You are on page 1of 23

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC


MÔN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

CÂN BẰNG DANH MỤC


ĐẦU TƯ VÀ TÀI KHOẢN
VÃNG LAI Giảng viên: PGS. TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo
Nhóm học viên thực hiện:
Đào Ngọc Trí Nguyễn Thái Dương
Trần Thị Bích Trân Nguyễn Thị Hồng Hà
Nguyễn Vũ Bảo Kha Mai Nguyễn Thu Hằng
Nguyễn Đình Khánh
NỘI DUNG
1. Giới thiệu

2. Đặc điểm của thị trường tài sản

3. Cân bằng trong ngắn hạn

4. Cân bằng dài hạn và tài khoản vãng lai

5. Chứng cứ về các mô hình cân bằng danh mục đầu tư

6. Kết luận
1. GIỚI THIỆU

Mô hình danh mục đầu tư được phân tích trong chương này dựa
vào cùng một giả định trong chương 7. Giả định thị trường tài
chính sẽ điều chỉnh nhanh hơn thị trường hàng hóa.
Tuy nhiên, khác với mô hình Dornbusch, ngang giá lãi suất không
phòng ngừa (UIRP) là vô hiệu.
Các nhà đầu tư sẽ có xu hướng đa dạng hóa các cổ phiếu của các
tài sản có rủi ro.
2. ĐẶC ĐIỂM CỦA MÔ HÌNH TÀI SẢN
Tài sản danh nghĩa của một quốc gia tại bất kỳ thời điểm nào giả
sử chỉ bao gồm:

Trong đó:
◦ M : Tiền.
◦ B : Trái phiếu định danh bằng đồng nội tệ.
◦ SF : Trái phiếu định danh bằng đồng ngoại tệ.
◦ W : Tổng tài sản danh nghĩa của một quốc gia.
2. ĐẶC ĐIỂM CỦA MÔ HÌNH TÀI
SẢN
Sự cân bằng trong mỗi thị trường sẽ được xác định

◦ Trong đó : (Bên trái là nguồn cung. Bên phải là cầu tài sản)
◦ m, b, f là tỷ trọng nắm giữa tài sản.
◦ r : lãi suất trái phiếu nội tệ
◦ r* : lãi suất trái phiếu ngoại tệ
◦ ∆se : chênh lệch tỷ giá kỳ vọng
◦ Các hệ số (m1, m2, b1, b2, f1, f2) âm hay dương nói lên mối tương quan giữa r, r*,
∆se với tỷ trọng nắm giữa tài sản.
2. ĐẶC ĐIỂM CỦA MÔ HÌNH TÀI
SẢN
Các biến trong mô hình cân bằng danh mục đầu tư có ba loại
◦ (1) Nội sinh, ngay cả trong thời gian ngắn: tỷ giá giao ngay s ; và
lãi suất r.
◦ (2) Biến ngoại sinh trong ngắn hạn, nội sinh trong dài hạn: tổng
tài sản W, trái phiếu định danh bằng ngoại tệ F, mức giá trong
nước P, và chênh lệch kỳ vọng (Δse), tất cả đều được giả định là
"dính" - đó là chậm phản ứng với những rối loạn.
◦ (3) Ngoại sinh trong cả ngắn hạn và dài hạn: lãi suất trái phiếu
ngoại tệ r * , mức giá nước ngoại P*, và tiền M và trái phiếu
chính phủ B.
2. ĐẶC ĐIỂM CỦA MÔ HÌNH TÀI
SẢN
Điểm A giao nhau của cả
ba thị trường MM, BB, FF
tại mức lãi suất rA và tỷ giá
SA là điểm cân bằng (tại
đây tỷ giá hối đoái được
xác định)
Đường MM: trên thị
trường tiền tệ là đường
dốc lên.
Đường BB: thị trường trái
phiếu là đường dốc xuống.
Đường FF: Thị trường trái
phiếu nước ngoài dốc
xuống.
2. ĐẶC ĐIỂM CỦA MÔ HÌNH TÀI
SẢN
Đường BB sẽ dốc hơn so với đường FF do chúng ta
giả định LS trong nước gây ra ảnh hưởng mạnh đối
với thị trường trái phiếu trong nước hơn trái phiếu
nước ngoài
3. CÂN BẰNG TRONG NGẮN HẠN
b≡1–m–f
= 1 – M/W – SF/W = B/W
Vì tổng tài sản là không đổi, do đó sự cân bằng trên
2 thị trường bất kỳ kéo theo sự cân bằng trên thị
trường thứ 3. Vì vậy chúng ta có thể chọn bỏ qua
thị trường trái phiếu
3. CÂN BẰNG TRONG NGẮN HẠN
Trường hợp 1: Tăng cung tiền,
giảm tài sản trong nước
◦ Cung tiền tăng  Cầu trái phiếu tăng
 Giá trái phiếu tăng  Lãi suất giảm

