tham nhũng, thiếu cơ sở hạ tầng, chi phí luật pháp)

- Xác định thời điểm thâm nhập

+ Gia nhập sớm – Dn gia nhập thị trường trước các công ty nước ngoài khác

Lợi thế của người dẫn đầu:

 Giành ưu thế trước đối thủ cạnh tranh và nắm bắt nhu cầu khách hàng à thiết
lập một thương hiệu mạnh
 Xây dựng doanh số bán hàng và tận dụng đường cong kinh nghiệm
 Tạo ra chi phí chuyển đổi để ràng buộc khách hàng.
Bất lợi của người dẫn đầu:

 Chi phí tiên phong (chi phí kinh doanh thất bại)
 Chi phí khai phá (chi phí quảng cáo, thiết lập việc cung cấp sản phẩm – chi
phí hướng dẫn khách hàng)

+ Gia nhập muộn – DN gia nhập một thị trường khi các DN khác đã xác lập được
vị trí của họ tại thị trường đó

Lợi thế của người vào sau: Hưởng lợi từ việcquan sát và học hỏi từ những sai lầm
mà những người đi trước đã vấp phải (giảm thiểu chi phí tiên phong, chi phí khai
phá)

Bất lợi của người vào sau: không giành được thị phần lớn trên thị trường.

- Xác định quy mô thâm nhập

Sau khi chọn được thị trường và thời điểm thâm nhập, DN phải xác định quy mô
thâm nhập:

 Quy mô lớn: DN thể hiện mức độ cam kết chiến lược với thị trường đó.
Quyết định này có ảnh hưởng dài hạn và khó thay đổi.
 Quy mô nhỏ: cho phép DN làm quen với thị trường (kinh nghiệm quốc tế),
tuy nhiên giới hạn khả năng tiếp cận thị trường.

Các phương thức thâm nhập

Nhượng quyền
Xuất khẩu Dự án chìa khóa trao tay
(Licensing)
*Xuất khẩu: là việc bán hàng hoá (hàng hoá có thể là hữu hình hoặc vô hình) cho
một nước khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm đồng tiền thanh toán

Ưu điểm Nhược điểm


+ Không tốn chi phí xây dựng cơ sở + Mất cơ hội sản xuất hàng hóa với chi
hoạt động tại TT nước ngoài phí thấp ở nơi khác
+ Giúp DN tận dụng sản phẩm nội địa + Chi phí vận chuyển vàhàng rào thuế
bán ra thị trường nước ngoài. quan cao
+ Không kiểm soát, điều khiển được
đại diện nhập khẩu ở thị trường nước
ngoài

*Dự án chìa khóa trao tay:

Dự án trong đó một doanh nghiệp nước ngoài đồng ý xây dựng một cơ sở hoạt
động cho một đối tác nước sở tại, và trao lại cơ sở này khi nó đã sẵn sàng hoạt
động

Bên thực hiện hợp đồng này thường là các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng,
công trình, thiết kế và kiến trúc.
Dự án chìa khóa trao tay phổ biến nhất trong các ngành công nghiệp hóa chất,
dược phẩm, lọc hóa dầu, tinh luyện kim loại, và các ngành sử dụng những công
nghệ sản xuất phức tạp và đắt tiền.

Ưu điểm Nhược điểm


+ Thu nguồn lợi kinh tế kếch xù từ tài + Không có lợi ích dài hạn ở nước
sản ấy. ngoài.
+ Ít rủi ro hơn so với phương thức FDI + Vô tình tạo ra đối thủ cạnh tranh
thông thường (đầu tư dài hạn) + Bán đi lợi thế cạnh tranh cho đối thủ
tiềm năng

* Nhượng quyền (Licensing): Hợp đồng nhượng quyền: xảy ra khi một người
nhượng quyền trao các quyền đối với một tài sản vô hình cho người nhận nhượng
quyền trong một giai đoạn cụ thể, và đổi lại nhận được phí bản quyền.

