You are on page 1of 64

Khoa Tài Chính

Bộ môn Tài Chính Quốc Tế

TÀI CHÍNH QUỐC TẾ


NỘI DUNG

LÝ THUYẾT NGANG GÍA SỨC MUA (PPP)


(Purchasing Power Parity)

LÝ THUYẾT HIỆU ỨNG FISHER QUỐC TẾ (IFE)


(International Fisher Effect)

MỐI QUAN HỆ GIỮA IRP, PPP VÀ IFE


LẠM PHÁT VÀ TGHĐ

Lạm phát của một nước A tăng tương đối so với LP của một nước khác

 giá cả hàng hoá nước A tăng và trở nên đắt tương đối

 xuất khẩu giảm, nhập khẩu tăng

 cầu tiền nước A giảm, cung tiền nước A tăng

 đồng tiền nước A giảm giá


PPP VÀ IRP

Quan hệ giữa tỷ giá với giá cả: PPP

PPP được xác lập khi không có cơ hội kinh doanh chênh lệch giá trên thị trường
hàng hóa.

Quan hệ giữa tỷ giá với lãi suất: IRP

IRP được xác lập khi không có cơ hội kinh doanh chênh lệch giá trên thị trường tài
chính

Do giá tài sản tài chính điều chỉnh trước thông tin mới nhanh hơn so với giá hàng
hoá nên PPP không xác lập (tồn tại) trong ngắn hạn
LÝ THUYẾT NGANG GIÁ SỨC MUA PPP

• Ngang giá sức mua PPP phân tích mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái.

• PPP có hai hình thức là:

 PPP tuyệt đối

 PPP tương đối


LUẬT MỘT GIÁ

• Luật một giá và PPP tuyệt đối được xây dựng dựa trên giả định thị trường cạnh
tranh hoàn hảo.

• Luật một giá dựa trên khái niệm kinh doanh chênh lệch giá - ý tưởng các sản
phẩm giống nhau nên được bán với cùng một mức giá

• Luật một giá cho chúng ta biết rằng:

Giá của một chiếc TV ở Windsor, Ontario tính theo đô la Canada = (Giá của một
chiếc TV ở Detroit tính theo đô la Mỹ) x (Số đô la Canada trên 1 đô la Mỹ)
LUẬT MỘT GIÁ CÓ ĐÚNG TRONG THỰC TẾ?

Trở lại với luật một giá, chúng ta có thể thấy ngay rằng nó thường không đúng trong thực
tế. Thực tế là cùng một mặt hàng hoặc dịch vụ được bán với giá rất khác nhau ở các nước
khác nhau. Tại sao? Chi phí vận chuyển có thể rất lớn, đặc biệt đối với những vật nặng như
đá cẩm thạch hay đá phiến. Thuế quan – mức thuế các nước thu ở biên giới – đôi khi rất
cao, đặc biệt nếu một quốc gia đang cố gắng bảo vệ một ngành công nghiệp trong nước.
Và các thông số kỹ thuật cũng có thể khác nhau. Một chiếc TV mua ở Paris sẽ không hoạt
động ở St. Louis vì nó đòi hỏi một tín hiệu đầu vào khác. Một chiếc xe bán ở Anh không sử
dụng được ở Mỹ hoặc châu Âu lục địa bởi vì nó có vô lăng bên phải. Hơn nữa, thị hiếu ở các
quốc gia khác nhau, dẫn đến giá cả khác nhau. Cuối cùng, đơn giản là một số thứ không thể
giao dịch được. Việc cắt tóc ở New Delhi có thể rẻ hơn ở Philadelphia, nhưng hầu hết người
Mỹ không thể tận dụng sự khác biệt về giá cả đó.
PPP TUYỆT ĐỐI

PHƯƠNG PHÁP BURGERNOMIC

Các nhà kinh tế học sử dụng chiếc bánh Hamburger của Mc’Donald làm hàng hóa chuẩn
để so sánh giá cả hàng hóa ở các nước.

