You are on page 1of 55

SLIDE GIẢNG DẠY

KINH DOANH QUỐC TẾ


Chương 3
Sự khác biệt về văn hóa
giữa các quốc gia
Mục tiêu học tập
1. Giải thích được các khái niệm văn hóa, giá trị, chuẩn
mực, tập tục, lề thói…
2. Giải thích được các yếu tố tạo sự khác biệt về văn hóa xã
hội
3. Phân tích được ảnh hưởng của các yếu tố trên đến kinh
doanh quốc tế
4. Mô tả sự khác biệt về văn hóa giữa các quốc gia dựa trên
nghiên cứu của Hostede Mô tả sự khác biệt về văn hóa
giữa các quốc gia dựa trên nghiên cứu của Hostede
Tình huống mở đầu
ØVì sao walmart lại thất bại ở Đức?
Tại sao cần nghiên cứu văn hoá
trong KDQT?
ØMôi trường văn hoá khác biệt => lợi ích, chi
phí, rủi ro
ØRủi ro văn hóa được hiểu là những tình huống hay
sự kiện trong đó việc truyền đạt sai lệch về văn hóa
có thể gây nên hiểu nhầm nghiêm trọng trong quan
hệ giữa các đối tác từ những nền văn hóa khác
nhau
ØHiện nay hầu hết các công ty đa quốc gia đều
quan tâm đến việc đào tạo kỹ năng đa văn hóa
cho nhân viên của mình.
Văn hóa là gì?
Ø Văn hóa (Culture)– hệ thống các giá trị và chuẩn mực
được chia sẻ giữa một nhóm người và khi kết hợp lại
thì nó cấu thành nên cách sống
- Giá trị (values) là những quan niệm trừu tượng về những thứ
mà một cộng đồng người tin là tốt, thuộc về lẽ phải và đáng
mong muốn
Thái độ của xã hội đối với tự do cá nhân, dân chủ, công lý,
tình yêu, tình dục, hôn nhân…
- Chuẩn mực (norms) là những quy định và quy tắc xã hội đặt
ra những hành vi ứng xử hợp lý trong từng tình huống cụ thể
Ø Lề thói (folkways) – các quy ước thông thường của cuộc
sống hằng ngày (cách ăn mặc, ăn uống, cách hành xử, quan
niệm về thời gian…) => Ít có ý nghĩa về mặt đạo đức
Ø Tập tục (mores) – những chuẩn mực được xem như là tâm
điểm vận hành xã hội và các hoạt động xã hội (chống lại
hành vi trộm cắp, ngoại tình, loạn luân, ăn thịt đồng loại…)
=> vi phạm tập tục có thể bị trừng phạt nghiêm trọng
Giá trị và chuẩn mực
ØGiá trị cung cấp ngữ cảnh mà theo đó chuẩn
mực xã hội hình thành và điều chỉnh, và tạo
thành nền tảng của văn hóa
Văn hóa, xã hội và quốc gia
ØXã hội (Society) – một nhóm người chia sẻ
một tập hợp chung những giá trị và chuẩn mực
ØMối tương quan giữa xã hội và quốc gia không
phải lúc nào cũng 1 đối 1
ØQuốc gia là thực thể chính trị
- Có thể chứa một hoặc nhiều nền văn hóa (Vd:
Canada)
ØMột nền văn hóa có thể tồn tại ở nhiều quốc
gia (Vd: Hồi giáo)
Các thành phần quan trọng của
văn hoá
ØGiá trị và chuẩn mực của một nền văn hóa thay
đổi theo thời gian
ØYếu tố quyết định bao gồm
ØTôn giáo (religion)
ØTriết lý chính trị và kinh tế (political and economic
philosophies)
ØGiáo dục (education)
ØNgôn ngữ (language)
ØCấu trúc xã hội (social structure)
Yếu tố quyết định văn hóa
Các yếu tố quyết định văn hóa
Cấu trúc xã hội
ØCấu trúc xã hội (Social structure) - việc tổ
chức cơ bản của một xã hội
ØXem xét
- Mức độ coi trọng cá nhân là đơn vị cơ bản của tổ
chức xã hội, trong tương quan so với tập thể
- Mức độ khoảng cách phân cấp của xã hội
Cá nhân và tập thể
ØCá nhân: Tại nhiều xã hội phương tây, cá nhân
là nhân tố cơ bản của cơ cấu xã hội
ØHệ thống giá trị của xã hội nhấn mạnh thành tích
cá nhân
Ø=> Hệ quả đối với doanh nghiệp?