Tài sản vô hình bao gồm: Bằng sáng chế; Phát minh; Công thức; Qui trình sản
xuất; Thiết kế, bản quyền, nhãn hiệu

Ưu điểm Nhược điểm


+ Tránh được gia tăng chi phí và rủi ro + Không thể kiểm soát được hoạt động
từ phát triển thị trường sản xuất, marketing và chiến lược cần
+ Tránh được các rào cản của đầu tư thiết để hiện thực hóa đường cong kinh
(chính sách của chính phủ nước ngoài) nghiệm và các lợi thế kinh tế vùng.
+ Tận dụng được thị trường nước ngoài + Giới hạn khả năng phối hợp chiến
lược toàn cầu
+ Có thể bị rò rỉ thông tin độc quyền/
bí quyết công nghệ
 Có thể hạn chế rủi ro này bằng
nhượng quyền chéo.

*Nhượng quyền thương mại (Franchaising)

Một hình thức đặc biệt của nhượng quyền trong đó người nhượng quyền thương
mại bán tài sản vô hình cho người nhận nhượng quyền thương mại, và

- Có cam kết dài hạn hơn nhượng quyền (Licensing)


- Áp đặt các quy tắc để vận hành hoạt động kinh doanh
- Thường xuyên hỗ trợ người được nhượng quyền việc vận hành doanh
nghiệp.
- Được sử dụng chủ yếu bởi doanh nghiệp dịch vụ
- Người nhượng quyền nhận được 1 khoản phí, một tỷ lệ % nhất định từ lợi
nhuận của người được nhượng quyền

Ưu điểm Nhược điểm


+ Nhẹ gánh về nhiều chi phí và rủi ro Rất khó đánh giá và kiểm soát chất
của việc tự mình mở đường vào thị lượng hàng hoá và dịch vụ của bên
trường nước ngoài. được nhượng quyền.
+ Nhanh chóng hiện diện trên thị  Thành lập công ty con ở mỗi
trường quốctế nước nơi doanh nghiệp mở rộng
+ Kiểm soát hoạt động của các cơ sở
được nhượng quyền

*Liên doanh

Liên doanh là hình thức thành lập một doanh nghiệp mà được đồng sở hữu bởi hai
hay nhiều doanh nghiệp độc lập khác.

Đây là hình thức phổ biến của các công ty khi nó muốn xâm nhập thị trường nước
ngoài.

Thường gặp nhất là hình thức liên doanh 50/50, mỗi bên sẽ nắm giữ 50% cổ phần
của doanh nghiệp và cùng nhau đóng góp đội ngũ quản lý để quản lý mọi hoạt
động.

Một số doanh nghiệp mượn hình thức liên doanh trong đó nó chiếm đa số cổ phần
và từ đó dễ dàng kiểm soát mọi hoạt động của doanh nghiệp (JCB)

Ưu điểm Nhược điểm


+ Tận dụng được những điểm mạnh, + Gặp rủi ro trong việc nắm giữ quyền
những hiểu biết của đối tác về thị điều khiển kỹ thuật công nghệ vì phải
trường, văn hoá, ngôn ngữ, hệ thống chia sẻ với đối tác
chính trị... + Khó kiểm soát được hđ marketing,
+ Chia sẻ rủi ro và chi phí với đối tác sản xuất, chiến lược của đối tác dẫn
+ Thoả mãn mục đích chính trị của đến không tận dụng được đường cong
nước bản địa (chính sách quốc hữu kinh nghiệm và lợi thế vị trí
hóa) + Chia sẻ quyền sở hữu có thể dẫn đến
mâu thuẫn về quyển kiểm soát nếu như
mục tiêu 2 bên khác biệt nhau

*Các công ty con thuộc sở hữu toàn bộ

Thành lập một chi nhánh mà doanh nghiệp sở hữu 100% cổ phần. Được thực hiện
theo hai cách:

+ Xây dựng 1 chi nhánh hoạt động mới hoàn toàn

+ Thiết lập 1 công ty mới bằng cách mua lại/sáp nhập 1 công ty đã được thành lập
ở quốc gia đó và sử dụng công ty đó để quảng bá sản phẩm của mình.

Ưu điểm Nhược điểm


+ Bảo vệ được công nghệ + DN phải chịu toàn bộ các chi phí
+ Dễ dàng thực hiện chiến lược toàn và rủi ro của việc thiết lập các hoạt
cầu vì có quyền kiểm soát chặt chẽ các động ở nước ngoài.
chi nhánh ở các quốc gia khác nhau, dễ + DN phải đối mặt sự khác biệt về
tiếp cận đường cong kinh nghiệm và văn hóa, ngôn ngữ, hệ thống
tận dụng được lợi thế vị trí. chính trị, ... của địa phương.