Phương pháp này được gọi là “Burgernomic” và ngang giá sức mua của Hamburger được
gọi là Big Mac PPP.
Hall. All rights reserved.
Copyright © 2009 Pearson Prentice
PHƯƠNG PHÁP BURGERNOMIC

• Giả sử rằng hamburger Big Mac là giống nhau tại tất cả các quốc gia

• Big Mac tại Trung Quốc có giá 11.0 Yuan

• Big Mac tại Mỹ có giá 3.41 đôla Mỹ

• Tỷ giá hối đoái trên thị trường tại thời điểm đó là 1USD= 7.6CNY

6-13
Hall. All rights reserved.
Copyright © 2009 Pearson Prentice
PHƯƠNG PHÁP BURGERNOMIC

• 1 USD =7.6 CNY

• PTQ = 11.0 CNY

• PM = 3.41 USD

• Giá của Big Mac ở Trung Quốc tính theo USD:

11
= 1.45$
7.6
• Để có ngang giá sức mua Big Mac giữa 2 quốc gia, giá Big Mac ở TQ = giá Big Mac ở
Mỹ = 3.41$  tỷ giá hối đoái nên đạt được là:

6-14
11
= Yaun3.23/$
3.41
Hall. All rights reserved.
Copyright © 2009 Pearson Prentice
PHƯƠNG PHÁP BURGERNOMIC

Như vậy, so sánh tỷ giá hối đoái theo lý thuyết PPP:

USD/CNY = 3.23 (1USD = 3.23CNY)

TGHĐ thực tế trên thị trường vào thời điểm đó:

USD/CNY = 7.6 (1USD = 7.6CNY)

 Như vậy mức độ đồng Yuan được đánh giá thấp hơn so với đồng USD được
tính như sau:

Yuan 3.23/$ - Yuan 7.60/$


= -58%

6-15
Yuan 7.60/$
PHƯƠNG PHÁP BURGERNOMIC

6-16
PHƯƠNG PHÁP BURGERNOMIC

Copyright © 2009 Pearson Prentice


6-17 Hall. All rights reserved.
Source: https://www.economist.com/big-mac-index
Source: https://www.economist.com/big-mac-index
YẾT GIÁ

Giả định VND là nội tệ, USD là ngoại tệ.

YẾT GIÁ TRỰC TIẾP: 1 ĐƠN VỊ NGOẠI TỆ = ? NỘI TỆ


(USD/VND)

YẾT GIÁ GIÁN TIẾP: 1 ĐƠN VỊ NỘI TỆ = ? NGOẠI TỆ


(VND/USD)
LUẬT MỘT GIÁ PPP TUYỆT ĐỐI

1 hàng hóa duy nhất Rổ hàng hóa


PPP TUYỆT ĐỐI

• Theo lý thuyết về ngang giá sức mua, giá tính bằng đô la của một giỏ hàng hoá và
dịch vụ tại Hoa Kỳ phải bằng với giá tính bằng đô la của một giỏ hàng hoá và dịch vụ
ở Mexico, Nhật Bản, hoặc Vương quốc Anh. Trong trường hợp Vương quốc Anh,
điều này có nghĩa là:

• Giá tính bằng đô la của một giỏ hàng hóa tại Mỹ = Giá tính bằng đô la của một giỏ
hàng hóa tại Anh

• Tương đương với:

Giá tính bằng đô la của một giỏ hàng hóa tại Mỹ


=1
Giá tính bằng đô la của một giỏ hàng hóa tại Anh
PPP TUYỆT ĐỐI

• PVIETNAM , PU.S : giá trị các rổ hàng hoá được sử dụng trong tính toán chỉ số giá
tiêu dùng CPI tại VN và Mỹ được đo lường vào cùng một thời điểm.

• PVIETNAM (tính theo VND)

• PU.S (tính theo USD)

• SUSD/VND (PPP): TG hàm ý từ PPP


PPP TUYỆT ĐỐI
Nếu PPP tuyệt đối tồn tại: giá tính bằng VND của một giỏ hàng hoá và dịch vụ tại VN phải
bằng với giá tính bằng VND của một giỏ hàng hoá và dịch vụ ở Mỹ

PU.S (tính theo VND) = PVIETNAM (tính theo VND)

SUSD/VND (PPP) . PU.S = PVIETNAM

SUSD/VND (PPP) = PVIETNAM / PU.S

S (PPP) = PHOME / PFOREIGN

S (PPP) = PH / PF

Ví dụ:

PVIETNAM = 100,000 VND

PU.S = 5 USD

 S(PPP) = 100,000/5 = 20,000 (1USD = 20,000VND)


PPP TƯƠNG ĐỐI

• Hình thức tương đối của lý thuyết Ngang giá sức mua giải thích cho khả năng
bất hoàn hảo của thị trường như chi phí vận chuyển, thuế quan và hạn ngạch
v.v…

• Hình thức này cho rằng do các điều kiện bất hoàn hảo của thị trường nên giá cả
của những sản phẩm giống nhau ở các nước khác nhau sẽ không nhất thiết
bằng nhau khi được tính bằng một đồng tiền chung.