Cá nhân và tập thể
ØTập thể (group) là một tập hợp của hai hay nhiều cá
nhân có những điểm chung và tương tác với nhau
theo những phương thức có sẵn trên cơ sở của một tập
hợp chung về những mong đợi về hành vi của người
khác. Ở nhiều xã hội, tập thể là đơn vị cơ bản của cấu
trúc xã hội
- Mọi cá nhân đều gắn với gia đình, tập thể làm việc, nhóm
xã hội, nhóm giải trí… (Vd: xã hội Nhật Bản); nhận diện
của tập thể có thể trở thành tối quan trọng trong cuộc sống
của mỗi người
- => Hệ quả cho các doanh nghiệp?
Cá nhân và tập thể
Ø Xã hội phương Tây, tập trung vào cá nhân
- Thành tích cá nhân là phổ biến
- Sự năng động của nền kinh tế Mỹ
- Mức độ cao của tố chất kinh doanh
Ø Nhưng, gây ra sự thiếu trung thành và thất bại trong
việc thu kiến thức đặc trưng đối với một công ty
- Cạnh tranh giữa các cá nhân trong công ty hơn là xây
dựng nhóm
- Ít khả năng phát triển một mạng lưới quan hệ mạnh mẽ
trong công ty
Cá nhân và tập thể
ØTrong nhiều xã hội Châu Á, tập thể là đơn vị
cơ bản của cấu trúc xã hội
- Không khuyến khích chuyển đổi công việc giữa các
công ty
- Khuyến khích hệ thống công việc trọn đời
- Dẫn đến sự hợp tác trong việc giải quyết vấn đề
kinh doanh
ØNhưng, có thể hạn chế sự sáng tạo và sáng
kiến cá nhân
Sự phân tầng xã hội
Ø Mọi xã hội đều bị phân tầng theo một cơ sở
thứ bậc thành các tầng lớp xã hội (social
strata) (nguồn gốc gia đình, nghề nghiệp, thu
nhập)
- Các cá nhân được sinh ra trong một tầng lớp nhất
định
Ø Mức độ phân tầng phụ thuộc vào
1.Sự linh hoạt dịch chuyển giữa các tầng lớp xã hội
2.Tầm quan trọng gắn với tầng lớp xã hội trong các
bối cảnh kinh doanh
Sự phân tầng xã hội
1. Sự dịch chuyển xã hội (Social mobility) – phạm vi mà
các cá nhân có thể di chuyển khỏi một tầng lớp xã hội
mà từ đó họ được sinh ra
Ø Hệ thống đẳng cấp (caste system) - hệ thống phân tầng
khép kín trong đó vị trí xã hội được xác định bởi gia
đình mà từ đó một người được sinh ra
- Một vị trí đẳng cấp thường gắn liền với một nghề
nghiệp nhất định và truyền từ đời này sang đời khác
- Thay đổi vị trí thường là không thể trong suốt cuộc
đời của một cá nhân
- Đọc tiêu điểm quốc gia: Phá vỡ hệ thống đẳng cấp tại
Ấn Độ (p. 144)
Sự phân tầng xã hội
Ø Hệ thống giai cấp (class system) - một dạng phân tầng
mở, vị thế xã hội của cá nhân được quyết định bởi gia
đình trong đó một người được sinh ra và các thành tích
KT-XH nối tiếp của người đó
- Sự dịch chuyển giai cấp là khả thi
- Cơ cấu giai cấp của Anh cứng nhắc hơn các xã hội
phương tây khác (thượng lưu, trung lưu, lao động) =>
cơ hội sống khác nhau