CHƯƠNG VI. KINH DOANH TÀI CHÍNH, TIỀN TỆ QUỐC TỆ


Thị trường ngoại hối: là 1 thị trường cho phép chuyển đổi tiền tệ của một quốc
gia thành tiền tệ của một quốc gia khác

Chức năng:

- Chuyển đổi các loại tiền tệ của một quốc gia sang các loại tiền tệ khác
DN quốc tế sử dụng thị trường ngoại hối với 4 mục tiêu chính
o Các khoản thanh toán mà DN nhận được từ xuất khẩu, thu nhập
từ các khoản đầu tư nước ngoài, thu nhập từ các thoải thuận
nhượng quyền với công ty nước ngoài có thể dưới dạng ngoại tệ
=> để sử dụng, DN cần chuyển đổi sang nội tệ
o DN quốc tế sử dụng thị trường ngoại hối khi phải thanh toán
cho công ty nước ngoài đối với các sản phẩm hoặc dịch vụ của
mình bằng đồng nội tệ
o DN quốc tế sử dụng thị trường ngoại hối khi có những khoản
tiền rảnh rỗi muốn đi đầu tư ngắn hạn vào thị trường tiền tệ
o Đầu cơ tiền tệ: những thay đổi trong ngắn hạn của một khoản
tiền từ loại tiền tệ này sang loại tiền tệ khác với hy vọng thu lại
lợi nhuận từ những thay đổi của tỷ giá hối đoái
- Cung cấp một số loại bảo hiểm tránh rủi ro ngoại hối, hay những kết quả
bất lợi của những thay đổi không thể đoán trước của tỷ giá hối đoái
Khả năng thay đổi không thể dự đoán được của tỷ giá hối đoái sẽ có
những tác động trái ngược đối với doanh nghiệp
o Tỷ giá giao ngay: tỷ lệ mà tại đó một đại lý đổi ngoại tệ chuyển
đổi một đồng tiền sang một loại tiền tệ khác vào một ngày cụ
thể
o Giao dịch kỳ hạn xảy ra khi hai bên đồng ý trao đổi tiền tệ và
thực hiện một số thoả thuận tại một ngày cụ thể trong tương lai.
Tỷ giá hối đoái điều chỉnh các giao dịch kỳ hạn như vậy được
gọi là tỷ giá kỳ hạn
o Hoán đổi tiền tệ là việc mua và bán đồng thời của một lượng
ngoại tệ nhất định tại hai thời điểm khác nhau.

ĐẶC ĐIỂM & CHỦ THỂ THAM GIA THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI
Thị trường ngoại hối là một mạng lưới toàn cầu của các ngân hàng, nhà môi giới
và các đại lý trao đổi ngoại tệ được kết nối bởi các hệ thông truyền thông điện tử

Hai đặc điểm quan trọng của thị trường ngoại hối

(1) Thị trường ngoại hối không bao giờ đóng cửa (các nước khác nhau sẽ có các
múi giờ khác nhau …)

(2) Mức độ hội nhập của các trung tâm là khác nhau, đường dây điện thoại trực
tiếp, fax, máy tính liên kết giữa các trung tâm trên toàn cầu đã tạo ra một thị trường
duy nhất. Sự tích hợp của trung tâm tài chính đồng nghĩa rằng không có sự khác
biệt đáng kể trong tỷ giá niêm yết tại các trung tâm.

Ngoài ra, vai trò của đồng US $ là quan trọng trên thị trường ngoại hối. Mặc dù
giao dịch ngoại hối trên lý thuyết có thể liên quan đến bất kỳ hai loại tiền tệ nào
nhưng hầu hết các giao dịch đều có liên quan đến đồng US$

TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

Tỷ giá hối đoái là tỷ lệ mà tiền tệ được chuyển đổi thành một loại tiền tệ khác

NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ CÁCH XÁC ĐỊNH TỶ GIÁ

Tỷ giá hối đoái được xác định bởi cung và cầu của một loại tiền tệ tương đối so với
cung và cầu của một loại tiền tệ khác

Luật một giá: Thị trường cạnh tranh không có chi phí vận chuyển và các rào cản
đối với thương mại, các sản phẩm giống nhau có được bán cùng một giá khi quy
đổi thành 1 loại tiền tệ.