• Theo hình thức này, tỷ lệ thay đổi trong giá cả sản phẩm sẽ phần nào giống nhau
khi được tính bằng một đồng tiền chung, miễn là chi phí vận chuyển và các hàng
rào mậu dịch không thay đổi.

• Chỉ số giá được tính dựa trên một“rổ hàng hóa”, rổ hàng hóa này bao gồm
các sản phẩm chủ yếu của một nền kinh tế.
PPP TƯƠNG ĐỐI

Nếu gọi ef là phần trăm thay đổi trong tỷ giá giao tương lai của đồng ngoại tệ.

St+1 −St
ef =
St

St+1 > St  ef > 0 : ngoại tệ tăng giá (St : 1USD = 20,000VND ; St+1 :1USD = 22,000VND)

St+1 < St  ef < 0 : ngoại tệ giảm giá ((St : 1USD = 20,000VND ; St+1 : 1USD = 18,000VND)
PPP TƯƠNG ĐỐI

• Ih , If : lạm phát trong nước và nước ngoài

• Ph , Pf : chỉ số giá hàng hoá tiêu dùng trong nước và nước ngoài.

•  Khi Ih ≠ If , TGHĐ sẽ điều chỉnh để duy trì ngang giá sức mua:

(1 + If) (1 + ef) = (1 + Ih )
PPP TƯƠNG ĐỐI

• Giả định chỉ số giá cả trong nước Ph và ở nước ngoài bằng nhau Pf

• LP trong nước và LP nước ngoài lần lượt là Ih và If

• Do lạm phát, chỉ số giá hàng hoá trong nước Ph trở thành Ph(1+Ih)

• Tương tự, chỉ số giá hàng hoá nước ngoài điều chỉnh theo LP nước ngoài sẽ trở thành
Pf(1+If)

• Nếu Ih > If và TG giữa 2 đồng tiền của 2 nước không đổi, sức mua hàng hoá nước ngoài
sẽ lớn hơn sức mua hàng hoá trong nước (do LP trong nước cao hơn, giá cả hàng hoá
trong nước trở nên đắt đỏ). Ngược lại nếu Ih < If , sức mua hàng hoá trong nước sẽ lớn
hơn sức mua hàng hoá nước ngoài. Trong các trường hợp này, ngang giá sức mua
không diễn ra.
PPP TƯƠNG ĐỐI

• Thep PPP, TGHĐ sẽ điều chỉnh để duy trì ngang giá sức mua.

• Nếu LP và TGHĐ thay đổi, chỉ số giá cả nước ngoài từ góc độ người tiêu dùng
trong nước trở thành: Pf(1+If)(1+ef)

• PPP tồn tại: Pf(1+If)(1+ef) = Ph(1+Ih)

Ph(1+Ih)
ef = -1
Pf(1+If)

• Vì Ph = Pf (chỉ số giá cả ban đầu giả dụ bằng nhau ở cả 2 nước)

(1+Ih)
ef = -1
(1+If)
PPP TƯƠNG ĐỐI

PPP tương đối phát biểu: “phần trăm thay đổi giá trị của đồng ngoại tệ sẽ thay đổi để duy
trì ngang giá trong chỉ số giá cả mới của cả hai nước”.

(1+ Ih )
ef = -1 ≈ Ih − If
(1+ If )

 Ih > If  ef > 0: Đồng ngoại tệ tăng giá khi LP trong nước lớn hơn LP nước ngoài.
 Ih < If  ef < 0: Đồng ngoại tệ giảm giá khi LP trong nước nhỏ hơn LP nước ngoài.
PPP TƯƠNG ĐỐI

Nếu Ih > If  ef > 0

LP trong nước > LP nước ngoài (giá cả hàng hoá trong nước trở nên đắt đỏ)

 Theo lý thuyết PPP, đồng ngoại tệ sẽ tăng giá so với đồng nội tệ để giá cả hàng
hoá nước ngoài tăng lên tương đối, giá cả hàng hoá trong nước trở nên rẻ đi
tương đối, nhằm điều chỉnh sao cho ngang giá sức mua diễn ra.
PPP TƯƠNG ĐỐI

• Giả dụ rằng TGHĐ ban đầu cân bằng.