Sự phân tầng xã hội
2. Tầm quan trọng của sự phân tầng xã hội với
quan hệ kinh doanh:
Ø Sự phân tầng quan trọng nếu nó ảnh hưởng tới hoạt động
của các tổ chức kinh doanh
Ø Mỹ, Nhật… mức độ dịch chuyển cao, Anh: mức độ dịch
chuyển thấp -> ý thức giai cấp
Ø Ý thức giai cấp (class consciousness) – điều kiện mà
trong đó mọi người có xu hướng nhận thức bản thân dựa
trên xuất thân giai cấp, và điều này định hình các mối
quan hệ của họ với thành viên của các tầng lớp khác
Ø Mối quan hệ đối kháng giữa quản lý và tầng lớp lao động
làm gia tăng chi phí sản xuất ở các quốc gia có sự khác
biệt giai cấp sâu sắc => công ty gặp khó khăn khi tạo lập
lợi thế cạnh tranh
Các hệ thống tôn giáo và đạo đức
Ø Tôn giáo (Religion) – một hệ thống các nghi lễ và
niềm tin chung có liên quan tới phạm trù linh thiêng
Ø Bốn tôn giáo thống trị xã hội
1. Cơ đốc giáo
2. Hồi giáo
3. Ấn Độ giáo
4. Phật giáo
5. Nho giáo (ảnh hưởng đáng kể tới hành vi và văn hóa ở
nhiều vùng của Châu Á)
Các hệ thống tôn giáo và đạo đức
Các tôn giáo trên thế giới
Các hệ thống tôn giáo và
đạo đức
Ø Hệ thống đạo đức (Ethical systems) – một
tập hợp các nguyên tắc hoặc giá trị luân lý
được sử dụng để dẫn dắt và định hình hành vi
Ø Tôn giáo và đạo đức thường quyện chặt vào nhau
- Ví dụ: Đạo đức Thiên chúa giáo hay đạo đức Hồi giáo
Cơ đốc giáo
Ø Cơ đốc giáo (Christianity)
- Tôn giáo lớn nhất trên thế giới
- Phổ biến ở châu Âu, châu Mỹ và những quốc gia có người châu
Âu sinh sống
- Duy thần
Hệ quả về kinh tế
Trong các nhánh chính của Cơ đốc giáo (công giáo La Mã, chính
thống giáo, và Tin Lành) thì Tin Lành có hệ quả kinh tế quan
trọng nhất. Triết lý làm việc của tín đồ Tin lành (the Protestant
work ethic) (Max Weber, 1804): Lao động là sứ mệnh cao cả
được Thiên chúa giao phó cho mỗi người => Lao động chăm chỉ,
tạo ra của cải, và sự tiết chế (không nên tiêu xài của cải bằng cách
thưởng thức các lạc thú mà nên đầu tư vào sự phát triển của các
tập đoàn tư bản) là tiền đề phát triển của chủ nghĩa tư bản
Hồi giáo
Ø Hồi giáo (Islam)
- Tôn giáo lớn thứ hai thế giới khởi nguồn từ năm
610
sau Công nguyên
- Tên gọi Hồi giáo
- Lịch sử hình thành và phát triển
Hồi giáo
- Một số điều răn của kinh Koran: (1) Chỉ tôn thờ
thiên chúa Allah; (2) Vinh danh và kính trọng cha
mẹ; (3) Tôn trọng quyền của người khác; (4) Hãy
bố thí rộng rãi cho người nghèo; (5) Cấm giết
người trừ những trường hợp đặc biệt; (6) Cấm
ngọai tình; (7) Hãy bảo vệ và chu cấp trẻ mồ côi;
(8) Hãy cư xử công bằng với mọi người; (9) Hãy
trong sạch về tình cảm và tinh thần; (10) Hãy
khiêm tốn.
