You are on page 1of 11

 Ảnh hưởng của tôn giáo đến văn hóa Á Châu

- Các tôn giáo tồn tại và phát triển không bị giới hạn về phạm vi địa lý hay
biên giới quốc gia
- Ngoài ra còn có Đạo giáo (Taoism), Ấn Độ giáo (Hinduism)…
- Các triết lý tôn giáo và đạo đức để lại dấu ấn trong niềm tin, thái độ và
hành vi cá nhân; ảnh hưởng đến VH kinh doanh ở Á Châu
- Hiểu biết về tôn giáo giúp hiểu được các giá trị, thái độ và đạo đức 
kinh doanh có hiệu quả

1
Chapter2
1. Nghiên cứu của Hofstede
1. Khoảng cách quyền lực (Power distance) Mức độ các thành viên ít
quyền lực trong tổ chức chấp nhận quyền lực được phân chia không đồng đều
giữa các cấp bậc, các cá nhân; khuất phục quyền lực…
 VH khoảng cách quyền lực cao (VD: Mexico, South Korea, India):
sự bất bình đẳng trong phân chia quyền lực
 Đặc điểm VH khoảng cách quyền lực cao:
– Con người mù quáng tuân thủ các mệnh lệnh của cấp trên; chấp
nhận sự khác biệt, thứ bậc
– Quyền lực tập trung; cơ cấu tổ chức nhiều tầng; nhiều nhân viên
giám sát; nhân viên cấp thấp không cần chuyên môn cao
– Nhiều thủ tục hình thức
– Khó tiếp cận cấp trên; nhân viên thích hợp tác với cấp trên hơn
với người đồng cấp
– Khoảng cách tiền lương lớn; người có quyền lực sẽ có đặc
quyền…
 VH khoảng cách quyền lực thấp (VD: Austria, Finland, Ireland):
tương đối bình đẳng trong phân chia quyền lực
 Đặc điểm VH khoảng cách quyền lực thấp:

2
– Đề cao sự độc lập; cấp dưới cần sự tư vấn trong các quyết định
quan trọng; ít nhân viên giám sát
– Quyền quyết định được phi tập trung; cơ cấu tổ chức phẳng hơn;
nhà quản trị cần sự hỗ trợ; nhân viên cấp thấp có chuyên môn cao
– Ít thủ tục hình thức
– Dễ dàng tiếp cận cấp trên; nhân viên hài hòa và thích hợp tác;
mọi người bình đẳng
– Khoảng cách tiền lương hẹp…
2. Tránh sự không chắc chắn (Uncertainty avoidance) Mức độ con
người chấp nhận hoặc cảm thấy lo lắng trước những tình huống mơ hồ, không
chắc chắn và tìm cách tránh né (VD: mới lạ, không biết rõ, khác thường, bất
ngờ…)
 VH tránh sự không chắc chắn cao: con người có khuynh hướng đòi
hỏi sự an toàn cao; tin vào các chuyên gia và kiến thức của họ…
(VD: Japan, Spain, Germany)
 Đặc điểm VH tránh sự không chắc chắn cao:
– Ít chấp nhận sự không rõ ràng, những cái mới
– Chú trọng các quy tắc bằng văn bản; thiết lập các quy trình chặt
chẽ; mô tả công việc rõ ràng
– KD dựa vào các mối quan hệ cá nhân
– Cấp trên không tin cấp dưới; cấp dưới không có nhiều cơ hội để
đưa ra các sáng kiến
– Nhân viên ngại thay đổi công việc; cần sự ổn định lâu dài; không
nhiều nhân viên tham vọng; ngại xung đột và cạnh tranh trong XH và tổ chức…
 VH tránh sự không chắc chắn thấp: con người sẵn lòng chấp nhận
những điều mới mẻ, những thử nghiệm… (VD: Denmark, Great
Britain)
 Đặc điểm VH tránh sự không chắc chắn thấp:
– Sẵn lòng chấp nhận sự mơ hồ; những điều mới
– Ít các quy tắc bằng văn bản, các quy trình, mô tả
– KD không nhất thiết dựa vào các mối quan hệ cá nhân được
thiết lập từ trước
– Khuyến khích nhân viên chủ động và chịu trách nhiệm; nhân
viên có thể làm việc trong môi trường xa lạ, không người quen
– Nhân viên không ngại thay đổi công việc; ít kháng cự sự thay
đổi; nhiều nhân viên có tham vọng; không ngại xung đột và cạnh tranh…
3. Chủ nghĩa cá nhân / tập thể (Individualism / Collectivism) Mức độ
hội nhập của cá nhân vào các nhóm