• Sau đó: Ih = 8%, If = 3%.

Vì Ih > If  ngoại tệ tăng giá. Theo lý thuyết PPP, ngoại tệ sẽ điều chỉnh như sau:
PPP TƯƠNG ĐỐI

Nếu đồng ngoại tệ tăng giá 4.85% ≈ 5%

 Từ góc nhìn của người tiêu dùng trong nước, chỉ số giá cả của cả hai quốc gia đều
tăng 8%.

 Sức mua hàng hoá trong nước bằng sức mua hàng hoá nước ngoài.
NGANG GIÁ SỨC MUA PPP

Ih – If (%) Đường ngang giá


sức mua - PPP

C 4 A
Sức mua hàng nước
ngoài tăng
2

% thay đổi trong


-4 2 4 TGGN của ngoại tệ

-2 D
Sức mua hàng


nước ngoài giảm
B -4
DỰ BÁO TỶ GIÁ BẰNG PPP

Nếu PPP tồn tại:


PPP KHÔNG DUY TRÌ LIÊN TỤC

Ngoài chênh lệch LP, TGHĐ còn chịu tác động của các yếu tố khác: kiểm soát
của Chính phủ, chênh lệch LS, thu nhập tương đối, kỳ vọng của thị trường...

Hàng rào mậu dịch

Không có hàng thay thế nhập khẩu


US - VN PPP

∆ INFLATION
30% Theoretical EX
25,000

20% 22,500

10% 20,000

17,500
0% ef
-30% -20% -10% 0% 10% 20% 30%
15,000
-10%

12,500
-20%
10,000
-30% 10,000 12,500 15,000 17,500 20,000 22,500 25,000

Actual Ex
LÝ THUYẾT HIỆU ỨNG FISHER QUỐC TẾ

Lý thuyết hiệu ứng Fisher quốc tế – IFE sử dụng lãi suất để giải thích tại sao tỷ giá
hối đoái thay đổi theo thời gian.

Lý thuyết IFE có liên quan mật thiết với lý thuyết ngang giá sức mua vì lãi suất
thường có mối quan hệ với tỷ lệ lạm phát.
HIỆU ỨNG FISHER QUỐC TẾ

• Giả định thị trường hoàn hảo và các dòng vốn có thể chuyển dịch tự do, LS thực ở
các nước sẽ tiến về mức cân bằng ( LS thực là ngang nhau giữa các nước).

• Lúc này một sự chênh lệch lãi suất danh nghĩa giữa các quốc gia có thể là kết quả
chênh lệch trong lạm phát
NHẮC LẠI HIỆU ỨNG FISHER

(1 + i ) = (1 + r ) (1 + π)
r =i -π

Trong đó:
•i : LS danh nghĩa
•r: LS thực
•Π : Lạm phát
HIỆU ỨNG FISHER

• Giả sử có 2 quốc gia, theo hiệu ứng Fisher:

r 1 = i1 – π 1

r 2 = i2 – π 2

• Giả định LS thực là ngang nhau giữa các nước, do đó:

i1 – π1 = i2 – π2

i1 – i2 = π1 – π2
GIẢ ĐỊNH CỦA FISHER QUỐC TẾ

Lãi suất thực là ngang nhau giữa các nước


(Hiệu ứng Fisher)

PPP tồn tại


HIỆU ỨNG FISHER QUỐC TẾ

i1 – i2 = π1 – π2 = ef

FISHER PPP

FISHER QUỐC TẾ
LÝ THUYẾT HIỆU ỨNG FISHER QUỐC TẾ

Tỷ suất sinh lợi thực của các nhà đầu tư khi đầu tư vào chứng khoán, thị trường tiền
tệ nước ngoài tùy thuộc không chỉ vào lãi suất nước ngoài (if) mà còn vào phần trăm
thay đổi trong giá trị của ngoại tệ (ef):

𝐫𝐟 = (1+ 𝐢𝐟 )(1 + 𝐞𝐟 ) -1
LÝ THUYẾT HIỆU ỨNG FISHER QUỐC TẾ

Lý thuyết hiệu ứng Fisher quốc tế phát biểu rằng: “trong điều kiện thị trường hiệu quả, tỷ
suất sinh lợi từ đầu tư trong nước tính trung bình sẽ bằng tỷ suất sinh lợi có hiệu lực từ
đầu tư nước ngoài”.

rf = i h
(1+ if )(1 + ef ) -1 = ih
1+ ih
ef = -1 ≈ ih - if
1+ if
LÝ THUYẾT HIỆU ỨNG FISHER QUỐC TẾ

Hệ quả từ IFE:

Khi ih > if thì ef > 0 nghĩa là đồng ngoại tệ sẽ tăng giá khi lãi suất nước ngoài thấp hơn lãi
suất trong nước.