- Đạo Hồi là lối sống chi phối trọn vẹn toàn bộ đời
sống của một người Hồi giáo
ØNhững ảnh hưởng đến kinh doanh
ØNăm trụ cột của Hồi giáo
- Đức tin: Chỉ có duy nhất 1 Thiên chúa (Allah) toàn năng thực sự
- Cầu nguyện: 5 lần/ ngày
- Hành hương: Ít nhất 1 lần trong đời phải hành hương về Mecca
- Tháng Ramadan
- Bố thí
ØNhững ảnh hưởng đến kinh doanh
ØKhuyến khích hoạt động kinh doanh
ØNhấn mạnh việc tuân thủ nghĩa vụ trên hợp đồng,
giữ lời và không lừa dối người khác
ØCấm cho vay lấy lãi=> 2 phương pháp kinh doanh
của ngân hàng Hồi giáo mudarabah (chia sẻ lợi
nhuận đầu tư theo một tỉ lệ thoả thuận) và
murabaha (sử dụng rộng rãi nhất – mua lại sản
phẩm với giá cao hơn ở thời điểm muộn hơn)
ØCấm tiêu thụ thịt lợn và uống rượu
ØTrang phục của phụ nữ
ØSự gắn kết giữa tôn giáo và chính trị
Hồi giáo
Ø Trào lưu chính thống Hồi giáo được giới truyền thông
phương Tây đánh đồng với các chiến binh, những kẻ
khủng bố và những cuộc bạo động, thực ra chỉ là một bộ
phận nhỏ những người theo trào lưu chính thống cực đoan
lợi dụng tôn giáo cho mục đích chính trị riêng. Hồi giáo
dạy về hòa bình, sự công bằng và lòng khoan dung
Ø Những người theo trào lưu chính thống đã giành được
quyền lực chính trị, đưa luật Hồi giáo thành luật pháp của
quốc gia và đổ lỗi cho Phương Tây đối với nhiều vấn đề xã
hội
Ấn Độ giáo
ØẤn Độ giáo (Hinduism)
- Đa số tín đồ sinh sống trên tiểu lục địa Ấn Độ
- Tôn giáo cổ xưa nhất (~ 4000 năm trước)
- Không gắn liền với một con người hay cuốn sách
linh thiêng
- Tin vào luân hồi, nghiệp chướng
- Tập trung vào tầm quan trọng của việc đạt được
sự tăng trưởng và phát triển về tâm linh, mà có thể
yêu cầu tự thân chối bỏ vật chất và thể chất
Ấn Độ giáo
Hệ quả về kinh tế:
- Người Ấn Độ giáo được đánh giá bởi những thành
tựu về tinh thần hơn là những thành tựu về vật chất
- Sự coi trọng lối sống khổ hạnh khiến người Ấn Độ
giáo sùng đạo ít khả năng tham gia hoạt động kinh
doanh hơn => tác động tiêu cực lên sự phát triển
kinh tế của Ấn Độ (Weber), tuy nhiên Ấn Độ hiện
đại kinh doanh rất năng động
- Thăng tiến và tiếp nhận những trách nhiệm mới có
lẽ không quan trọng, hoặc có lẽ không khả thi vì lý
do đẳng cấp của nhân viên (cái bóng của hệ thống
đẳng cấp vẫn còn)
Phật giáo
Ø Phật giáo (Buddhism)
- Khoảng 350 triệu tín đồ
- Ra đời: Đông Bắc Ấn Độ, TK6 TCN
- Đông Nam Á, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản…
- Phân rẽ
- Tiểu thừa: cỗ xe nhỏ
- Đại thừa: cỗ xe lớn
- Đau khổ có nguồn gốc từ ham muốn của con người
- Không bênh vực hệ thống đẳng cấp, không cổ xuý khổ hạnh thái
quá
- Nhấn mạnh đến sự phát triển tâm linh và kiếp sau hơn là việc
đạt được những thành tựu ở thế giới đang sống
Phật giáo
Hệ quả về kinh tế:
- Không coi trọng việc tạo ra của cải
- Hành vi kinh doanh không quá coi trọng, không