Ngang giá sức mua (PPP)

Cung tiền và lạm phát

- Lạm phát là hiện tượng tiền tệ xảy ra khi số lượng tiền trong lưu thông tăng
lên nhanh hơn só với các lượng hàng hoá và dịch vụ, nghĩa là khi cung tiền
tăng nhanh hơn mức tăng của sản lượng

CHƯƠNG VII. CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ


Apple: Tiêu chuẩn hóa => nhất quán/TG

KFC: Thích nghi => đáp ứng địa phương

Chiến lược: những hoạt động mà nhà quản lý thực hiện để đạt được những mục
tiêu của doanh nghiệp

Mục đích hoạch định chiến lược

- Để tăng lợi nhuận và tăng trưởng lợi nhuận


o Lợi nhuận là tỷ lệ lợi nhuận công ty tạo ra trên vốn đầu tư
o Tăng trưởng lợi nhuận là tỷ lệ phần trăm tăng của lợi nhuận ròng theo
thời gian
- Ways to increase profitability and growth profit
Gia tăng giá trị

Lợi nhuận

Giảm chi phí


Giá trị doanh
nghiệp
Bán hàng nhiều hơn ở
TT cũ
Tăng trưởng lợi
nhuận
Thâm nhập thị trường
mới

Lợi nhuận có thể tăng bằng cách:

1. Sử dụng chiến lược khác biệt hóa


o Gia tăng giá trị cho sản phẩm để khách hàng sẵn sàng trả nhiều tiền
hơn cho sản phẩm đó
o Giá trị mà khách hàng mong đợi ở sản phẩm của doanh nghiệp càng
cao thì DN có thể tăng giá cho sản phẩm đó càng lớn
2. Sử dụng chiến lược chi phí thấp
o Giảm chi phí sản xuất sản phẩm

Hoạt động doanh nghiệp được thể hiện như thế nào?

Hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp có thể được coi như là chuỗi giá trị
bao gồm một loạt các hoạt động tạo ra giá trị khác biệt gồm có sản xuất, tiếp thị
và bán hàng, quản lý vật liệu, R&D, nguồn nhân lực, hệ thống thông tin, và cơ sở
hạ tầng doanh nghiệp

Các hoạt động tạo ra giá trị này có thể được phân loại như sau:

1. Hoạt động chính: R&D, sản xuất, tiếp thị và bán hàng, dịch vụ hậu mãi
khách hàng
2. Hoạt động hỗ trợ: hệ thống thông tin, logistics, quản lý nguồn nhân lực

Lợi ích của thâm nhập thị trường quốc tế


1. Mở rộng thị trường
 Bán sản phẩm nội địa ra thị trường quốc tế
2. Tạo ra vị trí kinh tế
 Phân tán các hoạt động tạo ra giá trị đến các địa điểm nơi các hoạt
động đó có thể thực hiện một cách hiệu quả nhất (location economy)
 Giống toàn cầu hóa sản xuất
VD: 1 chiếc laptop được

 Thiết kế ở Mỹ
 Vỏ, bàn phím, ổ cứng được sản xuất tại Thái Lan
 Màn hình hiển thị và bộ nhớ ở Hàn Quốc
 Bộ vi xử lý ở Mỹ
 Hoạt động lắp ráp ở Mexico, trước khi được chuyển đến Mỹ để bán
hàng
3. Tạo ra hiệu ứng kinh nghiệm (experience effect)
 Phục vụ thị trường toàn cầu từ một vị trí trung tâm
 Đặc cơ sở sản xuất tại 1 địa điểm và sẽ vừa học vừa làm
4. Kiếm lợi nhuận lớn hơn
 Bằng cách tận dụng kỹ năng được phát triển trong các hoạt động ở
nước ngoài và ứng dụng trở lại vào doanh nghiệp

Hiệu ứng học hỏi (Learning effect)

Tiết kiệm chi phí nhờ vừa học vừa thực hành

Khi năng suất lao động tăng:

 Các cá nhân học những cách hiệu quả nhất để thực hiện các nhiệm vụ
cụ thể
 Các nhà quản lý học cách quản lý học cách quản lý hoạt động mới
hiệu quả hơn