3
 CN cá nhân: Khuynh hướng con người chỉ lo cho bản thân và
người thân, gia đình của mình, hành động vì bản thân, phớt lờ những đòi hỏi xã
hội, mối liên hệ giữa các cá nhân lỏng lẻo (VD: USA, Canada, Sweden)
 Đặc điểm CN cá nhân:
– Coi trọng cái “tôi”, sự thỏa mãn cá nhân
– Quyền được tôn trọng, tự chủ; ý kiến và quyết định cá nhân được
đề cao
– Hướng đến sự đa dạng, sự khác biệt hơn là sự thống nhất, tương
đồng; khuyến khích cạnh tranh cá nhân
– Chú trọng công việc hơn quan hệ; sự trung thành có tính toán
– Thăng tiến theo thành tích cá nhân…
 CN tập thể: Khuynh hướng con người gắn liền với các nhóm
hoặc tập thể và lo lắng cho nhau để có được lòng trung thành (VD:
Indonesia, Pakistan)
 Đặc điểm CN tập thể:
– Lợi ích tập thể (nhóm) thắng thế, thành tích là do tập thể; cá nhân
được xác định thông qua nhóm
– Con người ít tự chủ, tập thể quyết định
– Sự hòa hợp nhóm được đề cao
– Chú trọng quan hệ hơn công việc; lòng trung thành quan trọng;
sự trung thành với các thành viên nhóm được đề cao – Mối liên hệ giữa các
nhóm lỏng lẻo – Thăng tiến theo thâm niên…
4. Nam tính / Nữ tính (Masculinity / Femininity)
 Nam tính: những giá trị chủ yếu trong xã hội là sự thành công, tiền
bạc, của cải … (VD: Japan, Austria, Venezuela)
 Đặc điểm VH nam tính:
– Nhấn mạnh công việc, thu nhập, sự phát triển, sự công nhận, chấp
nhận thách thức, không chấp nhận thất bại; quyết định mang tính cá nhân,
quyết đoán
– Áp lực cao tại nơi làm việc; thời gian cho công việc nhiều hơn thời
gian cho đời sống riêng; công việc ảnh hưởng đời sống riêng; nhân viên ít hài
lòng công việc, nhiều tham vọng
– DN quy mô lớn, ít chú trọng bảo vệ môi trường
– Phân biệt vai trò của giới tính…
 Nữ tính: những giá trị chủ yếu trong xã hội là mối quan hệ hài hòa,
quan tâm chăm sóc người khác, chất lượng cuộc sống, môi trường…
(VD: Sweden, Norway, Netherlands)
 Đặc điểm VH nữ tính:
– Chú trọng sự hợp tác, bầu không khí thân thiện, an toàn việc làm;
quyết định tập thể
4
– Ít áp lực tại nơi làm việc; nhà quản trị tin vào trách nhiệm của nhân
viên, để nhân viên tự do hơn, không can thiệp đời sống riêng; nhân viên hài
lòng với công việc, ít tham vọng; ít có xung đột trong tổ chức
– DN quy mô nhỏ, chú trọng bảo vệ môi trường
– Ít phân biệt vai trò của giới tính…
5. Định hướng dài hạn / ngắn hạn (Long-term / Short-term orientation)
Mức độ con người trong XH thể hiện có quan điểm, tầm nhìn dài hạn (tương lai) hay
ngắn hạn (hiện tại)
 Định hướng dài hạn (VD: East Asian, Eastern & Central Europe)
 Đặc điểm VH định hướng dài hạn:
- Con người linh hoạt, biết thích nghi với hoàn cảnh
- Tin tưởng, chú trọng tương lai
- Chú trọng các mối quan hệ; sắp xếp các mối quan hệ theo địa vị
- Điều “tốt” và “xấu” tùy thuộc hoàn cảnh
- Sống tiết kiệm
- Làm việc siêng năng, kiên trì để thành công…
 Định hướng trung hạn (VD: South & North Europe, South Asian)
 Định hướng ngắn hạn (VD: USA, Australia, Latin America, African
& Muslim Countries)
 Đặc điểm VH định hướng ngắn hạn:
- Thích sự ổn định, tôn trọng truyền thống
- Chú trọng quá khứ và hiện tại
- Ít chú trọng các mối quan hệ, các nghĩa vụ XH là đối ứng
