You are on page 1of 53

CHƯƠNG 5:

NGANG GIÁ SỨC MUA VÀ


HIỆU ỨNG FISHER QUỐC TẾ

Giảng viên: Khoa Tài chính – Ngân hàng


MỤC TIÊU CHƯƠNG
Sau khi học xong chương này, sinh viên có thể:
- Biết được khái niệm thị trường cạnh tranh hoàn hảo và hiểu được
các nội dung của thị trường cạnh tranh hoàn hảo;
- Hiểu được khái niệm PPP, khái niệm hiệu ứng Fisher quốc tế, các
hình thức ngang giá sức mua và chứng minh được lý thuyết ngang
giá sức mua, lý thuyết hiệu ứng Fisher quốc tế;
- Hiểu được cách thức kiểm định PPP và hiệu ứng Fisher quốc tế.
- Vận dụng lý thuyết ngang giá sức mua, hiệu ứng Fisher quốc tế để
giải thích sự thay đổi trong lạm phát, lãi suất các quốc gia làm
thay đổi các biến số vĩ mô kinh tế như tỷ giá, cán cân thương mại,
cán cân tài chính như thế nào, qua đó giúp người học có thể dự
báo sự thay đổi của tỷ giá và các cán cân này.
2
NỘI DUNG

1. Lý thuyết ngang giá sức mua – PPP

2. Hiệu ứng Fisher quốc tế - IFE

3. So sánh IRP, PPP, IFE

3
LÝ THUYẾT NGANG GIÁ SỨC MUA

 Khái niệm ngang giá sức mua


 Hình thức ngang giá sức mua
 Phân tích ngang giá sức mua bằng đồ thị
 Tại sao PPP không duy trì liên tục

4
KHÁI NIỆM NGANG GIÁ SỨC MUA

Sức mua của một đồng tiền được thể hiện qua số lượng
hàng hóa mà đồng tiền đó mua được tại một thời điểm
• Sức mua đối nội: là số lượng hàng hóa mà đồng tiền
đó mua được ở trong nước. Sức mua đối nội phụ
thuộc vào lạm phát của đồng nội tệ.
• Sức mua đối ngoại: là số lượng hàng hóa mà đồng
tiền đó mua được ở nước ngoài. Sức mua đối ngoại
phụ thuộc sự biến động tỷ giá và lạm phát ở nước
ngoài

5
KHÁI NIỆM NGANG GIÁ SỨC MUA

Ngang giá sức mua là tỷ lệ trao đổi giữa 2 đồng


tiền mà theo tỷ lệ này thì số lượng hàng hóa mua
được trong nước và nước ngoài là như nhau khi
đổi 1 đơn vị nội tệ ra ngoại tệ và ngược lại.

6
HÌNH THỨC NGANG GIÁ SỨC MUA

Ngang giá sức mua tồn tại dưới 2 hình thức:

 Ngang giá sức mua tuyệt đối

 Ngang giá sức mua tương đối

7
NGANG GIÁ SỨC MUA TUYỆT ĐỐI

Hình thức Ngang giá sức mua tuyệt đối được phát
triển dựa trên nền tảng là Luật một giá

Luật một giá được xây dựng dựa trên giả định thị
trường hoàn hảo.

Thế nào là thị trường


hoàn hảo???

8
THỊ TRƯỜNG HOÀN HẢO

 Thị trường cạnh tranh hoàn hảo

 Thị trường có thông tin hiệu quả

9
LUẬT MỘT GIÁ - LOP

Luật một giá cho rằng trong điều kiện thị trường
hoàn hảo, giá cả của các hàng hóa giống nhau tại
bất kỳ quốc gia nào cũng sẽ bằng nhau khi được
tính bằng một đồng tiền chung.

10
LUẬT MỘT GIÁ - LOP

Giá Iphone 14 (128GB) ở Mỹ 799 USD

Giá Iphone 14 (128GB) ở Việt Nam 33.990.000 VND

Tỷ giá giao ngay niêm yết ngày 1 USD = 23.690 VND


09/09/2022 (VCB)
Giá Iphone 14 ở Việt Nam (tính theo 1.434,78USD
USD)

11
LUẬT MỘT GIÁ - LOP

Cầu Iphone ở Mỹ
tăng  đẩy giá
iphone tại Mỹ lên

Cung Iphone ở Việt


Nam tăng  hạ giá
iphone tại Việt Nam
xuống

12
NGANG GIÁ SỨC MUA TUYỆT ĐỐI

Với giả định trong điều kiện thị trường hoàn hảo, theo
hình thức Ngang giá sức mua tuyệt đối thì giá cả của
rổ hàng hóa giống nhau tại hai quốc gia bất kỳ sẽ
bằng nhau khi được tính bằng một đồng tiền chung.