◦ Đường MM dịch chuyển sang trái


nhiều hơn BB do có tác động lan tỏa
đến cầu tài sản nước ngoài, FF có thu
hút hơn khi lãi suất trong nước giảm
 Gia tăng cầu các tài sản nước ngoài
 Tăng tỷ giá hối đoái

◦ Kết luận: Cung tiền tăng trong ngắn


hạn làm cho tỷ giá tăng, lãi suất giảm
3. CÂN BẰNG TRONG NGẮN HẠN
Trường hợp 2: Tăng cung tiền, giảm
tài sản ngoại tệ
◦ Giống như trong trường hợp 1, cung tiền
tăng lên  Lãi suất giảm đồng thời đồng
nội tệ mất giá

◦ Giảm F (giá trị bằng đô la của dự trữ tài


sản ngoại tệ) làm dư cầu F, điều này được
bù đắp bằng sự tăng lên trong trong tỷ giá
giao ngay S điểm cân bằng mới tại B với
sự giảm lãi suất và gia tăng trong tỷ giá

◦ Kết luận: Tỷ giá tăng, lãi suất giảm


3. CÂN BẰNG TRONG NGẮN HẠN
◦ Sự khác biệt giữa trường hợp này và trường hợp trước là định
tính hơn là định lượng.

◦ Bằng nghiệp vụ thị trường mở:


◦ Nếu mua trái phiếu trong nước sẽ tác động mạnh đến lãi suất
◦ Nếu mua trái phiếu nước ngoài sẽ tác động mạnh đến tỷ giá
3. CÂN BẰNG TRONG NGẮN HẠN
Hiệu ứng tài sản: Sự gia tăng về tài sản ngoại tệ

Trong kinh tế học, hiệu ứng tài sản (Wealth effect) chỉ sự
điều chỉnh tiêu dùng của cá nhân khi thấy giá trị tài sản
(nhất là nhà ở, chứng khoán) của mình thay đổi. Người tiêu
dùng có thể tiêu dùng nhiều hơn khi có nhiều tài sản hơn,
và có thể tiêu dùng ít đi nếu tài sản bị giảm đi.
3. CÂN BẰNG TRONG NGẮN HẠN
Hiệu ứng tài sản: Sự gia
tăng về tài sản ngoại tệ
Tăng giá trị tài sản thông
qua trái phiếu nước ngoài,
F tăng nhưng đảm bảo SF
không đổi (W không đổi)
=> S giảm => FF dịch
chuyển xuống
3. CÂN BẰNG TRONG NGẮN HẠN
Hiệu ứng tài sản: Sự gia tăng
về tài sản ngoại tệ
Cảm thấy tài sản tăng => cầu
tiền tăng => lãi suất tăng =>
MM dịch chuyển xuống
Mua thêm TP trong nước =>
cầu TP tăng => giá TP tăng =>
lãi suất giảm => BB di chuyển
xuống
Hai qúa trình này tự cân đối
với nhau đến khi lãi suất trở về
trạng thái cân bằng ban đầu
3. CÂN BẰNG TRONG NGẮN HẠN
Kết luận: Giá trị trái phiếu nước ngoài thay đổi được bù
đắp bằng việc đồng tiền mất giá tương ứng, tỷ giá giảm
sao cho SF không đổi
4. CÂN BẰNG DÀI HẠN VÀ
TÀI KHOẢN VÃNG LAI
◦ Tài khoản vãng lai trong cán cân thanh toán của một quốc gia
ghi chép những giao dịch về hàng hóa và dịch vụ giữa người cư
trú trong nước với người cư trú ngoài nước.
◦ Nhắc lại về cán cân thanh toán
◦ Thâm hụt tài khoản vốn (đầu tư vào các khoản nợ tại nước
ngoài nhiều)  thặng dư tài khoản vãng lai
◦ Thâm hụt tài khoản vãng lai  thặng dư tài khoản vốn, nhập
khẩu ròng vốn, hay giảm các khoản cho vay tại nước ngoài
◦ Dòng vốn di chuyển liên tục để cân bằng cán cân thanh toán
4. CÂN BẰNG DÀI HẠN VÀ
TÀI KHOẢN VÃNG LAI
Tác động của tăng cung tiền thông qua thị trường mở làm tăng giá ngoại tệ.
Q = S/P
Trong khi đó P thay đổi chậm (tại thời điểm 0) so với sự tăng của S nên làm Q
tăng lên => Hàng hóa trong nước cạnh tranh => Xuất khẩu ròng tăng => Tài
khoản vãng lai thặng dư