- Có quy tắc chung xác định điều “tốt” và “xấu”
- Thích hưởng thụ - Chú trọng các kết quả tức thời; ít đầu tư; ít siêng năng,
kiên trì để thành công…
6. Hoan hỉ / kiềm chế (Indulgence / Restraint) Mức độ con người trong
XH cố gắng kiểm soát những động cơ và ham muốn của mình
 Hoan hỉ: con người tương đối thoải mái thỏa mãn những ham muốn căn
bản và tự nhiên của mình liên quan đến hưởng thụ cuộc sống và vui thú
(VD: South & North America, Western Eurpope)
 Đặc điểm của VH hoan hỉ:
– Con người thường thể hiện sự vui sướng; nhấn mạnh sự tiêu khiển
– Thường nhớ về những cảm xúc tích cực
– Tự do ngôn luận
– Có nhận thức về việc kiểm soát đời sống cá nhân…
 Kiềm chế: con người kiểm soát việc thỏa mãn ham muốn và điều
chỉnh nó thông qua những chuẩn mực XH chặt chẽ (VD: Eastern
Europe, Asia, Muslim Countries)
5
Đặc điểm của VH kiềm chế:
– Con người thường ít thể hiện sự vui sướng; ít nhấn mạnh sự tiêu khiển
– Thường nhớ về những cảm xúc tiêu cực
– Không tùy tiện phát ngôn
– Đánh giá thấp khả năng kiểm soát đời sống cá nhân…
2. Những khía cạnh văn hóa theo mô hình của Trompenaars
1. CN phổ biến / CN đặc thù (Universalism vs. Particularism)
• CN phổ biến: những ý tưởng,quy tắc và giải pháp có thể áp dụng ở
mọi nơi mà không cần biến đổi theo tình huống cụ thể (VD: UK, USA, Austria,
Germany, Sweden).
• CN đặc thù: những ý tưởng,quy tắc và giải pháp áp dụng tùy theo
tình huống và không thể thực hiện một điều tương tự ở mọi nơi; chú trọng quan hệ
(VD: Venezuela, Indonesia, China).
• Một số lưu ý:
– Trong nền VH có tính phổ biến cao: con người tôn trọng luật lệ,
các chuẩn mực; thường chú trọng các quy tắc hơn các mối quan hệ; các hợp đồng
được tuân thủ chặt chẽ và cho rằng “giao dịch là giao dịch”…
– Trong nền VH có tính đặc thù cao: con người thường chú trọng các
mối quan hệ và sự tin tưởng hơn là các quy tắc; thường sửa đổi hợp đồng; khi đã hiểu
nhau hơn, họ thường thay đổi cách thức thực hiện các giao dịch…
2. CN cá nhân / CN tập thể (Individualism vs. Communitarianism)
• CN cá nhân: con người là những cá nhân; chú trọng các vấn đề
riêng tư, các quyết định cá nhân; quy gán trách nhiệm cá nhân; hoàn thành công việc
một mình… (VD: USA, Argentina, Mexico).
• CN tập thể: con người là một phần của nhóm; đánh giá cao các vấn
đề liên quan đến nhóm, các quyết định tập thể; chịu trách nhiệm chung, hoàn thành
công việc theo nhóm… (VD: Singapore, Thailand, Japan).
3. Trung lập / Cảm xúc (Neutral vs. Emotional)
• Trung lập: con người kiểm soát, kiềm chế cảm xúc; cảm xúc không
hoặc ít thể hiện ra bên ngoài; cam chịu; hành động bình tĩnh… (VD: Japan, UK,
Singapore)
• Cảm xúc: con người biểu lộ cảm xúc một cách tự nhiên, cởi mở;
cười nhiều, nói lớn; chào đón nồng nhiệt… (VD: Mexico, Netherlands, Switzerland)
4. Cụ thể / Khuếch tán (Specific vs. Diffuse)
• Cụ thể: con người sẵn sàng chia sẻ không gian chung rộng lớn cho
người khác; phần không gian riêng nhỏ bé được bảo vệ chặt chẽ và chỉ chia sẻ cho
bạn bè, những người thân thuộc (VD: Austria, UK, USA)
• Khuếch tán: con người cho rằng không gian chung và riêng tương
tự nhau, không gian chung được bảo vệ kỹ lưỡng bởi nó liên quan đến không gian