Khi ih < if thì ef < 0 nghĩa là đồng ngoại tệ sẽ giảm giá khi lãi suất nước ngoài cao hơn lãi suất
trong nước.

Trong điều kiện thị trường hiệu quả, đồng tiền của quốc gia có lãi suất danh nghĩa cao
hơn (thấp hơn) sẽ phải giảm giá (lên giá) bằng đúng chênh lệch lãi suất danh nghĩa giữa
hai đồng tiền nhằm duy trì trạng thái cân bằng của lãi suất thực
NGANG GIÁ LÃI SUẤT CÓ PHÒNG NGỪA VÀ
NGANG GIÁ LÃI SUẤT KHÔNG PHÒNG NGỪA
LÝ THUYẾT HIỆU ỨNG FISHER QUỐC TẾ

ih - if
5 IFE
UIA lên nội tệ
Lợi thế UIA thuộc về NĐT
nước ngoài
3
J
F
1
% thay đổi trong
-5 -3 -1 1 3 5 TGGN
-1 của ngoại tệ

H -3
UIA lên ngoại tệ
E G Lợi thế UIA thuộc về NĐT
trong nước

-5
IFE KHÔNG DUY TRÌ LIÊN TỤC

• Do hiệu ứng Fisher quốc tế căn cứ trên lý thuyết ngang giá sức mua (PPP), nhưng ngang
giá sức mua (PPP) không duy trì liên tục nên IFE cũng không luôn luôn đúng

• Do những rào cản về đầu tư (kiểm soát vốn của Chính phủ, chính sách thuế…)
LƯU Ý

Lý thuyết Fisher quốc tế: Lãi


Lãi suất cao  thu hút đầu tư suất cao (do lạm phát cao vì
 dòng vốn chảy vào  giả định r thực bằng nhau
Đồng tiền tăng giá giữa các quốc gia)  đồng
tiền mất giá.

r thực r danh nghĩa


NĂM ĐIỀU KIỆN NGANG BẰNG
LÀ KẾT QUẢ TỪ HOẠT ĐỘNG ARBITRAGE

1. Ngang giá sức mua (PPP)

2. Hiệu ứng Fisher (FE)

3. Hiệu ứng Fisher quốc tế (IFE)

4. Ngang giá lãi suất (IRP)

5. Tỷ giá kỳ hạn không chệch (UFR)

56
Thay đổi dự kiến trong
TGGN

TGKH như một chỉ báo không


chệch của TGGN tương lai, giả
PPP
định thị trường ngoại hối là
hiệu quả

Hiệu ứng Fisher


Phần bù kỳ hạn Chênh lệch dự kiến
quốc tế
của ngoại tệ trong lạm phát

IRP Hiệu ứng Fisher

Chênh lệch LSDN


SO SÁNH IRP, PPP VÀ IFE

IRP PPP IFE

Phần bù hoặc chiết Tỷ lệ thay đổi giá trị Tỷ lệ thay đổi giá trị
Biến số chính
khấu (p) đồng ngoại tệ (ef) đồng ngoại tệ (ef)

Mối quan hệ Lãi suất - TGKH Lạm phát - TGGN Lãi suất - TGGN

Arbitrage trong các


Nguyên nhân dẫn Arbitrage diễn ra
Arbitrage giữa khế ước thương mại
đến điều kiện ngang trong hàng hoá -
TGGN và TGKH theo 2 loại đồng
bằng dịch vụ
tiền
IRP PPP IFE

Ý nghĩa giải thích Xác định TGKH tại Giải thích sự thay Giải thích sự thay
một thời điểm nhất đổi trong TGGN của đổi trong TGGN của
định một đồng tiền với một đồng tiền với
một đồng tiền khác một đồng tiền khác
trong một thời kì trong một thời kì

