You are on page 1of 6

1.

1 Mức độ e ngại rủi ro (Uncertainty Avoidance)


A. Khái niệm
Mức độ e ngại rủi ro của Hofstede đánh giá cách thức mà xã hội phản ứng với những
điều không chắc chắn và mơ hồ vốn có trong cuộc sống hàng ngày. Các nền văn hóa khác
nhau sẽ có mức độ e ngại rủi ro khác nhau.
Chiều hướng này xem xét cách giải quyết tình huống không xác định và các sự kiện
bất ngờ
B. Đặc điểm
Chỉ số UAI cao cho thấy mong muốn ổn định hơn, mức độ gắn kết của thành viên trong cộng
động đó với các quy chuẩn hành vi, luật lệ, văn bản hướng dẫn và thường tin tưởng sự thật tuyệt
đối hay một sự “đúng đắn” chung trong mọi khía cạnh mà tất cả mọi người đều nhận thức được.
Họ thường thiết lập nên các tổ chức để tối thiểu hóa rủi ro và đảm bảo an toàn tài chính. Bỉ,
Pháp, Hàn Quốc và Nhật Bản là những nước có mức độ e ngại rủi ro tương đối cao.

Trong khi đó, chỉ số UAI thấp cho thấy sự cởi mở và dễ chấp nhận những điều không chắc
chắn, mơ hồ. Xã hội có UAI thấp thường có xu hướng để mọi thứ được tự do phát triển, chấp
nhận mọi rủi ro và ít phụ thuộc vào các quy tắc. Lịch làm việc linh hoạt, làm quen với rủi ro, giải
quyết khó khăn khi cần thiết và sự đổi mới không bị coi là đe dọa. Xã hội có UAI thấp giúp các
thành viên có khả năng đưa ra quyết định nhanh, họ có xu hướng dung hòa được các hành động
và quan điểm khác biệt so với bản thân họ vì họ không cảm thấy sợ sệt. Trung Quốc, Ấn Độ,
Ireland, Jamaica và Mỹ là những ví dụ tiêu biểu nhất cho các quốc gia có mức độ e ngại rủi ro
thấp.
Ví dụ: Điểm phòng chống rủi ro được chấm cao nhất tại các quốc gia Mỹ Latin, Nam và Đông
Âu (bao gồm cả cộng đồng nói tiếng Đức) và Nhật Bản. Chỉ số này thấp dần cho các dân tộc da
trắng, người Bắc Âu và Trung Quốc. Cụ thể, nước Đức có chỉ số UAI khá cao 65 điểm, Vương
Quốc Bỉ thậm chí còn cao hơn với 94 điểm, nhất là khi so sánh với Thụy Điểm 29 điểm và Đan
Mạch 23 điểm, mặc dù các nước này khá gần gũi về mặt địa lý.
Chỉ số né tránh rủi ro ở một số quốc gia
Argentina 86 Israel 81
Australia 51 Nhật Bản 92
Brazil 76 Mesico 82
Canada 48 Hà Lan 53
Đan Mạch 23 Panama 86
Pháp 86 Tây Ban Nha 86
Đức 65 Thụy Điển 29
Anh 35 Thái Lan 64
Ấn Độ 40 Thổ Nhĩ Kỳ 85
Indonesia 48 Mỹ 46