6
riêng, việc xâm nhập vào không gian chung có khả năng xâm nhập vào không giang
riêng của họ (VD: Venezuela, China, Spain)
• Một số lưu ý:
– Trong nền VH cụ thể: cá nhân dễ dàng mời người khác vào không
gian chung, để mở của mình; con người cởi mở, hướng ngoại; tách biệt rõ ràng công
việc và đời sống riêng
– Trong nền VH khuếch tán: cá nhân không dễ dàng mời người
khác vào không gian chung, để mở của mình; con người không thẳng thắn, hướng
nội; công việc và đời sống riêng liên quan chặt chẽ với nhau
5. Thành tích / Quy gán (Achievement vs. Ascription)
• Thành tích:con người đạt được địa vị tùy thuộc vào mức độ hoàn
thành các chức năng, nhiệm vụ của mình; dựa vào mứcđộ đóng góp, thành tích…
(VD: Austria, Switzerland, USA)
• Quy gán: con người được quy gán địa vị tùy thuộc những gì họ có
như tuổi, giới tính, bằng cấp, chức vụ, thâm niên… (VD: Venezuela, Indonesia,
China)
6. Thái độ đối với thời gian (Time)
• Định hướng tuần tự (Sequential): con người chỉ thực hiện một hoạt
động tại mỗi thời điểm; tôn trọng các cuộc hẹn; tuân thủ kế hoạch (VD: USA)
• Định hướng đồng bộ (Synchronous): con người có khuynh hướng
thực hiện nhiều công việc cùng lúc, các cuộc hẹn có vẻ ước chừng và có thể thay đổi,
các kế hoạch làm việc sắp đặt tùy theo mối quan hệ (VD: France, Mexico)
• Định hướng quá khứ, hiện tại và tương lai
– Tương lai quan trọng hơn quá khứ hay hiện tại (VD: Italia, USA,
Germany)
– Hiện tại là quan trọng nhất (VD: Venezuela, Indonesia, Spain)
– Ba khoảng thời gian quan trọng như nhau (VD: France, Belgium)
7. Thái độ đối với môi trường (Environment)
• Định hướng bên trong (Inner-directed):con người tin vào năng lực
bản thân, khả năng kiểm soát các kết quả của mình, không tin vào số phận  thái độ
chi phối thế giới bên ngoài(VD: USA, Switzerland)
• Định hướng bên ngoài (Outer-directed):con người tin vào sự kiểm
soát từ thế giới bên ngoài  thái độ linh hoạt; sẵn sàng thỏa hiệp và duy trì sự hòa
hợp với thế giới bên ngoài (VD: China, Asian countries)
3. Dự án GLOBE