Quy mô kinh tế (Economy of scale)

Giảm 1 đơn vị chi phí bằng cách sản xuất một khối lượng lớn sản phẩm

Các nguồn lợi bao gồm:

 Phân bố chi phí cố định trên một khối lượng lớn


 Sử dụng hiệu quả cơ sở sản xuất chuyên sâu hơn
 Tăng khả năng thương lượng với các nhà cung cấp

GK: 2 câu (bài luận ngắn (viết theo luận văn theo từng đoạn – đề tài có thể là
lợi hại của cái gì đấy + case study) làm trong 1 tiếng
Áp lực cạnh tranh tồn tại trong thị trường toàn cầu

Hai loại áp lực cạnh tranh

Giảm chi phí: buộc công ty phải giảm Thích nghi với địa phương: yêu cầu
chi phí trên một đơn vị công ty điều chỉnh sản phẩm để đáp
ứng nhu cầu địa phương ở từng thị
trường
Giảm chi phí bằng cách: Một chiến lược làm tăng chi phí:
 Sản xuất 1 sản phẩm tiêu chuẩn  Hạn chế khả năng của công ty để
hóa tại 1 địa điểm tối ưu nhận ra lợi thế kinh tế địa điểm,
 Thuê ngoài 1 chức năng nhất hiệu ứng kinh nghiệm, tận dụng
định sản phẩm và kỹ chuyển giao
trong DN

Áp lực giảm chi phí là lớn nhất khi:

- Trong các ngành sản xuất sản phẩm đáp ứng nhu cầu chung mà giá cả là vũ
khí cạnh tranh chính
- Khi các đối thủ cạnh tranh lớn đặt trụ sở tại các địa điểm có chi phí thấp
- Khi có công suất dư thừa liên tục
- Khi người tiêu dùng có quyền lực và phải đối mặt với chi phí chuyển đổi
thấp

Áp lực thích nghi địa phương đến từ

- Sự khác biệt về nhu cầu và thị hiểu của người tiêu dùng
 Áp lực xuất hiện khi thị hiếu/sở thích khác nhau đáng kể giữa các
quốc gia
- Sự khác biệt về tập quán truyền thống và cơ sở hạ tầng
 Áp lực xuất hiện khi có sự khác biệt đáng kể về cơ sở hạ tầng tập quán
truyền thống giữa các quốc gia
- Sự khác biệt về kênh phân phối
 Cần phải đáp ứng với sự khác biệt trong kênh phân phối giữa các quốc
gia
- Nhu cầu của chính phủ nước sở tại
 Các yêu cầu kinh tế và chính trị do chính phủ nước sở tại áp đặt có thể
đòi hỏi sự đáp ứng địa phương

 Doanh nghiệp nên lựa chọn chiến lược nào


 Chiến lược tiêu chuẩn hóa toàn cầu
 Chiến lược xuyên quốc gia
 Chiến lược quốc tế
 Chiến lược địa phương hóa

- Chiến lược quốc tế: khi cả 2 áp lực là thấp nhất => giống xuất khẩu
 Sử dụng sản phẩm sản xuất cho thị trường nội địa
 Bán sản phẩm này trên thị trường quốc tế với sự điều chỉnh tối thiểu
dành cho địa phương
 Có ý nghĩa khi áp lực chi phí thấp và áp lực đáp ứng địa phương thấp
- Chiến lược tiêu chuẩn hóa toàn cầu
 Theo đuổi chiến lược chi phí thấp trên quy mô toàn cầu
 Đạt được việc giảm chi phí từ tính kinh tế theo quy mô, hiệu ứng học
hỏi và tính kinh tế theo địa điểm
 Có ý nghĩa khi áp lực giảm chi phí lớn và áp lực thích ứng địa phương
nhỏ
- Chiến lược địa phương hóa
 Tùy chỉnh hàng hóa và dịch vụ để phù hợp với thị hiếu và sở thích ở
các thị trường quốc gia khác nhau
 Có ý nghĩa khi:
 Sự khác biệt đáng kể giữa các quốc gia liên quan đến thị hiếu
của người tiêu dùng
 Áp lực chi phí không quá lớn
- Chiến lược xuyên quốc gia
 Đạt được chi phí thấp
 Thông qua tính kinh tế theo quy mô, hiệu ứng học hỏi, và tính
kinh tế theo địa điểm
 Phân biệt việc cung cấp sản phẩm trên các thị trường để:
 Tính đến sự khác biệt địa phương
 Thúc đẩy luồng kỹ năng đa chiều giữa các công ty con khác
nhau trong mạng lưới toàn cầu
 Có ý nghĩa khi áp lực giảm chi phí và áp lực thích nghi địa phương
lớn