13
NGANG GIÁ SỨC MUA TUYỆT ĐỐI

σ𝒏𝒊=𝟏 𝑾𝒊 𝑷𝒊 = S σ𝒏𝒊=𝟏 𝑾∗𝒊 𝑷∗𝒊 (1)

Trong đó:
Pi : giá tính bằng nội tệ của hàng hóa i
Wi : tỷ trọng của hàng hóa i trong rổ hàng hóa tiêu
chuẩn trong nước
S : tỷ giá giữa đồng nội tệ và ngoại tệ
𝑃𝑖∗ : giá tính bằng ngoại tệ của hàng hóa i
𝑊𝑖∗ : tỷ trọng của hàng hóa i trong rổ hàng hóa tiêu
chuẩn nước ngoài
14
NGANG GIÁ SỨC MUA TUYỆT ĐỐI

Đặt:
σ 𝑛𝑖 =1 𝑊𝑖𝑃𝑖 = P: mức giá chung của rổ hàng hóa trong
nước (nội tệ)
σ 𝑛𝑖=1 𝑊𝑖∗𝑃i∗ = P*: mức giá chung của rổ hàng hóa nước
ngoài (ngoại tệ)

(1)  P= S.P*
P
S=
P∗

15
NGANG GIÁ SỨC MUA TUYỆT ĐỐI
Đơn giá ở Việt Đơn giá ở Tỷ lệ ngang giá
Hàng hóa
Nam (VND) Mỹ (USD) với từng hàng hóa
Điện thoại Samsung S20
21.490.000 999 1 USD = 21.511 VND
(cái)
Xe máy Honda PCX (cái) 70.490.000 3.199 1 USD = 22.035 VND

Quần âu nam (chiếc) 850.000 36,99 1 USD = 22.979 VND

Cà phê arabica (kg) 576.000 32,21 1 USD = 17.882 VND

Đồ ăn Mc’Donald (suất) 89.000 6,9 1 USD = 12.898 VND

Dịch vụ cắt tóc nam (lần) 120.000 28 1 USD = 4.285 VND


Dịch vụ chăm sóc da nữ
850.000 80 1 USD = 10.625 VND
(lần)
Tỷ giá giao ngay niêm yết ngày 10/09/2022 (VCB): 1 USD = 23.690 VND
16
NGANG GIÁ SỨC MUA TUYỆT ĐỐI
Tỷ Mức giá chung rổ
Đơn giá
Hàng hóa trọng hàng hóa
(%) VND USD VND USD
Điện thoại Samsung S20 (cái) 5 21.490.000 999 1.074.000 49,95

Xe máy Honda PCX (cái) 5 70.490.000 3.199 3.524.500 159,95

Quần âu nam (chiếc) 12 850.000 36,99 102.000 4,44

Cà phêArabica (kg) 35 576.000 32,21 201.600 11,27

Đồ ăn Mc’Donald (suất) 30 89.000 6,9 26.700 2,07

Dịch vụ cắt tóc nam (lần) 3 120.000 28 3.600 0,84

Dịch vụ chăm sóc da nữ (lần) 10 850.000 80 85.000 8,00

Tổng 100 5.017.900 236,52

Tỷ giá USD/VND để PPPtồn tại 21.215


17
NGANG GIÁ SỨC MUA TUYỆT ĐỐI

Hạn chế
 Chỉ dựa trên giá cả của một số hàng hóa cụ thể mà
đưa ra nhận định chung cho cả nền kinh tế.
 Dựa trên giả định về thị trường hoàn hảo nhưng
trong thực tế luôn tồn tại chi phí vận chuyển và rào
cản thương mại như thuế quan, hạn ngạch…
 Rổ hàng hóa tiêu chuẩn của mỗi quốc gia là khác
nhau, hoặc có giống nhau thì tỷ trọng của mỗi hàng
hóa trong rổ là khác nhau. (không có sự đồng nhất)
18
NGANG GIÁ SỨC MUA TƯƠNG ĐỐI

Hình thức tương đối của lý thuyết Ngang giá sức mua
xem xét mối quan hệ giữa giá cả hàng hóa tại các quốc
gia trong điều kiện bất hoàn hảo của thị trường như chi
phí vận chuyển, thuế quan và hạn ngạch v.v…

Giá cả của những sản phẩm giống nhau ở các quốc gia
khác nhau sẽ không nhất thiết bằng nhau khi được tính
bằng một đồng tiền chung.