kinh doanh bằng mọi giá, kinh doanh hiền hoà
- Không ủng hộ hệ thống đẳng cấp, mỗi cá nhân có
khả năng dịch chuyển và có thể làm việc với những
người đến từ các tầng lớp khác nhau => tạo điều
kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh hơn Ấn Độ
giáo
Nho giáo
ØNho giáo (Confucianism)
- Hệ tư tưởng được tuân thủ chủ yếu ở Trung Quốc,
Hàn Quốc, Nhật Bản
- Dạy về tầm quan trọng của việc cứu rỗi linh hồn
bản thân thông qua hành động đúng đắn
- Đạo đức cao, hành vi có đạo đức và lòng trung
thành đối với người khác được coi trọng
- Không quan tâm tới lực lượng siêu nhiên hay
đấng tối cao
Nho giáo
Hệ quả về kinh tế
- 3 giá trị trung tâm của hệ tư tưởng Nho giáo – lòng
trung thành, nghĩa vụ tương hỗ, và sự trung thực – có
thể dẫn đến việc giảm chi phí kinh doanh ở những xã
hội Nho giáo
- Lòng trung thành => hợp tác giữa quản lý và lao động, ít
chuyển đổi công việc
- Lòng trung thành không phải là mù quáng, khái niệm
‘tương hỗ’ là quan trọng => ‘guanxi’ – mạng lưới quan hệ
được hỗ trợ bởi các nghĩa vụ tương hỗ => cơ chế quan
trọng để xây dựng các mối quan hệ kinh doanh lâu dài
- Hành vi không trung thực có thể mang lại cái lợi trước mắt
nhưng về lâu dài là không có lợi => tin tưởng nhau, ít phá
vỡ hợp đồng, giảm chi phí thuê luật sư, có thể mạo hiểm
hơn
Ngôn ngữ
ØNgôn ngữ - ngôn ngữ nói và các phương tiện
liên lạc không lời (giao tiếp phi ngôn ngữ
như biểu hiện khuôn mặt, không gian cá nhân,
và cử chỉ tay) => định hình nền văn hoá
Ngôn ngữ
Ø Ngôn ngữ là một yếu tố hết sức quan trọng của văn
hoá. Ngôn ngữ được coi là tấm gương để phản ánh
văn hoá. Chính nhờ Ngôn ngữ mà con người mới
có thể xây dựng và duy trì văn hoá của mình.
Ø Ngôn ngữ nói: công cụ giao tiếp + phản ánh cách
thức nhận thức thế giới (vd: tuyết trong tiếng Anh
và tiếng của người Eskimo) => giúp định hình nền
văn hóa
Ø Các quốc gia có nhiều hơn 1 ngôn ngữ thường có nhiều
hơn 1 nền văn hóa: Canada (Anh & Pháp), Bỉ (Hà Lan &
Pháp), Tây Ban Nha (Basque & Tây Ban Nha), Síp (Thỗ
Nhĩ Kỳ & Hi Lạp)
Những ngôn
ngữ phổ biến
nhất thế giới
Vai trò của ngôn ngữ đối với
văn hóa
Ø Tiếng Trung là ngôn ngữ mẹ đẻ của nhiều người nhất
trên thế giới
Ø Tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến nhất trên thế giới
- Tiếng Anh đang dần trở thành ngôn ngữ của kinh doanh
quốc tế
- Tuy nhiên, hiểu biết về ngôn ngữ địa phương vẫn mang
lại nhiều lợi ích, và trong một vài trường hợp, nó là nhân tố
quan trọng cho việc kinh doanh thành công (Vd: xe
Chevrolet Nova)
Vai trò của ngôn ngữ đối với
văn hóa
Ø Ngôn ngữ không lời: không dùng lời nói hoặc văn
bản (Vd:…)
- Việc thất bại khi “giải mã” các dấu hiệu không lời của
một nền văn hóa khác có thể dẫn đến thất bại trong giao
tiếp
- Không gian cá nhân: khoảng cách thoải mái với người nói
chuyện cùng (Mỹ: 5-8 feet, Mỹ Latinh: 3-5 feet => hiểu