1.Tránh sự không chắc chắn (Uncertainty avoidance) mức độ các thành viên của
tổ chức hoặc XH cố tránh sự không chắc chắn bằng cách dựa vào các chuẩn mực
XH, những nghi thức và những thủ tục hành chính để giảm bớt sự không chắc
chắn về những sự kiện trong tương lai

7
2.Khoảng cách quyền lực (Power distance) mức độ các thành viên của tổ chức
hoặc XH chấp nhận quyền lực được phân chia không đều

3.CN tập thể I: CN tập thể XH (Social collectivism) CN tập thể XH đề cập đến
mức độ mà các tổ chức và các định chế XH khuyến khích và tưởng thưởng cho sự
phân phối tập thể các nguồn lực và hành động tập thể

4.CN tập thể II: CN tập thể trong nhóm (In-group collectivism) CN tập thể trong
nhóm đề cập đến mức độ mà các cá nhân thể hiện sự tự hào, lòng trung thành và
sự gắn kết với các tổ chức hoặc gia đình của họ

5.Bình đẳng giới (Gender egalitarianism) mức độ một tổ chức hoặc XH cực tiểu
sự khác biệt về vai trò của giới và sự phân biệt giới tính

6.Sự quyết đoán (Assertiveness) mức độ các cá nhân trong tổ chức hoặc XH thể
hiện tính mạnh mẽ, đối đầu và lấn lướt trong các quan hệ XH

7.Định hướng tương lai (Future orientation) mức độ các cá nhân trong tổ chức
hoặc XH thực hiện những hành vi định hướng tương lai như hoạch định, đầu tư
cho tương lai và không sớm hài lòng

8.Định hướng công việc/hiệu quả (Performance orientation) mức độ các cá nhân
trong tổ chức hoặc XH khuyến khích và tưởng thưởng cho những thành viên của
nhóm về những tiến bộ và xuất sắc trong công việc

9.Định hướng nhân văn (Humane orientation) mức độ các cá nhân trong tổ chức
hoặc XH khuyến khích và tưởng thưởng cho những người vô tư, công bằng, vị tha,
thân ái, rộng lượng, quan tâm và tử tế với người khác

4. Nghiên cứu của Hall


1. Khung cảnh (Context): môi trường và lượng thông tin làm nền tảng
cho hoạt động giao tiếp.
 VH dựa nhiều vào khung cảnh: các ý nghĩa có thể được
truyền tải không chỉ qua nội dung mà chủ yếu thông qua khung cảnh giao tiếp, các
diễn đạt phi ngôn ngữ; gián tiếp (VD: Japan, China, South Korea).
- Không sử dụng nhiều ngôn ngữ, lời nói
-Sử dụng môi trường xung quanh
-Biểu lộ phi ngôn ngữ: cử chỉ, hành động, nét mặt, sự diễn cảm, các khoảng lặng….

8
 Giao tiếp đơn giản, nhanh chóng và hiệu quả trong những tình huống thông
thường
 Đặc điểm của VH dựa nhiều vào khung cảnh:
- Đề cao mối quan hệ lâu dài, sự tín nhiệm
- Phân biệt rõ ràng người bên trong và người bên ngoài nhóm; ưu tiên các thành
viên gia đình, gia tộc, tổ chức …
- Cá nhân cảm thấy có sự gắn kết sâu sắc với người khác trong nhóm; bị ảnh
hưởng bởi họ
- Chú trọng đến sự hòa hợp trong nhóm
- Chấp nhận những thỏa thuận bằng lời nói, hợp đồng ngụ ý; các hợp đồng văn
bản chỉ mang tính ước lệ (đôi khi là không quan trọng)
- Cấu trúc tổ chức tập trung; cấp trên chịu trách nhiệm về những hành động của
cấp dưới; lòng trung thành giữa cấp trên và cấp dưới là đối ứng
- Khuôn mẫu VH là ăn sâu, chậm thay đổi
 VH ít dựa vào khung cảnh: các ý nghĩa chủ yếu được truyền
tải thông qua nội dung bởi khung cảnh là không đáng tin cậy hoặc ít quan trọng,
phớt lờ các diễn đạt phi ngôn ngữ; trực tiếp (VD: USA, Germany).
- Sử dụng nhiều ngôn ngữ, lời nói
- Ít chú trọng môi trường xung quanh
- Thông điệp minh thị, phớt lờ những biểu lộ phi ngôn ngữ, ít suy luận từ khung
cảnh giao tiếp
 Đặc điểm của VH ít dựa vào khung cảnh: - Các quan hệ là
tương đối ngắn hạn, nhất thời
- Phân biệt không rõ ràng giữa người bên trong và người bên ngoài nhóm
- Ít đề cao sự gắn kết cá nhân sâu đậm với người khác trong nhóm; ít bị ảnh
hưởng bởi những người này
- Không chú trọng sự hòa hợp nhóm
- Chú trọng thỏa thuận bằng văn bản hơn là bằng lời nói hoặc ngụ ý; hợp đồng
là chung cuộc mang tính pháp lý và không muốn thương lượng lại
- Cấu trúc tổ chức ít tập trung; quyền lực được phân chia (phân quyền) qua hệ
thống hành chính
- Khuôn mẫu VH tương đối dễ thay đổi