19
NGANG GIÁ SỨC MUA TƯƠNG ĐỐI

Tỷ lệ thay đổi trong giá cả các sản phẩm giống


nhau ở các quốc gia khác nhau sẽ phần nào giống
nhau khi được tính bằng một đồng tiền chung, với
điều kiện chi phí vận chuyển và các hàng rào mậu
dịch không thay đổi.

20
NGANG GIÁ SỨC MUA TƯƠNG ĐỐI

Ký hiệu
 Ph : Chỉ số giá hàng hóa trong nước
 Pf : Chỉ số giá hàng hóa nước ngoài
 Ih : Lạm phát trong nước
 If : Lạm phát nước ngoài
 St : Tỷ giá giao ngay hiện tại (trước lạm phát)
 St+1: Tỷ giá giao ngay tương lai (sau lạm phát)
21
NGANG GIÁ SỨC MUA TƯƠNG ĐỐI

Giả sử ban đầu khi PPP tồn tại, giá cả hàng hóa trong
nước và nước ngoài bằng nhau:
P h = P f . St (2)

Dưới tác động của lạm phát, giá cả hàng hóa trong nước và
nước ngoài lệch nhau, làm thay đổi cung cầu giữa 2 quốc
gia => tỷ giá hối đoái thay đổi để duy trì ngang giá sức
mua:
Ph 1 + Ih = Pf 1 + If St+1 (3)

S t+1 1+I h
 = (4)
St 1+If
22
NGANG GIÁ SỨC MUA TƯƠNG ĐỐI

Nếu đặt ef là phần trăm thay đổi trong tỷ giá giao


ngay trong tương lai của đồng ngoại tệ.

𝑺𝒕+𝟏 − 𝑺𝒕 𝑺𝒕+𝟏
𝒆𝒇 = = −𝟏
𝑺𝒕 𝑺𝒕

(1+𝐼ℎ )
𝑒𝑓 = − 1 ≈ 𝐼ℎ − 𝐼𝑓
(1+𝐼𝑓)

23
NGANG GIÁ SỨC MUA TƯƠNG ĐỐI

 Nếu Ih > If thì ef > 0: đồng ngoại tệ sẽ tăng


giá khi lạm phát trong nước cao hơn lạm phát
ở nước ngoài
. Nếu Ih < If thì ef < 0: đồng ngoại tệ sẽ giảm
giá khi lạm phát nước ngoài cao hơn lạm phát
trong nước.
24
NGANG GIÁ SỨC MUA TƯƠNG ĐỐI

Ví dụ 1

Tỷ giá giao ngay GBP/USD = 1,2180


Giả sử sau 1 năm, lạm phát ở Mỹ là 10%, ở
Anh là 5%. Xác định GBP/USD mới sau khi
điều chỉnh theo PPP?

25
NGANG GIÁ SỨC MUA TƯƠNG ĐỐI

Lời giải

26
NGANG GIÁ SỨC MUA TƯƠNG ĐỐI

Ví dụ 2
a/ Tỷ lệ lạm phát ở Singapore là 5%, ở Mỹ là 3%.
Theo PPP, giá trị đồng USD sẽ thay đổi như thế nào?
b/ Tỷ lệ lạm phát ở Mỹ là 3%, ở Trung Quốc là 8%.
Tỷ giá giao ngay USD/CNY = 6,7600. Sau khi điều
chỉnh theo PPP, tỷ giá USD/CNY mới là bao nhiêu?