điều này sẽ giúp quan hệ kinh doanh được tốt hơn)
Vai trò của giáo dục đối với
văn hóa
Ø Giáo dục không chính quy
Ø Giáo dục chính quy => tiếp thu nhiều kỹ năng từ
ngôn ngữ, nhận thức, tới toán học, phổ cập các giá trị
và chuẩn mực của xã hội (trực tiếp và gián tiếp)
- Quan trọng trong việc xác định lợi thế cạnh tranh quốc gia
(sự sẵn có của nguồn nhân lực có kỹ năng)
ØSự thành công thời hậu chiến của Nhật có thể được giải
thích bởi hệ thống giáo dục ưu việt
- Định hướng cho việc lựa chọn địa điểm kinh doanh
- Mức độ phổ cập giáo dục => xác định những loại sản phẩm
nào có thể bán và cách thức marketing sản phẩm ở quốc gia
đó
ØVí dụ: ảnh hưởng của tỉ lệ biết chữ
Văn hóa và nơi làm việc
Ø Văn hoá của một xã hội ảnh hưởng đến các
giá trị tại nơi làm việc
Ø Quy trình và thông lệ quản trị phải thích
nghi với các giá trị liên quan đến công việc
được xác định bởi văn hóa (vd: văn hoá Mỹ
và Pháp)
Ø Geert Hofstede đã có một trong những
nghiên cứu tiêu biểu về văn hóa, bằng việc
sử dụng dữ liệu thu thập được từ năm 1967
đến 1973 từ 100.000 nhân viên của IBM
- Hofstede xác định được 4 khía cạnh (dimension)
giúp khái quát, so sánh các nền văn hóa khác nhau
Văn hóa và nơi làm việc
Ø Các khía cạnh của văn hóa theo Hofstede:
1. Khoảng cách quyền lực (Power distance)- cách thức
một xã hội đối mặt với thực tế rằng mọi người là bất
bình đẳng về khả năng thể chất và trí tuệ. Thấp =>
lãnh đạo và nhân viên có xu hướng bình đẳng, hợp tác
vì mục tiêu chung. Cao => quyền lực tập trung vào
lãnh đạo, nhân viên không có quyền tự quyết
2. Chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể
(Individualism versus collectivism)- mối quan
hệ giữa cá nhân và đồng loại. XH đề cao cá
nhân -> mối quan hệ giữa các cá nhân lỏng
lẻo, trọng thành tích và tự do cá nhân. XH coi
trọng tập thể -> mối quan hệ giữa các cá nhân
chặt chẽ, mọi người vì lợi ích tập thể
Văn hóa và nơi làm việc
3. Né tránh rủi ro (Uncertainty avoidance)– mức độ mà các thành
viên của các nền văn hóa khác nhau thích nghi với những tình
huống không rõ ràng và chấp nhận các yếu tố không chắc chắn.
Văn hoá né tránh rủi ro cao => chấp nhận chi trả để đảm bảo
công ăn việc làm, phúc lợi hưu trí…(Bỉ, Pháp, Nhật). Văn hoá
né tránh rủi ro thấp => sẵn sàng chấp nhận rủi ro và thay đổi
(Ấn Độ, Ireland, Hoa Kỳ)
4. Nam tính và nữ tính (Masculinity versus
femininity)– định hướng của xã hội dựa trên giá trị
của giới tính. Văn hoá nam tính => coi trọng cạnh
tranh, sự quyết đoán, tham vọng, và sự tích luỹ của
cải (Úc, Nhật Bản, Hoa Kỳ). Văn hoá nữ tính =>
Nam giới và Nữ giới đều chú trọng vào việc duy trì
vai trò, sự phụ thuộc lẫn nhau và quan tâm đến
những người kém may mắn hơn. Hệ thống phúc lợi
phát triển cao và nhà nước thường có chế độ trợ cấp
cho giáo dục (Scandinavi).