2. Không gian (Space): cách thức giao tiếp thông qua sử dụng không
gian (khoảng cách) cá nhân.
• Khoảng cách cá nhân (proxemics) được con người duy trì giữa họ trong những
hoàn cảnh (tình huống) giao tiếp khác nhau.
• Khoảng cách cá nhân là một phần thông điệp chuyển tải trong giao tiếp.

9
3. Thời gian (Time): Cách thức sử dụng thời gian; những sự việc được
diễn ra đồng bộ (Polychronic / P-time) hay tuần tự (Monochronic /
M-time).
 VH thời gian đồng bộ: con người có khuynh hướng làm nhiều
việc cùng một lúc (VD: Latin America, Middle East)
• VH thời gian đồng bộ nhấn mạnh quan hệ cá nhân và việc hoàn
thành các giao dịch hơn là lệ thuộc vào các kế hoạch hay lịch trình sắp đặt
trước.
• VH thời gian đồng bộ tương đối linh hoạt, phổ biến trong các
nền VH định hướng nhóm, dựa vào khung cảnh cao, định hướng quan hệ;
khoảng cách cá nhân trong giao tiếp giảm.
 VH thời gian tuần tự: con người có khuynh hướng thực hiện
các công việc tuần tự (VD: US, Great Britain, Canada, Australia)
• VH thời gian tuần tự chú trọng các kế hoạch hay lịch trình sắp
đặt trước; quý thời gian
• Quan niệm thời gian tuần tự phổ biến trong các nền VH đề cao
cá nhân, ít dựa vào khung cảnh, ít chú trọng quan hệ; chú ý khoảng cách cá
nhân trong giao tiếp

Chapter3

Văn hóa kiểu gia đình


• Nhấn mạnh vào thứ bậc và chú trọng con người, chú trọng các mối quan
hệ mang tính gia đình

10
• Quyền lực tập trung vào lãnh đạo người được xem như là phụ huynh, cha
mẹ của nhân viên
• Nhà quản trị quan tâm, đối xử tốt với nhân viên và đảm bảo công việc lâu
dài
• Nhân viên tận tụy, trung thành với lãnh đạo
• Sự liên kết chặt chẽ  người ngoài khó trở thành thành viên của nhóm
• Cảm xúc được đề cao hơn lý trí; những lời khen ngợi là động lực thúc đẩy
nhân viên hơn là tiền bạc

Văn hóa kiểu tháp eiffel


• Nhấn mạnh thứ bậc và định hướng công việc, nhiệm vụ
• Công việc được xác định rõ ràng; nhân viên biết rõ nhiệm của mình và
lãnh đạo điều phối
• Các mối quan hệ là cụ thể; địa vị cá nhân gắn với công việc
• Ít có những mối quan hệ bên ngoài công việc giữa nhân viên và lãnh đạo
• Không để tình cảm riêng tư chi phối quan hệ

Văn hóa kiểu tên lửa dẫn đường


• Nhấn mạnh sự công bằng, bình đẳng tại nơi làm việc và định hướng công
việc
• Công việc do các nhóm thực hiện
• Các thành viên của nhóm là bình đẳng, hợp tác chặt chẽ và hòa hợp; tôn
trọng lẫn nhau
• Mỗi người nỗ lực tìm mọi cách để hoàn thành công việc chung
• Lòng trung thành với nhóm là có giới hạn; xu hướng cá nhân cao

Văn hóa kiểu lò ấp


• Nhấn mạnh sự bình đẳng và định hướng cá nhân
• Tổ chức như là lò ấp cho sự tự thể hiện và hoàn thiện cá nhân
• Cấu trúc tổ chức ít tính hình thức; vai trò lãnh đạo là do cá nhân đạt được
• Mỗi người tiên phong, huy động các nguồn lực cho sự phát triển, sáng tạo
và đổi mới
• Các thành viên lớn mạnh trong sự gắn bó sâu sắc

11

You might also like