27
PHÂN TÍCH PPP BẰNG ĐỒ THỊ

Ih – If (%)
Sức mua hàng Đường ngang giá
X sức mua - PPP
nước ngoài tăng 4

2 A

-4 2 4 %  trong tỷ giá giao


ngay đồng ngoại tệ
B  -2
Y
-4 Sức mua hàng
nước ngoài giảm
28
VẬN DỤNG LÝ THUYẾT PPP
TRONG THỰC TIỄN

 Kiểm định tác động của lạm phát đến tài


khoản vãng lai

 Dự báo tỷ giá

29
Kiểmđịnhtácđộngcủalạmphátđến
tàikhoảnvãnglai
 Ih > If
Sức mua hàng hóa nước ngoài sẽ lớn hơn sức
mua hàng hóa trong nước  xuất khẩu giảm,
nhập khẩu tăng  tài khoản vãng lai thâm hụt.

 Ih < If
Sức mua hàng hóa trong nước sẽ lớn hơn sức
mua hàng hóa nước ngoài xuất khẩu tăng,
nhập khẩu giảm  tài khoản vãng lai thặng dư.
30
Dự báo tỷ giá

Công thức dự báo tỷ giá:

𝑆𝑡+1 = 𝑆𝑡 1 + 𝑒𝑓
1 + Ih
𝑆𝑡 +1 = St x
(1+𝐼ℎ) 1+ I𝐹
𝑒𝑓 = − 1 ≈ 𝐼ℎ − 𝐼𝑓
(1+𝐼𝑓)

31
BIG MAC INDEX
 Chỉ số Big Mac là một chỉ số được tạo ra năm 1986 bởi
tờ báo The Economist để đo lường ngang giá sức mua
giữa các quốc gia, và sử dụng giá của bánh Big Mac
làm đối chuẩn

 Ví dụ, giá của một chiếc bánh Big Mac ở Mỹ là 2,5$


còn ở Anh là 2 GBP, như vậy tỷ số PPP sẽ là
2,5/2=1,25.
32
TẠI SAO PPP KHÔNG DUY TRÌ LIÊN TỤC?

 Kiểm soát của Chính phủ

 Hoạt động đầu tư trên TTTC quốc tế

 Không có hàng hóa thay thế hàng nhập khẩu

 Chi phí đầu vào không thể dịch chuyển

33
KẾT LUẬN

Lý thuyết ngang giá sức mua (PPP) tập trung


nghiên cứu mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá
hối đoái của hai quốc gia

Sự khác biệt về lạm phát sẽ dẫn đến điều chỉnh


tương ứng trong tỷ giá hối đoái: đồng tiền của nước
có lạm phát cao sẽ giảm giá với tỷ lệ bằng mức
chênh lệch lạm phát
34
HIỆU ỨNG FISHER QUỐC TẾ

Lý thuyết hiệu ứng Fisher quốc tế - IFE

Phân tích hiệu ứng Fisher quốc tế bằng đồ thị

Tại sao IFE không duy trì liên tục

35
HIỆU ỨNG FISHER QUỐC TẾ

• Lý thuyết hiệu ứng Fisher quốc tế – IFE sử dụng


lãi suất để giải thích tại sao tỷ giá hối đoái thay đổi
theo thời gian.
• Lý thuyết IFE có liên quan mật thiết với lý thuyết
ngang giá sức mua vì lãi suất thường có mối quan hệ
với tỷ lệ lạm phát.

Lãi suất danh nghĩa = Lãi suất thực + Lạm phát kỳ vọng

36
HIỆU ỨNG FISHER QUỐC TẾ

Khi có chênh lệch lãi suất giữa hai quốc gia thì tỷ
giá hối đoái kỳ vọng sẽ thay đổi một tỷ lệ đúng
bằng chênh lệch lãi suất giữa hai quốc gia đó

 Hoạt động đầu tư vào bất kỳ quốc gia nào


cũng sẽ đạt được tỷ suất sinh lợi như nhau.