1.2 Nam tính – nữ tính (Masculinity/Collectivism)


A. Khái niệm
Chiều văn liên quan đến mức độ xã hội chấp nhận hay không chấp nhận quyền lực truyền
thống của nam tính hay nữ tính. Chỉ 1 định hướng của xã hội dựa trên giá trị của nam tính và nữ
tính
- Nam tính: bao gồm sự quyết đoán, sự tôn trọng đối với những người thành đạt, siêu giỏi, có
địa vị, của cải, tiền bạc.
- Nữ tính: bao gồm sự nuôi dưỡng, nhấn mạnh vào chất lượng cuộc sống,tập trung vào mối
quan hệ , ủng hộ người kém cỏi. Phụ nữ trong xã hội được tôn trọng và thể hiện những giá trị
khác nhau.
B. Đặc điểm
NAM TÍNH NỮ TÍNH
- Xã hội có MAS cao là nơi nam giới - Xã hội có MAS thấp là nơi nữ giới
được coi trọng, và được giao những việc và nam giới được làm việc cùng nhau,
lớn, được xem là trụ cột của gia đình, của đàn ông được phép yếu đuối và phụ nữ có
quốc gia. Phụ nữ được xem là người phía thể tiến thân trong sự nghiệp.
sau, chăm sóc cuộc sống.
- Chỉ số cao về nam quyền xã hội -Chỉ số thấp về nữ quyền các giá trị
được thúc đẩy phát triển, thành tích, chủ yếu là chăm sóc, vun đắp yêu thương,
thành quả được coi trọng, ưu chuộng chú trọng chất lượng cuộc sống. Xã hội
những điều mới lạ, tìm kiếm sự đa dạng, nữ quyền là một xã hội có chất lượng
thích khám phá trong suốt hành vi tổ cuộc sống và khi ra ngoài đám đông
chức. không nổi bậc.
- Xã hội trọng nữ quyền phụ nữ được
- Xã hội trọng nam quyền phụ nữ dù coi trọng và thể hiện nhiều giá trị khác
có tài giỏi vẫn không được coi trọng, và nhau. Phụ nữ được giao cho những vị trí
bị cho là kém cỏi hơn so với nam giới quan trọng, trong xã hội này có sự bình
(đàn ông là người thống trị phần lớn đẳng giới trong mọi khía cạnh.
quyền lực trong gia đình và xã hội) và
khoảng cách phân biệt giới tính nam và - Các nền văn hóa nữ tính mối quan
nữ cao. hệ được đồng thuận, chú trọng vào chất
- Các nền văn hóa nam tính quyết lượng cuộc sống. Dễ đạt được thành công
đoán được xem là đức tính nổi bậc, ở đây trong đàm phán. Trong xã hội này có sự
xu hướng cạnh tranh được coi trọng. Xã cân bằng giữa công việc và cuộc sống, hệ
hội được tạo bởi người đàn ông và phụ nữ thống phúc lợi phát triển cao, môi trường,
quyết đoán, chú trọng đến thành tích, tiền văn hóa được quan tâm.
tài, của cải, địa vị trong xã hội và hầu như
không quan tâm đến các thứ khác.

MAS cao MAS thấp


- Cái tôi mạnh mẽ, cảm giác tự hào và - Mối quan hệ được định hướng/ đồng
tầm quan trọng được quy về địa vị. thuận.
- Tiền, của cải và thành tích, kết quả - Tập trung hơn vào chất lượng cuộc
được xem trọng. sống.
Ví dụ: Nam quyền ít được coi trọng tại các nước Bắc Âu: Na Uy chỉ có 8 điểm và
Thụy Điển là 5 điểm MAS. Ngược lại, nam quyền lại rất quan trong tại Nhật Bản (95
điểm) và các nước châu Âu như Hungary, Áo và Thụy Sĩ, những nước chịu ảnh hưởng
bởi văn hóa Đức. Trong cộng đồng người Anglo, điểm nam quyền lại khá cao như 66
điểm tại Anh là một ví dụ. Trong khi đó, các nước Mỹ Latin lại có điểm khá mâu thuẫn,
ví dụ như Venezuela là 73 điểm trong khi Chile chỉ có 28.
1.3 Định hướng dài hạn và định hướng ngắn hạn (Long term/Short term
Orientation)
A. Khái niệm
Khía cạnh này giúp chúng ta biết khía cạnh văn hóa khác bằng cách kiểm tra hành vi
của họ trong một khoảng thời gian dài hay ngắn.
- Định hướng dài hạn là khi bạn tập trung vào tương lai, nghĩa là bạn sẵn sàng trì hoãn
thành công ngắn hạn về vật chất, xã hội, thậm chí cả về sự hài lòng để chuẩn bị cho tương lai.
- Định hướng ngắn hạn là khi bạn tập trung vào hiện tại hoặc quá khứ và coi trọng nó hơn
tương lai. Nếu bạn là người coi trọng định hướng ngắn hạn, bạn coi trọng hệ thống phân cấp xã
hội hiện tại và coi trọng các thông tin xã hội.
Ví dụ: Các định hướng văn hóa truyền thống của một số nước Châu Á: Trung Quốc,
Nhật Bản, Singapore chú trọng định hướng dài hạn. Ngược lại, Hoa Kỳ và hầu hết các
nước phương Tây đều chú trọng đến định hướng ngắn hạn.
B. Đặc điểm
Văn hóa định hướng dài hạn Văn hóa định hướng ngắn hạn
- Ra quyết định dựa trên những gì họ - Muốn thành công trong tương lai
nghĩ tốt nhất cho tương lai. gần.
- Thể hiện sự kiên nhẫn, cố gắng, ngay - Chú trọng quá khứ và hiện tại.
cả khi gặp khó khăn trong hiện tại. - Ít chú trọng các mối quan hệ, các
- Chú trọng các mối quan hệ; sắp xếp nghĩa vụ XH là đối ứng.
các mối quan hệ theo địa vị. - Thích thưởng thụ.
- Sống tiết kiệm. - Chú trọng các kết quả tức thời, ít đầu
- Làm việc siêng năng, kiên trì để thành tư, ít siêng năng, kiên trì để thành công.
công…