Thời gian duy trì Nhìn chung, IRP PPP thường có hiệu IFE có hiệu quả
thường duy trì và quả trong dài hạn trong dài hạn nhưng
duy trì tốt hơn PPP nhưng kém trong kém trong ngắn hạn
ngắn hạn Do xuất phát từ PPP
PPP vẫn có thể duy nên IFE chỉ đúng khi
trì khi IFE không PPP đúng
đúng.
TỶ GIÁ DANH NGHĨA

TỶ GIÁ TỶ GIÁ
DANH DANH
NGHĨA NGHĨA ĐA
SONG PHƯƠNG
PHƯƠNG
TỶ GIÁ DANH NGHĨA ĐA PHƯƠNG
Không phải là tỷ giá mà là một chỉ số được tính bằng cách
chọn ra một số ngoại tệ đặc trưng (rổ tiền tệ) và tính bình
quân gia quyền các tỷ giá danh nghĩa của các tỷ giá có
tham gia vào rổ tiền tệ với tỷ trọng tương ứng là tỷ trọng
giá trị xuất nhập khẩu
TỶ GIÁ DANH NGHĨA ĐA PHƯƠNG

NEERj.t = σ𝑵
𝒊=𝟏 𝒘𝒊 . BNERj/i,t

• Với NEERj.t là chỉ số tỷ giá hối đoái danh nghĩa đa phương nước j so với N quốc gia
bạn hàng (i=1…N);

• wi :trọng số ngoại thương quốc gia i trong thương mại đối với quốc gia j;

• BNERj/i,t :các chỉ số tỷ giá hối đoái danh song phương của quốc gia j đối với quốc
gia i ở năm t.
TỶ GIÁ THỰC

TỶ GIÁ
TỶ GIÁ
THỰC
THỰC
ĐA
SONG
PHƯƠNG
PHƯƠNG
TỶ GIÁ THỰC SONG PHƯƠNG

• Là tỷ giá mà người ta có thể trao đổi hàng hóa và dịch vụ của một nước sang hàng
hóa và dịch vụ của một nước khác.

• Đó là chi phí của một giỏ hàng hóa ở một nước tương đối so với chi phí của cùng
giỏ hàng hoá ở nước khác.
TỶ GIÁ THỰC SONG PHƯƠNG

• Công thức tính là RER = e.P*/P

• Với e là tỷ giá hối đoái danh nghĩa (số đơn vị nội tệ đổi một đơn vị ngoại tệ),

• P* là giá hàng nước ngoài

• P là giá hàng trong nước.

• Theo ý nghĩa đó, chúng ta cũng có thể hiểu rằng RER chính là tỷ số giữa giá hàng
hóa nước ngoài so với giá hàng hóa trong nước (đã được quy về cùng đơn vị tiền
tệ).

• RER = 1  PPP tuyệt đối tồn tại


TỶ GIÁ THỰC SONG PHƯƠNG

• Giá trị của RER được tính cho quốc gia sẽ theo dạng chỉ số vì cả P, P* và e đều
được tính bằng chỉ số. Lưu ý, tỷ giá thực trong công thức không có đơn vị tính.

• Nếu RER = 1 có nghĩa là các hàng hóa này ngang giá nhau.

• RER > 1 thì hàng hóa nước ngoài mắc hơn một cách tương đối so với hàng hóa
trong nước (hay ta nói đồng tiền nước này bị định giá thấp).

• Ngược lại, RER < 1 có nghĩa giá hàng hóa nước ngoài rẻ hơn một cách tương đối
so với hàng hóa trong nước (đồng tiền nước này bị định giá cao).
TỶ GIÁ THỰC SONG PHƯƠNG

• Xem xét tỷ giá hối đoái thực giữa hai tách cà phê espresso, một tại Mỹ và một tại
Ý:

• Tại Mỹ, các quán Starbucks địa phương tính $3,30 cho một tách espresso. Tại
Florence, Ý, một tách espresso có giá €1.50. (Giả định cà phê ở hai quốc gia là như
nhau).

• Sử dụng tỷ giá danh nghĩa đô la – euro - $1,10 trên 1 euro, điều này có nghĩa là để
mua một tách espresso tại Florence, bạn cần phải bỏ ra $1,65.