Văn hóa và nơi làm việc
Ø Hofstede mở rộng nghiên cứu ban đầu, bổ sung khía
cạnh thứ 5 “Động lực Nho giáo (Confucian
dynamism)” hay “Định hướng dài hạn (long-term
orientation) và ngắn hạn”: mức độ trì hoãn sự thoả
mãn để đạt được thành công trong dài hạn (dựa trên
các học thuyết của Khổng Tử)
- Coi trọng sự kiên trì, trật tự địa vị, giữ thể diện, tôn
trọng truyền thống, và báo đáp quà tặng và ân huệ
- Khía cạnh dài hạn được thể hiện rõ nhất trong các
giá trị đạo đức của người châu Á – các định hướng
văn hoá truyền thống của một số nước châu Á, bao
gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hong Kong và
Singapore. Hoa Kỳ và Canada ghi điểm thấp
Văn hóa và nơi làm việc
=> Hiểu sự khác biệt và phân loại văn hoá quốc gia
Văn hóa và nơi làm việc
Các giá trị liên quan đến công việc của 20 quốc gia được chọn điều tra

Quốc  gia Khoảng  cách  quyền  lực Né  tránh  rủi  ro Chủ  nghĩa  cá  nhân Tính  nam
(Uncertainty  
(Power  Distance) (Individualism) (Masculinity)
Avoidance)
Argentina 49 86 46 56
Úc 36 51 90 61
Brazil 69 76 38 49
Canada 39 48 80 52
Đan  Mạch 18 23 74 16
Pháp 68 86 71 43
Đức 35 65 67 66
Anh 35 35 89 66
Ấn  độ 77 40 48 56
Indonesia 78 48 14 46
Israel 13 81 54 47
Nhật  Bản 54 92 46 95
Mexico 81 82 30 69
Hà  Lan 38 53 80 14
Panama 95 86 11 44
Tây  Ban  Nha 57 86 51 42
Thụy  Điển 31 29 71 5
Thái  Lan 64 64 20 34
Thổ  Nhĩ  Kỳ 66 85 37 45
Mỹ 40 46 91 62
Đánh giá nghiên cứu Hofstede
Ø Nghiên cứu của Hofstede bị chỉ trích vì một số điểm
- Giả định rằng có mối quan hệ tương quan 1 đối 1 giữa văn hóa
và thực thể quốc gia
- Nghiên cứu có thể đã bị ràng buộc theo văn hóa (Nhóm nghiên
cứu đến từ châu Âu và Mỹ)
- Sử dụng IBM như là nguồn cung cấp thông tin duy nhất (bản
sắc văn hoá mạnh mẽ và quy trình lựa chọn nhân viên chặt chẽ)
- Văn hóa không đứng yên, nó có biến chuyển => nghiên cứu
này có thể đã lỗi thời
Ø Tuy nhiên, nó là một xuất phát điểm cho việc tìm hiểu
các nền văn hóa khác nhau như thế nào, và hệ quả mang
lại của những sự khác biệt này đối với các nhà quản trị
Sự thay đổi về văn hóa
ØVăn hóa biến chuyển theo thời gian
- Những thay đổi trong các hệ thống giá trị có thể chậm
chạp và khá vất vả đối với một xã hội
ØSự bất ổn xã hội – một kết quả tất yếu của sự thay
đổi văn hóa (Vd: sự thay đổi quan niệm về vai
trò của phụ nữ trong công tác quản lý)
- Khi các quốc gia trở nên mạnh hơn về mặt kinh tế,
văn hóa thay đổi là điều bình thường (sự chuyển dịch
từ chủ nghĩa tập thể sang chủ nghĩa cá nhân).