Tóm tắt chương 7

1. Mục tiêu của doanh nghiệp (2)


Lợi nhuận - Tăng trưởng lợi nhuận
2. Áp lực (2)
Giảm chi phí - Thích nghi với địa phương
3. Chiến lược (4)
Chiến lược quốc tế - Chiến lược tiêu chuẩn hóa toàn cầu - Chiến lược
xuyên quốc gia - Chiến lược địa phương hóa

CHƯƠNG IX. CHIẾN LƯỢC SẢN XUẤT QUỐC TẾ VÀ LOGISTICS


Hoạt động hỗ trợ

- Information systems
- Company Infrastructure – Logistics
- Human Resources

Hoạt động chính

- R&D
- Production
- Marketing & Sales
- Customer Services

Sản xuất => các hoạt động tạo ra sản phẩm

 Giảm chi phí = cách


 Phân tán hoạt động sản xuất đến những vị trí hiệu quả
 Quản lý hiệu quả chuỗi giá trị toàn cầu

Logistics => sự thu mua và vận chuyển vật liệu thông qua chuỗi cung ứng, từ nhà
cung cấp tới khách hàng

 Tăng giá trị sản phẩm = cách


 Loại bỏ sản phẩm lỗi từ chuỗi cung ứng và quá trình sản xuất

Sản xuất ở đâu?

- Nơi doanh nghiệp có thể giảm chi phí sản xuât


- Sản xuất và logistics cần đáp ứng nhu cầu địa phương
- Sản xuất và logistics cần đáp ứng nhanh chóng với sự thay đổi nhu cầu của
khách hàng

Yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn địa điểm sản xuất

- Yếu tố quốc gia – sản xuất nên được đặt ở những nơi có điều kiện kinh tế,
chính trị và văn hóa thuận lợi nhất cho việc thực hiện các hoạt động đó
 Doanh nghiệp cần cân nhắc:
 Tính sẵn có của lao động có tay nghề và các ngành công nghiệp
phụ trợ
 Rào cản thương mại
 Tỷ giá hối đoái
 Chi phí vận chuyển
 Quy điịnh có ảnh hưởng đến FDI
- Yếu tố công nghệ
 Loại hình công nghệ doanh nghiệp sử dụng để thực hiện các hoạt
động sản xuất đóng vai trò then chốt trong các quyết định lựa chọn địa
điểm
 Doanh nghiệp cần cân nhắc: (1) mức chi phí cố định; (2) quy mô
hiệu quả tối thiểu; (3) tính linh hoạt của công nghệ
 (1) Mức chi phí cố định:
 Nếu chi phí cố định cao, nên sản xuất tại một địa điểm
 Nếu chi phí cố định thấp, sản xuất tại nhiều địa điểm –
cho phép doanh nghiệp đáp ứng nhu càu địa phương
 (2) Quy mô hiệu quả tối thiểu
 Là mức sản lượng mà tại đó mức hiệu quả kinh tế theo
quy mô được tận dụng triệt để
 CAO – lựa chọn sản xuất tập trung tại 1 điểm
 THẤP – đáp ứng nhu cầu địa phương và phòng ngừa rủi
ro tiền tệ bằng cách điều hành nhiều địa điểm
 (3) Tính linh hoạt của công nghệ
 Công nghệ sản xuất linh hoạt hay sản xuất tinh gọn
 Giảm thiểu thời gian lắp đặt các thiết bị phức tạp
 Tăng sự tối ưu hóa cho vận hành máy móc
 Cải thiện kiểm soát chất lượng sản phẩm
 Sản xuất linh hoạt cho phép doanh nghiệp sản xuất ra
nhiều thành phẩm với mức chi phí thấp
- Yếu tố sản phẩm

Yếu tố sản phẩm Sản xuất tập trung được Sản xuất phân tán được
ưa chuộng ưa chuộng
Tỷ lệ giá trị trên trọng Cao Thấp
lượng
Phục vụ nhu cầu toàn cầu Có Không