• Quan trọng hơn, bạn có thể đổi một tách Espresso của Starbucks được 2 cốc
espresso Ý. Đây là tỷ giá hối đoái thực. Bạn trở về sau chuyến đi du lịch tại châu Âu
và nghĩ espresso tại Ý thật rẻ.
TỶ GIÁ THỰC SONG PHƯƠNG

• Ví dụ Big Mac:

• TG danh nghĩa : 1 EUR = $1.36  EUR là ngoại tệ, USD là nội tệ

• Giá bánh ở Đức: P* = 2.5 euros;

• Giá bánh ở Mỹ: P = $3.4

• Do đó, RER = (1.36) x (2.5) ÷ 3.40 = 1.


VÍ DỤ TỶ GIÁ THỰC

• Nếu P* = 3 euros, P= $3.40

Nếu P* = 3 euro; P = $3.4; e = $1.36

e x P∗ 1.36 x 3
RER = = = 1.2
P 3.40

 tạo ra áp lực khiến tỷ giá danh nghĩa điều chỉnh, vì cùng một lượng hàng hoá có
thể được mua với mức giá thấp hơn ở một quốc gia khác.

 cầu đối với đồng USD tăng nhằm mua bánh ở Mỹ và bán ở Đức với giá cao hơn

 đồng đô la tăng giá

 tỷ giá danh nghĩa được điều chỉnh cho đến khi RER trở về giá trị 1 ( PPP).

(Trong thực tế, cần xem xét đến chi phí vận chuyển và các rào cản mậu dịch…)
TỶ GIÁ THỰC SONG PHƯƠNG

• Tỷ giá hối đoái thực quan trọng hơn nhiều so với tỷ giá hối đoái danh nghĩa. Đó là
tỷ lệ đo lường mức giá tương đối của hàng hoá và dịchvụ tại các quốc gia, cho
chúng ta biết nơi nào có giá rẻ và nơi nào có giá đắt.

• Tỷ giá thực là yếu tố định hướng các giao dịch quốc tế. Khi hàng hoá nước ngoài
rẻ hơn hàng hóa trong nước, giá cả của chúng tạo ra động lực cho mọi người mua
hàng nhập khẩu. Cạnh tranh với hàng nhập khẩu nước ngoài trở nên khó khăn
hơn cho các nhà sản xuất nội địa.

• Tỷ giá hối đoái thực tăng (e.P*>>P) làm cho hàng hóa xuất khẩu trong nước trở nên
rẻ hơn đối với người nước ngoài, tăng khả năng cạnh tranh, trong khi tỷ giá hối đoái
thực giảm làm cho hàng hóa xuất khẩu trong nước trở nên đắt đỏ hơn đối với người
nước ngoài, giảm khả năng cạnh tranh.
TỶ GIÁ THỰC ĐA PHƯƠNG

• Trong hầu hết mọi trường hợp, các nhà kinh tế và các nhà làm chính sách quan
tâm nhiều hơn đến tỷ giá hối đoái thực hiệu dụng (real effective exchange rate -
REER) hay còn gọi là tỷ giá hối đoái thực đa phương (multilateral real exchange
rate – MRER) khi muốn đo lường độ lệch hướng (bị định giá cao hay thấp) của
một đồng tiền. Đơn giản là vì một quốc gia không chỉ giao dịch thương mại với chỉ
một quốc gia mà còn với rất nhiều các quốc gia khác.

• REER hay MRER là trung bình của các tỷ giá hối đoái thực song phương giữa quốc
gia đó với mỗi quốc gia bạn hàng thương mại của nó, có tính đến trọng số của tỷ
phần thương mại tương ứng của mỗi quốc gia bạn hàng. Do là số đo trung bình
nên MRER có thể được xem là không bị lệch về hướng bị định giá cao hay định giá
thấp một cách tương đối so với một hay nhiều quốc gia bạn hàng của mình.
TỶ GIÁ THỰC ĐA PHƯƠNG
Là một chỉ số phản ánh mức độ cạnh tranh về giá cả của
quốc gia và là cơ sở để đánh giá đồng nội tệ bị định giá
cao hay định giá thấp.
TỶ GIÁ THỰC ĐA PHƯƠNG

REERj.t = σ𝑵
𝒊=𝟏 𝒘𝒊 . BRERj/i,t

• Với REERj.t là chỉ số tỷ giá hối đoái thực đa phương nước j so với N quốc gia bạn
hàng (i=1…N);

• wi :trọng số ngoại thương quốc gia i trong thương mại đối với quốc gia j;

• BRERj/i,t :các chỉ số tỷ giá hối đoái thực song phương của quốc gia j đối với quốc
gia i ở năm t.

You might also like