- Toàn cầu hóa cũng mang lại sự thay đổi văn hóa (giao
thông vận tải, thông tin liên lạc, các tập đoàn toàn cầu
=> sáp nhập và giao thoa giữa các nền văn hoá
Hàm ý quản trị
1. Phát triển sự hiểu biết đa văn hóa
Mỗi nền văn hóa đều có cách của riêng nó trong việc giao
dịch kinh doanh, đàm phán và qua trình ra quyết định.
Các công ty thiếu thông tin về các thông lệ của nền văn hóa
khác thường khó thành công
Ø Tránh việc thiếu thông tin
- Xem xét tuyển dụng người dân địa phương
- Thường xuyên luân chuyển giám đốc điều hành ra nước
ngoài
Ø Nhà quản lý cũng phải cảnh giác chống lại hành vi
vị chủng (ethnocentrism)
- Niềm tin vào sự ưu việt của một văn hóa nhất định
Hàm ý quản trị
1. Phát triển sự hiểu biết đa văn hóa
Ø Kỹ năng thích nghi văn hoá có ý nghĩa then chốt trong xây dựng lợi thế cạnh
tranh của doanh nghiệp:
Ø Phát triển sản phẩm và dịch vụ.
Ø Giao tiếp và trao đổi với đối tác kinh doanh nước ngoài.
Ø Xem xét và lựa chọn nhà cung cấp và đối tác nước ngoài
Ø Đàm phán và thiết kế các hợp đồng kinh doanh quốc tế.
Ø Giao tiếp với khách hàng hiện tại và tiềm năng ở nước ngoài.
Ø Chuẩn bị các cuộc triển lãm và hội chợ thương mại ở nước ngoài.
Ø Chuẩn bị cho hoạt động quảng cáo và xúc tiến thương mại
Hàm ý quản trị
2. Có sự kết nối giữa văn hóa và lợi thế cạnh
tranh quốc gia
Ø ảnh hưởng của văn hóa đến một số vấn đề của
kinh doanh quốc tế như
Ø Làm việc nhóm
Ø Chế độ tuyển dụng nhân viên
Ø Hệ thống lương thưởng
Ø Cơ cấu tổ hức của doanh nghiệp
Ø Phong cách lãnh đạo
Ø Có ý nghĩa quan trọng đối với việc lựa chọn các
quốc gia để đặt cơ sở sản xuất và kinh doanh
Sự khác biệt về văn hóa ảnh hưởng đến
kinh doanh quốc tế như thế nào ?
Ø Cần có sự hiểu biết và thích nghi với văn hóa địa
phương vì điều này rất quan trọng đối với các
doanh nghiệp kinh doanh quốc tế
- Sự hiểu biết đa văn hóa (cross-cultural literacy) – am
hiểu về những khác biệt văn hóa trong một quốc gia và
giữa các quốc gia khác nhau và về sự ảnh hưởng của sự
khác biệt này đến cách thức kinh doanh èSự hiểu biết
đa văn hóa rất quan trọng đối với sự thành công của
doanh nghiệp
- Học ngôn ngữ của đối tác
Sự khác biệt về văn hóa ảnh hưởng đến
kinh doanh quốc tế như thế nào?
Ø Cần xem xét yếu tố văn hóa khi đánh giá và lựa chọn
quốc gia có mức hấp dẫn cao vì sự khác biệt về văn
hóa có mối quan hệ với sự khác biệt về chi phí kinh
doanh giữa các quốc gia:
- Khác biệt với nước chủ nhà càng lớn è chi phí thích ứng
càng lớn
- Có một số đặc trưng văn hóa gây khó khăn và chi phí cao
hơn
Ø Các công ty đa quốc gia (MNEs) có thể góp phần
thay đổi văn hóa
- McDonald’s

You might also like