37
HIỆU ỨNG FISHER QUỐC TẾ

Ký hiệu
 ih : lãi suất danh nghĩa trong nước
 if : lãi suất danh nghĩa nước ngoài
 rf : tỷ suất sinh lời khi đầu tư ra nước ngoài
 ef : % thay đổi trong tỷ giá

38
HIỆU ỨNG FISHER QUỐC TẾ

Công thức tính tỷ suất sinh lợi thực sự (đã điều


chỉnh theo tỷ giá hối đưoái) gọi là tỷ suất sinh
lợi có hiệu lực

𝑟𝑓 = 1 + 𝑖𝑓 1 + 𝑒𝑓 -1

39
HIỆU ỨNG FISHER QUỐC TẾ

Theo lý thuyết IFE, tỷ suất sinh lợi từ đầu tư


trong nước sẽ bằng tỷ suất sinh lợi có hiệu lực
từ đầu tư nước ngoài.
𝑟𝑓 = ih

𝑟𝑓 = (1 + 𝑖𝑓)(1 + 𝑒𝑓) − 1 = ih

1+ 𝑖 ℎ
ef = -1 ≈ ih − 𝑖𝑓
1 + 𝑖𝑓
40
HIỆU ỨNG FISHER QUỐC TẾ

 Khi ih > if thì ef < 0: đồng ngoại tệ sẽ tăng


giá khi lãi suất nước ngoài thấp hơn lãi suất
trong nước.

 Khi ih < if thì ef < 0: đồng ngoại tệ sẽ giảm


giá khi lãi suất nước ngoài cao hơn lãi suất
trong nước.

41
HIỆU ỨNG FISHER QUỐC TẾ

Ví dụ 3

Nhà đầu tư Thụy Sĩ mong muốn thu được lãi suất thực
là 4%/năm. Biết lãi suất danh nghĩa USD là 6%/năm
và lãi suất danh nghĩa CHF là 3%/năm. Theo IFE,
giá trị đồng USD sẽ thay đổi như thế nào?

42
HIỆU ỨNG FISHER QUỐC TẾ

Lời giải

43
HIỆU ỨNG FISHER QUỐC TẾ

Ví dụ 4

Lãi suất ở Singapore là 5%/năm, lãi suất ở Mỹ là


3%/năm. Biết tỷ giá giao ngay S(USD/SGD) =
1,3900. Theo IFE, tỷ giá USD/SGD sau điều chỉnh là
bao nhiêu?

44
HIỆU ỨNG FISHER QUỐC TẾ

Lời giải

45
HIỆU ỨNG FISHER QUỐC TẾ

Ví dụ 5

Lãi suất USD là 3%/năm, lãi suất EUR là 1%/năm.


Nhà đầu tư tin rằng IFE được duy trì và muốn đầu tư
100.000 USD. Biết tỷ giá giao ngay S(EUR/USD) =
1,160. Xác định tỷ suất sinh lợi sau 1 năm của nhà
đầu tư nếu đầu tư vào EUR.

46
Phân tích IFE bằng đồ thị
ih - if Đường hiệu ứng
5 Fisher quốc tế
X
3

Mức giảm A
1
tỷ giá (%)

-5 -3 -1 -1 1 3 5
Mức tăng
tỷ giá (%)
B
-3
Y

-5 47
TẠI SAO IFE KHÔNG DUY TRÌ LIÊN TỤC?

 Do hiệu ứng Fisher quốc tế căn cứ trên lý


thuyết ngang giá sức mua, nhưng ngang giá
sức mua không duy trì liên tục  IFE cũng
không duy trì liên tục.

 Do những rào cản về đầu tư (kiểm soát vốn


của Chính phủ, chính sách thuế…)

48
KẾT LUẬN

 IFE xem xét phần trăm thay đổi tỷ giá giao


ngay trong mối quan hệ với sự chênh lệch lãi
suất giữa hai quốc gia

 Tỷ giá giao ngay của một đồng tiền so với một


đồng tiền khác sẽ thay đổi đúng bằng mức
chênh lệch lãi suất giữa hai quốc gia
49
SO SÁNH 3 LÝ THUYẾT
IRP, PPP, IFE
Giống nhau

50
Khác nhau
IRP PPP IFE

Biến số chính

Mối quan hệ

Công thức

Nguyên nhân

51
Khác nhau
IRP PPP IFE

Trường
hợp áp
dụng

Khả năng
duy trì

52
Mối quan hệ giữa lạm phát, lãi suất
và tỷ giá

Ngang giá lãi suất (IRP)


Tỷ giá kỳ hạn
(Phần bù /Chiết khấu)

Hiệu ứng Chênh lệch


Chênh lệch lãi suất Fisher quốc tế lạm phát

PPP
Hiệu ứng Fisher quốc tế
Tỷ giá hối đoái
kỳ vọng
53

You might also like