Vai trò chiến lược của nhà sản xuất nước ngoài

- Vai trò chiến lược của nhà sản xuất nước ngoài và lợi thế chiến lược của một
địa điểm có thể thay đổi theo thời gian
 Các nhà máy được thành lập để tận dụng lao động chi phí thấp có thể
phát triển thành các cơ sở có khả năng thiết kế tiến triển
- Cải tiến trong 1 cơ sở có thể đến từ
 Áp lực giảm chi phí để đáp ứng thị trường địa phương
 Tăng khả năng sẵn có của các yếu tố sản xuất để tiến triển

Thuê ngoài: Quyết định tự sản xuất hay thuê ngoài

- Tự sản xuất: với những lĩnh vực ta giỏi


- Thuê ngoài: những lĩnh vực không giỏi = tiền kiếm được từ lĩnh vực giỏi
 Một công ty nên sản xuất hay đi mua những nguyên liệu cho sản phẩm
cuối cùng?

Quyết định tự sản xuất hay đi mua (make or buy decision) là quan trọng đối với
chiến lược sản xuất của một doanh nghiệp

- Doanh nghiệp dịch vụ cũng đối mặt với quyết định này
- Quyết định có liên quan đến thị trường quốc tế thường phức tạp hơn so với
thị trường nội địa

WHY MAKE? WHY BUY?


 Giảm chi phí – nếu DN có hoạt  Mua các bộ phận của sản phẩm
động sản xuất hiệu quả hơn từ nhiều nhà cung cấp khác nhau
bất kỳ DN nào khác  DN linh động hơn
 Tạo điều kiện đầu tư vào các  Giúp giảm cấu trúc chi phí của
tài sản riêng biệt DN
 Bảo vệ công nghệ độc quyền  Giúp DN nắm bắt các đơn hàng
 Tạo điều kiện thuận lợi cho từ khách hàng quốc tế
việc lập lịch trình của các quy
trình liền kề

Quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu

Doanh nghiệp quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu như thế nào

LOGISTICS bao gồm các hoạt động cần thiết để đưa nguyên liệu đến cơ sở sản
xuất, thông qua quy trình sản xuất và thông quan hệ thống phân phối đến người
dùng cuối

Mục đích

- Quản lý chuỗi cung ứng toàn cầy với chi phí thấp nhất có thể và theo cách
phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng
- Thiết lập lợi thế cạnh tranh thông qua dịch vụ khách hàng vượt trội

Vai trò của hệ thống quản lý hàng tồn kho đúng lúc

Hệ thống quản lý hàng tồn kho đúng lúc (just in time) tiết kiệm chi phí lưu giữ
hàng tồn kho bằng cách đưa nguyên vật liệu đến nhà máy sản xuất đúng lúc để đưa
vào quy trình sản xuất

Hệ thống JIT:

- Tiết kiệm chi phí lớn từ việc giảm chi phí lưu kho và lưu giữ hàng tồn kho
- Có thể giúp công ty phát hiện các bộ phận bị lỗi và loại bỏ chúng khỏi quy
trình sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm

Nhưng, một hệ thống JIT khiến công ty không có dự trữ đệm để đáp ứng những
thay đổi về cung hoặc cầu bất ngờ

Vai trò của hệ thống thông tin và INTERNET

Hệ thống thông tin dựa trên web đóng một vai trò quan trọng trong quản lý vật
liệu:
- Cho phép các công ty tối ưu hóa lịch trình sản xuất theo thời điểm các bộ
phận dự kiến sẽ đến
Trao đổi dữ liệu điện tử - Electronics Data Interchane (EDI)
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc theo dõi đầu vào
- Cho phép công ty tối ưu hóa lịch trình sản xuất
- Cho phép công ty và các nhà cung cấp giao tiếp trong thời gian thực
- Loại bỏ giấy tờ giữa các công ty và nhà cung cấp

Cấu trúc đề thi


TN: 20c – all chương

Đ/S + MCQs

TL: 2 câu giống GK – 1 bài luận ngắn => viết đoạn văn có luận điểm luận cứ triển
khai => KL (chủ yếu là 2 chg phg thức thâm nhập + chiến lược KD) + case study
(3 ý nhỏ)

You might also like