Đặc điểm Lời khuyên


Định - Đưa ra mục tiêu cho tương - Tránh nói quá nhiều về bản thân.
hướng dài lai, đặt câu hỏi như “ cái gì”, “ - Cư xử một cách khiêm tốn.
hạn như thế nào”, “tại sao” . - Mọi người sẵn sàng thỏa hiệp,
- Tiết kiệm và giáo dục được nhưng điều này không phải lúc nào
coi trọng. cũng rõ ràng đối với người ngoài: điều
- Khiêm tốn này đúng trong một nền văn hóa cũng
- Đạo đức và nghĩa vụ được đạt điểm cao về PDI.
nhấn mạnh.
- Đặt ra câu hỏi “tại sao”. - Sẵn sàng tiếp thu ý kiến.
- Niềm tin mạnh mẽ. - Chấp nhận điểm yếu.
Định - Khi mọi người có xu hướng
hướng ngắn tự bao biện, những người khác sẽ
hạn đánh giá một cách nghiêm khắc.
- Giá trị về quyền lực được
nhấn mạnh.

1.4 Tự thỏa mãn (Indulgence)


A. Khái niệm
Một thách thức mà con người phải đối mặt hiện nay và trong quá khứ là mức độ xã hội hóa trẻ
nhỏ. Nếu không có xã hội hoá chúng ta không trở thành "con người". Khái niệm này chính là
thước đo mức độ hạnh phúc, liệu có hay không sự tự thỏa mãn những niềm vui đơn giản. Chỉ số
này thể hiện mức độ mỗi người cố gắng kiểm soát những mong muốn nhu cầu của bản thân theo
cách mà họ được nuôi dại
Sự thỏa mãn Sự kiềm chế
- Sự cho phép của xã hội một cách tự - Xã hội ngăn chặn sự thỏa mãn nhu
do các nhu cầu liên quan đến việc hạnh cầu và điều chỉnh nó thông qua các chuẩn
phúc trong cuộc sống. mực xã hội.
- Xã hội đề cao tính thỏa mãn là xã hội - Xã hội đề cao tính kiềm chế là kiềm
coi trọng sự thỏa mãn của nhu cầu và chế ham muốn của một người và điều
mong muốn của con người. Chính cá nhân chỉnh theo quy tắc xã hội. Và có những
quản lý cuộc sống và cảm xúc của mình. yếu tố khác ảnh hưởng đến đến cuộc sống,
cảm xúc của chính họ.
- Văn hóa được coi là chuẩn mực và
thỏa mãn bản thân sẽ đưuọc xem là sự sai
- VD: Các quốc gia Tây Âu, Mỹ.
trái.
- VD: Các quốc gia Đông Âu bào gồm
Nga và một số quốc gia Châu Á.

B. Đặc điểm

Tự thỏa mãn cao Tự thỏa mãn thấp


- Con người cảm thấy vui vẻ, thỏa mãn - Con người cảm thấy bất lực, ít thể hiện
khi nhu cầu được thực hiện. vui sướng khi theo các chuẩn mực xã hội.
- Thường nhớ về những cảm xúc tích - Thường nhớ về những cảm xúc tiêu
cực. cực.
- Tự do ngôn luận. - Không tùy tiện phát ngôn.
- Có nhận thức về việc kiểm soát đời - Đánh giá thấp khả năng kiểm soát đời
sống cá nhân. sống cá nhân.

You might also like