Tác động của việc mua chứng khoán nước ngoài


◦ Khi mua chứng khoán nước ngoài nhiều hơn F tăng lên  S giảm xuống
◦ Trong dài hạn P đã tăng lên  Q giảm  xuất khẩu ròng về zero
◦ Tuy nhiên, tài khoản vãng lai vẫn thặng dư vì có khoản thu nhập từ đầu tư =>
P tiếp tục tăng đến khi cán cân thanh toán cân bằng
4. CÂN BẰNG DÀI HẠN VÀ
TÀI KHOẢN VÃNG LAI
Cân bằng trong dài hạn xảy ra khi cân bằng tài khoản vãng lai trở về
zero, tức là thâm hụt xuất khẩu ròng (thị trường hàng hóa) bù đắp
hoàn toàn bằng lợi tức từ các khoản đầu tư nước ngoài (trên thị
trường tài chính)

Do đó, cũng giống như trong mô hình Dornbusch, sự điều chỉnh


chậm của thị trường hàng hóa dẫn đến kết luận rằng tỷ giá hối đoái
danh nghĩa sẽ vượt xa giá trị cân bằng dài hạn ngay sau khi xảy ra
sự xáo trộn
5. CHỨNG CỨ VỀ CÁC MÔ HÌNH
CÂN BẰNG DANH MỤC ĐẦU TƯ
Nhấn mạnh vai trò cán cân thanh toán.

Sự mất cân bằng tài khoản vãng lai là hậu quả của một sự
xáo trộn, quá trình điều chỉnh đòi hỏi sự thay đổi dài hạn về
khối lượng tài sản ngoại tệ trong nền kinh tế.
5. CHỨNG CỨ VỀ CÁC MÔ HÌNH CÂN
BẰNG DANH MỤC ĐẦU TƯ
6. KẾT LUẬN
Để kiểm tra về tính chấp nhận của một lý thuyết là khả năng giải
thích sự thật, mô hình cân bằng danh mục đầu tư sẽ thất bại ít nhất
hai lần.
◦ Thứ nhất, do thiếu dữ liệu nên không thể thử nghiệm ở dạng đầy
đủ.
◦ Thứ hai, ở dạng cắt ngắn, nó không thể kiểm tra được dữ liệu,
việc thực hiện thành công mô hình phải chờ đợi việc thu thập dữ
liệu chính xác hơn
Tuy nhiên, mô hình cân bằng danh mục đầu tư rất quan trọng trong
việc định hình suy nghĩ về thị trường tài sản, không kém bởi vì nó là
mô hình tỷ giá chung nhất
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
MÔN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

CẢM ƠN THẦY
VÀ CÁC BẠN
ĐÃ LẮNG NGHE!

You might also like